Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.58 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN
CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH2016-TN08-06

Chủ nhiệm đề tài: TS. TRẦN THỊ NHUNG

THÁI NGUYÊN, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN
CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH2016-TN08-06

Chủ nhiệm đề tài: TS. TRẦN THỊ NHUNG

THÁI NGUYÊN, 2018



i

STT
1
2
3
4
5
6
7

DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nội dung nghiên
Đơn vị công tác và lĩnh
Họ và tên
cứu và cụ thể được
vực chuyên môn
giao
TS Trần Thị Nhung
Bộ môn KTDN, chuyên Chủ nhiệm đề tài
ngành kế toán
Bộ môn KTTH, chuyên
PGS. TS Trần Đình Tuấn
Thành viên
ngành kinh tế
Bộ môn kiểm toán, chuyên
PGS. TS Đỗ Thị Thúy Phương
Thành viên
ngành kinh tế

Phòng HC-TC, Quản trị
ThS Trần Văn Hùng
Thành viên
nhân lực
Bộ môn KTDN, chuyên
TS Nguyễn Thị Hồng Yến
Thành viên
ngành TCNH
Bộ môn KTDN, chuyên
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu
Thành viên
ngành kế toán
ThS Nguyễn Thị Tuân
Bộ môn kiểm toán, chuyên
Thư ký khoa học
ngành kế toán
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị trong
và ngoài nước

1. Công ty Cổ phần Tổ hợp
CEO Việt Nam
2. Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân- Hà Nội

Nội dung phối hợp nghiên cứu

Họ và tên người đại diện
đơn vị


Cung cấp thông tin, số liệu liên
quan đến công tác kế toán quản trị và
tình hình thực hiện công tác hệ thống Ông Nguyễn Xuân Thủy
thông tin kế toán quản trị tại doanh
nghiệp
Tư vấn, trao đổi chuyên môn

GS. TS Nguyễn Văn Công


ii
MỤC LỤC

DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................. i
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH ................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
1. Thông tin chung...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu .................................................................................................................. 1
3. Tính mới và sáng tạo .............................................................................................. 1
4. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 1
5. Sản phẩm ................................................................................................................ 1
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết
quả nghiên cứu ........................................................................................................... 1
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ......................................................3
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 5
2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan .................................................. 5

2.1. Nghiên cứu về cấu trúc hệ thống thông tin kế toán quản trị ................................5
2.2. Nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán quản trị theo tiến trình cung cấp thông
tin .................................................................................................................................6
2.3. Nghiên cứu về ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ thống ....................6
2.4. Những hạn chế trong các công trình nghiên cứu..................................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài .............................................................................. 7
7. Những đóng góp của đề tài..................................................................................... 9
8. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 9
Chương 1 ....................................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ....................9
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp .... 9


iii
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................9
1.1.1.1. Kế toán quản trị ..............................................................................................9
1.1.1.2. Hệ thống thông tin ..........................................................................................9
1.1.1.3. Hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin kế toán .............................9
1.1.1.4. Hệ thống thông tin kế toán quản trị ..............................................................10
1.1.2. Cấu trúc hệ thống thông tin kế toán quản trị và các yếu tố ảnh hưởng ...........10
1.1.2.1. Cấu trúc hệ thống thông tin kế toán quản trị ................................................10
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng ...................................................................................10
1.1.3. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị phục vụ nhà quản trị và yêu cầu thông tin kế
toán quản trị ...............................................................................................................10
1.1.3.1. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị phục vụ nhà quản trị .............................10
1.1.3.2. Yêu cầu chung về thông tin kế toán trong hệ thống thông tin kế toán quản trị
...................................................................................................................................10

1.1.4. Nội dung hệ thống thông tin kế toán quản trị ..................................................10
1.1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy KTQT trong DN ...................................................11
1.1.4.2. Hệ thống thông tin kế toán quản trị theo tiến trình cung cấp thông tin........11
1.1.4.3. Tổ chức nhân sự và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ thống ....................11
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại một số
nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam ............................................................ 11
1.2.1. Kinh nghiệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại một số nước trên thế
giới .............................................................................................................................11
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam ...................................11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................11
Chương 2 ..................................................................................................................12
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ............................12
THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
VÀ CHẾ BIẾN CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ........................12
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên ..................................................................................................................... 12
2.1.1. Khái quát về ngành chè Thái Nguyên .............................................................12
2.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè ...............................12


iv
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh trong
doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................12
2.2. Thực trạng về hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và
chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 12
2.2.1. Thực trạng về nhu cầu thông tin và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán
quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
...................................................................................................................................12
2.2.1.1. Thực trạng về nhu cầu thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất
và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .........................................................12

2.2.1.2. Thực trạng đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................12
2.2.2. Thực trạng nội dung hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản
xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................12
2.2.2.1. Thực trạng mô hình kế toán quản trị ............................................................12
2.2.2.2. Thực trạng hệ thống thông tin kế toán quản trị theo tiến trình cung cấp thông
tin tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...13
2.2.2.3. Thực trạng tổ chức nguồn nhân lực và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ
thống thông tin kế toán quản trị.................................................................................13
2.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..............13
2.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 13
2.3.1. Thành tựu đạt được..........................................................................................13
2.3.2. Tồn tại, hạn chế ...............................................................................................13
2.3.3. Nguyên nhân....................................................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................15
Chương 3 ..................................................................................................................16
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN ...........................................................................................16
3.1. Định hướng phát triển của ngành chè tỉnh Thái Nguyên, yêu cầu và nguyên tắc
hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị ......................................................... 16


v
3.1.1. Định hướng phát triển .....................................................................................16
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện ..........................................................................................16
3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện .....................................................................................16
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản
xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................ 16

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình kế toán quản trị trong doanh nghiệp ...............16
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị theo tiến trình cung cấp
thông tin tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
...................................................................................................................................16
3.2.2.1. Hoàn thiện phân hệ thu thập dữ liệu.............................................................16
3.2.2.2. Hoàn thiện phân hệ xử lý dữ liệu .................................................................16
3.2.2.3. Hoàn thiện phân hệ cung cấp thông tin ........................................................17
3.2.2.4. Hoàn thiện phân hệ lưu trữ dữ liệu ...............................................................17
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện khâu tổ chức nguồn nhân lực và các phương tiện kỹ thuật
hỗ trợ hệ thống...........................................................................................................17
3.2.3.1. Hoàn thiện tổ chức nguồn nhân lực..............................................................17
3.2.3.3. Hoàn thiện phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ thống ........................................17
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị
tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........ 18
3.3.1. Về phía Nhà nước ............................................................................................18
3.3.2. Về phía Hiệp hội Chè Việt Nam .....................................................................18
3.3.3. Về phía các doanh nghiệp SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .........19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................19
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................19


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu và chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
CNTT
Công nghệ thông tin
DN
Doanh nghiệp
HTK

Hàng tồn kho
HTTK
Hệ thống tài khoản
HTTT
Hệ thống thông tin
KTQT
Kế toán quản trị
KTTC
Kế toán tài chính
NPP
Nhà phân phối
SX&CB
Sản xuất và chế biến
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TK
Tài khoản
TKKT
Tài khoản kế toán


vii
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1. VỐN SXKD VÀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DN SX&CB CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI
NGUYÊN NĂM 2017 ................................................................................................................................ 12
BẢNG 3.3. CHI TIẾT MÃ HÓA VẬT TƯ .......................................................................................................... 16


viii
DANH MỤC HÌNH

HÌNH 1. QUY TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU HTTT KTQT TẠI CÁC DN SX&CB CHÈ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................................................................................................... 8
HÌNH 1.1. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ ....................................................................................................... 9
HÌNH 1.5. BẢN CHẤT CỦA HTTT KTQT TRONG DN ................................................................................... 10
HÌNH 2.1. SỐ LƯỢNG DN SX&CB CHÈ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2013-2017 ...................................... 12
HÌNH 3.1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DN SX&CB CHÈ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ..................................................................................................................... 16
HÌNH 3.3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC KẾT NỐI HỆ THỐNG PHẦN CỨNG TRONG DN ..................................... 18


