Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình địa lý 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.22 KB, 24 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
TRANG
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục chủ quyền

1
2
2
2

biển đảo trong chương trình Địa lí 12
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12
1. Nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa

3
3
4
5

lí 12


2. Phương pháp giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình

5

Địa lí 12
III. Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
II. Kiến nghị, đề xuất
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

11
18
20
21

Việt Nam là một quốc gia biển, biển Việt Nam không chỉ chứa đựng tiềm năng
kinh tế to lớn và là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế, biển còn đóng vai
trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược quan trọng trong công cuộc
bảo vệ tổ quốc. Song, hiện nay chủ quyền vùng biển nước ta đang bị đe dọa, xâm phạm,
nhất là khi Trung Quốc bộc lộ tham vọng độc chiếm Biển Đông như: thành lập thành
phố Tam Sa, in bản đồ “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu, tổ chức diễn tập quân sự, tăng
cường đưa tàu cá xuống đánh bắt có tổ chức tại các vùng đặc quyền kinh tế của các
1


nước, vụ hạ dàn khoan HD981 vào tháng 5/2014, ... Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết
phải tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển đảo cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ
Việt Nam.

Trong công tác tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo, ngành giáo dục có
vai trò hết sức to lớn. Bên cạnh các hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường thì vấn
đề giáo dục chủ quyền biển đảo cần được đưa vào các môn học như Ngữ văn, Lịch sử,
Giáo dục công dân, Địa lí ... Thực tế trong môn Địa lí, nhất là Địa lí 12 cũng đề cập đến
kiến thức biển đảo tương đối nhiều nhưng phần lớn học sinh vẫn còn đang mơ hồ về
kiến thức biển đảo, chưa nhận thức đúng đắn chủ quyền vùng biển, ngoài ra kiến thức
biển đảo biên soạn trong sách giáo khoa chưa có tính hệ thống, thời gian eo hẹp cho
một tiết học ... "Khi nhắc đến diện tích quốc gia, nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tới
vùng đất liền chứ ít chú ý tới vùng biển. Nguyên nhân của sự thiếu sót trong nhận thức
này một phần bắt nguồn từ việc những nội dung về biển, đảo ít được đề cập một cách
bài bản, nghiêm túc trong chương trình giáo dục ở tất cả các cấp. Chúng ta có thiếu sót
thì phải thẳng thắn thừa nhận và nhanh chóng sửa đổi". Đó là quan điểm của Giáo sư,
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cơ - nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân xoay quanh nội dung:
Làm gì để tăng cường kiến thức, tình yêu quê hương, biển, đảo cho học sinh, sinh viên
hiện nay?
Chính vì những lí do đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Giáo dục chủ quyền biển
đảo trong chương trình Địa lí 12 - THPT. Đề tài được thực hiện trong một thời gian
ngắn, tài liệu và nội dung thực hiện còn nhiều hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được sự
đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài này có thể được áp dụng trong giảng dạy và có
thể rút ra bài học kinh nghiệm, tích lũy chuyên môn cho bản thân.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm chỉ rõ những nội dung cần giáo dục chủ quyền biển đảo trong
chương trình Địa lí 12, phương pháp thực hiện để việc giáo dục chủ quyền biển đảo
trong chương trình địa lí 12 có hiệu quả nhất. Hiệu quả đạt được đó chính là học sinh
2


nhận thức được vấn đề chủ quyền, bồi dưỡng cho các em lòng yêu biển đảo, hướng ra
biển, cho các em nhận thấy một hòn đảo dù rất nhỏ nhưng cũng cần phải bảo vệ chủ

quyền. Từ tình yêu biển đảo góp phần củng cố tình yêu quê hương đất nước, sẵn sàng
bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trong mọi hoàn cảnh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh khối 12, năm học 2017 2018, trường THPT Quảng Xương 1.
2. Phạm vi nghiên cứu: Sách giáo khoa Địa lí 12 ban cơ bản.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập tài liệu từ sách giáo khoa, sách
giáo viên, Tài liệu tập huấn Biển, đảo năm 2014 và 2015 của sở GD&ĐT Thanh Hóa,
thông tin và hình ảnh trên mạng Internet ...
2. Phương pháp thực nghiệm: Giảng dạy thực nghiệm ở một số lớp, đồng thời kiểm
tra học sinh lấy kết quả làm căn cứ, và có sự sửa đổi sau mỗi tiết thực nghiệm.
3. Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp mọi vấn đề có liên quan để hình thành lí luận của
đề tài, vận dụng vào đề tài và rút ra những kết luận cần thiết.

