Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn HIỆU qủa từ PHƯƠNG PHÁP dạy học bài “CẢNH NGÀY hè” của NGUYỄN TRÃI THEO đặc TRƯNG THỂ LOẠI (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.18 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.4.
3.
3.1.
3.2.

Trang
MỞ ĐẦU
1
Lý do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2


Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG
3
Cơ sở lí luận
3
Thể loại và việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng
3
thể loại trong nhà trường
Quan niệm dạy thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
3
Những năng lực tiếp nhận văn học
3
Việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại trong nhà trường phổ
4
thông
Thực trạng của vấn đề
4
Thực trạng chung
4
Thực trạng đối với giáo viên
5
Thực trạng đối với học sinh
5
Các giải pháp thực hiện
5
Giải pháp
5

Tổ chức thực hiện
9
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
Kết luận
16
Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
PHẦN PHỤ LỤC MINH HỌA


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Thực trạng giờ dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung
và trong nhà trường THPT nói riêng còn đơn điệu, tẻ nhạt khiến khá đông học
sinh không có hứng thú học văn dẫn đến chất lượng môn học ngày càng giảm
sút. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó phải kể tới:
khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm, nhiều giáo viên chưa xác định đúng
"chất của loại" trong thể. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm nên khi khai thác
tác phẩm văn học không những không làm cho tác phẩm sống động, giàu sức
hấp dẫn mà ngược lại làm cho tác phẩm khô khan, chết cứng.
Dạy học văn theo thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản trong nhà
trường phổ thông hiện nay. Vì "Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thể loại là
một trong những hướng khoa học nhất, hiệu quả nhất, vừa có ý nghĩa về khoa
học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sư phạm, là một công đôi việc, là mũi
trrn đạt được hai đích, là cần thiết với nhà nghiên cứu, đồng thời cần thiết với

người giảng dạy"[7]. Dạy học văn theo thể loại là một trong những kĩ năng cần
thiết trên con đường tự học và chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung
và nghệ thuật. Đến với một tác phẩm văn học không thể từ một cái nhìn phiếm
diện mà đưa ra được cái nhìn chính xác về giá trị của tác phẩm.
Căn cứ trên các yếu tố cụ thể của nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để
đánh giá giá trị của tác phẩm văn học là một việc làm bắt buộc mang tính khoa
học.
Loại thể của tác phẩm văn chương là một căn cứ rất quan trọng để từ đó
xem xét, bình giá tác phẩm văn chương. Dạy học tác phẩm văn chương cần khai
thác triệt để đặc điểm của loại thể. Bám vào loại thể của tác phẩm văn chương
sẽ thấy được một cách rõ ràng về giá trị của tác phẩm và từ đó, có hướng triển
khai dạy học về tác phẩm chính xác, khoa học.
Mỗi tác phẩm văn học là một sáng tạo độc đáo, riêng biệt, thể hiện rõ cá
tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua sản phẩm tinh thần ấy, nhà văn, nhà
thơ thể hiện một nhân sinh quan có ý nghĩa tiến bộ về con người, về cuộc đời.
Để nhận ra thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm qua mỗi tác phẩm thật không
dễ dàng chút nào. Trên cơ sở hiểu rõ được đặc trưng thể loại văn học, giáo viên
sẽ định hướng cho học sinh tìm ra những rung động thẩm mĩ trong từng giờ học.
Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Đây
là một hiện tượng vừa độc đáo vừa tiêu biểu trong lịch sử văn học dân tộc và
đã được nghiên cứu như một thể loại văn học bắt đầu từ những năm bảy mươi
của thế kỉ trước. Đó là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể
Đường luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả
những bài theo thể Đường luật phá cách). Nhưng để dạy tốt những tác phẩm
thuộc thể loại này giúp học sinh thưởng thức được cái hay, cái đẹp của những
tác phẩm thơ Nôm Đường luật là điều không dễ. Người dạy cần phải nắm rõ
bản chất, đặc trưng của thể thơ này. Tuy nhiên, những đặc thù của thơ Nôm
Đường luật vẫn chưa thực sự được coi trọng trong quá trình dạy học ở trường
phổ thông.

2


Hiện nay, một số tác phẩm thơ Nôm Đường luật được đưa vào giảng dạy
cho học sinh đều là những tác phẩm có giá trị và chiếm vị trí quan trọng giúp
các em học sinh hiểu hơn về tiến trình văn học Việt Nam cũng như xã hội và con
người Việt Nam thời trung đại.
Người có công đầu tiên trong việc phát triển thơ Nôm Đường luật là
Nguyễn Trãi với tập thơ Quốc âm thi tập. Ông đã giải tỏa những gò bó của
Đường luật, xây dựng lối thơ Việt Nam có những điểm khác dễ nhận thấy so với
thơ Đường luật và thể hiện mạnh mẽ xu hướng phá cách trong các sáng tác
Đường luật Nôm. Xu hướng này trở thành phổ biến trong Quốc âm thi tập và
kéo dài tới Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân am thi tập,... tạo thành phong
cách thời đại của thơ Nôm Đường luật...
Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra thể thơ mới đồng thời
khẳng định sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật với tư cách như một thể loại
văn học dân tộc. Bài thơ “Cảnh ngày hè”- chương trình Ngữ văn cơ bản lớp 10
là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên tên tuổi của Nguyễn Trãi ở thể
loại thơ Nôm Đường luật.
Với niềm tự hào sâu sắc về một thể thơ góp phần làm nên diện mạo thơ ca
dân tộc, là tấc lòng chan chứa của cha ông, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu qua
thực nghiệm năm học 2017 - 2018: "Hiệu quả từ phương pháp dạy bài “Cảnh
ngày hè” của Nguyễn Trãi theo đặc trưng thể loại"- Tiết 37 - lớp 10A2, trường
THPT Tĩnh Gia 1.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này, trước hết là để trang bị cho bản thân một hệ thống
kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để giảng dạy tốt hơn
môn Ngữ văn.
- Trên cơ sở một số tiền đề lí luận về loại thể, đề tài đề xuất biện pháp dạy
học văn bản thơ Nôm Đường luật “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi theo

đặc trưng thể loại nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy
học sinh làm trung tâm; phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học
sinh; nâng cao chất lượng giờ dạy học, đồng thời tiếp tục rèn luyện cho học sinh
kĩ năng đọc- hiểu các văn bản văn học, nhất là các văn bản thơ Nôm Đường luật
để từ đó nhân rộng ra là nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, chất lượng giáo
dục trong trường THPT nói chung.
- Đề tài này cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp
trong quá trình giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học văn bản thơ Nôm Đường luật “Cảnh ngày hè” theo
đặc trưng thể loại.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp thu thập thông tin và xử
lí thông tin; phương pháp thực nghiệm; phương pháp so sánh; phương pháp
thống kê, xử lý số liệu.
- Trao đổi cùng với tổ chuyên môn, lấy ý kiến góp ý, bổ sung từ các đồng
nghiệp để có thể thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu này.
3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Thể loại và việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng
thể loại trong nhà trường
2.1.1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học
thành các loại và các thể. Loại và thể phụ thuộc chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có
tính độc lập tương đối. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: Loại tự sự,
loại trữ tình, loại kịch. Mỗi loại gồm một số thể nhỏ.
Việc xác định thể loại có tính chất tương đối. Song vẫn cần thống nhất

