Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

skkn Giáo dục bảo vệ môi trường qua bài 10 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa lớp 12 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.65 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I.Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận xây dựng chủ đề dạy học tích hợp ở trường THPT.
2.2. Thực trạng vận dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình thực hiện
2.2.2. Về phía học sinh
2.2.3. Về phía giáo viên
2.3. Các bước xây dựng chủ đề thích hợp và
2.3.1 Yêu cầu kiến thức bộ môn kết hợp
2.3.2. Các bước xây dựng
2.3.3. Giáo án thực nghiệm
2.4. Hiệu quả thực nghiệm
III. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị

SỐ TRANG
1
1
1
2
2
3
3
4


4
5
7
8
10
12
15
18
19
19
19

1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống vật chất, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
Như vậy môi trường sống của con người gồm hai yếu tố tự nhiên và xã hội.
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hoá học, sinh


học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng luôn chịu tác động của con người.
Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con
người thông qua các quy ước xã hội, định chế pháp luật, ứng xử, hành vi.
Lịch sử xã hội là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Con người và xã hội
loài người gắn bó một cách mật thiết, hữu cơ với môi trường sinh sống, chịu ảnh
hưởng của môi trường và tác động lại môi trường. Môi trường có ảnh hưởng vô
cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, quá trình
hình thành và đặc điểm văn hoá, văn minh của từng cộng đồng xã hội. Mặt khác
tiến trình phát triển của lịch sử xã hội đồng thời cũng là tiến trình con người tác

động, cải tạo lại môi trường tự nhiên.
Vì vậy tìm hiểu lịch sử xã hội loài người không thể không tìm hiểu những
điều kiện tự nhiên mà con người tồn tại và phát triển. Môn lịch sử trang bị cho
học sinh những kiến thức về sự phát triển của xã hội loài người. Quá trình phát
triển của xã hội loài người là quá trình con người, xã hội loài người chịu ảnh
hưởng tác động cả môi trường, đồng thời quá trình con người tác động vào thế
giới tự nhiên từ thời nguyên thuỷ cho đến nay. Với một ý nghĩa như vậy, môn lịch
sử có khả năng góp phần thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.
Mặt khác môn lịch sử giúp cho học sinh hiểu được tác động của môi trường
tự nhiên đối với sự hình thành và phát triẻn của xã hội loài người đặc biệt là thời
kì nguyên thuỷ và cổ đại. Sự tác động của con người vào môi trường tự nhiên,
cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đối với mô trường tự nhiên, qua đó
cũng dự báo những con đường tác động trực tiếp của con người đối với thế giới
tự nhiên và hướng thay đổi tích cự đối với môi trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục môi trường hiện nay đang là một vấn đề hết sức cấp thiết trong đời
sống xã hội nhằm thay đổi môi trường sống của con người. Nhà trường trở thành
nơi tốt nhất làm công tác tuyên truyền đặc biệt thông của các môn học như Lịch
sử, công dân, địa lý. Trong chương trình môn lịch sử ở trường THPT có rất nhiều
bài có thể giáo dục môi trường cho học sinh một cách thiết thực thông qua học


môn lịch sử
Bên cạnh đó, việc giáo dục bảo vệ môi trường trong môn lịch sử giúp cho
học sinh hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn quá trình phát triển của xã hội loài người. Điều
kiện tự nhiên đã tác động đến đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại ở thời cổ đại
như tế nào. Trình độ văn minh của con người qua các thời kì lịch sử được đánh
dấu ở những sự kiện nào trong quan hệ với tự nhiên. Với môt ý nghĩa như vậy
môn lịch sử có khả năng góp phần thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 12 trường THPT Nguyễn Thị Lợi – Sầm Sơn.
- Trên cơ sở vận dụng quan điểm tích hợp tìm hiểu kiến thức các môn văn học,
địa lý, công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Các em nắm vững kiến thức bộ môn trên cơ sở vận dụng tích hợp giải quyết
tình huống cụ thể.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp
vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như
liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài tập
hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao
cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học
sinh.
- Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một
số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
+ Dạy học theo dự án.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp thực địa.
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp khăn trải bàn . . . . . .
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư


đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt
và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình
huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ
động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện
kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương
pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt
đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”. [ 6 ]

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 định nghĩa: Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.[4]
Như vậy, môi trường sống của con người gồm hai yếu tố tự nhiên và xã hội:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học (ánh sáng, núi, sông, biển cả, khí hậu, động và thực vật, tài
nguyên...) tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng luôn chịu tác động của
con người.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với
con người thông qua các quy ước xã hội, định chế luật pháp, ứng xử, hành
vi...) [4]
Lịch sử xã hội là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Con người và xã
hội loài người gắn bó một cách một cách mật thiết, hữu cơ với môi trường
sinh sống: chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại môi trường. Môi
trường đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển
xã hội loài người, quá trình hình thành và đặc điểm văn hoá, văn minh của từng
cộng đồng xã hội. Mặt khác, tiến trình phát triển của lịch sử xã hội cũng đồng
thời là tiến trình con người tác động, cải tạo môi trường tự nhiên
Vì vậy, tìm hiểu lịch sử xã hội loài người không thể không tìm hiểu
những điều kiện tự nhiên mà con người tồn tại và phát triển. Môn Lịch sử


trang bị cho HS những kiến thức về sự phát triển của xã hội loài người. Quá
trình phát triển của xã hội loài người là quá trình con người, xã hội loài
người chịu ảnh hưởng tác động của môi trường, đồng thời là quá trình con người
tác động vào thế giới tự nhiên từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay. Với
một ý nghĩa như vậy, môn Lịch sử có khả năng góp phần thực hiện giáo dục
BVMT cho HS.

Mặt khác, môn Lịch sử giúp cho HS hiểu được sự tác động của điều
kiện tự nhiên đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người (đặc
biệt là thời kì nguyên thuỷ và thời cổ đại); sự tác động của con người vào môi
trường tự nhiên, cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đối với môi
trường tự nhiên, qua đó góp phần dự báo những con đường tác động tiếp theo của
con người đối với thế giới tự nhiên và những hướng thay đổi tích cực đối với MT.
Bên cạnh đó, việc GDBVMT trong môn Lịch sử giúp cho HS hiểu rõ
hơn, sâu hơn quá trình phát triển của xã hội loài người. ( Điều kiện tự nhiên
đã tác động tới đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại ở thời cổ đại như thế
nào;Trình độ văn minh của con người qua các thời kì lịch sử được đánh dấu ở
những sự kiện nào trong quan hệ đối với tự nhiên...) Với một ý nghĩa như
vậy, môn Lịch sử có khả năng góp phần thực hiện giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh. [5]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2. 2. 1. Khó khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo
chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội
dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin
cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung
của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại
nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng


lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc
dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
- Đối với học sinh:
+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này,

đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh
thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy
định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh
kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
2.2.3 Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải
dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am
hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng
ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái
niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không
còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt
động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn
liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy
học.
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức
mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn
bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……..
+ Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy
tích hợp, liên môn.
+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay.


+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là
cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
- Đối với học sinh:
Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự

nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên
cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy
tư duy sáng tạo.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
2.3.1 Yêu cầu về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua trong dạy học
Lịch sử
Việc GDBVMT qua môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung,
trường THPT nói riêng phải thông qua nội dung môn học. Trên cơ sở tìm hiểu nội
dung CT-SGK Lịch sử lớp 10, 11, 12, chúng tôi xác định những yêu cầu về nội
dung cần GD cho HS là:
- Cung cấp cho HS những kiến thức về không gian nơi xảy ra sự kiện
lịch sử. Điều này hết sức quan trọng, vì mọi sự kiện, quá trình, nhân vật lịch
sử đều xảy ra trong những điều kiện tự nhiên, xã hội nhất định.
- Sự tác động của môi trường đối với sự hình thành con người, xã hội
loài người; sự hình thành và đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại (môi
trường tự nhiên khác nhau đã góp phần tạo ra sự khác nhau giữa các nền văn
minh cổ đại về thời gian ra đời và kết thúc, về đặc điểm và thành tựu...)
- Con người thích nghi với tự nhiên, khai thác, chinh phục thế giới như
thế nào?. Việc khai thác chinh phục thế giới tự nhiên, phục vụ đời sống và sự
phát triển của xã hội ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường sống.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên, các nguồn năng lượng sạch ( năng lượng gió,
năng lượng mặt trời, năng lượng thực vật.) .
- Gìn giữ, bảo vệ các di tích lịch sử, các di sản văn hoá. Đây là một nôi dung đặc
biệt quan trong cần chú ý khai thác khi dạy học lịch sử . Những vấn đề này có thể


sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. [6]
2.3.2. Nguyên tắc tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy
học lịch sử

- Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng môn học, không biến
bài học môn Lịch sử thành bài học giáo dục môi trường.
- Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có chọn lọc, đảm bảo
cho HS vừa nắm vững kiến thức bộ môn, vừa có được những kiến thức, kĩ
năng về giáo dục BVMT (Cả môi trường tự nhiên và xã hội).
- Việc tích hợp GDBVMT trong dạy học lịch sử không giới hạn trong
bài nội khoá mà cần phải tiến hành các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các
bài về lịch sử địa phương, dạng bài thực địa...
-Việc lồng ghép giáo dục BVMT vào trong bài học lịch sử phải hết sức
nhẹ nhàng, tự nhiên, tránh gượng ép, sống sượng, khiên cưỡng áp đặt. [ 7 ]
2.3.3. Hình thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học
lịch sử.
Trên cơ sở phương pháp dạy học bộ môn (Thông tin, tái hiện kiến thức lịch
sử; phân tích, so sánh tìm hiểu bản chất sự kiện và tìm tòi, nghiên cứu) GV khéo
léo kết hợp việc giáo dục lịch sử với GD môi trường. Chẳng hạn, khi dạy về “Cả
nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)” (lịch sử 12), GV đưa
ra một số bức ảnh về sự phá hoại của đế quốc Mĩ bằng rải bom B52, rải chất độc
hoá học (chất diệt lá) xuống các cánh rừng Việt Nam, qua đó HS thấy rõ tội ác
của đế quốc Mĩ trong việc huỷ diệt sự sống và môi trường và tác hại của nó kéo
dài hàng chục năm sau cuộc chiến:
+ Miêu tả, tường thuật, kể chuyện, giải thích, nêu đặc điểm, sử dụng đồ
dùng trực quan để tái hiện hình ảnh lịch sử.
+ Trao đổi, thảo luận, vấn đáp, đàm thoại, phân tích, so sánh …để nhận
thức bản chất sự kiện, hiện tượng.
+ Nêu vấn đề, đưa ra các tình huống, các bài tập, tổ chức việc tự học
cho HS để các em tự tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao nhận thức và vốn hiểu biết


lịch sử. [ 4 ]
2.3.4.Các bước xây dựng chủ đề tích hợp.

