Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một số biện pháp quản lí học sinh của giáo viên chủ nhiệm thông qua ban cán sự lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.66 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong giáo dục, chúng ta cần sự hòa nhập mạnh mẽ với bên ngoài, nhưng
sự hòa nhập đó luôn mang tính hai mặt của cuộc sống, cùng với những giá trị tốt
đẹp ta tiếp thu được, nhưng cũng không ít mặt tiêu cực ta không muốn tiếp thu,
nhưng nó vẫn đi theo ta suốt cả chặng đường. Chính điều này đã làm cho con
người ta như đang đứng giữa nga ba đường và luôn phải suy nghĩ nên chọn ngã
rẽ nào là đúng nhất.
Chúng ta thường có câu: trẻ em như là tờ giấy trắng mà ai trong chúng ta
cũng có thể vẽ lên đó. Nói cách khác, học sinh cũng là đối tượng dễ bị ảnh
hưởng từ các luồng tư tưởng, các phong thái, tính cách của những người xung
quanh. Đặc biệt hiện nay - thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ số, sự phát triển của mạng xã hội quá nhanh thì điều đó
lại càng rất dễ.
Trên thực tế, nhiều học sinh tốt, có ý thức, chăm ngoan, chịu khó học
hỏi, ... nhưng những học sinh chưa nhận thức đúng đắn được việc học tập và rèn
luyện cũng không ít. Hiện nay bất cứ trường nào, lớp nào cũng có những học
sinh tốt và những học sinh chưa tốt. Lớp tôi chủ nhiệm ở đây cũng không ngoại
lệ.
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, những năm trước tôi chưa đi sâu,
chưa chú ý nhiều đến công tác chủ nhiệm, chỉ mong là hoàn thành nhiệm vụ
công tác chủ nhiệm và các công việc chủ nhiệm chỉ mang tính hình thức còn tôi
chỉ chú ý tập trung vào công tác chuyên môn. Chính vì thế, ở những năm trước
tôi chưa quan tâm đến việc xây dựng một tập thể Ban cán sự lớp tốt, có thể quản
lớp những khi tôi không có mặt trên lớp, không quan tâm đến khả năng tự quản
của một số đối tượng học sinh, nên Ban cán sự lớp hoạt động chưa hiệu quả.
Những vấn đề này đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi nhìn lại quá trình
làm công tác chủ nhiệm của các năm trước, tôi thấy mình còn rất nhiều hạn chế
và những hạn chế này cần được khắc phục ngay. Điều đó làm tôi suy nghĩ, tìm
tòi để nâng cao công tác chủ nhiệm của mình. Tôi đã nghĩ và thử nghiệm nhiều
biện pháp. Và bây giờ tôi mong muốn tạo ra một bước ngoặt trong công tác chủ


nhiệm.
Tất cả những gì suy nghĩ và cách làm đã được tôi áp dụng thành công sẽ
được tôi trình bày trong “Một số biện pháp quản lí học sinh của giáo viên chủ
nhiệm thông qua Ban cán sự lớp”. Thông qua những biện pháp này có thể xây
dựng được một đội ngũ Ban cán sự lớp tốt, đủ sức để quản lớp những khi giáo
viên chủ nhiệm không có mặt trên lớp, và lớp vẫn hoạt động, duy trì được nề
nếp như những khi có giáo viên chủ nhiệm lên lớp.
Biện pháp này đã được tôi áp dụng trong năm học năm học 2017 - 2018
tại lớp 10A6 trường THPT Yên Định 1 và đã mang lại hiệu quả tích cực.

1


1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm giảm bớt gánh nặng cho giáo viên làm công tác chủ
nhiệm, và cũng giúp cho một số học sinh năng động, tự tin hơn trong các hoạt
động tập thể và phát huy được thế mạnh của mình.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10A6 trường THPT Yên Định 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, tôi đã quan sát các giáo viên chủ nhiệm
khác thực hiện quản lí học sinh, nhưng tôi thấy họ rất khó khăn trong việc quản
lớp, xây dựng tổ chức lớp. Chính vì thế tôi đã suy nghĩ rất nhiều, nghiên cứu
nhiều tài liệu và đưa ra một số giải pháp
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu “Các biện pháp quản lí học sinh của giáo viên chủ nhiệm thông
qua Ban cán sự lớp” tạo nên một tập thể đoàn kết, học tập tốt, hoạt động phong
trào tập thể tốt tại lớp 10A6 trường THPT Yên Định 1.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề

