Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN giáo dục KNS cho HS PTDTNT thông qua các tác phẩm VHDG trong chương trình ngữ văn 10 – cơ bản”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT BẮC HÀ
----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN NGỮ VĂN
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
V¡N HäC DÂN GIAN VIỆT NAM

Họ và tên : Nguyễn Thị Huân
Chức vụ : Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường PTDTNT
THCS&THPT Bắc Hà

Bắc Hà, tháng 5 năm 2014
1


MỤC LỤC
STT
1
2

3
4

NỘI DUNG
TRANG
I. Đặt vấn đề
II. Giải quyết vấn đề


1. Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1. Kỹ năng sống.
1.2 Mục tiêu của của giáo dục
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn
đề.
3.1 Giáo dục kỹ năng sống từ nội dung các bài học, từ
phương pháp tổ chức các hoạt động giờ học trong
chương trình Ngữ văn 10 - Phần đọc hiểu các tác
phẩm văn học dân gian Việt Nam
3.1.1 Giáo dục cho học sinh kỹ năng tự nhận thức
3.1.2 Giáo dục kỹ năng giao tiếp, sự tự tin cho học
sinh
3.1.3 Giáo dục kỹ năng thể hiện sự cảm thông
3.2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua
hoạt động ngoại khóa phần văn học dân gian Việt
Nam trong chương trình lớp 10
4. Hiệu quả
III. Kết luận
Tài liệu tham khảo

2


GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP 10 QUA GIỜ ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN V¡N HäC DÂN GIAN VIỆT NAM.
I. Đặt vấn đề:
Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay,
giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho người học là trách nhiệm của mỗi quốc gia

(Theo tinh thần của chương trình hành động Dakar năm 2000). Giáo dục KNS
là nhằm trang bị cho người học những kỹ năng cốt lõi để họ có thể ứng phó với
các tình huống trong cuộc sống. Hơn nữa nội dung giáo dục KNS không chỉ tác
động tới nhận thức, thái độ của người học mà quan trọng là thay đổi hành vi của
họ theo hướng tích cực. Giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần
đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng của giáo
dục: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và các
hoạt động giáo dục trong trường phổ thông, việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo
vệ môi trường, giáo dục phòng tránh HIV/AIDS, giáo dục phòng chống ma túy,
giáo dục phòng tránh thương tích, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.., giáo
dục KNS gắn với những nội dung và vấn đề cụ thể.
Ngữ văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy các
môn văn hóa phổ thông. Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và
nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng
Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ
văn còn giúp người học có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học,
lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Ngoài ra môn Ngữ văn giúp học sinh
có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và
con người, bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định
hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.Vì thế, Ngữ văn là môn học
có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các KNS cho học sinh.
Trong môn Ngữ văn, một bộ phận Văn học rất quan trọng được đưa vào
đầu chương trình mỗi cấp học, đó chính là Văn học dân gian. Tìm hiểu Văn học
dân gian, học sinh không chỉ khám phá được cái hay, cái đẹp của sáng tác nghệ
thuật ngôn từ, mà còn thu thập được vốn hiểu biết về văn hóa xã hội, phong tục
tập quán, nếp sống, những sinh hoạt văn hóa dân gian của dân tộc, biết vận
dụng những phần tinh túy ấy vào cuộc sống thực tiễn. “ Văn học dân gian là
cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Việt Nam", vì vậy giáo

viên Ngữ văn cần lựa chọn phương pháp - phương tiện..., những sáng tạo mới
phù hợp với nội dung văn học dân gian, nhằm tổ chức, định hướng cho học sinh
thu thập thông tin, chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả, nắm bắt
được những giá trị quý giá nhất trong đời sống tinh thần của con người và qua
đó giáo dục KNS cho học sinh.
Trường PTDTNT THCS&THPT Bắc Hà là cái nôi đào tạo cán bộ các
ngành, nghề cho 3 huyện nghèo, khó khăn của tỉnh Lào Cai, một tỉnh miền núi
3


