ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
LƯƠNG VĂN HÀ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
VĂN HÓA XÃ HỘI TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG - HUYỆN BẢO LẠC
TỈNH CAO BẰNG”
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Khoa
: Kinh tế & PTNT
Khóa học
: 2013 - 2017
Thái Nguyên, năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
LƯƠNG VĂN HÀ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
VĂN HÓA XÃ HỘI TẠI XÃ XUÂN TRƯỜNG - HUYỆN BẢO LẠC
TỈNH CAO BẰNG”
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Khoa
: Kinh tế & PTNT
Khóa học
: 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn
: ThS. Cù Ngọc Bắc
Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Tô Hữu Quanh
Thái Nguyên, năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay. Em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô
trong bộ môn Phát Triển Nông Thôn đã truyền đạt cho em những kiến thức lý
thuyết cũng như kiến thức thực tế bổ ích trong suốt 4 năm qua và tạo điều
kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến giảng viên Th.S
Cù Ngọc Bắc, người đã giành rất nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ văn hóa xã hội và các cán bộ làm
việc tại xã Xuân Trường đã cung cấp và tạo điều kiện cho em thu thập được
những số liệu báo cáo, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập trên
địa bàn xã.
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Kinh tế & Phát triển
nông thôn sức khỏe dồi dào, niềm tin tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của
mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên của xã xuân trường .................................... 14
Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ cán bộ văn hóa xã hội xã Xuân Trường ......... 34
Bảng 3.2: Tóm tắt kết quả thực tập trên địa bàn xã. ...................................... 35
Bảng 3.3: Phân tích SWOT .......................................................................... 38
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ mạng lưới cán bộ văn hóa xã hội tại xã Xuân Trường ......... 33
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết Tắt
Nguyên Nghĩa
1
VH-XH
Văn hóa xã hội
2
UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN
3
CV
Công văn
4
KH
Kế hoạch
5
QĐ
Quyết định
6
MTQG
Mục tiêu Quốc gia
7
NTM
Nông thôn mới
8
BCĐ
Ban chỉ đạo
9
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
10
BQLQDƠDDN
Ban quản lý quỹ điền ơn đáp nghĩa
11
LĐTBXH
Lao động thương binh xã hội
12
BVNKT và TMC
Bảo vệ người khuyết tật và trẻ mồ côi
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
1.2.3. Yêu cầu ................................................................................................ 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 4
1.3.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 4
1.4. Nhiệm vụ của sinh viên tại nơi thực tập ................................................... 4
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 5
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về văn hóa - xã hội .............................................................. 5
2.1.2. Tầm quan trọng của văn hóa xã hội ...................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 9
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của văn hóa xã hội trên thế giới ................. 9
2.1.2 . Sự hình thành và phát triển của lịch sử văn hóa Việt Nam ................... 9
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 14
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ......................................... 14
vi
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 14
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 17
3.2. Những thành tựu của cơ sở đạt được của cơ sở thực tập. ....................... 19
3.3. Những thuận lợi khó khăn ..................................................................... 23
3.4. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ văn hóa xã hội ....................... 24
3.5. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập ... 28
3.5.1. Nội dung thực tập ............................................................................... 28
3.5.2. Các hoạt động văn hóa xã hội cuối năm 2016 đầu năm 2017 .............. 31
3.5.3. Sơ đồ mạng lưới văn hóa xã hội tại xã Xuân Trường .......................... 33
3.5.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ văn hóa xã hội xã ...................................... 34
3.6. Tóm tắt kết quả thực tập ........................................................................ 35
3.7. Kết quả phân tích SWOT....................................................................... 38
3.8. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế..................................................... 39
3.9. Các giải pháp nâng cao hoạt động văn hóa xã hội .................................. 41
3.9.1. Giải pháp về tổ chức ........................................................................... 41
3.9.2. Các giải pháp về nguồn lực................................................................. 42
3.9.3. Các giải pháp về hoạt động tuyền truyền ............................................ 42
Phần 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................ 43
4.1. Kết luận ................................................................................................. 43
4.2. Kiến Nghị .............................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 45
1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa xã hội cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, văn hóa xã hội
luôn luôn phát triển và có sự biến đổi không ngừng theo quy luật vận động,
phát triển từ thấp đến cao. Sự thay đổi từ một nền văn hóa này bằng một nền
văn hóa khác luôn diễn ra và là một hiện tượng thường xuyên trong lịch sử xã
hội. Là sản phẩm được sáng tạo bởi con người kể cả về vật chất và tinh thần,
vật thể, phi vật thể thứ sản phẩm mà mỗi cộng đồng người phải nhào nặn lại
tự nhiên và chính bản thân mình hàng nghìn năm mới có được.
