Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
MC LC
Trang
PHN A ĐẶT VẤN ĐỀ
I
Lời mở đầu
II
2
2
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
PHẦN B
I.
II.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
PHẦN C
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Các giải pháp thực hiện
Các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện
Tuyên truyền, phổ biến các quan điểm…
Đổi mới công tác giáo dục đạo đức
Củng cố và tăng cường công tác giáo dục đạo đức…
Đấu mối chặt chẽ với các lực lượng xã hội…
Xử lí kịp thời, đúng quy định…
Tổ chức các diễn đàn…
Tăng cường vai trị của tổ chức Đồn…
KẾT LUẬN
Tài liệu tham kho
4
5
7
8
8
9
10
12
13
15
15
16
A. Đặt vấn đề
I.
Lời mở đầu:
Trong thi kỡ Cụng nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước hiện nay, với nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang mở cửa hội nhập quốc tế,
với những thời cơ, vận hội lớn, cùng với đó là những thách thức không nhỏ, trong
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
1
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
cụng tỏc giỏo dục – đào tạo cũng vậy, yếu tố phát triển then chốt là phải quan tâm
đến nguồn lực con người, trong đó có chất lượng giáo dục học sinh.
Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam được Nghị quyết Đại hội lần thứ X của
Đảng chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam…bồi
dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý
tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hố con người Việt
Nam”. Tuy vậy, mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã và đang
gây ra nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt trong đời sống xã hội. Ngành
giáo dục cũng không ngoại lệ, hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong
đó có việc giữ gìn và phát huy những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống
của dân tộc Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong nhà trường,
tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, với thầy cô giáo,
nói tục, khơng trung thực, ham chơi, xuất hiện thói vơ cảm, đặc biệt là tình trạng
bạo lực học đường đang là những vấn đề gây nên sự bức xúc trong dư luận xã hội
đòi hỏi việc giáo dục đạo đức cho học sinh lại càng cần thiết được quan tõm, chỳ
trng.
Thực ra nhng vấn đề này không mới nhng đang có chiều hớng khá phức tạp
cần có sự quan tâm giải quyết không chỉ của từng trờng học, của ngành Giáo dục
mà còn của các cấp, các ngành, của các lực lợng trong xà hội. Nhng vn ny
đang tồn tại ở các mức độ khác nhau, không phân biệt vùng miền. Nếu chú trọng
ngăn chặn và giáo dục cho học sinh ý thức đợc cách c xử văn hóa, tôn trọng mọi ngời, rèn luyện kĩ năng sống cho các em thì không những vấn đề đợc giải quyết mà
các giá trị văn hóa tinh thần, mục tiêu của nhiệm vụ giáo dục cũng đợc thực hiện có
hiệu quả, tạo dựng nên những con ngời sống có văn hãa, cã Ých cho x· héi.
HiƯn nay, Bé Gi¸o dơc và đào tạo đang tip tc phát động thực hiện mạnh mẽ
cuộc vận động Hai không, xây dựng Trờng học th©n thiƯn, häc sinh tÝch cùc”,
đặc biệt là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
2
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
õy là những néi dung quan träng, cÇn thiÕt, làm cốt lõi để thực hiện tốt nhiệm vụ
giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.
Trong những năm vừa qua, trong vai trị là một cán bộ quản lí, cùng với tập thể
sư phạm trường THPT Thạch Thành IV, chúng tôi đã có những cách làm hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, nhìn chung,
công tác quản lý giáo dục đạo đức của trường còn những tồn tại như: Việc xây
dựng kế hoạch giáo dục đạo đức chưa cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình,
thường xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn. Nội dung các hoạt động giáo
dục đạo đức chưa phong phú; các phương pháp giáo dục đạo đức chưa sinh động,
thu hút, nhiều học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp
trong việc tự rèn luyện bản thân, việc kiểm tra đánh giá có lúc cịn hình thức, chưa
mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời, giáo viên chủ nhiệm chưa xây
dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp, ít quan
tâm và đầu tư cơng sức vào công tác giáo dục đạo đức; ý thức thực hiện nội quy
của một bộ phận học sinh chưa cao, nhiều em thường xun vi phạm. Chính vì thế
tơi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng
cao hiệu quả cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch
Thành 4”. Dù đây là đề tài không mới, bản thân tôi cũng xin đưa ra một số sáng
kiến, cách quản lí để áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Thạch Thành IV từ đó
giúp nhà trường hồn thành tốt nhiệm vụ giáo dục.
II.