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CHỦ
QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12.
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm chung của bất cứ công dân Việt Nam
nào, trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lịch
3


sử Việt Nam đã chứng minh và khẳng định truyền thống yêu nước và lòng quật cường
đó. Tuy nhiên, lòng yêu nước đó không phải là tự phát mà cần được giáo dục, bồi
dưỡng thường xuyên. Để học sinh nhận thức được vai trò bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của bất cứ công dân Việt Nam nào,
trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước thì cần phải giáo dục cho các em ý
thức chủ quyền biển đảo để rồi từ đó khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và
tinh thần sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Hơn nữa, từ các em, tinh thần đó sẽ được lan tỏa rộng
rãi đến từng gia đình và nhân lên trong toàn thể cộng đồng.
1.2. Giáo dục chủ quyền biển, đảo cần được đưa vào nhà trường.
GS. Phan Huy Lê, nhà sử học đã nói: "Tôi kiến nghị với Bộ GD&ĐT phải bổ sung
ngay lập tức, càng sớm càng tốt đưa những kiến thức về biển Đông và chủ quyền của
Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa chứ không thể chậm trễ hơn được nữa. Nếu
chậm trễ, để cho các em lớn lên mù tịt về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là cái tội
của chúng ta, là cái tội của người lớn và của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ". Trên quan
điểm đó, hiện nay vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo đã và đang được đưa vào nhà
trường, không chỉ là ở cấp phổ thông, đại học mà nên được giáo dục ngay từ cả cấp
mầm non. Ngày 23/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 373/QĐ-TTg về
việc “Phê duyệt đề án “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển
hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo
dục quốc dân.

Ngày 30/12/2013 nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Nguyên Thủ tướng cho rằng hiện trong chương trình
giảng dạy ở các cấp học đã có nội dung này nhưng chưa đủ, chưa nhất quán, chưa cụ
thể. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, thống nhất
về cấp học, mức độ để đưa rõ vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa khi tiến hành chương
trình đổi mới xây dựng Sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015.
Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh trong các trường trung học phổ thông
ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và trường THPT Quảng Xương 1 nói riêng trong thời gian
qua cũng được tổ chức thường xuyên, với rất nhiều hình thức: lồng ghép, tích hợp qua
các môn học, tổ chức câu lạc bộ, tổ chức liên hoan văn nghệ, tổ chức cuộc thi tìm hiểu
về biển, đảo, tổ chức tham quan, cắm trại … Điều kiện thuận lợi nữa là sở Giáo dục và
Đào tạo hàng năm đều có kế hoạch công tác tuyên truyền biển đảo cho các nhà trường

4


(theo kế hoạch chung của Tỉnh ủy Thanh Hóa); đã tổ chức các đợt tập huấn về biển đảo
và cung cấp tài liệu biển đảo rất chi tiết, cụ thể.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Về phía học sinh.
Một thực tế rằng hiểu biết về chủ quyền biển đảo trong học sinh còn rất nhiều hạn
chế. Đó là sự mơ hồ về địa lí, lịch sử, sự hiểu biết chưa rõ ràng về thềm lục địa, lãnh
hải, thế hệ trẻ vẫn nghe nói “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” nhưng họ lại không
hiểu biết và nhận thức đầy đủ về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên hai quần đảo
này ...
Trong nhiều năm giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông, tôi còn nhận thấy, khi nhắc
đến chủ quyền lãnh thổ, phạm vi lãnh thổ, đa số học sinh chỉ biết lãnh thổ nước ta cong
hình chữ S, nghĩa là chỉ biết đến phần đất liền mà ít nhắc đến phần biển đảo ... Bản thân
tôi có làm một cuộc khảo sát nhỏ về chủ quyền biển đảo đối với học sinh sau khi học
xong chương trình địa lý lớp 12 với các câu hỏi rất đơn giản như: Lãnh thổ Việt Nam là
một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm mấy bộ phận?”, “Vùng biển nước ta bao
gồm bộ phận nào?”, “Vùng nào của nước ta có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng
cảng nước sâu?”, “Kể tên các hiuyện đảo của nước ta?”..... . Kết quả chỉ có khoảng
hơn 20% học sinh trả lời đúng; số học sinh còn lại trả lời câu đúng, câu sai.
2.2. Về phía giáo viên.
Không chỉ học sinh mà ngay cả giáo viên những kiến thức về biển đảo cũng
không được trang bị một cách đầy đủ, bài bản ngay từ khi còn là sinh viên của trường
sư phạm. Trong một thời gian dài, chúng ta ít hoặc chưa đề cập trực tiếp, nhấn mạnh
đến chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, ngay cả khi dạy về phạm vi lãnh thổ, giáo
viên cũng mới đang nhấn mạnh đến vùng đất liền ... Một bộ phận giáo viên còn né
tránh, ngại va chạm đến những vấn đề nhạy cảm.
2.3. Về phía nhà trường.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường diễn ra rất thường xuyên ở nhiều

thời điểm trong tuần, tháng, học kì và năm học nhưng nội dung đề cập trực tiếp đến chủ
quyền biên giới và chủ quyền biển đảo còn hạn chế. Việc lồng ghép, tích hợp nội dung
này vào môn học hiệu quả chưa cao phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của giáo viên đứng
lớp. Đối với môn Địa lý 12, nội dung về biển đảo nằm rải rác trong khắp chương trình,
5