Văn hóa xã hội không chỉ là kết quả của mối quan hệ giữa con người
với thế giới tự nhiên mà là thứ để phân biệt xã hội này với xã hội khác đương
thời với nó, văn hóa xã hội làm cho cộng đồng đều có cá tính và bản sắc riêng
của mình, đối với mỗi cá nhân thì văn hóa là do học hỏi mà có và tiếp nhận
bằng con đường xã hội hóa mỗi con người điều là sản phẩm của nền văn hóa
đó là văn hóa dân tộc văn hóa xã hội thấm đượm vào mỗi người không chỉ ở
địa phương mà nó còn tải qua trong suốt cuộc đời của mỗi người
Việt Nam là một đất nước có 54 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống
trên cùng một lãnh thổ trên mỗi vùng khác nhau đều có những dân tộc và
những nền văn hóa, cách sống khác nhau để hiểu rõ những nét văn hóa riêng,
các hoạt động xã hội của từng dân tộc không thể không nhắc tới vai trò tích cực
của Cán Bộ Văn hóa xã hội. cán bộ văn hóa xã hội đóng vai trò quan trọng
trong việc tuyên truyền và tổ chức triển khai các chủ chương, Chương trình,
chính sách về văn hóa xã hội Lao động, thương binh và xã hội; y tế; giáo dục
và đào tạo, thể thao và du lịch...Do Đảng và Nhà nước đề ra cho người dân
nắm bắt và hiểu rõ những Chương trình, Chính sách đưa ra trên địa bàn cùng
xây dựng một nên văn hóa lành mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
2
Xuân Trường là một xã gồm có 4 dân tộc anh em Tày, Nùng, Mông,
Dao cùng nhau sinh sống mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng có những tập
tục, ngôn ngữ riêng do trình độ còn chưa cao, tỉ lệ biết chứ của các dân tộc
trên địa bàn còn thấp nên cán bộ văn hóa xã hội là người trực tiếp tuyên
truyền, tư vấn cho người dân thực hiện tốt các chính sách do Đảng và Nhà
nước đề ra tìm hiểu về cán bộ văn hóa xã hội là điều kiện giúp em tiếp xúc,
nhìn nhận và hiểu thêm về công việc, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán
bộ văn hóa xã hội cũng như các hoạt động Chương trình, Chính sách đang
thực hiện tại địa phương để từ đó có những phương hướng giải pháp nhằm
giải quyết các vấn đề khó khăn mà cán bộ văn hóa xã hội gặp phải.
Xuất phát từ những vấn đề trên em tiến hành lựa chọn thực hiện đề tài:
“Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ văn hóa xã hội tại xã
Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ VH-XH. Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cán
bộ VH-XH trong thời gian tới.
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ VH-XH xã.
- Đánh giá những thuận lợi khó khăn của cán bộ VH-XH.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt
động của cán bộ VH-XH.
1.2.3. Yêu cầu
Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ:
- Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn
được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin đúng hướng và
chính xác.
3
- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết cách xử lý, đánh
giá, tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm được.
- Kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm được phục vụ cho công
tác học tập và nghiên cứu.
- Khả năng xử lý số liệu, tổng quan, tổng hợp các nguồn lực thông tin
tìm kiếm được. Sử dụng thông tin có hiệu quả, biết cách vận dụng những
thông tin tìm được vào giải quyết hiệu quả vẫn đề đặt ra.
