Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quản lý hoạt động tự học của học sinh bán trú trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU THANH HÙNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS CAO THƯỢNG,
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CHU THANH HÙNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS CAO THƯỢNG,
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM HỒNG QUANG


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quản lý hoạt động tự học của học sinh bán trú trường phổ
thông dân tộc bán trú THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” được
viết từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2018.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nếu phát hiện
có vấn đề sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018
Tác giả

Chu Thanh Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Phòng Sau đại học, Khoa
Tâm lý - Giáo dục và các thầy cô giáo giảng dạy tại lớp Cao học chuyên ngành
Quản lý Giáo dục khoá 24A, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp hệ thống tri thức rất quý báu về khoa học quản
lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi
hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Bể đã tạo điều kiện
về thời gian và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và xin cám ơn Ban
Giám hiệu, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trường PTDTBT THCS Cao

Thượng đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Để hoàn thành khoá học, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
ủng hộ, giúp đỡ, động viên rất nhiệt tình từ gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp
của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm tốt đẹp đó.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Phạm Hồng
Quang đã tận tình, chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo
và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018
Tác giả

Chu Thanh Hùng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................ v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3

6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH BÁN TRÚ Ở TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS .................. 5

1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................... 5

1.1.1. Vấn đề tự học trên thế giới ........................................................................ 5
1.1.2. Vấn đề tự học ở Việt Nam ......................................................................... 7
1.1.3. Quản lý hoạt động tự học của học sinh ..................................................... 9
1.2.

Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 10

1.2.1. Khái niệm tự học ..................................................................................... 10
1.2.2. Khái niệm về quản lý ............................................................................... 11
1.2.3. Khái niệm về quản lý giáo dục ................................................................ 11
1.2.4. Khái niệm về quản lý nhà trường ............................................................ 13
1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học ...................................................................... 14
1.2.6. Quản lý hoạt động tự học ........................................................................ 15
1.3.

Một số vấn đề về hoạt động tự học của học sinh THCS trường
PTDTBT................................................................................................... 15
iii



1.3.1. Đặc trưng về hoạt động tự học của học sinh THCS tại trường PTDTBT .... 15
1.3.2. Vai trò của hoạt động tự học trong học tập của học sinh THCS tại
trường PTDTBT ...................................................................................... 18
1.4.

Quản lý hoạt động tự học của HS bán trú ............................................... 19

1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động tự học của HS bán trú ................................. 19
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động tự học của HS bán trú ................................ 20
1.4.3. Quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học.................................... 22
1.5.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của học sinh
bán trú trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ..................................... 24

1.5.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 24
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ................................................................................ 25
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 30
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
THCS CAO THƯỢNG HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN .................... 31

2.1.

Khái quát về trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Cao Thượng,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ..................................................................... 31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển nhà trường ........................................ 31
2.1.2. Đặc điểm giáo viên và học sinh của nhà trường ..................................... 31
2.1.3. Đặc điểm các hoạt động của nhà trường ................................................. 33

2.2.

Thực trạng hoạt động tự học của học sinh bán trú tại trường
PTDTBT THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ................... 34

2.2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động tự học của học sinh bán trú ............ 35
2.2.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh bán trú ............ 36
2.2.3. Thực trạng nội dung tự học của học sinh bán trú .................................... 37
2.2.4. Thực trạng phương pháp tự học của học sinh bán trú ............................. 38
2.3.

Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh bán trú ..................... 39

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch tự học cho học sinh bán trú ................... 39
2.3.2. Thực trạng việc quản lý nội dung tự học của học sinh bán trú ............... 41
2.3.3. Quản lý phương pháp tự học của học sinh .............................................. 42

iv


2.3.4. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động tự học............... 44
2.3.5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học
của học sinh ............................................................................................. 46
2.3.6. Thực trạng xây dựng môi trường tự học cho học sinh ............................ 47
2.4.

Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh
trường PTDT bán trú THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ...... 49

2.4.1. Những thành công và hạn chế ................................................................. 49

2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................... 50
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 51
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN
TỘC BÁN TRÚ THCS CAO THƯỢNG, HUYỆN BA BỂ, TỈNH
BẮC KẠN ....................................................................................................... 52

3.1.

Cơ sở đề xuất các biện pháp .................................................................... 52

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ........................................................... 52
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp ........................................................... 52
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 52
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 53
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 53
3.2.

Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học ............................................ 54

3.2.1. Xây dựng kế hoạch tự học cho học sinh bán trú ..................................... 54
3.2.2. Thiết kế môi trường tự học cho học sinh bán trú .................................... 55
3.2.3. Quản lý việc kiểm tra, giám sát hoạt động tự học của học sinh .............. 57
3.2.4. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh nội dung, phương pháp tự
học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
trong hoạt động tự học ............................................................................. 60
3.3.

Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 64


3.4.

Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......... 65

3.4.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 65
3.4.2. Mục đích khảo sát .................................................................................... 65

v


3.4.3. Cách thức tiến hành khảo sát ................................................................... 65
3.4.4. Các biện pháp được khảo sát ................................................................... 65
3.4.5. Nội dung khảo sát .................................................................................... 65
3.4.6. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 65
3.4.7. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp ................................ 67
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 69
1. Kết luận .......................................................................................................... 69
2. Khuyến nghị................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 72
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Xin đọc là


BP

Biện pháp

CBQL

Cán bộ quản lý

CHSC

Cơ sở vật chất

ĐTB

Điểm trung bình

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

HĐND

Hội đồng nhân dân

HS


Học sinh

KTX

Kí túc xá

ND

Nội dung

NNHT

Nền nếp học tập

NXB

Nhà xuất bản

PTDTBT

Phổ thông Dân tộc bán trú

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục


SL

Số lượng

TBGD

Thiết bị giáo dục

THCS

Trung học cơ sở

TT

Thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.


Số lượng, trình độ của cán bộ, giáo viên trường PTDTBT
THCS Cao Thượng,huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .......................... 32

Bảng 2.2.

Số lượng học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS Cao Thượng,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .............................................................. 32

Bảng 2.3.

Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học...... 35

Bảng 2.4.

Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh ...... 36

Bảng 2.5.

Mức độ sử dụng các phương pháp tự học của học sinh ................ 38

Bảng 2.6.

Mức độ thực hiện kế hoạch công tác hướng dẫn xây dựng kế
hoạch tự học cho học sinh bán trú.................................................... 40

Bảng 2.7.

Quản lý nội dung tự học của học sinh ........................................... 41

Bảng 2.8.


Quản lý phương pháp tự học của học sinh .................................... 43

Bảng 2.9.

Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự
học của học sinh ............................................................................ 45

Bảng 3.1.

Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp ................... 66

Bảng 3.2.

Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp ...................... 67

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường THCS Cao Thượng được thành lập năm 2000, sau đó được
chuyển thành trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Cao Thượng vào ngày
01/9/2016. Trường PTDTBT THCS Cao Thượng thuộc xã Cao Thượng, đây là
một xã của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, xã có vị trí: Bắc giáp xã Cao Tân (Pác
Nặm).Đông giáp xã Nghiên Loan (Pác Nặm), xã Cao Trĩ. Nam giáp xã Cao Trĩ,
xã Khang Ninh, xã Nam Mẫu.Tây giáp xã Đà Vị (Na Hang, Tuyên Quang).
Trường chủ yếu tuyển sinh con em dân tộc trên địa bàn xã với 15 thôn bản:
Khuổi Tăng, Pù Khoang, Ngạm Khét, Bản Phướng, Khuổi Tàu, Phja Khính,
Cốc Kè, Nặm Cắm, Cốc Mòn, Bản Cám, Nà Sliến, Khâu Luông, Khuổi Hao,