rằng thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm. Thể loại văn học là sự
thống nhất giữa loại nội dung, một dạng thức văn bản và phương thức chiếm
lĩnh đời sống.
2.1.1.2. Vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Việc xác định thể loại là vấn đề mấu chốt trong quá trình dạy học tác
phẩm văn chương. Không xác định đúng “chất của loại” trong thể khi dạy các
thể loại khác nhau giáo viên sẽ không tránh khỏi bệnh công thức cứng nhắc, rập
khuôn máy móc.
Mỗi thể loại có một cách dạy học riêng. Vì vậy khi tiến hành giảng dạy,
giáo viên cần xuất phát từ đặc trưng thể loại. Đặc trưng thể loại là điều kiện
quyết định hiệu quả tiếp nhận của học sinh.
Tùy vào mỗi thể loại khác nhau mà giáo viên đề ra các yêu cầu về hoạt
động của học sinh khác nhau. Tùy thuộc vào từng thể loại tác phẩm văn học mà
giáo viên tiến hành soạn giáo án, xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp tránh rập
khuôn máy móc dẫn đến hiện tượng nhàm chán ở học sinh. Xác định đúng thể
loại, giáo viên sẽ chọn được cách thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh nắm
bắt được chiều sâu của tác phẩm.
2.1.2. Quan niệm dạy thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
Dạy học thơ Nôm theo đặc trưng thể loại là đề tài thuộc chuyên ngành
phương pháp giảng dạy văn.
Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đúng đặc trưng thi pháp thể loại là rất
cần thiết vì chính đặc trưng của thể loại của mỗi bài thơ sẽ quy định cách dạy và
học cho giáo viên và học sinh. Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể
loại để có thể khai thác hết giá trị thẩm mĩ của các bài thơ. Bám sát đặc trưng thể
loại cũng có nghĩa là ta phải chỉ ra được cái tiếp thu cũng như cái sáng tạo của
tác giả. Từ đó chỉ ra đặc điểm phong cách tác giả. Đồng thời để tiếp cận tác
phẩm, ta có thể tiến hành liên hệ tác phẩm với hiện thực xã hội và đặt tác phẩm
trong mối tương quan với tác phẩm khác cùng thể loại trước, trong và sau đó.
Mỗi thể loại có một phương pháp riêng, không có phương pháp nào chung cho
mọi thể loại. Chính vì vậy, người dạy cần phải nắm chắc được đặc trưng của thể

loại thơ Nôm Đường luật nói chung và đặc điểm của các bài thơ Nôm Đường
luật cụ thể để từ đó có biện pháp dạy học phù hợp giúp học sinh có thể cảm thụ
được cái hay cái đẹp của thể thơ này.
2.1.3. Những năng lực tiếp nhận văn học
Trong giáo trình Phương pháp dạy học văn, cố GS Phan Trọng Luận đã
4


rất quan tâm đến việc triển khai quan niệm về năng lực trong dạy học văn
chương. Tác giả cho rằng: có 3 loại năng lực văn chương: năng lực sáng tạo,
năng lực phê bình và năng lực tiếp nhận, trong đó năng lực tiếp nhận là năng lực
cần hình thành cho học sinh [8]
Theo tác giả, những năng lực tiếp nhận bao gồm:
(1) Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật.
(2) Năng lực tái hiện hình tượng.
(3) Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học.
(4) Năng lực cảm thụ cụ thể kết hợp khái quát hóa chi tiết nghệ thuật.
(5) Năng lực nhận biết loại thể định hướng tiếp nhận.
(6) Năng lực cảm xúc thẩm mĩ.
(7) Năng lực tự nhận thức.
(8) Năng lực tự đánh giá.
(9) Năng lực sáng tạo ngôn từ (đối với học sinh năng khiếu).
Như vậy, trong hoạt động tiếp nhận văn học thì năng lực nhận biết loại thể
sẽ dẫn dắt người đọc đến những định hướng đúng đắn trong việc lĩnh hội tác
phẩm. Mỗi thể loại có một thi pháp riêng nên nếu không ý thức sự khác biệt của
mỗi loại thể văn học người đọc sẽ dễ lạc hướng. Chẳng hạn như đối với thơ trữ
tình mà lại loay hoay phân tích cốt truyện, nhân vật, biến thơ thành tác phẩm
văn xuôi. Đến với thơ trữ tình mà coi nhẹ, bỏ qua hình tượng cảm xúc, nhân vật
trữ tình thì nhất định người đọc không thể tiếp nhận được sáng tác của nhà thơ.
Do đó, nhận biết được thể loại của tác phẩm văn học và nắm được những đặc

trưng của nó là điều vô cùng cần thiết trên hành trình khám phá văn chương.
2.1.4. Việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại trong nhà trường phổ
thông
Trong nhà trường phổ thông, việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại đã
đáp ứng nhu cầu thực tiễn dạy và học. Điều này không chỉ định hướng đúng đắn
trong việc lĩnh hội tác phẩm mà còn phát huy được tính chủ động tích cực của
người học, góp phần phát huy vai trò đồng sáng tạo của học sinh đối với tác
phẩm văn học.
Với bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, cần chú ý tiếp nhận tác
phẩm không đơn thuần như một bài thơ trữ tình mà tác phẩm còn mang những
nét đặc trưng riêng biệt của thể thơ Nôm Đường luật. Vì vậy, để dạy học bài thơ
“Cảnh ngày hè” một cách hiệu quả cần đặt tác phẩm vào đặc trưng của thể loại
thơ Nôm Đường luật để tìm hiểu.
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng chung
Ngày nay, xu thế chung của xã hội là phát triển các ngành khoa học kĩ
thuật. Dưới mái trường phổ thông, các em học sinh thường chú trọng đến bộ
môn khoa học tự nhiên hơn là bộ môn khoa học xã hội. Dù hôm nay môn Ngữ
văn rất quan trọng với kỳ thi vượt cấp và kỳ thi THPT Quốc gia nhưng đại đa số
học sinh vẫn chưa quen với sự ngang hàng giữa bộ môn khoa học xã hội với bộ
môn khoa học tự nhiên. Đặc biệt là học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1, với tỉ lệ
học sinh khá giỏi tương đối cao nhưng chủ yếu các em đăng kí học và thi theo
nguyện vọng các môn khối tổ hợp khoa học tự nhiên có nhiều hạn chế trong học
5


tập môn Ngữ Văn. Bởi vậy, mỗi giờ học văn diễn ra vẫn còn gặp phải tâm thế
thờ ơ đón nhận của học sinh và đó là nỗi niềm trăn trở rất lớn của người dạy.
2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên
Trong đổi mới phương pháp dạy học văn, người giáo viên nhất thiết phải

