Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý nguồn nước thải tại nhà máy Giấy thuoccj công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌ NH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ HOÀI TRANG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY GIẤY
THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC TRUNG BỘ
CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌ NH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY GIẤY
THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN BẮC TRUNG BỘ
CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

Họ tên sinh viên: Trần Thị Hoài Trang
Mã số sinh viên: DQB05140104
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Lý Tưởng

QUẢNG BÌNH, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi và dưới sự hướng dẫn
của Giảng viên TS.Trần Lý Tưởng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này
là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng cho một đề tài
nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn cũng như số liệu dùng trong Khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc
ở phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung Khóa luận của mình. Trường ĐH Quảng Bình không liên quan đến những vi
phạm tạc quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện Khóa luận (nếu có).
Quảng Bình, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Trần Thị Hoài Trang


Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)

TS. Trần Lý Tưởng


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................2
5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
6.1. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu ......................................................................2
6.2. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia .........................................................................2
6.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..........................................................................2
6.4. Phương pháp khảo sát thực địa, lấy ý kiến từ cộng đồng ........................................2
6.5. Phương pháp lấy mẫu, phân tích nước thải trước và sau xử lý ................................3
6.6. Phương pháp thống kê, đánh giá và so sánh với QCVN 12 – MT:2015/BTNMT ..3
PHẦN II. NỘI DUNG...................................................................................................4
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4
1. Tổng quan về đặc trưng của nước thải công nghiệp giấy và bột giấy ........................4
1.1. Một số khái niệm về nước thải .................................................................................4
1.2. Đặc tính nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.....................................................4

1.3. Các thông số đặc trưng của nước thải nhà máy giấy ...............................................5
1.3.1. Độ pH ....................................................................................................................5
1.3.2. Chất rắn lơ lửng.....................................................................................................5
1.3.3. Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand) ....................................6
1.3.4. Nhu cầu oxy sinh hóa BOD (Biochemical Oxygen Demand) ..............................6
1.3.5. Hàm lượng oxy hòa tan DO (Dissolved Oxygen) .................................................7
1.3.6. Hàm lượng photpho ..............................................................................................8
1.4. Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.............................8
2. Tổng quan về ngành giấy trên thế giới và Việt Nam ..................................................9
2.1. Giới thiệu về giấy Kraft ...........................................................................................9
2.2. Tình hình ngành giấy trên thế giới .........................................................................10
2.3. Tình hình ngành giấy ở Việt Nam..........................................................................11
3. Tổng quan về Nhà mày giấy thuộc Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ ........................13
3.1. Sơ lược đặc điểm, vị trí của Nhà máy ....................................................................13
3.2. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................14
3.3. Chức năng, nhiệm vụ .............................................................................................14


3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty và Nhà máy............................................15
3.5. Khảo sát hiện trạng và quy trình sản xuất..............................................................16
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................23
1. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................23
1.1. Khảo sát hiện trạng và quy trình sản xuất ..............................................................16
1.2. Nguyên nhân phát sinh ô nhiễm nước thải.............................................................23
1.3. Hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Nhà máy giấy .........................23
1.3.1. Đối với nước thải sản xuất ..................................................................................23
1.3.2. Đối với nước thải sinh hoạt .................................................................................24
1.3.3. Đối với nước mưa chảy tràn ................................................................................24
1.4. Hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy giấy ...........................................................24
1.4.1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt ...................................................24

1.4.2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất .................................................... 26
1.5. Kết quả khảo sát cộng đồng ...................................................................................31
1.6. Kết quả phân tích mẫu nước thải ...........................................................................32
1.7. Đánh giá chung về hiện trạng chất lượng nước thải ..............................................36
2. Đề xuất một số giải pháp ...........................................................................................36
2.1. Giải pháp quản lý ...................................................................................................36
2.2. Giải pháp công nghệ...............................................................................................37
2.3. Giải pháp sạch hơn .................................................................................................37
PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................................38
1. Kết luận .....................................................................................................................38
2. Kiến nghị ...................................................................................................................38
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................39
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................40
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................50


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

Kí hiệu
TCVN
QCVN
BTNMT
AOX


Ý nghĩa

5

BOD

Nhu cầu Oxy sinh hóa

6

COD

Nhu cầu Oxy hóa học

7

DO

Oxy hòa tan

8

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

9

BOPP


Màng nhựa làm từ hạt nhựa PolyPropylene (PP)