Tọt Còn, Khau Bút. Xã Cao Thượng có địa hình tương đối phức tạp, đường xá
đi lại khó khăn, một bộ phận học sinh đến trường học, nhưng không thể trở về
nhà trong ngày mà phải ở lại trọ học trong trường hoặc các nhà dân xung quanh
trường học, hoặc dựng lán trại tạm bợ để học tập, theo đó xã có 4 dân tộc chủ
yếu là: Tày, Dao, Mông, Nùng sống xen kẽ với nhau tình hình đó dẫn đến học
sinh của trường PTDTBT THCS Cao Thượng cũng nhiều thành phần dân tộc
và đa dạng về bản sắc văn hóa. Sống trong môi trường bán trú trong nhà
trường, các em vẫn vận dụng phong tục tập quán và sử dụng ngôn ngữ của dân
tộc mình vì thế gây nên sự khác biệt xa cách giữa các nhóm học sinh. Do đó
các em thiếu sự thông cảm chia sẻ lẫn nhau dẫn đến chia tách các nhóm học
sinh dân tộc trong một lớp.
Đặc biệt, trường PTDTBT THCS Cao Thượng mới được chuyển đổi
sang loại hình mới nên việc quản lý vấn đề tự học của học sinh gặp rất nhiều
khó khăn. Hơn nữa, cán bộ giáo viên trong nhà trường vẫn quen với các cách
dạy truyền thống, hết giờ lại về gia đình tăng gia sản xuất mà quên đi hướng
dẫn học sinh các phương pháp tự học ngoài giờ lên lớp. Có thể nói việc quản lý
hoạt động tự học của học sinh bán trú trong nhà trường chưa được quan tâm
đúng cách nên làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bên trong nhà trường.
1


Với những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động tự học
của học sinh bán trú trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Cao Thượng huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn” để nghiên cứu; góp phần đưa ra những giải pháp cụ
thể đóng góp vào sự phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động tự học
của học sinh bán trú trường PTDTBT THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học
sinh bán trú trường PTDTBT THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú trường phổ thông Dân
tộc bán trú trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động tự học của học sinh bán trú trường phổ thông Dân tộc
bán trú trung học cơ sở Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý hoạt động tự học của học sinh bán trú trường PTDTBT
THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn còn nhiều hạn chế do nhiều
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là
các em chưa có phương pháp học tập hợp lý, thiếu tinh thần học hỏi, tự ti và
ngại tiếp xúc. Nguyên nhân khách quan là cán bộ quản lý nhà trường chưa có
biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh bán trú phù hợp nên các hoạt
động tự học của học sinh mang tính hình thức, không đạt hiệu quả cao trong
học tập.
Vì vậy cần có các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh bán
trú sao cho phù hợp thì sẽ nâng cao được hoạt động tự học của học sinh, từ đó
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của học sinh bán
trú trong trường Phổ thông dân tộc bán trú.
5.2. Điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động tự học, biện pháp quản lý
hoạt động tự học của học sinh bán trú trường PTDT bán trú THCS Cao
Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh bán
trú trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh

Bắc Kạn.
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu hoạt động tự học và
biện pháp quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp của học sinh bán trú
trường PTDTBT THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Luận văn điều tra trên 03 cán bộ quản lý của nhà trường và học sinh của 4
khối lớp bao gồm: Lớp 6: 25 học sinh, Lớp 7, 25 học sinh, Lớp 8: 25 học sinh,
Lớp 9: 25 học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng nhóm phương pháp này là để thu thập thông tin và tập hợp các
thông tin lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp,
phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa,... các tài liệu và các văn bản liên quan
đến tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (các nhà quản lý giáo dục, giáo
viên): Lấy ý kiến chuyên gia đã có kinh nghiệm lâu năm về quản lý hoạt động
của học sinh bán trú để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động
tự học của học sinh bán trú trường PTDT bán trú THCS.