Tây Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian qua nhà trường đã rất quan tâm đến việc
chỉ đạo và tổ chức giáo dục KNS cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng
toàn diện của nhà trường. Hoạt động giáo dục KNS rất được chú ý trong các bài
học, môn học, qua sự trải nghiệm của học sinh trong các hoạt động ngoại khóa,
trong thực tế cuộc sống học tập tại môi trường nội trú. Rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại nhà trường.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cá nhân tôi và các giáo viên văn trường
PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà đã tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trong từng tiết học đặc biệt là tiết đọc văn. Hoạt động này
bước đầu thu được hiệu quả tương đối khả quan, tạo hứng thú cho học sinh học
tập, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong quá trình giảng dạy
phần Văn học dân gian Việt Nam ở lớp 10, tôi đã tích lũy được một số kinh
nghiệm nhỏ trong việc giáo dục KNS cho các em học sinh- đặc biệt là học sinh
dân tộc vùng khó khăn, xin trình bày để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1. Kỹ năng sống.
Kỹ năng sống là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì
hội nhập. Hiện nay có nhiều quan niệm về KNS và mỗi quan niệm lại được

diễn đạt theo những cách khác nhau: Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo
dục của Liên hợp quốc (UNESCO) : KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy
đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, KNS gắn với 4 trụ cột
của giáo dục, đó là: Học để biết Học để tự khẳng đinh, Học để cùng chung sống
với người khác, Học để làm. Từ góc độ sức khỏe, Tổ chức y tế thế giới (WHO)
xem KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an
toàn và khỏe mạnh. Rộng hơn, KNS là những năng lực mang tính tâm lí xã hội
và kỹ năng về giao tiếp để tương tác hiệu quả với người khác và giải quyết có
hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Còn theo
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi
hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp
thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Như vậy : Kĩ năng sống là năng
lực tâm lí- xã hội của mỗi cá nhân, giúp con người có khả năng làm chủ bản
thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội ,khả năng
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
1.2 Mục tiêu của của giáo dục
Trong báo cáo của Hội đồng giáo dục thuộc UNESCO về “ Giáo dục cho thế kỷ
XXI ” đề ra từ năm 1997 đã khẳng định vai trò cơ bản của giáo dục trong sự
phát triển của xã hội và mỗi con người. Báo cáo đã đề xuất 4 trụ cột của giáo
dục : Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người.
Đây là 4 con đường kiến thức hợp thành một thể thống nhất có mối liên hệ mật
thiết tác động qua lại giữa chúng với nhau, mỗi trụ cột có vai trò, vị trí riêng
trong hệ thống thành chỉnh thống nhất. Từ năm 1997, thông điệp trên đã được
nhiều quốc gia tiếp nhận cho triết lý phát triển giáo dục của đất nước mình khi
4


bước vào thế kỷ XXI.
Quan điểm giáo dục phát triển toàn diện được trình bày trong nhiều văn
bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước. Luật giáo dục năm 2005 đã nêu rõ: “Mục

tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện’. Chiến lược
phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020 (Dự thảo làn thứ 14) đã xác
định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh
toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao
động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng
tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm
việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Có thể
khẳng định, mục tiêu giáo dục toàn diện không thể đạt được nếu không có giáo
dục kỹ năng sống.
Trong hệ thống giáo dục của nước ta trong những năm vừa qua, KNS
thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau: Nhóm các
kỹ năng nhận biết và sống với chính mình bao gồm các KNS cụ thể như: tự
nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự
trọng, tự tin…Nhóm các kỹ năng tự nhận biết và sống với người khác bao gồm
các KNS cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẩn, thương lượng,
từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác…Nhóm các kỹ năng ra quyết định một
cách hiệu quả, bao gồm các kỹ năng cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư
duy phê phán và tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề…
Có thể nói KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ, hành vi, và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ
luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng xử giải quyết vấn đề
một cách tích cực phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn
luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống cuộc sống của chính mình.
2. Thực trạng của vấn đề
Từ nhiều năm nay, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương
pháp giảng dạy đã được ngành Giáo dục nói riêng và cả xã hội quan tâm, đặc
biệt là việc dạy môn Ngữ văn gắn với giáo dục kỹ năng sống ở cấp trung học đã
được chú trọng trong các nhà trường. Bộ Giáo dục, Sở giáo dục& Đào tạo Lào