1

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế
biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Mã số: ĐH2016-TN08-06
- Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Thị Nhung
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: Tháng 07/2016 – 07/2018
2. Mục tiêu
Mục tiêu chính đề tài là tìm ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện HTTT KTQT tại các DN SX&CB
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Từ mục tiêu trọng tâm đó, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được xác định là:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HTTT KTQT trong DN SX&CB.
- Đánh giá đặc điểm thông tin và nhu cầu thông tin tại các DN SX&CB chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên; phân tích, đánh giá thực trạng và tìm ra ưu điểm và hạn chế trong công tác tổ chức và
vận dụng HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTTT KTTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên.
3. Tính mới và sáng tạo
- Ứng dụng mô hình KTQT mới vào các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Cách thức tiếp cận mới về nội dung xuất phát từ đặc điểm thông tin, nhu cầu thông tin, điều kiện DN
và thực trạng hiện tại của DN về HTTT KTQT để đánh giá những hạn chế và đề ra giải pháp;
- Đề xuất sử dụng phần mềm quản lý tích hợp vào công tác tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin của HTTT KTQT.
4. Kết quả nghiên cứu
- Về lý luận: Hệ thống hóa lý luận về kế toán quản trị, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán
quản trị. Vai trò của HTTT KTQT đối với việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị.
- Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và thực hiện HTTT KTQT trong các DN
SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; tìm hiểu nhu cầu thông tin của nhà quản trị và khả năng
đáp ứng nhu cầu thông tin của HTTT KTQT trong các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên. Đánh giá những hạn chế trong công tác tổ chức và hoạt động HTTT KTQT, đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện HTTT KTQT trong các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5. Sản phẩm
[1]. Trần Thị Nhung (2016), “Vận dụng kế toán trách nhiệm phục vụ hoạt động kiểm soát tại các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế
(ISBN 978-604-79-1468-5), 08/2016, Tr. 243-248.
[2]. Trần Thị Nhung, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Hồng Yến (2016), “Kinh nghiệm tổ chức
hệ thống thông tin kế toán quản trị tại một số nước trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp sản
xuất - chế biến chè Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (ISBN 978-604-79-1468-5),
08/2016, Tr. 265-270.
[3]. Trần Thị Nhung, Nguyễn Thị Hồng Yến, Trần Thị Ngọc Linh (2016), “Yêu cầu và nguyên tắc
hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 08/2016(155), Tr. 47-49.
[4]. Trần Thị Nhung, (2018), “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại các DN sản xuất và
chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Kinh tế & QTKD, Số 05 tháng 03/2018, Tr. 88-93.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
6.1. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu



2

- Các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài và thông tin của đề tài đã được cập nhật
trên trang của Đại học Thái Nguyên. Đây đều là những kênh thông tin mang tính
chuyển giao đến địa chỉ ứng dụng là các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được triển khai qua việc tổ chức
hội thảo hoặc đề xuất thử nghiệm trực tiếp với lãnh đạo, các nhà quản lý các DN SX&CB chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên để các nhà quản lý thấy được bản chất, vai trò thông tin của HTTT KTQT trong
DN, từ đó gây ảnh hưởng và triển khai cho từng DN.
6.2. Địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
HTTT KTQT nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị các cấp trong DN SX&CB chè với mục
đích giúp nhà quản trị có quyết định đúng đắn nhất trong việc đưa ra các hành động như quyết định,
kiểm soát DN. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên có căn cứ vận dụng tổ chức và vận hành HTTT KTQT phù hợp cho DN mình.
Ngày ... tháng ... năm 2018
Xác nhận của tổ chức chủ trì
Chủ nhiệm đề tài
(Kí, họ tên, đóng dấu)
(Kí, họ tên)

TS. Trần Thị Nhung


3

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: "Completion of management accounting information system at Tea production and

processing enterprises in Thai Nguyen Province"
Code number: ĐH2016-TN08-06
Coordinator: Dr. Tran Thi Nhung
Implementing institution: Thai Nguyen university of Economic and Business Administration - TNU
Duration: from 2016 to 2017
2. Objective(s):
The main objective of the project is to find suitable solutions to improve the management
accounting information system in tea producing and processing enterprises in Thai Nguyen province.
From that central focus, specific research objectives are defined as:
- System of theoretical and practical basis of management accounting information system in
production and business enterprises.
- Evaluating characteristics of information and information demand in tea producing and processing
enterprises in Thai Nguyen province.
The Analysis of factors affecting management accounting information system in tea producing and
processing enterprises in Thai Nguyen province.
The analyze and evaluate the situation and find advantages and disadvantages in the organization
and application of management accounting information system in tea producing and processing
enterprises in Thai Nguyen province.
- Proposed solutions to improve the management accounting information system in tea producing
and processing enterprises in Thai Nguyen province.
3. Creativeness and innovativeness:
- Application of new model for tea processing and tea processing enterprises in Thai Nguyen.
- The new approach to content comes from the characteristics of information, information needs,
business conditions and current situation of enterprises on the management accounting information
system to assess the limitations and set out. solution;
- Proposing the use of integrated management software to organize the collection, processing and
provision of information on the management accounting information system.
4. Research results:
- Theoretical: Systematization theory of management accounting, information systems, management
accounting information system. The role of management accounting information systems in providing

information to managers.
- Regarding the reality: Assessing the actual situation of organization and implementation of
management accounting information system in tea producing and processing enterprises in Thai
Nguyen province; To understand the information needs of the manager and the ability to meet the
information demand of management accounting information system in tea producing and processing
enterprises in Thai Nguyen province. Evaluation of limitations in the organization and operation of the
management accounting information system, proposing solutions to improve management accounting
information system in tea producing and processing enterprises in the area Thai Nguyen province.
5. Products:
[1]. Tran Thi Nhung (2016), “Applying Accounting for Responsibility for Control Activities at
Tea Production and Processing enterprises in Thai Nguyen Province”, Proceedings of the
International Scientific Conference (ISBN 978-604-79-1468-5), pp. 243-248.
[2]. Tran Thi Nhung, Nguyen Thi Lan Anh, Nguyen Thi Hong Yen (2016), “Experiences in
organizing accounting management information systems in some countries in the world and lessons


4

for Tea Production and Processing enterprises in Thai Nguyen Province”, Proceedings of the
International Scientific Conference (ISBN 978-604-79-1468-5), pp. 265-270.
[3]. Tran Thi Nhung, Nguyen Thi Hong Yen, Tran Thi Ngoc Linh (2016), “Requirements and
Principles for Completing Management Accounting Information System in Tea Manufacturing and
Processing enterprises in Thai Nguyen Province”, Journal of Accounting & Auditing, 08/2016(155),
pp. 47-49.
[4]. Tran Thi Nhung (2018), “Finalizing accounting management accounting system in tea
producing and processing enterprises in Thai Nguyen province”, Proceedings of the Scientific Seminar
- Banking Academy, Journal of Economics & Business Administration, No. 05 March 2018, pp. 8893.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results:
6.1. Transfer alternatives
- The products related to the research field of the topic and information of the topic has been

updated on the website of Thai Nguyen University. These are transferable
information channels to the application address is the tea manufacturing and processing enterprises in
the province of Thai Nguyen;
- The method of transferring the research results of the project can be implemented through the
organization of a workshop or direct test with the managers and managers of the "tea producing and
processing enterprises" In Thai Nguyen province, managers can see the nature and role of the
information management accounting system in enterprises, thus affecting and deploying each
enterprise.
6.2. Application institutions, impacts and benefits of research results
The management accounting information system is intended to provide information to managers at
all levels in the tea manufacturing and processing enterprise with the aim of helping the manager make
the right decision in taking the correct action. Business control. Based on the research results of the
project, the tea processing and manufacturing enterprises in Thai Nguyen province have applied the
organization and operation of management accounting information system suitable for their
businesses.