Chắc rằng trong chúng ta ai cũng biết, bản chất của quá trình giáo dục là
tổ chức toàn bộ các hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình.
Đối với giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông là người trực
tiếp vừa “dạy” và vừa “dỗ”, đảm nhận nhiều gánh nặng cũng như những trọng
trách cao cả, là người quản lí toàn diện một tập thể học sinh của một lớp, có
nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa là học sinh đầu cấp, các
em học sinh hầu hết đều đang trong độ tuổi trưởng thánh.
Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên
người giáo viên phải xác định rõ được vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục,
phải nắm được đường lối, quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời người giáo viên
chủ nhiệm cũng phải tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội tốt, tự rèn
luyện mình ở mức độ cao hơn.
Hàng năm khi được Ban giám hiệu nhà trường phân công nhiệm vụ, tôi
vừa mừng, vừa lo. Mừng vì mình có thể được cống hiến một phần công sức của
mình cho ngôi trường mà mình gắn bó. Lo là vì mỗi năm thì đối tượng học sinh
lại khác nhau, tâm sinh lí của các em cũng có sự thay đổi theo từng độ tuổi, hoàn

2


cảnh, có những em chăm ngoan học giỏi hơn và cũng có những em học sinh cá
biệt hơn, nghịch ngợm hơn so với năm học trước...
Năm nay tôi được Ban giám hiệu nhà trường tiếp phân công chủ nhiệm
lớp 10A6, đây là lớp thuộc phân ban cơ bản C, phần lớn học sinh là nữ, chăm
ngoan và có ý thức học tốt, thế nhưng, bên cạnh đó cũng còn có những em học
sinh nghịch ngợm, còn lơ là trong việc học. Thực trạng vấn đề này đã đặt ra một
số yêu cầu là tôi phải làm thế nào để các em cố gắng phấn đấu rèn luyện trong
học tập cũng như trong các hoạt động phong trào của lớp để có sự khác biệt (tốt
hơn) với các lớp khác trong khối và cũng như trong toàn trường.

2.2. Thực trạng của vấn đề
Là một giáo viên trung học phổ thông, tôi vừa là một giáo viên bộ môn,
và cũng vừa là một giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không
chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức quản lí học sinh sao cho
tốt, đó là một công việc khó và cũng rất nặng nề đối với người giáo viên làm
công tác chủ nhiệm.
Đối tượng học sinh lớp 10 là lứa tuổi “tinh nghịch”, lớn thì chưa lớn, nhỏ
thì cũng không phải và có thể coi là “nửa nạc nửa mỡ”, các em cũng có những
thay đổi về tâm sinh lý, tình cảm, dễ bị những tác động xấu từ bên ngoài nếu các
em không được giáo dục tốt.
Vào đầu năm học 2017 - 2018, sĩ số lớp tôi là 41 em, trong đó có 32 học
sinh nữ và 9 học sinh nam. Một số học sinh trong lớp điều kiện gia đình cũng
khó khăn, thiếu sự quan tâm sâu sát của gia định (thuộc hộ nghèo có 06 em học
sinh, thuộc hộ cận nghèo có 09 em học sinh, có 04 em học sinh mồ côi cha, 01
học sinh mồ côi mẹ, 1 học sinh cha mẹ ly thân đang ở với Ông bà ngoại, 6 em
bố mẹ đi làm xa ở với Ông bà ...), Ngoài ra còn một số cha mẹ học sinh ít quan
tâm đến việc học, giáo dục các em. Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn
thường có tâm lí chán học, thường xuyên chơi game (Hùng, Quốc Cường,
Linh...), một số em nữ có biểu hiện yêu sớm, nghiện fabook như em Hướng,
Hằng, Hoa, Hải Anh, Thanh Phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong lớp cũng có
một số em rất chăm chú, quan tâm đến đến học tập cũng như các hoạt động
phong trào của lớp (Hà, Quỳnh, Ngô Hồng, Chi, Ánh, Thắng, Nam, Ngàn,
Diệp...).
Từ thực tế trên, tôi thiết nghĩ vần phải xây dựng được một Ban cán sự lớp
thật tốt vừa có thể quản lí được học sinh trong lớp, vừa có thể là những người
bạn thường xuyên tâm sự, chia sẻ những vui buồn của cuộc sống hàng ngày
cùng nhau để cả lớp cùng đi lên.