Cai đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về tổ chức dạy học tích hợp,
giáo dục kỹ năng sống, tổ chức tập huấn cho giáo viên về giáo dục giá trị sống,
kỹ năng sống, xác lập địa chỉ giáo dục KNS cho các giờ học, bài học, tạo cơ sở
cho giáo viên bộ môn xây dưng kế hoạch và thực hiện thống nhất.
Giáo dục KNS càng trở nên cấp thiết trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục
trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì: Các em học sinh chính là những chủ nhân
tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước.
Nếu thiếu KNS các em không thể thực hiện tốt được trách nhiệm đối với bản
thân, gia đình, xã hội. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá
trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá nhưng còn
thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, sức đề kháng
5


chưa cao nên dễ bị lôi cuốn kích động.
Là trường dân tộc nội trú có 2 cấp học THCS và THPT, trường Phổ thông
DTNT THCS&THPT Bắc Hà tuyển sinh các em học sinh đến từ các huyện
Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương. Đa số các em đã được sống , học tập và
trưởng thành trong các trường Dân tộc nội trú, bán trú của các huyện nên học
sinh ngoan, chăm chỉ học tập.
Tuy nhiên do sinh ra và lớn lên tại các vùng kinh tế xã hội còn khó khăn,
điều kiện tiếp xúc còn hạn chế nên các em còn thiếu các kỹ năng sống cơ bản
như: kỹ năng tư duy (tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải
quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả), kỹ năng cá nhân (ứng phó với những
căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin trong cuộc sống) các kĩ
năng xã hội (giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo
nhóm, thể hiện sự cảm thông), kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ( kỹ
năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm). Khi tham gia vào giờ học và các
hoạt động giáo dục khác các em thường chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ, tư
duy sáng tạo còn hạn chế, chưa tự tin trình bày ý kiến của mình, khi giao tiếp

còn rụt dè, chưa biết đặt mục tiêu thực hiện nhiệm vụ, việc thương lượng, hợp
tác trong hoạt động nhóm chưa đạt hiệu quả, kỹ năng kiểm soát cảm súc chưa
tốt, thiếu các hiểu biết về xã hội, kinh nghiệm sốn còn hạn chế nên học sinh dễ
bị rủ rê, lôi kéo...
Việc giáo dục tích hợp KNS vào giờ học Ngữ văn là một nhu cầu xuất phát
từ thực tiễn và từ mục tiêu giáo dục. Việc giáo dục này nhằm trang bị cho học
sinh một số KNS cơ bản để học sinh tự tin bước vào đời, hơn nữa các tiết học
có lồng ghép giáo dục KNS bao giờ cũng đạt được mục tiêu thân thiện, tích cực,
tạo điều kiện cho các em thực hành và phát huy tối đa năng lực của bản thân.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn được tiến hành từ hai
phương diện: từ nội dung các bài học, từ phương pháp tổ chức các hoạt động
giờ học và tổ chức các hoạt động ngoại khóa
3.1 Giáo dục kỹ năng sống từ nội dung các bài học, từ phương pháp tổ chức
các hoạt động giờ học trong chương trình Ngữ văn 10 - Phần đọc hiểu các
tác phẩm văn học dân gian Việt Nam
3.1.1 Giáo dục cho học sinh kỹ năng tự nhận thức
Kỹ năng tự nhận thức là từ sự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân trong
các mối quan hệ về xã hội. Biết nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân.Tự nhận
thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp,
ứng xử phù hợp có hiệu quả. Có những lúc chúng ta đánh giá sai về mình nên
chần chừ không quyết đoán, ta sẽ tự đánh mất cơ hội. Ngoài ra có hiểu đúng về
mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn,
phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Để
nhận thức đúng về bản thân cần được phải trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là
qua giao tiếp với người khác, qua tác phẩm văn học.
Khi đọc hiểu tác phẩm “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng
Thủy”, giáo viên có thể sử dụng dùng các phương pháp dạy học tích cực như
6