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Tính đến năm học 2012 – 2013 trường THPT Thạch Thành IV vừa tròn 06 năm
tuổi, vùng quy định tuyển sinh của nhà trường gồm 06 xã: Thạch Quảng, Thạch
Cẩm, Thạch Lâm, Thạch Tượng, Thành Mỹ, Thành Yên. Trong 06 xã nói trên có
04 xã vùng 135, 02 xã vùng khó. Mặt bằng dân trí và điều kiện kinh tế khu vực
tuyển sinh thấp, đầu vào lớp 10 của nhà trường không cao (nhiều năm hầu như
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
3
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
khụng b im liệt là trúng tuyển), đây là khu vực có tuyến đường Hồ Chí Minh đi
qua, trường lại đóng trên địa bàn xã Thạch Quảng, là khu vực có nhiều hàng quán,
nhà nghỉ, quán internet, bi-a gần các trường học được mở rất nhiều cũng làm cho
nhiều học sinh ham chơi, không quan tâm đến việc học hành, hơn nữa xã Thạch
Quảng là địa bàn nhạy cảm với tai tệ nạn xã hội, các vụ trọng án, tai nạn giao thông
nghiêm trọng đều đã xuất hiện tại đây.
Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường cộng với những luồng tư
tưởng, văn hóa lệch lạc, sự phát triển tràn lan khó kiểm sốt các nội dung khơng
lành mạnh của hệ thống thông tin điện tử đặc biệt là mạng internet, các trò chơi bạo
lực cùng với sự quan tâm, giáo dục chưa đầy đủ, đúng mực của gia đình, chương
trình, nội dung giáo dục trong nhà trường chưa thực sự đồng bộ, giáo dục toàn diện,
kỹ năng sống cho học sinh cịn thiếu, q trình đấu mối, kết hợp các lực lượng giữa
nhà trường, gia đình, các cơ quan chức năng cịn chưa đi vào thực chất thậm chí
q trình xử lý học sinh sai phạm chưa đúng… tất cả đều có thể ảnh hưởng tới
nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh.
Tại trường THPT Thạch Thành 4, các em học sinh thuộc số hộ đói nghèo cịn
rất cao so với mặt bằng trong huyện Thạch Thành nên sự chăm lo của phụ huynh
cho việc học tập của con cái cịn nhiều hạn chế, tình trạng học sinh chây lười trong
học tập, rèn luyện, vi phạm đạo đức vẫn còn diễn ra nên vấn đề giáo dục đạo đức
cho học sinh càng cần thiết được quan tâm, chú trọng.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Việc học sinh vi phạm trong và ngoài nhà trường cũng như các yếu tố tiêu cực
khác là một sản phẩm phức hợp có thể liên quan đến nhiều yếu tố: Bản thân học
sinh (bao gồm cả giáo dục gia đình), mơi trường sống (xóm giềng, xã hội), văn hố
học đường (văn hóa tổ chức và thực hiện việc dạy học và các hoạt động ngoại
khóa), hệ thống pháp luật, môi trường thông tin và giao lưu (Mạng Internet…).
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
4
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
Mt hnh vi vi phạm đạo đức của học sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, chẳng hạn như từ sự bất ổn tâm lí của một học sinh, do ảnh hưởng từ các yếu
tố mơi trường xã hội, q trình giáo dục… .
Để giải quyết cặn kẽ vấn đề, trước hết là xác định đúng đắn, chính xác mức độ
trách nhiệm của bản thân, bàn bạc, xây dựng một nguyên tắc chung về sự hình
thành một nền văn hóa giáo dục với các tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống, từ đó phát
triển thành các quan điểm và quy tắc cụ thể làm chuẩn đánh giá và điều chỉnh, cảm
hóa hành vi của học sinh.
Đây là vấn đề lớn, mang tính chất quốc gia. Tôi chỉ đề cập đến những vấn đề cụ
thể tại trường THPT Thạch Thành IV bằng việc cụ thể hóa khẩu hiệu “Tiên học lễ,
hậu học văn” trong đó có sự chú trọng giáo dục về đạo đức, được thể hiện qua các
kế hoạch, hoạt động của nhà trường, lồng ghép trong giờ chào cờ, trong các hoạt
động ngồi giờ lên lớp hay trong mơn giáo dục cơng dân để giảng dạy cho học sinh
đó là văn hóa tơn trọng con người mà trước hết là văn hóa tơn trọng học sinh, tơn
trọng giữa học sinh với nhau, tôn trọng người làm công tác giáo dục, môi trường
học đường, để làm được điều này cần thiết phải:
- Đưa ra hệ thống các nhiệm vụ có liên quan đến cơng tác giáo dục đạo đức, xây
dựng các tình huống, cụ thể hố và trình bày các tình huống từ đó có biện pháp giải
quyết hợp lí nhất.
- Kiểm tra, đánh giá thực trạng, dự báo tình hình, mời nói chuyện, hội thảo về các
vấn đề có liên quan.
