Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Nghiên cứu khoa học công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực gia đình trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.34 KB, 63 trang )

Danh mục từ viết tắt
1. CTXH: Công tác xã hội
2. NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội
3. HKN: Hòa Khánh Nam
4. HKB: Hòa Khánh Bắc
5. HHB: Hòa Hiệp Bắc
6. HHN: Hòa Hiệp Nam
7. HM: Hòa Minh
8. Th.s: Thạc sĩ
9. BLGĐ: Bạo lực gia đình
10. NCT: Người cao tuổi


Danh mục bảng - biểu - hình
Bảng 2.1 . Nguồn cung cấp thông tin về bạo lực về bạo lực gia đình cho người cao tuổi.
Bảng 2.2 . Hiểu biết về bạo lực gia đình của người cao tuổi và con cháu người cao tuổi.
Bảng 2.3. Số vụ bạo lực gia đình với người cao tuổi của những người được điều tra.
Bảng 2.4. Bạo lực về thể chất đối với người cao tuổi.
Bảng 2.5. Mức độ người cao tuổi bị con cái chửi mắng, nhiếc móc.
Bảng 2.6. Mức độ xảy ra về tinh thần đối với người cao tuổi.
Bảng 2.7. Mức độ xảy ra bạo lực về kinh tế đối với người cao tuổi.
Bảng 2.8. Hậu quả của bạo lực gia đình với người cao tuổi.
Bảng 2.9. Những yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực gia đình với người cao tuổi.
Bảng 3.0. Các biện pháp đã áp dụng tại địa phương.
Hình 3.1 Cây vấn đề của ông L.V.Th.
Hình 3.2 Hệ thống môi trường xung quanh của ông L.V.Th.
Hình 3.3. Cây vấn đề của ông H.
Bảng 3.1. Vai trò của nhân viên CTXH trong phòng chống BLGĐ.
Biểu đồ 3.1. Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền phòng chống BLGĐ.
Hình 3.4 Kế hoạch phát triễn cộng đồng về BLGĐ với người cao tuổi.



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
“Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta
Nên người con phải xót xa
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao”.
Từ xa xưa hiếu đạo là phẩm chất đạo đức cao cả của con người Việt Nam.Trách
nhiệm của con cái trong gia đình là phải luôn quan tâm chăm sóc đến bậc sinh thành nhất là
khi họ đã về già. Truyền thống đó luôn được nhân dân ta giữ gìn và phát huy. Tuy nhiên, khi
xã hội ngày càng phát triển kinh tế thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống của mỗi
người, ai cũng bận rộn lo toan cho cuộc sống của chính mình, nên nhiều khi con cháu không
có thời gian để dành cho cha mẹ. Trong cuộc sống bất kì ai khi tuổi đã về xế chiều cũng đều
mong muốn cho mình có được cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, con cháu đoàn tụ quay quần
bên nhau. Nhưng…không phải mấy ai cũng có được những điều hạnh phúc đó, những người
con, người cháu luôn chăm sóc lo lắng cho mình.
Mô hình gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống đang có xu hướng giảm đi. Số lượng
các gia đình chỉ có vợ chồng già hay gia đình người cao tuổi đơn thân có xu hướng tăng lên.
Ðiều tra biến động dân số – KHHGÐ năm 2010 cho thấy, tổng dân số Việt Nam là 86,93
triệu người, trong đó NCT là 8,15 triệu người, chiếm 9,4% dân số. Trong 8,15 triệu NCT có
3,98 triệu người từ 60-69 tuổi (4,51% DS), 2,79 triệu người 70-79 tuổi (3,22% DS), 1,17
triệu người trên 80 tuổi (1,93% DS) và khoảng 9.380 người trên 100 tuổi. Hiện có 72,9%
người cao tuổi sống ở nông thôn và 27,1% sống ở thành thị. 79% người cao tuổi sống với
con cháu có cuộc sống vật chất, tinh thần tương đối ổn định, còn 21% sống độc thân hay chỉ
có hai vợ chồng già sống với nhau. Ðến cuối năm 2013, dân số Việt Nam đã đạt 90 triệu
nguời.
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, một trong những vấn đề xã hội hiện nay
đang nổi lên hiện nay chính là tình trạng người già bị ngược đãi. Tỷ lệ người cao tuổi bị bạo
lực trong gia đình cả về thể chất và tinh thần đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng ông
đánh chửi bà, bà đánh chửi ông, con cái bất hiếu thẳng tay đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, thậm chí

đánh đập dã man những người đã mang nặng đẻ đau, hoặc chửi bố mẹ, không cho bố mẹ ăn,
nhốt bố mẹ trong nhà…...được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin hằng ngày. Thậm
chí, nhiều trường hợp, không chỉ đánh đập, con cái còn xuống tay giết bố mẹ, những người
thân sinh ra mình. Người già không nơi nương tựa phải vào trung tâm dưỡng lão, lang thang
ngoài đường tạo ra một áp lực lớn cho công tác an sinh xã hội. Một điều đáng bàn nữa là rất
nhiều những hành vi bạo lực gia đình đối với người cao tuổi đang tồn tại nhưng không được
phát hiện. Chỉ khi họ bị đẩy ra đường, bị đánh đập nguy hiểm đến tính mạng thì xã hội mới
hay biết. Theo quy định của pháp luật, tại điều 151 Bộ luật Hình sự - Tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình: “Người nào
ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi
dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà
còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm”.
Thành phố Đà Nẵng là nơi đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội trong đó có cuộc sống
của NCT. Tuy nhiên, tại nhiều gia đình trên địa bàn Đà Nẵng tình trạng ngược đãi NCT vẫn
đang diễn ra.


Bạo lực với NCT đây là vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu của ngành Công tác xã
hội. Chính bởi lẽ đó, nhóm tôi chọn đề tài: “CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO
TUỔI BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI QUẬN LIÊN CHIỂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng bạo lực NCT tại gia đình trên địa bàn quận Liên
Chiểu thành phố Đà Nẵng, đề tài sẽ xây dựng và đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục
tình trạng trên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về CTXH với NCT bị bạo lực gia đình
- Nghiên cứu thực trạng về CTXH với NCT bị bạo lực gia đình tại quận Liên Chiểu thành
phố Đà Nẵng.
- CTXH với NCT bị bạo lực gia đình tại quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.

4. Giả thuyết khoa học
- Bạo lực gia đình với người cao tuổi diễn ra ngày càng nhiều. Nó đã trở thành vấn nạn xã
hội hiện nay cần quan tâm và giải quyết. Hỗ trợ, giúp đỡ NCT là một trong những nhiệm vụ
của nhân viên CTXH. Hoạt động của họ sẽ giúp giảm, khắc phục và giải quyết được tình
trạng trên.
5. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu:
- Công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực trong gia đình
5.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Người cao tuổi trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng (độ tuổi 60 tuổi trở lên)
( 50 người )
- Con cháu người cao tuổi bị bạo lực gia đình trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà
Nẵng ( 50 người ).
- Cán bộ, nhân viên trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng ( 50 người ).
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
6.1 Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. Đề tài tiến hành khảo sát:
- 50 NCT
- 50 hộ gia đình có NCT
- 50 nhân viên cán bộ các phường.
Đề tài khảo sát tại 5 phường trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.
6.2 Thời gian nghiên cứu
- Thời tháng 12/2017 đến tháng 04/2018
6.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu


Thực trạng về bạo lực gia đình đối với người cao tuổi và nhận thức của NCT về vấn đề này
tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về Công tác xã hội nhằm
góp phần giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình với người cao tuổi hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu.