động não, nêu vấn đề gợi mở, tổ chức cho học sinh tranh luận trình bày quan
điểm của mình về mối tình Mị Châu - Trọng Thủy, ý nghĩa bài học rút ra từ câu
chuyện. Qua đó học sinh tự nhận thức bài học về tinh thần cảnh giác được gửi
gắm qua truyền thuyết.
Trong giờ đọc văn “Tấm Cám” giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hệ
thống hóa các chi tiết trong tác phẩm, quá trình đấu tranh của Tấm, kết quả các
lần đấu tranh, từ đó nắm chắc nội dung cốt truyện, các tuyến nhân vật, ý nghĩa
các chi tiết trong tác phẩm từ đó hiểu ý nghĩa hàm ẩn về quan niệm sống "Ở
hiền gặp lành, ác giả ác báo" được gửi gắm qua câu chuyện. Qua đó học sinh tự
nhận thức, xác định giá trị của cái tốt, cái thiện và có ý thức đấu tranh bảo vệ
cái tốt, chống lại cái ác, cái xấu trong cuộc sống.
Trong cụm các bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa giáo viên định
hướng cho học sinh cảm nhận vẻ đẹp của tình yêu, về nghĩa tình của người Việt
Nam trong cuộc sống, qua đó học sinh tự rút ra bài học cho bản thân về cách
sống, ứng xử với bạn bè trong môi trường học tập nội trú, trong mối quan hệ
với gia đình, cách ứng xử với những người xung quanh.
Với các trích đoạn trong sử thi Đăm San, giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh thảo luận theo bàn, cùng chia sẻ những ý kiến của cá nhân về vai trò của
người anh hùng Đăm San trong cộng đồng, mục đích chiến đấu của Đăm San,
trả lời câu hỏi sao Đăm San lại có thểdễ dàng thu phục dân làng của Mơtao- Mơ
xây sau chiến thắng. Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm lớn và phát biểu cảm
nhận về hình tượng Đăm San, sức sống của nhân vật trong cộng đồng Tây
Nguyên, liên hệ với câu chuyện của dân tộc mình để giới thiệu các nhân vật,
câu chuyện tương tự. Qua trao đổi, thảo luận, học sinh nhận thức vai trò của cá
nhân với cộng đồng dân tộc mình, có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống, giao lưu, tìm hiểu các nét đẹp truyền thống của dân tộc khác trong
cộng đồng các dân tộc anh em.
Với truyện cười, tổ chức hoạt động nhóm, sáng tạo các dị bản của thời
hiện tại để kể lại câu chuyện mà vẫn giữ nguyên cốt truyện và ý nghĩa của

truyện. Ví dụ câu chuyện Nó "phải" bằng hai mày, có thể thay đổi tên nhân vật,
tình tiết các nhân vật, nội dung tranh chấp, cách giải quyết tại tòa án...Qua đó
học sinh nhận thức mặt trái của đồng tiền, phê phán những kẻ tham quan...
Hoạt động tự nhận thức ở mỗi học sinh ở mức độ khác nhau, vì vậy giáo viên
cần có biện pháp phù hợp để tác động đến các đối tượng khác nhâu trong lớp
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
3.1.2 Giáo dục kỹ năng giao tiếp, sự tự tin cho học sinh
Thông qua các bài đọc văn, giáo viên cần chú ý đến khả năng giao tiếp của
từng học sinh, chú ý đến các học sinh còn nhút nhát, hoặc chưa tự tin trong giao
tiếp, chủ động gợi mở, tạo cơ hội để các em được trình bày ý kiến của mình,
giao tiếp với bạn bè, với thầy cô một cách thoải mái.
Với sử thi Đăm San, giáo viên có thể gợi ý để học sinh trình bày cảm nhận
về nhân vật Đam San bằng các câu hỏi: Theo cảm nhận của em người anh hùng
Đăm San có những phẩm chất nổi bật nào?. Chi tiết nào trong tác phẩm tạo ấn
tượng sâu sắc nhất với em? Em hãy kể lại theo cách sáng tạo về một chi tiết
7