Về mặt phương pháp trong quá trình dạy học Lịch sử địa lý đã vận dung
phương pháp dạy học theo phương pháp quy nạp, đi từ phân tích các sự kiện,
hiện tượng đơn lẽ cụ thể, dẫn tới những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát.
Không chỉ môn Địa lý, lịch sử cũng sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức quan
trọng, một phương tiện dạy học cần thiết để thể hiện không gian diễn biến của
những sự kiện biến cố lịch sử. Vì vậy học sinh phải biết sử dung bản đồ trong học
tập Lịch sử và địa lý.
Trải qua một thế kỷ vươn lên xây dựng đất nước, nhân dân ta phải tiến
hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Sự nghiệp dữ nước vĩ đại đó không chỉ làm nên những trang sử hào hùng
của dân tộc mà còn phát huy to lớn truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc.
Đầu thế kỷ X nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ, lật đổ hoàn toàn ách thống
trị của phong kiến phương bắc tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử.
Bước 1: Phân tích nội dung của chương trình của môn học để tìm ra những nội
dung chung có liên quan, bổ sung, hỗ trợ nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt
ở từng môn.
Bước 2: Lựa chon nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực
học sinh
Bước 3: đề xuất và xây dựng một số chủ đề cụ thể cho lớp khối 11.
Bước 4: Điều chỉnh các chủ đề sau khi thực nghiệm
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nôi dung chương trình môn Lịch sử, địa
lý văn học các nguyên tắc đã đề ra theo quy trình 4 bước đề tài đã lựa chon chủ
đề tích hợp môn Lịch sử, địa lý, văn học ở khối 11.
Kết quả thực nghiêm cho thấy: Học sinh vận dụng kiến thức liên môn Lịch sử địa
lý, văn học thấy hứng thú khi giải quyết tình huống theo dự án. [5]
Bước 5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Thực hiện dự án để giáo viên quan sát và học sinh tìm hiểu, học tập.


- Trao đổi, thảo luận, thăm dò ý kiến với giáo viên và học sinh tham gia dự án.

- Kiểm tra chất lượng dự án thông qua các bài kiểm tra sau mỗi tiết học (câu hỏi
và đáp án kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là giống nhau). [ 4 ]
2.3.5 Những yêu cầu về giáo án và tổ chức giờ dạy khi dạy học tích hợp liên
môn.
2.3.5.1. Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn
- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương
kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là
một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ
lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo
dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu
cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan
của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một
hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên
sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài
học một cách tích cực và sáng tạo.
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những
kiến thức các bộ môn có liên quan.
- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung
và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo
ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của
học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
- Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên
môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua
phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa
tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác.
- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú
trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để


học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí

các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ
năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng
lực tích hợp.
2.3.5.2. Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn.
- Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ
hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học,
trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ
không phải truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm
của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực
tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.
- Tổ chức hoạt động đọc hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo
viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây
là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo
viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho
học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học
thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy
sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một
cách sáng tạo.
- Tổ chức chủ đề tích hợp liên môn tuyệt đối không cho học sinh biết trước hệ
thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề dạy học để
các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan. [ 5 ]
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường1.
Để đánh giá tính hiệu quả, tính kả thi của đề tài, tác giả đã tiến hành thực
nghiệm sư phạm tại trường sở tại.
* M« t¶ thùc nghiÖm:
1


- Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm nhằm kiểm chứng các

biện pháp s phạm nâng cao hiệu quả việc phát huy tính tích
cực của học sinh khi dạy bài:

10: Cỏch mng khoa hc Cụng

ngh v xu th ton cu húa na sau th k XX. Lp 12 chng trỡnh chun
ở trờng THPT.
- Đối tợng thực nghiệm: Học sinh lớp 12E, trờng THPT Nguyn
Th Li -Thanh Hoá năm học 2017-2018. Số lợng học sinh ở lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng bằng nhau, trình độ nhận thức
nh nhau và cùng một giáo viên thực hiện.
- Nội dung và phơng pháp tiến hành thực nghiệm: Trong quá
trình thực nghiệm, đề tài đã triệt để khai thác nội dung sách
giáo khoa và tổng hợp tất cả các biện pháp dạy học thích hợp nh
đã nêu ở trên để tiến hành.
Đề tài đã tiến hành một bản trng cầu ý kiến với nội dung tập
trung vào bi
10: Cỏch mng khoa hc Cụng ngh v xu th ton cu húa na sau th
k XX. Lp 12 chng trỡnh chun ở trờng THPT. ể xem hoạt động
tiếp thu kiến thức nh thế nào, học sinh có nắm vững đợc kiến
thức cơ bản của bài học không. Tác giả đề tài cũng đã tiến
hành giảng dạy theo phơng pháp tích cực ở lớp 12E (lớp thực
nghiệm) và lấy lớp 12A làm lớp đối chứng.
* Kết quả thực nghiệm s phạm:
Sau khi tiến hành thực nghiệm, thu đợc kết quả nh sau:
Lớp