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự phát triển của nền kinh tế, thông tin được xem là dòng máu của tổ chức, là mạch gắn
những bộ phận của tổ chức lại với nhau. Mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và công
tác quản trị nói riêng đều cần có thông tin và theo quan điểm quản trị hiện đại thông tin được xem như
là một nguồn lực thứ tư của một tổ chức. Thông tin trong doanh nghiệp (DN) được cung cấp bởi nhiều
phòng chức năng khác nhau trong đó thông tin kế toán quản trị (KTQT) được xem là then chốt và là
nguồn cung cấp thông tin thường xuyên cho quản trị nội bộ DN. Trong DN, thông tin tồn tại ở nhiều
dạng và phục vụ các mục đích khác nhau cho nhà quản trị, giúp nhà quản trị tạo ra giá trị cho DN.
Với lịch sử phát triển từ lâu đời cho đến nay, đặc biệt sau Festival Trà Quốc tế Thái Nguyên - Việt
Nam các năm 2011, 2013 và 2015 vị thế ngành chè và người làm chè Thái Nguyên đã được cả nước

và trên thế giới biết đến nhiều hơn. Sản phẩm chè đã có những bước ngoặt lớn trong công tác sản xuất,
chế biến và xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Gắn liền với sự phát triển trên các DN sản xuất và chế
biến (SX&CB) chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đã và đang phấn đấu tạo ra những lợi thế riêng
cho mình. Để phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè so với thị trường trong
và ngoài nước, ngành chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thông tin, nguyên liệu, chất lượng, giá cả,
thị trường, hàng tồn kho, lao động, vốn, các biện pháp marketing, các kênh phân phối, giới thiệu sản
phẩm... Trước áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, các DN cần sử dụng các công cụ quản lý của
mình, phát huy tốt vai trò của công cụ HTTT KTQT được xem là vấn đề then chốt cho sự phát triển
của DN.
Trên thực tế, vai trò HTTT trong các DN SX&CB chè hiện nay chưa được phát huy hiệu quả. HTTT
kế toán tại các DN SX&CB chè mới chỉ tập trung cho việc thiết lập thông tin của kế toán tài chính
(KTTC), vai trò của công cụ quản lý kinh tế đắc lực là HTTT KTQT chưa thực sự được quan tâm khai
thác, do đó nguồn thông tin KTQT của các DN SX&CB chè Thái Nguyên hiện chưa mang lại hiệu quả
cao, chưa đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy trong công tác cung cấp thông tin
KTQT cho mọi hoạt động quản trị của nhà quản lý các cấp trong DN.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nếu HTTT kế toán nói chung và HTTT
KTQT nói riêng không được ứng dụng và phát triển thì các DN SX&CB chè khó có thể đứng vững
trong môi trường cạnh tranh của khu vực và trên thế giới. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu nhằm hoàn
thiện cả về khâu tổ chức lẫn nội dung thực hiện HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên. Với lý do đó, Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hệ thống
thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên” nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức HTTT KTQT và công tác thực hiện nội
dung HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan
2.1. Nghiên cứu về cấu trúc hệ thống thông tin kế toán quản trị
Tổng hợp những quan điểm trên nhóm tác giả Đàm Bích Hà, Đàm Gia Mạnh và Đoàn Vân Anh
(2018) khẳng định HTTT KTQT bao gồm các yếu tố về con người, cơ sở vật chất, tài chính và phi tài
chính, các yếu tố đó làm việc cùng nhau để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Ngoài
ra, cũng theo nhóm tác giả HTTT KTQT bao gồm các hệ thống con điển hình như kế toán chi phí và chi
phí sản phẩm; kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh; phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng

và lợi nhuận; chọn thông tin thích hợp để ra quyết định, dự toán ngân sách sản phẩm cho kinh doanh.
Tác giả Hall, J. A., & Bennett, P. E. (2011) trong cuốn sách Introduction to Accounting Information
Systems đã đưa ra các yếu tố cấu thành của HTTT kế toán bao gồm ba thành phần cơ bản đó chính là:
Hệ thống xử lý nghiệp vụ hàng ngày như báo cáo, các tài liệu có liên quan, hệ thống sổ cái, báo cáo tài
chính thông thường và hệ thống báo cáo quản trị nhằm phục vụ cho mục đích cụ thể như ra quyết định,
lập dự toán, lập các báo cáo trách nhiệm… Như vậy theo quan điểm trên HTTT kế toán được cấu thành
bởi các bộ phận là các dữ liệu, xử lý các dữ liệu và hệ thống các báo cáo cung cấp thông tin kế toán bao
gồm thông tin KTTC và thông tin KTQT phục vụ cho đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu này tác giả chưa đưa ra nội dung của HTTTKT trong điều kiện phát triển công
nghệ thông tin, ứng dụng phương tiện kỹ thuật trong xử lý thông tin kế toán.
Trong nghiên cứu của Gelinas, U., Dull, R., & Wheeler, P. (2011) HTTTKT trong DN bao gồm 11
yếu tố cơ bản đó là: Cơ sở dữ liệu, báo cáo, kiểm soát thông tin, hoạt động kinh doanh, xử lý nghiệp
vụ, ra quyết định quản trị, hệ thống phát triển các hoạt động, truyền tải thông tin, các thủ tục và
phương pháp kế toán. Thành phần của HTTTKT theo như nghiên cứu này có nhiều yếu tố thuộc về


6

chức năng nhà quản trị nhiều hơn là HTTTKT, đây là dòng chu chuyển dữ liệu trong đơn vị hơn là các
bộ phận cấu thành của HTTTKT.
2.2. Nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán quản trị theo tiến trình cung cấp thông tin
Matej Spanja, Iva Tokic, Ivana Blazevic (2011) chỉ ra rằng quy trình hoạt động chung của hệ thống
thông tin kế toán bắt đầu với quá trình thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài đơn vị, kết hợp với cơ sở
dữ liệu hiện có trong hệ thống phân tích và xử lý phù hợp với chuẩn mực kế toán, chính sách, phương
pháp và công cụ ghi chép để có được thông tin kế toán để cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Đồng ý với các quan điểm trên, Senin (2011) cho thấy quy trình HTTT kế toán trong đơn vị bao gồm
quá trình thu thập, tính toán, lưu trữ, phân tích, báo cáo và quản lý thông tin. Trong HTTT kế toán DN,
có hai hệ thống con: HTTT KTTC và HTTT KTQT, trong đó hệ thống thứ hai cung cấp thông tin cho
người sử dụng nội bộ và đầu tiên cung cấp thông tin cho bên ngoài.
Hall, JA, & Bennett, PE (2011) cũng cho rằng thủ tục của hệ thống thông tin kế toán được bắt đầu từ