3



2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp.
* Cơ sở để chọn ban cán sự lớp
Khi bắt đầu vào nhận lớp, tôi cố gắng nhớ hết tên học sinh trong lớp. Đây
là điều rất quan trọng. Bởi con người, ai cũng muốn mình là người quan trọng
đối với người khác, là người được người khác tôn trọng. Việc giáo viên gọi tên
các em học sinh mới ngay những ngày đầu gặp nhau là biểu hiện của điều đó.
Chắc chắn rằng học sinh sẽ rất vui, rất bất ngờ vì việc này. Chính điều này sẽ
giúp cho giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại ấn tượng của mình trong các
em. Điều quan trọng là các em nhận được sự tôn trọng của giáo viên chủ nhiệm
đối với mỗi học sinh.
Tiếp theo giáo viên chủ nhiệm sẽ thực hiện các kế hoạch chung của nhà
trường, có thể ví dụ như những buổi lao động đầu năm, hoặc là buổi học nội quy
nhà trường. Bằng những hoạt động như lao động, giáo viên chủ nhiệm sẽ định
hình được đội ngũ Ban cán sự lớp sau này và đưa ra những biện pháp giáo dục
học sinh về sau.
Sau khi nhận lớp, tôi cố gắng tìm hiểu ngay một số thông tin quan trọng
của một số học sinh như: Địa bàn cư trú ở đâu, học sinh thuộc diện khó khăn,
học sinh có hoàn cảnh cha mẹ đang trong tình trạng bất ổn về hôn nhân gia đình
hoặc là một số thông tin về học lực và hạnh kiểm của các em ở các lớp cấp dưới,
rồi năng khiếu của một số em ...
Trên cơ sở những thông tin đó, trước những hành vi ứng xử của học sinh,
tôi sẽ đưa ra được những biện pháp xử lí phù hợp, có thái độ, lời nói đúng mực,
tránh đụng chạm đến những vấn đề tế nhị hay nhạy cảm của các em và cũng là
để động viên kịp thời.
Theo tôi nghĩ, khi mới nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm không nên áp đặt
ngay những quy định của lớp, buộc các em vào ngay khuôn khổ của mình. Vì
điều này sẽ tạo cho các sự gò bó, thiếu thiện cảm với giáo viên chủ nhiệm.
Sau một thời gian làm quen được với lớp, đến tuần học đầu tiên, tôi cho

cả lớp tiến hành bầu Ban cán sự lớp, chia lớp theo các tổ, nhóm. Để bầu Ban cán
sự lớp hoạt động hiệu quả, hoạt động tốt, tôi đã tham khảo một số ý kiến từ
những thầy cô giáo dạy ở trường trung học cơ sở xung quanh, và cũng tham
khảo một số ý kiến của các em học sinh trong lớp thông qua các buổi lao động
đầu năm.

4


Tiêu chí một cán bộ lớp phải là người năng động, nhiệt tình, biết sống vì
tập thể, không được ích kỉ ... cho nên khi chọn Ban cán sự lớp tôi cần chú ý đến
tính cách của học sinh mà mình muốn chọn.
Ngay những ngày đầu, lớp có một vài buổi học tập nội quy, lao động, tôi
cũng có thể quan sát những học sinh mà mình có ý định đưa vào Ban cán sự lớp.
Trong khi các em học sinh cả lớp lao động, tôi quan sát để đánh giá về ý thức,
tác phong, trách nhiệm và khả năng phối hợp với các bạn khác. Đặc biệt trong
giờ lao động, người giáo viên có thể sẽ chọn được một lớp phó lao động tốt. Khi
quan sát, tôi không nhất thiết phải có mặt ở bên lớp mà tôi có thể quan sát học
sinh từ xa, vì khi đó thái độ, ý thức, khả năng tư duy và uy tín của các em học
sinh mới thực sự bộc lộ.
Ngoài ý thức trách nhiệm, các thành viên trong Ban cán sự lớp còn phải
có năng lực tốt. Muốn biết điều này cần phải dựa vào học bạ của học sinh ở các
lớp dưới và tham khảo các giáo viên chủ nhiệm ở cấp hai. Khi chọn Ban cán sự
lớp, tôi cố gắng phân chia ở mỗi địa bàn cư trú có một thành viên trong Ban cán
sự lớp. Làm được như vậy thì trong quá trình hoạt động của giáo viên mới có thể
nắm bắt được tình hình các thành viên trong lớp thông qua các em.
Tôi có thể cho một ví dụ cụ thể: Trường tôi đang công tác (trường THPT
Yên Định 1) nằm ở Thị Trấn Quán Láo trung tân của huyện Yên Định và xã
Định Tường: Lớp trưởng tôi chọn là một em học sinh thuộc Thị trấn Quán Lào,
một lớp phó tôi chọn là một học sinh ở gần trường thuộc xã Định Tường, còn

lớp phó còn lại tôi chọn em học sinh thuộc Định Hòa. Tương tự như vậy tôi
cũng chọn tổ trưởng của các tổ cũng phân chia theo địa bàn cư trú.
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc chọn Ban cán sự lớp rất quan
trọng, nhưng các thành viên trong lớp cũng có vai trò không kém. Vì vậy khi lựa
chọn giáo viên cần căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể, điều này thể hiện qua
việc bình bầu dân chủ trong lớp.
Khi tiến hành chia tổ, tôi cũng cần tạo ra sự đồng đều trong tổ, có nghĩa là
mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, hạnh kiểm, hoàn cảnh gia đình,
địa bàn cư trú, ... tương đồng nhau. Làm được như vậy thì trong quá trình học
tập các em có thể hỗ trợ nhau, nhắc nhở nhau trong học tập cũng như trong các
hoạt động.
Khi tiến hành bầu Ban cán sự lớp, tôi nêu ra ý kiến: “Ban cán sự lớp do
thầy chọn hay các em chọn?”. Khi học sinh cả lớp quyết định do các em chọn thì
giáo viên chủ nhiệm cần thỏa thuận: “thầy đồng ý cho các em chọn nhưng khi
chọn xong các em phải tôn trọng, hoạt động theo sự điều hành của các bạn trong
Ban cán sự lớp”. Việc bầu chọn Ban cán sự lớp được tiến hành trong tiết sinh
hoạt chủ nhiệm đầu tiên ở tuần thứ nhất. Khi bầu Ban cán sự lớp, tôi thông qua
các tiêu chuẩn của các chức danh được bầu.
5