Yêu cầu về ý thức thái độ trách nhiệm
- Hoàn thành tốt công việc được giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy.
Yêu cầu về kỷ luật
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế của nhà trường và các quy
định của nơi thực tập.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Luôn trung thực thật thà với mọi lời nói và hành động.
Yêu cầu về tác phong, ứng xử
- Tạo mỗi quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những công việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các cán bộ nhân viên nơi thực tập.
- Phong cách trang phục luôn chỉnh tề phù hợp, lịch sự.
Yêu cầu về kết quả đạt được
- Hoàn thành tốt công việc được giao.
- Có mỗi quan hệ tốt với mọi người trong cơ quan.
- Không tự ý sử dụng trang thiết bị, sao chép các dữ liệu trong cơ quan
khi cho có sự đồng ý.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra .
- Tích lũy được kinh nghiêm làm việc.
4
- Ghi đầy đủ nhật ký thực tập đề có tư liệu để viết báo cáo.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ VH - XH xã Xuân
Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: các thông tin thứ cấp
được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo tổng kết, giáo trình,…
- Tổng hợp và phân tích thông tin: những thông tin, số liệu thu thập
được chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết
cho khóa luận.
1.3.2.1. Các phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi điều tra thu thập được tiến hành tổng hợp, hệ thống lại.
1.3.2.2. Phương pháp phân tích thông tin
- Sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê mô tả.
+ Phương pháp (PRA) trong đó sử dụng công cụ phân tích SWOT.
1.4. Nhiệm vụ của sinh viên tại nơi thực tập
- Thực hiện nghiêm túc hoàn thành mọi công việc cơ quan giao.
- Không tự ý nghỉ không lý do trong quá trình thực tập.
- Tìm hiểu địa bàn và các số liệu liên quan đến nội dung đề tài.
- Nhiệt tình giúp đỡ khi được cán bộ nhờ làm việc trong cơ quan.
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ: 15/1/2017 đến ngày 15/5/2017
- Địa điểm: Xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm về văn hóa - xã hội
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa theo nghĩa rộng về
tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
Luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người
chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội.
Xã hội là một thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp người có những quan
hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội chặt chẽ với nhau.
Theo F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần,
thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên
một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ
với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những
thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau.
Theo A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là “Văn hóa là những mô hình
hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là
những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa là kết
quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau.
Hồ Chí Minh cho rằng khái niệm văn hoá được hiểu theo hai nghĩa:
nghĩa rộng, nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần
do loài người sáng tạo ra. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
6
Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những giá trị tinh thần. Người viết: Trong
công cuộc kiến thiết Nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là
quan trọng ngang nhau: Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Văn hoá. Nhưng văn hoá
là một kiến trúc thượng tầng
Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô
cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên
nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển,
quá trình con người làm nên lịch sử , văn hóa là quá trình con người và cộng
đồng con người ở từng nơi và ở mọi nơi đoàn kết và phấn đấu qua biết bao
gian khổ và hy sinh để từng bước, từng phần tự khẳng định mình, từng bước,
từng phần thoát khỏi thân phận bị tha hóa, dần dần trở thành con người tự do
Theo UNESCO đưa ra năm 1994 văn hóa được hiểu theo hai nghĩa:
nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ tổng hợp các đặc trưng
diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc của
một cộng đồng gia đình, xóm, làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa
không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng
Theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng chi
phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc
thù riêng”.
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định
nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn
hóa. Như định nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập
hợp những thành tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát
triển, từ tri thức, tôn giáo, đạo đức, ngôn ngữ, âm nhạc, pháp luật…
7
Còn các định nghĩa của F.Boal, tổ chức UNESCO thì xem tất cả những
lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc sống là văn hóa.
Dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một khái niệm văn hóa cho
riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên
cứu. tôi cho rằng, văn hóa- xã hội là sản phẩm của con người được tạo ra
trong qua trình phát triển của xã hội, được chi phối bởi môi trường (môi tự
nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người, từng vùng, mỗi
quốc gia khác nhau điều có văn hóa khác nhau. Nhờ có văn hóa mà con người
ở những đất nước khác nhau có thể phân biệt được qua các nền văn hóa, tổ
chức xã hội và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc
người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.
Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính
là nấc thang đưa con người vươn lên theo sự phát triển của xã hội .
2.1.2. Tầm quan trọng của văn hóa xã hội
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển của xã hội, kinh tế bởi lẽ, văn hóa
do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, xã hội, là
hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm
cho con người ngày càng hoàn thiện.
Trong vài thập kỷ trước đây, có một số nước cho rằng: Chỉ cần tăng
trưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng với việc phát
triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển. Sau một thời gian
thực hiện kết quả cho thấy, các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu về
tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự
suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng. Từ đó, kéo theo kinh tế phát
triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên và cuối cùng là sự phá sản của
các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, không
phát triển được. Đây là quan niệm phát triển nhanh bằng cách hi sinh các giá
trị văn hóa – xã hội cho sự phát triển. Trên thực tế đã bị phá sản.
8
Từ thực tế đó, một số nước đã lựa chọn mô hình: tăng trưởng kinh tế,
cùng với việc phát triển tài nguyên con người, bảo vệ môi trường sinh thái.
Mô hình này, tuy tăng trưởng kinh tế không nhanh, nhưng lại bền vững, xã
hội ổn định. Đây là quan niệm phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn
hóa, được các nhà khoa học thừa nhận. Từ đó, cho rằng: Phát triển là một
quá trình nội sinh và tự hướng tâm của sự tiến hóa toàn cục đặc thù cho mỗi
xã hội. Vì vậy, cho nên ở đây có sự tương đồng về nghĩa và khả năng
chuyển hóa lẫn nhau giữa phát triển và văn hóa.Văn hóa bao trùm tất cả các
phương diện của hoạt động xã hội.
Cần phải hiểu rằng về mặt kinh tế, việc thực hiện chính sách hội nhập
để tăng cường liên kết, liên doanh với nước ngoài là rất cần thiết. Song mọi
yếu tố ngoại sinh như vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thị
trường của nước ngoài chỉ có thể biến thành động lực bên trong của sự phát
triển, nếu chúng được vận dụng phù hợp và trở thành các yếu tố nội sinh của
con người Việt Nam với truyền thống văn hóa, đạo đức, tâm hồn, lối sống
của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở kiến thức khoa học, kinh nghiệm và sự
tỉnh táo, khôn ngoan, chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc trong quá trình hội nhập, phát triển bởi lẽ nền văn hóa dân tộc sẽ đóng
vai trò định hướng và điều tiết để hội nhập và phát triển xã hội bền vững, hội
nhập để phát triển nhưng vẫn giữ vững được độc lập tự chủ. Hợp tác kinh tế
với nước ngoài mà không bị người ta lợi dụng, biến mình thành kẻ đi vay
nặng lãi, thành nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công giá rẻ, thành nơi tiêu
thụ hàng hóa ế thừa và tiếp nhận chuyển giao những công nghệ lạc hậu, tiếp
nhận lối sống không lành mạnh với những ảnh hưởng văn hóa độc hại…
9
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của văn hóa xã hội trên thế giới
Trên thế giới văn hóa xã hội xuất hiện từ khi con người được sinh ra
và bắt nguồn từ những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người được
tiếp thu và lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ở ai cập sự phát triển về văn hóa xã hội được hình thành và phát triển
mạnh mẽ nhất Khoảng hơn 3000 năm TCN, người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo
ra chữ tượng hình, họ đã biết nghiên cứu về thiên văn, biết dùng hệ đếm cơ số
10 thành thạo các phép tính cộng trừ ngoài ra họ còn biết xây dựng, điêu khắc
được rất nhiều điền đài, cung điện và kim tự tháp qua đó cho ta thấy nền văn
hóa xã hội của họ rất phát triển.