- Tăng cường giáo dục các kĩ năng sống.
Chẳng hạn không phải bây giờ vấn đề bạo lực học đường mới đặt ra như một
vấn đề nổi cộm trong các nhà trường, bạo lực học đường là mặt trái của nền giáo
dục, nó tồn tại cùng với sự phát triển của giáo dục, của xã hội. Tuy nhiên vấn đề
này sẽ được hạn chế và thậm chí là loại bỏ nếu như các nhà trường, các cơ quan
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
5
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
chc nng, cỏc cấp quản lí và tồn xã hội quan tâm một cách đúng mức và có biện
pháp ngăn chặn ngay từ ban đầu, cần thiết phải:
- Đưa ra hệ thống các tình huống dẫn đến sự xung đột, mâu thuẫn trong học sinh từ
đó để tìm cách giải quyết.
- Mời nói chuyện, hội thảo về các vấn đề có liên quan.
- Giáo dục kĩ năng quản lí xung đột.
Bối cảnh bạo hành hiện nay có xu hướng gia tăng cho thấy học sinh chưa được
trang bị thật sự về một nhận thức và định hình được thói quen đối nhân, xử thế
đúng đắn và sâu sắc, còn yếu về kĩ năng sống. Nếu các em chưa được giáo dục để
hiểu thế nào là “Thể hiện và ứng xử phi bạo lực với sự bất đồng” thì làm sao các
em có được bản lĩnh thực hành tinh thần phi bạo lực có tình, có lí trong q trình
sống và học tập của mình.
Đây là nhiệm vụ của nhiều lực lượng xã hội, nhưng trước hết đó phải là nhà
trường, măc dù đối với đất nước, với ngành giáo dục còn gặp những trở ngại (Nền
kinh tế phát triển còn đi kèm nhiều tiêu cực, trong giáo dục, số lượng học sinh
đông, chương trình giáo dục có chỗ chưa hợp lí, sự tác động của nền kinh tế thị
trường, của các tệ nạn xã hội…). Nhưng nếu không chú trọng vấn đề này thì sự gia
tăng về vi phạm đạo đức của học sinh sẽ phá hoại mục tiêu giáo dục về đạo đức, về
con người về tính nhân văn mà thanh thiếu niên cần có để sau này góp phần vào
việc xây dựng và phát triển đất nước, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
I.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Có thể nói trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh những mặt ưu việt cũng có
những tác động tiêu cực tới sự phát triển của xã hội, đặc biệt là đối với thanh, thiếu
niên, trong đó có vấn đề vi phạm đạo đức học sinh ngày càng diễn biến phức tạp,
nhiều trường hợp vi phạm nặng không chỉ giới hạn ở học sinh nam mà còn lan sang
cả học sinh nữ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức ở trường THPT Thạch
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
6
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
Thnh IV, bn thân tôi cùng với Ban giám hiệu, tập thể sư phạm nhà trường đã
thực hiện các biện pháp sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quan điểm, chỉ đạo của cấp trên về giáo
dục đạo đức, lập kế hoạch cụ thể và chi tiết đối với công tác giáo dục đạo
đức trong nhà trường.
2. Đổi mới công tác giáo dục đạo đức: Phát huy tính hiệu quả về giáo dục đạo
đức cho học sinh trong các giờ chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt
động tập thể (văn hoá văn nghệ, TDTT …) với các nội dung phong phú, lôi
cuốn học sinh.
3. Củng cố và tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua
các mơn học, phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm trong công tác này, thường xuyên có sự đấu mối liên hệ giữa giáo viên
chủ nhiệm, nhà trường với phụ huynh học sinh.
4. Đấu mối chặt chẽ với các lực lượng xã hội: chính quyền địa phương, lực
lượng công an, lực lượng liên quan, trong đó dặc biệt chú trọng địa bàn nơi
trường đóng (xã Thạch Quảng).
5. Xử lý kịp thời, đúng quy định những trường hợp vi phạm nội quy nhà
trường. Thông báo cho gia đình, chính quyền địa phương và lực lượng chức
năng nếu cần thiết. Đổi mới cách làm trong công tác thi đua – khen thưởng.
6. Tổ chức các diễn đàn, nội dung liên quan đến giáo dục đạo đức, lí tưởng
sống như “chúng em tham gia xây dựng trường học thân thiện”, “Nói khơng
với bạo lực học đường”….
7. Tăng cường vai trò của các tổ chức trong nhà trường, xây dựng môi trường
sư phạm mẫu mực, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục
đạo đức học sinh.
II.
CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
7
Trờng THPT Thạch Thành IV
1.
