Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tìm hiểu vai trò chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Yên Đĩnh Chợ Mới Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.71 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯỜNG VĂN HUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ PHỤ
TRÁCH NÔNG NGHIỆP XÃ YÊN ĐĨNH, HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH BẮC KẠN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2013 – 2017


THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯỜNG VĂN HUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ PHỤ
TRÁCH NÔNG NGHIỆP XÃ YÊN ĐĨNH, HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH BẮC KẠN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K45 – PTNT


Khoa

: Kinh tế & Phát triển nông thôn

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Văn Chiến

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương trâm “học đi đôi với hành lý thuyết gắn liền với thực
tiễn” của các trường chuyên nghiệp nước ta nói chung và Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một bước quan trong của sinh
viên cuối khóa. Đây là giai đoạn rất quan trong nhằm củng cố kiến thức đã
học trên gế nhà trường đồng thời cũng nâng cao kỹ năng thực hành.
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh Tế & PTNT, em đã tiến hành thực hiện
đề tài “Tìm hiểu vai trò chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp tại xã Yên Đĩnh - Chợ Mới - Bắc Kạn”.
Em xin trân trong gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT, Đặc biệt cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của
thầy giáo TS. Hà Văn Chiến là người truyền đạt cho em những kiến thức bổ
ích trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo UBND xã Yên
Đĩnh huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, cán bộ nhân viên UBND xã Yên Đĩnh và

bà con nhân dân trong xã đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, tìm hiểu tại
địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều lý do chủ quan và khách quan
cho nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy em rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cổ cùng toàn thể các bạn sinh
viên để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Lường Văn Huy


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Yên Đĩnh qua 3 năm ................ 25
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã
Yên Đĩnh ...................................................................................... 30
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2013 - 2015 ..................... 33


iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

BNN

Bộ Nông Nghiệp


CBNN

Cán bộ nông nghiệp

CC

Cơ cấu

CLB

Câu lạc bộ

CNH – HĐH

Công nghiêp hóa – Hiện đại hóa

CTV

Cộng tác viện

DT

Diện tích

DVT

Đơn vị tính

HTX


Hợp tác xã

KH

Kế hoạch

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NS

Năng suất

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Sản lượng

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban Nhân Dân



iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu ............................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 3
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................... 3
1.2.4. Yêu cầu .......................................................................................... 4
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ..................................................... 5
1.3.1. Nội dung thực tập ........................................................................... 5
1.3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................... 6
1.4. Thời gian, địa điểm .............................................................................. 6
1.4.1. Thời gian thực tập .......................................................................... 6
1.4.2. Địa điểm ......................................................................................... 6
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 7
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 7
2.1.1. Khái niệm về nông nghiệp .............................................................. 7
2.1.2. Khái niệm về khuyến nông ............................................................. 8
2.1.3. Khái niệm về lâm nghiệp ................................................................ 8
2.1.4. Cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã ............................................. 9
2.1.5. Quan niệm về năng lực CBNN cấp xã .......................................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 12



v
2.2.1. Một số mô hình hiệu quả của cán bộ nông nghiệp trên thế giới .... 12
2.2.2. Một số mô hình hoạt động có hiệu quả của cán bộ nông nghiệp tại
Việt Nam................................................................................................ 13
2.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ......................... 16
PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP .............................................................. 23
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................ 23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ................................................. 23
3.1.2. Tình hình sử dụng đất ................................................................... 25
3.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................... 26
3.2. Tóm tắt kết quả................................................................................... 29
3.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương và những tác động
của cán bộ phụ trách nông nghiệp qua 3 năm 2014 - 2016 ..................... 29
3.2.2. Cơ cấu tổ chức tổ chức xã ............................................................ 36
3.2.3. Vai trò chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại
xã Yên Đĩnh ........................................................................................... 37
3.3. Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực và hoạt động của cán bộ phụ
trách nông nghiệp xã Yên Đĩnh ................................................................. 40
3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................. 43
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 46
4.1 Kết luận ............................................................................................... 46
4.2 Kiến nghị............................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 49