Ở Trung Quốc Tổ chức quản lý về văn hóa xã hội. Có thể khái quát mô
hình chung của các nhà nước Phương Đông cổ đại bao gồm: Vua chuyên chế
→ Hệ thống quan lại Trung ương → hệ thống quan lại địa phương (quản lý
phân chia ruộng đất, thu thuế, hành chính…), công cụ bảo vệ nhà nước và duy
trì trật tự xã hội là hệ thống nhà tù, Quân Đội. Các nhà nước Phương Đông cổ
đại đại thường có ba chức năng chủ yếu là thu thuế và cai trị dân chúng, Trị
Thủy và xây dựng các công trình công cộng, mở rộng lãnh thổ.
Ở nước anh thành lập Trung tâm nghiên cứu văn hóa xã hội Đương Đại
tại trường Đại Học tổng hợp Birimungham vào năm 1964 sau đó được quốc tế
hóa và quá trình nghiên cứu chuyển sang đào tạo sau Đại học chuyên dạy các
kỹ năng quản lý văn hóa xã hội cho các nhà chính trị ở trong nước.
2.1.2 . Sự hình thành và phát triển của lịch sử văn hóa Việt Nam
Văn hoá xã hội Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc.
Trước hết là nền văn hoá thời tiền sử với những thành tựu ban đầu của người
nguyên thuỷ ở Núi Đọ (Thanh Hoá) và sau đó là nền văn hoá Sơn Vi (hậu kỳ
đá cũ). Đặc trưng của nền văn hoá này là săn bắt, hái lượm, dùng đá làm công
cụ sản xuất.
10
Thời kỳ đá mới (cách đây hơn một vạn năm) đã đánh dấu một bước tiến
quan trọng trong lối sống của con người. Thời kỳ này con người đã nhận biết,
tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ đá, Đất Sét, Sừng, Xương, Tre,
Nứa, gỗ để làm công cụ sản xuất. Đặc biệt hơn là họ đã biết làm Gốm, thuần
dưỡng động vật, biết trồng cây, biết quy hoạch định cư thành từng nhóm, dân số
theo đó cũng tăng lên chính phương thức sống này đã đẩy văn hoá xã hội của
người việt phát triển lên một tâm cao mới, tiêu biểu cho sự tiến bộ đó là những
đặc trưng của nền văn hoá Hoà Bình.
Văn hoá thời Sơ Sử với ba trung tâm lớn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam:
Văn hoá Đông Sơn hình thành ở các lưu vực sông (Sông Hồng, Sông
Cả, Sông Mã). Đặc trưng của phương thức sống thời kỳ này vẫn là sự chuyển
tải nội dung của nền văn hoá Hoà Bình nhưng ở một trình độ cao hơn. Vào
thời kỳ này, cư dân tiền Đông Sơn đã biết trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc
làm thức ăn, làm phương tiện chuyên chở hàng hoá,...Tuy nhiên việc tìm thấy
vật liệu đồng thau đã gây ra sự tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã
hội thời kỳ này. Thời kỳ Đông Sơn đã có sự phân khu, phân tầng văn hoá,
đồng thời cũng diễn ra sự giao lưu văn hoá giữa các bộ lạc bởi vì đã có hoạt
động trao đổi kinh tế, tặng vật phẩm tín ngưỡng tôn giáo.
Nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân Đông Sơn gắn liền với nghề trồng lúa
nước. Vì vậy, thần Mặt trời là vị thần chủ đạo được thờ phụng nhằm cầu may
cho mùa màng tốt tươi để cư dân được no ấm, an bình.
Văn hoá Sa Huỳnh có không gian phân bố rộng lớn, từ Bình Trị Thiên
kéo dài tới lưu vực sông Đồng Nai.
