Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn sử dụng phương pháp dạy học tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiết 4 bài 6 công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.09 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA III

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI :
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TIẾT 4 – BÀI 6 “CÔNG
DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN”
(GDCD 12 – THPT)

Người thực hiện: Chu Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoằng Hóa III
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn GDCD

THANH HÓA, NĂM 2018

1


MỤC LỤC
TRANG
1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

1


1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề

2

2.2. Thực trạng của vấn đề

4

2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

5

2.4. Kết quả đạt được


12

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

14

3.1. Kết luận

14

3.2. Kiến nghị

14

Tài liệu tham khảo

1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
Giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội góp phần đào tạo học sinh
thành những người lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực
của người công dân tương lai; có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ,
có đạo đức trong sáng, để thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng đúng đắn
2


của Đảng và Nhà nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có ý thức
trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhân dân, với gia đình và với bản thân .
Tuy nhiên, bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay chưa được phụ
huynh, học sinh và một bộ phận giáo viên nhận thức một cách đúng đắn. Cho
đến nay, quan niệm môn GDCD là môn học bổ trợ, môn học phụ rất khô khan,

trừu tượng, khó học vẫn còn tồn tại khá nặng nề. Tình trạng học sinh làm việc
riêng, đưa môn khác ra học trong giờ GDCD vẫn còn hoặc học sinh có học bài
nhưng học theo kiểu ngồi “đọc vẹt”, học thuộc lòng còn rất nhiều, vì thế mà sau
khi học xong các em không nhớ được nội dung, mà nếu có nhớ thì cũng chỉ nhớ
theo kiểu thuộc lòng, chứ không hiểu nội dung của bài học. Đặc biệt,vào những
năm học gần đây bộ môn GDCD được quan tâm đến kì thi YHPT Quốc gia nên
được các bậc phụ huynh và các em học sinh quan tâm. Chính vì vậy, việc đổi
mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học, tạo hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn
GDCD, giúp học sinh có thể hiểu, nắm vững được kiến thức là vấn đề quan
trọng đang được các cấp quản lí giáo dục và giáo viên hết sức quan tâm.
Trong chương trình GDCD lớp 12 hiện nay, tôi thấy bài “Công dân với các
quyền tự do cơ bản” (tiết 4) là một bài học hay thiết thực, cung cấp cho học sinh
có vốn hiểu biết về pháp luật. Trong đó, tiết 4 - Quyền tự do ngôn luận là một
tiết học có ý nghĩa quan trọng để các em hiểu được quyền tự do ngôn luận của
bản thân mình, từ đó các em biết được những hành vi thực hiện đúng và hành vi
xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân…
Vì vậy qua nhiều năm giảng dạy ở trường THPT Hoằng Hóa 3 với nhiều đối
tượng học trò cùng với việc dự giờ của đồng nghiệp cũng như quá trình nghiên
cứu, tôi rất trăn trở suy nghĩ trước cách dạy các bài học làm sao cho có chất
lượng. Tiết dạy GDCD phải được học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động
phát huy được vai trò sáng tạo của người học. Đến nay, phần nào tôi đã đúc rút
được một số kinh nghiệm nhỏ nên tôi mạnh dạn đưa vấn đề “Sử dụng phương
pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tiết 4- bài 6: Công dân
với các quyền tự do cơ bản trong môn Giáo dục công dân lớp 12 ” làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm của mình.

1.2.Mục đích nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi sử dụng phương pháp dạy học tích cực để học sinh chủ
động khai thác kiến thức. Qua đó, nhằm khắc sâu kiến thức pháp luật về quyền

tự do ngôn luận cho học sinh. Thông qua phương pháp này, học sinh hiểu khái
niệm, nội dung, ý nghĩa và xác định được trách nhiệm của bản thân mình đối với
việc thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân. Từ đó biết tự bảo vệ mình trước
3


các hành vi xâm phạm của người khác. Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong
muốn giờ học GDCD thực sự là một giờ học hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục và
thực sự tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12 trường THPT Hoằng Hóa 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác - Lênin, đề tài được thực hiện dựa
trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp tư duy - lôgic, phương pháp
phân tích - tổng hợp. Ngoài ra đề tài còn được thực hiện dựa trên các phương
pháp: Qua thực tiễn giảng dạy và học tập trên lớp (quan sát, điều tra thực tế),
qua các kênh thông tin: Mạng internet, sách, báo, các tài liệu chuyên ngành có
liên quan, qua kinh nghiệm của các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp
trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của vấn đề.
Trong sự nghiệp trồng người của chúng ta để tạo ra sản phẩm là con người
vừa có nhân cách lại vừa có trí tuệ hay theo ngôn ngữ của Bác Hồ vừa “Hồng”
vừa “Chuyên” là không hề đơn giản. Vậy muốn làm tốt điều đó, buộc người dạy
trong quá trình giảng dạy phải biết lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng
bài. Một sự thật mà bất kỳ ai trong nghề cũng thấy rõ là không có phương pháp
nào là vạn năng dù nó có tích cực đến bao nhiêu đi chăng nữa. Mỗi phương pháp
dạy học đều có mặt tích cực và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và
đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng vì thế chúng ta không nên phủ định hoặc
quá lạm dụng một phương pháp dạy học nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào

nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh và năng
lực sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của
trường mà lựa chọn sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lí.
Để tạo nên một tiết dạy thành công, chúng ta cần sử dụng kết hợp giữa các
phương pháp mới và cũ, vừa kế thừa được tính truyền thống lại hội tụ xu hướng
thời đại, thực hiện tốt Nghị quyết của các kỳ đại hội gần đây là tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Vận dụng nguyên lí trên để
dạy học tiết 4, bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản, GDCD 12 .Tôi đã
sử dụng phương pháp dạy học tích cực như: nêu vấn đề, khai thác ví dụ từ thực
tiễn, thảo luận nhóm, phương pháp kể chuyện và sử dụng giáo án điện tử để hỗ
trợ cho bài giảng.
Phương pháp dạy học: là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy
học. Trong hoạt động dạy học, phương pháp được hiểu là cách thức tiến hành

4


các hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học
đã được xác định.
Với phương pháp dạy học nêu vấn đề. Đây là một trong những phương pháp
dạy học tích cực: học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên là người
tạo ra tình huống có vấn đề chứ không phải thông báo dưới dạng tri thức có sẵn,
các em tích cực chủ động, tự giác tham gia hoạt động học, tự mình tìm tòi ra tri
thức chứ không phải được thầy, cô dạy một cách thụ động, học sinh là chủ thể
sáng tạo ra hoạt động học. Bằng cách đó các em không chỉ nắm được nội dung
bài học mà còn biết được con đường và cách thức dẫn đến kết quả đó. Học sinh
được học cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Với đặc thù của phương pháp nêu
vấn đề, người dạy hoàn toàn có thể sử dụng vào việc dạy những đơn vị kiến thức
pháp luật. Tuy nhiên, ngoài tính ưu việt của nó phương pháp nào cũng tồn tại
một số hạn chế nhất định, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức, cố

vấn, trọng tài và ứng xử với các kiểu nhân cách của học sinh và tìm kiếm từng
loại vấn đề cho mỗi bài học là không dễ dàng.
Phương pháp khai thác ví dụ thực tiễn để làm rõ nội dung cũng là một trong
những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với
kiến thức khó , qua khái niệm như quyền tự do ngôn luận, nếu giáo viên đưa
ngay khái niệm chắc chắn học sinh sẽ không hiểu được. Thay vào đó, chúng ta
lấy ví dụ thực tiễn gần gũi với cuộc sống hàng ngày theo hướng nội dung khái
niệm hoặc vấn đề cần làm rõ thì người học sẽ dễ dàng nhận biết vấn đề hơn. Tạo
được hứng thú để các em có thể khai thác vốn kiến thức kinh nghiệm, kĩ năng đã
có trong cuộc sống, từ đó học sinh không những nắm được nội dung mà còn
hiểu được bản chất căn nguyên của nó, ngoài ưu điểm nêu trên, phương pháp
cũng tồn tại một số hạn chế nhất định nếu giáo viên không nghiên cứu kĩ ví dụ,
lấy ví dụ xa hoặc không phù hợp dẫn đến học sinh hiểu sai vấn đề.
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức học
tập theo những nhóm nhỏ, cùng nhau thảo luận, trao đổi để cùng hợp tác giải
quyết các vấn đề một cách thuận lợi hơn khi sử dụng những phương pháp khác.
Những vấn đề mà giáo viên đặt ra, tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu, để
học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của cả
nhóm. Qua đó giúp học sinh được hợp tác với nhau, được trao đổi, tranh luận
chia sẻ ý kiến kinh nghiệm và được bày tỏ quan điểm. Đây cũng là cơ hội rèn
luyện cho các em kĩ năng sống như mạnh dạn trong giao tiếp và hợp tác học hỏi
lẫn nhau, tạo cho các em hứng thú trong học tập.
Phương pháp kể chuyện là phương pháp dùng lời nói trình bày một cách sinh
động và truyền cảm đến học sinh về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, một phát
minh khoa học ... để gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên có thể sử
dụng những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống, có thể sưu tầm trên mạng,
trên sách, báo, được chứng kiến trong trường, lớp... Qua những câu chuyện đã
5