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của

Đảng, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và
to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất
hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực quốc gia.
Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Năm 2015 với tỷ trọng khoảng 17% trong GDP, ngành nông
nghiệp tiếp tục có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng GDP chung. Theo
báo cáo thống kê năm 2015 và triển khai hoạt động năm 2016 của Bộ Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,41%
tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2015 ước đạt 30,45 tỷ USD tăng
0,2% so với năm 2014 và xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt kim ngạch
hơn 1 tỉ USD/năm.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp
nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của
nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho phát triển
đất nước. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nông nghiệp đóng vai trò
lớn trong phát triển kinh tế. Hầu hết các nước đều dựa vào sản xuất nông
nghiệp để tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân
tộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế phát triển.
Trong thời đại xu thế hội nhập là tất yếu như hiện nay sự cạnh tranh
trong nội bộ ngành với bên ngoài khá gay gắt. Để nông nghiệp Việt Nam
ngày một phát triển, có khả năng cạnh tranh với hàng hóa các nước thì yêu


2
cầu đặt ra là người dân phải có kiến thức về sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật
nuôi, nắm được yêu cầu và quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, thông tin thị
trường… Một trong những kênh thông tin giúp người dân có được những điều
đó là hệ thống các cán bộ nông nghiệp. Không chỉ là bạn của riêng nhà nông,
cán bộ nông nghiệp còn góp phần đảm bảo cho nhu cầu cơ bản mà vô cùng

quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người – lương thực, thực phẩm.
Chinh phục khoa học và trực tiếp đưa những thành quả đó vào cuộc sống, vào
từng vụ mùa, vào từng bữa ăn hàng ngày của mọi người, đó là niềm kiêu
hãnh của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Một ý tưởng đột phá trong nghề, một
nghiên cứu ứng dụng hoàn hảo cho khí hậu Việt Nam có thể đem đến tương
lai khởi sắc cho người nông dân, nâng cao năng lực và phát huy vai trò của
các cán bộ nông nghiệp chính là góp phần cho sự phát triển thêm bền vững
của nền nông nghiệp đất nước.
Yên Đĩnh là một xã thuần nông mà sản xuất nông nghiệp đóng vai trò
chủ đạo trong nên kinh tế xã và chủ yếu bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và lâm
nghiệp.., trong đó cán bộ phụ trách nông nghiệp luôn được chính quyền xã
quan tâm đầu tư hỗ trợ, thông qua các trương trình hỗi trợ giống, tập huấn kỹ
thuật cho nông dân, cho vay vốn phát triển sản xuất.
Tuy nhiên cán bộ nông nghiệp của xã hiện nay chưa phát huy hết vai
trò chức năng của mình, nhằm nâng cao vai trò, hiểu rõ chức năng nhiệm vụ
của cán bộ phụ trách nông nghiệp em tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu
vai trò, chức năng, nhiệm vụ, của cán bộ phụ trách Nông nghiệp tại xã
Yên Đĩnh - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn”


3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp tại xã Yên Đĩnh – huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn làm căn cứ đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được tiềm năng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của
xã Yên Đĩnh
- Đánh giá được thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Yên Đĩnh

- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiêp tại xã Yên Đĩnh
- Tìm hiểu mức độ thực hiện chức năng và hoàn thành nhiệm vụ của
cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Yên Đĩnh
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của
cán bộ phụ trách nông nghiệp trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Thông qua quá trình thực hiện đê tài giúp cho sinh viên củng cố kiến
thức chuyên môn, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời bổ
sung những kiến thức còn thiếu, học tập kinh nghiệm từ thực tế.
+ Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa trong
ngành và sinh viên các khóa tiếp theo
+ Hiểu rõ hơn vai trò chức năng nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp xã
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu của để tài sẽ góp một phần vào việc đánh giá sát
thực hơn về tác động của cán bộ phụ trách nông nghiệp tới sản xuất nông