nội dung lại đề cập chủ yếu về mặt kinh tế - xã hội, vì vậy, giáo viên dạy phần nào hạn
chế việc nhấn mạnh đến chủ quyền biển đảo.
2.4. Về tài liệu giảng dạy.
Tài liệu về giáo dục chủ quyền biển đảo trong một thời gian dài hầu như rất ít,
thậm chí trong các thư viện của nhà trường không có. Nội dung sách giáo khoa đề cập
đến vấn đề này còn chưa phong phú, chưa nhất quán. Ở một số sách giáo khoa còn tồn
tại những bản đồ Việt Nam chưa thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; tranh ảnh,
mô hình, hoạt động kinh tế biển đảo hầu như chưa có trong sách giáo khoa Địa lí, Lịch
sử …
II. GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12.
1. Nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12.
1.1. Làm rõ các khái niệm về chủ quyền biển đảo.
Giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình địa lí 12 trước hết giáo viên phải
làm rõ cho học sinh hiểu khái niệm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán. Nội
dung này Sách giáo khoa Địa lí 12 chưa đề cập, giáo viên có thể tích hợp khi dạy về
phạm vi lãnh thổ nước ta (Bài 2 – SGK 12).
- Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của
mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực
hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.
- Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ
quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản

xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió ...
- Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra
các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết
và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên
biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình
nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền
kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.

6


Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền tài phán là
hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền
chủ quyền được tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trên
vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không gian mở rộng hơn, tới
những nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền (ví dụ quyền tài phán áp dụng trên tàu
thuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ
quyền của một quốc gia khác).
1.2. Xác định phạm vi và giới hạn của vùng biển nước ta.
Giáo dục chủ quyển biển đảo cho học sinh là giáo viên phải cho học sinh nhận
biết được vị trí, phạm vi và giới hạn của vùng biển nước ta. Nội dung giáo dục này thể
hiện rất rõ trong Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Theo công ước Liên hiệp quốc
về Luật biển 1982, vùng biển nước ta được hợp thành bởi năm bộ phận: nội thủy, lãnh
hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. Đó chính là cơ
sở pháp lí để khẳng định chủ quyền vùng biển, là căn cứ để đấu tranh bảo vệ chủ quyền
vùng biển.
1.3. Nhận thấy vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông.
Giáo dục chủ quyển biển đảo trong chương trình Địa lí 12 còn là để học sinh
nhận thấy vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông. Học sinh có nhận thức

được vai trò to lớn của biển đảo thì từ đó mới hình thành được niềm tự hào về quê
hương đất nước, hình thành được ý thức giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Về tầm quan trọng và địa chiến lược của Biển Đông, giáo viên có thể tích hợp khi
dạy khái quát về biển Đông (Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển) hoặc
khi dạy về giao thông vận tải biển (Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải
và thông tin liên lạc). Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối
liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Đây
được coi là tuyến đường giao thông huyết mạch nhộn nhịp đứng thứ hai thế giới. Mỗi
ngày có 150 - 200 tàu qua lại. Có 530 cảng biển. Nhiều nước Châu Á có nền kinh tế phụ
thuộc sống còn vào giao thông Biển Đông.
Về tiềm năng kinh tế của Biển Đông được đề cập nhiều trong các bài 8, 24, 27, 30,
31 (SGK Địa lí 12). Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới
giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ. Trong biển
7


Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài
sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
Biển Đông là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí của thế giới. Hai bể dầu lớn nhất
hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu - Mã
Lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể; ngoài ra
nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò. Các bãi cát ven biển có trữ lượng
lớn Titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp. Vùng ven biển nước ta còn
thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao,
nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ ra biển.
Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận
lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng. Nhiều loại hoạt động du lịch thể thao dưới nước
có thể phát triển.
Do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông, dọc bờ biển lại có nhiều
vùng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu, nhiều cửa sông cũng thuận lợi

cho việc xây dựng cảng.
1.4. Tìm hiểu về sự phát triển của các ngành kinh tế biển.
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu về sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế
biển ở nước ta: thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản
biển. Từ đó, học sinh sẽ nhận thấy được thế mạnh về phát triển kinh tế biển, thế mạnh
về sự phát triển của từng ngành kinh tế biển ở các vùng kinh tế. Khi học, giáo viên
không chỉ cung cấp những số liệu, dẫn chứng thô cứng về sản lượng, tốc độ tăng trưởng
hay doanh thu mà nên tạo ra một không khí lao động nhộn nhịp ở không gian vùng biển
để học sinh dấy lên niềm tự hào và càng có ý thức vươn ra biển, chinh phục biển.
Sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản được đề cập trong Bài 24: Vấn đề
phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp. Giáo viên phải giúp học sinh thấy được trong
những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá thông qua các chỉ số
về sản lượng và bình quân sản lượng theo đầu người. Về ngành khai thác thủy sản, học
sinh cần biết được sản lượng và diện phân bố. Về ngành nuôi trồng, học sinh phải thấy
được sự mở rộng của đối tượng nuôi trồng; sự phân bố vùng nuôi tôm, nuôi cá của cả
nước …
Sự phát triển và phân bố của ngành khai thác dầu khí được đề cập trong Bài 27:
Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm: Nước ta mới bắt đầu khai thác
8


dầu mỏ từ năm 1986. Sản lượng tăng liên tục và đạt 18,5 triệu tấn năm 2005. Ngoài việc
khai thác, ngành công nghiệp lọc - hóa dầu ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quất
(Quãng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn/năm. Khí tự nhiên cũng đang được khai thác, đặc
biệt là dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các tuốc bin khí của
nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ và Cà Mau. Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để sản xuất
phân đạm (Phú Mỹ, Cà Mau). Giáo viên có thể liên hệ ngay với địa phương để học sinh
thấy rõ hơn điều này: Nhà máy lọc – hóa dầu Nghi Sơn Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư
hơn 9 tỷ USD, sau hơn 4 năm xây dựng đã chính thức cho ra dòng sản phẩm đầu tiên
với 5.000 m3 xăng RON 92 xuất ra thị trường. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

