Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tieu luan lop quan lý nha nuoc ngach chuyen ien (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.92 KB, 24 trang )

Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống... Chính vì
thế nhà nước quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất
quản lý. Tuy nhiên, một thời gian dài giá trị của đất đai cũng trôi nổi lên
xuống thăng trầm. Sự quản lý của nhà nước cũng còn nhiều bất cập, thiếu sót,
chưa đảm bảo chặt chẽ và có hiệu quả.
Thời gian qua, khi đất đai đã trở nên quý giá đúng với giá trị đích thực
của nó thì các vụ việc tranh chấp đất đai xảy ra ngày càng nhiều trên phạm vi
toàn quốc. Tranh chấp đất đai xảy ra dưới nhiều hình thức với nhiều mức độ
khác nhau, có những vụ việc khá phức tạp, giải quyết không dứt diểm để kéo
dài làm ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống hàng ngày của nhân dân.
Qua các vụ việc tranh chấp đất đai thấy rằng còn bộc lộ nhiều bất cập
trong các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai. Sự thiếu sót của các cơ
quan nhà nước, chính quyền địa phương trong công tác quản lý điều hành,
gây thiệt hại không nhỏ cho lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân.
Trong tiểu luận lớp Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên K16 này, tôi
xin được đưa ra một vụ việc trong số rất nhiều vụ việc có thật đã xảy ra trong
thời gian qua. Do thời gian có hạn và khả năng của bản thân vẫn còn hết sức
khiêm tốn, bài viết sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung, tôi
mạnh dạn dẫn ra sự việc đã nêu mong được trao đổi cùng các bạn đồng học và
mong được sự góp ý, chỉnh lý của thầy giáo, cô giáo nhằm giúp cho bản thân
có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn đáp ứng ngày càng
tốt hơn công việc được giao.
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

1



Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Vinh, ngày 21/6/2006
Người thực hiện: Phạm Văn Lương
Đơn vị công tác: Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An.

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

2


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.
“Một vụ tranh chấp đất đai tại Xóm Kim Hồng,
xã M, huyện K, tỉnh N"
Kim Hồng một làng quê của xã M nằm trên trục đường tỉnh lộ 306,
cách trung tâm huyện lỵ khá sầm uất của huyện K khoảng 5-6 km, tỉnh N.
Người dân nơi đây rất cần cù, chịu khó trong lao động và giàu truyền thống
cách mạng.
Là một người con được sinh ra và lớn lên trên vùng quê giàu truyền
thống cách mạng này, nay dù điều kiện công tác và cuộc sống bận rộn ở Thành
phố, tôi vẫn thường về thăm quê vào những ngày lễ, tết.
Nhân một dịp về thăm quê và dự đám cưới con một người anh của bạn
tôi vào tháng 02 vừa qua, trong khi ngồi hàn huyên, tâm sự cùng anh em, bạn
hữu bên ấm nước chè xanh đậm đà tình quê hương tôi được nghe mọi người
bàn luận việc ông Nguyễn Hồng Thân và con cháu ông khiếu nại về quyền
thừa kế đất đai kéo dài đã trên 15 năm đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt

điểm.
Vốn là một người con đã một thời gắn bó với quê hương, đêm ấy tôi
trăn trở mãi không thể nào chợp mắt được. Hồi tưởng lại những kỷ niệm sâu
sắc từ thuở còn thơ ấu tôi không khỏi không băn khoăn với những điều đã và
đang xảy ra trên quê hương mình trong đó có vụ việc khiếu nại của con cháu
ông Thân, một vụ việc mà đã rất nhiều năm nay vẫn chưa được giải quyết triệt
để.

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

3


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

Ngược dòng thời gian, qua tìm hiểu, xem xét các sự kiện đã xảy ra từ
trước đến nay và liên hệ với từng con người cụ thể, có thể tóm tắt toàn bộ diễn
biến của vụ việc này như sau:
Những năm 60, do không quân Mỹ thường xuyên đánh phá ác liệt
tuyến đường tỉnh lộ số 306 (tuyến đường này thời gian chiến tranh là tuyến
đường tránh của quốc lộ), nhằm cắt đứt tuyến giao thông từ Bắc vào Nam
huyết mạch giao thông của Tổ quốc, làm gián đoạn sự chi viện của Miền Bắc
cho miền Nam đánh giặc. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân
dân, năm 1968, Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân xã M đã vận động 50 hộ gia đình
có nhà dọc đường tỉnh lộ 306 thuộc xóm Kim Hồng vào lập xóm mới Kim
Thắng tại vùng đồi nằm bên cạnh con sông đào cách xóm cũ khoảng 1,5 km.
Ông Nguyễn Hồng Thân, một Đảng viên từ thời năm 1930-1931, bây
giờ đã ngoài 85 tuổi. Gia đình ông Thân lúc bấy giờ có 5 người gồm vợ chồng
ông, cô con dâu và 2 đứa cháu. Ông Nguyễn Hồng Phúc là con trai độc nhất
của ông Thân bấy giờ đang công tác xa nhà. Gia đình ông Thân vào thời điểm