4
nghiệp tại xã Yên Đĩnh. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nhà quản lý, các
cán bộ nông nghiệp có thêm những căn cứ để lựa chọn phương pháp, hoạt
động hiệu quả.
+ Góp phần phát triển nông nghiệp tại xã thông qua nâng cao hiệu quả
hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp.
1.2.4. Yêu cầu
- Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ:
+ Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn
được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin đúng hướng và

chính xác.
+ Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá,
tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm được.
+ Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm được phục vụ cho
công tác học tập và nghiên cứu.
+ Khả năng xử lý số liệu, tổng hợp, tổng quan, tổng luận các nguồn lực
thông tin tìm kiếm được. Sử dụng thông tin có hiệu quả, biết cách vận dụng
những thông tin tìm được vào giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.
- Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm:
+ Hoàn thành tốt công việc được giao.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của UBND xã, các đoàn
thể, thôn xóm.
- Yêu cầu về kỷ luật:
+ Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các
quy định của nơi thực tập.
+ Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc.
+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
+ Luôn trung thực trong lời nói và hành động.


5
- Yêu cầu về tác phong, ứng xử
+ Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường
không chỉ là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc
trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
+ Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
+ Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập.
+ Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
- Yêu cầu về kết quả đạt được

+ Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
+ Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
+ Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
+ Không được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
+Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng).
+ Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập.
+ Không mang đĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang virus vào máy tính.
- Yêu cầu khác:
Ghi nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Đánh giá được tiềm năng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã.
- Tìm hiểu vai trò chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiêp
- Tìm hiểu mức độ thực hiện chức năng và hoàn thành nhiệm vụ của
cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã


6
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của
cán bộ phụ trách nông nghiệp trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
1.3.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo
cáo kết quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, internet, số liệu thống kê của
các phòng ban trong ủy ban nhân dân (UBND) xã.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua điều tra và phỏng vấn
trực tiếp.

+ Số liệu thu thập được trong quá trình điều tra có thể tổng hợp vào các
bảng biểu, từ đó đưa ra những nhận định về kết quả các hoạt động của cán bộ
phụ trách nông nghiệp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
- Phương pháp quan sát trực tiếp
Quan sát cách thức làm việc của cán bộ phụ trách nông nghiệp
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu
Những thông tin, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích lại
để có được thông tin cần thiết cho đề tài.
1.4. Thời gian, địa điểm
1.4.1. Thời gian thực tập
Từ ngày 20 tháng 8 năm 2016 đến ngày 20 tháng 12 năm 2016
1.4.2. Địa điểm
xã Yên Đĩnh – huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn


7
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng vật nuôi làm tư liệu lao
động chủ yếu tạo ra lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gôm cho nhiều chuyên ngành:
Trồng trọt chăn nuôi, sơ chế nông sản, theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm
nghiệp, thủy sản.
- Nông nghiệp còn là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế
của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỉ trước đây khi công nghiệp chưa
phát triển.
- Trong nông nghiệp có 2 loại chính việc xác định sản xuất nông nghiệp

vụ thuộc dạng nào cũng quan trọng :
+ Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực có
đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của
mỗi người dân, không có cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh thái.
+ Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao, sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích, thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường
hay xuất khẩu các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố
gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các
sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hoặc vật nuôi.[6]


8
2.1.2. Khái niệm về khuyến nông
Theo nghĩa Hán – Văn: “khuyến” có nghĩa là khuyến khích, khuyên
bảo, triển khai; còn “nông” nghĩa là nông – lâm – ngư nghiệp, nông dân, nông
thôn “khuyến nông” là mở mang, phát triển trong nông nghiệp, là những hoạt
động nhằm khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông
nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm sinh… ở
nông thôn.
Theo định nghĩa của Trung Tâm khuyến nông – khuyến lâm Quốc gia:
“Khuyến nông” là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm truyền bá những
chủ trương, chính sách, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức và
quản lý sản xuất, những thông tin về thị trường giá cả, rèn luyện tay nghề cho
nông dân, để hộ có thể đủ khả năng tự quyết định vấn đề sản xuất, đời sống
của bản thân, gia đình và cộng đồng nhằm phát triển sản xuất, nâng cao dân

trí, cải thiện đời sống và phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tóm lại chúng ta có thể hiểu khuyến nông theo hai nghĩa:
- Nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt
động hỗi trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
- Nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức
mà đối tượng của nó là người nông dân. Tiến trình này đem đến cho người
nông dân những thông tin và lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn
đề khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗi trợ phát triển các hoạt động
sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng
cuộc sống của người dân và gia đình họ.[7]
2.1.3. Khái niệm về lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân
có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế
biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.