đối với vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và sự phát triển của tỉnh Thanh
Hóa. Khi chính thức vận hành thương mại và chạy tối đa công suất thiết kế, sản phẩm
của nhà máy sẽ đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu trong nước. Đồng thời, góp phần quan
trọng đưa Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành đầu tàu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Dự án
còn tạo ra bước tăng trưởng đột biến về thu ngân sách nhà nước và là động lực thúc đẩy
phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và cả vùng kinh tế Nam Thanh Bắc Nghệ và khu vực Bắc Trung Bộ.
Trong bài 31. Vấn đề phát triển thương mại và du lịch, sự phát triển và phân bố
ngành du lịch biển chưa được đề cập rõ nét, chỉ cung cấp một thông tin là nước ta có
125 bãi biển. Vì thế, giáo viên có thể tích hợp thêm hoặc dạy ở phần vùng kinh tế. Nếu
như lợi thế về nuôi trồng thủy sản thuộc về Đồng bằng sông Cửu Long, lợi thế về khai
thác dầu khí thuộc về Đông Nam Bộ thì du lịch biển thuộc về lợi thế của Duyên hải
Nam Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà
Nẵng), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà
Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) … Nha Trang trở thành điểm đến hấp dẫn đối
với khách du lịch trong nước và quốc tế. Đà Nẵng cũng là một trung tâm du lịch quan
trọng. Giáo viên cần nhấn mạnh thêm việc phát triển du lịch biển luôn gắn liền với du
lịch đảo.
Sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải biển được đề cập trong Bài 30:
Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Các tuyến đường biển
ven bờ chủ yếu theo hướng bắc - nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - Thành phố
Hồ Chí Minh, dài 1500 km. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái
Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu Thị Vải.
9


1.5. Xác định được vị trí của các đảo, quần đảo trên bản đồ; thấy được vai trò của
các đảo và quần đảo trong công cuộc xây dựng và bảo về đất nước.
Giáo dục chủ quyền biển đảo là cần cho học sinh xác định được vị trí của các
đảo, quần đảo trên bản đồ, cho học sinh thấy được vai trò của các đảo và quần đảo trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc

phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo). Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền
tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại
mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng
định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định
chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Đặc biệt, cần đề cập đến chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cơ sở
lịch sử và pháp lí để khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo này. Vấn đề này sách giáo
khoa chưa đề cập nên giáo viên cần tích hợp thêm, có thể tích hợp ở nhiều địa chỉ khác
nhau. Ở Bài 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã có đề cập “Nước ta có hơn 4000 hòn
đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển
Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc
tỉnh Khánh Hòa)” và Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển
Đông và các đảo, quần đảo viết “Vùng biển nước ta có những đảo đông dân như Cái
Bầu, Cát Bà, Lí Sơn, Phú Quý, Phú Quốc. Có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảo
như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, quần đảo Côn Đảo (còn
gọi là quần đảo Côn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu …” hay Bài 36. Vấn
đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đoạn “Thuộc về Duyên hải
Nam Trung Bộ còn có các quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (huyện đảo thuộc thành phố Đà
Nẵng) và Trường Sa (huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa).”
1.6. Cập nhật và phân tích các vấn đề thời sự ở Biển Đông.
Sách giáo khoa không thể cập nhật các vấn đề, sự kiện thường xuyên và liên tục.
Vì vậy, trong quá trình dạy về Biển Đông, giáo viên nên nêu các vấn đề để học sinh
thảo luận: vụ giàn khoan HD981, việc Trung Quốc xuất bản bản đồ “đường lưỡi bò”,
khách du lịch Trung Quốc mặc áo in hình bản đồ “đường lưỡi bò” ở Nha Trang, …
1.7. Xác định rõ phương hướng giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa của
Đảng và Nhà Nước.
Giáo dục chủ quyền biển đảo bao gồm cả nội dung hướng cho học sinh rõ
phương hướng giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa, đó là tăng cường đối
thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan để tạo ra sự phát triển ổn định
10



trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở
Biển Đông và các đảo, quần đảo). Trên cơ sở định hướng đó, học sinh sẽ có những suy
nghĩ, tham gia những hành động đúng đắn hơn về bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất
nước, tránh bị các thế lực phản động lợi dụng, kích động.
1.8. Học sinh nhận thấy được trách nhiệm công dân của mình đối với vấn đề bảo vệ
chủ quyền biển đảo.
Thông qua các bài dạy về kiến thức biển đảo, học sinh tự biết được trách nhiệm
công dân của mình đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo. Giáo viên cần nhấn mạnh
rằng trách nhiệm đó là của mỗi công dân Việt Nam nhưng tùy độ tuổi, tùy vị trí của
mình để chúng ta xác định đúng đắn việc cần làm. Đối với học sinh cần tích cực học
tập, lao động sản xuất để vừa tăng thêm hiểu biết về Biển Đông, chủ quyền quốc gia
của nước ta trên Biển Đông, lịch sử dựng nước, giữ nước nói chung và bảo vệ chủ
quyền thiêng liêng biển đảo nói riêng, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế, từ đó góp phần
làm cho đất nước thêm giàu mạnh và tăng cường, củng cố sức mạnh về quốc phòng;
bằng kiến thức học được, tích cực tuyên truyền cho nhân dân, gia đình, bạn bè quốc tế
về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
1.9. Giáo dục chủ quyền biển đảo gắn liền với giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển đảo.
Môi trường biển đảo được bảo vệ thì đồng nghĩa với nguồn lợi kinh tế từ biển
cũng được bảo vệ. Trong Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, đã đề cập
đến các thiên tai vùng biển: bão, sạt lở bờ biển, hiện tượng cát bay, xâm nhập mặn, thủy
triều đỏ ..., giáo viên cho học sinh thảo luận tìm hiểu các hiện tượng và đề ra phương
hướng giải quyết. Khi học về các ngành kinh tế biển, giáo viên cũng có thể tích hợp nội
dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo: Khai thác tài nguyên sinh vật
biển và hải đảo cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt
có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt …; Trong khai
thác tài nguyên khoáng sản, phải hết sức tránh sự cố môi trường xảy ra khi vận chuyển

và chế biến dầu khí …; Trong du lịch biển là vấn đề rác thực phẩm, đồ hộp nhựa ...
1.10. Xác định rõ xu hướng của thế kỉ XXI là tiến ra biển, lấy đại dương nuôi đất
liền.
Xu hướng phát triển hiện đại của thế giới cũng khẳng định tầm quan trọng to lớn
của biển và đại dương. Đặc biệt, khi mà nguồn tài nguyên trên đất liền đang dần trở nên
11


khan hiếm và cạn kiệt thì việc vươn ra biển, ra khai thác đại dương, lấy “đại dương nuôi
đất liền” đang là xu thế tất yếu của sự phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát
triển kinh tế tri thức, kinh tế biển trên thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển
mới với các đặc trưng cơ bản: khan hiếm nguyên nhiên liệu, biến đổi khí hậu, an sinh xã
hội bị đe doạ, cạnh tranh thị trường, tranh chấp biển, đảo, lãnh thổ và xung đột quốc gia
thường xuyên và gay gắt hơn bao giờ hết. Trong một thế giới chuyển đổi như vậy, đòi
hỏi các quốc gia biển phải thay đổi tư duy phát triển và đổi mới công nghệ để giải quyết
những thách thức mới.
Trên cơ sở đó, nước ta cũng đã vạch ra chiến lược phấn đấu đến năm 2020 trở
thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát
triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát
triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Kết hợp chặt chẽ giữa phát
triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi
trường, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng
nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thu hút mọi nguồn lực để phát triển
kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa; phát
huy nội lực, thu hút mạnh ngoại lực theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
2. Phương pháp giáo dục chủ quyền biển đảo trong chương trình địa lí 12.
2.1. Phương pháp khai thác bản đồ.
Phương pháp khai thác bản đồ là phương pháp cơ bản của môn Địa lí. Thông qua
bản đồ học sinh có thể rút ra được các kiến thức địa lí mà không phải nghiên cứu trực

tiếp ngoài thực địa. Trong quá trình giáo dục chủ quyền biển đảo ở chương trình Địa lí
12, giáo viên có thể sử dụng phương pháp này cho học sinh xác định tọa độ, vị trí của
vùng biển nước ta, của các đảo và quần đảo.
Ví dụ: Ở Bài 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, giáo viên dùng bản đồ Đông
Nam Á, yêu cầu học sinh lên bảng để xác định tọa độ địa lí trên biển và kể tên các quốc
gia có chung biển Đông.

12


Đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, học sinh cần xác định chính xác
tọa độ địa lí, giáo viên cần phóng to bản đồ và cắt địa phận hai quần đảo này để học
sinh quan sát được rõ hơn.

2.2. Phương pháp sử dụng mô hình, sơ đồ.
Phương pháp sử dụng mô hình, sơ đồ là một phương pháp dạy học mang tính trực
quan, giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu kiến thức hơn. Giáo viên có thể vận dụng phương
pháp này để xây dựng mô hình về các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.

13


2.3. Phương pháp sử dụng tranh ảnh, video.
Phương pháp sử dụng tranh ảnh, video cũng là một phương pháp dạy học mang
tính trực quan. Thông qua tranh ảnh, video học sinh có thể khai thác các kiến thức địa lí,
hoặc tranh ảnh, video đóng vai trò như thuyết minh nội dung bài học. Đối với vấn đề
giáo dục chủ quyền biển đảo, việc sử dụng tranh ảnh có một vai trò rất quan trọng, bởi
vì phần lớn các em chưa bao giờ đặt chân lên các đảo, quần đảo, hay học sinh miền núi
thì chưa từng biết đến biển. Tiềm năng của biển hay các hoạt động kinh tế biển, các sự
kiện trên biển các em chỉ có thể nhận biết rõ nhất, trực quan nhất thông qua hệ thống

tranh ảnh, video.

