Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về tiêm ngừa viêm gan siêu vi B và tỷ lệ trẻ có kháng thể sau tiêm ngừa (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.87 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH GIAO

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ
VỀ TIÊM NGỪA VIÊM GAN SIÊU VI B
VÀ TỶ LỆ TRẺ CÓ KHÁNG THỂ SAU TIÊM NGỪA

Ngành: Nhi khoa
Mã số: 9720106

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) là một vấn đề sức khỏe trên
toàn thế giới. Năm 2002 có khoảng 600 ngàn người, đến năm 2015
có 887.000 người tử vong liên quan đến HBV. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) khuyến cáo tất cả các quốc gia cần thực hiện chương trình
tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B (VGSVB) để làm giảm tỷ lệ nhiễm
HBV. Các nghiên cứu cho thấy đáp ứng miễn dịch giảm theo thời
gian và còn tồn tại nhiều kiến thức không đúng về bệnh và tiêm ngừa
viêm gan B. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực


hành của bà mẹ về tiêm ngừa viêm gan siêu vi B và tỷ lệ trẻ có
kháng thể sau tiêm ngừa”, với 4 mục tiêu:
1. Xây dựng và đánh giá bộ công cụ đo lường kiến thức, thái độ và
thực hành về viêm gan siêu vi B của các bà mẹ có con 12 tháng
đến 24 tháng tại các trạm y tế Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xác định tỷ lệ bà mẹ có con 12 tháng đến 24 tháng tại Thành
phố Hồ Chí Minh có kiến thức đúng, thái độ đúng và thực
hành đúng về tiêm ngừa viêm gan siêu vi B.
3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành
đúng về tiêm ngừa viêm gan siêu vi B và với đặc điểm dân
số của bà mẹ.
4. Xác định tỷ lệ trẻ 12 tháng 24 tháng có đủ kháng thể bảo vệ sau
tiêm ngừa vắc-xin viêm gan siêu vi B và mối liên quan giữa
đáp ứng miễn dịch với đặc điểm dân số của trẻ.


2
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam xếp vào vùng lưu hành cao HBV với khoảng 8-20%
dân số đang mang mầm bệnh. Khả năng nhiễm HBV trở thành mạn
tính còn tùy thuộc vào tuổi bị nhiễm, trẻ em bị nhiễm lúc sinh khả
năng tiến triển thành mạn tính là 90%. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm mũi sơ
sinh các năm đều đạt thấp dưới 50% và tồn tại kiến thức của người
dân không đúng về tiêm ngừa viêm gan B cao. Như vậy nghiên cứu
của chúng tôi về vấn đề tiêm ngừa viêm gan B ở bà mẹ là cần thiết.
NHỮNG ĐÓP GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Chúng tôi đã xây dựng được bộ công cụ đo lường kiến thức, thái
độ và thực hành về tiêm ngừa viêm gan B trên đối tượng bà mẹ có trẻ
tiêm ngừa miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo mô
hình Niềm tin sức khỏe có nội dung và độ tin cậy chấp nhận được.

Đo lường được tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng, thái độ đúng và
thực hành đúng về tiêm ngừa viêm gan B bằng bộ công cụ đo lường
vừa xây dựng và xác định được các yếu tố liê quan giữa kiến thức,
thái độ, thực hành và các đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu.
Xác định được tỷ lệ trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng có đủ kháng thể
bảo vệ sau tiêm ngừa.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án có 144 trang, được bố cục thành 4 chương, gồm: Đặt vấn đề
và Mục tiêu nghiên cứu (4 trang) Tổng quan tài liệu (44 trang), Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu (21 trang), Kết quả nghiên cứu
(41 trang), Bàn luận (31 trang), Kết luận và kiến nghị (3 trang). Luận
án có 33 bảng, 3 biểu đồ, 2 sơ đồ, 160 tài liệu tham khảo: 35 tài liệu
tiếng Việt, 125 tài liệu tiếng Anh và 7 phụ lục.


3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan siêu vi B
Khả năng nhiễm vi rút viêm gan B trở thành mạn tính phụ thuộc vào
độ tuổi bị nhiễm. Khoảng 80-90% trẻ sơ sinh bị nhiễm sẽ tiến triển
mạn tính. Khoảng 15-25% người lớn bị nhiễm HBV mạn tính trong
thời thơ ấu tử vong vì ung thư gan hoặc xơ gan. Thuốc chủng ngừa
VGSVB giữ vai trò chính trong công tác phòng bệnh.
1.2. Lịch tiêm chủng vắc-xin viêm gan siêu vi B
Theo WHO, liều đầu vắc- xin viêm gan B được cho càng sớm càng
tốt (<24 giờ) sau sinh, nên cho thêm 2 hoặc 3 liều với khoảng cách
thời gian giữa các liều ít nhất 4 tuần. Các lịch bao gồm: lúc sinh, 1
tháng và 6 tháng; 2, 4, và 6 tháng; 6, 10 và 14 tuần tuổi. Những trẻ
sinh non, nếu cân nặng lúc sinh <2000gam thì liều sơ sinh không
được tính vào lịch tiêm chủng lần đầu và 3 liều bổ sung nên cho cùng

với lịch của chương trình tiêm chủng quốc gia.
1.3. Công cụ đo lƣờng kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm
ngừa viêm gan siêu vi B
 Giá trị nội dung bộ câu hỏi kiến thức, thái độ, thực hành phỏng vấn
Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành để phỏng vấn
có giá trị nội dung khi đo lường đúng kiến thức, thái độ, kiến thức
thực hành của người được phỏng vấn. Do đó, cần xây dựng các câu
hỏi dựa trên những từ khóa và đề mục về viêm gan siêu vi B mà sử
dụng ngôn ngữ hàng ngày của đối tượng được phỏng vấn, để họ trả
lời chính xác. Các từ khóa và đề mục này được thu thập từ nghiên
cứu định tính trên nhóm đối tượng cần khảo sát. Bên cạnh đó, để
đảm bảo nội dung đầy đủ, bộ câu hỏi khảo sát cần xây dựng dựa trên
khung lý thuyết.
 Mô hình Niềm tin sức khỏe (HBM)