9
- Quan điểm thứ nhất: Cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng.
- Quan điểm thứ hai: Cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất đặc biệt không chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn
có chức năng khai thác sử dụng rừng.
- Quan điểm thứ ba: Xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp
và đứng trên giác độ khép kín của quá trình tái sản xuất thì lâm nghiệp là một
ngành sản xuất vật chất ngoài chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng,
khai thác vận chuyển và chế biến lâm sản.[7]
2.1.4. Cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã
- Cán bộ nông nghiệp: là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn
trong một cơ quan hoặc một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các

ngành khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
- Cán bộ nông nghiệp cấp xã: là những người trực tiếp chỉ đạo hoặc
trực tiếp làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã. Đây là
những người trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển
khai các hoạt động nông nghiệp cho nông dân.
- Cán bộ nông nghiệp cấp xã được chia làm 2 loại: cán bộ lãnh đạo,
quản lý (chủ tịch UBND xã); cán bộ chuyên môn nông nghiệp cấp xã (CB
Khuyến nông, cán bộ thú y, kiểm lâm địa bàn)
- Những yêu cầu cơ bản đối với cán bộ Nông nghiệp (CBNN) cấp xã
+ Có tinh thần thực sự yêu mến quê hương, biết thương yêu quý trọng
mọi người đặc biệt là người nông dân.
+ Có trình độ hiểu biết và đã qua đào tạo nghiệp vụ, có trình độ chuyên
môn về một trong những ngành cơ bản sản xuất nông nghiệp ở địa phương
như: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản...


10
+ Có đạo đức, tác phong lành mạnh, khiêm tốn, kiên trì, chịu khó học
hỏi kinh nghiệm của những bậc lão nông tri điền, các kinh nghiệm hay của
người khác.
+ Biết làm giàu cho bản thân, gia đình mình và có tinh thần thương
yêu, giúp đỡ những người xung quanh mình cùng làm giàu.
+ Biết vận động và tổ chức nông dân thực hiện đúng các yêu cầu của
chương trình dự án nông nghiệp.
2.1.5. Quan niệm về năng lực CBNN cấp xã
Năng lực là những kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ mà CBNN
cấp xã tích lũy được, có được thông qua quá trình học tập, rèn luyện, hoạt
động nông nghiệp thực tế tại cơ sở và biết vận dụng nó vào công việc để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Những yêu cầu về năng lực CBNN cấp xã cần phải có

- Về kiến thức:
+ Kiến thức về mặt kỹ thuật: CBNN cấp xã cần được đào tạo và có kiến
thức về các lĩnh vực trong phạm vi trách nhiệm công tác của mình. Vì các
hoạt động ở nông thôn tương đối toàn diện và đa ngành (trồng trọt, chăn nuôi,
thú y, lâm nghiệp, thủy sản...) nên cán bộ nông nghiệp cấp xã không chỉ hiểu
sâu một chuyên ngành nào đó mà cần biết rộng về các chuyên ngành khác, có
như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nông dân.
+ Kiến thức về kinh tế - xã hội và cuộc sống nông thôn: CBNN cấp xã
cần có các kiến thức về kinh tế (như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ
chức quản lý sản xuất, hoạch toán kinh tế, lập dự án đầu tư...) để có thể tư vấn
hỗ trợ nông dân. Ngoài ra CBNN cấp xã cần hiểu được những vấn đề liên
quan đến xã hôi và đời sống nông thôn địa bàn mình đang công tác, đặc biệt
là phong tục tập quán, truyền thống văn hóa và những giá trị tinh thần của
người dân.