ấy đang ở trên thửa đất rộng 650m2 thuộc xóm Kim Hồng. Tài sản trên đất
của ông lúc bấy giờ gồm có 1 căn nhà chính, một căn nhà ngang, quanh nhà có
vườn cây, ao cá.
Khi có chủ trương của Đảng uỷ và Ủy ban nhân dân xã K di dời 50 hộ
dân cư vào lập xóm mới Kim Thắng, ông Thân nhận đất và chuyển ngôi nhà
chính cho con dâu vào nơi ở mới còn vợ chồng ông vẫn ở lại ngôi nhà ngang
trên mảnh đất ở cũ.
Đến năm 1982, Vợ ông Thân chết. Ông Thân, ông Phúc nâng cấp ngôi
nhà và cưới vợ cho con trai ông Phúc. Chị Phan Thị Diễm Quỳnh là con dâu
ông Phúc (anh Nguyễn Hồng Đức - chồng chị Quỳnh lúc đó còn ở trong quân
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

4


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

đội) ở với ông Thân (là ông nội chồng). Năm 1984 , ông Thân chết, chị Quỳnh
vẫn tiếp tục ở đó. Khi đo vẽ bản đồ theo chỉ thị 299/TTg của Thủ Tuớng
Chính phủ thửa đất nói trên có số thửa là 167, diện tích là 650 m2.
Tháng năm trôi qua trong sự bình yên và lặng lẽ của gia đình cũng như
bà con lối xóm. Đến tháng 12 năm 1985, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã M ra
quyết định lấy một phần thửa đất 167 giao cho gia đình ông Trần Đình Minh,
tuy nhiên gia đình ông này không đến ở. Tháng 10 năm 1986, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã M lại cấp lại thửa đất của ông Minh cho ông Võ Văn Tám và
ngay sau khi được cấp đất ông Tám đã xây dựng nhà ở trên phần đất được cấp.
Kể từ đây sự việc bắt đầu nảy sinh, ông Phúc và con dâu là Phan Thị
Diễm Quỳnh đã làm đơn khiếu nại quyết định nói trên. Lúc đầu việc khiếu nại
chỉ đề cập đến cách chia đất, sau đó là việc khẳng định quyền thừa kế về tài
sản trên đất và quyền sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đất mà bố ông là

ông Thân sử dụng trước đây. Trong đơn nêu rõ:
- Việc di chuyển 50 hộ gia đình xóm Kim Hồng năm 1968 trong đó có
hộ ông Phúc là đi sơ tán vì chiến tranh ác liệt chứ không do chủ trương di
chuyển dân theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.
- Lúc đi sơ tán ông Phúc và bố ông Phúc ( ông Thân) là 2 hộ gia đình
riêng. Khi đó chỉ hộ ông Phúc đi sơ tán còn hộ ông Thân không đi sơ tán mà ở
nguyên trên mảnh đất cũ.
- Năm 1985, Ủy ban nhân dân xã M thu hồi một phần diện tích đất của
ông Thân để cấp cho ông Tám là một việc làm sai trái, vi phạm Quyết định số
201 ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ .

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

5


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

Ủy ban nhân dân huyện K đã giải quyết đơn khiếu nại của ông Phúc
như sau: Tại thông báo số 28/TB-UB ngày 8 tháng 6 năm 1987 của Ủy ban
nhân dân huyện K có nêu rõ: Do tình hình chiến tranh ác liệt, căn cứ vào quyết
định của ủy Ban nhân dân tỉnh N năm 1968, Ủy ban nhân dân xã M quyết định
chuyển 50 hộ dân ở dọc đường tỉnh lộ 306 vào vùng đồi. Ủy ban nhân dân xã
đã cấp cho ông Thân một thửa đất khác cùng 50 hộ nói trên. Ông Thân chỉ cho
con là ông Phúc vào ở nơi mới được cấp đất. Ông Thân đã không chấp hành
quyết định, vẫn ở lại đó không chịu di chuyển. Năm 1982, sau khi bà Thân
chết, ông Phúc cho con trai là Nguyễn Hồng Đức và vợ là Phan Thị Diễm
Quỳnh ở tại khu vườn đó.
Thông báo khẳng định:
+ Việc chia cắt khu vườn do gia đình ông Thân sử dụng để cấp thêm

cho một hộ mới là đúng với Quyết định số 201 ngày 11/7/1980 của Hội đồng
Chính phủ, việc ủy ban nhân dân xã M quyết định cắt dọc thửa đất thành 2
phần bằng nhau, cùng tiếp giáp mặt đường tỉnh lộ 306 là hợp tình, hợp lý.
+ Việc đền bù hoa màu và đóng góp kinh phí di chuyển các công trình
cũ của gia đình ông Phúc được Ủy ban nhân dân xã quy định cụ thể và ông
Phúc đã chấp nhận. Sau đó ông Phúc đã không chấp hành nội dung tại Thông
báo nói trên, nhưng Ủy ban nhân dân xã M đã thiếu kiên quyết trong việc thực
hiện làm cho tình hình càng ngày càng trở nên phức tạp.
Trên cơ sở đó thông báo nêu hướng giải quyết như sau:
+ Buộc ông Phúc phải dời nhà nằm trên đất đã được ủy ban nhân dân
xã cấp cho ông Tám: kinh phí chuyển nhà nằm trên phần đất của ông Tám,
ông Tám phải chịu hoàn toàn.
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