Có thể đưa ra một vài ví dụ:
* Tiêu chuẩn của ban cán sự lớp.
- Tiêu chuẩn của lớp trưởng
Học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt, năng động, nhiệt tình, có khả năng
tổ chức, có uy tín với các bạn trong lớp. Lớp trưởng không chỉ đơn thuần, nhất
thiết phải là người đứng đầu lớp về học tập mà là người có khả năng tổng hợp,
biết phân phối, giải quyết hài hòa, hợp lý các công việc, mối quan hệ để đưa
thành tích tập thể lớp cũng như cá nhân được tiến lên. Trên kinh nghiệm và góc
độ quan sát thì một lớp trưởng “cừ” phải có những tố chất sau:

+ Có tinh thần tập thể cao.
Đây là tiêu chí quan trọng và đầu tiên của một lớp trưởng. Có vô số công
việc đè lên vai khi các em làm lớp trưởng. Chính vì thế, song song với việc lo
việc học tập và rèn luyện cá nhân thì công việc và lợi ích của tập thể phải đặt lên
hàng đầu.
+ Nhanh nhẹn, hoạt bát và sôi nổi.
Khi trên cương vị là lớp trưởng, lớp trưởng không chỉ đơn giản chỉ lo cho
mình bản thân mình như những người bạn khác, mà còn phải lo cho cả tập thể.
Đối với các bạn học sinh thì thường xuyên có những hoạt động đoàn thể và thi
thoảng có “mini game, mini party” nên nếu không có sự nhanh nhẹn, sôi nổi thì
khó có thể tổ chức được những hoạt động như vậy.
+ Có khả năng trong học tập và quản lý.
Là một lớp trưởng, về lý thuyết phải là người dẫn đầu về tất cả. Tuy nhiên,
thật khó để một bạn có đủ tiêu chí trên. Vì thế, một lớp trưởng chỉ cần có tương
đối đầy đủ các điều kiện này cũng đủ để tạo ra uy tín và trọng lượng trong hành
động.
+ Có khả năng chịu đựng cao.
Hẳn không ít các bạn lớp trưởng từng nghe câu “trách nhiệm”. Trên cương
vị lớp trưởng tổ chức, quản lý và duy trì lớp học thì luôn phải có trách nhiệm
trước thầy cô và tổ chức. Vì vậy, mỗi khi có một sự việc nào đó xảy ra, người bị
quy trách nhiệm đầu tiên chính là lớp trưởng. Do đó, lớp trưởng không thể thiếu
khả năng chịu đựng.
+ Có chỉ số EQ cao.
Đây là chỉ số “Trí tuệ cảm xúc”. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ
năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, dễ hiểu hơn là khả năng tương tác
và xử lý tốt trong các tình huống. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng
của một lớp trưởng, nó cũng là yếu tố quyết định thành công của mỗi cá nhân.

6



Lớp trưởng cũng như người anh và “Làm anh khó đấy – phải đâu chuyện
đùa”, đòi hỏi yêu cầu tổng hợp các khả năng cũng như hài hòa các mối quan hệ
trong quản lý con người. Tuy nhiên đó cũng là một thử thách, trải nghiệm của
các em. Sẽ có rất nhiều kỷ niệm vui để nhớ.
- Tiêu chuẩn của lớp phó học tập: Học lực giỏi, hạnh kiểm tốt, nhiệt tình
giúp đỡ bạn bè, tính tình hòa đồng, ...
Qua các tiêu chuẩn mà tôi đưa ra như thế, các em học sinh trong lớp bắt
đầu đã định hình được những người mà mình sẽ chọn. Chọn xong lớp trưởng,
lớp phó học tập, đến lớp phó lao động (giáo viên có thể quan sát qua các buổi
lao động đầu năm), giáo viên có thể chỉ định luôn và phân tích, đưa ra các lí do
để các em học sinh trong lớp thuyết phục vì sao chọn em học sinh này . Đến lượt
bầu lớp phó văn - thể - mĩ thì tôi đưa ra một số tiêu chí như học khá trở lên, có
năng khiếu: ca hát, múa, hoặc có thể chơi được một loại nhạc cụ nào đó... sau đó
các em học sinh trong lớp tự bầu. Sau đó là bầu thủ quỹ tôi cũng đưa ra một vài
tiêu chí và hỏi ý kiến của các em học sinh trong lớp xem đã có em nào ở lớp
dưới có kinh nghiệm, uy tín làm công việc này và để các em tự bầu. Khi bầu tổ
trưởng, giáo viên cũng nên định hướng cho các em. Bên cạnh bầu lớp trưởng,
lớp phó, thủ quỹ, tổ trưởng tôi còn định hướng cho các em lựa chọn ra một cán
sự lớp làm thư ký, thông thường chúng ta đều nghĩ trong một lớp học không
nhất thiết phải có thư ký, tuy nhiên tôi nghĩ đây lại là một móc xích quan trọng
không thể thiếu trong quá trình quản lý lớp.
Kết quả bầu chọn Ban cán sự lớp 10A6 như sau:
Lớp trưởng: LêThị Tú Hà
Lớp phó học tập 1: Lê Thị Nam (chịu trách nhiệm các môn tự nhiên).
Lớp phó học tập 2: Ngô Yến Quỳnh (chịu trách nhiệm các môn xã hội).
Lớp phó lao động: Lê Văn Thắng
Lớp phó văn - thể - mĩ: Lê Thị Hồng Phượng
Thủy quỹ: Phạm Thị Chi.
Thư ký: Lê Thị Thùy Dung