11
+ Kiến thức về quy định, chính sách của nhà nước về nông nghiệp:
CBNN cấp xã phải nắm được những chủ trương, chính sách của nhà nước về
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là những chính sách cụ thể áp dụng đối với địa
phương nơi phụ trách.
+ Kiến thức về giáo dục người lớn tuổi: do đôi tượng của CBNN cấp xã
là những người nông dân, đa số là người lớn tuổi, trình độ dân trí thấp, nên
CBNN phải biết cách tiếp cận và có phương pháp phù hợp để giáo dục người
lớn tuổi, đặc biệt là phải biết cách vận động, lôi cuốn nông dân tham gia vào
các chương trình, dự án nông nghiệp.
- Yêu cầu về phẩm chất đạo đức:
+ Chịu đựng gian khổ, sẵn sàng làm việc ở những vùng nông thôn xa
xôi hẻo lánh, điều kiện khó khăn với tinh thần vì nhân dân.
+ Thật thà, thẳng thắn và nhiệt tình là niềm tin, chỗ dựa cho nông dân

trong sản xuất cũng như trong đời sống. Người cán bộ nông nghiệp không
những được cán bộ cấp trên tín nhiệm mà còn được nông dân tin tưởng khi
đưa ra lời khuyên.
+ Hòa nhã, cần cù, giản dị, khiêm tốn, người cán bộ nông nghiệp cần là
tấm gương tốt trong sản xuất để người dân noi theo.
+ Có lòng yêu mến đối với bà con nông dân và tính hài hước nhẹ nhàng
trong công việc. Cán bộ nông nghiệp cần biết thông cảm với những ước muốn
và tình cảm của người dân, đồng thời khi làm việc cũng phải biết tôn trọng và
lắng nghe ý kiến của họ.
+ Tin tưởng vào năng lực của chính mình và quyết tâm làm được điều
gì đó để góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn.
- Các chỉ tiêu để đánh giá năng lực của CBNN cấp xã.
+ Trình độ đào tạo: đại học, cao đẳng, trung cấp, chính quy, tại chức....


12
+ Ngành nghề đào tạo: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy
sản,...
+ Kinh nghiệm làm việc, kiến thức thực tế, sự hiểu biết.
+ Điều kiện làm việc: văn phòng, trang thiết bị, thông tin liên lạc...
+ Kết quả, hiệu quả làm việc.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số mô hình hiệu quả của cán bộ nông nghiệp trên thế giới
2.2.1.1. Mô hình sản xuất rau sạch tại Nakhon Phanôm, Thái Lan
Mô hình sản xuất tại làng Nông Đạt, huyện Mương được trồng quanh
năm với các loại: cải, bắp cải, xu hào, cà rốt, măng tây và rau gia vị. Việc sản
xuất được tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và
được thực hiện khép kín từ khâu chuẩn bị giống, kỹ thuật canh tác đến đóng
gói và tiêu thụ sản phẩm. Trong mô hình này sự tham gia của CBNN là quản
lý chất lượng giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đây là mô hình sản xuất theo mô hình hợp tác 30 thành viên trong làng
do trưởng bản làm trưởng nhóm. Mô hình này đã được chính quyền tỉnh
Nakhon Phanôm và chính phủ Thái Lan tặng thưởng nhiều bằng khen vì
thành tích sản xuất hiệu quả, an toàn.[9] .
Trong mô hình này sự tham gia của CBNN là quản lý chất lượng giống
cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm
Khả năng áp dụng: Mô hình có khả năng áp dụng đối với xã Yên Đĩnh
vì điều kiện đất đai và khí hậu xã phù hợp với các loại rau.
2.2.1.2. Mô hình trồng khoai lang trên giàn tại Trung Quốc
Trung tâm thử nghiệm và ứng dụng khoa học kỹ thuật cao trong nông
nghiệp tại Dương Lăng, tỉnh Thiềm Tây, Trung Quốc đã nghiên cứu và thực
hiện thành công hình thức canh tác mới lạ trồng khoai lang trên dàn.