Nền văn hoá Sa Huỳnh lấy sắt làm nguyên liệu chủ yếu để chế tạo ra
những cộng cụ phụ vụ cho nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, cùng các loại
cây ăn quả, củ khác. Cũng đặt trong so sánh, nếu cư dân Đông Sơn hãnh diện
về kỹ thuật đúc đồng thì cư dân Sa Huỳnh cùng tự hào về kỷ thuật đúc sắt.
11
Văn hoá Đồng Nai là nền văn hoá của cư dân vùng Nam Bộ. Đặc điểm
của nền văn hoá này gắn liền điều kiện tự nhiên (sông nước miệt vườn).Vì
vậy, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Văn hoá Bắc thuộc là nền văn hoá phụ thuộc vào sự thống trị của
Phong kiến Trung Hoa ở phương Bắc. Thời kỳ này đã đặt văn hoá Việt Nam
vào thế cam go phải đấu tranh với sự đô hộ của phong kiến xâm lược chống
lại sự đồng hoá dân tộc.
Văn hóa Việt Nam vốn dĩ độc lập trong sự cởi mở, rộng lượng của
truyền thống người Việt Cổ sau quá trình tiếp biến thiên nhiên và cuộc sống
lâu dài nay có nguy cơ bị Hán hóa, biến thành một tiểu khu của Trung Hoa
Đại Lục.
Phong kiến phương Bắc đưa chân đến đất Nam không chỉ chuyên chở ý
đồ chính trị mà còn kéo theo văn hoá bản địa. Hành trang chủ yếu của văn hoá
bản địa là Đạo Nho, Lão-Trang với những nội dung phục vụ cho mục đích
đồng hoá.
Không chịu khuất phục trước sức mạnh về số lượng, dân tộc Việt Nam
giương cao ngọn cờ: Đấu tranh để bảo vệ bản sắc, bảo vệ dân tộc, chống đồng
hóa, tiếp tục phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giải phóng đất nước.
Với sự thống trị của các triều đình phong kiến Việt Nam (đặc biệt là
triều đình nhà Nguyễn), vào thế kỷ thứ XVI một tôn giáo có nguồn gốc từ
Phương tây đã xâm nhập vào văn hoá Việt Nam. Đó là Thiên Chúa Giáo-tôn
giáo làm nên văn minh phương Tây.
Nửa sau thế kỷ XIX, văn hoá Việt Nam đặt dưới sự thống trị của thực
dân. Dưới sự chèo lái của triều đình nhà Nguyễn,"Dân tộc Việt Nam đã đánh
mất hành động độc lập trong lịch sử. Lúc này văn hoá Việt Nam mang hai nội
dung chủ yếu là: “Tiếp xúc và giao thoa văn hóa Việt Pháp; và giao lưu văn
hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Đông tây”
12
Đặc biệt lĩnh vực văn hoá vật chất được thực dân Pháp phát triển ồ ạt trên
lãnh thổ Việt Nam, làm phai nhạt tính đậm đà, bản sắc của văn hoá dân tộc và
thay vào đó bằng văn hoá ngoại lai, xa lạ với cư dân nông nghiệp lúa nước. Vì
thế trước cách mạng tháng 8 thành công Đảng ta đã thành lập bộ thông tin và
tuyên truyền sau đổi thành bộ văn hóa- thể thao và du lịch và trải qua nhiều giai
đoạn như sau:
Ngày 28/8/1945 của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
trong nội các quốc gia Bộ Thông tin, Tuyên truyền được thành lập (sau đó
ngày 1/1/1946 đổi tên là Bộ Tuyên truyền và Cổ động) - tiền thân của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch ngày nay.
Ngày 10-7-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 38/SL sáp nhập
Nha Thông tin thuộc Bộ Nội vụ vào Thủ tướng Phủ và Sắc lệnh số 83/SL hợp
nhất Nha thông tin thuộc Thủ tướng Phủ và Vụ Văn học, nghệ thuật thuộc Bộ
Giáo dục thành Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng Phủ do đồng
chí Tố Hữu phụ trách.