6


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

+ Sau khi ông Phúc dời nhà xong ông Tám mới được xây nhà. Móng
nhà ông Tám phải ngang móng nhà ông Phúc và cách xa cách tỉnh lộ 306 theo
luật định.
Ông Phúc không thực hiện và tiếp tục khiếu nại.
Năm 1986, ông Tám đổi phần đất đó cho ông Bùi Đình Quynh. Chủ
tịch ủy ban nhân dân xã M lại có quyết định cấp đất cho ông Quynh để hợp
thức hoá việc đổi đất đó.
Năm 1994, gia đình ông Phúc đã bán nhà trên phần đất mà gia đình
ông được giao năm 1968 tại xóm Kim Thắng cho người khác (việc này đã
được sự đồng ý của UBND xã M) và đến ở trên diện tích còn lại của thửa đất
167( thửa đất của ông Thân sử dụng trước đây).

Ngày 20/10/1997, Ủy ban nhân dân huyện K thành lập đoàn thanh tra
giải quyết vụ việc này. Sau khi có báo cáo của đoàn thanh tra, Ủy ban nhân
dân huyện K đã có quyết định giải quyết số 36/QĐ.UB ngày 15/6/1998. Nội
dung thống nhất như cách giải quyết tại Thông báo số 28/TB-UB ngày 08
tháng 6 năm 1987.
Ông Phúc vẫn không chấp nhận kết luận của Đoàn thanh tra và tiếp
tục làm đơn khiếu nại lên Ủy ban nhân dân tỉnh N.
Ngày 15/7/1998, Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 08/CV.UB giao
Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên & Môi trường) giải quyết đơn khiếu nại
của ông Phúc.
Ngày 26/4/1999, Sở Địa Chính có báo cáo số 315/BC- ĐC gửi Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh N cho rằng Thông báo số 28/TB-UB ngày
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

7


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

08/6/1987 của ủy ban nhân dân huyện K nói trên là thiếu sức thuyết phục. Qua
kiểm tra xác minh cho thấy, hiện tại gia đình ông Quynh sử dụng khoảng 121
m2; gia đình ông Phúc sử dụng khoảng 650m2, bao gồm cả diện tích của thửa
đất 167 và một phần diện tích đất thuộc hành lang an toàn giao thông của tỉnh
lộ 306.
Sở Địa chính đề nghị giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất hiện nay, ông
Quynh sử dụng khoảng 121 m2, ông Phúc sử dụng diện tích đất còn lại
khoảng 650 m2 và kiến nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 hộ
này.
Sau khi có kết luận của Sở Địa chính ông Phúc cho rằng ông vẫn còn
bị mất 121 m2 đất ( phần đất ông Quynh đang sử dụng) nên không chấp nhận

cách giải quyết của Sở Địa chính.
Ngày 18/12/1998, Thanh tra tỉnh có Quyết định số 636/QĐ.TTr, thành
lập đoàn thanh tra để giải quyết vụ việc này. Trong kết luận thanh tra ngày
15/02/1999, đoàn thanh tra kiến nghị tiếp tục thực hiện theo nội dung giải
quyết vụ việc này của Ủy ban nhân dân huyện K tại Thông báo số 28/TB-UB
ngày 08/6/1987 nói trên.
Sau khi công bố kết luận thanh tra, ông Phúc lại tiếp tục khiếu nại
kết luận này.
Ngày 22/5/2000, Ủy ban nhân dân tỉnh N có quyết định số 108/QĐUB-KT thành lập đoàn thanh tra giải quyết vụ việc này.
Trong dự thảo kết luận thanh tra đã nêu:

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

8


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

+ Việc sử dụng đất của ông Phúc là con trai độc nhất của ông Thân tại
thửa đất 167 bản đồ đo vẽ năm 1984 theo Chỉ thị số 299/TTg của Thủ tướng
Chính phủ là đúng pháp luật.
+ Việc Chủ tịch ủy ban nhân dân xã M lấy đất thổ cư của gia đình ông
Phúc là vi phạm các quy định về quản lý đất đai tại thời điểm đó (Quyết định
số 201/CP ngày 01/7/1980 của Chính phủ).
+ Phần đất ông Quynh ở hiện nay hoàn toàn nằm trong chỉ giới giao
thông.
Trên cơ sở đó kiến nghị:
+ Công nhận quyền sử dụng toàn bộ thửa đất 167 theo bản đồ 299 cho
gia đình ông Phúc, ông Phúc phải thực hiện mọi nghĩa vụ trong việc sử dụng
đất theo quy định.