PHT: Ngô Văn Giang
Tuyờn truyn, ph biến đầy đủ các quan điểm, chỉ đạo của cấp
trên về giáo dục đạo đức, lập kế hoạch cụ thể và chi tiết đối với công tác
giáo dục đạo đức trong nhà trường.
Hiệu trưởng, Ban giám hiệu tổ chức tuyên truyền, quán triệt những Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Ngành và của Sở GD&ĐT Thanh Hố về
cơng tác giáo dục đạo đức học sinh; nâng cao nhận thức về công tác này đối với đội
ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên nay từ đầu năm học, đây là biện pháp quản lý
có ý nghĩa rất quan trọng vì có nhận thức đúng mới có hành động đúng, thông báo
kế hoạch cụ thể và tổ chức chỉ đạo thực hiện, phân công lãnh đạo nhà trường giám
sát kiểm tra, thời gian báo cáo kết quả đồng thời chỉ đạo, nêu rõ nhiệm vụ của các
thành viên trong Hội đồng Giáo dục nhà trường trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức
học sinh (các phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm, Đồn
Thanh niên, Đại diện Cha mẹ học sinh, trong đó đặc biệt chú ý tới giáo viên chủ
nhiệm).
Ban giám hiệu tổ chức tuyên truyền trước tồn thể học sinh, thơng qua giáo
viên chủ nhiệm phổ biến đến học sinh các lớp những quy định của Nhà trường về
nội quy, tiêu chuẩn đánh giá, chú trọng những điều cấm, những điều nên làm và
những tác hại khi vi phạm kỷ luật.
2.
Đổi mới công tác giáo dục đạo đức: Phát huy tính hiệu quả về giáo
dục đạo đức cho học sinh trong các giờ chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên
lớp, các hoạt động tập thể (văn hoá văn nghệ, TDTT …) với các nội dung
phong phú, lôi cuốn học sinh.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một cơng việc khó, địi hỏi phải có hình thức
giáo dục rất phong phú và đa dạng, đổi mới để lôi cuốn học sinh, giúp các em thấm
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
8
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
sõu nhng iu được truyền đạt. Ngồi nội dung chính là thơng qua giờ chào cờ
đầu tuần: Ban Giám hiệu nhận xét, tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập
thể, cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt
làm được, những tồn tại, biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của
tuần tiếp theo, sinh hoạt dưới cờ còn là một diễn đàn thuận lợi để làm nhiệm vụ
giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Ban giám hiệu phải thường xuyên đổi mới
nội dung và hình thức buổi chào cờ để tiết chào cờ trở thành tiết học hấp dẫn,
không cứng nhắc và hình thức, giúp cho học sinh hào hứng bước vào tuần học mới.
Để làm được như vậy cần rất nhiều yếu tố: trang phục phải mô phạm, giọng người
truyền đạt phải hấp dẫn, nội dung phải sinh động (lồng ghép những bài học kỹ năng
sống, câu chuyện lịch sử, đạo đức, trao đổi trực tiếp ý kiến, lồng ghép văn nghệ,
hoạt cảnh do học sinh tự đóng…) các nội dung này phải linh hoạt, phù hợp với thời
gian và các nội dung khác của 45 phút giờ chào cờ, được chuẩn bị kĩ về nội dung,
nếu lặp đi lặp lại sẽ khơng có hiệu quả.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ dừng lại ở lựa chọn nội dung,
cách thức giáo dục mà còn ở nghệ thuật giáo dục, nhằm tạo ra ở các em niềm hứng
khởi và xúc cảm khi tiếp thu các nội dung đạo đức. Để làm được điều đó, nhà
trường cần phải lồng ghép một cách khéo léo hoặc lựa chọn nội dung phù hợp, hấp
dẫn trong các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, thể dục thể thao. Như trong năm học
2012-2013, Nhà trường tổ chức thi “Rung chuông vàng” với nhiều câu hỏi về đạo
đức, tổ chức các buổi trao đổi trực tiếp giữa Ban giám hiệu và học sinh các khối,
chỉ đạo Đoàn thanh niên đưa các nội dung giáo dục đạo đức vào các đợt sinh hoạt
đoàn, các hội thi.
3.
Củng cố và tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
thông qua các môn học, phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
9
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
viờn ch nhim trong cơng tác này, thường xun có sự đấu mối liên hệ
giữa giáo viên chủ nhiệm, nhà trường với phụ huynh học sinh.