4

 Độ tin cậy bộ câu hỏi kiến thức, thái độ và thực hành phỏng vấn
Độ tin cậy được định nghĩa như độ mạnh của mối liên quan giữa
điểm số trả lời được khảo sát với điểm số thật sự, để chỉ tính nhất
quán nội bộ (hay khả năng lặp lại của các kết quả) của bộ câu hỏi
khảo sát kiến thức, thái độ, kiến thức thực hành được đánh giá qua
việc xác định hệ số Cronbach’s alpha. Các mức giá trị của Alpha: tối
đa là 1,000; Lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; Từ 0,7 đến 0,8 là sử
dụng được; Từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái
niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu.
1.4. Nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành tiêm
ngừa viêm gan B theo mô hình Niềm tin sức khỏe trên Thế giới
Nghiên cứu định tính: chúng tôi tìm thấy một nghiên cứu của

Maxwell A về can thiệp phù hợp văn hóa để nâng cao sức khỏe về
viêm gan B dựa theo mô hình Niềm tin sức khỏe, kết quả nhận thấy
truyền thông đại chúng phù hợp với cộng đồng người Việt.
Nghiên cứu định lƣợng: dựa theo mô hình Niềm tin sức khỏe


5
(HBM), đa số các nghiêu cứu về thái độ, nghiên cứu kiến thức các
tác giả không dựa vào HBM.
- Thái độ về khả năng mắc bệnh: có tỷ lệ thấp hơn ở những bà mẹ
trì hoãn hay từ chối so với bà mẹ chấp nhận tiêm ngừa cho trẻ.
- Thái độ về sự nghiêm trọng của bệnh: tỷ lệ cao từ 53,4% đến
95% bà mẹ cho rằng HBV là bệnh nguy hiểm
- Thái độ về lợi ích tiêm chủng: có 70,1% - 82% bà mẹ nghĩ rằng
“tiêm ngừa phòng được bệnh”, 68% cho rằng tiêm ngừa, không lây
bệnh cho người khác.
- Rào cản tiêm ngừa: gây đau, sợ kim tiêm, không thuận lợi cho trẻ
đi tiêm, tác dụng phụ, không có thời gian, không biết nơi xét nghiệm.
- Tín hiệu hành động bao gồm: điều dưỡng, bác sĩ khuyên tiêm
ngừa, con của bạn bè/hàng xóm đều tiêm, gia đình có người mang
HBV, tham gia hội thảo về HBV.
1.6. Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành tiêm ngừa viêm
gan B theo mô hình Niềm tin sức khỏe tại Việt Nam
Chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu định tính về vấn đề này,
nghiên cứu định lượng về kiến thức, thái độ và thực hành viêm gan B
tại Việt Nam với tất cả bộ câu hỏi khảo sát đều do tác giả tự thiết kế,
không dựa trên nền tảng mô hình lý thuyết nào và không đánh giá độ tin
cậy của bộ công cụ đo lường.
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu kết hợp bao gồm định tính và định lượng với thiết kế
nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2017


6
Địa điểm nghiên cứu:
- Mục tiêu 1: các trạm y tế tại Quận 2, TPHCM
- Mục tiêu 2, 3 và 4: các trạm y tế quận/ huyện tại TP.HCM.
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Dân số chọn mẫu
- Mục tiêu 1: Những bà mẹ (người chăm sóc) trẻ từ 12 tháng đến
24 tháng tiêm ngừa tại các trạm y tế tại Quận 2 trong thời gian
nghiên cứu.
- Mục tiêu 2 và 3: Những bà mẹ (người chăm sóc) trẻ từ 12 tháng
đến 24 tháng tiêm ngừa tại các trạm y tế quận/huyện của TPHCM
trong thời gian nghiên cứu.
- Mục tiêu 4: Trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng đã tiêm ngừa viêm gan B
đầy đủ và đúng lịch, con của bà mẹ ở mục tiêu 2 và 3.
2.4. Cỡ mẫu
- Mục tiêu 1: với cỡ mẫu bằng cách phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm bà mẹ cho đến khi bão hòa thông tin.
- Mục tiêu 2 và 3: Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu để ước
lượng một tỷ lệ trong quần thể.

Vì chưa có nghiên cứu đánh giá KAP của bà mẹ về tiêm
ngừa viêm gan B dựa theo mô hình Niềm tin sức khỏe tại Việt Nam,
nên nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy giá trị p để tham chiếu.

Nghiên cứu đã chọn p=50% để có cỡ mẫu lớn nhất. Với d=0,05 và Z
=1,96, cỡ mẫu tính theo công thức là n = 384 bà mẹ. Vì mẫu nghiên
cứu thực hiện trong cộng đồng nên chúng tôi chọn hệ số thiết kế là
C=2. Như vậy, cỡ mẫu nghiên cứu là n = 768 bà mẹ.


7
- Mục tiêu 4: chọn p = 76,7% (tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể sau khi
hoàn tất lịch tiêm ngừa viêm gan B) và d= 0,06. Như vậy, cỡ mẫu
cần thiết cho mục tiêu 4 là n = 191 trẻ.
2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu
2.5.1.

Kỹ thuật chọn mẫu

- Mục tiêu 1: Chọn tất cả các bà mẹ (người chăm sóc) đến tiêm
ngừa tại các trạm y tế tại Quận 2.
- Mục tiêu 2 và 3: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn nhiều bậc, chọn ngẫu
nhiên 8 trong số 24 quận/huyện TPHCM, chọn ngẫu nhiên 2 trạm y
tế phường, xã, thị trấn trong mỗi quận/huyện. Chọn mẫu thuận tiện
48 bà mẹ có trẻ 12 tháng đến 24 tháng đưa trẻ đến tiêm ngừa tại trạm.
- Mục tiêu 4: Chọn toàn bộ 191 trẻ đã tiêm ngừa đầy đủ và đúng
lịch, con của các bà mẹ tại các quận/ huyện của mục tiêu 2 đồng ý
tham gia, để xét nghiệm anti-HBs, HBsAg.
2.6. Thu thập dữ kiện
2.6.1.