14


Dùng Bản đồ để thấy được vị trí tọa độ của các đảo, quần đảo, để thấy được căn
cứ pháp lí khẳng định chủ quyền, song giáo viên cũng nên dùng thêm các hình ảnh để
khắc sâu chủ quyền và dễ đi vào nhận thức của các em hơn.

15


Để thấy được trách nhiệm công dân đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng biển,
khơi dậy trong học sinh niềm tự hào, ước muốn hành động; giáo dục bảo vệ môi trường
biển, … giáo viên cũng có thể sử dụng các hình ảnh.

16


2.4. Phương pháp tích hợp liên môn.
Dạy học tích hợp liên môn thực chất không phải là phương pháp dạy học mà là
nội dung dạy học trong xu hướng mới. Đây cũng là một giải pháp cần thiết để đạt hiệu
quả cao trong giáo dục và tăng cường khả năng vận dụng, giải quyết vấn đề trong thực
tiễn. Kiến thức biển đảo trong sách giáo khoa Địa lí 12 tương đối nhiều nhưng trình bày
chưa có tính hệ thống, chưa đi sâu vào vấn đề chủ quyền, nhất là chủ quyền ở hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, giáo viên cần vận dụng thêm kiến thức lịch sử
(trình bày qua các giai đoạn lịch sử và chứng cứ, sự kiện ở từng giai đoạn) để học sinh
hiểu biết về cơ sở khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo này.
Ngoài vận dụng kiến thức lịch sử, trong giáo dục chủ quyền biển đảo cũng rất cần
thiết sử dụng kiến thức về các vấn đề xã hội như: Em biết gì về tình hình biển Đông

hiện nay? Việt Nam đã giải quyết các vấn đề đó như thế nào? ...
Giáo dục chủ quyền biển đảo thuộc về lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục nhận
thức, do đó việc lồng ghép, sử dụng âm nhạc vào bài dạy sẽ rất có hiệu quả. Để khơi
dậy không khí lao động trên biển, giáo viên có thể sử dụng lời bài hát Tình ta biển bạc
đồng xanh của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương “Thuyền anh ra khơi đâu có ngại chi sóng
gió … bám biển ngày đêm để màu da anh nắng rạm ... thuyền anh mai về cho cá bạc
đầy khoang ... ”. Hay bài hát Chút thơ tình người lính biển thể hiện sự hi sinh vì tổ quốc
rất ngọt ngào, sâu lắng. Giữa hai thái cực “biển một bên và em một bên”, nhưng người
lính vẫn không quên “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” ... Hay bài hát Tổ quốc
nhìn từ biển (Nhạc và lời: Quỳnh Hợp)
“Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Lời cha dặn từng thước đất giữ gìn …”
Chắc chắn lời bài hát sẽ làm rung động trái tim, suy nghĩ của các em học sinh.
Thêm vào đó, âm nhạc cũng góp phần làm cho không khí lớp học thay đổi. Thời gian
gần đây có rất nhiều tác phẩm mới viết về Hoàng Sa, Trường Sa, giáo viên có thể tham
17


khảo và vận dụng vào bài học để mục đích giáo dục chủ quyền biển đảo đạt hiệu quả
cao hơn.
2.5. Phương pháp dạy học nhóm.
Phương pháp dạy học nhóm là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nội
dung dạy học hiện nay, theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Thông qua dạy học
nhóm, học sinh có thể phát triển năng lực giao tiếp, năng lực cộng tác, quan trọng hơn

là học sinh tự sáng tạo năng lực giải quyết vấn đề. Sử dụng phương pháp dạy học nhóm
trong giáo dục chủ quyền biển đảo học sinh sẽ tự được khám phá về biển Đông và cùng
chia sẻ, thảo luận trong tập thể lớp. Trong Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh
quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo, giáo viên có thể chia nhóm để học sinh
tìm hiểu về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, trong hoạt động khai thác tài nguyên
sinh vật biển và hải đảo (nhóm 1), khai thác tài nguyên khoáng sản (nhóm 2), phát triển
du lịch biển (nhóm 3), giao thông vận tải biển (nhóm 4).
2.6. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Nêu và giải quyết vấn đề là một tiếp cận phương pháp hiện đại trong phương
pháp dạy học. Hạt nhân của phương pháp này là một bài toán nhận thức, chứa đựng
mâu thuẫn giữa cái cho và cái tìm, tạo ra cho học sinh sự kích thích, sự hứng thú để giải
quyết vấn đề. Trong quá trình giáo dục chủ quyền biển đảo ở chương trình Địa lí 12,
giáo viên có thể xây dựng các tình huống nhân - quả sau:
- Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển?
- Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn
đề về biển và thềm lục địa?
2.7. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin đã được sử
dụng rộng rãi, ứng dụng cho tất cả các ngành kinh tế, trong đó có dạy học. Nhờ các
công cụ đa phương tiện như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh, … giáo
viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của người học. Để giáo
dục chủ quyền biển đảo trong chương trình Địa lí 12 cũng cần có sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin, các bản đồ, sơ đồ, các hình ảnh, âm nhạc hay các câu hỏi đặt vấn đề,
đàm thoại gợi mở đều được trình chiếu trên PowerPoint. Mục đích là nhằm tiết kiệm
thời gian, tất cả các học sinh đều có thể quan sát và tăng tính trực quan cho bài học.
18