3


- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây là phương pháp nhằm khảo
sát ý kiến của CBQL, GV, HS về các hoạt động của HS bán trú và các biện
pháp quản lý các hoạt động của học sinh bán trú, đánh giá các biện pháp quản
lý hoạt động tự học của học sinh bán trú trong trường PTDT bán trú THCS
đồng thời khảo nghiệm tính thực thi của các biện pháp.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trao đổi phỏng vấn trực tiếp
CBQL, GV để đưa ra những nhận xét về công tác quản lý hoạt động tự học của

học sinh bán trú trường PTDT bán trú THCS và thăm dò tính cấp thiết, khả thi
của các biện pháp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm làm công
tác quản lý giáo dục và giảng dạy của các CBQL, GV tại các trường bán trú để
đưa ra định hướng giải pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động tự học của
học sinh bán trú trường PTDT bán trú THCS.
7.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học của học sinh bán
trú trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS.
Chương 2. Thực trạng về quản lý hoạt động tự học của học sinh bán trú
tại trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh bán trú tại
trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Cao Thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ Ở TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Vấn đề tự học trên thế giới
Tự học đã được con người thực hiện từ rất sớm, ngay từ khi giáo dục
chưa trở thành một ngành khoa học thực sự. Ở thời kỳ đó, người ta đã biết quan
tâm đến việc làm sao cho người học chăm chỉ, tích cực ghi nhớ được những

giáo huấn của thầy và hành động theo những điều ghi nhớ đó.
Từ thế kỷ XVII, các nhà giáo dục như: J.A Comensky (1592-1670);
G.Brousseau (1712-1778); J.H. Pestalozzi (1746-1872); A.Disterweg (17901866) trong các công trình nghiên cứu của mình đều rất quan tâm đến sự phát
triển trí tuệ theo tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh và nhấn mạnh phải
khuyến khích người đọc giành lấy trí thức bằng con đường tự khám phá, tìm tòi
và suy nghĩ trong quá trình học tập.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của tâm
lý học hành vi, tâm lý học phát sinh, nhiều Phương pháp dạy học mới ra đời:
“phương pháp lạc quan”, “phương pháp trọng tâm tri thức”, “phương pháp
montessori”… Các phương pháp dạy học này đã khẳng định vai trò quyết định
của học sinh trong học tập nhưng quá coi trọng “con người cá thể” nên đã hạ thấp
vai trò của người giáo viên đồng thời phức tạp hóa quá trình dạy học. Mặt khác,
những phương pháp này đòi hỏi các điều kiện rất cao kể cả từ phía người học lẫn
các điều kiện giảng dạy nên khó có thể triển khai rộng rãi được. Từ giữa những
năm 1970 đã có sách hay bài viết về vấn đề này (Benn, S. I. viết bài “Freedom,
Autonomy and the Concept of the Person” năm 1976; Holec H. viết quyển
“Autonomy in Foreign Language Learning” năm 1981, NXB Oxford).
Sau chiến tranh thế giới thứ II, bên cạnh sự tiến bộ rất nhanh của các
nghành khoa học cơ bản, khoa học giáo dục cũng có nhiều tiến bộ đáng kể. Một

5


trong những tiến bộ đó là: sự xích lại gần nhau hơn giữa dạy học truyền thống
(Giáo viên là nơi truyền tải thông tin, học sinh là nơi tiếp nhận thông qua diễn
giảng trên lớp) và các quan điểm dạy học hiện đại (học sinh là chủ thể tích cực,
giáo viên là người tổ chức hướng dẫn).
Các nhà giáo dục học ở Mỹ và Tây Âu ở thời kỳ này đã đều thống nhất
khẳng định vai trò của người học trong quá trình dạy học, song bên cạnh đó
cũng khẳng định vai trò rất quan trọng của người thầy và các phương pháp,