chú trọng dạy theo thể loại. Dạy thơ trữ tình phải dạy cho ra được tâm trạng,
cảm xúc, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh chứa đựng trong tác phẩm. Dạy tác
phẩm tự sự phải quan tâm tới nhân vật, cốt truyện, chi tiết đặc sắc. Dạy tác phẩm
kịch phải chú ý tới xung đột kịch thể hiện qua mâu thuẫn trong ngôn ngữ, hành
động của từng nhân vật.
Đến với bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi được làm theo thể thơ
Nôm Đường luật (phá cách) thì giáo viên cũng cảm thấy khó khăn trong việc đổi
mới phương pháp, tổ chức giờ dạy để học sinh có thể phát huy hết tính tích cực
chủ động của mình khi tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức bài học (Đa số mới chỉ
chú trọng đến nội dung tư tưởng chứ chưa thực sự quan tâm đến phương diện
thể loại. Do đó, bản thân tôi nghĩ rằng việc dạy học bài thơ “Cảnh ngày hè” cần
được chú trọng đúng đắn hơn nữa về phương diện thể loại.
2.2.3. Thực trạng đối với học sinh
Khi học đến "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi, học sinh còn lúng túng và
ngại học bài này vì đây lầ phần văn khô và khó, đặc biệt là hệ thống ngôn ngữ
với một số từ cổ, ngôn ngữ hàm súc, ý tứ sâu xa và việc đưa vào bài các tư liệu
Hán học- điển tích điển cố cũng gây khó khăn cho các em trong việc tiếp nhận,
khó lĩnh hội đầy đủ được nội dung, ý nghĩa của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm
qua đó.
Trước thực trạng này, chúng ta cần phải tìm cách làm xích lại gần hơn nữa
giữa đối tượng khám phá với đối tượng tiếp nhận. Vì vậy trong tiết dạy, tôi đã
làm nổi bật lên cảm xúc tinh tế của một tâm hồn thi sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên
cuộc sống (khác với các tác phẩm thơ trung đại thường thể hiện quan niệm “Thi
dĩ ngôn chí”- thiên về giáo huấn, khuyên răn) qua hình thức nghệ thuật thơ Nôm
độc đáo của tác giả: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn vào thơ thất ngôn.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Giải pháp
2.3.1.1. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng của thể loại thơ Nôm
Đường luật
Theo PGS Lã Nhâm Thìn trong Phân tích tác phẩm văn học Trung đại

Việt Nam từ góc nhìn thể loại, khái niệm thơ Nôm Đường luật là những bài thơ
viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ
Đường luật phá cách có những bài xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất
ngôn.[7]
Ngoài những đặc điểm chung của Văn học trung đại, đặc điểm của thơ
Nôm Đường luật nói một cách ngắn gọn và bản chất nhất là sự kết hợp hài hòa
giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố Đường luật”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen
vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mỗi một yếu tố
có những giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ khác nhau nhưng cũng có
tính độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc điểm của thể loại. Tuy
nhiên, trong một bài thơ Nôm Đường luật thường có cả hai yếu tố trên. Tất
6


nhiên mức độ đậm nhạt không giống nhau trong từng bài thơ. Giáo viên cần thấy
được giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mĩ của từng yếu tố đồng thời thấy
được sự hòa quyện, xuyên thấm của hai yếu tố này trong việc làm nên giá trị
chung của bài thơ.
Về phương diện nội dung: Bản chất thơ Nôm Đường luật thể hiện rất rõ
thông qua hệ thống đề tài, chủ đề. Đề tài, chủ đề của thơ Nôm Đường luật rất
phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề lớn của lịch sử, của thời đại, của
đất nước cũng như khía cạnh tinh tế, phức tạp trong đời sống tinh thần của mỗi
con người. Đặc biệt thơ Nôm Đường luật hướng nhiều về những đề tài, chủ đề
chứa đựng yếu tố dân chủ như nhu cầu giải phóng tình cảm, quyền sống hạnh
phúc, lễ giáo phong kiến…
Nếu các yếu tố Đường luật mang đến phong vị cổ thi cho thơ Nôm Đường
luật thì yếu tố Nôm lại khiến thể loại này thấm đượm hồn dân tộc và khu biệt
với thơ Đường luật chữ Hán. Yếu tố Nôm trong hệ thống đề tài, chủ đề thể hiện
chỗ thơ Nôm Đường luật hướng tới những đề tài mang tính chất dân tộc, dân dã,
đời thường. Đó là những bức tranh thiên nhiên dân dã, mang vẻ đẹp mộc mạc,

bình dị của làng quê Việt Nam. Đó là bài học đạo đức nhân sinh mang tinh thần
dân tộc, tư tưởng nhân dân: coi trọng tình nghĩa, thương yêu đoàn kết, cần cù,
giản dị, chân thành… ngay cả khi viết về các phạm trù đạo đức Nho gia như “ái
ưu”, “trung hiếu”, các tác giả thơ Nôm Đường luật cũng thổi vào đó linh hồn
dân tộc và hơi thở thời đại, khiến các khái niệm này trở nên gần gũi hơn với tâm
thức dân tộc, nhân dân.
Về phương diện nghệ thuật: Khi xem xét các yếu tố hình thức biểu hiện
của thơ Nôm Đường luật. bao gồm hệ thống hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật và
kết cấu, chúng ta cũng nhận thấy sự kết hợp giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường
luật trong chỉnh thể bài thơ. Hệ thống hình tượng của thơ Nôm Đường luật bao
gồm hai bộ phận nhỏ: những hình tượng ước lệ nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống
dân tộc, dân dã và là sản phẩm sáng tạo mới mẻ của các thi nhân.
Như vậy qua khảo sát sơ bộ hai phương diện nội dung và nghệ thuật của
thơ Nôm Đường luật ta có thể khẳng định bản chất của thể loại này là sự thống
nhất biện chứng sâu sắc giữa hai mặt đối lập “Nôm” và “Đường luật”. Có thể
nói, với xu hướng dân tộc hóa, các nhà thơ trung đại đã có sự sáng tạo, cách tân
từ việc sử dụng ngôn ngữ thể hiện tính cách người Việt Nam, để khu biệt giữa
thơ Đường luật Nôm và Đường luật Hán. Và một trong những sáng tạo của các
nhà thơ Dường luật Nôm là sử dụng một cách hiệu quả lớp từ, ngữ thuộc phong
cách hội thoại vào trong thơ. Cũng từ đó, thơ Nôm Đường luật dần dần phá vỡ
tính quy phạm của văn học Trung đại bằng việc “Tăng cường khai thác kho
tàng ngôn ngữ dân gian, bằng việc phát triển ý thức phản ánh cuộc sống”.
(Theo SGK Văn học lớp 10 (chỉnh lý hợp nhất năm 2000), trình bày trong
bài Khái quát văn học Việt Nam từ TK X – hết TK XIX).
2.3.1.2. Đọc kĩ bài thơ, phần chú giải và cắt nghĩa từ khó
Đọc văn là một hoạt động có tính chất đặc thù của quá trình thâm nhập và
tiếp nhận một tác phẩm văn học. Với tác phẩm thơ Nôm Đường luật, việc đọc
càng giữ một vai trò quan trọng. Trong quá trình đọc thơ Nôm Đường luật,
người đọc phải tìm cho được mạch cảm xúc chủ đạo, ngon ngữ, giọng điệu, nhạc
7