Số

học Số lợng học sinh đạt điểm tại giá trị


sinh kiểm X và Y
tra

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1
0


Thực

nghiệm 50


0

0

1

1

2

3

(X)
Đối chứng (Y)

50

2

0

3

3

5

6

1


1

9

0

1

8

4

4

4

1

2
* Để kiểm định tính khả thi của đề tài, tôi tiến hành
xử lí số liệu thu đợc ở trên theo ba bớc:
- Bớc 1: Tính giá trị t = ( X -

N
S2x + S2y

Y)

Từ kết qủa thu đợc ở bảng trên ta tính đợc:

Điểm trung bình lớp thực nghiệm: X = 7,5
Điểm trung bình lớp đối chứng:

Y = 6,3

Số học sinh kiểm tra: 100
Phơng sai lớp thực nghiệm: S2x = 0,98
Phơng sai lớp đối chứng:

S2y = 2,5

Từ đó suy ra: t = ( 7,5 6,3)

88
0,98 + 2,5

=> t = 5,5
- Bớc 2: Tìm t
Cho sai số là 0,05 và k = 2n - 2 = 2 . 100 - 2 = 174
Tra bảng Student ta có t = 1,96
- Bớc 3: So sánh
So sánh t và t ta thấy t > t . Vậy đề tài có tính khả thi.
Chng VI. CCH MNG KHOA HC- CễNG NGH V XU TH


TOÀN CẦU HÓA
Bài 10: CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ
TOÀN CẦU HÓA
( Lớp 12 - Ban cơ bản)
I. MỤC TIÊU

Sau khi học bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
-Hiểu được nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động
của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai.
- Biết được hệ quả của cuộc cách mạng này là tất yếu dẫn đến xu thế toàn của cầu
hóa diễn ra vào những năm cuối thế kỷ XX.
- Những thành tựu to lớn của cách mạng Khoa học kỹ thuật từ sau 1945 đến
nay trên tất cả các lĩnh vực: Công nghệ sinh học, Sinh học, Hóa học, Y học,
Vật lý… đã tác động to lớn tới môi trường sống của con người, góp phần
nâng cao chất lượng sống của con người. Đồng thời, những tác động tiêu cực của
cuộc cách mạng đã ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu.
2. Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, quan sát, tư duy, trước những thành tựu to
lớn mà con người đã đạt được trong lịch sử
3. Về tư tưởng, tình cảm, thái độ
- Khâm phục, tự hào đối với những thành tựu vĩ đại của trí tuệ nhân loại, giáo
dục HS ý thức cố gắng vươn lên trong học tập để chiếm lĩnh những thành tựu
khoa học- kĩ thuật.
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong bối cảnh công nghiệp hoá, góp phần đấu
tranh với việc sử dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào mục đích chiến
tranh, phá huỷ môi trường.
II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số tranh ảnh, hoặc phim tư liệu về những thành tựu khoa học – kĩ


thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: công cụ sản xuất mới, nguồn
năng lượng mới, vật liệu mới, chinh phục vũ trụ...
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Giới thiệu bài mới

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ
XX đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực và có
những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế
giới cũng như đời sống con người. Vậy nguồn gốc của sự phát triển này là do
đâu? Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã đạt được những thành tựu gì?, Ý
nghĩa và tác động của nó ra sao? Đó là những nội dung cơ bản mà bài học hôm
nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
2. Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: cá nhân và tập thể.