13
Theo phương pháp này thì gốc khoai lang được đặt vào các bồn nước
có chứa các thành phần vi sinh, dinh dưỡng đảm bảo cho cây phát triển. Phần
thân và ngọn cây được đưa lên giàn giống như bầu và mướp. Khi cây to khỏe
sẽ được chọn để ươm cho mọc ra, phát triển và nằm trong các bồn xứ treo lơ
lửng trên không. Đến thời gian thu hoạch người ta sẽ hạ bồn xứ xuống, lấy củ
và tiếp tục lấy rễ cho đợt trồng tiếp theo. Củ khoai lang trên giàn không thua
kém gì những củ khoai lạng dưới đất, với cách trồng mới lạ này, mỗi gốc cây
khoai lang có tuổi thọ trung bình từ 3-5 năm và cho năng suất khoảng 1 tấn
củ..[10]
- Sự tham gia của CBNN là ứng dụng KHKT tiến bộ vào sản xuất góp
phần tăng năng suất và sản lượng
- Khả năng áp dụng: kỹ thuật canh tác khoai lang trên dàn không khó vì
vậy mô hình này có khả năng áp dụng đối với xã Yên Đĩnh. Đây là mô hình
trồng khoai lạng không cần đất. Rất phù hợp với điều kiện đất canh tác ngày
càng bị thu hẹp do tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa.

2.2.2. Một số mô hình hoạt động có hiệu quả của cán bộ nông nghiệp tại
Việt Nam
2.2.2.1. Mô hình nông lâm kết hợp canh tác bền vững trên đất dốc tại tỉnh
Phú Yên
Phú Yên có 1.788 trang trại hoạt động theo mô hình nông lâm kết hợp
và hầu hết hình thành trên những vùng đất có độ dốc từ 15 đến 25 độ.
Các chủ trang trại nói trên sở hữu 12.140 ha đất và canh tác theo
phương châm lấy ngắn nuôi dài đem lại thu nhập khá. Phổ biến là từng trang
trại trồng cây công nghiệp chủ yếu là mía, sắn, keo lai, trồng rừng xen canh
trồng cỏ kết hợp chăn nuôi bò đàn. Việc phát triển kinh tế trang trại ở Phú
Yên được đánh giá là có hiệu quả.


14
Trại của ông Thái Văn Hùng ở xã Ea-Trol được bố trí cây trồng vật
nuôi theo độ dốc từ thấp đến cao: lúa nước- ao cá- trồng cỏ- chuồng trại- nhà
ở- vườn cây lâu năm- trồng rừng- đồng cỏ tự nhiên để chăn nuôi bò. Với
phương pháp trên ông canh tác 0,7 ha lúa nước, 0,6 ha ao nuôi cá, 2 ha xoài
ghép, 7 ha điều cao sản cùng đồng cỏ và nuôi hơn 100 con bò. Đối với những
diện tích trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm, ông Hùng còn trồng xen cây họ
đậu, cây mè…vừa sử dụng hết diện tích đất trống, vừa tăng thêm băng cản
chống xói mòn và cung cấp chất đạm cho đất. Mỗi năm gia đình ông Hùng
thu nhập không dưới 80 triệu đồng. Trang trại của ông Cao Nguyên Lâm xã
Ea- Bar rộng 25 ha, trong đó anh trồng 6,5 ha cây xà cừ, 10 ha cao su, 2 ha cà
phê cùng một số cây khác như dó bầu, keo lai và xen canh với các loại cây
trên là cây sắn kết hợp chăn nuôi 120 con bò…. Lợi nhuận hàng năm đem lại
cho gia đình anh Lâm không Dưới 120 triệu đồng trở lên.
Các trang trại canh tác trên vùng đất dốc hoạt động theo mô hình nông
lâm kết hợp ở Phú Yên được xem như là một giải pháp tối ưu vì vừa tạo ra giá
trị sản lượng hàng hoá, đem lại thu nhập cho người lao động, vừa tạo đà để