kể, giáo viên phải biết cùng học sinh nhận xét, chốt lại vấn đề đó chính là những
nội dung bài học mà giáo viên cần chuyển tải đến học sinh.
Để kết hợp với các phương pháp đã nêu ở trên đạt được hiệu quả cao nhất đối
với bải giảng thì chúng ta cần sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ bài giảng
làm cho tiết học sẽ trở nên sinh động, gây sự chú ý và lôi cuốn học sinh vào bài
học một cách thoải mái, nhẹ nhàng tránh được sự khô khan, nhàm chán. Đặc biệt
là với các bài học này thì sử dụng phương tiện công nghệ thông tin (giáo án
điện tử) là điều cần thiết. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng trình
chiếu quá nhanh nội dung kiến thức hoặc tham nhiều các tranh ảnh sẽ mang lại
một kết quả học sinh không lưu nhớ được gì.
Như vậy, sử dụng tổng hợp các phương pháp trong giảng dạy nói chung và
đối với tiết học về: Quyền tự do ngôn luận, trong chương trình Giáo dục công
dân lớp 12 nói riêng rất cần đến sự linh hoạt của giáo viên khi lựa chọn và áp
dụng những phương pháp phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.
2.2.Thực trạng của vấn đề.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Sự nghiệp trồng người mà Bác Hồ nói ở trên là trách nhiệm của toàn xã hội
trong đó nhiệm vụ chính đặt lên đôi vai người giáo viên. Vì thế hầu hết các thầy
giáo, cô giáo đều làm tốt công việc của mình, tâm huyết với nghề, có tấm lòng
khoan dung độ lượng yêu thương học trò. Trong chuyên môn, họ rất tâm huyết
với bài giảng làm thế nào để cho tiết học của mình hay với đúng nghĩa của nó.
Tôi tin chắc rằng, đã là giáo viên thì không ai không trăn trở vì điều đó.
Bản thân tôi là một Giáo viên dạy môn GDCD, trong vòng xoáy của cơ chế
thị trường như hiện nay và trong con mắt của một số đồng nghiệp và một số học
sinh cho rằng: giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân là một môn khô
khan, trừu tượng và khó tiếp thu vì: kiến thức của môn học là kiến thức về triết
học, về đường lối, Chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và “đây chỉ là
môn phụ không thi tốt nghiệp và đại học” nên nhiều khi không cần học. Bên
cạnh đó có một số giáo viên chưa thực sự đổi mới về phương pháp dạy học hoặc

đổi mới nhưng còn mang nặng tính hình thức, đối phó, học sinh thì không chịu
học ... nên kết quả học tập chưa cao. Quan điểm đó trong những năm qua đã ảnh
hưởng không ít đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhưng không
phải vì thế mà bản thân tôi cũng như các giáo viên khác bàng quang với
“Nghiệp” của mình. Thêm vào đó môn Giáo dục công dân ở trong trường THPT
Hoằng Hóa 3 lại rất ít tài liệu tham khảo cũng như đồ dùng dạy học nên giáo
viên và học sinh phải tự làm và tự tìm hiểu. Vì vậy, tôi đã đọc và nghiên cứu tài
liệu rất nhiều, suy nghĩ là làm thế nào để sử dụng phương pháp dạy học tích cực
6


nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, phù hợp với bài học và đối tượng học sinh
từng lớp để học sinh dễ hiểu bài, lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả, gây
được hứng thú cho người học để các em biết được là môn này đâu có khô khan
và trừu tượng như mọi người đã suy nghĩ …
Thực tiễn trong bài này lượng nội dung truyền đạt trong bài ngắn, kiến thức
ít, nếu sử dụng phương pháp thuyết trình hoặc động não thì sẽ gây cho người
học căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Trong một số lớp
vẫn còn số ít học sinh ham chơi, lười học, trốn học đi đánh điện tử, ngồi nói
chuyện
trong giờ học, chơi ca rô...
Đối với bản thân tôi, dù mọi người có nghĩ rằng là môn phụ không có học
sinh học thêm cần gì phải đầu tư, nhưng tôi vẫn cố gắng tìm và mua sách vở, tài
liệu tham khảo... để đầu tư cho chuyên môn của mình làm sao mình có được
nhiều giờ dạy thật hay và được học sinh tôn trọng, yêu quý...
Xuất phát từ thực tiễn dạy học như vậy và từ chính kinh nghiệm giảng dạy ở
trường THPT Hoằng Hóa 3 của bản thân, tôi thấy rằng với sự phát triển như vũ
bão của KHCN hiện nay cần đào tạo con người một cách toàn diện. Muốn
vậy,các em phải hứng thú say mê trong học tập. Để làm được điều đó, bản thân
giáo viên phải kích thích năng lực tư duy sáng tạo của học sinh qua các bài học