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan đến BLNCT trong gia đình nhằm xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến
Ðây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài. Đề tài phát phiếu khảo sát
NCT và con cháu của NCT tại quận Liên Chiểu, Cán bộ nhân viên 5 phường ở quận Liên
Chiểu về BL người cao tuổi tại gia đình và biện pháp khắc phục.
- Khảo sát người cao tuổi ( 50 mẫu ); Con cháu NCT ( 50 mẫu ); Cán bộ nhân viên (50 mẫu )
- Ðối tượng trưng cầu ý kiến: NCT từ độ tuổi 60 trở lên sống tại 5 phường Hòa Khánh Nam,
Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Minh của quận Liên Chiểu thành phố
Đà Nẵng
6.2.2 Phương pháp quan sát
- Quan sát về cuộc sống của người cao tuổi trong môi trường gia đình tại quận Liên Chiểu
thành phố Đà Nẵng.
6.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phỏng vấn người cao tuổi tại gia đình
- Cán bộ nhân viên các phường tại quận Liên Chiểu
- Cọn cháu người cao tuổi tại gia đình.
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán nhằm sử lý số liệu của để tài


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẠO LỰC NGƯỜI CAO TUỔI TRONG
GIA ĐÌNH
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc

suy giảm các chức năng của cơ thể.
Theo WHO: Nguời cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.
Một số nuớc phát triển như Ðức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những
nguời từ 65 tuổi trở lên.
Về mặt pháp luật: Hiện nay ở Việt Nam, theo quy định chung người cao tuổi là những
người từ 60 tuổi trở lên. Pháp lệnh về người cao tuổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày
28/04/2000 quy định: Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Chính vì thế, khái niệm này được
chọn để làm đề tài nghiên cứu.
1.1.2. Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành
viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình”.
[Điều 1, Luật phòng, chống bạo lực gia đình ]
Bạo lực gia đình có thể được thể hiện với nhiều dấu hiệu khác nhau. Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình năm 2007 đã quy định :
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính
mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và
cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến
bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng
của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng
của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài
chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

1.1.3. Bạo lực gia đình với NCT


“Bạo lực gia đình đối với người cao tuổi là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây
tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với người cao tuổi”.
[ Luật số 02/2007/QH12 của Quốc hội: Luật phòng, chống bạo lực gia đình ]
“Bạo lực gia đình đối với người cao tuổi là việc thành viên gia đình dùng vũ lực hay
sử dụng hành vi khác không phải vũ lực gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đến thể
chất, tinh thần, kinh tế của người cao tuổi nhằm mục đích giải quyết các vấn đề của gia
đình”. Đề tài đã chọn khái niệm này làm nghiên cứu.
1.1.4. Khái niệm công tác xã hội:
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH :
Theo Hiệp hội quốc gia Nhân viên CTXH Mỹ (NASW): CTXH là một ngành để giúp
đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng
xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Định nghĩa của Hiệp hội Nhân viên CTXH Quốc tế (IFSW) cho rằng, nghề CTXH thúc đẩy
sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải
phóng cho người dân nhằm giúp cho họ có cuộc sống ngày càng được thoải mái, dễ chịu.
Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác về những
điểm giữa con người với môi trường của họ, trong đó , nhân quyền và công bằng xã hội là
nguyên tắc căn bản của nghề.
Ở Việt Nam, khái niệm CTXH được hiểu là: CTXH can thiệp vào những điểm tương
tác giữa con người với môi trường xã hội và hệ thống xã hội, nhằm tạo ra những thay đổi
trong các mối quan hệ tương tác giữa con người với con người và con người với xã hội.
1.1.5. Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với NCT là hoạt động chuyên môn được thực hiện dựa trên nền tảng
khoa học chuyên ngành nhằm giúp đỡ các đối tượng là NCT giải quyết những vấn đề xã hội
mà họ gặp phải khiến cho họ cảm thấy giảm bớt khó khăn trong quá trình thực hiện những
chức năng xã hội của mình. Những đối tượng này thường được gọi chung là thân chủ . Đề tài
chọn khái niệm này để nghiên cứu.

Người cao tuổi có những ưu thế về những đóng góp của họ với gia đình, xã hội, về
kinh nghiệm sống và khả năng tiếp tục đóng góp vào quá trình phát triển. Tuy nhiên, người
cao tuổi cũng có nhiều vấn đề cần được quan tâm như: vấn đề sức khỏe, đời sống vật chất,
tham gia giao thông, nuôi cháu thay cha mẹ trẻ do các nguyên nhân khác nhau...Vì vậy, để
trợ giúp người cao tuổi cần có cán bộ xã hội được đào tạo một cách chuyên nghiệp qua
trường, lớp.
1.2. Những vấn đề chung về bạo lực người cao tuổi trong gia đình
1.2.1. Vai trò của NCT trong gia đình
- Chiếm tới gần 10% dân số, NCT là lực lượng xã hội đông đảo và có vai trò quan trong
trong xã hội Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình lao động ,
cống hiến ; với những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ , NCT được coi là một
nguồn lực quan trọng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước.


- Theo Luật NCT Việt Nam năm 2006, NCT Việt Nam có những vai trò sau :
1. Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, yêu con người và thiên nhiên cho con
cháu.
2. Xây dựng đời sống văn hóa ; bảo tồn và ohats huy bản sắc văn hoad dân tộc ở cơ sở
và cộng đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục , đào
tạo, bồi dưỡng người có đức, có tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng.
3. Truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công
nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ.
4. Nghiên cứu giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; tư vấn chuyên môn,
kỹ thuật.
5. Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.
6. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp tại
cộng đồng.
7. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, thực hành tiết kiệm cống lãng phí, phòng
chống tham nhũng, quan liêu, phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn xã hội.
8. Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia giám sát việc thực hiện

chính sách, pháp luật.
1.2.2. Hình thức bạo lực người cao tuổi trong gia đình
Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình với NCT thành các hình thức chủ
yếu sau:
– Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánhngười cao tuổi, làm tổn thương tới sức
khỏe, tính mạng của họ.
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự,
nhân phẩm, tâm lý củaNCT
– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của NCT
(quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan
hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Việc phân loại nêu trên nhằm giúp cho mọi người dân cũng như các cơ quan có thẩm quyền
thực thi pháp luật khi tiếp cận Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không nhìn nhận ra hành
vi bạo lực gia đình nói chung, hành vi gia đình đối với người cao tuổi nói riêng. Đồng thời,
đây cũng chính là cách phân loại nhằm giúp cho nhân viên CTXH phân loại, đánh giá, nhận
diện vấn đề một cách dễ dàng hơn và đưa ra những biện pháp can thiệp, trợ giúp phù hợp
nhất đối với mỗi loại hành vi BLGĐ với NCT.
1.2.3. Hậu quả việc người cao tuổi bị bạo lực gia đình
1.2.3.1. Đối với người cao tuổi :
- Về thể chất : Sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm
chí dẫn đến tử vong.
- Về tinh thần : Luôn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin,
hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, cẳng thẳng và tuyệt vọng.
1.2.3.2. Đối với người gây BLGĐ


- Phá hỏng mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái, ông bà – cháu, cảm thấy cô đơn ngay
trong gia đình.
- Phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra BLGĐ

- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với NCT.
1.2.3.3. Đối với gia đình
- Li thân, li hôn.
Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho NCT bà người
chứng kiến BLGĐ
- Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình.
1.2.3.4. Đối với xã hội
- Giảm sự đóng góp của NCT và người gây BLGĐ đối với xã hội về mặt tinh thần và thể
chất.
- Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho BLGĐ.
1.3. Công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực gia đình
1.3.1. Mục đích của CTXH với người cao tuổi bị bạo lực gia đình
Công tác xã hội hướng tới tạo ra sự “thay đổi” tích cực trong xã hội ,nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu thế.CTXH thúc đẩy
sự biến đổi của xã hội ,tăng cường các mối tương tác hài hòa giữa cá nhân,gia đình và xã hội
hướng tới công bằng và tiến bộ xã hội.

 Thúc đẩy sự thay đổi xã hội
Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những
người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
phụ nữ, người già...). Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm
thiểu:
 Những rào cản trong xã hội
 Sự bất công.
 Và sự bất bình đẳng.

 Giải quyết vấn đề
Tiến trình công tác xã hội tập trung vào việc: Phát hiện những mối quan tâm của con người
(ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm...); Xác định các nhu cầu của con người (ví dụ
nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...); Xác định các nguồn lực bên trong và

bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh
khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác; nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của
chính quyền, các tổ 26 chức, đất đai...); Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để dáp
ứng các nhu cầu đó.
Trong bài nghiên cứu khoa học này, Công tác xã hội tập trung giải quyết vấn đề người cao
tuổi bị bạo lực trong gia đình.