2.8. Phương pháp dạy học theo chủ đề.
Trong thực tế vấn đề biển, đảo chỉ được nhắc đến rải rác trong một số nội dung

của sách giáo khoa nhưng điều kiện thuận lợi để tiến hành giáo dục chủ quyền biển, đảo
là việc xây dựng phân phối chương trình được chủ động hơn, dạy học theo chủ đề trở
thành xu thế. Giáo dục chủ quyền biển, đảo bằng cách xây dựng thành chủ đề Biển đảo,
giáo viên có thể thiết kế thành các nội dung như: đặc điểm của biển Đông và ảnh hưởng
của biển Đông đến thiên nhiên nước ta; Các bộ phận thuộc vùng biển Việt Nam và các
điều kiện để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển; Ý nghĩa của các đảo và quần đảo
trong chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. Việc xây dựng chủ đề
biển, đảo làm cho kiến thức về biển đảo của học sinh trở nên có hệ thống, liền mạch,
giáo viên dễ dàng tích hợp kiến thức liên môn làm cho vấn đề trở nên sinh động và có
tính thực tế cao hơn.
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Đối tượng thực nghiệm sư phạm là toàn bộ học sinh khối 12 của năm học 2017 2018 (tổng số 514 học sinh); trong đó 6 lớp 12C2; 12C3; 12C4; 12C5; 12C6; 12C7 là
các lớp được thực hiện giáo dục chủ quyền biển đảo (lớp thực nghiệm - tổng số 260 học
sinh). 6 lớp còn lại: 12T1; 12T2; 12T3; 12T4; 12T5; 12C1 là các lớp đối chứng (tổng số
254 học sinh). Để kiểm tra kết quả đạt được, sau khi dạy xong Bài 42. Vấn đề phát triển
kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo chúng tôi sử dụng cùng
một phiếu trả lời. Kết quả thu được như sau:
HS trả lời đúng
Câu hỏi khảo sát

Lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm

Số lượng

(%)

Số lượng


(%)

115

45,3

222

85.5

Nêu tên các huyện đảo và
tỉnh thành phố trực
thuộc?

88

35

163

62.5

Xác định vị trí của Hoàng
Sa, Trường Sa trên bản
đồ?

106

41.7


226

87.0

Nêu các bộ phận hợp
thành vùng biển nước ta?

Ý nghĩa của các đảo và
19


quần đảo trong chiến
lược phát triển kinh tế và
bảo vệ an ninh vùng
biển?

91

35.6

215

82.5

Tại sao phải khai thác
tổng hợp tài nguyên biển?

97

38,2


212

81,5

82

32,3

207

79,6

Tại sao phải tăng cường
hợp tác với các nước láng
giềng trong giải quyết các
vấn đề về biển và thềm
lục địa?

Với kết quả thu được như trên (bài khảo sát của các lớp thực nghiệm đều có kết
quả cao hơn so với các lớp đối chứng) chúng tôi nhận thấy kiến thức về biển, đảo của
học sinh đã tương đối toàn diện, không còn mơ hồ như trước. Điều đáng mừng là học
sinh rất hứng thú khi tìm hiểu về biển, đảo quê hương, rất phẫn nộ khi chủ quyền biển
đảo bị xâm phạm. Điều đó cũng khẳng định được phần nào kết quả của đề tài, đó là bồi
dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ. Những tín hiệu trên chứng tỏ việc giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh
trong môn học đã đạt được mục đích ban đầu mà chúng tôi đã đề ra. Qua bài học các
em không chỉ được trang bị thêm những kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa của đất
nước mà còn được bồi đắp thêm lòng tự hào, tình yêu quê hương cũng như ý thức giữ
gìn, bảo vệ chủ quyền đất nước, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập ... Các kĩ năng tự học và

sáng tạo của các em được phát huy tối đa thông qua các hoạt động tự học, tự tìm hiểu về
kiến thức biển đảo trên các phương tiện thông tin đại chúng; các hoạt động học tập trên
lớp; từ đó, giúp các em nhớ lâu, hiểu sâu hơn về những kiến thức mà các em vừa được
lĩnh hội, góp phần bồi dưỡng thêm niềm say mê, hứng thú đối với bộ môn địa lý.