bằng các phương pháp dạy học mới. Chính vì vậy, tôi đã sử dụng phương pháp
dạy học tích cực này làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.3.Các biện pháp đã tiến hành để sử dụng phương pháp dạy học tích cực
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học vào thiết kế một giáo án cụ thể:
Bài 6:
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
(tiết 4; tiết PPCT: 20)
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận
- Trình bày được trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện
các quyền tự do cơ bản của công dân.
1.2. Kỹ năng
- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự
do ngôn luận của công dân.
- Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
1.3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình và tôn trọng quyền tự
do ngôn luận của người khác.
- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công
dân.
7


2. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.
Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực tự phê phán...
3. KỸ NĂNG DẠY HỌC TÍCHCỰC CÓ THỂ CÓ THỂ ỨNG DỤNG .
+ Thảo luận nhóm.
+ Xử lý tình huống

+ Đọc vàhợp tác.
+ Phương pháp trực quan.
4.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Sách học sinh, SGV, SGK môn GDCD lớp12
- Giấy Ao, bút dạ, thước kẻ
- Bộ luật hình sự
5. CHUẨN BỊ
5.1. Giáo viên:
Máy tính, nội dung có liên quan nội dung bài học.
5.2. Học sinh:
Đọc trước sách giáo khoa, tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.
6. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
6.1. Ổn định tổ chức
6.2. Kiểm tra miệng (5 phút): Em cảm thấy thế nào khi có người khác nghe lén
điện thoại hoặc đọc tin nhắn của em mà không được em cho phép? Vì sao em có
cảm giác đó?
6.3. Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
*Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quyền
tự do ngôn luận (7 phút).
(Hoạt động này nhằm giáo dục học sinh
kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ
năng giải quyết vấn đề/ra quyết định
trong xử lí tình huống để tìm hiểu quyền
tự do ngôn luận)
- GV đưa ra ví dụ: Trong thời gian vừa qua,
giá cả xăng dầu liên tục giảm, mà giá cước
vận tải, giá cước của các hãng taxi không

Nội dung

1.Các quyền tự do cơ bản của
công dân.
e) Quyền tự do ngôn luận
* Thế nào là quyền tự do ngôn
luận?
Công dân có quyền tự do phát
biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của
mình về các vấn đề chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

8


giảm.
Từ ví dụ này, công dân có thể viết thư về
cho chương trình: “Dân hỏi Bộ trưởng trả
lời”, phát sóng trên chương trình VTV1 vào
tối Chủ nhật hàng tuần hoặc viết thư gửi về
cho các tờ báo để được giải đáp.
- GV đặt câu hỏi: Việc tham gia đóng góp ý
kiến của công dân có vai trò như thế nào đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước?
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và KL: Việc tham
gia đóng góp ý kiến của công dân sẽ góp
phần quan trọng để Nhà nước xây dựng và
điều chỉnh các chính sách về chính trị, kinh
tế, xã hội phù hợp với tình hình đất nước và
nguyện vọng của nhân dân. Nhà nước đảm

bảo việc đóng góp ý kiến của công dân bằng
quyền tự do ngôn luận.
- GV hỏi: Em hiểu quyền tự do ngôn luận là
gì?
- Cho HS lấy ví dụ về quyền tự do ngôn
luận?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung quyền
tự do ngôn luận (17 phút).
(Hoạt động này nhằm giáo dục học sinh
kĩ năng hợp tác, kĩ năng phân tích, kĩ
năng tự nhận thức để xác định từng nội
dung quyền tự do ngôn luận)
- GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết quyền tự
do ngôn luận của công dân được thể hiện
qua những hình thức nào? Trong những
phạm vi nào?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận. Sau đó
giáo viên cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm,
thời gian 5 phút):
+ Nhóm 1: Ở lớp học, em có quyền phát
biểu ý kiến khi nào?
+ Nhóm 2: Ở cơ quan và ở địa phương
mình, công dân có quyền phát biểu ý kiến
khi nào?
+ Nhóm 3: Khi nào công dân có quyền viết
bài gửi đăng báo?

* Nội dung:
- Công dân có thể trực tiếp phát
biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ

quan, trường học, tổ dân phố
nhằm xây dựng cơ quan, trường
học, địa phương mình.
- Công dân có thể viết bài gửi
đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến
của mình về các vấn đề chính trị,
kinh tế , xã hội của đất nước.
- Công dân có thể đóng góp ý
kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân trong
dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở
cơ sở hoặc công dân có thể viết
thư cho đại biểu Quốc hội nhằm
trình bày, đề đạt nguyện vọng về
các vấn đề mà mình quan tâm.