Hiện nay đâu đó vẫn cịn tồn tại quan niệm mang có tính chất sai lầm cả về phía
giáo viên và học sinh là dạy và học đạo đức ở trường trung học phổ thông chỉ thông
qua môn Giáo dục công dân. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong những mơn học
nào cũng có tính giáo dục cả, vấn đề là người dạy phải biết lồng trong mỗi bài học
để định hướng cho học sinh. Nhiều giáo viên vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy
người”, chỉ tập trung giảng kiến thức chun mơn, khơng có thì giờ để uốn nắn
chỉnh sửa những vi phạm của học sinh, nếu học sinh vi phạm thì lập tức phê vào sổ
đầu bài mà không nhắc nhở, những bài dạy, nội dung có liên quan tới việc giáo dục
đạo đức thì khơng linh hoạt áp dụng.
Chính vì vậy, Ban giám hiệu phải là người chỉ đạo giáo viên lồng ghép việc
giáo dục đạo đức cho học sinh trong mỗi giờ học, từ cử chỉ, tác phong, trang phục,
ý thức học và làm bài, nếu bài giảng có nội dung liên quan đến đạo đức thì cần
khéo léo áp dụng, đặc biệt như mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí… chứ khơng phải chỉ
đặt nặng cho môn Giáo dục công dân. Ban giám hiệu, tổ trưởng, nhóm trưởng
chun mơn cũng có thể yêu cầu được thể hiện trong giáo án của giáo viên nếu như
mơn học quy định.
Nói đến giáo dục đạo đức cho học sinh không thể không nhắc đến vai trò hết sức
quan trọng của giáo viên chủ nhiệm, với vị trí như là một “Hiệu trưởng nhỏ” giúp
cho nhà trường truyền đạt, phổ biến tới từng học sinh về công tác giáo dục đạo đức,
là người thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở trực tiếp và nhiều nhất đối với
từng học sinh của lớp được phân công phụ trách. Chính vì vậy, Ban giám hiệu cần
phải có kế hoạch, hướng dẫn thật cụ thể, chi tiết công tác này đối với từng giáo viên
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
10
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
ch nhim thm chí cụ thể hơn đối với đặc thù từng lớp, thường xuyên theo dõi,
kiểm tra, đôn đốc kịp thời công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của GVCN.
Hằng tuần trước buổi sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm gặp Ban nề nếp nhà
trường nhận bản thống kê các vi phạm của học sinh lớp chủ nhiệm trong tuần cùng
với sự theo dõi, nắm bắt của mình để lên lớp sinh hoạt làm rõ nguyên nhân vi phạm
của học sinh, cuối buổi báo cáo lại ban nề nếp, đề xuất cách xử lí các học sinh đó.
Những trường hợp học vi phạm nhiều lần, sau khi nhắc nhở không tiến bộ thì Ban
nề nếp và giáo viên chủ nhiệm báo cáo Ban giám hiệu bằng văn bản để có biện
pháp xử lí kịp thời.
Thơng qua việc đấu mối với địa phương, gia đình và báo cáo của các học sinh,
nhà trường yêu cầu các học sinh có vi phạm lên gặp gỡ, làm bản tường trình (nếu
mức độ vi phạm nặng) để làm rõ sự việc. Từ đó tùy theo mức độ vi phạm của từng
cá nhân học sinh để có biện pháp giáo dục các em như: phân tích cho học sinh nhận
ra lẽ phải, hiểu được những sai lầm của bản thân để sửa chữa, trường hợp học sinh
vi phạm nội quy nặng thì họp Hội đồng kỷ luật xem xét mức độ vi phạm để có hình
thức kỷ luật phù hợp.
Vào tuần cuối của tháng giáo viên chủ nhiệm thơng báo về gia đình tình hình
học tập và đặc biệt là đạo đức của học sinh thông qua sổ liên lạc và nhận lại sổ liên
lạc vào thứ 2 tuần kế tiếp, nếu học sinh nào khơng nộp thì giáo viên chủ nhịêm tìm
hiểu rõ ngun: Do quên đem nộp; do bố mẹ đi vắng hay do không giám đưa sổ
liên lạc cho bố mẹ. Sau khi thu sổ liên lạc giáo viên chủ nhiệm đối chiếu với mẫu
chữ ký của phụ huynh ở đầu trang sổ liên lạc để kịp thời phát hiện những học sinh
không giám cho bố mẹ ký sổ liên lạc mà nhờ một người khác ký.
Đối với những học sinh cá biệt trong lớp giáo viên chủ nhiệm có thể mời phụ
huynh đến gặp (và mời đại diện Ban giám hiệu nếu cần thiết) bất cứ thời gian nào,
hoặc liên lạc qua điện thoại nếu học sinh đó khơng tiến bộ hoặc tiếp tục vi phạm nề
nếp nhà trường.
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
11
Trờng THPT Thạch Thành IV
4.
PHT: Ngô Văn Giang
u mi cht chẽ với các lực lượng xã hội: chính quyền địa
phương, lực lượng cơng an, lực lượng liên quan, trong đó dặc biệt chú
trọng địa bàn nơi trường đóng (xã Thạch Quảng).