Ngày 20-5-1955 đổi tên là Bộ Văn hóa, do giáo sư Hoàng Minh Giám
làm Bộ trưởng
Năm 1987-1990 một tổ chức mới được hình thành, hợp nhất 04 cơ quan:
Bộ Văn hóa, Bộ Thông tin, Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Du lịch thành
Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch theo Quyết định số 244
NQ/HĐNN8 ngày 31/3/1990 do đồng chí Trần Hoàn làm Bộ trưởng với chức
năng, nhiệm vụ như Nghị định số 81- CP ngày 8/4/1994 của Chính phủ quy định
trong hai năm 1994 - 1995, ngành Văn hóa - Thông tin đã tập trung mọi cố gắng
phục vụ các ngày lễ lớn của dân tộc. Đây là sự khôi phục và phát triển các hoạt
động văn hóa, thông tin chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của toàn xã hội
theo phương hướng đúng đắn mà Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 của Đảng đã
đề ra.
13
Ngày 31 tháng 7 năm 2007 lại đánh dấu một bước ngoặt lớn của
Ngành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập, thực hiện chức
năng, nhiệm vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (Nghị quyết số: 01/2007/QH12)
trên cơ sở sáp nhập Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao, tiếp nhận
phần quản lý nhà nước về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Từ năm 2009 đến nay, hoàn thành việc xây dựng các đề án lớn triển
khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị
về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”;
đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Chiến lược
phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; triển khai thực hiện
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Ở góc độ địa phương thời kì lúc bây giờ thì tập chung thực hiện các
chương trình, chính sách, dự án mà cấp trên đưa xuống, lưu dữ những giá trị
văn hóa tại đia phương để người dân có một cuộc sống ổn định ấm no.
14
Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Xuân Trường là một xã của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. xã có vị trí:
- Phía Bắc giáp Khánh Xuân và Trung Quốc.
- Phía Đông giáp Trung Quốc, hai xã Cần Nông và Lương Thông của
huyện Thông Nông.
- Phía Nam giáp xã Hồng An, xã Phan Thanh.
- Phía Tây giáp Phan Thanh, Khánh Xuân
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Diện tích đất tự nhiên
Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên của xã xuân trường
STT
1
2
3
Mục đích sử dụng
Mã
Diện tích (ha)
Tổng diện tích đất
8130,99
Đất nông nghiệp
NNP
7886,98
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
1,06
Đất phi nông nghiệp
PNN
156,00
Đất ở nông thôn
ONT
41,12
Đất chuyên dùng
CDG
88,92
Đất làm trụ sở
CTS
0,33
Đất quốc phòng
CQP
2,87
Đất có mục đích công cộng
CCC
83,66
Đất sông, ngòi kênh rạch, suối
SON
22,12
Đất nghĩa trang nghĩa địa
NTD
0,92
Đất chưa sử dụng
88,01
(Nguồn UBND xã Xuân Trường năm2016)
15
Xuân Trường là xã thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng tổng diện
tích đất tự nhiên 8130,99ha.
Địa hình
Xã Xuân Trường thuộc vùng núi trung bình của huyện Bảo Lạc. có độ
cao trung bình khoảng 800m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức
tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và
nghiêng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi
những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và các khe suối ngang dọc, gây
khó khăn đến quá trình sản xuất và đi lại của người dân trên địa bàn xã.
Nhưng đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi trong phát triển du lịch
sinh thái và nghỉ dưỡng.
Tài nguyên đất
- Các loại đồi núi của Xuân Trường thuộc loại đất tương đối màu mỡ, đa
số đất có tầng dày trên 50em, hàm lượng dinh dưỡng đất từ trung bình tới khá.
- Đặc điểm thổ nhưỡng của xã chủ yếu là đất Feralit chiếm 93,47 %.
- Tổng diện tích đất tự nhiên gồm các loại như sau:
+ Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq) chiếm khoảng 61,54 %
được sử dụng để trồng hồi và các loại cây ăn quả.