Phƣơng pháp thu thập dữ kiện

 Giai đoạn I (mục tiêu 1): Xây dựng và đánh giá công cụ đo

lƣờng kiến thức, thái độ và thực hành về tiêm ngừa VGSVB
Nghiên cứu định tính bao gồm thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu
bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc dựa vào mô hình niềm tin sức khỏe.
 Giai đoạn II (mục tiêu 1 - 4): Nghiên cứu định lƣợng để khảo
sát kiến thức, thái độ và thực hành đúng về tiêm ngừa viêm gan
B và tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể sau tiêm ngừa: Phỏng vấn trực tiếp
bà mẹ và lấy máu xét nghiệm trẻ.


8/2014

GIAI ĐOẠN I

10/2015

Thảo luận nhóm
Phỏng vấn sâu 8
Mô hình niềm tin sức
khỏe

Hình thành bộ câu hỏi
nháp I
Ý kiến chuyên
gia
Nghiên cứu
thử

2/2016

Phỏng vấn kiến thức,

thái độ, thực hành

1/2017

GIAI ĐOẠN II

Mục tiêu 1

Hình thành bộ câu hỏi
khảo sát

Thu thập dữ liệu bộ câu
hỏi KAP (N=768)

Tiêm ngừa đầy
đủ

Anti – HBs, HBsAg

Tiêm ngừa đúng
lịch

Xác định độ
tin cậy của bộ
câu hỏi bằng
chỉ số
cronbach’s
alpha
Mục tiêu 2


Tỷ lệ có kháng thể
bảo vệ (n=191)
Mục tiêu 4

6/2017

Xác định mối liên quan
giữa KAP với đặc điểm
dân số bà mẹ (N=768)

Mục tiêu 3

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ các bƣớc tiến hành nghiên cứu

Liên quan đáp ứng
miễn dịch với đặc
tính trẻ


9
2.6.2.

Liệt kê và định nghĩa biến số: có 5 nhóm biến số

Kiến thức: gồm 15 biến đơn , câu hỏi có thể có một chọn lựa đúng
hay nhiều lựa chọn, đúng được tính 1 điểm; không đúng 0 điểm.
Thái độ: gồm 13 biến đơn. Thái độ đúng: nếu trả lời “rất đồng ý”
hoặc “đồng ý”, đúng được tính 1 điểm, không đúng được 0 điểm.
Thực hành: gồm 2 biến đơn, đúng khi trẻ tiêm ngừa đầy đủ 4 mũi
VGSVB và đúng lịch. Rào cản thực hành gồm 3 biến đơn.

 Bà mẹ có kiến thức đúng, thái độ đúng khi đạt ≥ 50% tổng điểm
các biến khảo sát kiến thức, thái độ. Thực hành đúng khi tiêm đủ liều
và đúng thời điểm. Rào cản khi có ít nhất 1 trong 3 biến số rào cản.
Biến số về đáp ứng miễn dịch gồm 3 biến đơn: đủ kháng thể bảo vệ
(anti- HBs ≥ 10 mUI/mL), mức kháng thể và HBsAg.
Đặc điểm dân số: phần thông tin của trẻ gồm 10 biến đơn và thông
tin bà mẹ gồm 14 biến đơn.
2.6.3.

Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng phần mềm NVIVO 10 để tìm các từ khóa
Mục tiêu 2 - 4: phân tích bằng phần mềm Stata 13.
2.7. Vấn đề y đức:
Đề cương được xét duyệt qua Hội đồng Y đức của ĐH Y Dược
TP.HCM. Nghiên cứu được thực hiện đúng theo các qui định về đạo
đức khi tiến hành nghiên cứu y sinh.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ
2.1. Xây dựng và đánh giá công cụ đo lƣờng kiến thức, thái độ,
thực hành về tiêm ngừa viêm gan B
 Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu: kết quả phỏng vấn sâu 20 bà
mẹ và 10 thảo luận nhóm bà mẹ (70 người).


10
Tiến hành giải băng, tìm từ khóa và bộ câu hỏi nháp I gồm 37 câu có
5 đề mục chính như trong mô hình Niềm tin sức khỏe.
Bảng 3.1. Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu (n1= 70)
Câu hỏi


Từ khóa thu đƣợc

Ai dễ bị mắc bệnh Người lớn nhậu nhiều
VGSVB?

Hút thuốc, uống rượu
Trẻ em sức đề kháng yếu.
Người lao động dọn vệ sinh.

Nguy cơ mắc
bệnh và

Cho biết đường lây Ăn uống, hô hấp, tắm giặt

đường lây

truyền

chung. Di truyền
Không biết lây truyền lúc
sinh

Nguyên nhân bệnh?

Vi trùng, ký sinh trùng, vi rút

Bệnh nguy hiểm như Không nguy hiểm, bị bệnh
thế nào?

vẫn đi làm bình thường.

VGSVB sẽ chuyển thành
VGC, gây xơ gan.

Biểu hiện bệnh như Vàng da, phù, bụng to.
Sự trầm trọng thế nào?

Không biểu hiện gì

của bệnh

Gây xơ gan, ung thư gan , tử

Hậu quả bệnh là gì?

vong, chuyển thành VGC,
viêm gan mạn tính.
Điều trị bệnh như thế Thuốc nam, điều trị khỏi nếu
nào?

phát hiện sớm
Không có thuốc điều trị

Lợi ích tiêm Cách phòng bệnh cho Tiêm ngừa
ngừa

trẻ

Rửa tay sạch sẽ trước ăn



11
Không ăn chung với người
bệnh.
Không tắm giặt chung người
bệnh
Không dùng chung bàn chải
người bệnh
Không bắt tay người bệnh
Tập thể dục
Làm gì để phát hiện Khám bệnh
bệnh

Xét nghiệm

Khó khăn hoặc lý do Trẻ mắc bệnh
không thể đi tiêm Không biết nơi tiêm ngừa
Rào cản

ngừa?
Tai biến sau tiêm?