9


+ Nhóm 4: Với đại biểu Quốc hội và Hội
đồng nhân dân thì công dân có thể đóng góp
ý kiến như thế nào?
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- GV nhận xét , bổ sung và kết luận:
* Ở lớp học: Em có quyền phát biểu ý kiến
khi thầy cô giáo cho phép; hoặc trong các
buổi sinh hoạt lớp, các em có quyền ý kiến
với giáo viên chủ nhiệm lớp về các vấn đề
xây dựng trường, lớp ngày một đi lên (GV
liên hệ trực tiếp với lớp, với trường).

- Ở lớp học: Ngoài nội quy, quy định của
nhà trường ra, thì mỗi lớp đều có thể xây
dựng nội quy riêng của lớp mình trên cơ sở
những nội quy chung của nhà trường. Chẳng
hạn như lớp có những quy định riêng của
lớp như: Cộng điểm hoặc trừ điểm đối với
những bạn học bài cũ, hăng hái tham gia
phát biểu xây dựng bài, tham gia phong
trào, vi phạm nội quy trường, lớp...
→ Mục đích chính là: Đưa lớp đi lên, có sự
tiến bộ hơn...
- Ở trường THPT có hòm thư góp ý: Nếu
các em có đóng góp ý kiến gì xây dựng cho
nhà trường, cho Đoàn thanh niên thì các em
có thể viết thư và bỏ vào trong hòm thư góp
ý.
* Ở cơ quan: Công dân có quyền phát biểu
ý kiến tại các cuộc họp cở cơ quan nhằm
xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, đi
lên...
* Ở địa phương: trong các cuộc họp ở địa
phương nhằm xây dựng địa phương mình
ngày một tốt hơn, đẹp hơn...(GV kể câu
chuyện: Bà Phạm Thị Lụa – người quét dọn
ngõ hẻm hơn 20 năm ở Tp.HCM – đã được
phát sóng trên kênh VTV1: Khoảnh khắc
thường ngày).
Hơn 20 năm qua, đều đặn mỗi ngày, bà Phạm Thị Lụa đều dành thời gian
để quét dọn cho tuyến hẻm - nơi mình sinh sống được sạch sẽ. Việc làm của
bà xuất phát từ suy nghĩ: Sẵn sàng chung tay góp sức để môi trường sống

được trong lành hơn.

10


Hơn 20 năm qua người dân sống trong con hẻm 270 đường Nguyễn Trọng
Tuyển, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM đã quá quen thuộc với hình ảnh bà
Phạm Thị Lụa ngày hai buổi quét rác làm sạch tuyến hẻm. Với hành động đẹp
trong việc chung tay bảo vệ môi trường sống trong lành cùng lối sống giản dị, bà
luôn được người dân quý mến.
Hàng ngày, cứ mỗi khi hoàn thành công việc của gia đình, bà lại thong thả
chuẩn bị các dụng cụ quen thuộc gồm cây chổi nhỏ và túi đựng rác, để bắt đầu
công việc làm sạch tuyến hẻm.
Giữa những ngày hè nắng nóng tại Nam Bộ, một bà cụ lom khom quét dọn
từng ngõ ngách bỗng khiến nhiều người cảm thấy thật trân trọng. Từ âm thầm
dọn dẹp tuyến hẻm một mình đến nay việc làm của bà Lụa đã nhận được sự
chung tay góp sức của nhiều người dân.

Hình ảnh đẹp về bà Phạm Thị Lụa
* Hiện nay có rất nhiều các tờ báo khác
nhau: từ báo giấy cho đến báo mạng thì
công dân có thể viết bài gửi đăng báo
về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội
của đất nước... (GV liên hệ bài báo:
Viết thư vu khống để hạ bệ Bí thư
huyện trước Đại hội Đảng).

Viết thư vu khống để hạ bệ Bí thư huyện trước Đại hội Đảng
Ngày 31/7/2015, Công an Hà Nội nhận được đơn của ông Lưu Tiến Long – Bí
thư huyện ủy Mê Linh, Hà Nội trình báo việc có kẻ xấu gửi thư nặc danh vu