Tổ trưởng tổ 1: Lê Thị Thúy Ngàn
Tổ trưởng tổ 2: Lê Thị Diệp
Tổ trưởng tổ 3: Lê Thị Loan
Tổ trưởng tổ 4: Trần Quốc Tuấn
7


2.3.2. Xây dựng ban chấp hành chi đoàn lớp.
* cơ sở bầu ban chấp hành chi đoàn.
Bí  thư chi đoàn và các Ủy viên Ban Chấp hành: Trực tiếp liên hệ với
Đoàn trường trong công tác đoàn hàng tuần, tháng theo quy định. Đồng thời
cũng là người tham mưu với giáo viên chủ nhiệm trong phân công các thành
viên tham gia các hoạt động phong trào, đoàn thể nhà trường phát động. Theo tôi
ban chấp hành chi đoàn lớp cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với
lớp.
Qua gợi ý phân công của các em học sinh, giáo viên chủ nhiệm xem xét
và phê duyệt. Đặc biệt, trong công tác này giáo viên chủ nhiêm cần quán triệt
cho học sinh tinh thần hết mình, vô tư, không đặt nặng thành tích thi đua, hơn
thua… mà chủ yếu qua hoạt động này để rèn luyện tinh thần đoàn kết, tập thể và
vì trách nhiệm chung trong tập thể.
Tôi cũng đưa ra một số yêu cầu đối với các em, ví dụ như làm bí thư chi
đoàn phải là người năng động, đã được kết nạp đoàn từ lớp dưới đồng thời phải
có học lực đạt từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt và là người có khả năng văn nghệ
một chút. Bầu ban chấp hành chi đoàn lớp được tổ chức trong buổi đại hội thành
lập chi đoàn do Đoàn trường tổ chức.
* Kết quả bầu
Tại buổi Đại hội thành lập chi đoàn đã bầu ban chấp hành chi đoàn như
sau:
Bí thư: Ngô Thị Hồng.
Phó bí thư: Lê Thị Tú Hà.

Ủy viên: Lê Văn Thắng.
Sau khi bầu chọn xong Ban cán sự lớp, tôi tiến hành phân công cụ thể cho
từng chức cụ trong lớp:
2.3.3. Nhiệm vụ của ban cán sự lớp.
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng về việc quản
lý , điều hành mọi mặt của lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm hoặc theo lệnh
của giáo viên chủ nhiệm. Cụ thể như sau:
+ Thay mặt giáo viên chủ nhiệm quản lý, duy trì trật tự kỷ cương, điều
hành lớp thực hiện nội dung, kế hoạch theo qui định của trường , nhận chìa khóa
phòng học tại phòng trực (bảo vệ). Chịu trách nhiệm về mọi hiện tượng và mọi

8


việc xẩy ra ở lớp trong quá trình mình phụ trách. Khi có vụ việc mà mình không
thể quản lý điều hành và xử lý được phải báo cáo gấp với người có trách nhiệm
nơi gần nhất (Ban Giám Hiệu, Bảo vệ, giáo viên phụ trách Đoàn, giáo viên bộ
môn hoặc bất cứ cán bộ – công nhân viên chức nào của trường).
+ Trước khi vào mỗi tiết học phải ghi sĩ số, tên học sinh vắng có phép
hay không lên góc bảng phía cửa ra vào của lớp. Nếu phải di chuyển phòng học,
tập hợp lớp theo 2 hàng dọc và chỉ huy di chuyển có trật tự về phòng được qui
định. Nếu vắng giáo viên dạy phải báo cáo ngay với Ban giám hiệu, giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên phụ trách Đoàn để xử lý .
+ Thường xuyên theo dõi lịch công tác, thông báo của trường để triển
khai công việc cho lớp đúng theo yêu cầu của trường.
+ Tuyệt đối chấp hành và thực hiện những yêu cầu, mệnh lệnh của giáo
viên chủ nhiệm hay người có trách nhiệm của nhà trường, hoàn thành tốt các
yêu cầu mệnh lệnh đó .
+ Cuối tuần phải báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình của lớp,