điệu… để có cách đọc cho phù hợp. Giọng đọc và cách đọc phù hợp với văn bản
sẽ tạo không khí cho giờ học, gợi cảm hứng cho học sinh.
Mặt khác, đọc thơ Nôm Đường luật trong nhà trường là một công việc
tương đối khó khăn đòi hỏi sự khổ luyện của giáo viên và học sinh. Vì muốn đọc
cho “vang nhạc, sáng hình” đòi hỏi phải có những kĩ năng cơ bản.
Đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh có kĩ năng đọc chính xác.
Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm.
Qua việc đọc, học sinh sẽ nắm bắt được cảm xúc chủ đạo của tác phẩm và có
những cảm nhận đầu tiên về nhan vật trữ tình trong bài. Việc đọc này diễn ra
trong suốt giờ học, đọc nhiều lần, đọc đi đọc lại, bám sát từng từ từng chữ, đọc
đón đầu và dự đoán để tái hiện phạm vi đời sống khung cảnh, con người, sự kiện
nối tiếp thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Hoạt động chú giải, cắt nghĩa từ khó là vô cùng cần thiết với việc dạy văn
học Trung dại nói chung và dạy học thơ Nôm Đường luật nói riêng. Bởi lẽ, ngôn
ngữ thơ Nôm Đường luật rất cô đọng, hàm súc. Hình thức chữ Nôm vốn đã khó
hiểu đối với học sinh, lại thêm các biện pháp nghệ thuật như ước lệ, tượng trưng,
điển tích, điển cố khiến cho bài thơ càng trở nên khó hiểu và khó tiếp nhận. Chú
giải sâu là biện pháp rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ giữa học sinh với thơ cổ để
tiếp nhận văn bản có hiệu quả.
Cách thức cụ thể của chú giải: chú giải từ; chú giải điển cố.
Bên cạnh đó, hoạt động cắt nghĩa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong
việc giúp học sinh vượt qua rào cản ngôn ngữ để hiểu nghĩa của từ, câu, hình
ảnh và mối quan hệ của chúng trong văn bản. Từ đó tiếp cận được nội dung và ý
đồ nghệ thuật của tác giả trong bài. Cắt nghĩa chính là quá trình làm cho ý nghĩa
của từ, của ngữ, câu và hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tượng.
Cắt nghĩa ngôn ngữ gồm cắt nghĩa từ, cắt nghĩa hình ảnh và cắt nghĩa câu.
Giúp học sinh hiểu tác phẩm ở lớp nghĩa từ vựng sẽ tạo cơ sở cho việc
nắm bắt nội dung tư tưởng của tác phẩm. Và phần tiếp theo của bài học là phải

làm cho học sinh sống trong bầu không khí nghệ thuật lắng đọng, biết rung cảm,
biết thổn thức với nỗi niềm tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ thì thông
điệp thẩm mĩ sẽ được truyền đi một cách hiệu quả.
2.3.1.3. Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm thơ Nôm Đường luật
bằng hệ thống câu hỏi hợp lí
Nêu câu hỏi là cách tốt nhất để hiểu biết những điều đã biết và cả những
điều chưa biết ở học sinh và về học sinh. Đây là một trong những phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Nhận thức rõ
tầm quan trọng của câu hỏi trong dạy học văn chương, chúng ta cần đặc biệt lưu
ý đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài:
- Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và trực tiếp. Tránh
những câu hỏi đánh đố học sinh. Câu hỏi không được rối rắm, tối nghĩa và có
cấu trúc phức tạp dễ làm học sinh nhàm lẫn.
- Các câu hỏi có chất lượng ngoài tính chất xác định rõ ràng, phải có màu
sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, xúc động thẩm mĩ cho học sinh.
- Câu hỏi có tác dụng kích thích hứng thú và khơi gợi khả năng tìm tòi
sáng tạo của học sinh.
8


- Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học
trên lớp.
- Cần có sự kết hợp cân đối giữa các loại câu hỏi cụ thể và loại cau hỏi
tổng hợp gợi vấn đề. Câu hỏi có khi theo lối diễn dịch, có khi theo lối quy nạp
nhưng đều nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc.
Khi đặt câu hỏi, giáo viên có thể thực hiện một số giải pháp:
- Suy nghĩ thật kĩ vấn đề mình sắp dạy.
- Tham khảo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách
tham khảo. Xây dựng hệ thống câu hỏi riêng của mình cho bài soạn.
- Cố gắng sử dụng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau để hỏi cùng một

nội dung.
- Chú ý đón bắt, khơi gợi những ý tưởng mới mẻ của học sinh, từ thực tế
trả lời của các em, điều chỉnh lại cách hỏi cho phù hợp.
2.3.1.4. Sử dụng phương pháp bình giảng để nâng cao nhận thức thẩm
mĩ cho học sinh
Bình giảng tác phẩm văn chương là một khoa học quan trọng của khoa
học văn học. Trong tiếp nhận văn học, bình giá là hoạt động hoàn tất quá trình
lĩnh hội tác phẩm.
Những lời bình giảng, phân tích của giáo viên trong giờ đọc- hiểu văn bản
là rất cần thiết, quan trọng góp phần làm nên dư vị ngọt ngào, khơi gợi cảm xúc
của học sinh khi tiếp nhận các giá trị văn chương. Khi bình các thủ pháp nghệ
thuật cũng phải chú ý lựa chọn. Tuy nhiên dù cách nào cũng vậy, lời bình phải
phù hợp với lời giảng trước hoặc sau đó, giảng có sâu sắc thì bình mới tâm đắc.
Và qua lời bình ấy, học sinh mới cảm nhận được cái hay của tác phẩm,
nâng cao hiệu quả của giờ học văn.
Bình có rất nhiều cách khác nhau và giáo viên phải hướng dãn học sinh
biết kết hợp giảng và bình để tạo sự lôi cuốn trong giờ học. Điều quan trọng nhất
với người giáo viên là sử dụng linh hoạt, khoa học biện pháp bình giảng trong
giờ dạy- học tác phẩm thơ Nôm Đường luật để đem đến cho giờ dạy sự hấp dẫn,
phát huy được ca tính sáng tạo của người học.
2.3.1.5.Tổ chức hoạt động thảo luận về cái tôi trữ tình qua đặc trưng
của thể loại thơ Nôm Đường luật
Ở phần văn bản thơ, sau khi học sinh tìm ra bố cục của bài thơ, tìm hiểu
và rút ra cái hay, cái đẹp bức tranh ngày hè, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi:
- Từ những điều đã phân tích, em có hình dung như thế nào về vẻ đẹp tâm
hồn nhân vật trữ tình?
- Hai câu thơ cuối bài cho chúng ta thấy nét đẹp nữa trong tâm hồn nhà
thơ là gì?
Với những câu hỏi thảo luận nêu vấn đề, học sinh sẽ tham gia vào quá
trình khám phá tâm tư, tình cảm nhân vật trữ tình thông qua cấu trúc thể loại thơ

Nôm Đường luật một cách cụ thể và sâu sắc hơn. Hơn nữa các em cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc đồng sáng tạo tác phẩm văn học.
2.3.1.6. Liên hệ, so sánh về ý nghĩa của cái tôi trữ tình trong xã hội
hiện đại
9