trong cuộc chiến đấu của Đăm San với Mơ tao - Mơ xây thể hiện sức mạnh lớn
lao của Đăm San?.
Với các tiết đọc văn về các thể loại truyền thuyết, truyện cười, truyện cổ
tích, có thể cho học sinh đóng vai các nhân vật, tổ chức đối thoại, thể hiện ngôn
ngữ, tình cảm thái độ của nhân vật. Ví dụ lời nói và động tác của cô Tấm khi
gọi cá bống lên ăn cơm, lời của chim vàng anh, tiếng khung cửi khi nói với
Cám..., Sáng tạo cuộc đối thoại giữa Mỵ Châu và Trọng Thủy khi hai người
chia tay nhau..., kể chuyện sáng tạo cuộc gặp gỡ giữa Mị Châu và Trọng Thủy
dưới thủy cung khi hai người đã chết, đoạn kể tiếp nối câu chuyện của Cải và
Ngô sau khi được quan xử kiện...
Với cụm các bài ca dao giáo viên đã tổ chức cho các em đọc văn bản nhiều
lần, sửa lỗi sai phát âm, tổ chức thi đọc diễn cảm, đọc thuộc một số câu ca dao,

thi đọc nhanh với các từ khóa cho trước trong các câu ca dao...
Kết hợp với các yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh, giáo viên cần thể
hiện thái độ ân cần thân thiện, giúp đỡ uốn nắn các em trong giao tiếp, động
viên khuyến khích kịp thời, học sinh đã cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp.
3.1.3 Giáo dục kỹ năng thể hiện sự cảm thông
Mục đích của việc giáo dục kỹ năng thể hiện sự cảm thông là giúp học
sinh có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, từ đó hiểu
tình cảnh, cảm xúc của người khác,và có thể cảm thông chia sẻ với người khác
trong mọi hoàn cảnh, ở mọi lúc mọi nơi. Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng
trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử giữa học sinh với nhau, với
mọi người, đồng thời cải thiện các mối quan hệ giao tiếp đặc biệt là trong môi
trường nội trú. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông cũng giúp khuyến khích thái độ
quan tâm, hành vi thân thiện gần gũi với với những người cần giúp đỡ trên cơ
sở của kỹ năng tự nhận thức và kỹ năng giao tiếp.
Ví dụ : Trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, giáo
viên cần định hướng cho học sinh phát biểu ý kiến của mình về nguyên nhân
dẫn đến những sai lầm của Mị Châu, bày tỏ quan điểm về mâu thuẫn giữa việc
Mị Châu làm lộ bí mật để gây hậu quả lớn, bị coi là giặc, nhưng máu Mị Châu
khi chảy xuống biển trai ăn phải lại trở thành ngọc trai, ngọc trai rửa ở giếng
Loa Thành lại sáng hơn...Qua đó nhận thức về thái độ đồng cảm, sự công bằng
của nhân dân với Mị Châu. Hoặc với truyện cười cần gợi mở cho học sinh phát
biểu cảm nhận về hai nhân vật Cải và Ngô xem họ đáng thương và đáng trách ở
điểm nào. Vớinhững bài ca dao về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, học
sinh có thể trình bày sự cảm thông chia sẻ, so sánh đối chiếu để thấy vai trò của
người phụ nữ trong thời đại hiện nay. Với truyện cổ tích Tấm Cám cần cho các
em thấy được vai trò của chi tiết cái yếm đào và hành động lừa gạt chiếm giỏ
tép của Cám với Tấm, các chi tiết và những hành động chiếm đoạt liên tiếp của
mẹ con Cám với cô Tấm, chi tiết kết thúc truyện...Cần cho học sinh nhận thức
đúng động cơ chiếm đoạt của mẹ con Cám, về cách ứng xử trong mâu thuẫn mẹ
ghẻ, con chồng, triết lý nhân sinh về cuộc sống mà tác tác giả dân gian gửi gắm