đề nghị giáo viên chủ nhiệm tuyên dương những cá nhân có thành tích, tiến bộ
trong học tập, tu dưỡng rèn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hay
trách phạt những cá nhân vi phạm nội qui qui đinh của nhà trường, lớp.
+ Cùng với giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp đánh giá xếp loại hạnh
kiểm của các thành viên trong lớp trước khi nhà trường xét duyệt .
* Nhiệm vụ của lớp phó:
- Nhiệm vụ chung.
Chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm về việc quản lý, điều hành
những mặt, phần việc của lớp được phân công hoặc theo lệnh của giáo viên chủ
nhiệm. Cụ thể như sau:
+ Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân công, điều hành thực thi và xử lý
các công việc, phần việc được giao cũng như kết quả, hiệu quả các công việc đó.
+ Tuyệt đối chấp hành và thực hiện những yêu cầu, mệnh lệnh của giáo
viên chủ nhiệm hay của lớp trưởng, hoàn thành tốt các yêu cầu mệnh lệnh đó.
+ Hàng tuần phải báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình, kết quả
những mặt, những phần việc được giao, đề nghị giáo viên chủ nhiệm tuyên
dương hay trách phạt những cá nhân có thành tích hay phạm lỗi trong những
phần việc do mình phụ trách .
+ Cùng với giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp đánh giá xếp loại hạnh
kiểm của các thành viên trong lớp trước khi nhà trường xét duyệt.
9


+ Thay thế lớp trưởng quản lý lớp khi không có lớp trưởng (theo thứ tự :
Lớp phó phụ trách học tập, lớp phó phụ trách lao động, lớp phó phụ trách văn
thể) hay được giáo viên chủ nhiệm chỉ định.
- Nhiệm vụ cụ thể
+ Lớp phó học tập: Đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong lớp học tập,
giúp đỡ những học sinh yếu trong khả năng của mình. Kiểm tra bài cũ đối với
các thành viên trong lớp ở 15 phút đầu giờ.

+ Lớp phó lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc các thành viên trong
lớp ở các buổi lao động. Theo dõi công tác trực nhật hàng ngày của các tổ, ý
thức giữ gìn vệ sinh cá nhân các thành viên trong lớp. Cuối tuần báo cáo về giáo
viên chủ nhiệm.
+ Lớp phó văn - thể - mĩ: chịu trách nhiệm về các hoạt động văn nghệ, thể
dục thể thao.
* Nhiệm vụ của thủ quỹ: thu - chi, quản lí các khoản quỹ của lớp, cuối
tháng báo cáo công khai trước lớp.
* Nhiệm vụ của thư ký:
+ Ghi danh sách học sinh vào sổ ghi tên ghi điểm của lớp
+ Chịu trách nhiệm bảo quản và quản lý, ghi và tổng kết sổ đầu bài. Cụ
thể là : Hàng ngày nhận và trả sổ đầu bài ở phòng văn thư.
+ Ghi các mục trong số đầu bài mà học sinh được quyền ghi ví dụ như:
ngày, tháng, năm, tên tiết học, tên bài dạy, số học sinh vắng học trong một tiết
học.
+ Thư ký phải trực tiếp ghi các cột: Thứ, ngày tháng; Tên học sinh nghỉ
tiết. Ghi tên học sinh trực nhật theo phân công của lớp; Cột học sinh nghỉ tiết :
ghi tên học sinh vắng, ghi chú rõ có phép hay không phép. Hàng tuần căn cứ tiêu
chuẩn xếp loại tiết học đánh giá lại bằng bút chì và thống kê số tiết đạt học tốt,
tiết A, B, C (sau khi đã chỉnh theo chuẩn xếp loại); số lượt đạt các điểm kiểm tra
bài cũ (từ 0 đến 2, 3 và 4, 5 và 6, 7 và 8, 9 và 10, lượt học sinh không chuẩn bị
bài) vào dòng cuối của sổ theo dõi của lớp được giáo viên chủ nhiệm phát .
+ Ghi biên bản các cuộc họp của lớp, của cán bộ lớp và của cán bộ lớp với
giáo viên chủ nhiệm.
+ Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, chính xác các yêu cầu và mệnh lệnh của
giáo viên chủ nhiệm.