 Con người và môi trường


Nghề công tác xã hội luôn quan tâm tới môi trường sống của những người được giúp đỡ.
Môi trường sống bao gồm: môi trường tự nhiên, gia đình, bạn bè, họ hàng, hàng xóm, nhà
trường, cơ quan và đồng nghiệp, chính quyền địa phương và hệ thống luật pháp...)
Tăng năng lực
Là một tiến trình nhân viên xã hội sử dụng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp giúp
thân chủ xác định vấn đề mà họ đang gặp phải và những tài nguyên cần thiết để giải quyết
vấn đề giúp họ phát triển phục hồi và phát triển.
1.3.2. Chức năng của CTXH với người cao tuổi vị bạo lực gia đình
1.3.2.1. Chức năng phòng ngừa
Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh,công tác xã hội không chờ tới khi cá nhân hay gia
đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn mới giúp đỡ.Công tác xã hội quan tâm đến phòng ngừa
những vấn đề xã hội của cá nhân,gia đình hay cộng đồng.Những hoạt động giáo dục nâng
cao nhận thức cho cá nhân hay gia đình,việc cung cấp các kiến thức về HIV/AIDS hay kiến
thức về ma túy đều có ý nghĩa cho công tác phòng ngừa.
1.3.2.2. Chức năng can thiệp
Chức năng can thiệp (hay còn gọi là chức năng chữa trị hay trị liệu)nhằm trợ giúp cá
nhân,gia đình hay cộng đồng giải quyết các vấn đề đang gặp phải.Khi thực hiện chức năng
này nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng vượt qa khó khăn,giải quyết các vấn đề đang tồn
tại.Ví dụ như hoạt động trợ cấp cộng đồng khi bị thiên tai,lũ lụt,hoạt động can thiệp bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ bị bạo hành…

1.3.2.3. Chức năng phục hồi
Đó là việc công tác xã hội giúp cá nhân,gia đình,cộng đồng khôi phục chức năng xã hội bị
suy giảm.Nó bao gồm những hoạt động trợ giúp đối tượng trở lại ức ban đầu và hòa nhập
cuộc sống xã hội.Hoạt động phục hồi nhằm giúp đối tượng trở lại cuộc sóng bình
thường,hòa nhập cộng đồng,như giúp những người đói nghèo xóa được đói,vượt khỏi nghèo
hay giúp cho những ngườ khuyết tật phục hồi các chức năng (sinh hoạt,lao động,xã hội),giúp
trẻ lang thang trở về với gia đình,giúp người nghiện ngập,mại dâm trở lại cuộc sống bình
thường,tái hòa nhập cộng đồng.
1.3.2.4.Chức năng phát triển
Chức năng phát triển của CTXH thể hiện qua các hoạt động nhằm tăng năng lực,tăng khả
năng ứng phó với các tình huống có vấn đề,những sự việc có nguy cơ cao.Ví dụ như các
chương trình giải quyết việc làm,các dịch vụ cung cấp người thất nghiệp,hướng dẫn các gia
đình nghèo làm kinh tế,làm chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ.Đây được xem như
những dịch vụ xã hội giúp cá nhân hay gia đìnhphát triển khả năng cá nhân,nâng cao kỹ năng
sống,kỹ năng làm cha mẹ,kỹ năng giáo dục con cái.Thông qua hoạt động xã hội giúp cá
nhân,gia đình và cộng đồng nâng cao nhận thức,rèn luyện kỹ năng,phát huy tính chủ động.
nói đến tình trạng liên quan đến vai trò xã hội và việc thực hiện các vai trò ấy.
1.3.3. Vai trò của công tác xã hội với người cao tuổi
Trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, ngành CTXH đóng vai trò quan trọng
trong việc tham gia vào xây dựng chính sách và điều hành các hoạt động an sinh cho NCT
thông qua hai hình thức sau:
- Hình thức thứ nhất: Chăm sóc NCT trong các cơ sở chăm sóc người già hoặc trung
tâm dưỡng lão ở các nước cũng giống như hình thức chăm sóc NCT cô đơn trong các cơ sở


Bảo trợ xã hội tại Việt Nam nhưng các dịch vụ chăm sóc phong phú. Việc thực hiện các dịch
vụ ngoài nhân viên CTXH còn có sự tham gia của nhiều nhân viên chuyên nghiệp khác như
bác sĩ, cán bộ điều dưỡng, cán bộ dinh dưỡng, chuyên viên tham vấn tâm lý...
- Hình thức thứ hai : Cung ứng dịch vụ chăm sóc NCT tại gia đình và cộng đồng. Gần
đây xu hướng thứ hai được quan tâm nhiều hơn. Trong các dịch vụ này thường là cơ sở xã

hội tiếp nhận NCT và cử NV.CTXH đến gia đình họ để trực tiếp thực hiện các dịch vụ như
vãng gia, đánh giá, xác định vấn đề, giúp xây dựng kế hoạch thiết lập mối quan hệ giữa
những NCT và các thành viên gia đình, giúp họ gắn bó và tự giác tham gia các sinh hoạt
cộng đồng; tham vấn, điều chỉnh các mối quan hệ giữa người già với các thành viên trong gia
đình, giúp họ sống hoà thuận, biết yêu thương và kính trọng lẫn nhau; cung cấp các dịch vụ
tậphuấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi cho các thành viên trong gia
đình để họ tạo ra môi trường hỗ trợ tốt nhất cho NCT. NVCTXH cũng tư vấn, hướng dẫn các
công việc phù hợp với tuổi già, tạo niềm vui, tạo thu nhập, làm giảm cảm giác lệ thuộc; vận
động cộng đồng (lối xóm) quan tâm giúp đỡ NCT sống một mình...
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến BLGĐ với NCT
1.4.1. Phong tục, tập quán
Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều này có ảnh
hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Thậm chí, có người coi việc sử
dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Đi cùng với đó là tư tưởng
“đèn nhà ai nhà nấy rạng”, ” vợ chồng đóng cửa bảo nhau” nên những việc trong gia đình thì
những người khác thường không muốn can thiệp vào. Đây là những yếu tố gây ra khó khăn
rất lớn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay.
1.4.2 Tâm lý
Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nói chung mà là tâm
lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ, con, anh, chị, em…với nhau và
với vấn đề bạo lực gia đình.
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phu xướng phụ tùy”, đề cao vai trò
tự chủ của đàn ông trong gia đình. Điều này có lúc đã làm mất đi quyền tự vệ của người vợ
trước những hành vi bạo lực của chồng mình. Điều này đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều
thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã hội lên án; còn
người chồng đánh vợ thì mặc nhiên được gọi là “biết dạy vợ”; hành vi “đòi hỏi” của người
chồng luôn được coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùng theo… Hơn thế
nữa, với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất để khẳng định mình dường như đã
là một thói quen, một điều không thể thiếu; và thực sự khả năng kiềm chế của họ cũng không
bằng phụ nữ nên rất dễ “động chân động tay” khi phải giải quyết các mâu thuẫn trong gia

đình. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng: trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việc đay
nghiến, chì chiết chồng là hoàn toàn bình thường, mà không hề nghĩ đó là hành vi bạo lực,
gây ra những tổn thương về tinh thần cho người chồng.
Cha mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương, trân trọng cho con cái mình.. Chính vì.
Những đứa con trong gia đình phải chấp nhận sự giáo dục này, và cuối cùng cũng cảm thấy
không thể chịu đựng được nên đã ra tay đánh đập, hành hạ cha mẹ mình.
1.4.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan hệ trong gia đình
và ngoài xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng thẳng, tranh chấp trong gia đình,
là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần không đáng có. Việc thiếu thốn


về vật chất cũng làm cho các thành viên trong gia đình không có điều kiện giao lưu, học tập,
tiếp cận những tri thức tiến bộ cũng như không được định hướng về cách ứng xử trong gia
đình, khiến tình trạng bạo lực NCT càng dễ có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, ở rất nhiều gia
đình, dù điều kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực gia đình. Điều này có thể
được lý giải như sau: khi kinh tế phát triển, các thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa
mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc tới nhau, đặc biệt chăm sóc NCT;
hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp giữa những người thân trong
gia đình. Ở những gia đình này, bạo lực về tinh thần có xu hướng phát triển hơn bạo lực về
thể chất, kinh tế hay tình dục bởi vì những nhu cầu này đều có thể được đáp ứng phần nào
bằng tiền bạc.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, xu hướng bạo lực có
chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng tìm đến việc sử dụng
bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, sự suy giảm các giá trị truyền thống
cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia đình : Con cái đánh đập, mắng chửi bố mẹ…
1.4.4 Trình độ dân trí
Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phòng, chống bạo lực gia đình nêu trên đều
có thể được giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độ dân trí. Khi được tiếp xúc với
những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai trò của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các