phương tiện dạy học.
Khái niệm người học trong giai đoạn này cũng không còn được quan
niệm cá thể hóa cực đoan như trước đây, tuy nó vẫn được chú ý. Theo
J.Dewey: “học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo
dục” (dẫn theo [20]). Tư tưởng “lấy học sinh làm trung tâm” đã được cụ thể
hóa thành nhiều phương pháp cụ thể như: “Phương pháp hợp tác” (cooperative
methods), “phương pháp tích cực” (active methods), “Phương pháp cá thể
hóa”, “Phương pháp nêu vấn đề”,… trong đó “Phương pháp tích cực” được
nghiên cứu triển khai rộng hơn cả. Theo phương pháp này, giáo viên đóng vai
trò gợi sự chú ý kích thích, thúc đẩy học sinh tự hoạt động. Vì thế, người học
đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học, còn người dạy là chuyên gia của
việc học. Nhìn chung tư tưởng “lấy học sinh là trung tâm trong quá trình dạy
học nói riêng và giáo dục nói chung đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều phương
pháp, trong đó “phương pháp tích cực” là chủ đạo mang tính nguyên tắc. Đây
chính là cơ sở để đưa ra những biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học
sinh, HS.
Đồng tình với quan điểm trên, các nhà giáo dục Đông âu và Xô Viết (cũ)
như G.X. Caxchuc, R.Retke, T.AIlina không những khẳng định vai trò tiềm
năng to lớn của hoạt động tự học trong giáo dục nhà trường mà còn quan tâm
tới nhiều khía cạnh tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của

6


người học. Trong đó, nêu lên những biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức độc
lập trong quá trình tự học.
1.1.2. Vấn đề tự học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động tự học thực sự được quan tâm nghiên cứu và
triển khai rộng rãi từ khi nền giáo dục xã hội chủ nghĩa hình thành mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam là một tấm

gương sáng về tinh thần tự học. Người từng nói: “còn sống thì còn phải học”,
và cho rằng: “về cách học phải lấy tự học làm cốt”. Có thể nói tự học là một tư
tưởng lớn của Hồ Chí Minh, về phương pháp học tập. Những lời chỉ dẫn quý
báu và những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền
bỉ và thành công của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tư tưởng về tự học đã được nhiều tác
giả trình bày trực tiếp và gián tiếp trong các công trình tâm lý học, giáo dục học
học, phương pháp dạy học bộ môn. Một số công trình tiêu biểu là: Nguyễn
Cảnh Toàn (Nguyễn Cảnh Toàn (1995), luận bàn và kinh nghiệm về tự học),
Trần Kiều, Nguyễn Bá Kim, Thái Duy Tuyên, Bùi Văn Nghị,…
Nguyễn Cảnh Toàn là một tấm gương sáng về tự học ở nước ta. Từ một
giáo viên trung học, chỉ bằng con đường tự học, tự nghiên cứu ông đã trở thành
nhà toán học nổi tiếng. Không chỉ nghiên cứu khoa học cơ bản, ông còn có
nhiều công trình, bài viết về khoa học giáo dục, về vấn đề tự học. Ông cho
rằng: “Học bao giờ cũng gắn với tự học, tự rèn luyện để biến đổi nhân cách
của mình. Người dạy giỏi là người dạy cho học sinh biết cách tự học, tự nghiên
cứu, tự giáo dục” [33, Tr 35].
Các tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường đã
khẳng định: Năng lực tự học của trò dù còn đang phát triển vẫn là nội lực quyết
định sự phát triển của bản thân người học. Thầy là ngoại lực, là tác nhân,
hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho trò tự học. Nói cách khác quá trình tự học, tự
nghiên cứu cá nhân hóa việc học của trò phải kết hợp với việc dạy của thầy và
7


quá trình hợp tác của bạn trong cộng đồng lớp học, tức là quá trình xã hội hóa
việc học.
Bước vào thời kì đổi mới hiện nay, việc tự học nói chung, và vấn đề tự
học của HS nói riêng ngày càng được quan tâm và nghiên cứu vì vai trò quan
trọng của tự học trong quá trình dạy và học theo hướng đổi mới lấy người học