nghiệp vụ tài chính và phi tài chính thông qua HTTT kế toán xử lý cho người sử dụng để đưa ra quyết
định.
Như vậy, về quy trình chung của hệ thống thông tin kế toán, cả tác giả trong nước và nước ngoài
đồng ý rằng hệ thống thông tin kế toán có một quy trình chung bắt đầu từ việc thu thập, xử lý và phân
tích thông tin với các phương pháp và thủ tục được xác định, từ đó cung cấp thông tin cho người sử
dụng.
2.3. Nghiên cứu về ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ thống
Tại Việt Nam, luận án tiến sĩ Nguyễn Bích Liên (2012) đã cho thấy một quan điểm về tác động của
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chất lượng thông tin kế toán, đặc biệt là phần mềm tích hợp ERP:
Thông tin được cung cấp đa dạng hơn, xử lý, cung cấp tốc độ nhanh hơn và kịp thời hơn cho quản trị
viên và đảm bảo tính chính xác của thông tin được cung cấp.
Trong nghiên cứu của mình, Lili Zhao (2015) tiến hành một HTTT kế toán nghiên cứu trên máy tính
trong điều kiện ứng dụng mạng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong điều kiện máy tính, toàn bộ quá trình
xử lý dữ liệu, quy trình, phương pháp kế toán và lưu trữ dữ liệu đã thay đổi. Về phát triển công nghệ,
việc tin học hoá công việc kế toán là không thể tránh khỏi, sử dụng công nghệ xử lý thông tin kế toán đã
cải thiện đáng kể chất lượng thông tin kế toán.
Trong bài báo của họ, Ladewi, Yuhanis (2014) nghiên cứu về mục đích xem xét thay đổi hành chính và
cam kết quản lý để thực hiện ERP và tác động đến chất lượng thông tin kế toán. Hệ thống ERP là một hệ
thống máy tính cho phép quản lý tài nguyên trong toàn DN. Kết quả cho thấy có ảnh hưởng đáng kể đến
cam kết quản lý và thay đổi hành chính để thực hiện hệ thống ERP và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán. Trong khi đó, có mối quan hệ chặt chẽ giữa cam kết quản lý và quản lý đối với việc triển
khai hệ thống ERP, với chất lượng thông tin được cung cấp.
Do đó, các nghiên cứu trên cho thấy việc sử dụng hệ thống lập kế hoạch tài nguyên trong đơn vị là sự
lựa chọn thích hợp cho việc phát triển hệ thống thông tin kế toán đồng bộ trong DN. Sử dụng hệ thống
này đã chứng tỏ hiệu quả trong kinh doanh.
2.4. Những hạn chế trong các công trình nghiên cứu
Sau khi tổng kết các công trình nghiên cứu có liên quan, nhóm tác giả đã đánh giá được những hạn
chế từ các công trình, cụ thể như sau:
Về nội dung nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu riêng về HTTT KTQT hiện nay đang còn hạn
chế, chủ yếu vẫn là các công trình nghiên cứu chung về HTTT kế toán như một số tác giả Hall, J. A.,

& Bennett, P. E (2011); Marija Tokic, Mateo, Iva tokic, Ivona Blazevic (2011); Nguyễn Hữu Đồng
(2012), Vũ Bá Anh (2016);... Những công trình nghiên cứu về HTTT KTQT tập trung nghiên cứu ở
một số nội dung cụ thể: quản trị chi phí; cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định ngắn hạn, dài hạn,...
Như vậy, nội dung nghiên cứu mà các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu đến còn bó hẹp, chỉ tập
trung vào một khía cạnh nhất định của KTQT. Trong khi đó, để phát huy vai trò của HTTT KTQT
không chỉ là phát huy một khía cạnh nào đó của chức năng KTQT mà phải phát huy toàn diện vai trò
KTQT.
Về phương pháp nghiên cứu: Trong các nghiên cứu trong nước về KTQT, HTTT KTQT thì việc sử
dụng phiếu điều tra khảo sát đối tượng nghiên cứu mới chỉ được thực hiện ở một số các công trình
nghiên cứu từ những năm 2000 trở lại đây. Tuy nhiên, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Thu
thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu trong thống kê thông thường, chỉ có nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Bích Liên(2012), Đào Thúy Hà (2014), Huỳnh Thị Hồng Hạnh(2015), Lê Thị Hồng(2016),… có sử
dụng nghiên cứu định lượng xử lý bằng phần mềm SPSS, tuy nhiên trong nghiên cứu rất ít tác giả


7

đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế tổ chức HTTT KTQT trong đơn vị.
Về lĩnh vực nghiên cứu: Các lĩnh vực nghiên cứu về HTTT KTQT thường được thực hiện trên một
lĩnh vực nghiên cứu cụ thể như ngành dược, thép, may mặc, các đơn vị sự nghiệp như trường học,
bệnh viện công…. Song nghiên cứu về khâu tổ chức HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè chưa được
tác giả trong nước chú ý đến. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, các DN trong nước cần phát
huy nội lực vốn có để vươn lên, ngành chè được coi là một trong những thế mạnh của nước ta nói
chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Nội lực rất quan trọng ví như dòng nhựa sống của tổ chức, đó
chính là nguồn thông tin hay HTTT của tổ chức. Chính bởi vậy, việc nghiên cứu nhằm thiết kế một
HTTT KTQT phù hợp cho DN SX&CB chè Thái Nguyên có ý nghĩa hết sức quan trọng.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu chung:
Mục tiêu chính đề tài là Hoàn thiện HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.

- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về HTTT KTQT trong DN;
+ Nghiên cứu thực trạng vận dụng HTTT KTQT tại một số nước trên thế giới, đặc biệt là những
nước có điều kiện kinh tế gần giống Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về HTTT KTQT cho
các DN Việt Nam;
+ Đánh giá đặc điểm thông tin, nhu cầu thông tin, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin tại các DN
SX&CB chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT KTQT tại các
DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; phân tích, đánh giá thực trạng và tìm ra ưu điểm và hạn
chế trong công tác tổ chức và vận dụng HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTTT KTTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu các nội dung liên quan đến tổ chức HTTT KTQT, bao gồm: cơ
sở lý luận và thực tiễn về HTTT KTQT trong DN SX&CB (lý luận về HTTT KTQT tác giả tập trung lựa
chọn và nghiên cứu nội dung HTTT KTQT theo cơ cấu tổ chức HTTT KTQT); Đánh giá đặc điểm thông
tin, nhu cầu thông tin, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin tại các DN SX&CB chè trên địa bàn Tỉnh Thái
Nguyên; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên; phân tích, đánh giá thực trạng và tìm ra ưu điểm và hạn chế trong công tác tổ chức và vận
dụng HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Về mặt không gian: Tổng 33 DN có tham gia hoạt động sản xuất chè hoặc hoạt động chế biến
chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Về mặt thời gian: Dữ liệu thứ cấp được nhóm tác giả thu thập trong khoảng thời gian hai năm 2013 đến
2017. Dữ liệu sơ cấp được nhóm tác giả điều tra vào thời điểm tháng 03/2017.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả đã đưa ra một số các câu hỏi sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về HTTT KTQT trong DN SX&CB?

- Thực trạng nhu cầu thông tin KTQT và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT tại các DN
SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?
- Thực trạng HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên hiện nay?
- Giải pháp hoàn thiện HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Từ câu hỏi nghiên cứu đề ra, nhóm tác giả xây dựng quy trình định hướng nghiên cứu cho đề tài
cụ thể: (Hình 1)


8
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hoàn thiện HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè
trên địa bàn tỉnh tỉnh Thái Nguyên
(I)

Cơ sở khoa học của nghiên cứu
(1.1)

(1.2)

Lý luận về HTTT KTQT

Kinh nghiệm tổ chức
HTTT KTQT tại một
số nước trên thế giới

(II)


Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
(2.3)

(2.1)

(2.2)

Thực trạng nhu cầu
thông tin KTQT

Thực trạng
HTTT KTQT

Thực trạng mức độ đáp ứng
nhu cầu thông tin KTQT

Ưu điểm, hạn
chế

Thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng đến HTTTT KTQT

Nguyên nhân
hạn chế

(III)