Kiến thức cơ bản học sinh cần
nắm
I. Cuộc cách mạng khoa học và

- GV. Tại sao cuộc cách mạng khoa học kỷ công nghệ.
thuật thời hiện đại là cuộc cách mạng khoa 1. Nguồn gốc và đặc điểm
học công nghệ?
- HS: Học sinh phát biểu theo sự hiểu biết
của mình, giáo viên nhận xét sau đó phân
tích giải thích khái niệm này một cách cụ
thể.
- GV: Xuất phát từ đâu mà bùng nổ cuộc - Nguồn gốc:
cách mạng khoa học – công nghệ?

+ Do đòi hỏi của sản xuất, của cuộc

- HS đọc SGK trả lời, GV nhận xét và sống đáp ứng như cầu vật chát tinh
chốt lại.


thần của con người.
+ Sự bùng nổ dân số và sự vơi cạn
tài nguyên thiên nhiên.

- GV: Những vấn đề cấp bách mà cuộc - Vấn đề cấp thiết mà cuộc cách


cách mạng khoa học công nghệ cần giải mạng khoa học – công nghệ càn giải
quyết?

quyết ngay: chế tạo và tìm kiếm

- Sau khi học sinh trả lời, học sinh khác bổ công cụ sản xuất mới có kỷ thuật và
xung, GV chốt lại 2 vấn mà cuộc cách năng xuất cao; tạo ra những vật liệu
mạng khoa học công nghệ cần giải quyết: mới.
Tìm ra vật liệu mới và công cụ sản xuất - Đặc điểm:
mới.

+ Mọi phát minh kỷ thuật đều nguồn

- GV: Tại sao cuộc cách mạng khoa học – từ nghiên cứu khoa học.
công nghệ lại trở thành lực lượng sản xuất + Khoa học trở thành lực lượng sản
trực tiếp?

xuất trực tiếp.

- HS: Dựa vào SGK và hiểu biết của mình
để trả lời câu hỏi.
- GV: giải thích và nhận xét rõ hơn: khác
với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ

XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học
công nghệ mọi phát minh đều bắt nguồn
từ nghiên cứu khoa học, khoa học gắn liền
với kỷ thuật, khoa học đi trước mở đường
cho kỷ thuật, đén lượt kỷ thuật đi trước
mở đường cho sản xuất. Như vậy khoa
học đang trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu những thành 2. Những thành tựu tiêu biểu
tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa a. Những thành tựu
học kỹ thuật.
- GV chia nhóm:
Nhóm 1: Những thành tựu trên lĩnh vực
khoa học cơ bản
Nhóm 2: Những thành tựu trên lĩnh vực


chế tạo công cụ sản xuát mới.
Nhóm 3: Những thành tựu trên lĩnh vực
năng lượng
Nhóm 4: Những thành tựu trên lĩnh vực
sáng chế ra vạt liệu mới.
Nhóm 5: Những thành tựu trên lĩnh vực
cách mạng xanh
Nhóm 6: Những thành tựu trên lĩnh vực - Trong lĩnh vực khoa học cơ bản:
giao thông vận tải.

+ các nhà khoa học đã tạo ra con

Nhóm 7: Những thành tựu trên lĩnh vực Cừu Đê li ( bằng phương pháp nhân

chinh phục vũ trụ

bản vô tính)

- Sau khi học sinh tìm hiểu và báo cáo kết + Công bố “ Bản đồ gen người”
quả. GV đối chiếu kết quả, tiến hành phân - Trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản
tích minh họa bằng các hình ảnh cụ thể.

xuất mới:

Cuối cùng chốt lại ghi những nét chính lên + Chế tạo được máy tính điện tử…
bảng.