+ Chuyển ngôi nhà của ông Quynh đến vị trí mới.
Dự thảo kết luận trên đây chưa được lãnh đạo huyện K và chính
quyền xã M nhất trí cao.
Theo chỉ đạo của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh N, ngày 12/3/2001,
Thanh tra tỉnh N tổ chức cuộc họp để trao đổi về nội dung và biện pháp giải
quyết vụ việc, tham gia hội nghị gồm có:
- Đại diện lãnh đạo Thanh tra tỉnh N.
- Đại diện Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh N.
- Đoàn thanh tra theo quyết định 636/QĐ-UBKT của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh N.
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

9


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

- Thường trực huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các
cơ quan chức năng của huyện K (Thanh tra, Tư pháp, Địa Chính, Văn phòng
ủy ban nhân dân huyện).
- Thường trực Đảng uỷ, ủy ban nhân dân xã M.
Đại diện của Chánh Thanh tra Nhà nước cũng được mời tham dự cuộc
họp này.
Trong cuộc họp lãnh đạo huyện K, lãnh đạo xã M thừa nhận diễn biến
sự việc theo hồ sơ và việc trả lại đất cho ông Phúc là đúng pháp luật, nhưng
làm như vậy sẽ tạo ra sự mất công bằng tại khu vực xã M, những người chấp
hành tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước thì bị thiệt thòi và ngược lại. Do
đó, quyết định theo hướng giải quyết trả lại đất cho gia đình ông Phúc không
phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân xã M. Việc thực hiện quyết
định giải quyết đó sẽ là một khó khăn lớn của đảng bộ và chính quyền địa

phương.
II. Mục tiêu xử lý tình huống.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải sớm giải quyết dứt điểm vụ việc
này. Trên cơ sở chính sách pháp luật của Nhà nước phải làm sáng tỏ:
- Gia đình ông Phúc có quyền sử dụng hợp pháp thửa đất 167 đo vẽ
theo Chỉ thị 299/TTg của Chính phủ của ông Thân đã được gia đình ông và
con cháu ông sử dụng liên tục từ trước năm 1968 đến nay hay không?
- Việc Chủ tịch ủy ban nhân dân xã K ra quyết định lấy một phần diện
tích đất ở của gia đình ông Phúc cấp cho người khác có trái với thẩm quyền do
nhà nước quy định về quản lý đất đai hay không ?

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

10


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

Trên cơ sở đó để đề ra hướng giải quyết vụ việc này một cách thấu tình
đạt lý, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; chấm dứt việc khiếu
nại kéo dài của công dân, giữ vững kỷ cương phép nước, đảm bảo lòng tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ.
1. Nguyên nhân:
Vụ việc này diễn ra từ năm 1985, Ủy ban nhân dân huyện K và một số
cơ quan chức năng của tỉnh N đã thành lập các đoàn thanh tra để giải quyết,
nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Do một số nguyên nhân
chủ quan và khách quan sau:
1.1/ Nguyên nhân khách quan:
a. Hồ sơ, tài liệu lịch sử làm căn cứ giải quyết không đầy đủ. Từ khi

Đảng uỷ, ủy ban nhân dân xã M có chủ trương chuyển 50 hộ dân cư thuộc
xóm Kim Hồng dọc 2 bên đường tỉnh lộ 306 vào vùng đồi - xóm mới Kim
Thắng cho đến nay đã gần 40 năm; từ khi ủy ban nhân dân xã M lấy một phần
đất của ông Thân cấp cho hộ khác là năm 1985, đến nay cũng đã 20 năm. Hiện
nay chỉ có một văn bản duy nhất liên quan đến vụ việc này là Thông báo số
28/TB-UB ngày 08/6/1987 của ủy ban nhân dân huyện K về việc kết luận tại
hội nghị giải quyết khiếu nại của ông Phúc.
b. Từ khi phát sinh vụ việc đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ, các chính
sách, pháp luật của Nhà nước có nhiều thay đổi, thiếu hệ thống, không chặt
chẽ, việc vận dụng, thực thi trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
1.2/ Nguyên nhân chủ quan:

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

11


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

a. Trình độ quản lý hành chính Nhà nước nói chung, về đất đai nói
riêng của các cấp, các ngành từ huyện, đến cơ sở còn bất cập. Hồ sơ quản lý
không đầy đủ, thủ tục hành chính không đảm bảo, thiếu chặt chẽ.
Từ khi chính quyền xã M có quyết định di dời 50 hộ dân ở làng Kim
Hồng dọc đường tỉnh lộ 306 vào lập làng mới Kim Thắng, cho đến năm 1985
có quyết định thu hồi một phần đất của gia đình ông Phúc cấp cho hộ khác đều
không có một tài liệu văn bản nào mang tính pháp lý minh chứng cho các
quyết định trên là đúng chủ trương pháp luật của Đảng và Nhà nước.
b. Chính quyền địa phương không nắm chắc thẩm quyền và các quy
định của Nhà nước về quản lý đất đai trong việc cấp đất, thu hồi đất (đây cũng
là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh khiếu nại của công dân).