+ Đất Feralit đỏ nâu trên đá vôi (Fv) chiếm 10,15 % được sử dụng để
trồng rừng, hồi, cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) chiếm 14,24 % diện tích đất được sử
dụng để phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl) chiếm 7,50 % được sử dụng để
trồng 1 vụ lúa màu vụ hai một phần dùng để trồng ngô và đỗ tương.
+ Đất xám trên đá macma axit (Ba) chiếm 5,70 % đất nghèo sử dụng
trồng các lại cây ăn quả và lúa nhưng năng suất thấp.
+ Nhóm đất sản xuất dốc tụ (D) chiếm 0,83 % diện tích đất đai nằm ven
theo các khe suối thuận lợi cho việc trồng các loại cây ra màu, lúa, cây ăn quả.
16
Điều kiện Khí hậu, Thủy văn
- Khí hậu
Chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ
trung bình năm là 21,2 0C. Độ ẩm không khí bình quân: 82,5 %. Lượng mưa
bình quân năm là 1500mm. do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa
nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hướng gió
thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam. Về nền nhiệt độ và số giờ nắng
trung bình trong năm là 1.446 giờ rất thuân lợi cho việc bố trí mùa vụ và điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn
đới, Á nhiệt đới.
- Thủy văn
Có nhiều con suối và các dải nước ngầm chảy ra từ các khe thuận lợi
cho việc tưới tiêu phục vụ nuôi trồng Thủy sản, phục vụ sinh hoạt.
Tài nguyên rừng
Năm 2016 tổng diện tích đất rừng của xã là 37,051,10 ha chiếm 67,28%
tổng diện tích đất tự nhiên. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 45% Trong đó: đất
rừng sản suất là 7.446,53ha đất rừng phòng hộ là 1.543,61ha đất rừng đặc
dụng là 1.061,0 ha rừng là nguồn tài nguyên ưu thế của xã đất lâm nghiệp
chiếm phần lớn diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn xã.
Hệ động vật mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá Đông Bắc, tuy
nhiên chất lượng và số lượng đã bị suy giảm mạnh, các loại thú lớn như: Hổ,
Gấu không còn thấy xuất hiện. Hiện nay tổ thành loài chủ yếu là các loài thú
nhỏ như Cầy Hương, Cầy Bay, Khỉ, Hươu, Nai, và một số ít Lợn Rừng…
Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản của xã Xuân Trường tuy không phong
phú nhưng với sự phân bố của một số loại khoáng sản trên địa bàn cũng tạo
điều kiện cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển.
17
Tài nguyên du lịch
Với địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng
nhỏ cộng với hệ thống sông suối tương đối phong phú hình thành những hang
động và hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên. Là mảnh đất có 4 dân tộc anh em cùng
nhau sinh sống mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa, phong tục tốt đẹp; Các
loại hình dân ca, dân vũ phong phú, lễ hội truyền thống đặc sắc thu hút khách du
lịch gần xa.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế
Trong năm gần đây xã có mức tăng trưởng kinh tế khá, tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt 12,7 %/năm. Các ngành sản xuất dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng
đều có bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập
bình quân đầu người đạt khoảng 182 USD, bình quân lương thực đầu người đạt
650kg. nền kinh tế của xã bước đầu từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
Tạo tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo. Nên kinh tế của xã có
sự chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm chưa vững chắc. năm 2016 tỉ trọng
nông, lâm nghiệp chiếm 50%, dịch vụ chiếm 33 %, tiểu thủ công nghiệp chiếm
17 %.
Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
- Ngành sản xuất nông nghiệp: Nền nông nghệp của xã tăng trưởng khá
nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất hàng
hóa ít, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hóa.
Kết quả sản xuất nông nghệp tăng là do áp dụng các biện pháp thâm canh,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Trồng trọt: Mặc dù sản xuất gặp nhiều thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ
sự chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền trong việc đầu tư xây dựng các
công trình thủy lợi, sử dụng giống mới và các biện pháp phòng chống thiên tai