là trung tâm. Chúng ta có thể tham khảo bài viết của Phạm Hồng Quang “Vấn
đề tự học của học sinh phổ thông dân tộc bán trú”, năm 1994 Thông báo khoa
học của các trường Đại học, Bộ GD-ĐT; “Vấn đề tổ chức học tập ngoài giờ của
học sinh dân tộc bán trú”, năm 1994 Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 3; tác giả
Cao Xuân Hạo đã có những phân tích thấu đáo và ý kiến sâu sắc trong bài “Bàn
về chuyện tự học” (Kiến thức ngày nay, số 396, năm 2001);
Trong những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu của các giảng viên,
giáo viên… về vấn đề tự học nhằm đưa nó trở thành một vấn đề không thể
thiếu trong hoạt động Dạy - học.
Như vậy, vấn đề tự học của học sinh, HS đã được nhiều nhà khoa học,
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau. Trong các
công trình nghiên cứu, các tác giả đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt
động tự học, biện pháp sư phạm của người thầy nhằm hướng dẫn cho người
học phương pháp tự học, hình thành ở người học kỹ năng tự học. Đồng thời đề
ra các biện pháp để đảm bảo cho hoạt động tự học đạt kết quả cao.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “tự động học tập” tức là tự học một cách
hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ
mà tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai,
thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự
mình kiểm tra đánh giá việc học của mình” (dẫn theo [2, Tr 13]).
Trong quyển Học và dạy cách học, tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng:
“Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi
cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người học, cả động cơ tình cảm, nhân
sinh quan thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến
tri thức đó thành sở hữu của chính mình” [33, Tr 59].
8


Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn
về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri

thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt
mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết
các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp… Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa
việc học” [18, Tr 24].
Tác giả Thái Duy Tuyên khẳng định: “Tự học là một hoạt động độc lập
chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các
năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất
động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay
những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của
chính bản thân người học” (Chuyên đề Dạy tự học cho HS trong các nhà
trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học) [38, Tr 9].
Như vậy, ta thấy mỗi tác giả có một cách hiểu khác nhau về vấn đề tự
học nhưng suy cho cùng đều hướng đến một mục tiêu chung là nâng cao chất
lượng đào tạo.
1.1.3. Quản lý hoạt động tự học của học sinh
Quản lý hoạt động tự học của học sinh đóng vai trò quan trọng không chỉ
trong giai đoạn mà còn là tiền đề cho sự hình thành nhân cách, tư duy, lối sống
sau này. Hoạt động tự học có tác động rất quan trọng đến việc hình thành và
phát triển nhân cách, phẩm chất và năng lực học sinh. Đây chính là tiền đề để
các nhà nghiên cứu, tác giả đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao vai trò của
đội ngũ cán bộ quản lý trong việc xây dựng và phát huy hoạt động tự học của
học sinh. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, rất nhiều các giảng viên, giáo
viên trong các nhà trường nghiên cứu về quản lý hoạt động tự học của học sinh.
Tiểu biểu như:
Tác giả Trần Văn Trọng “Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học
sinh trường Văn hóa 3, Bộ Công an”.
9


Tác giả Lê Thanh Tú “Thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng đối với

hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông huyện Thốt Nốt, Cần Thơ” .
Tác giả Thái Duy Tuyên “Trong tập bài giảng chuyên đề Dạy tự học
cho HS trong các nhà trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học”
Và nhiều tác giả khác như: Phạm Hồng Quang, Nguyễn Kỳ, Nguyễn Cảnh
Toàn,... Có thể nói, nâng cao hoạt động tự học của học sinh là góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý trường học
có vai trò rất quan trọng và tiên quyết.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm tự học
Khái niệm tự học (Self - learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức
của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục
đích nhất định.
Hoạt động tự học của học sinh có thể diễn ra dưới các dạng: Tự học diễn
ra dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên khi đó học sinh là chủ thể nhận
thức tích cực, phát huy mọi năng lực cá nhân, tiến hành các hành động học tập
để lĩnh hội tri thức theo sự hướng dẫn của giáo viên và hoạt động tự học của
học sinh diễn ra dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên, học sinh tự mình
sắp xếp kế hoạch sử dụng điều kiện vật chất, củng cố, đào sâu, mở rộng và
hoàn chỉnh tri thức, hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Trong hoạt động này, kỹ
năng tự tổ chức học tập có vai trò quan trọng đối với người học, nó vừa là điều
kiện làm cho mọi hoạt động học tập đạt kết quả cao, đồng thời là mực đích của
dạy học, giáo dục hiện nay. Ngoài hoạt động tự học dưới sự điều khiển và tổ
chức của gián viên, học sinh còn tiến hành tự học độc lập nhằm thoả mãn nhu
cầu hiểu biết riêng, bổ sung tri thức, mở rộng tri thức ngoài chương trình.
Như vậy, phạm vi của hoạt động tự học rất rộng, Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài này, chỉ nghiên cứu hoạt động tự học của học sinh bán trú trong
và ngoài thời gian lên lớp dưới sự tổ chức của nhà trường, sự điều khiển (trực
tiếp hoặc gián tiếp) của giáo viên.