11


khống, bôi nhọ danh dự. Theo đó, công an làm rõ kẻ gửi thư nặc danh vu khống
bí thư huyện là Nguyễn Văn Bảo (SN 1950, trú tại huyện Mê Linh, Hà Nội) –
Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Hòa Thành.
Theo tài liệu tố tụng, Bảo có mối quan hệ với ông Trần Văn L. (trú tại huyện
Mê Linh, Hà Nội), nên khoảng giữa tháng 7/2015, Bảo đến nhà ông Lập hỏi xin
danh sách, tên, số điện thoại các đại biểu đi dự đại hội Đảng bộ huyện Mê Linh.
Ngoài ra giám đốc doanh nghiệp này còn lấy các tài liệu có nêu nội dung liên
quan đến sai phạm của ông Long.
Khi có các thông tin về dự kiến nhân sự đại hội, danh sách tên, số điện thoại
các đại biểu, thời gian tổ chức đại hội Đảng bộ huyện Mê Linh, Bảo đã soạn thư
nặc danh gửi cho các đại biểu, nói xấu, vu khống ông Long và kêu gọi các đại
biểu không bầu cho ông Long.
Bảo đã nhờ Lê Thị Bốn Quỳnh, quê Vĩnh Phúc, sử dụng máy tính bàn để soạn
thảo nội dung vu khống nói về những sai phạm của ông Long theo ý Bảo.
Sau khi đánh máy xong, Bảo yêu cầu Quỳnh copy vào thiết bị lưu trữ rồi xóa
nội dung văn bản trong máy tính.
Đến tối 28/7/2015, Bảo đi xe ô tô đến quán phô tô thuê chủ quán chỉnh sửa lại
văn bản với những nội dung nêu về những khuyết điểm của ông Long. Bảo
không đề tên người soạn thảo. Sau đó, Bảo đóng bì thư, gửi qua bưu điện thị xã
Phúc Yên gửi đến các dại biểu.
Giai đoạn điều tra, Bảo khai, nhận thức được hành vi nói xấu, bôi nhọ xúc
phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm, hạ uy tín của ông Long. Bảo không muốn ông
Long tiếp tục làm Bí thư Huyện ủy Mê Linh, nhiệm kỳ 2015-2020 nên có ý định
tung tin nói xấu ông Long.
Xem xét hành vi phạm tội, TAND TP Hà Nội ngày 26/10 đã tuyên phạt Bảo 9
tháng tù tội: Vu khống.


12


Hình của bị cáo trước phiên Tòa
* Với đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân: công dân có thể đóng góp ý
kiến khi đại biểu tiếp xúc với cử tri ở
cơ sở hoặc có thể viết thư cho đại biểu
Quốc hội về những vấn đề mà mình
quan tâm (GV liên hệ: Thư liên quan
đến kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
2018)

* Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa
quyền tự do ngôn luận(6 phút)
- GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng
Nhà nước cho phép công dân viết bài
đăng báo để bày tỏ ý kiến của mình. Vì
thế khi cần trình bày quan điểm cá
nhân, công dân chỉ cần lên mạng
Internet và viết bài gửi đi nhiều địa chỉ
webside khác nhau. Em đánh giá thế
nào về ý kiến trên? Theo em quyền tự
do ngôn luận có ý nghĩa như thế nào?
- HS nêu ý kiến.
- GV kết luận: Nhà nước cho phép
công dân viết báo để bày tỏ ý kiến của
mình. Tuy nhiên công dân cần sáng
suốt tờ báo uy tín, được pháp luật và
nhân dân thừa nhận, tránh bị xuyên tạc,


* Ý nghĩa
- Là một trong các quyền tự do cơ bản
không thể thiếu của công dân trong
một xã hội dân chủ.
- Là cơ sở, điều kiện để công dân tham
gia tích cực vào các hoạt động của nhà
nước và xã hội.

13


lợi dụng phục vụ cho âm mưu “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù 2. Trách nhiệm của Nhà nước và
địch.
công dân trong việc bảo đảm và thực
hiện các quyền tự do cơ bản của
công dân
a) Trách nhiệm của Nhà nước
( Đọc thêm theo chương trình giảm
tải)
b) Trách nhiệm của công dân
* Hoạt động 4: Tìm hiểu trách
- Phải học tập, nâng cao trình độ hiểu
nhiệm của công dân (7 phút).
biết pháp luật của mình để tự bảo bảo
(Hoạt động này nhằm giáo dục HS kĩ vệ mình và những người xung quanh.
năng tự nhận thức được ý thức,
- Có trách nhiệm phê phán, đấu
trách nhiệm của mình đối với các tranh, tố cáo những việc làm trái pháp