thành viên trong gia đình cũng như những quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực
gia đình thì hành vi vi phạm trong lĩnh vực này sẽ giảm xuống. Như đã phân tích ở trên,
những yếu tố như tâm lý, phong tục tập quán, … đã làm cho những người có hành vi bạo lực
gia đình, nạn nhân và những người xung quanh, thậm chí cả những cơ quan có thẩm quyền
cho rằng hành vi đó là đúng, là được phép và không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Chính
vì vậy mà tình trạng bạo lực gia đình vẫn phổ biến và không được ngăn chặn một cách hiệu
quả.
1.4.5 Yếu tố giới tính
Ngày nay, mặc dù bất bình đẳng giới ngày càng được đẩy lùi nhưng nó vẫn còn thấp
thoáng trong những gia đình Việt Nam. Những tư tưởng Nho giáo, “trọng nam khinh nữ” hay
“chồng chúa vợ tôi” ở trong các gia đình, đặc biệt là những gia đình ở nông thôn vẫn còn
nhiều. Chính những tư tưởng lạc hậu, phong kiến này khiến cho các thành viên trong gia
đình NCT có những định kiến về giới, dẫn đến những hành vi sai lệch, làm tổn thương người
khác giới. Theo đó, họ cho rằng, đó là nghĩa vụ mà giới kia phải làm và những hành vi như
quát mắng, đánh đập của họ đối với người khác giới là hoàn toàn bình thường và phù hợp
với chuẩn mực, không vi phạm pháp luật.
1.4.6 Yếu tố trình độ nhận thức
Trong xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trình độ văn hoá, trình độ nhận
thức của người dân ngày càng được nâng cao. Nhìn chung, người dân đều biết đến có Luật
Người cao tuổi, Luật Phòng, chống Bạo lực gia đình, tuy nhiên, số lượng biết sâu, hiểu đúng
thì lại còn rất ít. Chính bởi vậy, tình trạng NCT bị bạo lực gia đình ngày càng gia tăng.
1.4.7 Yếu tố các chất kích thích
Rượu bia là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo hành gia đình nói chung và bạo hành gia
đình với NCT nói riêng. Khi sử dụng các chất kích thích, các cá nhân không làm chủ được
hành vi của mình dẫn đến những hành vi lệch chuẩn, nhẹ thì chửi bới, quát mắng,… gây tổn
hại tâm lý NCT, nặng thì đánh đập, gây thương tích,…. ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tâm
thần của NCT cũng như của các thành viên khác trong gia đình.


1.5 Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi

1.5.1 Ðặc điểm sinh lý
1.5.1.1 Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm hay muộn tùy
thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng tự điều
chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể chất và tinh thần giảm sút. Về
thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo chiều hướng đi xuống.
- Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở nên khô và thô
hơn. Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cốm nhiều hơn. Ở tuổi già có những nếp nhăn là
do lớp mỡ ở dưới lớp da mất di cũng như do da không còn tính chất đàn hồi. Các mạch máu
mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen nhỏ duới da.
- Bộ răng yếu: làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai dù thức
ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng. Người cao tuổi thường chọn các thức ăn mềm.
- Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác
ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
- Các cơ quan nội tạng:
Tim là một co bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùng với tuổi tác cũng phải chịu những
vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể. Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của
hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề liên quan dến lãohoá.
Phổi của nguời già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và luợng ôxy giảm. Khả năng dự
phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cũng giảm sút. Nguời già thích nghi với các điều
kiện rét chậm hơn. Nguời già dễ dàng bị cảm lạnh, nhiệt dộ có thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm
trọng cho sức khoẻ của họ. Họ cũng phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi trong
trường hợp cần thiết phải tiếp cận với nhiệt độ cao.
- Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở người
cao tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp không còn linh hoạt, mềm dẻo, các cơ
đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về. Nguời già hay bị mệt mỏi, mọi
hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn
1.5.1.2. Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về:
-


Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn
nhịp tim…

-

Các bệnh về xuong khớp: Thoái hóa khớp, loãng xuong, bệnh gút…

-

Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng – mui, cúm, viêm phế quản, viêm
phổi, ung thư phổi…

-

Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng,…

-

Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…

+ Ngoài ra người cao tuổi còn hay mắc các bệnh về ung bướu, bệnh thần kinh và các bệnh
về sức khỏe tâm thần…


1.5.2 Ðặc điểm tâm lý
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa , Trạng thái tâm lý và sức khỏe của ngườ i cao
tuổi không chỉ phu ̣thuôc ̣ vào nôị lưc ̣ của bản thân mà còn phu ̣thuôc ̣ vào môi trường xãhôị ,
đăc ̣ biêṭ là môi trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình . Khi
bước sang giai đoaṇ tuổi già , những thay đổi tâm lý của mỗi ngườ i mỗi khác, nhưng tưụ

chung những thay đổi thường găp ̣ là :
1.5.2.1. Hướng về quá khứ
Ðể giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, nguời cao tuổi
thuờng thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh...Họ
thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như huớng về cội nguồn:
Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
1.5.2.2. Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”
Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề
nghiệp. Ðó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái
nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy
người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. Nguời ta dễ gặp phải “hội
chứng về hưu”.
1.5.2.3. Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi
Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi có thể được liệt kê như sau:
-

Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn

Con cháu thường bận rộn với cuộc sống. Ðiều này làm cho người cao tuổi cảm thấy
mình bị lãng quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được
nguời khác coi mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo
lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
-

Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân

Ða số người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt
trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng
đồng. Nhưng cũng có một số người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh
hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền,

hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại
chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ sau... nên chỉ một
thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi
nên bị con cháu coi thường.
-

Nói nhiều hoặc trầm cảm

Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn
phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho nguời khác
khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với
sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những uớc
mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng... có thể xuất hiện triệu
chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành những nguời trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào
cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó.
-

Sợ phải dối mặt với cái chết


Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái
chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con
cháu... có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết.
Với những thay đổi chung về tâm lý của nguời cao tuổi đã trình bày ở trên dẫn đến việc một
bộ phận người cao tuổi thường thay đổi tính nết. Con cháu cần chuẩn bị sẵn tâm lý dể đón
nhận thực tế này nhằm có những ứng xử phù hợp.
1.6.Cơ sở pháp lý của công tác phòng chống BLGĐ với NCT tại Việt Nam
Phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình với người cao tuổi nói
riêng là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ từ dư luận xã hội là còn trong sự
nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Trước tình hình già hoá dân số, giảm thiểu hành vi bạo

lực với người cao tuổi là mục tiêu được gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc
gia. Chính bởi lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã soạn thảo và ban hành những chính sách, những
quy định, điều khoản, chế tài trong bộ luật, luật nhằm cải thiện, giảm thiểu vấn nạn này.
Năm 1941, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi người cao tuổi cả nước. “Trách
nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ của đất nước thật là trọng đại. Đất nước
hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước bị mất, phụ lão
cứu. Nước suy sụp, phụ lão phụ trì. Đối với gia đình, đối với Tổ Quốc, phụ lão có trọng
trách là bậc tôn trường; đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao”.
Hiến pháp nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi rõ : “Người già,
người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”.
Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân quy định: “Người cao tuổi được ưu tiên trong khám
bệnh, chữa bênh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ
của mình”.
Điều 2 trong chương “Những quy định chung” của Luật Hôn nhân và Gia đình cũng
ghi rõ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ con cái “Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ”. Tại điều 27 của Luật này xác định rõ “Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng,
giáo dục con cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không còn cha mẹ. Cháu đã
thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng công bà không còn con”.
Bộ Luật Lao động cũng đưa ra nhưng chính sách dành cho người cao tuổi. Tại điều
124 Luật này có ghi: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ
người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc,
nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại có ảnh hưởng tới sức khoẻ người cao tuổi”.
Tại điều 37 Bộ Luật Dân sự quy định “ Các thành viên trong gia đình có quyền được
hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của cha mẹ, ông
bà. Con cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà”.
Ở Bộ luật Hình sự quy định “Người nào ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha
mẹ thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3
năm”. Tại điều 38, 39 của bộ luật này cũng quy định : “hình thức giảm nhẹ tội với tội phạm
là người cao tuổi và tăng mức hình phạt với tội phạm khi họ phạm tội đối với người cao
tuổi”.

Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000 quy định về trách nhiệm, chăm sóc và phát huy vai trò
của người cao tuổi được quy định rõ.