10



1.2.2. Khái niệm về quản lý
Quản lý là hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu được trong đời
sống xã hội, gắn liền với quá trình phát triển, đặc biệt trong xã hội phát triển
như hiện nay thì quản lý có vai trò rất lớn. Có nhiều cách tiếp cận quản lý khác
nhau, ở mỗi cách tiếp cận, có những cách định nghĩa khác nhau:
“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ
lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà
quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt
được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá
nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn
kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học”.
“Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý(người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý
về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế,… bằng một hệ thống các luật lệ,
các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo
ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: Quản lý là phương thức tác động
có chủ định của chủ thể quản lý lên hệ thống bao gồm hệ các quy tắc ràng buộc
về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính
trội hợp lý của cơ cấu và đưa hệ sớm đạt mục tiêu.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, tuy nhiên hiểu theo cách
chung nhất: là sự tác động có tổ chức, có mục đích, kế hoạch của chủ thể quản
lý tới đối tượng quản lý (khách thể) để đạt mục tiêu quản lý đề ra.
1.2.3. Khái niệm về quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên
cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm
quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở
đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ


11


thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ thống đó là các cơ sở trường học.
Về khái niệm quản lý giáo dục các nhà nghiên cứu đã quan niệm như sau:
Theo M.I.Kônđacôp: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích
của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ
trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các
quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [17].
Theo P.V.Khuđôminxky (nhà lý luận Xô Viết): “QLGD là tác động có
hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp
khác nhau đến các khâu của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục
Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà
của họ” [21].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục thực chất là tác
động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo
dục thể chất theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được
những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới
mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái chất lượng mới về chất” [23].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục)
nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng
thực hiện được những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm
hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu
dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [11].
Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản
lý giáo dục từ Trung ương đến Địa phương, còn đối tượng quản lý chính là
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng

của giáo dục đào tạo. Hiểu một cách cụ thể là:

12


Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý.
Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác
động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã định.
Trên cơ sở lý luận chung ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lý
hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm đạt hiệu
quả cao nhất trong việc hình thành nhân cách của học sinh.
Tóm lại, “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp
quy luật của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ
thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống
giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng
cũng như chất lượng”.
1.2.4. Khái niệm về quản lý nhà trường
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- đào tạo đối với
ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [38].
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý nhà trường phổ thông là quản
lý dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng
thái khác, để dần tới mục tiêu giáo dục” [10].
Như vậy, quản lý nhà trường là một chuỗi hoạt động quản lý mang tính
tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho quá trình giáo dục
và đào tạo vận hành một cách tối ưu tới mục tiêu dự kiến.

Xét về lý luận và thực tiễn thì quản lý nhà trường gồm hai loại:Tác động
của những chủ thể quản lý bên trong và bên ngoài nhà trường.