Giải pháp
hoàn thiện
HTTT

KTQT

Hình 1. Quy trình định hướng nghiên cứu HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thông qua mô hình nghiên cứu có thể thấy nhóm tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết lẫn thực tiễn để
thực hiện kết quả nghiên cứu của đề tài.
(I)
Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu, nhóm tác giả xây dựng cơ sở khoa học nghiên cứu
bao gồm: (1.1) Cơ sở lý luận về HTTT KTQT; (1.2) Kinh nghiệm tổ chức HTTT
KTQT tại một số nước trên thế giới;
(II)
Dựa trên phương pháp thu thập, xử lý số liệu, nhóm tác giả tiến hành đánh giá
thực trạng tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể các nội
dung:
(2.1) Đánh giá thực trạng nhu cầu thông tin KTQT và mức độ đáp ứng nhu cầu
thông tin KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên làm căn
cứ cho đánh giá ưu điểm và hạn chế HTTT KTQT tại bước tiếp theo.
(2.2) Đánh giá thực trạng HTTT KTQT, kết hợp với mức độ đáp ứng nhu cầu
thông tin (2.1) để đánh giá ưu điểm và hạn chế của HTTT KTQT tại các DN
SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, xác định nguyên nhân hạn chế.
(2.3) Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến HTTT KTQT làm căn cứ xác
định nguyên nhân hạn chế HTTT KTQT.
(III)
Từ những nguyên nhân hạn chế, kết hợp với cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn để đề ra những giải pháp hoàn thiện HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Để thực hiện nghiên cứu xuất phát từ quy trình nghiên cứu trên nhóm tác giả đã vận dụng kết hợp các
phương pháp thu thập dữ liệu; tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu,… Các phương pháp này đều xuất phát từ
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nhằm giải quyết các vấn đề liên quan một cách
biện chứng và logic.



9

- Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Phương pháp thống kê mô tả:
+ Phương pháp phân tích so sánh:
7. Những đóng góp của đề tài
- Về lý luận: Hệ thống hóa lý luận về KTQT, HTTT, HTTT KTQT. Vai trò của HTTT KTQT đối với
việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị.
- Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và thực hiện HTTT KTQT trong các DN
SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; tìm hiểu nhu cầu thông tin của nhà quản trị và mức độ đáp
ứng nhu cầu thông tin của HTTT KTQT trong các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Đánh giá những hạn chế trong công tác tổ chức và vận hành HTTT KTQT, đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện HTTT KTQT trong các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, hình, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp và kinh
nghiệm quốc tế
Chương 2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và
chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một phần của hệ thống kế toán, nhằm cung cấp thông tin tài chính và phi tài
chính liên quan đến mọi hoạt động trong DN cho nhà quản trị DN, qua đó phục vụ công tác quản trị
nội bộ và ra quyết định quản trị.
KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích thông tin nhằm cung cấp cho nhà quản trị trong quá trình
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và ra các quyết định về các hoạt động của DN.
Trách nhiệm của nhà quản trị ở các cấp trong DN là điều hành và quản lý mọi hoạt động trong
DN. Các chức năng quản lý đều xoay quanh vấn đề ra quyết định. Tác giả Đặng Thị Hòa (Giáo trình
Kế toán quản trị, 2006, tr. 13) đã khái quátLập
cáckếchức
năng quản lý của nhà quản trị như Hình 1.1.
hoạch

Đánh giá thực
hiện kế hoạch

Ra quyết định

Tổ chức
thực hiện

Kiểm tra - đánh
giá hoạt động
Hình 1.1. Sơ đồ chức năng quản lý
1.1.1.2. Hệ thống thông tin
Từ đó, chúng ta có thể có quan điểm chung về HTTT trong DN SX&CB:
HTTT trong DN SX&CB là một quy trình bao gồm các yếu tố đầu vào là những dữ liệu, trải qua
quá trình xử lý, phân tích để chắt lọc đưa ra những sản phẩm đầu ra là thông tin đã qua xử lý ở các
cấp độ khác nhau và phục vụ cho các mục đích khác nhau.
1.1.1.3. Hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin kế toán
HTTT kế toán là một hệ thống bao gồm con người và các phương tiện kỹ thuật nhằm thực hiện

chức năng thu thập, ghi chép, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD
của DN, từ đó đưa ra những thông tin phù hợp phục vụ cho các đối tượng khác nhau có liên quan
trong và ngoài DN.


10

1.1.1.4. Hệ thống thông tin kế toán quản trị
HTTT KTQT là một hệ thống bao gồm các yếu tố con người và các phương tiện hỗ trợ nhằm thực
hiện các hoạt động thu thập, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin về các hoạt động tài chính và phi tài
chính liên quan trong và ngoài DN nhằm cung cấp thông tin theo các chức năng khác nhau của KTQT
với mục tiêu phục vụ yêu cầu quản lý của nhà quản trị tại DN đó.
Mục tiêu mà HTTT KTQT hướng đến là nhằm tạo ra giá trị cho DN. Chính vì thế, đối tượng mà
HTTT KTQT nghiên cứu đến là những tác động ảnh hưởng tới quy trình tạo ra giá trị của DN, đó chính
là những nguồn lực kinh tế của DN (tài sản, nguồn vốn, lao động, thông tin,…), những nguồn lực không
chỉ có ở hiện tại mà còn là những nguồn lực tiềm tàng trong tương lai và có khả năng tạo ra giá trị cho
DN. Tại đây, vai trò của HTTT KTQT được thể hiện thông qua khả năng cung cấp thông tin của hệ
thống theo nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị trong DN.
Báo cáo dự
toán

Cung
cấp

Báo cáo thực
HTTT KTQT
- Thu thập dữ liệu
Thông tin

- Xử lý dữ liệu


bên ngoài

- Cung cấp thông tin

hiện

thông
tin

quản

Báo cáo kiểm

- Lưu trữ dữ liệu
Dữ liệu

soát
Báo cáo chứng

nghiệp vụ

minh quyết

kế toán

định quản trị

Nhà


Yêu cầu

trị DN

quản lý

Đối tượng
Các nguồn lực

quản lý

đầu vào
Hình 1.5. Bản chất của HTTT KTQT trong DN
1.1.2. Cấu trúc hệ thống thông tin kế toán quản trị và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.2.1. Cấu trúc hệ thống thông tin kế toán quản trị
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng
Tổng hợp những nghiên cứu trên tác giả đưa ra 7 nhóm các yếu tố có ảnh hưởng đến công tác tổ
chức HTTT KTQT, gồm: Nhà quản trị; nguồn nhân lực kế toán; công nghệ thông tin; Môi trường doanh
nghiệp; chuyên gia tư vấn; văn bản pháp quy; nguồn lực tài chính.
1.1.3. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị phục vụ nhà quản trị và yêu cầu thông tin kế toán quản trị
1.1.3.1. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị phục vụ nhà quản trị
a. Nhu cầu thông tin theo cấp độ quản lý
b. Nhu cầu thông tin theo nội dung công việc
- Trong khâu lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch hoạt động:
- Trong khâu tổ chức thực hiện:
- Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động:
- Trong quá trình ra quyết định:
1.1.3.2. Yêu cầu chung về thông tin kế toán trong hệ thống thông tin kế toán quản trị
Tổng hợp các quan điểm trên, yêu cầu thông tin kế toán quản trị cần phải đảm bảo yêu cầu
sau: Kịp thời; đầy đủ; chính xác; có thể hiểu và so sánh được.