Sốc, tím tái, co giật, sốt, đau

Lý do chọn nơi tiêm Nhà xa không quan trọng.
ngừa?
Nghe tiêm ngừa từ Internet, sách
đâu?

báo,


hàng

xóm, nhân viên y tế ở trạm,
cộng tác viên y tế, loa phóng

Tín hiệu

thanh trước ngày tiêm chủng

hành động

sổ sức khỏe, tờ rơi của bệnh
viện, trang web bệnh viện,
tổng đài 1080.
Lịch tiêm ngừa như Mới sinh, 2, 3 và 4 tháng
thế nào?

Mới sinh, 2, 4 và 6 tháng
Lúc 2, 3 và 4 tháng


12
 Bộ câu hỏi nháp II: chúng tôi gởi bộ câu hỏi nháp I đến các nhân
viên y tế chuyên về tiêm chủng tại trạm y tế và Trung tâm y tế dự
phòng góp ý. Tất cả họ đều đồng thuận về vấn đề nghiên cứu. chúng
tôi tiến hành nghiên cứu thử 30 bà mẹ (người chăm sóc trẻ) đến tiêm
ngừa tại trạm y tế. Kết quả cho thấy bộ câu hỏi khảo sát của chúng tôi
đã rõ ràng, không cần điều chỉnh thêm.
 Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn: sử dụng bộ câu hỏi nháp II để
phỏng vấn 768 bà mẹ, sau khi nhập liệu và xử lý số liệu, chúng tôi

loại lần lượt các nội dung không tương quan với toàn thang đo. Kết
quả loại 3 câu kiến thức là câu 7, 14, 15 và 3 câu thái độ 27, 28, 32.
Bộ câu hỏi về kiến thức, thái độ, rào cản thực hành về tiêm ngừa
viêm gan B còn lại 31 câu với Cronbach’s alpha là 0,72 cũng bao
gồm 5 đề mục như trong mô hình Niềm tin sức khỏe.
 Đánh giá thực hành: dựa vào sổ tiêm ngừa: trẻ tiêm đúng lịch (0,
2, 3, 4 tháng) và đủ 4 mũi, dựa vào lịch tiêm trong TCMR.
3.1.
3.1.1.

Kiến thức, thái độ, thực hành đúng về tiêm ngừa VGSVB
Đặc điểm dân số của đối tƣợng nghiên cứu

Đặc điểm dân số của trẻ: trong tỷ lệ nam 51,7% và nữ 48,3%. Tuổi
trung bình 16,8 tháng, đa số 89,7% trẻ sinh đủ tháng và có cân nặng
lúc sinh trung bình chiếm 89,4%. Tình trạng dinh dưỡng có nhẹ cân
chiếm 2,5%, thấp còi 8,2%, gầy còm 5,7% và thừa cân béo phì 5,5%.
Tỷ lệ trẻ bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh 62,8% và bú sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu 9%. Ăn dặm đúng thời điểm lúc 6 tháng.
Đặc điểm dân số của bà mẹ: tuổi trung bình 30,7 tuổi, mẹ là người
đưa trẻ đi tiêm ngừa chiếm 79,9%. Tỷ lệ sinh sống ở nội thành chiếm
73,7%. Nghề nghiệp nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất 34,5%, kế đến là
công nhân 31,5%. Trình độ học vấn cấp 3 chiếm đa số 55%. Hộ
nghèo - cận nghèo chỉ chiếm 4,9%. Đa số gia đình có một hoặc hai


13
con chiếm 48,9% và 41,5%. Có 18% có bạn bè hay gia đình bệnh
VGSVB và 11,7% đã từng tham gia giáo dục sức khỏe về bệnh
VGSVB. Đa số đồng ý cho trẻ xét nghiệm VGSVB 67,6%. Nghe

thông tin tiêm ngừa từ tivi chiếm cao nhất 48%; sách báo, internet
chiếm 39%; từ nhân viên y tế thấp chiếm 26,7%.
3.1.2.

Kiến thức, thái độ, thực hành đúng về tiêm ngừa VGSVB

3.1.2.1. Kiến thức đúng của bà mẹ về VGSVB
Bảng 3.4. Kiến thức đúng của bà mẹ về VGSVB (n=768)
Tần số (%)
Nguyên nhân gây bệnh VGSVB

334 (43,5)

Những người có thể mắc bệnh VGSVB

505 (66)

Con Anh/chị có thể mắc bệnh VGSVB

369 (48,1)

Trẻ khỏe mạnh có thể bệnh VGSVB

419 (54,5)

Đường lây bệnh VGSVB

538 (70,1)

Bệnh VGSVB nguy hiểm


479 (62,4)

VGSVB mạn tính không triệu chứng

328 (42,8)

Cách phòng ngừa cho trẻ

685 (89,2)

Tiêm ngừa phòng bệnh VGSVB

656 (85,4)

Sau tiêm ngừa, không bị lây bệnh

495 (64,5)

Sau tiêm ngừa, cần xét nghiệm kiểm tra

450 (58,7)

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh sớm

552 (72)

Nơi có tiêm ngừa VGSVB

725 (94,4)


Lịch tiêm ngừa đầy đủ bệnh VGSVB

118 (15,5)

Lịch tiêm ngừa VGSVB tại trạm y tế

118 (15,5)

Kiến thức chung đúng

534 (69,5)

Điểm trung bình kiến thức (TB ± ĐLC)

8,8 ± 2,9 (0-15)


14
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có 69,5% đối tượng có kiến thức
chung đúng về VGSVB và điểm trung bình là 8,8 ±2,9.
3.1.2.2. Thái độ đúng của bà mẹ về tiêm ngừa VGSVB
Bảng 3.5. Thái độ đúng đối với tiêm ngừa (n=768)
Thái độ

Tần số (%)
Con họ có thể mắc bệnh

389 (50,7)


Mắc bệnh nếu không tiêm ngừa

602 (78,4)

VGSVB là 1 bệnh nguy hiểm

726 (94,5)

Bệnh nặng nếu bị lây nhiễm

638 (83,1)