13


Tác động bên ngoài nhà trường là những tác động quản lý của các cơ
quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động
giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường, bao gồm các chỉ dẫn, quyết định
của các thực thể bên ngoài nhà trường nhằm định hướng sự phát triển của nhà
trường, hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm các
hoạt động như: quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học
của giáo viên, quản lý hoạt động học tập của học sinh, quản lý cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, quản lý tài chính,…
1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích, có kế hoạch
của Hiệu trưởng đến tập thể giáo viên, học sinh, những lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp
trong các hoạt động của nhà trường, giúp quá trình dạy học và giáo dục vận
động tối ưu tới mục tiêu dự kiến.
Quá trình dạy học về bản chất là quá trình lãnh đạo, tổ chức, điều khiển,
hoạt động nhận thức của người học (là quá trình nhận thức độc đáo của học
sinh dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên). Trong quá trình dạy học, một
mặt giáo viên phải tuân theo các quy luật hoạt động chung của loài người, mặt
khac phải quan tâm đến đặc điểm phát triển năng lực nhận thức của học sinh
theo từng lứa tuổi để lãnh đạo, tổ chức điều khiển quá trình dạy học đạt hiệu
quả. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong quản lý hoạt động dạy học, tổ chức, chỉ
đạo hoạt động dạy học trong nhà trường, người giáo viên cần tuân thủ các quy
luật của quá trình dạy học.

Quản lý hoạt động dạy học là tổ chức chỉ đạo giáo viên và học sinh thực
hiện quá trình dạy học theo những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục
tiêu dạy học. Do đó, quản lý hoạt động dạy học có các đặc điểm sau:
- Mang tính chất quản lý hành chính sư phạm. Tính hành chính là quản lý
theo pháp luật và những nội quy, quy chế, quy trình có tính chất bắt buộc trong

14


hoạt động dạy học. Tính sư phạm là chịu sự quy định của quá trình dạy học, diễn
ra trong môi trường sư phạm, lấy hoạt động dạy học làm đối tượng quản lý.
- Mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lý: quản lý hoạt động dạy
học theo chu trình quản lý và thực hiện các chức năng quản lý trên cơ sở vận
dụng sáng tao các nguyên tắc, phương pháp quản lý. Ngoài ra, quản lý hoạt
động dạy học chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện kinh tế xã hội, mặt
khác nó cũng tác động tích cực đến mọi mặt của đời song xã hội.
- Hiệu quả của quản lý hoạt động dạy học được thể hiện qua: số lượng
học sinh tốt nghiệp, chất lượng giáo dục (hạnh kiểm và học lực của người học),
sự phát huy tác dụng kết quả giáo dục đối với xã hội.
1.2.6. Quản lý hoạt động tự học
Quản lý hoạt động tự học là quản lý các hoạt động học tập tích cực của
người học và các điều kiện đảm bảo cho người học học tập tích cực, nhằm nâng
cao hiệu quả học tập của người học và hiệu quả đào tạo của cơ sở giáo dục.
Quản lý hoạt động tự học của học sinh là một nội dung quản lý rất quan
trọng của hoạt động quản lý nhà trường, nhất là đối với các trường PTDTBT
THCS. Vì nếu quản lý tốt hoạt động tự học của học sinh sẽ có động cơ, mục đích,
có kỹ năng, có ý thức tổ chức kỷ luật… và ngược lại nếu quản lý kém sẽ làm giảm
chất lượng học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.3. Một số vấn đề về hoạt động tự học của học sinh THCS trường PTDTBT
1.3.1. Đặc trưng về hoạt động tự học của học sinh THCS tại trường PTDTBT

Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là loại hình trường
chuyên biệt dành cho học sinh dân tộc thiểu số tại các vùng có điều kiện kinh tế
xã hội đặc biệt khó khăn, với cấp THCS ít nhất phải có 50% là học sinh dân tộc
thiểu số và ít nhất 50% học sinh ở bán trú trong nhà trường. Các em đến từ
nhiều thôn, bản khác nhau, thuộc các dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc có bản
sắc văn hóa riêng, có phong tục tập quán và tín ngưỡng, tôn giáo riêng biệt,...
Vì vậy, mỗi học sinh bán trú tại trường PTDTBT THCS đều có những hành vi

15


×