+ Máy tự động và hệ thống máy tự
động
- Trong ngành năng lượng: Tìm ra
nhiều nguồn năng lượng mới.
+ Năng lượng nguyên tử
+ Năng lượng mặt trời
+ Năng lượng gió
+ Năng lượng thủy triều
- Về sáng chế những vật liệu mới

Năng lượng gió

+ Chất dẻo Pô- li – mê.
+ Một số chất ẻo khác có độ chịu
bền, nhiệt cao…
- Trong cuộc cách mạng xanh



+ Áp ụng cơ khí hóa, điện khí hóa,
Hóa học hóa, thủy lợi hóa.
+ Lai tạo giống mới, sản xuất thuốc
trừ sâu.
- Trong giao thông vạn tải vf thông
Năng lượng mặt trời
Trong quá trình tổng kết, GV vừa ghi vừa
phân tích các mặt tích cực và tiêu cực đó
đồng thời liên hệ với thực tế.
Chẳng hạn việc sản xuất ra thuốc trừ sâu,
chống sâu bệnh mang lại tác ụng và tác hị
gì. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu đã làm
cho các loại rau quả hiện nay nhiễm độc
như tế nào? Làm thế nào để đảm bảo dược
độ phì nhiêu cho đất do phân và thuốc hóa
học gây ra?

tin liên lạc.
+ Chế tạo ra máy bay siêu âm khổng
lồ, tàu hỏa siêu tốc…
+ các phương tiện thông tin liên lạc,
phát sóng vô tuyến truyền hình…
- Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ.
+ Phóng vệ tinh nhân tạo của trái đất
1957
+ Con người bay vào vũ trụ năm
1961
+ Thám hiểm mặt trăng 1969.


- Hoặc như các loại sóng vô tuyến điện,
rác thải trong sản xuát công nghiệp, trong
vủ trụ đã ảnh hưởng như thế nào đến môi
trường.
* Hoạt động 3:Tìm hiểu tác động, ý nghĩ
của cuộc cách mạng khoa học –công nghệ.
GV: cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật có
ý nghĩa và tác động như thế nào đối với sự
tiến bộ của nhân loại và cuộc sống con
người?
- GV cho học sinh lần lượt trả lời
+ Ý nghĩa của cuộc CM KHKT là gì

b. Những tác động, hạn chế.
* Ý nghĩa:Cách mạng khoa học kỷ
thuật đánh dấu mốc chói lọi trong


+ Tác động tích cực của CM KHKT

lịch sử tiến hóa văn minh củ lòi

+ Tác động tiêu cực của CM KHKT

người, đem lại sự thay đổi cuộc

GV nhận xét chốt lại.

sống của con người.


GV tích hợp nội dung GDBVMT bằng
việc cho học sinh thảo luận: Những tác
động tiêu cực của cuộc CM KHKT đã tác * Tác động
động đến đời sống con người như thế nào? - Tích cực:
+ Nâng cao năng xuât lao động.
+ Làm xuất hiện nhiều ngành công
nghiệp mới.
+ Làm thay đổi cơ cấu, vị trí các
ngành sản xuất.
+ Đem đến cho con người những sản
Sản xuất vũ khí nguyên tử - hủy diệt
môi trường sống

phẩm hàng hóa tiện nghi sinh hoạt
mới nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ làm thay đổi cơ cấu dân cư lao
động
- Tiêu cực:
+ Gây ô nhiễm môi trường
+ Chế tạo các loại vủ khí phương
tiện chiến tranh có sức tàn phá hủy
diệt lớn…
+ Làm cho trái đất nóng dần lên
+ Phát sinh bệnh tật mới


Ô nhiễm nguồn nước
Nước thải công nghiệp

* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân


Rác thải vũ trụ
II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh

- GV: Một trong những tác động của cuộc hưởng của nó.
CMKHKT là làm xuất hiện xu hướng toàn - Hệ quả của cuộc cách mạng khoa
cầu hoá, quốc tế hoá, xu hướng này xuất học và công nghệ là xu thế toàn càu
hiện từ những năm 80, đặc biệt là từ sau hóa, toàn cầu hóa về kinh tế diễn ra
chiến tranh lạnh.

rất mạnh sau chiến tranh lạnh.