Tại điểm c, mục 2, phần III Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 01/7/1980
của Hội đồng Chính phủ quy định rõ: Nếu đất không sử dụng hoặc sử dụng
không hết đất thì người sử dụng đất phải trả lại phần đất không sử dụng cho
Nhà nước. Đối với đất trước kia thuộc sở hữu cá thể hợp pháp khi người chủ
không sử dụng nữa (hoặc không có người thừa kế hợp pháp sử dụng) thì ủy
ban nhân dân huyện quyết định thu hồi đất giao cho đối tượng khác theo đề
nghị của ủy ban nhân dân xã... Do vậy, theo quy định của Nhà nước ủy ban
nhân dân xã không có thẩm quyền thu hồi đất, cấp đất mà chỉ được quyền đề
nghị ủy ban nhân dân huyện quyết định.
Trong trường hợp này, thửa đất ông Thân được sử dụng trước năm
1968, cho đến năm 1985 ủy ban nhân dân xã M quyết định thu hồi cấp cho
ông Tám. Ông Thân và con cháu ông Thân sử dụng liên tục, không có tranh
chấp, không bỏ hoang (hoặc không sử dụng hết), không có tranh chấp với các
hộ sử dụng đất liền kề... là đất sử dụng hợp pháp của gia đình ông Thân. Ủy
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

12


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

ban nhân dân xã M cắt một phần thửa đất của ông Thân giao cho hộ khác sử
dụng là trái với quy định tại Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 01/7/1980 của
Hội đồng Chính phủ .
c. Việc giải quyết khiếu kiện của các cấp, các ngành còn thiếu sức
thuyết phục, chưa thực sự dựa vào các chính sách, quy định của pháp luật để
giải quyết.
Thông báo số 28/TB-UB ngày 08/6/1987, Quyết định số 36/QĐ-UB
ngày 15/6/1998 của ủy ban nhân dân huyện K; Kết luận của đoàn thanh tra
Tỉnh N ngày 15/02/1999 đều khẳng định việc chia cắt khu đất 167 do gia đình

ông Thân sử dụng để cấp thêm cho một hộ mới của ủy ban nhân dân xã M là
đúng với Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ.
Đây là những kết luận giải quyết thiếu sức thuyết phục và chưa hiểu rõ bản
chất sự việc và nắm chắc các nội dung được nêu rất cụ thể trong Quyết định số
201/QĐ-CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ.
Các đoàn thanh tra đưa ra các quyết định trên cho rằng việc gia đình
ông Thân, vợ con ông Phúc khi nhận đất và làm nhà tại làng mới Kim Thắng
thì có nghĩa là đã không có quyền sử dụng khu đất ở cũ. Việc vợ chồng ông
Thân ở lại vườn cũ từ năm 1968 đến năm 1984 là sử dụng đất trái phép.
Thực ra, khi nhận đất ở làng mới Kim Thắng ông Thân chỉ dời ngôi
nhà chính vào cho vợ chồng ông Phúc đến ở nơi mới còn vợ chồng ông ở lại
ngôi nhà ngang, có cơi nới thêm một ô để làm bếp. Ông bà đã làm vườn, tráng
bánh mướt để sinh sống hàng ngày. Chính quyền địa phương đã mấy lần đến
vận động và thuyết phục để vợ chồng ông vào ở hẳn nơi ở mới nhưng ông
nhất quyết không nghe. Ông lấy lý do là tuổi già sức yếu không thể leo lên,
leo xuống tại vùng đồi trọc nơi xóm mới (lúc ấy ông Thân đã ở vào tuổi 70).
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

13


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

Cũng chính vì lý do này, Đảng uỷ địa phương coi là không chấp hành
chủ trương của Đảng và Nhà nước nên đã kỷ luật ông với hình thức là khai trừ
ông ra khỏi Đảng - cho đến lúc ấy ông vẫn là Đảng viên được kết nạp từ
những năm 1930 - 1931.
Nếu như trong trường hợp di dân theo quy hoạch, kế hoạch của Đảng
và Nhà nước để phân bố lại việc sử dụng đất đai theo quy định của Nhà nước
thì ông Thân không thể không chấp hành. Nhưng trong trường hợp này chỉ là

nhằm mục đích sơ tán để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, chứ không
phải đưa dân đi để lấy đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh hoặc
các công trình công cộng phục vụ cho lợi ích chung. Đất đai khu vực này vẫn
được sử dụng làm đất thổ cư cho nhân dân làm nhà ở. Và sau khi ông Thân
không thực hiện di dời vào làng mới Kim Thắng là năm 1968 cho đến năm
1985 - 1986 không hề có việc chính quyền địa phương lập văn bản về việc
ông Thân sử dụng đất trái phép, hoặc ông có tranh dành quyền sử dụng đất với
bất cứ hộ dân cư nào khác. Cho đến năm 1985 - 1986 ủy ban nhân dân xã M
mới cho là ông sử dụng đất trái phép và cắt đi một phần để cấp cho một hộ
dân cư mới.
Qua lịch sử sử dụng đất tại thửa đất 167 của gia đình ông Thân thì ông
Thân và gia đình con cháu ông sử dụng liên tục từ trước năm 1968 đến khi có
Quyết định của Ủy ban nhân dân xã M lấy một phần thửa đất cấp cho người
khác là không có tranh chấp, khiếu kiện của các hộ liền kề. Do vậy, gia đình
ông Thân và con cháu ông là người sử dụng hợp pháp thửa đất đó.
d. Chính quyền địa phương (huyện và xã) cũng như các ban, ngành
liên quan chưa thực sự coi trọng việc giải quyết đơn thư khiếu kiện của công
dân, giải quyết vụ việc không dứt điểm để sự việc tồn đọng kéo dài.
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