Cùng với việc khám phá văn bản thơ, giáo viên có thể thông qua bài học
để giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách sống cho học sinh. Chẳng hạn, có thể
đưa ra những vấn đề thảo luận như sau:
- Em có suy nghĩ gì về những rung cảm tinh tế của tác giả Nguyễn Trãi
trước khung cảnh thiên nhiên cũng như nỗi niềm chân thành, tình yêu tha thiết
của nhà thơ với nhân dân, đất nước với tình cảm, tình yêu quê hương, đất nước,
con người của các bạn trẻ thời nay?
- Muốn có được những tình cảm chân thành như Nguyễn Trãi, tuổi trẻ
ngày nay cần có ý thức và hành động ra sao?
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh cũng rất hứng thú với phần
liên hệ, so sánh với thực tiễn như vậy. Bài học cũng vì thế mà hứng thú, bổ ích
hơn.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
2.3.2.1. Bước 1: Tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh
Nhằm tạo tâm thế nhập cuộc và không khí cho lớp học, giáo viên cần thực
hiện tốt ngay từ khâu hỏi bài cũ và lời giới thiệu vào bài mới.
- Hoạt động Hỏi bài cũ không đơn thuần là việc ôn luyện bài cũ, không
chỉ là “thiết chế” buộc học sinh phải thuộc bài… mà Hỏi bài cũ còn nhằm mục
đích chuẩn bị tâm thế, gây hứng thú cho học sinh bước vào bài mới. Vì vậy, hoạt
động hỏi bài cũ được thiết kế dạy học với ý tưởng: Vừa ôn luyện kiến thức liên
quan đến phần khái quát Văn học Việt nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (Văn
học Trung đại) vừa gây hứng thú, vừa chuẩn bị tâm thế để HS có ý thức liên hệ
với bài mới. Để tạo tâm thế hứng khởi cho học sinh, giáo viên có thể tiến hành

theo nhiều cách và một trong những cách đó là cho học sinh tham gia trò chơi
giải ô chữ vừa kiểm tra kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi, đồng thời bước
đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. Bên cạnh đó
còn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm
lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh
xung quanh gây ra.
Ở bài dạy “Cảnh ngày hè”, tôi đã thiết kế ô chữ dưới dạng giải những ô
chữ hàng ngang, có được các chữ cái nằm trong ô chữ bí mật. Sau khi giáo viên
phổ biến luật chơi cho các em rõ, giáo viên lần lượt đọc các câu hỏi gợi ý để học
sinh xung phong giải ô chữ. Học sinh nào trả lời đúng thì ô chữ đó sẽ được lật
mở còn nếu trả lời sai thì nhường cơ hội cho bạn khác. Ai tìm ra ô chữ bí mật
chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
Để tìm ô chữ này, trước hết chúng ta trả lời các câu hỏi gợi ý ở hàng
ngang (8 gợi ý hàng ngang nhưng nếu em nào có đáp án ô chữ bí mật trước đều
có thể đưa ra đáp án, nếu đúng sẽ là người chiến thắng, nếu sai sẽ phải dừng
cuộc chơi). Cụ thể:
(1) Thuật ngữ dùng để gọi nền văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế
kỷ XIX?
(2) Cảm hứng thế sự là tiền đề cho sự ra đời của xu hướng văn học … sau
này.
(3) Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX gồm … thành phần
văn học chủ yếu?
10


(4) Nữ sĩ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là ….?
(5) Đây là tên của tác giả “Đại cáo bình Ngô”.
(6) Tên của thể loại được đặt ra từ thời nhà Đường và phải tuân theo các
quy tắc bắt buộc rất khắt khe?
(7) Cảm hứng chủ đạo trong Văn học Trung đại Việt Nam triều đại LýTrần?

(8) Văn học Trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn?
Và một gợi ý cho ô chữ bí mật là: Một đề tài phổ biến, quen thuộc trong
thơ Trung đại Việt Nam? (Học sinh sử dụng dữ liệu này kết hợp với các chữ cái
có được sau khi giải các ô hàng ngang để tìm ra ô chữ bí mật).
Đáp án của trò chơi sẽ là:
V Ă N H Ọ C T R U N G Đ Ạ I
H I
Ệ N T H Ự C
H A I
B À C H Ú A T H Ơ N Ô M
N G U Y Ễ N T R Ã I
Đ Ư Ờ N G L U Ậ T
Y Ê U N Ư Ớ C
B Ố N
Ô CHỮ BÍ MẬT
T H I
Ê N N H I
Ê N
Sau phần khởi động tạo tâm thế, giáo viên giới thiệu bài mới. Phần này
giáo viên cũng cần chú trọng, bởi lẽ về tâm lí, con người thường bị thu hút, lôi
cuốn bởi những lời nói hay, những cách dẫn dắt khéo léo và ấn tượng. Do đó, lời
giới thiệu vào bài mới chính là một trong những nghệ thuật sư phạm của giáo
viên. Với bài “Cảnh ngày hè”, GV có thể giới thiệu từ đề tài “Thiên nhiên” vừa
tìm được trong phần chơi giải ô chữ, ví dụ như:
Ô chữ bí mật chúng ta vừa tìm được là ô chữ “Thiên nhiên”. Với các nhà
thơ trung đại thì thiên nhiên quả là một đề tài rất quen thuộc, phổ biến. Tiêu biểu
như Nguyễn Trãi trong bài tự thán 4 đã tự nhận “Non nước cùng ta đã có
duyên”, thi nhân đến với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh: Thời chiến, thời bình,
lúc buồn, lúc vui, lúc bận rộn, khi thư nhàn. Và ẩn đằng sau đó là nỗi niềm tâm
sự là vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu

một trong những bài thơ viết về thiên nhiên rất đặc sắc của Nguyễn Trãi- đó là
bài thơ “Cảnh ngày hè”.
2.3.2.2. Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn trong
SGK và bổ sung thông tin những kiến thức cần thiết
- Về tác giả:
Ở phần này, SGK không giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi, Giáo viên có
thể nhấn mạnh lại vài nét lớn về tác giả vì các em đã được biết đến Nguyễn Trãi
từ cấp 2 và sau này sang học kì 2, các em sẽ được học nguyên một tiết về tác giả
Nguyễn Trãi. Giáo viên giới thiệu kết hợp với tranh ảnh liên quan đến tác giả
như chân dung nhà thơ, khu đền thờ tác giả ở Côn Sơn.

11


Giáo viên đặc biệt nhấn mạnh nét khái quát về tác giả: Nguyễn Trãi là bậc
anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu
nỗi oan khiên thảm khốc nhất dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn
kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát
triển của văn hóa, văn học dân tộc. [2]
- Về tập thơ “Quốc âm thi tập”:
Giáo viên hỏi học sinh dạng câu hỏi tái hiện kiến thức: Dựa vào phần tiểu
dẫn cùng với những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu khái quát về tập thơ
“Quốc âm thi tập”?
Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại kiến thức:
Tập thơ “Quốc âm thi tập” gồm 254 bài:
+ Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: người anh hùng với
lý tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân; nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê
hương, con người, cuộc sống…
+ Nghệ thuật: Việt hóa thơ thất ngôn bát cú đường luật, sáng tạo thể thơ
thất ngôn xen lục ngôn.