Điều 3 pháp lệnh người cao tuổi có ghi “Việc phụng dưỡng người cao tuổi là trách
nhiệm chủ yếu của gia đình có người cao tuổi, người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa,
không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội trợ giúp”.
Luật Người cao tuổi 2009 cũng nhấn mạnh đến quyền và nghĩa vụ của các thành
viên gia đình đối với việc phụng dưỡng người cao tuổi cũng như những nghĩa vụ của người
cao tuổi, được quy định tại điều 2 và điều 10.
Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2011 có quy định về các cơ sở, chính sách trợ
giúp NCT nói riêng hay các đối tượng bị bạo lực gia đình nói chung
Ðiều 26. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
1. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những
điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình. 2. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực
gia đình bao gồm:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cơ sở bảo trợ xã hội;
c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
d) Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
đ) Ðịa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
3. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn hoạt động trợ giúp nạn nhân của các cơ sở trợ
giúp nạn nhân bạo lực gia đình.
Ðiều 29. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống
bạo lực gia đình
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia thành lập cơ sở hỗ
trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; hỗ trợ kinh
phí cho một số cơ sở hỗ trợ, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình theo chương
trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ do
Chính phủ quy định.

2. Theo quy chế hoạt động hoặc chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo
lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được cung cấp các dịch vụ tư
vấn về pháp luật, tâm lý, chăm sóc sức khỏe, bố trí nơi tạm lánh và các điều kiện cần thiết
khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
phải có các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất và nhân lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp nạn
nhân bạo lực gia đình;
b) Có nguồn tài chính bảo đảm chi phí cho các hoạt động trợ giúp nạn nhân bạo lực gia
đình.
4. Nhân viên tư vấn phải có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm yêu cầu về chuyên môn theo
quy định của pháp luật đối với lĩnh vực tư vấn. Trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực
gia đình, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình;
trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho
người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.


Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 đã trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu “ Công
tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực gia đình tại quận Liên Chiểu thành phố Đà
Nẵng” như: Người cao tuổi, bạo lực gia đình, bạo lực gia đình với người cao tuổi, công tác
xã hội, công tác xã hội với người cao tuổi. Những vấn đề chung về bạo lực người cao tuổi
trong gia đình, công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực gia đình. Những yếu tố ảnh
hưởng đến BLGĐ ở NCT. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi và cơ sở pháp lý công tác
phòng chống bạo lực người cao tuổi ở Việt Nam.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ
TÁC ÐỘNG ÐẾN TÌNH TRẠNG BẠO LỰC NGƯỜI CAO TUỔI

TRONG GIA ÐÌNH
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 07/CP ngày
23/01/1997 của Chính phủ, trên cơ sở 3 xã Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh của huyện Hòa
Vang. Diện tích tự nhiên là 74,52 km 2, dân số 162.452 người (Năm 2016). Về đơn vị hành
chính, quận Liên Chiểu có 5 phường: Hoà Minh, Hòa Khánh Nam, Hoà Khánh Bắc, Hoà
Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc.
Nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng, phía Nam
giáp quận Cẩm Lệ, Thanh Khê; phía Tây giáp huyện Hòa Vang, phía Bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên - Huế qua đèo Hải Vân- nơi được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất hùng quan".
Là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và có đường sắt Bắc Nam
đi qua, Liên Chiểu có ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thuận lợi phát triển giao
thông vận tải, du lịch và là nơi tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng. Vị
trí địa lý trên là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh và khu vực xung
quanh, trong nước và quốc tế.
Liên Chiểu có bờ biển dài 26 km, với nhiều bãi tắm tự nhiên đẹp như Nam Ô, Xuân
Thiều, Bắc Ninh, bờ biển uốn lượn chạy vòng cung ôm dọc theo tuyến đường Nguyễn Tất
Thành - một trong những con đường đẹp nhất của thành phố, thuận lợi cho khai thác và phát
triển du lịch. Ngoài ra còn có tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản.
Quận còn có lợi thế về tài nguyên rừng, trong đó rừng đặc dụng Hải Vân, diện tích
3418,7 ha. Nơi có đường hầm đèo Hải Vân, một trong những đường hầm dài nhất Đông Nam
Á xuyên qua lòng núi. Rừng ở đây phong phú các loại tài nguyên động thực vật, là tiềm năng
để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lý tưởng được hình thành bởi quần thể sinh thái
như sông Cu - Đê, Làng Vân, đường hầm đèo Hải Vân và thắng cảnh thiên nhiên Nam Ô.
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Theo thống kê năm 2016 (của cổng thông tin điện tử) trên địa bàn quân Liên Chiểu có
dân số 162.452 người chiếm tỉ lệ là 23,8% trên tồng số dân thành phố Đà Nẵng. Trong đó, số
người cao tuổi chiếm tỉ lệ khoảng 4% trên tổng dân số của quận. Mặc dù chính quyền địa
phương, các đoàn thể đặc biệc quan tâm về lợi ích của người cao tuổi nhưng vẫn còn một bộ

phận NCT khó khăn trong cuộc sống, nhất là những NCT khó khăn về kinh tế khiến họ dễ
rơi vào tình trạng bạo bực gia đình .
2.2. Thực trạng về bạo lực người cao tuổi trong gia đình tại quận Liên Chiểu thành phố
Đà Nẵng
2.2.1. Nhận thức về bạo lực người cao tuổi trong gia đình
2.2.1.1. Nhận thức về bạo lực gia đình với người cao tuổi


Nghiên cứu đã tiến hành bằng phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu với những người
có liên quan và đối tượng NCT bị bạo lực gia đình tại địa bàn quận Liên Chiểu, nhân viên
CTXH thu được một số thông tin về nhận thức, trình độ hiểu biết của NCT tại quận Liên
Chiểu thành phố Đà Nẵng như sau:
Khi đến địa bàn nghiên cứu, nhóm chúng tôi đưa ra câu hỏi : “Ông/bà đã bao giờ
nghe nói đến BLGÐ chưa?”, phần lớn câu trả lời trả lời là “Có biết” nhưng khi hỏi sâu về
vấn đề thì họ chỉ “mới nghe qua chứ chưa biết rõ”, có một số người trả lời chưa nghe đến
BLGÐ, đặc biệt là BLGÐ với NCT.
Nhận thức về BLGÐ của NCT còn rất nhiều hạn chế, trong đó nguyên nhân chủ yếu
là do phong tục tập quán cũ, quan niệm “đóng cửa bảo nhau” vẫn còn nặng nề.
Theo kết quả điều tra ở phường Hòa Khánh Nam đối với NCT, nguồn cung cấp thông
tin mà NCT nghe nói về BLGÐ từ sách báo, ti vi chiếm tỉ lệ cao nhất 18,2%; từ chính quyền
địa phương chiếm 15,4%; từ các ban ngành đoàn thể chiếm 15,3%; từ các hoạt động tuyên
truyền chiếm 14,4%; và nghe qua họ hàng, bạn bè là 13,8%;
Ở phường Hòa Khánh Bắc, NCT nghe từ chính quyền địa phương chiếm 23,0%; từ
các ban, ngành, đoàn thể chiếm 46,2%; từ họ hàng, bạn bè chiếm 34,5%; từ sách, báo, dài,
tivi chiếm 20,5%; và nghe qua các hoạt động tuyên truyền tại địa phương chiếm tỉ lệ cao
nhất so với phường Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Minh là 38,0%;
Ở phường Hòa Hiệp Bắc, NCT nghe từ chính quyền địa phương chiếm 23,0%; từ các
ban, ngành, đoàn thể chiếm 0,0%; từ họ hàng, bạn bè chiếm 10,3%; từ sách, báo, dài, tivi
chiếm 18,2%; và nghe qua các hoạt động tuyên truyền tại địa phương chiếm tỉ lệ thấp nhất
so với phường Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Minh là 0,0%;

Ở phường Hòa Hiệp Nam, NCT nghe từ chính quyền địa phương chiếm 23,0%; từ
các ban, ngành, đoàn thể chiếm 30,8%; từ họ hàng, bạn bè chiếm 31,1%; từ sách, báo, dài,
tivi chiếm 22,7%; và nghe qua các hoạt động tuyên truyền tại địa phương chiếm 28,6%;
Ở phường Hòa Minh, NCT nghe từ chính quyền địa phương chiếm 15,4%; từ các
ban, ngành, đoàn thể chiếm 7,7%; từ họ hàng, bạn bè chiếm 10,3%; từ sách, báo, dài, tivi
chiếm 20,5%; và nghe qua các hoạt động tuyên truyền tại địa phương chiếm 19,0%;
Bảng 2.1. Nguồn cung cấp thông tin về BLGÐ cho NCT ( Ðơn vị tính: % )
HKN
S
T
T