1.1.4. Nội dung hệ thống thông tin kế toán quản trị
Qua tổng kết những quan điểm trên, tác giả nhận thấy, HTTT KTQT là một hệ thống con của
HTTT kế toán, hướng tiếp cận HTTT KTQT theo yếu tố cấu thành sẽ hướng tiếp cận đầy đủ và bài
bản nhất. Chính bởi vậy, nội dung HTTT KTQT được chia thành các nội dung chính:
(1) Mô hình tổ chức bộ máy KTQT trong DN
(2) Hệ thống thông tin kế toán quản trị theo tiến trình cung cấp thông tin


11

(3) Tổ chức nhân sự và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ HTTT KTQT
1.1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy KTQT trong DN
+ Mô hình tổ chức KTQT kết hợp với KTTC:
+ Mô hình tổ chức KTQT tách biệt với KTTC:
+ Mô hình tổ chức bộ máy KTQT và KTTC theo kiểu hỗn hợp
1.1.4.2. Hệ thống thông tin kế toán quản trị theo tiến trình cung cấp thông tin
1.1.4.3. Tổ chức nhân sự và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ thống
a. Tổ chức nhân sự
b. Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ thống
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại một số nước trên thế giới
và bài học cho Việt Nam
1.2.1. Kinh nghiệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại một số nước trên thế giới
a. Kinh nghiệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Mỹ
b. Kinh nghiệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Pháp:
c. Kinh nghiệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Nhật
d. Kinh nghiệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Trung Quốc
e. Tại một số nước Đông Nam Á
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển. Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam
Á, ứng dụng KTQT vào các DN tại Việt Nam còn mới mẻ. Các DN Việt Nam nói chung, các DN

SX&CB chè nói riêng và đặc biệt là các DN SX&CB chè có quy mô vừa và nhỏ như các DN SX&CB
chè tại Thái Nguyên cần phải nghiên cứu học hỏi nhằm ứng dụng kinh nghiệm vận dụng KTQT một
cách có chọn lọc, phù hợp với quy mô, đặc điểm và điều kiện của DN.
(1) HTTT KTQT nhằm mục đích cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác quản lý DN của nhà
quản trị. Vì vậy, phải dựa trên nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Các DN có quy mô khác nhau thì
nhu cầu thông tin KTQT cũng khác nhau. Không thể xây dựng chung hệ thống thông tin cho tất cả các
quy mô DN. Ở các DN có quy mô vừa, tiềm lực tài chính tốt và phải chịu sức ép từ cạnh tranh mạnh
vì vậy HTTT KTQT được xây dựng ở các DN có quy mô vừa sẽ hiệu quả hơn các DN có quy mô nhỏ.
(2) HTTT KTQT trong đơn vị là một bộ phận của HTTT nói chung nên cần phải hoàn thiện từ
khâu xây dựng mô hình KTQT, tổ chức các yếu tố về nhân lực, vật lực, tài lực tới quy trình hoạt động
cung cấp thông tin của hệ thống thông tin.
(3) Công nghệ thông tin có ảnh hưởng tích cực đến phát triển của HTTT KTQT. Vì vậy, xây dựng và
hoàn thiện HTTT KTQT cần chú trọng đầu tư vào công nghệ. Phát triển phần mềm, hệ thống máy tính, các
công cụ hỗ trợ khác để đảm bảo tốc độ xử lý,truyền tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác đến
người sử dụng thông tin.
(4) Song song với vấn đề công nghệ hỗ trợ hệ thống thì yếu tố con người sử dụng hệ thống cũng
hết sức cần thiết, việc tuyển chọn nhân sự, đào tạo nhân sự phù hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ
trong hệ thống là một yếu tố cũng chiếm phần quan trọng bậc nhất trong công tác xây dựng HTTT
KTQT tại DN Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu về HTTT KTQT trên phương diện lý luận, được
thể hiện qua các nội dung:
- Tìm hiểu về KTQT, vai trò, chức năng của KTQT trong DN Việt Nam;
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về HTTT KTQT, vai trò cung cấp thông tin của HTTT KTQT theo các
cấp bậc quản trị khác nhau trong DN. Phân tích nhu cầu thông tin KTQT trong các DN SX&CB. Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến HTTT KTQT trong các DN SX&CB. Nghiên cứu nội dung tổ chức
HTTT KTQT trong DN SX&CB cụ thể: Về mô hình KTQT; HTTT KTQT theo quy trình luân chuyển
thông tin; Tổ chức nguồn nhân lực và công nghệ thông tin;
- Tìm hiểu kinh nghiệm vận dụng HTTT KTQT tại một số quốc gia trên thế giới: Những nước phát
triển và đang phát triển, đặc biệt tác giả có nghiên cứu đến kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiện

kinh tế giống Việt Nam. Từ đây, tác giả rút ra được kinh nghiệm xây dựng và vận dụng HTTT KTQT tại
DN Việt Nam (chủ yếu là dành cho DN có quy mô nhỏ và vừa).
Qua những nghiên cứu tại chương 1 của đề tài cho thấy HTTT KTQT giữ vai trò quan trọng trong
công tác cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ công tác quản trị của nhà quản trị trong DN SX&CB. Đây là


12

nội dung hết sức ý nghĩa, đồng thời là căn cứ cho công tác đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp
hoàn thiện HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ở các chương sau.
Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN
CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.1.1. Khái quát về ngành chè Thái Nguyên
2.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè

Hình 2.1. Số lượng DN SX&CB chè Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017
(Nguồn số liệu: Theo cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)
Bảng 2.1. Vốn SXKD và lao động trong các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2017
Số lượng DN
Loại hình DN
Tổng số
1. Công ty cổ phần
2. Công ty TNHH
3. DN tư nhân

Số lượng
(DN)

33
20
10
3

Vốn đăng ký kinh doanh

Cơ cấu
Số lượng
(%)
(đồng)
100 207.907.000.000
60,61 159.579.000.000
30,30 44.994.000.000
9,09
3.334.000.000

Cơ cấu
(%)
100
76,75
21,64
1,60

Lao động
Số lượng
(người)
1262
897
322

43

Cơ cấu
(%)
100
71,08
25,52
3,41

(Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư và tính toán của tác giả)
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2. Thực trạng về hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Thực trạng về nhu cầu thông tin và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2.1.1. Thực trạng về nhu cầu thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2.1.2. Thực trạng đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản
xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.2.2. Thực trạng nội dung hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến
chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Qua khảo sát thực tế tại các DN SX&CB chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên thông qua một số hình
thức như phỏng vấn trực tiếp và gửi phiếu điều tra tới bộ phận quản lý, kế toán, nhân viên phân
xưởng, nhân viên bán hàng của các DN SX&CB chè, tác giả đã đánh giá được thực trạng tổ chức hoạt
động của HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:
2.2.2.1. Thực trạng mô hình kế toán quản trị
Theo kết quả điều tra[phụ lục 3D] chỉ có 7 DN trong tổng số 33 DN SX&CB chè được điều tra có tổ
chức bộ máy KTQT, mô hình tổ chức bộ máy KTQT của 7 DN trên đều theo theo kiểu mô hình kết
hợp với KTTC. DN không tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ KTQT riêng mà kế toán ở đây đều kiêm giữa

KTTC và KTQT, hàng ngày kế toán làm công việc chủ yếu của KTTC, có 84,85% ý kiến từ phía kế
toán các DN SX&CB chè nhận định khi có yêu cầu thông tin từ phía nhà quản trị các cấp thì kế toán
mới tiến hành tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin theo yêu cầu nhà quản trị.