Sợ con mình bị bệnh VGSVB

672 (87,5)

Tiêm ngừa phòng bệnhVG B

728 (94,8)

Sau tiêm ngừa, không lây bệnh

568 (73,9)

Xét nghiệm phát hiện bệnh sớm

696 (90,6)

Tiêm ngừa gây đau tại chổ tiêm


633 (82,4)

Thời gian thuận tiện

621 (80,7)

Địa điểm thuận tiện

637 (82,9)

Cần tiêm đủ 4 mũi VGSVB

476 (62)

Cần tiêm đúng lịch

691 (90)

Thái độ chung

358 (46,6)

Điểm trung bình thái độ (TB ± ĐLC)

49,7 ± 4,8 (35 – 65)

Thái độ đúng của bà mẹ về tiêm ngừa VGSVB chỉ đạt mức trung
bình 46,6%. Điểm trung bình 49,7 ± 4,8.
3.1.2.3. Thực hành đúng của bà mẹ về tiêm ngừa VGSVB
Bảng 3.6. Thực hành của bà mẹ về tiêm ngừa viêm gan B (n=768)

Tần sô (%)
Rào cản thực hành (≥ 1 rào cản)
Chứng kiến tác dụng phụ nhẹ

308 (46,2)
276 (35,9)


15
Chứng kiến tác dụng phụ nặng

49 (6,4)

Bị phản ứng sau tiêm

195 (29,2)

Thực hành quan sát
Đủ liều (4 mũi)

506 (65,9)

Đúng thời điểm (0,2,3,4 tháng)

347 (45,2)

Thực hành chung đúng (2/2 câu đúng)

260 (33,9)


Tỷ lệ bà mẹ có rào cản tiêm ngừa chiếm 46,2%, tỷ lệ thực
hành đúng chỉ đạt 33,9%.
3.2. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về tiêm
ngừa VGSVB và các đặc điểm dân số của bà mẹ
 Liên quan kiến thức, thái độ và thực hành: đối tượng có kiến
thức đúng thì có thái độ đúng cao gấp 1,43 lần đối tượng có kiến thức
không đúng (p<0,001). Đối tượng có kiến thức đúng thì có thực hành
đúng cao gấp 1,61 lần những đối tượng có kiến thức không đúng
(p<0,05). Đối tượng có thái độ đúng thì thực hành đúng cao gấp 1,42
lần đối tượng không có thái độ tích cực (p<0,05). Rào cản thực hành
liên quan nghịch với thực hành đúng (p <0,05).
 Liên quan kiến thức, thái độ, thực hành với đặc điểm dân số:
Kiến thức đúng liên quan với 6 yếu tố dịch tễ của bà mẹ: nghề
nghiệp, học vấn, thông tin tiêm ngừa, bạn bè hay gia đình bị bệnh
VGSVB, các tham gia buổi GDSK về VGSVB và đồng ý cho trẻ xét
nghiệm. Thái độ đúng liên quan với 4 yếu tố dịch tễ của bà mẹ: đồng
ý cho trẻ xét nghiệm trong 6 tháng tới, số con, thu nhập, nơi cư ngụ
(p<0,05). Thực hành liên quan với nơi cư trú của bà mẹ.
3.3. Kết quả xét nghiệm đánh giá đáp ứng miễn dịch
Bảng 3.19. Kết quả xét nghiệm đáp ứng miễn dịch (n=199)
Xét nghiệm

Tần sô

Tỷ lệ (%)


16
HBsAg


0

0

Anti - HBs (mIU/mL)

136

68,3

63

31,7

10 – 99

66

48,5

≥ 100

70

51,5

Mức kháng thể
< 10

Kết quả xét nghiệm cho thấy không có trẻ nào bị nhiễm HBV. Tuy

nhiên, tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể bảo vệ thấp chiếm 68,3%.
Có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tỷ lệ trẻ có đủ
kháng thể (p<0,05). Cụ thể, những trẻ gầy còm có tỷ lệ đủ kháng thể
thấp bằng 0,55 lần những trẻ không bị gầy còm và những trẻ có thừa
cân, béo phì có tỷ lệ đủ kháng thể thấp bằng 0,50 lần những trẻ
không bị thừa cân, béo phì.
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Xây dựng và đánh giá công cụ đo lƣờng kiến thức, thái độ,
thực hành về tiêm ngừa viêm gan siêu vi B
Chúng tôi đã xây dựng được bộ công cụ đo lường kiến thức, thái
độ, thực hành của bà mẹ về tiêm ngừa VGSVB dựa vào mô hình
Niềm tin sức khỏe. Bộ câu hỏi bao gồm 31 câu, trong đó gồm 15 câu
hỏi về kiến thức, thái độ có 13 câu hỏi, rào cản thực hành 3 câu và
đánh giá thực hành quan sát có 2 câu. Đây là bộ câu hỏi đầu tiên
đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng VGSVB phù
hợp với bà mẹ trong chương trình TCMR với nội dung được sử dụng
từ những từ khóa là các ngôn ngữ mà bà mẹ thường dùng khi nói về
tiêm chủng cho con họ, chúng tôi thu được các từ khóa từ nghiên cứu
định tính trên cùng đối tượng và các đề mục dựa theo khung lý
thuyết mô hình Niềm tin sức khỏe với độ tin cậy Cronbach’s alpha


17
của bộ câu hỏi là 0,72. Các nghiên cứu khảo sát kiến thực, thái độ,
thực hành vể tiêm ngừa VGSVB đã được các tác giả nghiên cứu rất
nhiều.Tuy nhiên, bộ câu hỏi đo lường trên bà mẹ mà được sử dụng
bằng chính ngôn ngữ hàng ngày của họ, chúng tôi chưa tìm thấy
trong các nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Các nghiên cứu về
KAP viêm gan B tại Việt Nam chưa đề cập đến cách xây dựng bộ
câu hỏi cũng như cơ sở đánh giá tính giá trị và độ tin cậy.