Đầu năm học nhà trường tổ chức buổi họp với thành phần gồm: Ban giám hiệu
nhà trường, Ban liên lạc hội cha mẹ học sinh, trưởng công an các xã thuộc vùng
tuyển sinh của trường, an ninh viên thôn trên địa bàn trường đóng. Nội dung của
cuộc họp bàn về vấn đề đảm bảo an ninh cho học sinh và các biện pháp phối hợp
giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Các biện pháp áp dụng ở trường THPT Thạch
Thành IV qua từng năm học có những điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.
Đồng thời Nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm thông báo cho gia đình biết
thời khóa biểu của từng học sinh cũng như thời gian biểu của từng tuần, từng tháng,
từ đó gia đình có thể nắm bắt được và xác định được thời gian con cái đi học từ nhà
đến trường và nếu thời gian đi học của học sinh từ lúc tan trường về đến nhà tăng
lên mà không do các cơng việc do nhà trường tổ chức thì gia đình phải kiểm tra để
biết được nguyên nhân cụ thể. Về phía nhà trường nếu học sinh nghỉ quá 03 buổi
(có phép hay khơng phép) đều báo về gia đình để đấu mối tìm hiểu rõ nguyên nhân
nghỉ học của học sinh. Từ đó gia đình và giáo viên nắm bắt được và đấu mối tìm
biện pháp giáo dục học sinh ngay từ khi học sinh có biểu hiện bỏ học, bỏ giờ.
Về phía cơng an các xã nếu trên địa bàn xã mình phụ trách có các tụ điểm tập
trung vui chơi, giải trí như: Quán Internet, bàn bi a thì phải u cầu chủ qn quản
lí chặt thời gian mà học sinh đang học không cho học sinh đến những nơi này trong
thời gian học. Nếu có, cơng an phải có biện pháp xử lí đối với chủ quán và lập biên
bản đối với học sinh gửi về trường để nhà trường nắm bắt và có biện pháp xử lí kịp
thời. Vấn đề này trong năm học đầu tiên nhà trường và công an các xã cũng gặp
nhiều khó khăn do nhà trường vẫn học 2 ca, nên nhiều học sinh nói dối để trốn
tránh. Nhưng từ năm học thứ hai trở đi công an đã tiến hành kiểm tra thẻ có gián
ảnh và đóng dấu giáp lai của nhà trường ở các tụ điểm vui chơi giải trí trên địa bàn.
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
12
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
V phớa ban liên lạc hội cha mẹ học sinh đã cử 01 phụ huynh làm công tác kiểm
tra an ninh xung quanh khu vực trường đóng, kết hợp với an ninh viên để kiểm tra
không để trường hợp học sinh la cà ngồi qn, nếu có phụ huynh đó dẫn học sinh
vào trường báo với bảo vệ nhà trường, ban nề nếp ghi tên và theo dõi học sinh đó.
Về phía nhà trường đã đưa vào tiêu chí thi đua đối với giáo viên: Không được
xếp loại giáo viên chủ nhiệm giỏi, chiến sĩ thi đua nếu có học sinh bỏ học hoặc có
học sinh xếp hạnh kiểm yếu. Ln tổ chức các phong trào thi đua duy trì sĩ số và nề
nếp giữa các lớp có tổng kết và trao thưởng, nhằm nâng cao ý thức tập thể của học
sinh và trong học sinh nếu thấy bạn bè vi phạm nề nếp hay bỏ học sẽ tự tìm cách
khuyên giải và giúp bạn không tái phạm nữa.
5. Xử lý kịp thời, đúng quy định những trường hợp vi phạm nội quy nhà
trường. Thơng báo cho gia đình, chính quyền địa phương và lực lượng
chức năng nếu cần thiết. Đổi mới cách làm trong cơng tác thi đua – khen
thưởng.
Ngồi việc giao cho Ban nề nếp nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đấu mối xử
lí những học sinh vi phạm nề nếp thì Ban giám hiệu nhà trường cùng với các tổ
trưởng và trưởng các đoàn thể trong trường họp giáo ban hằng tuần sau tiết cuối
chiều thứ bảy hằng tuần xem xét lại các hình thức xử lí của giáo viên chủ nhiệm và
Ban nề nếp để có biện pháp khác nếu thấy các biện pháp trước đó khơng hiệu lực.
Và nếu những học sinh đó vẫn tiếp tục tái phạm hoặc vi phạm lần đầu đối với một
số học sinh nhưng mang tính chất nghiêm trọng thì tiến hành họp Hội đồng kỷ luật
nhà trường để phân tích cho phụ huynh và học sinh thấy rõ những sai phạm đã mắc
phải. Từ đó đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp vừa mang tính chất răn đe vừa mang
tính chất giáo dục đối với học sinh.
