Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Hóa học 9 bài 36: Metan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.17 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN HÓA HỌC 9

METAN
I. Mục tiêu bài học.
Học sinh hiểu được khí mêtan có những tính chất lí, hóa học nào và biết được trạng thái
tự nhiên của khí mêtan.
Học sinh thấy được vai,trò, ứng dụng của khí mêtan; hiểu rõ về cấu tạo phân tử của khí
mêtan  tính chất hóa học quan trọng.
II. Chuẩn bị.
* Quả cầu, mô hình phân tử khí mêtan.
* Khí mêtan, dd Ca(OH)2, ống thuỷ tinh vuốt nhọn, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm.
III. Tiến trình bài dạy
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
? Bài 2, 3 – T112/SGK.
C. Nội dung bài giảng.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức và kĩ năng
I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí.

? Khí mêtan có ở đâu trong tự nhiên * Trạng thái tự nhiên: Có trong mỏ khí, khí mỏ
dầu, mỏ than, khí bùn ao, khí bioga,…
? Khí mêtan có những tính chất vật
lí nào

HSQS mô hình phân tử khí mêtan

* Tính chất vật lí
Mêtan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ


hơn không khí, rất ít tan trong nước.
II. Cấu tạo phân tử.


GIÁO ÁN HÓA HỌC 9

? Viết CTCT của khí mêtan.

H
H – C – H  có 4 liên kết đơn.
H
III. Tính chất hóa học.

GVHDHS làm thí nghiệm

1. Tác dụng với oxi

? Quan sát hiện tượng, nhận xét và
viết ptpư

* Thí nghiệm – H4. 5 – T114/SGK.

? Hỗn hợp nổ xảy ra khi tỉ lệ về thể
tích của các chất khí là bao nhiêu.

GVHDHS khai thác H4. 6 –
T114/SGK.
? Quan sát hiện tượng, viết ptpư

? Rút ra kết luận gì


? Nhận xét về vị trí của nguyên tử
hiđrô trong phân tử CH4 trước và
sau phản ứng

* Hiện tượng: chất sinh ra làm nước vôi trong
vẩn đục  có khí CO2.
* ptpư: CH4 + 2O2 t0

CO2 + H2O

* Lưu ý: Hỗn hợp gồm: 1VCH4 và 2VO2 là hỗn
hợp nổ mạnh.
2. Tác dụng với clo
* Thí nghiệm H4. 6 – T114/SGK.
* Hiện tượng: màu vàng nhạt của khí clo bị mất
màu, quì tím  đỏ.
* Kết luận: khí mêtan pư với khí clo khi có ánh
sáng theo ptpư:
CH4(k) + Cl2(k)

ánh sáng CH3Cl + HCl

* Nhận xét: nguyên tử H trong phân tử CH4
được thay thế bởi nguyên tử Cl  phản ứng thế.
IV. ứng dụng
* Làm nhiên liệu trong đời sống, sản xuất.
? Đọc SGK, liên hệ với thực tế cho
biết ứng dụng của khí CH4.


* Làm nguyên liệu điều chế khí hiđrô:
CH4(k) + 2H2O(l) t0, xt CO2(k) + 4H2(k).
* Dung để điều chế bột than và nhiều chất khác.


GIÁO ÁN HÓA HỌC 9

D. Củng cố
? Những nội dung kiến thức cần ghi nhứ của bài học.
? Bài 2 – T116/SGK.
E. Hướng dẫn về nhà.
* Làm bài 1, 3, 4 – T116/SGK; Bài 36. 2, 36. 5 – T41/SBT.
* Đọc trước bài 37/SGK.

------------------------------------------------------



×