Ưu điểm của công cụ đo lường của chúng tôi là kết hợp kết quả
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng khảo sát trên cùng
đối tượng bà mẹ tiêm ngừa tại trạm y tế đã giúp cho bộ công cụ đo
lường mà chúng tôi xây dựng có giá trị nội dung chấp nhận được.
Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đã cho
chúng tôi thu được các từ khóa sát hợp với ngôn ngữ hàng ngày của
nhóm đối tượng nghiên cứu, giúp đo lường đúng các khái niệm, từ
ngữ dễ gây nhầm lẫn, khó hiểu. Thí dụ, khái niệm về “bệnh viêm gan
siêu vi B” thì người dân thường hiểu là đó là “bệnh viêm gan B”, khi
hỏi bà mẹ về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan B, chúng tôi thu thập
được câu trả lời là “chuyển thành viêm gan C” hoặc “di truyền cho
con”, khi hỏi đường lây truyền bệnh chúng tôi thu được trả lời là do
“tắm giặt chung”, “di truyền”, những người có thể mắc bệnh thì
chúng tôi thu được kết quả là những người “nhậu nhiều”, “vệ sinh
không sạch sẽ”, “công nhân dọn vệ sinh” và bản thân họ giữ vệ sinh
tốt nên không có khả năng mắc bệnh. Những câu trả lời như vậy
chúng tôi chưa tìm thấy trong các bộ câu hỏi KAP về viêm gan B đã
thực hiện trong nước.
Khung mô hình Niềm tin sức khỏe: giúp chúng tôi định hướng
các câu hỏi theo các đề mục như: nhận thức khả năng mắc bệnh, sự
nguy hiểm của bệnh, lợi ích phòng ngừa, rào cản thực hiện hành vi


18
phòng ngừa và tín hiệu thúc đẩy hành động. Mô hình còn giúp giải
thích việc đối tượng có thực hiện hành vi phòng ngừa hay không mà
không theo quan hệ nhân quả. Mô hình cho phép giải thích việc thực
hiện hành vi phòng ngừa (sự tự chủ) còn phụ thuộc vào các tín hiệu
hành động và các rào cản thực hiện.
Hệ số Cronbach’s alpha: bộ câu hỏi khảo sát của chúng tôi có

độ tin cậy chấp nhận được, thể hiện qua Cronbach’s alpha 0,72,
chúng tôi tìm thấy có 3 nghiên cứu KAP viêm gan B theo mô hình
Niềm tin sức khỏe ở nước ngoài có đánh giá độ tin cậy công cụ đo
lường với Cronbach’s alpha trong nghiên cứu Yousafzai (0,75), Ma
GX (0,81), Rhodes (0,67).
Đánh giá thực hành: có thể bằng cách phỏng vấn và quan sát.
Chúng tôi quan sát và đánh giá thực hành đúng theo sổ tiêm ngừa
của trẻ sẽ thu được kết quả chính xác hơn.
4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành đúng về tiêm ngừa viêm gan
siêu vi B
4.2.1.

Đặc điểm dân số của nhóm đối tƣợng phỏng vấn

Nhận thấy, thấy đa số mẹ đưa trẻ đi tiêm ngừa chiếm 79,9%, cho
thấy phù hợp với văn hóa Việt Nam, phụ nữ là người chính trong gia
đình chăm sóc con và nội trợ, phù hợp với nhóm nghề nghiệp nội trợ
chiếm tỷ lệ cao nhất 34,5%. Đối tượng có thu nhập xếp vào hộ nghèo
- cận nghèo chỉ chiếm 4,9%. Kết quả tương đương với điều tra của
TP.HCM năm 2015 có 5,7% hộ nghèo, cận nghèo, cho thấy dân số
nghiên cứu của chúng tôi có thể đại diện cho dân số chung ở
TP.HCM. Chỉ có 11,7% đã từng tham gia buổi giáo dục sức khỏe về
bệnh VGSVB, cho thấy thông tin sức khỏe về bệnh VGSVB rất ít hoặc
chưa hấp dẫn để lôi cuốn người dân tham gia.


19
Nguồn thông tin về tiêm ngừa từ tivi chiếm tỷ lệ cao nhất 48%;
sách báo, internet chiếm 39%; thông tin từ nhân viên y tế thấp hơn
chỉ chiếm 26,7%. Kết quả này cũng cho thấy phù hợp với nghiên cứu

định tính của Maxwell trên cộng đồng người Việt thì phương pháp
truyền thông giáo dục sức khỏe đại chúng phù hợp nhất.
4.2.2. Đặc điểm dân số của trẻ
Tỷ lệ nam/ nữ trong nghiên cứu là 1,07, phù hợp kết quả thống kê
của chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình TP.HCM năm 2011 tỷ lệ
này là 107/100. Vấn đề dinh dưỡng là: thấp còi chiếm cao nhất 8,2%,
gầy còm 5,7%, thừa cân béo phì 5,5% và nhẹ cân 2,5%. Nghiên cứu
quốc gia về tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2010 cho
thấy tỷ lệ nhẹ cân là 17,5%, thấp còi 29,3%, gầy còm 7,1% và thừa
cân béo phì 5,6%. Nghiên cứu chúng tôi tại TP.HCM cho tỷ lệ suy
dinh dưỡng thấp hơn do sự phân bố suy dinh dưỡng không đồng đều
giữa các vùng sinh thái như miền núi tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn
vùng đồng bằng, trong khu vực đồng bằng thì tỷ lệ suy dinh dưỡng
cũng cao hơn thành thị. Ngoài ra suy dinh dưỡng phân bố theo nhóm
tuổi nên tỷ lệ suy dinh dưỡng ở 3 thể (nhẹ cân, thấp còi và gầy còm)
không đồng đều, nghiên cứu chúng tôi với tỷ lệ cao nhất là thấp còi
(8,2%) và thấp nhất là nhẹ cân (2,5%) cho thấy phù hợp với nghiên
cứu quốc gia với tỷ lệ thấp còi trong nhóm tuổi 12 tháng- 17 tháng
tuổi cao nhất 28,8%.
Tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 9%, thấp hơn so với
khảo sát quốc gia năm 2010 có 19,6% trẻ được bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu. Có thể do địa điểm nghiên cứu của chúng tôi tại
TP.HCM, số bà mẹ đi làm chiếm 2/3, nên họ khó có điều kiện cho trẻ
bú mẹ hoàn toàn mà không bổ sung thêm sữa công thức.
4.2.3.