tích tụ ruộng đất và chống xói mòn đất. [11]
- Khả năng áp dụng của mô hình với xã Yên Đĩnh:
Yên Đĩnh là một xã Miền núi, có điều kiện tự nhiên phù hợp với các
loại cây trồng này. Hiện nay trên địa bàn xã diện tích đất dốc bỏ hoang khá
nhiều do người dân chưa biết cách canh tác hiệu quả trên đất dốc chỉ trồng
những loại cây hàng năm thông thường,không trồng cây che phủ đất nên đất
bị thoái hóa, bạc màu, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Mô hình là cơ hội để bà
con nông dân khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, giúp nông dân quy hoạch,
bố trí cây trồng hợp lý, bảo đảm canh tác bền vững trên đất dốc, chống sói
mòn đất, bảo vệ môi trường.


15
2.2.2.2. Mô hình phát triển đàn lợn đen tại Mã Ba – Hà Quảng
Mô hình được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Dự án phát triển kinh
doanh với người nghèo nông thôn tỉnh Cao Bằng tổ chức từ năm 2013 với
tổng kinh phí gần 70 triệu đồng (trong đó có 30 triệu đồng là kinh phí của dự
án Procasu hỗ trợ) thực hiện chương trình con đường tri thức “Nông dân làm
kinh tế, kết nối với thị trường và kinh doanh bền vững”. Thực hiện theo hình
thức cầm tay chỉ việc về tập huấn kiến thức chăn nuôi lợn mẹ, chăm sóc lợn
con. Mục đích để các hộ tham gia mô hình có kiến thức về chăn nuôi lợn nái,
lợn con áp dụng vào chăn nuôi của gia đình và phát triển đàn lợn đen của địa
phương. Dự án hỗ trợ thức ăn, thuốc thú y và lợn nái giống cho hộ gia đình
đủ điiều kiện về chuồng trại và áp dụng đúng kỹ thuật vào chăn nuôi và có
khả năng truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm cho các hộ khác thực hiện
theo. Các hộ được dự án hỗ trợ lợn nái sinh sản, sau khi có lợn con đẻ ra đủ
tiêu chuẩn giống sễ luân chuyển giống lợn con và truyền đạt kinh nghiệm, kỹ
thuật cho các thành viên nhóm sở thích.
Sau tập huấn, các thành viên trong nhóm đã tiến hành bình xét và cấp 5
con lợn giống cho 5 thành viên nhóm nuôi đợt đầu. Đến nay, số lợn giống

được cấp cho các thành viên nhóm đã sinh sản và sẵn sàng luân chuyển cho
các thành viên tiếp theo.
Phát biểu tại buổi sinh hoạt và lựa chọn các hộ được nhận lợn giống đợt
2, đồng chí Nguyễn Ngọc Truân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đánh giá
cao hiệu quả của mô hình cũng như sự nỗ lực của các thành viên nhóm đồng
thời đồng chí cũng lưu ý các hộ cần làm tốt hơn nữa trong việc đảm bảo
chuồng trại chăn nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật, chăm sóc, gây giống.[12]
- Khả năng áp dụng mô hình đối với xã Yên Đĩnh.
Mô hình chăn nuôi lợn thịt có khả năng áp dụng đối với xã Yên Đĩnh
vì: hiện nay trên địa bàn xã chăn nuôi lợn đang phát triển mạnh mẽ về quy mô