+ Kết cấu: chia thành 4 phần: vô đề, môn thì lệnh, môn hoa mộc, môn
cầm thú.
+ Phần vô đề được sắp xếp thành các mục: ngôn chí, mạn thuận, tự thán,
tự thuật, bảo kính cảnh giới….
- Về bài thơ “Cảnh ngày hè”:
Giáo viên kiểm tra kiến thức hiểu biết của học sinh sau đó bổ sung và
hoàn chỉnh kiến thức: Em hiểu biết gì về xuất xứ và hoàn cảnh ra đời bài thơ?
+ Xuất xứ: Bài số 43, mục “Bảo kính cảnh giới”, phần “Vô đề”, tên nhan
đề “Cảnh ngày hè” do người biên soạn đặt.
+ Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được đoán định được nhà thơ sáng tác trong
khoảng thời gian tác giả ở ẩn tại Côn Sơn.
2.3.2.3. Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm cụ thể
Trong phần này, trước hết cần cho học sinh đọc và nắm được bố cục bài
thơ:
- Đọc bài thơ: Đây là một bài thơ có một số từ cổ, từ láy nên cần đọc cho
lưu loát. Chú ý đọc diễn cảm, thể hiện đúng tâm trạng thanh thản, vui vẻ, sảng
khoái của Nguyễn Trãi.[9]
Giáo viên lưu ý cho học sinh:
+ Mạch cảm xúc: Từ thư thái, thanh thản pha sắc thái bất đắc dĩ, có phần
chán ngán đến hứng khởi, phấn chấn đó là mạch cảm xúc của “Cảnh ngày hè”.
+ Nhịp điệu: Đa dạng hơn về nhịp điệu:
. Câu 1: 1/2/3
. Câu 2: 4/3
. Câu 3: 3/4
. Câu 4: 3/4
. Câu 5: 2/2/3
. Câu 6: 2/2/3
. Câu 7: 4/3
. Câu 8: 3/3.
12



- Giải nghĩa từ khó: Từ phần chú giải trong SGK, giáo viên kết hợp trình
chiếu và hướng dẫn học sinh cắt nghĩa từ khó (Lưu ý học sinh những từ được
gạch chân):
CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới- bài 43)
- Nguyễn TrãiRồi hóng mát thuở ngày trường,
(Rỗi rãi)
(ngày dài)
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
(màu xanh thẫm) (tán giương lên che rợp)
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
(màu vẻ, dáng vẻ)
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
(Sen hồng ở ao) (ngát, nức)
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
(làng chài lưới)
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
(Inh ỏi) (ve kêu như tiếng đàn) (mặt trời lặn)
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
(Lẽ ra)
(đàn)
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(nhiều)
- Chia bố cục: giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: Bài thơ được viết theo thể
nào? có thể chia bố cục làm mấy phần? cảm nhận chung của em sau khi đọc bài
thơ?
Học sinh trả lời sau đó giáo viên củng cố lại:
- Bố cục: Bài thơ là bài thơ Nôm đường luật phá cách (thất ngôn xen lục

ngôn). Có nhiều cách chia bố cục bài thơ:
+ Theo kết cấu:
. Bốn phần: đề, thực luận, kết
. Hai phần: bốn câu đầu, bốn câu cuối (tiền giả, hậu giải).
+ Theo nội dung: sáu câu đầu, hai câu cuối (bức tranh ngày hè, vẻ đẹp tâm
hồn tác giả)
Từ đó, giáo viên định hướng cho học sinh chia bố cục theo nội dung.
* Cảm nhận chung:
Bài thơ “Cảnh ngày hè” thể hiện vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và
vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn
Trãi. Bài thơ mang vẻ đẹp bình dị, tự nhiên, có sự đan xen câu lục ngôn (sáu
chữ) vào bài thơ thất ngôn (bảy chữ).
Từ đây, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài thơ qua hình thức thể
loại:
1. Sáu câu đầu: Bức tranh ngày hè
- Giáo viên đặt câu hỏi: em hãy đọc câu thơ đầu tiên và thử hình dung về
hình ảnh thi nhân hiện lên ở đây có đặc điểm gì? (Chú ý từ ngữ, cách ngắt nhịp)
13


- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức: câu
thơ mở đầu với cách sử dụng các từ ngữ “rồi”, “hóng mát” kết hợp với lối ngắt
nhịp 1/2/3 tạo nên một tâm thế thư thái, thanh thản rất đặc biệt, rất hiếm hoi của
nhà thơ khi đến với thiên nhiên.
- Giáo viên đặt vấn đề bằng câu hỏi: Bức tranh ngày hè được tác giả miêu
tả như thế nào? (hình ảnh, âm thanh, màu sắc, thời gian, trạng thái cảnh vật- GV
kết hợp giới thiệu một số hình ảnh minh họa trên máy chiếu)?
- Học sinh trả lời và giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức:
+ Hình ảnh: Hòe, Thạch lựu, sen, làng ngư phủ, lầu tịch dương.
+ Âm thanh: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve.

+ Màu sắc: lục, đỏ, hồng, vàng.
+ Thời gian: tịch dương (đang lúc cuối ngày).
+ Trạng thái cảnh vật: để diễn tả trạng thái cảnh vật, tác giả sử dụng rất
nhiều động từ mạnh như “đùn đùn”, “giương”, “phun” thể hiện sức sống căng
đầy chất chứa bên trong sự vật.
Giáo viên có thể so sánh câu thơ tả cảnh mùa hè của Nguyễn Trãi: “Thạch
lựu hiên còn phun thức đỏ” với câu thơ tả cảnh mùa hè của Nguyễn Du: “Đầu
tường lửa lựu lập lòe đâm bông” để thấy sự khác biệt tinh tế gữa các nhà thơ khi
diễn tả bức tranh thiên nhiên ngày hè: Tác giả Nguyễn Du thiên về tả hình sắc
còn tác giả Nguyễn Trãi thiên về tả sức sống.
Tóm lại, sáu câu đầu bài thơ cho ta thấy một bức tranh ngày hè có sự phối
hợp hài hòa đường nét, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, một bức tranh vừa có hình
vừa có hồn, rất sinh động và tràn đầy sức sống.
-Trong đoạn thơ trên, tác giả đã có những sáng tạo nào về mặt nghệ thuật?
- Học sinh trả lời, giáo viên củng cố lại: Nét sáng tạo của Nguyễn Trãi
trong đoạn thơ trên là:
+ Thơ Nôm Đường luật chen lục ngôn.
+ Câu 1 là câu thơ sáu tiếng (ngắt nhịp 1/2/3).
+ Các câu 3,4: nhịp 3/4 (thơ Đường luật nhịp 4/3).
+ Các câu 5,6: động từ được đảo lên trước danh từ.
+ Bút pháp tả: thiên về tả cảnh (Trong khi thơ Đường luật thường là vịnh
cảnh)
Tác dụng: Tập trung sự chú ý của người đọc, làm nổi bật hơn cảnh vật
trong ngày hè.
- Giáo viên hỏi tiếp: Từ sự phân tích ở trên, em thấy tác giả đón nhận cảnh
vật bằng những giác quan nào? Điều này có tác dụng gì?
- Học sinh phát biểu, giáo viên củng cố lại: Tác giả đón nhận cảnh vật
bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác… và cả sự liên tưởng hết
sức tinh tế của tác giả. Điều đó góp phần tạo nên một bức tranh ngày hè sinh
động, tràn đầy sức sống và thể hiện sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của tâm

hồn nhà thơ với cảnh vật.
2. Hai câu cuối: vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
- GV vừa dẫn dắt vừa đặt câu hỏi: Qua sự cảm nhận bức tranh cảnh vật
sinh động, đáng yêu, đầy sức sống ở những câu thơ trên đã cho ta thấy tâm hồn
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của tác giả. Đọc hai câu thơ cuối, em có
14