Kiến thức, thái độ, thực hành đúng về tiêm ngừa viêm gan B


20

Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là 69,5%, trong đó kiến thức lây
truyền bệnh qua đường từ mẹ sang con chiếm tỷ dưới trung bình
(47%), ở người Mỹ gốc Việt là 59-85%, tại bệnh viện Hùng Vương
37,3%, sinh viên điều dưỡng ĐHYD 39,5%. Kết quả cho thấy kiến
thức đúng của nhóm bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với nhóm sinh viên điều dưỡng và nhóm thai phụ bệnh viện
Hùng Vương. Vẫn còn nhiều kiến thức sai lầm về đường lây trong
nghiên cứu chúng tôi như: ăn uống chung 20,5%, di truyền 25,2%.
Nghiên cứu trên sinh viên điều dưỡng ĐHYD có 44,6% và 52,8%
cho rằng do ăn uống chung và do di truyền, sinh viên y ĐHYD với
24,1% và 16%. Các kiến thức sai lầm về đường lây có thể gây tăng
sự kỳ thị với người bệnh VGSVB trong cộng đồng.
Tỷ lệ bà mẹ có thái độ đúng là 45,6%, trong đó chỉ có 50,7% đối
tượng có thái độ đúng khi cho rằng con của họ có thể mắc bệnh và
78,4% đồng ý rằng trẻ sẽ mắc bệnh nếu không tiêm ngừa. Kết quả
này thấp hơn nghiên cứu của Smith trên người Mỹ với 90% trên các
bà mẹ đã cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch. Do mẫu nghiên cứu
của Smith trên đối tượng đã tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch, nghiên
cứu chúng tôi trên cả đối tượng tiêm không đầy đủ và không đúng
lịch. Chúng tôi chưa tìm thấy các tác giả trong nước nghiên cứu về vấn
đề này.
Tỷ lệ bà mẹ có thực hành tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch cho trẻ
chỉ chiếm 33,9%, thấp hơn nghiên cứu của Bigham có 78% trẻ được
nhận đủ 3 liều VGSVB, do chúng tôi đánh giá thực hành đúng là tiêm
đủ 4 mũi bao gồm mũi sơ sinh và đúng lịch tiêm, trong khi nghiên cứu
của Bigham chỉ đánh giá tiêm đủ 3 liều mà không quan tâm lịch tiêm.
Tỷ lệ đối tượng có rào cản thực hành tiêm ngừa cao 46,2%. Vấn đề
này chúng tôi chưa tìm thấy ở các nghiên cứu trong nước.



21
Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ về tiêm ngừa VGSVB và
các đặc điểm dân số của bà mẹ: Kết quả cho thấy kiến thức và thái
độ có liên quan thuận đến thực hành, rào cản liên quan nghịch với
thực hành. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng tương đối cao 69,5% so
với thái độ 46,6% và thực hành 33,9%, kết quả đã cho thấy chưa có
ảnh hưởng mạnh của kiến thức lên thái độ và thực hành do ngoài mối
liên quan nhân quả giữa kiến thức, thái độ với thực hành, thì còn yếu
tố khác tác động đến hành vi cá nhân trong mô hình Niềm tin sức
khỏe như các yếu tố dịch tễ và rào cản thực hành.
4.3. Kết quả xét nghiệm đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm ngừa
viêm gan B và các yếu tố liên quan
Nghiên cứu chúng tôi được thực hiện trên 199 trẻ thực hành đúng
bao gồm 4 mũi VGSVB và đúng lịch trong chương trình TCMR (0,
2, 3 và 4 tháng), kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể bảo vệ
thấp chiếm 68,3%. Các nghiên cứu nước ngoài về đáp ứng miễn dịch
với Quinvaxem tại châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh với tỷ lệ có đáp
ứng miễn dịch từ 81% - 97%.
Nghiên cứu chúng tôi cho tỷ lệ có kháng thể 68,3% thấp so với
các nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể do: thời điểm xét nghiệm
không giống nhau, nghiên cứu chúng tôi với thời điểm xét nghiệm
trễ hơn, trung bình 13,3 tháng sau mũi VGSVB thứ ba, các nghiên
cứu nước ngoài đa số xét nghiệm lúc 1 tháng sau mũi 3 và nghiên
cứu trong nước của Tran N.H là sau 12 tháng; Đối tượng nghiên cứu
tương đối tương đồng ở các nghiên cứu với đa số là trẻ khỏe mạnh và
sinh đủ tháng; Lịch tiêm ngừa khác nhau: nghiên cứu chúng tôi ở trẻ
sử dụng lịch tiêm 0, 2, 3 và 4 tháng (tương đương 0, 6-10-14 tuần),
nghiên cứu nước ngoài với lịch 6-10-14 tuần và 2, 4, 6 tháng, nghiên
cứu của các tác giả trong nước với lịch tiêm 2, 3, 4 tháng và không