10



* Nhiệm vụ của các tổ trưởng: Chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ
nhiệm về việc quản lý, điều hành mọi mặt của tổ. Cụ thể như sau:
+ Chịu trách nhiệm quản lý, duy trì trật tự kỷ cương, chất lượng, kết quả,
hiệu quả các nhiệm vụ mà tổ phải thực hiện theo qui định của lớp, trường.
+ Tuyệt đối chấp hành và thực hiện những yêu cầu, mệnh lệnh của giáo
viên chủ nhiệm hay của lớp trưởng, lớp phó, hoàn thành tốt các yêu cầu mệnh
lệnh đó.
+ Hàng tuần phải báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình của tổ, đề
nghị giáo viên chủ nhiệm tuyên dương những cá nhân có thành tích, tiến bộ
trong học tập, tu dưỡng rèn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hay
trách phạt những cá nhân vi phạm nội qui qui đinh của trường, lớp trong tổ của
mình.
+ Dự kiến xếp loại hạnh kiểm cho các thành viên của tổ mình, cùng với
giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp dự kiến đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các
thành viên trong tổ và lớp trước khi nhà trường xét duyệt .
+ Phân công, theo dõi, đôn đốc các thành viên trong tổ trực nhật, vệ sinh,
hoạt động hàng ngày của các tổ viên. Kiểm tra bài cũ các thành viên trong 15
phút sinh hoạt đầu giờ.
* Nhiệm vụ của ban cán sự đoàn lớp: Chịu sự phân công của Ban chấp
hành Đoàn trường.
Các cán bộ lớp ngoài việc thực hiện đúng, đủ các nhiệm vụ của người
học sinh thì phải thực hiện tốt các chức trách, nhiệm vụ theo chức danh qui định
trên . Cuối mỗi học kỳ, căn cứ mức độ kết quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ
của người học sinh và người cán bộ lớp để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và
tuyên dương hay xử phạt theo qui định của trường.
2.3.4. Giải pháp để ban cán sự hoạt động hiệu quả.
Vậy làm sao để phát huy được vai trò của Ban cán sự lớp? Tôi thiết nghĩ
trước hết giáo viên phải tạo được thiện cảm và niềm tin, quan trọng hơn là dám
tin và dám giao nhiệm vụ cho các em. Bên cạnh đó là sự định hướng và hướng
dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Một ý kiến cũng cần được lưu ý nữa là do các em

cùng chung một lớp, chung một độ tuổi, chung địa bàn cư trú nên học sinh
thường hiểu nhau, nắm được thông tin của nhau. Các em có thể tâm sự với nhau
những điều mà chúng khó tâm sự với giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ
nhiệm nên tận dụng ưu thế điểm này ở Ban cán sự lớp để nắm tình hình của các
thành viên trong lớp, không những thế, giáo viên chủ nhiệm còn có thể “nhờ”
các em giải quyết những vấn đề mà bản thân mình khó giải quyết.

11


Trong mỗi một lớp thường có những học sinh giỏi, khá, trung bình khác
nhau, ít vì lí do năng lực, mà phần nhiều là do lười biếng không chịu học bài và
làm bài tập ở nhà, cha mẹ không quan tâm... Trong trường hợp này kết hợp với
Ban cán sự lớp hỗ trợ các em trong 15 phút đầu giờ, hoặc là làm bài tập ở nhà,
giáo viên chủ nhiệm cho Ban cán sự lớp giám sát việc học tập của các thành
viên trong lớp để thúc dục ý thức trách nhiệm đối với việc học của mình.
Qua quá trình làm việc và hoạt động của lớp, tôi thấy Ban cán sự lớp làm
việc hiệu quả, được các thành viên trong lớp tôn trọng. Chính điều này là nhân
tố tích cực giúp lớp tôi luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ mỗi khi Ban giám hiệu
nhà trường, tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường và các
tổ chức khác trong nhà trường giao và được các giáo viên trong trường đánh giá
rất cao.
2.4. Kết quả đạt được
Việc sử dụng “một số biện pháp quản lí học sinh của giáo viên chủ nhiệm
thông qua Ban cán sự lớp” đã mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác chủ
nhiệm của tôi.
Và đến cuối năm học 2017 - 2018 lớp tôi đã đạt được các kết quả như
sau:
+ Về học tập và rèn luyện
Loại Giỏi

Học tập

Loại Trung bình

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

5

12,2%

30

73,2%

06

14,6%

Loại Tốt
Hạnh

kiểm

Loại Khá

Loại Khá

Loại Trung bình

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

41

100%

00

00

00


00

+ Về các hoạt động phong trào: Trong năm học 2017 - 2018 Đoàn thành
niên Cộng sản Hồ Chí Mính nhà trường tổ chức 03 nội dung thi để Chào mừng
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn 26/3 cho tất cả các lớp
trong toàn trường: Bóng đá mini nam, thi rung chuông vàng, thi văn nghệ. Kết
quả lớp tôi đã đạt được: Giải Nhì môn bóng đá mini nam, loạt vào tốp 10 học
sinh xuất sắc nhất trong cuộc thi rung chuông vàng, giải ba hội thi văn nghệ cấp
trường nhân kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26/3 và được huyện Đoàn lấy đi biểu
diễn ở bên huyện.