nhận xét gì về tấm lòng của Nguyễn Trãi? (GV kết hợp giới thiệu hình ảnh minh
họa trên máy chiếu)
- Học sinh phát biểu, giáo viên củng cố, mở rộng thêm: Hai câu cuối:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
mạch thơ từ hướng ngoại sang hướng nội. Từ miêu tả sang biểu cảm, khách thể
sang chủ thể. Nguyễn Trãi đã trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình trong hai câu thơ
kết. Ấy là một giấc mơ, và cả một học thuyết nhân sinh ấp ủ bật ra thành lời.
Giấc mơ, đó là giấc mơ Nghiêu Thuấn. Giấc mơ ngàn đời của những con người
Phương Đông sống trong thời trung đại. Mong sao có một bậc vua hiền để được
yên ổn ấm no hạnh phúc. Trước hơn bốn trăm năm, thời Tiền Lê, Pháp Thuận đã
phát biểu:
"Vận nước như mây cuốn,
Trời Nam mở thái bình.
Vô vi trên điện các,
Xứ xứ dứt đao binh".[1]
Vận nước có rối ren thế nào cũng mong hai chữ thái bình, nhà vua đừng làm
điều gì nhiễu nhương thì khắp nơi đều hết nạn binh đao. Sau mấy mươi năm, vị
vua hiền minh Lê Thánh Tông cố sức mình cũng chỉ để thỏa lòng mong muốn:
Nhà nam nhà bắc đều có mặt
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.
Bây giờ đây, ưu tư thế cuộc, nhìn đời- từ cỏ cây, vạn vật đến sinh linh vui sống

như thế, Nguyễn Trãi lại khắc khoải khát vọng muôn năm này. Mong trị quốc,
bình thiên hạ sao cho dân giàu nước mạnh là giấc mơ của một bậc đại nhân.
Như vậy, Nguyễn Trãi rất yêu thiên nhiên nhưng trên hết vẫn là tấm lòng
của ông tha thiết với con người, với dân, với nước.
- GV hỏi thêm: Em có nhận xét gì về hiệu quả nghệ thuật của câu lục
ngôn ngắt nhịp 3/3 kết thúc bài thơ trong việc diễn tả tâm sự Nguyễn Trãi (câu
thơ kết chỉ có sáu tiếng có gì khác biệt với câu thơ bảy tiếng thông thường trong
thơ thất ngôn bát cú Đường luật?)
- Học sinh trao đổi, thảo luận và trình bày ý kiến, giáo viên nhận xét, bổ
sung: câu thơ kết sáu tiếng, ngắt nhịp 3/3 dứt khoát là sự dồn nén cảm xúc cả
bài, nhấn mạnh điểm kết tụ hồn thơ Nguyễn Trãi- không phải là thiên nhiên tạo
vật mà là ở con người, ở người dân. Nhà thơ mong cho nhân dân được hưởng
cảnh giàu có, sung túc.
Như vậy qua hai câu thơ kết, ta thấy tấm lòng yêu nước thương dân, tha
thiết của thi nhân. Với Nguyễn Trãi, đó là một tư tưởng lớn, từng sục sôi trong
hành động, khắc khoải trong tâm tưởng, rát bỏng trong thi ca.
2.3.2.4. Bước 4: GV tổ chức học sinh tổng kết, đánh giá giá trị nội dung
và nghệ thuật của bài thơ
Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết thông qua câu hỏi:
- Em hãy khái quát lại nội dung cơ bản của bài thơ?
Bài thơ lấy cảnh mùa hè làm nền để làm nổi bật lên một tâm trạng không
yên, một phẩm chất quý giá, một tâm hồn nghệ sĩ khiến người đọc ngày nay
khâm phục, kính yêu.
15


- Làm nên sự thành công cho nội dung bài thơ phải kể tới đóng góp nhất
định của nghệ thuật. Em hãy chỉ ra những thành công về nghệ thuật của bài thơ?
+ Ngôn ngữ đạt đến trình độ kết tinh nghệ thuật thơ Tiếng Việt: giản dị,
chân thực mà chính xác, tinh tế, gợi cảm.

+ Hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu.
+ Cảnh sáng tạo bằng nhiều giác quan.
+ Nghệ thuật việt hóa thơ Đường.
- Như vậy, góp phần làm nên nghệ thuật đặc sắc của bài thơ phải kể tới
thể thơ. Thể thơ Nôm Đường luật (phá cách) được thể hiện cụ thể như thế nào
trong bài thơ?
- Học sinh suy nghĩ, trả lời, giáo viên củng cố, mở rộng thêm:
Với đặc điểm về số câu (8 câu), cách gieo vần (cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8),
lối đối ngẫu ở hai liên giữa (cặp câu 3- 4, 5- 6) thì vẫn thấy đây là bài thơ thất
ngôn bát cú. Nhưng bài thơ có một số điểm khác so với thơ thất ngôn bát cú
Đường luật:
+ Xen câu lục ngôn vào thơ thất ngôn: Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu tiếng nên
chúng thành những câu độc lập, không gắn với câu 2 và câu 7 thành liên như thể
thơ Đường luật.
+ Đa dạng hơn về nhịp điệu.
+ Bố cục linh hoạt: có thể chia theo nhiều cách.
2.3.2.5. Bước 5: Giáo viên tổ chức cho học sinh liên hệ, so sánh về ý
nghĩa của cái tôi trữ tình trong xã hội hiện đại
- Em có suy nghĩ gì về những rung cảm tinh tế của tác giả Nguyễn Trãi
trước khung cảnh thiên nhiên cũng như nỗi niềm chân thành, tình yêu tha thiết
của nhà thơ với nhân dân, đất nước với tình cảm, tình yêu quê hương, đất nước,
con người của các bạn trẻ thời nay? Muốn có được những tình cảm chân thành
như Nguyễn Trãi, tuổi trẻ ngày nay cần có ý thức và hành động ra sao?
Nguyễn Trãi- nhà quân sự, nhà chính trị, danh nhân văn hóa thế giới, một
công dân của nước Việt: yêu nước, thương dân. Còn tình yêu, niềm tự hào về
quê hương đất nước của giới trẻ ngày nay đôi lúc cũng mãnh liệt, dữ dội nhưng
đôi lúc cũng tẻ nhạt, hời hợt chứ không sâu sắc, chân thành. Tình cảm đó đôi khi
còn bị lu mờ bởi nền kinh tế thị trường, bởi những tham vọng cá nhân mà quên
đi lợi ích của đất nước.
Tuổi trẻ hôm nay muốn phát huy phẩm chất, năng lực của người xưa cần

chú trọng tới ý thức và trách nhiệm của bản thân với quê hương đất nước. Ngay
từ bây giờ hãy biết sống có lý tưởng, có khát vọng cao đẹp; mong muốn được
cống hiến cho đất nước, nhân dân. Trách nhiệm của tuổi trẻ là ra sức học tập, rèn
luyện, lao động để đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kiến thiết và bảo
vệ tổ quốc.
Giáo viên cho học đưa ra một số ví dụ về việc làm thiết thực gần đây nhất
để học sinh thấy được tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những việc làm
đơn giản nhất như: Công tác hàng tháng học sinh trong trường tham gia tổng vệ
sinh trường học, tham gia giao lưu một số ngày lễ lớn trong phong trào hoạt
động Đoàn thanh niên,....
16