13

2.2.2.2. Thực trạng hệ thống thông tin kế toán quản trị theo tiến trình cung cấp thông tin tại các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
a. Phân hệ thu thập dữ liệu
b. Phân hệ xử lý dữ liệu
c. Phân hệ cung cấp thông tin
d. Phân hệ lưu trữ thông tin
2.2.2.3. Thực trạng tổ chức nguồn nhân lực và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ thống thông tin kế toán
quản trị
a. Thực trạng tổ chức nguồn nhân lực
b. Thực trạng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ thống
2.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
2.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
2.3.1. Thành tựu đạt được
- Các DN đều tuân thủ hệ thống chứng từ, TK, sổ sách và báo cáo kế toán theo chế độ kế toán mà
DN áp dụng TT200/2014/TT-BTC hay TT133/2016/TT-BTC.
- Công tác mã hóa vật tư, hàng hóa, đối tượng khách hàng, nhà cung cấp, đối tượng chịu chi phí,
tính giá thành,... đã được các DN quan tâm nhằm phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin của HTTT
KTQT trong DN.
- Bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với đặc điểm, quy mô của từng DN. Phần lớn các DN áp
dụng tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu trực tuyến do quy mô DN khá nhỏ.
- 100% DN sử dụng phương tiện hỗ trợ trong công tác kế toán như Excel, phần mềm kế toán.
2.3.2. Tồn tại, hạn chế

Ngoài những mặt đạt được do nhiều nguyên nhân khác nhau các DN cũng không thể tránh được
những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện, xây dựng HTTT KTQT thể hiện ở các mặt sau đây:
a. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị
Theo kết quả điều tra cho thấy hiện nay công tác kế toán tại các DN SX&CB chè Thái Nguyên
mới chỉ tập trung vào công tác KTTC là chủ yếu, tại một số DN có phát sinh hoạt động phục vụ công
tác KTQT nhưng hoạt động này chưa thường xuyên và báo cáo được kết xuất từ công tác báo cáo của
KTTC, chính vì vậy, mô hình tổ chức bộ máy KTQT tại các DN SX&CB chè Thái Nguyên còn rất sơ
khai, chưa thể hiện rõ ràng.
b. Quy trình hoạt động của HTTT KTQT:
- Hoạt động thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thực hiện: Nội dung và phương pháp thu thập dữ liệu thực hiện còn nhiều hạn chế cần
phải hoàn thiện:
Nguồn dữ liệu thu thập được chủ yếu là thông tin thực hiện từ công tác KTTC trong DN
(100%DN sử dụng thông tin từ KTTC thay cho thông tin từ bộ phận KTQT chuyên trách chỉ có
3/30DN quan tâm). Những thông tin khác liên quan ngoài DN ít được kế toán quan tâm đến, đó là
những thông tin về chính sách pháp luật, các quy định về xuất khẩu hàng hóa, thuế,... Đặc biệt, kế toán
chưa chú trọng đến thông tin liên quan về vùng nguyên liệu như: Tổng hợp lượng nguyên liệu được
vùng nguyên liệu cung cấp cho DN trong kỳ trước về chất lượng, giá cả,...; khả năng cung ứng nguyên
liệu trong kỳ trước của vùng nguyên liệu. Tổng hợp chi tiết lượng nguyên liệu đầu vào mà DN thu
mua từ vùng nguyên liệu đã ký kết, từ hộ dân, từ buôn lái, từ hợp tác xã. Thông tin kết quả thực hiện
tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường trong nước và ngoài nước chi tiết cho từng loại mặt hàng từ bản
thân DN và thị trường chè trong nước. Tất cả những thông tin trên là hết sức quan trọng cho DN
SX&CB chè trong bối cảnh hiện nay, nhưng thực tế DN lại chưa quan tâm đến việc thu thập những
thông tin trên khiến cho công tác quản trị nguồn nguyên liệu, quản trị chi phí và quản trị doanh thu
tiêu thụ chưa hiệu quả.
Những phương pháp thu thập thông tin giúp KTQT có nhận định một cách chính xác và đúng thời
điểm nhất là phương pháp quan sát, phỏng vấn và thực nghiệm trong các DN vận dụng còn rất ít chỉ
chiếm từ 5% đến 9% kế toán trong DN quan tâm. Chính vì vậy, nội dung dữ liệu thu thập chưa đủ để
đáp ứng mục tiêu hoạt động của HTTT KTQT.
+ Dữ liệu tương lai: Dữ liệu tương lai là cơ sở cho các DN SX&CB chè lập dự toán và kiểm soát

hoạt động. Trong bối cảnh hiện nay dữ liệu tương lai giúp DN SX&CB chè đánh giá được khả năng
cung ứng của các vùng nguyên liệu, có cái nhìn tổng thể về thị trường tiêu thụ cũng như khả năng


14

cung ứng của DN mình. Những bản dự toán mà DN thu thập được qua các kỳ đều được xây dựng một
cách riêng lẻ, không đồng bộ, độ tin cậy chưa cao.
Dữ liệu đầu vào trong HTTT KTQT được ví như vai trò của nguồn nguyên liệu đầu vào trong quá
trình sản xuất sản phẩm. Nguồn nguyên liệu đầy đủ, chất lượng tốt quyết định chất lượng sản phẩm
đầu ra là tốt. Dữ liệu đầu vào có thích hợp, đầy đủ, chất lượng, độ tin cậy của thông tin chính xác giúp
cho khâu cung cấp thông tin được hiệu quả và chính xác. Nhưng trên thực tế nguồn dữ liệu đầu vào
của HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè lại chưa đầy đủ, chưa thể đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị,
nhất là trong thời điểm yêu cầu quản trị hiện nay.
- Hoạt động xử lý dữ liệu:
+ Phương pháp xử lý dữ liệu ban đầu:
Về phương pháp phân loại thông tin: Trong DN SX&CB chè thì 80% chất lượng của sản phẩm
chè chịu ảnh hưởng bởi nguồn nguyên liệu. Chính vì vậy, công tác theo dõi, thu thập và phân loại
thông tin về nguồn nguyên liệu chè là hết sức quan trọng. Trên thực tế, chất lượng, chủng loại của
nguyên liệu chè khi nhập về DN chỉ theo dõi ở từng chủng loại ở mức độ chung chung (loại 1, loại
2,..hay theo mức giá chè 100.000đ, chè 150.000đ,...), ở mức độ chi tiết sâu về đặc tính của từng loại
nguyên liệu chưa được DN SX&CB chè theo dõi. Chất lượng sản phẩm chè đưa ra cần phải chi tiết
thông tin để DN theo dõi và người tiêu dùng có thể nhìn nhận được. Bên cạnh đó, trong công tác phân
loại thông tin thì công tác phân loại chi phí giữ vai trò quan trọng trong công tác KTQT. Hiện nay,
phương pháp phân loại chi phí mà kế toán trong DN SX&CB chè áp dụng chủ yếu là phương pháp
phân loại phục vụ xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm (phân loại theo nội dung kinh tế, theo
yếu tố chi phí trong giá thành). DN SX&CB chè hầu như chưa sử dụng phương pháp phân loại chi phí
nhằm kiểm soát chi phí trong KTQT.
Về phương pháp chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ DN SX&CB chè áp dụng chỉ mới phục vụ
cho công tác KTTC. DN không xây dựng biểu mẫu chứng từ phục vụ công tác KTQT.