vào câu chuyện.
3.2 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa
8


phần văn học dân gian Việt Nam trong chương trình lớp 10
Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương
pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả;
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, đồng thời đây
là hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách thiết thực và
hiệu quả nhất. Hoạt động ngoại khoá Văn học vừa là hoạt động giáo dục
"góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ
thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được
phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng
Luận)
Hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được
áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở bậc THPT. Tổ
chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian là một công việc có ý
nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức. Ngoại khoá Văn học dân gian góp
phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian vì thế
nó còn có tác dụng tích cực trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THPT. Học sinh được thể hiện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện
sự cảm thông, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng tư duy sáng tạo
Có thể lựa chọn một số nội dung sau để tổ chức ngoại khóa :
3.2.1 Ngoại khoá về truyện cổ dân gian.
- Hướng dẫn học sinh đọc thêm những thuyện cổ dân gian ngoài chương
trình để chọn và dựng hoạt cảnh chuyển thể từ truyện cổ dân gian (Ví
dụ: truyện về các thầy đồ, thầy bói, thi nói khoác một cách sáng tạo)
- Kể chuyện dân gian (chú ý tạo không gian kể chuyện ), thể hiện các

hoạt cảnh chuyển thể từ truyện cổ dân gian .
3.2.2 Ngoại khoá về thơ ca dân gian
- Chuẩn bị các tiết mục hát dân ca các vùng miền
- Có thể sưu tầm, lựa chọn các bài hát dân ca của các dân tộc anh em
4. Hiệu quả của áp dụng SKKN:
Khi lồng ghép giáo dục KNS trong tiết đọc văn của phần văn học dân gian
lớp 10 tại trường PTDTNT THCS&THPT Bắc Hà, tôi đã thu được kết quả
tương đối khả quan: Giờ học không còn khô khan nặng nề về lí thuyết mà học
sinh có hứng thú học tập nhiều hơn, các em như đang trải nghiệm về cuộc sống.
Lớp học trở nên thân thiện – học sinh trở nên tích cực hơn. Kết quả khảo sát
cho thấy số học sinh tự tin trong giao tiếp, biết tự nhận thức, có sự đồng cảm sẻ
chia tăng lên rõ rệt. Số các em mắc các lỗi về phát âm, về đọc diễn cảm đã
giảm. Khả năng phối hợp tương tác của các cá nhân, các nhóm đã tốt hơn, đặc
biệt khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các em đã tự tin, tích cực sáng
tạo tham gia sôi nổi tích cực vào các nội dung hoạt động. Đặc biệt trong cách
ứng xử hàng ngày, trong môi trường cuộc sống tập thể các em đã thân ái đoàn
kết, cùng giúp đỡ nhau trong học tập.
III. Kết luận
Tích hợp giáo dục KNS trong tiết học văn giúp học sinh hứng thú khi tiếp
9


thu bài, đồng thời giúp học sinh có thêm một số kinh nghiệm để bước vào đời.
Và điều quan trọng là học sinh không chỉ hiểu tác phẩm, tích cực trong tiết đọc
văn mà còn vận dụng KNS trong giao tiếp hàng ngày. Sáng kiến kinh nghiệm
có thể áp dụng trong việc tổ chức dạy học, có khả năng vận dụng teong thực
tiễn giảng dạy tại đơn vị trường.
Tóm lại, việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua
giờ đọc văn là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đặc
biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội

dung cơ bản của Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
Trên đây là cách thức tổ chức mà cá nhân tôi đã thực hiện trong quá trình
giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 10 xin đưa ra để đồng nghiệp trao đổi,
đóng góp ý kiến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


1. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ Văn
( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).
2. Báo khoa học và công nghệ số 1 năm 2012.
3. Báo Giáo dục và Thời đại.
4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10

11



×