quyền tự do cơ bản của công dân)
luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của
- GV đặt câu hỏi: Là công dân – học công dân.
sinh, em trách nhiệm gì trong việc thực
- Tích cực tham gia giúp đỡ các cán
hiện các quyền cơ bản của mình? Hãy bộ nhà nước thi hành quyết định bắt
lấy ví dụ minh họa về trách nhiệm của người, khám xét trong những trường
công dân trong việc thực hiện những hợp được pháp luật cho phép.
quyền cơ bản của mình?
- Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp
- HS: trả lời.
luật để sống văn minh, tôn trọng pháp
- GV: nhận xét, kết luận
luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của
- HS ghi ý chính.
người khác.
7. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (3 phút)
7.1. Tổng kết
- Khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền tự do ngôn luận.
- Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện các quyền tự do cơ bản .
7.2. Hướng dẫn tự học
- Đối với bài học ở tiết học này: quyền tự do ngôn luận, trách nhiệm của
công dân đối với việc thực hiện các quyền tự do cơ bản.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo: công dân với các quyền dân chủ.
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ thực trạng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Hoằng Hóa 3, sau khi
tìm hiểu ở thích, tâm lý của học sinh, tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp dạy
học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học khi dạy tiết 4 - Bài 6: Công dân
với các quyền tự do cơ bản, lớp 12. Cụ thể, năm học 2016 - 2017 tôi đã chọn
lớp 12C8 và lớp 12C9 (hai lớp có trình độ tương đương nhau) để làm thực

nghiệm, năm học 2017 - 2018, qua đúc rút kinh nghiệm của năm học trước, kì II
của năm học này, tôi tiếp tục thực nghiệm ở hai lớp 12A5 và 12A7; Lớp 12C8
và lớp 12C9 tôi tiến hành dạy bằng phương pháp thuyết trình, đàm thoại; Lớp
14


12A5 và lớp 12A7 tôi tiến hành sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học. Qua điều tra, tôi đã thu được kết quả như sau:
Đối với lớp 12C8 và lớp 12C9: lớp học trầm, tinh thần hợp tác xây dựng bài
của học sinh chưa sôi nổi, một số học sinh cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, nhàm
chán, khó tiếp nhận kiến thức.
Đối với lớp 12A5 và lớp 12A7, học sinh làm việc tích cực, xây dựng bài sôi
nổi, học sinh không cảm thấy nhàm chán. Đại đa số học sinh tiếp nhận kiến thức
tốt, biết thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình, biết liên hệ thực tiễn và biết
xác định trách nhiệm của bản thân để góp phần thực hiện tốt các quyền tự do cơ
bản của công dân. Sau khi học xong, tôi đã tiến hành kiểm tra kiến thức của học
sinh ở cả 4 lớp 12C8, 12C9 và 12A5, 12A7 với hình thức là kiểm tra viết trong
5 phút.
Câu hỏi: Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền
tự do ngôn luận như thế nào?
Kết quả kiểm tra lớp 12C8 và 12C9 năm học 2016 – 2017 như sau:
Năm học
Đối tượng Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
kiểm tra
12C8
6 (14,3%)
10 (23,8%) 21 (50%)
5 (11,9%)

2016-2017 (42HS)
12C9
7 (17,5%)
10 (25%)
17 (42,5%) 6 (15%)
40(HS)
Kết quả kiểm tra lớp 12A5 và 12A7 năm học 2017 – 2018 như sau:
Năm học Đối tượng Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
kiểm tra
12A5
27(54,45%) 19
0
0
2017(46HS)
(40,43%)
2018
12A7
13
26
04(9,3%)
0
(43HS)
(30,23%)
(60,47%)
Từ kết quả trên, chúng ta có thể thấy rằng:
-Đối với học sinh
Về nhận thức, thái độ và hành vi: Sau khi học theo phương pháp dạy học tích

cực như trên, tôi thấy học trò đã trưởng thành hơn nhiều. Ngoài việc xác định rõ
nhiệm vụ học tập của mình các em đã có ý thức hơn như thực hiện pháp luật về
quyền tự do ngôn luận, biết thương yêu, đoàn kết, chia sẻ với những hoàn cảnh
khó khăn trong cuộc sống. Cụ thể như: các em thường xuyên tham gia các hoạt
động từ thiện, đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ học sinh nghèo, giữ gìn vệ sinh môi
trường, lớp học sạch sẽ... Nề nếp lớp học có những chuyển biến tốt hơn như: đi
học đúng giờ, lễ phép với các thầy, cô giáo trong trường thể hiện là người có văn
hoá.