1

2

Kênh
thôn
g tin

Chí
nh
quy
ền
địa
phư
ơng
Họ
hàn
g,


HHB

BHN

HM

Chung

Con
cháu
NCT

NCT

Con
cháu
NCT

NCT

Con
cháu
NCT

NCT

Con
cháu
NCT


NCT

Con cháu
NCT

15, 15,2
4

23,0

21,2

23,0

24,2

23,0

18,2

15,4

21,2

78,
0

66,0


13, 24,0
8

34,5

32,0

10,3

4,0

31,1

20,0

10,3

20,0

58,
0

50,0

NCT

Con
cháu
NCT


HKB

NCT


3

4

5

6

bạn

Sác
h
báo,
ti vi
Các
hoạt
độn
g
tuyê
n
truy
ền
Các
ban
ngà

nh
đoà
n
thể
Kên
h
khác

18, 22,7
2

20,5

18,2

18,2

22,7

22,7

18,2

20,5

18,2

96,
0


88,0

14, 10,7
4

38,0

17,9

0,0

25,0

28,6

21,4

19,0

25,0

42,
0

56,0

15,
3

7,1


46,2

42,9

0,0

14,3

30,8

14,3

7,7

21,4

26,
0

28,0

0,0 40,0

0,0

60,0

0,0


0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

10,0

Bảng trên cho thấy, tại phường Hòa Khánh Bắc có tỉ lệ NCT về các nguồn cung cấp
thông tin về BLGÐ cho NCT cao hơn cả so với phường Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Nam,
Hòa Hiệp Bắc, Hòa Minh.
Nguồn cung cấp thông tin về bạo lực gia đình cho con cháu của người cao tuổi tại
phường Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Minh thì qua
sách báo, ti vi chiếm tỉ lệ cao nhất 88,0% trong tổng số chung được hỏi; từ chính quyền địa
phương chiếm 66,0%; từ các hoạt động tuyên truyền chiếm 56,0%; từ họ hàng, bạn bè chiếm
50,0%; từ các ban ngành đoàn thể chiếm 28,0%; Và thấp nhất từ các kênh khác là 10,0%.
Qua bảng trên cho thấy nguồn cung cấp thông tin về bạo lực gia đình cho con cháu
người cao tuổi được biết tại phường Hòa Khánh Bắc cao hơn cả so với phường Hòa Khánh
Nam, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Minh.
Từ bảng trên đem đối chiếu so sánh ta thấy, nguồn cung cấp thông tin trong tổng số
chung được hỏi về BLGĐ giữa NCT và con cháu NCT qua sách báo ti vi đều chiếm tỉ lệ cao
nhất ở NCT chiếm 96,0%, con cháu NCT chiếm 88,0%; qua chính quyền địa phương thì ta
thấy ở người cao tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn 78,0%, con cháu NCT chiếm 66,0%; từ họ hàng
bạn bè ở NCT chiếm tỉ lệ cao hơn 58,0%, con cháu NCT chiếm 50,0%; qua các hoạt động

tuyên truyền ở NCT chiếm tỉ lệ thấp hơn 42,0%, con cháu NCT chiếm 56,0%; qua các ban
ngành đoàn thể NCT chiếm tỉ lệ thấp hơn 26,0%, con cháu NCT chiếm 28,0%; qua kênh
khác thì ở NCT không có nguồn cung cấp thông tin nhưng con cháu NCT chiếm 10,0%.
Những NCT có trình độ học vấn, những người đã nghỉ hưu thường xuyên tiếp xúc với
báo chí, đài, tivi,… được tuyên truyền giáo dục nhiều, song nhận thức của họ về BLGÐ còn
chưa đầy đủ. NCT có trình độ học vấn thấp không được tuyên truyền, giáo dục, ít tiếp xúc


với những thông tin mới về pháp luật nên bản thân họ không ý thức được những hành vi BL
gây ra cho mình hoặc bản thân gây ra cho nguời khác là bạo lực gia đình.
Nhìn vào bảng trên thấy, nguồn cung cấp thông tin về BLGÐ cho NCT và cho con
cháu NCT thiếu đi sự có mặt có nhân viên CTXH. Người cao tuổi trên địa bàn khảo sát tự
tìm hiểu qua sách, báo, đài phát thanh hoặc nghe từ chính quyền địa phương là chủ yếu.
Phỏng vấn sâu tại địa bàn quận Liên Chiểu cho thấy, NCT vẫn còn quan niệm “những
chuyện cãi cọ, đánh chửi nhau giữa các thành viên trong gia đình là chuyện nội bộ gia đình,
mà không hề biết rằng đó là BLGД. Bạo lực gia đình với NCT chưa được nhận thức đầy đủ
và chưa được xã hội lên án một cách mạnh mẽ. Gia đình vẫn được xem là một đơn vị tách
biệt và người ngoài không được phép can thiệp vào.
Một số NCT được phỏng không biết rằng theo Luật Hôn nhân và gia đình, khoản 2
Ðiều 36 quy định:“Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi
cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật…Và khoản 2 Ðiều 47 Luật này quy định: “Cháu có bổn
phận… chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại”. Họ chỉ nhận thức được rằng, con cái thì
phải chăm sóc ông bà, cha mẹ, hiếu thảo, đó chỉ là những quy chuẩn đạo đức mà không hề
biết đó là quyền lợi của NCT được hưởng và nếu các thành viên trong gia đình không thực
hiện thì sẽ có những hình phạt theo quy định của pháp luật. “Con cháu thì phải hiếu thảo,
chăm sóc ông bà cha mẹ thì ai chẳng biết, nhưng nó được quy định trong Luật pháp thì chắc
ở đây chả ai biết đâu…”- Trích phỏng vấn ông Tr.V.T
Ðặc biệt, một bộ phận lớn NCT không hề biết rằng, xa lánh, hắt hủi, không chăm sóc
cha mẹ, không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho cha mẹ cũng là một hình thức của bạo lực
gia đình với NCT.

Kết quả điều tra sẽ cho thấy nhận thức của NCT tại địa bàn thế nào là BLGÐ như :
đánh đập ở phường Hòa hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc, Hòa Minh chiếm tỷ lệ bằng nhau
(22,2%), Hòa Khánh Nam chiếm 17,8%, Hòa Khánh Bắc chiếm tỉ lệ 15,6%; Tình trạng chửi
mắng, nhiếc móc NCT xảy ra ở phường Hòa Hiệp Bắc có tỉ lệ nhiều hơn cả chiếm 22,6%,
phường Hòa Hiệp Nam và Hòa Minh chiếm 20,5% và thấp nhất là phường Hòa Khánh Nam
và Hòa Khánh Bắc chiếm tỉ lệ chung 18,2%; NCT được điều tra ở phường Hòa Hiệp Bắc
hiểu đe doạ, khống chế là hành vi BLGÐ chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả 26,3%, phường Hòa Hiệp
Nam chiếm 21,1% còn phường Hòa Khánh Bắc và Hòa Khánh Nam chiếm tỉ lệ chung
18,4%, phường Hòa Minh chiếm tỉ lệ thấp nhất 15,8%; Tình trạng đuổi NCT ra khỏi nhà
được nhận thức là BLGÐ với NCT tại Hòa Hiệp Bắc chiếm tỉ lệ cao nhất 34,5% và phường
Hòa Khánh Nam chiếm tỉ lệ 24,1%, phường Hòa Minh chiếm 17,3%;còn phường Hòa Khánh
Bắc chiếm 13,8%, phường Hòa Hiệp Nam chiếm tỉ lệ thấp nhất 10,3%; Hành vi phá hoại,
làm hỏng tài sản được NCT tại phường Hòa Khánh Bắc và Hòa Hiệp Nam cho rằng đó là
BLGÐ cao nhất 34,8%, tại phường Hòa Khánh Nam chiếm tỉ lệ 17,4% và phường Hòa
Minh chiếm tỉ lệ 13,0%, phường Hòa Hiệp Bắc chiếm tỉ lê thấp nhất 0%; Tình trạng bỏ mặc,
không quan tâm chăm sóc NCT được nhận thức là BLGÐ thì phường Hòa Khánh Nam
chiếm tỉ lệ cao nhất 27,6%, phường Hòa Minh chiếm tỉ lệ 24,2%, hòa Khánh Bắc chiếm
20,7%, phường Hòa Hiệp Bắc chiếm 17,2%; trong khi đó, nhận thức về vấn đề này tại
phường Hòa Hiệp Nam chiếm tỉ lệ thấp nhất 10,3%; Một trong những hành vi khác, là
cưỡng ép quan hệ tình dục thì phường Hòa Hiệp Bắc chiếm tỉ lệ cao nhất 40,0%, phường
Hòa Minh chiếm 20,0%, phường Hòa Khánh Nam chiếm 16,0% và phường Hòa Khánh Bắc
và Hòa Hiệp Nam chiếm tỉ lệ thấp nhất 12,0%.