12


+ Xếp vị trí thứ Nhất trong công tác thi đua toàn trường.
+ Cuối năm được nhà trường xếp danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc sử dụng “Các biện pháp quản lí học sinh của giáo viên chủ nhiệm
thông qua Ban cán sự lớp” đã mang lại một kết quả rất khả thi. Vậy để làm được
điều này tôi thiết thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần:
Có lòng nhiệt tình tính chịu khó, năng động sáng tạo nhất là thực sự yêu
mến quan tâm đến học sinh như chính con em mình. Đúng như ông cha ta đã
nói: “Trồng cây gì thu được quả đó”. Vâng! Chúng ta hãy cởi mở tâm hồn mình
với mọi người, với các em. Hãy tin tưởng, yêu thương các em bằng chính trái
tim của người anh, người chị, người cha, người mẹ.
Người giáo viên cần phải nắm và am hiểu sự phát triển tâm sinh lí của học
sinh trung học phổ thông để để có biện pháp giáo dục hợp lí, không quá khuôn
mẫu, mỗi con người đều có hoàn cảnh, có tâm sự, có tình cảm, tính tình khác
nhau cho nên việc am hiểu các em và tìm biện pháp giáo dục thích hợp quả là

không đơn giản. Nó vốn đã khó với một giáo viên lại càng khó hơn đối với một
giáo viên chủ nhiệm. Theo tôi nghĩ, chúng ta những người giáo viên hãy đặt
niểm tin thực sự vào các em, khi đó các em mới tự tin thể hiện và khẳng định
được những năng lực thực sự của mình.
Người giáo viên phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng toàn vẹn
từ nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng
xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. Để
trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tôi luôn quan niệm: Phải sống
cho trong sạch dù có nghèo về vật chất nhưng luôn giàu có về mặt tâm hồn, tình
cảm và mỗi ngày sẽ là một sự tiến bộ hơn hoàn thiện hơn.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phải
thực sự am hiểu nắm bắt sâu sát, chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và
Nhà nước trong thời kì đổi mới. Chính lí tưởng và lòng yêu nghề mến trẻ sẽ là
nghị lực niềm tin để người giáo viên vững bước trong sự nghiệp giáo dục mà
mình đã theo đuổi.
Giáo viên cần không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, phải có tay
nghề cao. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của công tác chủ nhiệm.
Tóm lại, để làm tốt “Một số biện pháp quản lí học sinh của giáo viên chủ
nhiệm thông qua Ban cán sự lớp”, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ
phải là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm đến chất lượng hai
mặt giáo dục là học lực và hạnh kiểm của học sinh (là vấn đề trọng tâm) mà còn
phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể

13


chất, phải tạo điều kiện thuận lợi cho các em có cơ hội khẳng định, thể hiện
được năng lực, năng khiếu của mình, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mạng
internet đang phủ sóng toàn cầu và khi cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ
4 đang tác động đến mọi mặt của đời sống của con người. Do vậy, theo tôi, hai

yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối là người giáo viên chủ nhiệm lớp đó là “cái
tài” của một người quản lí và “cái tâm” của một nhà giáo dục.
3.2. Kiến nghị
Giáo dục là cả một quả trình, nên để làm tốt được vấn đề này thì mỗi thầy
cô giáo cần phải biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung,
độ lượng,… chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo
dục học sinh lớp mình phụ trách.
Qua ý tưởng và sáng kiến áp dụng “Một số biện pháp quản lí học sinh của
giáo viên chủ nhiệm thông qua Ban cán sự lớp” của tôi ở trên chắc chắn không
tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng
nghiệp, của mọi người để ý tưởng của tôi được hoàn thiện và đạt kết quả cao
hơn trong quá trình chủ nhiệm lớp ở cấp trung học phổ thông.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lưu Vũ Luyện

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các website: google.com

Vietbao.vn
Baomoi.com
SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI:
STT

Tên SKKN

1

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử
ở trường THPT Yên Định I

Cấp đánh giá, xếp
loại

Năm học

Cấp sở, xếp loại c 2013 -2014

15


MỤC LỤC
1.
MỞ
ĐẦU:..................................................................................................
1.1.

do

chọn
đề
tài:...................................................................................
1.2.
Mục
đích
nghiên
cứu: ............................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu:...........................................................................
1.4.
Phương
pháp
nghiên
cứu:.......................................................................
1.5. giới hạn phạm vi nghiên cứu..............................................................
2. NỘI DUNG:..............................................................................................
2.1. Cơ sở lí luận:..........................................................................................
2.2. Thực trạng vấn đề :...........................................................................
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:............................
2.3.1. Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp …………….............................
2.3.2. Xây dựng ban chấp hành chi đoàn lớp..........................................
2.3.3. Nhiệm vụ của ban cán sự lớp:.......................................................
2.3.4. Giải pháp để ban cán sự lớp hoạt động hiệu quả..........................
2.4. Kết quả đạt được:.............................................................................
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................................
3.1. Kết luận:.................................................................................................
3.2. Kiến nghị: ..............................................................................................
Tài
liệu
tham

khảo:........................................................................................
Sáng kiến được xếp loại:...............................................................................

1
1
2
2
2
2
2
2
3
4
4
8
8
11
12
13
13
14

16



×