Về phương pháp TK kế toán: Phương pháp TK là cách thức mà DN SX&CB chè mã hóa nhằm
quản lý thông tin kinh tế hiệu quả nhất. Nhưng theo kết quả điều tra phần lớn các DN SX&CB chè đều
chỉ vận dụng HTTK ở mức độ chi tiết TK cấp 1 và cấp 2 có sẵn theo chế độ kế toán. DN gần như chưa
xây dựng HTTK chi tiết đồng bộ nhằm quản trị các yếu tố kinh tế trong DN. Đặc biệt, chưa DN nào
xây dựng HTTK nhằm dự báo các yếu tố kinh tế sẽ phát sinh trong DN.
Về phương pháp ghi chép trên hệ thống sổ kế toán chi tiết: Một phần do ảnh hưởng của công tác
xây dựng HTTK chưa tốt và do yêu cầu quản lý tại DN SX&CB chè chưa cao dẫn đến hệ thống sổ kế
toán chi tiết tại DN SX&CB chè mới chỉ là hệ thống sổ chi tiết của công tác KTTC. Công tác ghi chép
chi tiết của các TK chưa đồng bộ. DN mới chỉ có hệ thống sổ kế toán chi tiết theo dõi một số yếu tố
kinh tế như công nợ, vật tư, hàng hóa, chi phí sản xuất,... mức độ chi tiết mới chỉ dừng lại ở cấp độ đối
tượng cần theo dõi là tên đối tượng là khách hàng, nhà cung cấp; tên tài sản, vật tư, hàng hóa (TK cấp
2).
Công tác xử lý dữ liệu là quá trình tổng hợp và phân tích thông tin. Sử dụng đầy đủ và kết hợp các
phương pháp phân tích, xử lý thông tin sẽ khiến cho thông tin cung cấp được hiệu quả nhất. Hiện nay
tại các DN SX&CB chè, công tác xử lý dữ liệu của KTQT chủ yếu dựa trên các phương pháp xử lý dữ
liệu trong kế toán như: Phương pháp chứng từ, TK, tổng hợp cân đối kế toán, phân loại chi phí. Sự vận
dụng không linh hoạt và không đầy đủ các phương pháp xử lý dữ liệu sẽ dẫn đến thông tin cung cấp
chưa được hiệu quả. Nguyên nhân là do dữ liệu đầu vào thiếu và do trình độ chuyên môn của kế toán
trong DN chưa được chuyên sâu về KTQT.
+ Xử lý thông tin theo yêu cầu nhà quản trị:
Xử lý dữ liệu lập dự toán: Các bản dự toán được lập một cách không đồng bộ, mục đích lập chủ yếu
do yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước[Phụ lục 14], từ phía nhà đầu tư,... DN chưa xem trọng công tác lập dự
toán, như vậy, phương pháp, kỹ thuật lập dự toán tại các DN SX&CB chè chưa được vận dụng cụ thể.
Công tác xử lý dữ liệu để lập dự toán tại các DN SX&CB chè mới chỉ được xây dựng dưới dạng dự toán
tĩnh, thời gian lập dự toán cho cả năm tài chính. Trong khi đó, đặc tính của sản phẩm chè thường mang
tính chất mùa vụ, giá cả lên xuống bấp bênh giữa các thời điểm. Việc DN lập dự toán tĩnh và dự toán
theo năm không thể đáp ứng được vai trò kiểm soát và dự báo của mình.
Xử lý dữ liệu cung cấp thông tin thực hiện: Dữ liệu thực hiện được xử lý và cung cấp bởi kế toán
tại các DN SX&CB chè chủ yếu là dữ liệu thực hiện từ hệ thống sổ sách, báo cáo KTTC, mức độ chi
tiết theo yêu cầu quản lý chưa cao. Các phương pháp sử dụng trong xử lý dữ liệu chưa được triệt để.

Xử lý dữ liệu phục vụ hoạt động kiểm soát: Chính bởi từ nội dung thông tin thu thập và xử lý dữ liệu


15

lập dự toán và cung cấp thông tin thực hiện chưa thật sự hiệu quả dẫn đến thông tin xử lý và cung cấp
phục vụ các hoạt động kiểm soát DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế.
Công tác xử lý thông tin phục vụ hoạt động kiểm soát tại các DN mới chỉ dừng lại ở một số nội dung
công việc cụ thể, đó là việc so sánh giữa số liệu thực tế và sổ sách của một số phần hành kế toán như:
Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa,... KTQT chưa có sự đánh giá, so sánh giữa dự toán và thực tế
bởi các bản dự toán DN lập không có ý nghĩa để so sánh. Công tác kiểm soát thị trường tiêu thụ, kiểm
soát thông tin vùng nguyên liệu chưa được quan tâm đến. DN chưa xây dựng hệ thống kế toán trách
nhiệm để phục vụ cho công tác kiểm soát hoạt động SXKD của mình.
Xử lý dữ liệu phục vụ ra quyết định: Theo kết quả điều tra, thông tin KTQT cung cấp chưa có vai
trò cho các quyết định của nhà quản trị, nhà quản trị tại các DN SX&CB chè chủ yếu quyết định dựa
trên những đánh giá mang tính chất kinh nghiệm là chính. Trên thực tế, để có những quyết định trọng
yếu về giá bán, quyết định về lựa chọn phương án kinh doanh,... DN cần phải có thông tin chính xác
và thích hợp để đưa ra những quyết định cụ thể.
- Hoạt động cung cấp thông tin:
Sản phẩm cuối cùng trong tiến trình hoạt động của HTTT KTQT là các thông tin được thể hiện
dưới dạng các báo cáo. Thông tin mà kế toán tại các DN SX&CB chè cung cấp chủ yếu là báo cáo
thực hiện được lấy từ hệ thống báo cáo trong KTTC. DN SX&CB chè chưa có biểu mẫu KTQT thiết
kế riêng cho DN mình. Hệ thống báo cáo KTQT tại các DN SX&CB chè chưa có tính thống nhất và
đồng bộ, chủ yếu khi phát sinh đến đâu thì thiết kế đến đó dẫn đến tính chuyên nghiệp và khả năng
cung cấp thông tin quản trị chưa hiệu quả.
- Hoạt động lưu trữ thông tin:
c. Tổ chức nguồn nhân lực và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ thống
- Tổ chức nguồn nhân lực:
- Tổ chức phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hệ thống:
2.3.3. Nguyên nhân

Mặc dù có truyền thống lâu đời về trồng và chế biến chè nhưng trên thực tế các DN SX&CB chè
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều DN xuất phát tiền thân từ các hộ kinh doanh cá thể để hình
thành DN. Phương thức quản lý chủ yếu dựa theo phương pháp “gia đình trị”. Những quyết định trong
chính sách hoạt động của DN vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm có sẵn. Bộ phận kế toán chủ yếu được
thuê để thực hiện công tác KTTC là theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng tháng, kê
khai và nộp thuế định kỳ, lập các báo cáo khi cơ quan chức năng có yêu cầu. Vai trò và sức mạnh
thông tin hữu ích trong công cụ quản lý KTQT chưa được nhìn nhận và đánh giá cao ở đây.
Quy mô các DN SX&CB chè đều là quy mô nhỏ và vừa, điều này cho thấy quy mô vốn của các
DN SX&CB chè là thấp nên việc đầu tư một hệ thống quản lý (trong đó có: Hệ thống máy móc trang
thiết bị, phần mềm quản lý, nguồn nhân lực,...) có quy mô sẽ khiến cho các DN tiêu tốn một lượng chi
phí cao trong khi đó nguồn thu từ việc tiêu thụ sản phẩm chè chưa thật sự cao để bù đắp những chi phí
quản lý đó.
Trên thực tế hiện nay, đối với các sản phẩm chè, kinh doanh theo quy mô nhỏ,lẻ của các hộ gia
đình mang lại hiệu quả hơn so với việc DN sản xuất để qua các khâu tiêu thụ đến người tiêu dùng.
Điều này đặt ra bài toán đối với các DN SX&CB chè là làm sao có thể đứng vững được và thoát khỏi
hình thức sản xuất mang tính chất manh mún và nhỏ lẻ hiện nay.
Mặc dù KTQT đã được tiếp cận ở nước ta hơn 20 năm. Hàng năm, thậm chí hàng tháng các văn
bản về kế toán đã và đang được ban hành và sửa đổi, thay thế nhưng chủ yếu tập trung ở các quy định,
thông tư hướng dẫn cho KTTC. Thông tư số 53/2006-TT/BTC hướng dẫn về KTQT ra đời năm 2006
cho đến nay đã có khá nhiều bất cập cả về mặt pháp lý và tính ứng dụng. Hiện nay nhiều DN muốn
xây dựng riêng HTTT KTQT cho riêng mình mà vẫn còn nhiều khó khăn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2. Kết quả nghiên cứu thực trạng HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, nhóm tác giả đã nghiên cứu, đánh giá được những đặc điểm sau:
+ Tổng kết và phân tích đặc điểm DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, làm rõ đặc điểm
thông tin, nhu cầu thông tin thông tin, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến
việc tổ chức HTTT KTQT trong DN SX&CB chè.
+ Đánh giá thực trạng HTTT KTQT tại các DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3 đề tài.



×