16
và số lượng. mặt khác nuôi lợn có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thu
hồi vốn nhanh, kỹ thuật nuôi khá đơn giản, tận dụng được nguồn lao động
trong mọi lứa tuổi, vì vậy phù hợp với phát triển kinh tế tại xã Yên Đĩnh
2.2.2.3 Mô hình chăn nuôi gà thả đồi tại Bắc Kạn
Mô hình được triển khai với mục tiêu khai thác điều kiện đất đai, đồi
bãi sẵn có dưới tán cây ăn quả, cây lâm nghiệp để kết hợp phát triển chăn nuôi
gà và chăm sóc cây ăn quả, cây lâm nghiệp; thay đổi dần tập quán chăn nuôi
nhỏ lẻ, số lượng ít, chuyển sang chăn nuôi trang trại tập trung với số lượng lớn
theo hướng sản xuất hàng hóa; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
chăn nuôi gà thả đồi theo hướng án toàn sinh học, đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho người chăn nuôi. Tham gia thực hiện mô hình, các hộ chăn nuôi được Trung
tâm Khuyến nông Khuyến lâm phối hợp với Chi cục Thú y tập huấn kỹ thuật
nuôi gà J-DABACO; hỗ trợ 50% chi phí mua gà giống, thức ăn trong tháng đầu;
100% kinh phí mua vắcxin phòng chống dịch bệnh, kháng sinh và thuốc bổ;
100% kinh phí mua thuốc sát trùng trong chu kỳ nuôi. Qua theo dõi thực tế, cả
bốn mô hình chăn nuôi gà đồi đã thành công bước đầu Các hộ chăn nuôi thực
hiện đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, sau 90 ngày tuổi, đàn gà nuôi đạt

khối lượng trung bình gần 2kg/con và đã cho thu nhập.
- Khả năng áp dụng đối với xã Yên Đĩnh : Mô hình chăn nuôi gà thả đồi
có thể áp dụng tại xã Yên Đĩnh, xã có diện tích vườn rộng, tạo điều kiện thuận
lợi choi việc chăn nuôi gà.
2.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn : Về nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã.
+ Kiểm lâm địa bàn cấp xã là công chức nhà nước thuộc biên chế của
Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng
phòng hộ (dưới đây gọi chung là Hạt Kiểm lâm) phân công về công tác tại


17
địa bàn xã, phường, thị trấn có rừng (sau đây gọi chung là Kiểm lâm địa bàn)
chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm. [14]
- Thông tư số 04/2009 TT-BNN hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân
viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công
tác trên địa bàn cấp xã có nội dung như sau:
- Nhân viên bảo vệ thực vật:
+ Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến
khích phát triển cây trồng nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ
cấu mùa vụ;
+ Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ
về trồng trọt, bảo vệ thực vật.
+ Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển cây trồng hàng năm; hướng
dẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về trồng
trọt, bảo vệ thực vật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông
nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
+ Tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình trồng trọt và dịch hại cây trồng;
đề xuất, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, trừ dịch bệnh cây trồng theo kế

hoạch, hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện.
+ Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện hoặc
phối hợp thực hiện nội dung được duyệt hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật
cấp huyện.
+ Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hướng dẫn hoạt động đối với
hệ thống cung cấp dịch vụ công về trồng trọt, bảo vệ thực vật và cá nhân kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật. Thực hiện công tác khuyến nông về bảo vệ thực
vật theo kế hoạch được duyệt và các dịch vụ về bảo vệ thực vật trên địa bàn
xã theo quy định.


18
+ Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình sản xuất trồng trọt, dịch
bệnh cây trồng và công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng trên địa bàn.
+ Nhân viên bảo vệ thực vật thực hiện nhiệm vụ về quản lý chất lượng
giống cây trồng, phân bón và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã
theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
+ Thực hiện nhiệm vụ khác do Trạm Bảo vệ thực vật cấp huyện và Uỷ
ban nhân dân cấp xã giao.
- Nhân viên thú y:
+ Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích
phát triển và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi (bao gồm cả thuỷ sản) trong sản xuất
nông nghiệp.
+ Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ
về chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y.
+ Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển chăn nuôi hàng năm; hướng
dẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăn
nuôi, thú y và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo
quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
+ Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động

vật; đề xuất, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh và chữa
bệnh cho động vật theo kế hoạch, hướng dẫn của Trạm Thú y cấp huyện.
+ Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện
hoặc phối hợp thực hiện nội dung được duyệt và hướng dẫn của Trạm Thú
y cấp huyện.
+ Hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng bệnh bắt buộc cho động
vật, cách ly động vật, mua bán động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh, khử
trùng tiêu độc và việc sử dụng, thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng chống
dịch bệnh động vật trên địa bàn xã.


×