- GV đặt câu hỏi: Vậy toàn cầu hoá là gi? - Về bản chất toàn càu hóa là quá
Thử lấy dẫn chứng về toàn cầu hoá?

trình tăng lên mạnh mẽ những mối

- Hs dựa vào những hiểu biết của mình để liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn
trả lời.

nhau ,phụ thuộc lâẫnnhau gủa tất cả

- GV vậy toàn cầu hoá là quá trình gia các khu vực, các quốc gia, các dân
tăng những vấn đề toàn cầu, là quá trình tộc trên thế giới.


tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ liên
hệ ảnh hưởng tác động lẫn nhau của tất cả - Biểu hiện:
các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên + Sự phát triển nhanh chóng của
thế giới.


thương mại quốc tế.

- GV có thể giải thích thêm:

+ Sự sáp nhập hợp nhất các công ty
thành những tập đoàn khổng lồ.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết

* Bước 3: Cả lớp

kinh tế, thương mại, tài chính quốc

- GV trình bày kết hợp với giảng giải, tế và khu vực.
phân tích, giúp Hs nắm được mặt tích cực + đặt ra các yêu cầu phải cải cách
và hạn chế của toàn cầu hoá.

sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và

- HS theo dõi tiếp thu kiến thức.

hiệu quả của nền kinh tế.
- Tích cực: Xã hội hóa lực lượng sản
xuất đưa lại sự tăng trưởng nhanh,
góp phần vào chuyển biến cơ cấu
kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và
hiệu quả của nền kinh tế.
- Hạn chế:
+ Khoét sâu thêm sự bất công xã hội
và hố ngăn cách giàu nghèo càng

lớn.
+ Làm mọi hoạt động và đời sống
con người kém an toàn hơn.
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
và độc lập chủ quyền quốc gia.
Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu
không thể đảo ngược; vừa là cơ hội,
vừa là thách thức đối với mỗi quốc


gia, dân tộc. [ 3 ]
[1][2] [3]
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1. Tổng kết
- Thành tựu và tác động của cách mạng KHCN.
- Những tác động của toàn cầu hóa
4.2. Hướng dẫn học tập
- Hs về soạn bài tổng kết lịch sử thế giới hiện đại ( 1945 – 2000).

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Đối với học sinh:
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,
hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập


cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ
kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên
môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức

ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự
hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực
tiễn.
- Đối với giáo viên :
Dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên
trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác
dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần
phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng
lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào
tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các
trường sư phạm.
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng cấp tổ,
cấp trường.
- Đưa hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ bộ
môn và giáo viên hằng năm.
- Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
- Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích hợp, liên
môn mà bộ đã phát động.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa bàn
thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.
Thanh Hoá, ngày 5 tháng 6 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,


không sao chép nội dung của người khác
Người viết

Trần Hiếu Minh
Vũ Thành Long

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ 1 ]. Phan Ngọc Liên. Sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12 (chương trình chuẩn) NXB
GD, năm 2007.
[ 2 ]. Phan Ngọc Liên. Sách giáo viên Lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn) NXB
GD, năm 2007.
[ 3 ]. Chuẩn kiến thức kỷ năng Lịch Sử lớp 12


[ 4 ]. Đỗ Hồng Thái, Tài liệu tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường THPT- NXB
GD, năm 2011.
[ 5 ]. Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh. Giáo trình phương pháp luận sử học,
ĐHSP Hà Nội 1,1994.
[ 6 ]. Luật Môi trường 2005.
[ 7 ]. Luật giáo dục và những quy định mới nhất về giáo dục và đào tạo, NXB
Lao động.
[ 8 ]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả : Vũ Thành Long
Chức vụ và đơn vị công tác : Tổ trưởng Chuyên môn - Nhóm trưởng nhóm Sử
Trường THPT Nguyễn Thị Lợi - TP Sầm Sơn



×