14


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

Sở dĩ có thể nói như vậy là vì sau khi có Thông báo số 28/TB-UB ngày
08/6/1987 của UBND huyện K ông Phúc liên tục có đơn khiếu nại lên các
cấp, các ngành nhưng mãi đến năm 1996 (là 10 năm ròng), ủy ban nhân dân
huyện K mới thành lập Đoàn thanh tra để giải quyết và cho đến nay các cơ
quan chức năng của Tỉnh N đã vào cuộc song vụ việc vẫn chưa giải quyết dứt

điểm.
2. Hậu Quả:
1. Việc ủy ban nhân dân xã M có quyết định lấy một phần thửa đất 167
của gia đình ông Phúc để cấp cho ông Tám (sau đó là ông Quynh) không dựa
trên các quy định về quản lý và sử dụng đất đai hiện hành của Nhà nước đã
làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Kể cả gia đình ông Phúc, người bị thu hồi đất và gia đình ông Tám
(sau là ông Quynh) người được cấp đất đều không được hưởng đầy đủ quyền
lợi chính đáng của họ mà đáng lý ra họ phải được hưởng.
2. Vụ việc khiếu kiện của ông Thân để kéo dài trên 15 năm không
được giải quyết dứt điểm đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với
sự quản lý điều hành của Nhà nước nói riêng, Chủ trương, chính sách của
Đảng và Pháp luật Nhà nước ta nói chung.
3. Sau gần 20 năm vụ việc không giải quyết được đã là ảnh hưởng đến
sự nghiêm minh, kỷ cương trong việc thực hiện Pháp chế xã hội chủ nghĩa của
Nhà nước ta.

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

15


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

IV. Phương án giải quyết.
Qua phân tích trên cho thấy tình tiết vụ việc là rất phức tạp. Việc giải
quyết vấn đề này còn có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau. Tuy nhiên nhìn chung lại để giải quyết dứt điểm vụ việc trên cơ sở tổng
hợp hiện tại có 3 quan điểm với 3 phương án giải quyết như sau:
1/ Phương án 1:

Từ việc cho rằng ông Thân không chấp hành chủ trương của Đảng uỷ
và ủy ban nhân dân xã M đi sơ tán vào trong xóm mới Kim Thắng mà tiếp tục
ở lại trên mảnh vườn 167 thuộc xóm Kim Hồng là việc sử dụng đất trái phép.
Do vậy, ủy ban nhân dân xã M cắt một phần thửa đất 167 cấp cho một hộ khác
là hợp tình hợp lý.
Phương án giải quyết là:
Buộc ông Phúc phải dời nhà nằm trên phần đất đã được Ủy ban nhân
dân xã cấp cho ông Tám (nay là ông Quynh).
Phương án này có ưu và nhược điểm sau:
a/ Ưu điểm:
+ Thuận lợi cho Đảng uỷ và chính quyền xã M trong việc quản lý và
điều hành ở địa phương.
+ Phần nào đảm bảo sự công bằng tại khu vực xã M, cũng như những
hộ gia đình chấp hành tốt chủ trương sơ tán của Đảng uỷ và ủy ban nhân dân
xã M trong việc di dời vào xóm mới năm 1968, phù hợp với nguyện vọng của
một bộ phận nhân dân xã M.
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

16


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

b/ Nhược điểm:
+ Việc xử lý như trên không dựa trên các quy định của Nhà nước về
quản lý và sử dụng đất đai.
+ Làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông
Phúc trong việc sử dụng thửa đất 167 của bố ông (là ông Thân sử dụng trước
đây). Việc buộc ông Phúc thực hiện phương án này sẽ là một khó khăn rất lớn
cho chính quyền địa phương.

+ Không chấm dứt được khiếu kiện của ông Phúc, vụ việc không giải
quyết được dứt điểm.
2/ Phương án 2:
Thừa nhận quyền sử dụng tại thửa đất 167 của gia đình ông Phúc là
hợp pháp. Cấp cho ông Quynh một thửa đất mới để làm nhà ở.
a/ Ưu điểm:
+ Đây là phương án giải quyết triệt để, đúng theo quy định của Nhà
nước về quản lý và sử dụng đất đai.
+ Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
b/ Nhược điểm:
Việc chấp nhận phương án này đối với chính quyền xã M và huyện K
là một khó khăn. Một bộ phận nhân dân ở xã M sẽ không đồng tình với quyết
định này.
3/ Phương án 3:

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

17


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

Trên cơ sở phương án 2: Thừa nhận quyền sử dụng tại thửa đất 167
của gia đình ông Phúc là hợp pháp đồng thời thực hiện các giải pháp về đất
ở chogia đình ông Qunh.
Hiện tại, theo bản đồ đo vẽ theo Chỉ thị 299/TTg của Chính phủ thì
thửa đất 167 của hộ ông Phúc sử dụng chỉ có diện tích là 650 m2. Toàn bộ
phần đất 121 m2 của ông Quynh đang sử dụng hiện nay và diện tích mà ông
Phúc đang sử dụng là hoàn toàn nằm trên chỉ giới giao thông của đường tỉnh
lộ 306.