22
tính liều sơ sinh; Cỡ mẫu trong nghiên cứu chúng tôi là 199 trẻ, cũng
không có sự khác biệt nhiều với các nghiên cứu trong và ngoài nước
với cỡ mẫu từ 114 – 360 trẻ; Địa điểm nghiên cứu trong các nghiên
cứu khác nhau: nghiên cứu chúng tôi tại các trạm y tế TP.HCM cũng
không có sự khác biệt nhiều so với nghiên cứu của Tran N.H tại
Long An, là tỉnh giáp ranh với TP.HCM, các nghiên cứu nước ngoài
cho thấy có 2 nghiên cứu trên người châu Á, hai nghiên cứu trên
người châu Phi, một nghiên cứu trên Mỹ La tinh; Các yếu tố liên
quan: nghiên cứu chúng tôi cho thấy tình trạng dinh dưỡng hiện tại
của trẻ có liên quan đến tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể, cụ thể những trẻ
gầy còm có tỷ lệ đủ kháng thể thấp bằng 0,55 lần những trẻ không bị
gầy còm và những trẻ thừa cân, béo phì có tỷ lệ đủ kháng thể thấp
bằng 0,50 lần những trẻ không bị thừa cân, béo phì. Như vậy, tỷ lệ
trẻ có đủ kháng thể trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn các nghiên
cứu khác có thể do: thời điểm xét nghiệm, địa điểm nghiên cứu và
tình trạng dinh dưỡng.
Nghiên cứu chúng tôi cho thấy không có trường hợp nào bị nhiễm
bệnh VGSVB, nghiên cứu của Hồ Vĩnh Thắng tại Kiên Giang cho
thấy tỷ lệ trẻ mang HBsAg là 4%, có thể do chúng tôi chọn những trẻ
tiêm đủ 4 mũi VGSVB bao gồm liều sơ sinh, 2, 3 và 4 tháng, Hồ
Vĩnh Thắng chọn đối tượng xét nghiệm dựa vào lịch tiêm 2,3,4 tháng
mà không quan tâm đến liều sơ sinh. Điều này cho thấy hiệu quả
phòng ngừa lây truyền bệnh VGSVB giai đoạn chu sinh trong
chương trình TCMR có hiệu quả tốt, những trẻ có tiêm ngừa mũi sơ
sinh trong nghiên cứu chúng tôi thì hầu như không có trẻ nào bị
nhiễm HBV.



23
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu định tính trên 70 bà mẹ và
phỏng vấn 768 bà mẹ để xây dựng bộ câu hỏi và xác định tỷ lệ bà mẹ
có kiến thức đúng, thái độ đúng và thực hành đúng, đồng thời xét
nghiệm 199 trẻ đã tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch là con của 768 bà
mẹ trên. Kết quả như sau:
1) Xây dựng được công cụ đo lường kiến thức, thái độ và thực hành
của bà mẹ về tiêm ngừa VGSVB bao gồm 31 câu để phỏng vấn và 2
câu đánh giá thực hành bằng cách kiểm tra sổ tiêm ngừa của trẻ, với
Cronbach’s alpha 0,72.
2) Tỷ lệ bà mẹ (người chăm sóc trẻ) có kiến thức đúng, thái độ đúng
và thực hành đúng về tiêm ngừa VGSVB lần lượt là: 69,5% (điểm
trung bình 8,8 ± 2,9), 46,6% (điểm trung bình 49,7 ± 4,8 )và 33,9%.
3) Chúng tôi đã xác định được mối liên quan giữa kiến thức, thái độ
và thực hành và với các đặc điểm dân số của bà mẹ, cụ thể:
- Kiến thức đúng có liên quan với 6 yếu tố dịch tễ của bà mẹ: (1)
nghề nghiệp là cán bộ công nhân viên chức, (2) trình độ học vấn từ
cấp 3 trở lên, (3) có nhận nguồn thông tin về tiêm ngừa, (4) có bạn
bè (gia đình) bị bệnh VGSVB, (5) đã từng tham gia buổi GDSK về
VGSVB và (6) đồng ý xét nghiệm cho trẻ trong 6 tháng tới.
- Thái độ đúng có liên quan đến 2 yếu tố dịch tễ của bà mẹ: (1) nơi
cư trú và (2) bà mẹ đồng ý cho trẻ xét nghiệm trong 6 tháng tới.
- Thực hành đúng liên quan với 2 yếu tố kiến thức: bà mẹ biết cần
xét nghiệm VGSVB và lịch tiêm ngừa VGSVB tại trạm y tế. Thực
hành liên quan thuận đến thái độ bà mẹ đồng ý rằng trẻ có thể mắc
bệnh nếu không tiêm ngừa và liên quan nghịch với rào cản thực
hành. Thực hành liên quan đến yếu tố dịch tễ là nơi cư trú.



24
4) Tỷ lệ trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng có đủ kháng thể bảo vệ (anti – HBs
≥ 10 mUI/mL) là 68,3%, thời điểm xét nghiệm trung bình 13,3 tháng
sau mũi tiêm viêm gan B thứ ba và không có trẻ bị nhiễm HBV. Có mối
liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng: gầy còm và thừa cân, béo phì
làm giảm tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể bảo vệ.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tiêm ngừa vắc-xin
viêm gan B cho trẻ em là vấn đề cần được quan tâm đúng mức và xin
có một số kiến nghị:
- Cần áp dụng công cụ đo lường vừa xây dựng rộng rãi trong cộng
đồng trên cả đối tượng bà mẹ (người chăm sóc trẻ) tiêm ngừa miễn
phí, chưa tiêm ngừa và tiêm ngừa dịch vụ viêm gan siêu vi B cho trẻ
nhằm đánh giá hiệu quả bộ công cụ đo lường, đồng thời có cái nhìn
toàn diện hơn về kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm ngừa VGSVB
ở bà mẹ tiêm ngừa dịch vụ, miễn phí và chưa tiêm ngừa.
- Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe đại chúng cho người
dân: dù chương trình tiêm ngừa VGSVB cho trẻ dưới 1 tuổi trong
TCMR đã được thực hiện hơn 10 năm, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều
kiến thức, thái độ và thực hành không đúng. Do đó, cần tập trung các
kiến thức về đối tượng có khả năng mắc bệnh, lịch tiêm ngừa và giải
thích cho bà mẹ biết tác dụng phụ sau tiêm ngừa VGSVB rất thấp,
từ đó sẽ làm giảm các rào cản tiêm ngừa và tăng tỷ lệ thực hành
đúng. Khuyến khích bà mẹ cần tiêm ngừa đầy đủ mũi VGSVB sơ
sinh cho trẻ để phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con.
- Xét nghiệm huyết thanh sau khi hoàn tất lịch tiêm ngừa VGSVB sẽ
biết được chính xác tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể bảo vệ. Đối với những
trẻ có kết quả xét nghiệm kháng thể âm tính, khuyến khích bà mẹ
tiêm nhắc lại cho trẻ.



×