Trường hợp nếu học sinh vi phạm đến mức bị đuổi học thì sau khi Hội đồng kỷ
luật ra quyết định, nhà trường sẽ gửi thơng báo về cho gia đình và chính quyền địa
cũng như các lực lượng chức năng được biết để cùng theo dõi, giáo dục học sinh.
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
13
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
Mi giỏo viờn chủ nhiệm phải là một “Hiệu trưởng nhỏ” phải xây dụng cho các
em tinh thần biết chia sẻ, yêu thương bạn bè như thể anh em ruột thịt. Giáo viên
chủ nhiệm phải đánh giá, xếp loại học sinh công bằng, chính xác đúng quy chế đặc
biệt là hạnh kiểm.
Ban giám hiệu phải chỉ đạo GVCN thực hiện đúng nội dung Thông tư số: 08/
TT ngày 21/03/1988 của Bộ GD & ĐT Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành
kỷ luật học sinh, đảm bảo nguyên tắc tiến hành “Kịp thời, chính xác, cơng bằng,
đúng trình tự quy định”, lấy giáo dục làm chính, tránh xu hướng chỉ xử lý phát
hiện những sai trái và kỷ luật mà không dành thời gian để định hướng, uốn nắn,
giúp học sinh tự giác thực hiện; đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, phát huy ưu điểm,
bồi dưỡng những nhân tố tích cực để khắc phục những thiếu sót của những nhân tố
tiêu cực. Nhưng có lúc cần phải kiên quyết xử lý kỷ luật, bằng những hình thức
thích hợp, để đảm bảo tính nghiêm khắc - kỷ cương của nhà trường, của pháp luật
đối với những học sinh vi phạm.
6.
Tổ chức các diễn đàn, nội dung liên quan đến giáo dục đạo đức, lí
tưởng sống như “chúng em tham gia xây dựng trường học thân thiện”,
“Nói khơng với bạo lực học đường”….
Xây dựng các chương trình, nội dung giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức,
lí tưởng sống cho học sinh trong các chương trình ngoại khóa, TDTT, văn nghệ
lồng ghép với phần thi tình huống, đồng thời tập cho các em kỹ năng giải quyết
tình huống cụ thể khi học sinh gặp phải.
Lồng ghép trong các buổi học ngoại khóa, các buổi chào cờ các thầy giáo trong
ban nề nếp kết hợp với GVCN tự đưa ra các tình huống và cho học sinh thảo luận
đưa ra cách ứng xử của mình trong tình huống đó. Từ đó giúp học sinh biết được
cách ứng xử đúng và rèn luyện cho học sinh kỹ năng xử lý các tình huống gặp phải
trong học tập và cuộc sống.
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả cơng
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
14
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
Lng ghộp trong các buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong
năm học như: Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày
Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn 26/3; ngày sinh Bác Hồ 19/5 các nội
dung có liên quan đến giáo dục đạo đức, học sinh được tham gia thảo luận, đưa ra
cách ứng xử của mình trong tình huống đó. Sau đó Ban giám khảo sẽ chọn ra cách
ứng xử đúng nhất để trao quà, biểu dương trước toàn trường.
7. Tăng cường vai trị của tổ chức Đồn trong nhà trường, xây dựng môi
trường sư phạm mẫu mực, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá
giáo dục đạo đức học sinh.
Tăng cường vai trị của tổ chức Đồn thanh niên trong việc tuyên truyền các nội
dung về giáo dục đạo đức, tổ chức thực hiện “Nền nếp – kỷ cương”, phát động
mạnh mẽ các phong trào thi đua trong học tập - sinh hoạt; các hoạt động ngoại
khoá, hoạt động “đền ơn đáp nghĩa- uống nước nhớ nguồn ”, chăm sóc di tích lịch
sử (Hang Con Moong)… nhằm thu hút học sinh đến tập thể, đến những hoạt động
bổ ích; để giáo dục về lịng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam từ đó
để giáo dục đạo đức học sinh.
Lập kế hoạch xây dựng và giữ gìn cảnh quan sư phạm, mơi trường giáo dục
xanh-sạch-đẹp, thân thiện. Xây dựng và củng cố khối đoàn kết nhất trí trong tập thể
sư phạm nhà trường, bồi dưỡng về đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, lịng nhân ái,
tình thương yêu con người, thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng,
sẵn sàng giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh có hồn cảnh đặc biệt, cơng tác này
phải được quan tâm vì số đơng các em là con hộ nghèo (40%), dân tộc thiểu số
(85,6%).