Hơn nữa, theo nguồn tin từ lãnh đạo và nhân dân huyện K thì ông
Quynh là một cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu có điều kiện gai đình rất đặc biệt,
hoàn cảnh rất khó khăn, vợ ông bỏ về quê cũ lấy chồng khác khi con trai ông
còn nhỏ. Ông Quynh không lấy vợ khác mà ở vậy nuôi con. Cách đây hơn sáu
tháng ông Quynh đã đột ngột qua đời và người con trai của ông ấy cũng đã
chết cách đây khoảng 3 tháng.
Từ thực tế trên có thể giải quyết vấn đề theo hướng như sau:
- Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Phúc
với dện tích 650 m2, phù hợp với diện tích thửa đất 167 trên bản đồ đo vẽ theo
Chỉ thị 299/TTg của Chính phủ.
Như vậy, ông Phúc vẫn có thể sử dụng phần diện tích đất thuộc hành
lang an toàn giao thông tỉnh lộ 306, nhưng chỉ được làm vườn, trồng cây hàng
năm, không được xây dựng các công trình kiên cố hoặc bán kiên cố, khi Nhà
nước có nhu cầu lấy đất để xây dựng công trình giao thông thì phải trả lại cho
Nhà nước.

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

18


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

- Ngôi nhà của gia đình ông Quynh trên diện tích đất 121 m2 nằm
hoàn toàn trên hành lang an toàn giao thông tỉnh lộ 306, hiện nay gia đình ông
không còn ai, trước mắt giữ nguyên hiện trạng làm nơi thờ tự, hương khói cho
ông Quynh. Nếu có người thừa kế hợp pháp thì Toà án giải quyết quyền thừa
kế theo quy định của pháp luật về thừa kế, người thừa kế tiếp tục sử dụng cho
đến khi Nhà nước có nhu cầu giải toả để làm công trình giao thông thì chính
quyền địa phương làm thủ tục cấp một lô đất khác cho họ và giải quyết các

khoản đền bù hoa màu, tài sản theo quy định của pháp luật.
a/ Ưu điểm:
+ Đây là phương án kết hợp hài hoà cả về phương diện pháp lý lẫn
phương diện đạo lý, phù hợp với phong tục tập quán của người dân địa
phương.
+ Phương án này được đa số nhân dân đồng tình và có tính khả thi cao
trong thực tế.
b/ Nhược điểm:
Thực hiện phương án này đòi hỏi chính quyền địa phương phải kết hợp
nhuần nhuyễn cả tính pháp lý và cả đạo lý; vừa mang tính mệnh lệnh đơn
phương của Nhà nước, đồng thời cũng phải làm tốt công tác tư tưởng để cho
các bên đương sự tự nguyện chấp hành một cách nghiêm túc.
Từ việc tổng hợp 3 quan điểm với 3 phương án giải quyết như đã nêu
trên cho thấy mỗi phương án đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Tuy
nhiên, theo bản thân tôi, phương án thứ 3 là phương án tốt nhất vì nó thoả mãn
được nhiều yêu cầu giải quyết nhất, giải quyết theo phương án này không
những sẽ kết hợp được hài hoà giữa Pháp lý và đạo lý, mà còn phù hợp với
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

19


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

thực tế cuộc sống của đông đảo nhân dân ở địa phương, giữ vững lòng tin của
quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các Chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN.
Sau khi đã chọn được phương án giải quyết hợp lý, để triển khai thực
hiện tốt phương án cần thực hiện một số nội dung sau đây:

- Ủy ban nhân dân tỉnh N giao cho Sở Tài nguyên & môi trường (trước
đây là Sở Địa chính) chậm nhất là sau 05 ngày (kể từ khi chọn phương án giải
quyết) tham mưu trình ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định thành lập đoàn
thanh tra liên ngành để giải quyết dứt điểm vụ việc, không để tình trạng khiếu
kiện kéo dài làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân, đảm bảo giữ vững kỷ
cương, phép nước. Chậm nhất là 30 ngày phải có báo cáo kết luận thanh tra
giải quyết vụ việc cho Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đoàn thanh tra liên ngành được thành lập gồm các thành phần như
sau: (từ 5 - 7 người).
Đại diện Lãnh đạo Sở Tài nguyên & môi trường làm trưởng đoàn và
các thành viên gồm: 2 - 3 chuyên viên Sở Tài nguyên & môi trường, 1 - 2
chuyên viên Thanh tra Nhà nước tỉnh, đại diện phòng Tài nguyên và môi
trường huyện K.
- Tổ chức họp đoàn thanh tra ngay sau khi có quyết định thành lập để
thống nhất nội dung, chương trình làm việc, thời gian tiến hành và nhanh
chóng về địa phương để triển khai thực hiện.