20


KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Giáo viên phải trang bị kiến thức biển đảo một cách sâu rộng.
Nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo rất đa dạng, vấn đề biển Đông lại đang
diễn ra căng thẳng, để dạy tích hợp và xây dựng thành chủ đề đòi hỏi giáo viên phải tìm
tòi, nghiên cứu, cập nhật vấn đề sâu rộng. Không chỉ dừng lại ở chuyên môn Địa lí, giáo
viên phải hiểu sâu về chiều dài lịch sử, từ bước đầu khai chiếm biển Đông, xác lập chủ
quyền thông qua hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, khẳng định và thực thi chủ
quyền bằng hoạt động của đội Thủy quân vương triều Nguyễn, đến vấn đề chủ quyền ở
Hoàng Sa và Trường Sa trong thời Pháp thuộc hay thực trạng chiếm đóng và tranh biện
… Ngay cả các nguồn tư liệu phương đông, phương tây, tư liệu địa phương về biển
Đông, về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng rất cần thiết phải giới thiệu với học
sinh. Ngoài ra, các vấn đề thời sự nên được đề cập: vụ dàn khoan HD981, Trung Quốc
in ấn, xuất bản và đưa vào hộ chiếu bản đồ “đường lưỡi bò”, khách du lịch Trung Quốc
mặc áo phông có in hình bản đồ “đường lưỡi bò” ở tỉnh Khánh Hòa, ...
2. Sử dụng phương pháp trực quan là phương pháp hữu hiệu nhất để học sinh nắm
vững kiến thức biển đảo.
Phần lớn học sinh chưa bao giờ đặt chân lên các đảo, quần đảo, nhiều học sinh
miền núi chưa bao giờ biết đến biển. Phương pháp thực địa còn là một vấn đề còn khó
thực hiện ở các nhà trường. Vì vậy, giải pháp hữu hiệu nhất vẫn là sử dụng phương
pháp trực quan. Giáo viên nên tăng cường sử dụng bản đồ, mô hình, hình ảnh, video ...
với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

3. Giáo dục chủ quyền biển đảo không chỉ cung cấp kiến thức biển đảo mà phải khơi
dậy ở học sinh tình cảm và hành động đối với biển, đảo.
Vấn đề thuộc về lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục nhận thức do đó giáo viên
phải vận dụng những phương pháp khéo léo hơn để học sinh có thể khắc sâu nhận thức,
rung động trái tim và thôi thúc hành động. Đối với bản thân, trong quá trình giáo dục,
song song với những giờ học về phạm vi vùng biển, những số liệu thô cứng về sản
lượng, phân bố của các ngành kinh tế biển, tôi thường đan xen vận dụng những bài hát
về tình yêu biển đảo, về không khí lao động trên biển, kể những câu chuyện cảm động
của các người lính biển, kể về quá trình khai phá biển Đông của cha ông ... Những giờ
học như vậy, tôi cảm thấy học sinh rất hào hứng, say mê, từ đó tình yêu biển, đảo, tình
21


yêu quê hương đất nước như trỗi dậy, sự căm phẫn khi chủ quyền vùng biển bị xâm
phạm cũng trỗi dậy theo. Nếu vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo được thực hiện
thường xuyên, trong nhiều môn học, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ có một thế hệ trẻ dầy
nhiệt huyết, tự tin và hành động.
4. Để đạt hiệu quả cao về giáo dục chủ quyền biển đảo nên xây dựng thành các chủ
đề về Biển đảo.
Nội dung về biển đảo ở chương trình lớp 12 được trình bày rải rác, chưa nhất
quán, hơn nữa dung lượng kiến thức trong một tiết học lại quá nhiều, vì vậy, hiệu quả
tích hợp cũng chưa cao. Trong xây dựng phân phối chương trình mới, giáo viên được
quyền chủ động để phù hợp với môi trường giáo dục và đối tượng giáo dục, đó là điều
kiện thuận lợi để giáo viên phân tích, tổng hợp các vấn đề biển đảo ở các bài thành một
nội dung thống nhất: chủ đề biển đảo. Ở các trường có tiết phân phối tự chọn, giáo viên
có thể mở rộng nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo như chủ đề Hoàng Sa, Trường
Sa; vụ hạ dàn khoan HD981 ...
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
- Đối với chương trình sách giáo khoa cần đưa các nội dung giáo dục chủ quyền
rõ nét hơn, đặc biệt là vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Sách giáo khoa cũng cần

có hình ảnh minh họa nhằm thuyết phục hơn. Giáo viên cần lựa chọn nội dung thích
hợp trong từng bài dạy nhằm tuyên truyền, giáo dục biển đảo phù hợp, tránh tình trạng
ham kiến thức, sa vào một nội dung.
- Đối với các trường học, để giáo dục chủ quyền biển đảo đạt hiệu quả cao nhất
cần tăng cường tổ chức các chương trình ngoại khóa, trong điều kiện có thể cho học
sinh đi du lịch thực tế, thực địa tại các vùng biển và hải đảo.
- Cần có chính sách và cơ chế tài chính mạnh mẽ cho giáo dục tài nguyên biển
đảo và chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại biển Đông.
- Cần có cổng thông tin riêng, tin cậy cho giáo viên về các thông tin, sự kiện,
những cơ sở, chứng cứ lịch sử và căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; thông tin về chủ trương, chính sách mới
của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đảo; các văn bản thỏa thuận song phương và
đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc tế có liên quan tới biển
đảo Việt Nam.

22


- Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với các giáo viên, các nhà
trường trong công tác tuyên truyền biển đảo.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Quyên

23




×