15


Những hoạt động sinh hoạt ngoại khóa hoặc hoạt động NGLL của học sinh
mà cho là lười học, chưa chăm thì khi được giao việc các em lại tỏ ra rất có trách
nhiệm, tham gia rất nhiệt tình và tích cực.
Hiệu quả cụ thể : Qua thời gian nghiên cứu 2 năm học như sau : Đối với các
lớp sử dụng phương pháp cũ năm học 2016 – 2017 như lớp 12C8,12C9 kết quả
chưa có gì khả quan. Vì khi đó chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm
thoại, vận dụng thiếu linh hoạt, vì thế làm cho giờ học không sinh động và kết
quả là: tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn thấp, tỷ lệ học sinh yếu vẫn còn.
Còn đối với số lượng học sinh được học khi giáo viên sử dụng phương pháp
dạy học tích cực thì học sinh hiểu và lĩnh hội kiến thức hơn hẳn so với học sinh
được học bằng phương pháp cũ, do đó tỉ lệ học sinh khá, giỏi cũng cao hơn, đặc
biệt là không có học sinh yếu. Tôi đã dùng phiếu điều tra cho học sinh 2 lớp
12A5, 12A7. Kết quả 100% học sinh thích học theo phương pháp dạy học tích
cực này. Các em tỏ ra thái độ rất vui. Đây cũng là nguồn động viên lớn đối với
tôi và càng thôi thúc tôi tự tin hơn trong việc tìm tòi khám phá để đầu tư chu đáo
cẩn thận hơn trong từng giáo án và từng tiết học trên bục giảng.
- Đối với đồng môn, đồng nghiệp: Khi thực hiện tiết dạy dự giờ thao giảng cấp
trường ở lớp 12A5, 12A7 vừa qua. Tôi đã được các giáo viên đồng môn trong tổ

đánh giá cao, đặc biệt là tiết học sôi nổi, thoải mái mà không có vẻ trừu tượng
và khó hiểu. Chính vì thế mà giúp cho các em nắm được kiến thức một cách có
hiệu quả hơn. Từ đó các em có cơ hội sáng tạo, nêu lên những suy nghĩ và ý
tưởng của mình để từ đó dần dần hình thành ý thức suy nghĩ thi đua phấn đấu và
học tập.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Đề tài được nghiên cứu từ thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân ở
trường THPT Hoằng Hóa 3, thực sự đem lại cho học sinh kết quả cao trong quá
trình học tập, học sinh không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn biết thực
hiện tốt pháp luật trong lĩnh vực tự do ngôn luận; biết tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về tự do ngôn luận và biết đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm
quyền tự do cơ bản của công dân trong xã hội. Sử dụng có hiệu quả một số
phương pháp dạy học vào giảng dạy tiết 4 - bài 6, lớp12 là phương pháp quan
trọng và mang lại hiệu quả cao trong giờ dạy. Việc vận dụng hiệu quả của các
phương pháp này làm cho học sinh dễ hiểu, học tập tích cực, ghi nhớ kiến thức
lâu hơn, làm cho giờ dạy GDCD trở nên gần gũi, sinh động, lôi cuốn các em
vào bài giảng, giúp các em tìm hiểu khái niệm, nội dung, ý nghĩa và trách nhiệm
của công dân đối với các quyền tự do cơ bản. Quan trọng hơn là giáo dục ý thức
trách nhiệm công dân - học sinh trong việc thực hiện pháp luật quyền tự do ngôn
luận. Bản thân các em không những thực hiện tốt mà còn góp phần vào việc
tuyên truyền cho những người khác cùng thực hiện. Đồng thời, bài học cũng là
hành trang để học sinh bước vào cuộc sống tương lai sau này.
3.2. Kiến nghị:

16


Giáo dục công dân là một bộ môn rất quan trọng bởi nó góp phần không nhỏ
trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh; giáo dục ý thức thực hiện

chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tạo nên những phẩm chất của một
công dân trong chế độ XHCN. Nhưng thực tế bộ môn này chưa thực sự được coi
trọng theo đúng nghĩa của nó. Tài liệu để phục vụ cho giảng dạy và học tập rất
nghèo nàn, do đó giáo viên mất rất nhiều thời gian để thu thập thông tin, xử lí và
sắp xếp lại thông tin. Điều chúng tôi mong muốn là có nguồn thông tin tư liệu
chính xác, cập nhật từ những kênh chính thức của nghành giáo dục. Để có một
giờ dạy thành công, giáo viên phải đầu tư nhiều về thời gian, công sức và sự say
mê nghề nghiệp, tích cực sưu tầm và biết lựa chọn thông tin tiêu biểu phù hợp
với từng bài dạy. Giáo viên phải không ngừng rèn luyện, học tập, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giờ dạy. Việc sử dụng có hiệu
quả một số phương phương dạy học khi dạy tiết 4, bài 6, lớp 12 đã đem lại hiệu
quả cao trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, người giáo viên phải kết hợp
các phương pháp truyền thống và hiện đại vào bài giảng một cách linh hoạt để
đem lại niềm say mê, hứng thú học tập cho học sinh.
Đề tài được nghiên cứu từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Hoằng Hóa 3
và kinh nghiệm của bản thân đã được thực hiện khi giảng dạy môn GDCD ở
khối 12 bậc THPT. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để
bản SKKN được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến

Chu Thị Nga


17



×