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

20


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

Ngay sau khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan phải khẩn trương tổ chức
triển khai thực hiện đúng và kịp thời các nội dung sau đây:
1. Công bố Quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đến tận các cán bộ và nhân dân ở địa phương và các cá nhân có liên
quan. Thời gian công bố là 1 buổi.

2. Đoàn thanh tra tiến hành mời các thành phần liên quan để xác minh
từng nội dung sự việc cụ thể hoàn tất các hồ sơ, biên bản làm việc và giải
thích cụ thể cho các bên liên quan hướng giải quyết của đoàn nhằm mục đích
để cho các bên nắm bắt quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong
việc giải quyết vụ việc trước khi đoàn công bố kết luận thanh tra giải quyết vụ
việc. Thời gian tiến hành là 15 ngày.
3. Tổ chức họp công bố dự thảo kết luận thanh tra sau khi đã làm việc
cụ thể với các cá nhân và chính quyền địa phương để thống nhất trước khi ký
kết luận chính thức. Thời gian tiến hành 01 ngày.
4. Đoàn thanh tra hoàn tất kết luận thanh tra ngay sau khi họp thống
nhất dự thảo để ký công bố chính thức. Thời gian hoàn tất là 02 ngày.
5. Giao cho chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương giải thích
cho cán bộ và nhân dân địa phương rõ các nội dung giải quyết của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Làm công tác tư tưởng tốt cho cán bộ và nhân dân,
các cá nhân có liên quan trong việc nghiêm chỉnh chấp hành quyết định giải
quyết của Nhà nước.

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

21


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

6. Giao cho các cá nhân liên quan, chính quyền xã M và huyện K hoàn
tất các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân có
liên quan theo đúng quy định của pháp luật .
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Căn cứ vào các quy định của Pháp luật về quản lý sử dụng đất, các quy

định Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và quá trình diễn biến vụ việc,
kết luận:
- Thửa đất 167 đã đo vẽ theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính
phủ cho gia đình ông Nguyễn Hồng Thân, đã được gia đình con cháu ông sử
dụng liên tục từ trước năm 1968 đến nay. Trước khi có quyết định của ủy ban
nhân dân xã M lấy một phần thửa đất cấp cho người khác không có khiếu kiện
của các hộ sử dụng đất liền kề. Do đó, gia đình ông Phúc là người sử dụng
hợp pháp thửa đất đó.
- Việc ủy ban nhân dân xã M ra quyết định lấy một nửa diện tích đất ở
của gia đình ông Phúc để cấp cho người khác là trái thẩm quyền, vi phạm
điểm c, mục 2, phần III Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 01/7/1980 của Chính
phủ về việc "Thống nhất việc quản lý ruộng đất, tăng cường công tác quản lý
ruộng đất trong cả nước"
2. Kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh N :
- Công nhận quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Hồng Phúc đối với
thửa đất 167 trên bản đồ đo vẽ theo chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

22


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

- Giao Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện K huỷ bỏ các Quyết định lấy
đất của gia đình ông Phúc tại thửa đất nói trên để cấp cho người khác của ủy
ban nhân dân xã M.
- Làm thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho ông Nguyễn Hồng Phúc với diện tích là 650 m2, phù hợp với
diện tích thửa đất 167 trên bản đồ đo vẽ theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng

Chính phủ.
- Chỉ đạo việc kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc kéo dài thời gian và
các thiếu sót của ủy ban nhân dân huyện K, ủy ban nhân dân xã M và các cơ
quan chức năng trực tiếp giải quyết vụ việc này.
- Giao Thanh tra Nhà nước tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa
phương, tham mưu cho Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch lãnh đạo
chỉ đạo kiểm tra, giám sát để hạn chế những tiêu cực phát sinh trong việc tổ
chức thực hiện Quyết định giải quyết vụ việc này.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Qua sự việc như đã nêu ở trên cho thấy cần phải tuyên truyền, phổ
biến đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
nhiều hơn nữa thông qua các phương tiện như: Báo chí, truyền thanh - truyền
hình, hệ thống loa phóng thanh của các xóm, khối, bản, các cuộc thi tìm
hiểu ... để cho mọi người dân hiểu, nắm chắc và có hệ thống các văn bản của
Đảng và Nhà nước.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát công tác thực thi
các chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước ở các ngành, các
cấp và các địa phương, đảm bảo giữ nghiêm kỷ cương phép nước.
Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

23


Tiểu luận - Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên - K16

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi có hành vi tiêu cực của
một bộ phận cán bộ lợi dụng bộ máy công quyền để sách nhiễu nhân dân, làm
sai lệch chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mất lòng tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.
- Tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với người dân để

giải quyết kịp thời dứt điểm các khiếu nại tố cáo của công dân, không để tình
trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp, kéo dài làm ảnh hưởng đến sự điều hành
chỉ đạo của chính quyền các cấp./.

Phạm Văn Lương

Phạm Văn Lương- Sở Nội vụ Nghệ An.

24



×