Tổ chức phổ biến rõ cho giáo viên và học sinh mục tiêu đánh giá xếp loại giáo
dục đạo đức, xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, sát thực (căn cứ vào quy chế
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
15
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
ỏnh giỏ xp loại của Bộ giáo dục) làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện.
Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng,
phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, trong
giờ chào cờ hàng tuần, rút ra những bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch cho
phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường.
C. KẾT LUẬN
Không phải bây giờ vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh mới đặt ra như một
vấn đề nổi cộm trong các nhà trường, vi phạm đạo đức của học sinh là mặt trái của
nền giáo dục, nó tồn tại cùng với sự phát triển của giáo dục, của xã hội. Tuy nhiên
vấn đề này có thể được hạn chế, thậm chí loại bỏ nếu các nhà trường, các cơ quan
chức năng, các cấp quản lý và toàn xã hội quan tâm một cách đúng mức và có biện
pháp ngăn chặn ngay từ ban đầu.
Tại trường THPT Thạch Thành IV trong 02 năm học vừa qua công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh đã có những chuyển biến rõ rệt nhờ một số biện pháp thực
hiện mà tơi đã nêu ở trên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Kết quả
thể hiện như sau:
Hạnh kiểm
Năm học
2011-2012
2012-2013
Tốt
70.5
75.6
(%)
Khá TB
15.8 9.5
13.5 8.3
Văn hóa đại trà
Yếu
4.2
2.6
(%)
Giỏi Khỏ TB
1.7
35 53.7
2.1
37 54.4
Yu
9.6
6.5
Mt s kt qu t c:
Năm học 2011-2012: 28 giải văn hoá cấp Tỉnh, 67 häc sinh đậu vào các trờng
Đại học, 49 em u vo cỏc trng Cao ng, điểm bình quân thi thi i hc đạt
11.50 điểm xÕp thø nhÊt c¸c trêng THPT 11 hun miỊn nói, xÕp thø 33 c¸c trêng
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
16
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
THPT toàn Tỉnh trong đó có nhiều em đậu vào các trờng lớn của cả nớc nh: Học
viện An ninh, ĐH Dợc, ĐH Y, ĐH Ngoại thơng, ĐH giao thông, ĐH Xây dựng).
Nm học 2012-2013 Nhà trường tiếp tục phát triển vượt bậc về chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt là học sinh giỏi văn hố, trong kì thi học sinh giỏi văn
hoá cấp Tỉnh, nhà trường đạt 25 giải cấp Tỉnh trong đó có 01 Nhất (Sinh học), 01
Nhì (Ngữ văn), 09 Ba (Lịch sử, Ngữ văn, Hóa học), 14 KK. Nhà trường là một
trong hai trường của 11 huyện miền núi có giải nhất văn hóa cấp Tỉnh trong năm
học. Tại hội nghị thi đua cụm 24 trường THPT miền núi ngày 14/05/2013, Nhà
trường được bầu chọn là đơn vị xếp thứ 3 trong 03 đơn vị trường THPT dẫn đầu
thi đua năm học 2012-2013.
Là một trường mới được thành lập tròn 06 năm tuổi, dù điều kiện ban đầu cịn
gặp rất nhiều khó khăn, thời gian làm quản lý chuyên môn của tôi chưa nhiều, tuy
vậy thực tiễn cơng tác địi hỏi người cán bộ phải khơng ngừng học hỏi, đổi mới
cách thức làm việc góp phần lãnh đạo, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường, với đề tài “Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu
quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4”
tôi rất mong muốn được Hội đồng khoa học Ngành và các đồng nghiệp đóng góp
xây dựng ý kiến cho đề tài để từ đó tơi có thêm nhiều kinh nghiệm q báu góp
phần hồn thành tốt nhiệm vụ của mình và công tác giáo dục của nhà trường trong
những năm tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn.
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
17
Trờng THPT Thạch Thành IV
XC NHN CA HIU TRNG
PHT: Ngô Văn Giang
Thanh Hoỏ, ngy 30 thỏng 05 nm 2013
Tụi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết SKKN
Nguyễn Văn Dĩnh
Ngô Văn Giang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI
2. Quy chế, các Chỉ thị, thông tư của Bộ, Sở Giáo dục và đào tạo về đánh giá
xếp loại giáo viên và học sinh
3. Luật giáo dục
4. Điều lệ Trường trung học phổ thông
5. Tài liệu các cuộc vận động của Bộ GD & ĐT
SKKN: Một số biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
18
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
SKKN: Mt s biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
19
Trờng THPT Thạch Thành IV
PHT: Ngô Văn Giang
SKKN: Mt s biện pháp quản lí nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THPT Thạch Thành 4.
20