Bảng 2.2. Hiểu biết về bạo lực gia đình của người cao tuổi và con cháu NCT (Ðơn vị
tính: %)
HKN
STT

1

2
3
4
5

6

7

Hành vi con
cái đối xử với
bố mẹ già

NCT

Con
cháu
NCT

Ðánh đập
Chửi mắng,
trách móc
Ðe doạ,
khống chế
Ðuổi ra
khỏi nhà
Phá hoại,
làm hỏng
tài sản
Bỏ mặc,

không
chăm sóc
Cưỡng ép
quan hệ
tình dục

HHN

HKB

NCT

Con
cháu
NCT

NCT

Con
cháu
NCT

17,8 20,4

15,6

20,4

22,2


18,2 22,0

18,2

19,5

18,4 22,2

18,4

24,1 21,4

HHB

NCT

Con
cháu
NCT

18,4

22,2

20,5

22,0

17,8


21,1

13,8

14,3

17,4 14,3

34,8

27,6 21,6

16,0 21,1

HM

Chung

NCT

Con
cháu
NCT

NCT

Con
cháu
NCT


20,4

22,2

20,4

90,0

98,0

22,6

17,0

20,5

19,5

88,0

82,0

20,0

26,3

22,2

15,8


17,8

76,0

90,0

10,3

21,4

34,5

23,8

17,3

19,0

58,0

84,0

21,4

34,8

28,6

0,0


14,3

13,0

21,4

46,0

56,0

20,7

16,2

10,3

16,2

17,2

24,4

24,2

21,6

58,0

74,0


12,0

18,4

12,0

18,4

40,0

21,1

20,0

21,1

50,0

76,0

Từ bảng trên về hiểu biết bạo lực gia đình của người cao tuổi trên địa bàn quận Liên
Chiểu từ hành vi đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất 90,0% trong tổng số được hỏi; hành vi chửi
mắng, trách móc chiếm 88,0%; đe dọa khống chế chiếm 76,0%; hành vi đuổi ra khỏi nhà và
bỏ mặc không chăm sóc chiếm tỉ lệ chung là 58,0%; hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục
chiếm 50,0% và hành vi phá hoại làm hỏng tài sản chiếm tỉ lệ thấp nhất 46,0%.
Kết quả điều tra về hiểu biết về bạo lực của con cháu NCT trên địa bàn quận Liên
Chiểu thì hành vi đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất 98,0% trong tổng số được hỏi; hành vi đe
dọa khống chế chiếm 90,0%; hành vi đuổi ra khỏi nhà chiếm 84,0%; hành vi chửi mắng
trách móc chiếm 82,0%; hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục chiếm 76,0%; hành vi bỏ mặc
không chăm sóc chiếm 74,0% và hành vi chiếm tỉ lệ thấp nhất là phá hoại làm hỏng tài sản

(56,0%).
Từ bảng hiểu biết về bạo lực gia đình giữa NCT và con cháu NCT trong tổng số người
được hỏi thì hành vi đánh đập điều chiếm tỉ lệ cao nhất ở NCT chiếm 90,0%, con cháu NCT
chiếm 98,0%; hành vi chửi mắng trách móc ở NCT chiếm tỉ lệ cao hơn 88,0%, con cháu
NCT chiếm 82,0%; hành vi đe dọa không chế ở NCT chiếm tỉ lệ thấp hơn 76,0%, con cháu
NCT chiếm 90,0%; hành vi đuổi ra khỏi nhà ở NCT chiếm tỉ lệ thấp hơn 58,0%, con cháu
NCT chiếm 84,0%; hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục ở NCT chiếm tỉ lệ thấp 50,0%, con
cháu chiếm tỉ lệ 76,0%; hành vi bỏ mặc không chăm sóc ở NCT chiếm tỉ lệ thấp hơn 58,0%,


con cháu chiếm 74,0% và chiếm tỉ lệ thấp nhất là hành vi phá hoại làm hỏng tài sản ở NCT
chiếm 46,0%, con cháu NCT chiếm 56,0%.
Qua kết quả điều tra cho thấy, không ít người vẫn còn quan niệm chỉ khi dẫn đến hậu
quả nặng nề về mặt thể chất thì mới xem đó là hành vi bạo lực. Một số hành vi như gây tổn
hại về tinh thần, cô lập, xua đuổi, cưỡng ép tình dục… chưa được nhận biết rõ. Thậm chí có
nhiều địa phương, thậm chí là cán bộ hội, cán bộ chính quyền đoàn thể nhưng vẫn xem
những hành vi như: lấy gậy đánh, tát, đấm, chửi bới khi không đẻ được con trai, chửi mắng,
dọa dẫm khi không được quan hệ tình dục… chỉ là mâu thuẫn trong gia đình; còn gọi là bạo
lực gia đình thì phải là những vụ việc nghiêm trọng, có can thiệp của y tế.
2.2.1.2. Nhận thức về những nguyên nhân ảnh hưởng đến bạo lực NCT trong gia đình
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết NCT và người dân trên địa bàn quận Liên Chiểu
chưa có nhận thức đầy đủ về nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực NCT trong
gia đình.
Khi được hỏi “Theo ông, bà đâu là nguyên nhân dẫn tới BLGÐ với NCT” thì do áp
lực trong chăm sóc người già và khó khăn về kinh tế là những nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng bạo lực gia đình với người cao tuổi theo nhận thức của người dân trên địa bàn
khảo sát. Thậm chí, một vài truờng hợp được hỏi không biết tại sao lại dẫn đến mâu thuẫn,
bạo lực gia đình. Một vài trường hợp trả lời được nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét
chung chung chứ chưa có hiểu biết cụ thể, nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về vấn đề.
Nhiều người không nhận thức được yếu tố giới tính chính là một trong những nguyên

nhân chính dẫn tới bạo hành gia đình với NCT nói riêng và bạo lực gia đình nói chung.
Một vài người cho rằng kinh tế là yếu tố quan trọng dẫn tới bạo lực gia đình với NCT.
Khi được hỏi nguyên nhân tại sao dẫn tới mâu thuẫn, nảy sinh hành vi bạo lực, nhiều NCT
cho biết, lí do kinh tế chính là nguyên nhân chính dẫn tới nảy sinh mâu thuẫn giữa họ và các
thành viên khác trong gia đình.
Có nhiều lầm tưởng về nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình. Khi giải thích về nguyên
nhân dẫn đến bạo lực gia đình, những lầm tưởng này tập trung vào phê phán phụ nữ hoặc đổ
lỗi cho các nguyên nhân khác như say rượu, không làm chủ được bản thân, thiếu giáo dục.
Kết quả là, những lầm tưởng này đã loại trừ trách nhiệm của người gây ra bạo lực đối với
chính hành vi của người đàn ông. Việc nhận thức đúng đắn rằng bạo lực gia đình là hành vi
có mục đích nhằm đạt được quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác là rất quan trọng.
Một người chồng bạo lực thường sử dụng bạo lực hoặc de dọa dùng bạo lực và duy trì những
biện pháp dụ dỗ hoặc ép buộc khác để bảo đảm rằng vợ anh ta sẽ hành xử theo cách anh ta
mong muốn.
2.2.2. Thực trạng bạo lực người cao tuổi trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu
Qua nghiên cứu về bạo lực gia đình với NCT. Kết quả điều tra từ NCT cho thấy hình
thức và mức độ bạo lực NCT trong gia đình và có đến 60,0% tỉ lệ NCT được hỏi cho rằng có
xảy ra tình trạng bạo lực gia đình với người cao tuổi, trong đó phường Hòa Khánh Nam và
Hòa Minh chiếm tỉ lệ chung 50,0%; phường Hòa Khánh Bắc chiếm 60,0% và phường Hòa
Hiệp Bắc và Hòa Hiệp Nam chiếm tỉ lệ chung cao nhất 70,0%.