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với đề tài trên, cá nhân tôi đã soạn thành giáo án (kết hợp với việc ứng
dụng CNTT) và tiến hành dạy bài “Cảnh ngày hè” ở các lớp 10A2 - Năm học
2017- 2018- Trường THPT Tĩnh Gia 1, bước đầu thu được kết quả khả quan
như sau:
* Trực quan về tiết dạy:
- Tiết học tránh được sự khô khan, nặng nề, đơn điệu, buồn tẻ.
- Hầu hết các em đều có thái độ hứng thú, tích cực hơn trong giờ học.
- Các em có những phản hồi tích cực.
- Các em không chỉ hiểu và nắm được nội dung bài học mà còn tích hợp
cho mình được những kỹ năng sống cần thiết và rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu văn
bản thơ Nôm Đường luật.
* Qua phiếu thăm dò ý kiến của học sinh.
Với phương pháp trên, tôi thực hiện ở lớp 10A2 tại trường THPT Tĩnh
Gia 1, năm hoc 2017- 2018. Học sinh được kiểm tra trắc nghiệm khách quan
dạng câu hỏi "có hoặc không?": Anh/ chị có thích học: "Cảnh ngày hè" của
Nguyễn Trãi không? Kết quả như sau:

Lớp
Tổng số Có hứng thú
Không hứng thú
học
Số học sinh
Tỉ lệ %
Số học sinh
Tỉ lệ %
sinh
10A2
48
45
93,75 %
3
6,25 %
* Kết quả kiểm tra
Đánh giá qua câu hỏi kiểm tra kiến thức, kĩ năng: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn
Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”? [6]
Cách thức: cùng một đề bài, tôi tiến hành kiểm tra, đối sánh giữa hai lớp
mà bản thân trực tiếp giảng dạy là 10A2 và 10A11- Năm học 2017- 2018 (Trong
đó, lớp 10A11 là lớp mà tôi vẫn dạy theo cách thông thường còn lớp 10A2 là lớp
tôi đã vận tiến hành dạy bài “Cảnh ngày hè” theo đặc trưng thể loại với một số
biện pháp cụ thể đã nêu ở trên). Kết quả như sau:
Lớp
Tổng Giỏi
Khá
TB
Yếu
số học Số
Tỉ lệ Số

Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số học Tỉ lệ
sinh
học %
học
%
học
%
sinh
%
sinh
sinh
sinh
10A2
48
9
18,75 28
58,33 11
22,92
0
0
10A11 36
1
2,78
13
36,11 20
55,56
2
5,55
Như vậy, dạy học bằng phương pháp thể loại đã tạo ra hứng thú và hiệu

quả hơn trong việc tiếp nhận và lĩnh hội ý nghĩa tác phẩm.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Phương pháp dạy học văn theo loại thể đã đem lại hiệu quả tốt hơn, đáp
ứng được yêu cầu của đổi mới dạy học: học sinh là trung tâm trên con đường
khám phá và lĩnh hội tri thức. Các em học sinh đã có được niềm hứng thú trong
quá trình tiếp cận tác phẩm, thầy cô giáo tránh được giờ học mang tính chất
thuyết trình, truyền thụ kiến thức một cách thụ động cho học sinh. Sau bài học
này, học sinh sẽ có phương pháp tốt hơn khi học tác phẩm cùng thể loại.
17


- Mặt khác, để việc tiếp thu của học trò có chất lượng và hứng thú hơn
nữa, mỗi bài học cũng cần tìm ra mối liên hệ với cuộc sống hôm nay. Bởi lẽ, mỗi
tác phẩm văn học ở thời kì nào đều chứa đựng một thông điệp thẩm mĩ giàu tính
hiện đại. Nhiệm vụ của giáo viên là phải xích gần khoảng cách giữa tác phẩm
với người học. Có như vậy mỗi giờ học văn sẽ không còn là sự thờ ơ đón
nhận của học trò.
3.2. Kiến nghị
Qua thực nghiệm giảng dạy, tôi có một vài kiến nghị sau:
Đối với giáo viên: Thơ Nôm Đường luật là một thể thơ đặc sắc của dân
tộc, để giờ dạy tác phẩm thơ Nôm Đường luật đạt hiệu quả cao đòi hỏi thầy cô
giáo cần nắm vững loại thể này một cách cụ thể, sâu sắc hơn; vận dụng các biện
pháp một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh, với từng bài dạy;
tích cực đọc, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để có cái nhìn sâu rộng về tác phẩm,
trên cơ sở đó tổ chức các giờ dạy có hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong việc cảm thụ, đi tìm cái đẹp, cái hay của tác
phẩm văn học.
Đối với học sinh: Các em học sinh cần nghiêm túc trong học tập và chủ
động trang bị cho bản thân những kiến thức còn thiếu. Tích cực trao đổi đề nghị

thầy cô hướng dẫn và trang bị các biện pháp, kỹ năng cần thiết để từng bước rèn
luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật.
Đối với nhà trường: Nhà trường cần tăng cường sinh hoạt chuyên môn,
có sự chỉ đạo sâu sát với các nội dung chuyên đề sinh hoạt trong đó có chuyên
đề trao đổi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả các giờ dạy văn bản thơ Nôm
Đường luật theo đặc trưng thể loại (có thể thống nhất hướng xây dựng giáo án
với những văn bản cụ thể trong chương trình Ngữ Văn THPT). Bên cạnh đó, tài
liệu nghiên cứu về thể loại Thơ Nôm Đường luật cũng trong nhà trường còn rất
khan hiếm. Vì vậy, rất mong nhà trường đầu tư hơn nữa về tư liệu cũng như sách
tham khảo giúp giáo viên dạy tốt hơn phần kiến thức này.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa: Cần có những đợt tập huấn
chuyên đề dành cho tất cả giáo viên Ngữ văn để giáo viên có điều kiện giao lưu,
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giúp công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. Cần phổ
biến những sáng kiến kinh nghiệm hay đã được kiểm định để giáo viên học hỏi.
Với đóng góp nhỏ trên, tôi mong rằng sẽ được đồng nghiệp tham khảo, góp
ý, giúp tôi hoàn thiện hơn nữa mảng đề tài này để tiết dạy “Cảnh ngày hè” có
hiệu quả hơn và thực sự đem lại hứng thú cho học trò.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tĩnh Gia, ngày 18 tháng 5 năm 2018
XÁC NHẬN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung đề tài trên
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ là do bản thân tôi nghiên cứu và thực hiện,
không sao chép nội dung của bất kỳ ai.
NGƯỜI VIẾT SKKN

Hà Thị Thu Hiền
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngữ văn 10 - Tập 1 (NXB Giáo dục, 2006)
2. Ngữ văn 10 - Tập 1 (NXB Giáo dục, 2006)
3. Kiến thức cơ bản Ngữ Văn 10 (Thái Quang Vinh- Lê Lương TâmNguyễn Lan Thanh- NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
2006)
4. Tư liệu Ngữ Văn 10 (Lã Nhâm Thìn- Bùi Minh Toán- NXB Giáo dục)
5. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông (Phan
Trọng Luận- NXB Giáo dục)
6. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Ngữ Văn lớp 10, tập 1,
NXB Giáo dục)
7. Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại (Lã
Nhâm Thìn- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009)
8. Phương pháp dạy học văn tập 1 (Phan Trọng Luận (chủ biên)- Trương
Dĩnh (2012) NXB ĐHSP, Hà Nội)
9. Kĩ năng đọc- hiểu Ngữ Văn 10 (Nguyễn kim Phong (chủ biên)- NXB
Giáo dục)
10. Ngoài ra còn tham khảo một số SKKN của đồng nghiệp.

19



×