Bảng 2.3. Số vụ BLGÐ với NCT của những người được điều tra (Ðơn vị tính: %)
Mức
độ


Không

Phường

Hòa Khánh
Nam

Phường
Phường Hòa
Hòa Khánh Hiệp Bắc
Bắc

NCT Con NCT Con NCT
cháu
cháu
NCT
NCT
5
3
6
3
7
50,0 30,0 60,0 30,0 70,0
5
7
4
7
3
50,0 70,0 40,0 70,0 30,0

Con
cháu
NCT
7

70,0
3
30,0

Phường
Hòa Hiệp
Nam

Phường
Hòa Minh

Chung

NCT Con NCT Con NCT Con
cháu
cháu
cháu
NCT
NCT
NCT
7
4
5
6
30
23
70,0 40,0 50,0 60,0 60,0 46,0
3
6
5

4
20
27
30,0 60,0 50,0 40,0 40,0 54,0

Kết quả điều tra từ con cháu NCT cho thấy hình thức và mức độ bạo lực NCT trong
gia đình và có đến 46,0% tỉ lệ con cháu NCT được hỏi cho rằng có xảy ra tình trạng bạo lực
gia đình với người cao tuổi, trong đó phường Hòa Hiệp Bắc chiếm tỉ lệ cao nhất 70,0%;
phường Hòa Minh chiếm 60,0%; phường Hòa Hiệp Nam chiếm 40,0%; và phường Hòa
Khánh Nam và Hòa Khánh Bắc chiếm tỉ lệ chung thấp nhất 30,0%.
Tư bảng trên so sánh đối chiếu ta thấy trong tổng số chung người được hỏi thì ở người
cao tuổi mức độ số vụ có BLGĐ với NCT chiếm tỉ lệ cao hơn con cháu 60,0%, con cháu
NCT chiếm 46,0%
2.2.2.1. Bạo lực về thể chất
Số liệu điều tra cho thấy, có 36,0% NCT trả lời bị con cái đánh đập trong tổng số
chung NCT được hỏi.
Bảng 2.4. Bạo lực về thể chất đối với NCT (Ðơn vị tính: %)
Nội
dung

HKN
NCT

Bỏ rơi,
không
chăm
sóc
Ðe doạ,
nhốt
trong

nhà
Bị đánh
đập

HKB

HHN

HHB

NCT

21,7

Con
cháu
NCT
29,4

30,4

Con
cháu
NCT
0,0

NC
T

Con NC Con

cháu T cháu
NCT
NCT
39,1 17,6 4,3
5,9

29,4

16,7

29,4

0,0

41,1

8,3

0

33,3

15,4

16,7

0,0

38,9


11,5

5,6

HM
NCT

CHUNG

4,3

Con
cháu
NCT
47,1

NC
T

Con
cháu
NCT
46,0 34,0

8,3

0

66,7


34,0

24,0

34,6

5,6

38,5

36,0

52,0


Có thể thấy, bạo lực về thể chất là dạng dễ dàng nhận biết hơn cả. Số liệu điều tra cho
thấy, có 36,0% người cao tuổi bị đánh dập, trong đó 38,9% ở phường Hòa Hiệp Nam, 33,3%
ở phường Hòa Khánh Nam và ở phường Hòa Khánh Bắc 16,7%, ở phường Hòa Hiệp Bắc và
Hòa Minh có chung 5,6%; Tuy nhiên, ở cả 5 phường đều có xảy ra tình trạng NCT bị bỏ rơi
không chăm sóc. NCT bị bỏ rơi không chăm sóc ở phường Hòa Khánh Nam 21,7%, phường
Hòa Khánh Bắc 30,4%, phường Hòa Hiệp Nam 39,1%, cả hai phường Hòa Hiệp Bắc và Hòa
Minh có chung 4,3%. Người cao tuổi bị đe dọa nhốt trong nhà ở phường Hòa Khánh Nam và
Hòa Khánh Bắc có chung 29,4%, phường Hòa Hiệp Nam có 41,1% và phương Hòa Hiệp
Bắc và Hòa Minh chưa có trường hợp nào cho biết bị con cháu đe dọa nhốt trong nhà.
Từ bảng trên so sánh đối chiếu ta thấy trong tổng số người được hỏi bạo lực về thể
chất đối với NCT đối với hành vi bỏ rơi không chăm sóc thì ở NCT chiếm tỉ lệ cao nhất là
46,0%, đối với con cháu NCT thì hành vi đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất 52,0%
BLGÐ được nói đến và đề cập trong đề tài nghiên cứu, tuy nhiên, số liệu thống kê và
các báo cáo thống kê của các cơ quan thực thi pháp luật thì số liệu này còn phản ảnh quá ít
so với thực tế BLGÐ với NCT đang diễn ra.

Theo kết quả điều tra, phần lớn bạo lực thể chất với NCT do con cháu trong gia đình
thực hiện hành vi với cụ ông/ cụ bà. Hiện tượng người già bị con cái biệt lập nơi ở vì sợ ảnh
hưởng đến cuộc sống riêng của họ xảy ra nhiều trên địa bàn quận Liên Chiểu. Do sự chênh
lệch về thời gian sinh hoạt, quan điểm sống, nhiều NCT bị con cháu tách ra, không muốn
NCT sinh hoạt cùng gia đình. Mặc dù họ được đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất nhưng lại
không được sống cùng với con cháu. Một vài trường hợp trên địa bàn thu thập thông tin còn
bị con cái cho sống ở một phòng riêng biệt trên tầng cao, hàng ngày mỗi khi ăn cơm thì có
nguời bê lên cho NCT ăn chứ NCT không được ngồi ăn cùng con cháu.
Ông T (78 tuổi) có cháu trai năm nay 23 tuổi nhưng nghiện rượu chè, cờ bạc do được
nuông chiều từ bé. Ông Th sống cùng con cái và cháu nội, cháu ông không chịu đi làm mà
thuờng xuyên về nhà xin tiền bố mẹ đi chơi. Nhiều khi nó về nhà không có ai, chỉ có ông Th
ở nhà, nó bắt ông Th đưa tiền, ông mà không đưa là nó chửi bới, có khi còn đánh ông Th –
Phỏng vấn sâu.
Thậm chí, theo ông B – chi hội truởng Hội NCT phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, một
vài truờng hợp con cái tranh chấp đất đai với bố mẹ đẻ (là NCT), trước khi đưa ra chính
quyền xử lý thì họ đã xảy ra tình trạng con cái chửi bới, nhiếc móc và có hành vi đánh đập
cha mẹ đẻ của mình. Ðây có thể coi là hành vi xâm hại và làm tổ thương nghiêm trọng cả về
mặt thể chất cũng như tinh thần của NCT.
Trong địa bàn khảo sát, không có trường hợp nào con cái bỏ rơi, đuổi cha mẹ ra khỏi
nhà nhưng có đến vài trường hợp con cái chỉ chăm sóc cha mẹ theo nghĩa vụ, dùn đẩy trách
nhiệm chăm sóc cha mẹ già cho nhau. Do NCT không còn trong độ tuổi lao động, bước vào
độ tuổi này, họ thường hay ốm dau do chức năng của các bộ phận cơ thể đã yếu nên nhiều
trường hợp họ bị coi là gánh nặng của gia đình.
Bà N (81 tuổi) bị mờ 1 bên mắt, hay đau ốm, bà có 5 người con trai nhưng đều đi làm
xa, chỉ có duy nhất con trai út lập nghiệp ở quê. Các con trai của bà chia nhau ra chăm sóc
bà mỗi người 3 tháng. Nhiều khi bà ốm mệt nhưng đến tháng con trai ở thành phố Hồ Chí
Minh đón bà về chăm sóc thì con trai út vẫn nhất quyết bắt bà đi thành phố Hồ Chí Minh.
Cứ thỉnh thoảng bà N lại phải đi chuyển chỗ ở 1 lần, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức
khỏe thể chất của bà nhưng các con bà không ai chịu chăm sóc bà trong một thời gian dài. –
Trích phỏng vấn



×