10

TCHQ

Tổng cục hải quan

Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn Việt Nam
Bộ tài nguyên môi trường
Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Giới hạn các chỉ tiêu cho nước thải ngành giấy [3] ..........................................3
Bảng 2. Thành phân nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột giấy với
nguyên liệu là gỗ và giấy thải [2] ...................................................................................5
Bảng 3. Tình hình tái sử dụng và thu gom giấy phế liệu của một số nước điển hình
trên thế giới [5] ..............................................................................................................11
Bảng 4. Thị trường xuát khẩu giấy và sản phẩm từ giấy 2 tháng 2018 [6] ..................12
Bảng 5. So sánh lợi ích sản xuất giấy từ hai nguồn nguyên liệu khác nhau về một số
tiêu chí [2] .....................................................................................................................19
Bảng 6. Danh mục các trang thiết bị chính phục vụ sản xuất của Nhà máy .................21
Bảng 7. Một số hạng mục chính sử dụng trong hệ thống dây chuyền xử lý nước thải
sản xuất của Nhà máy giấy ...........................................................................................28
Bảng 8. Kết quả thử nghiệm chất lượng nước thải trước xử lý của Nhà máy giấy thuộc
Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị ..................................................32
Bảng 9. Kết quả thử nghiệm chất lượng nước thải sau xử lý của Nhà máy giấy thuộc
Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị ..................................................33



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Một số sản phẩm làm từ giấy Kraft ..................................................................10
Hình 2. Sản phẩm giấy Kraft ........................................................................................14
Hình 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng
Trị ..................................................................................................................................15
Hình 4. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy .........................................................................16
Hình 5. Nguyên liệu giấy phế liệu (giấy tái chế) ..........................................................18
Hình 6. Sơ đồ xử lý nước thải vệ sinh bằng bể tự hoại 3 ngăn .....................................24
Hình 7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Nhà máy giấy ..............................................26


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Diễn biến giá trị của chỉ tiêu pH trong nước thải tại Nhà máy giấy từ đợt 1
ngày 02/03/2018 đến đợt 5 ngày 13/04/2018 ................................................................ 33
Biểu đồ 2. Diễn biến giá trị của chỉ tiêu TSS trong nước thải tại Nhà máy giấy từ đợt 1
ngày 02/03/2018 đến đợt 5 ngày 13/04/2018 ................................................................ 34
Biểu đồ 3. Diễn biến giá trị của chỉ tiêu BOD5 trong nước thải tại Nhà máy giấy từ đợt
1 ngày 02/03/2018 đến đợt 5 ngày 13/04/2018 ............................................................. 34
Biểu đồ 4. Diễn biến giá trị của chỉ tiêu COD trong nước thải tại Nhà máy giấy từ đợt
1 ngày 02/03/2018 đến đợt 5 ngày 13/04/2018 ............................................................. 35
Biểu đồ 5. Diễn biến giá trị của chỉ tiêu Photpho tổng trong nước thải tại Nhà máy
giấy từ đợt 1 ngày 02/03/2018 đến đợt 5 ngày 13/04/2018 .......................................... 35
Biểu đồ 6. Diễn biến giá trị của chỉ tiêu DO trong nước thải tại Nhà máy giấy từ đợt 1
ngày 02/03/2018 đến đợt 5 ngày 13/04/2018 ................................................................ 36


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản

lý nguồn nước thải tại Nhà máy giấy thuộc Công ty cổ phần Bắc
Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị.
Đề tài tìm hiểu các nội dung chính:
- Hiện trạng quản lý nguồn nước thải tại Nhà máy giấy: Nhà máy giấy thuộc
Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị
+ Tìm hiểu nguyên liệu và quy trình sản xuất giấy, bao bì giấy tại Nhà máy giấy
thuộc Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị.
+ Xác định nguồn phát sinh ô nhiễm của nước thải thông qua nguyên liệu và
công nghệ sản xuất.
+ Khảo sát hiệu quả hệ thống xử lý nước thải.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng và quản lý nước thải.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nước thải thích hợp.
Đề tài đã đạt được các kết quả như sau:
- Hiện trạng quản lý nguồn nước thải tại Nhà máy giấy: Nhà máy giấy thuộc
Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị đã đầu tư xây dựng hệ thống xử
lý nước thải hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng nước thải ra nhánh sông Sa Lung đạt
chuẩn và hầu hết đều được tự động hóa. Đối với nước thải sản xuất thì được thu gom
đưa vào hệ thống xử lý nước thải qua các bể xử lý theo công nghệ hóa lý trước khi thải
ra môi trường nhánh sông Sa Lung. Đối với nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân
viên của Nhà máy thì được thu gom và dẫn đến bể tự hoại tập trung xử lý trước khi
theo đường ống dẫn tự thấm vào đất. Đối với nước mưa chảy tràn thì Nhà máy đã đầu
tư xây dựng hệ thống mương rãnh thu gom nước mưa chảy tràn riêng quanh hành lang
các khu nhà xưởng, nhà ăn, nhà hành chính. Nước mưa sau khi được thu gom theo hệ
thống mương rãnh trong phạm vi nhà máy sẽ chảy qua các hố ga lắng sơ bộ để tách
đất cát và các chất rắn lơ lửng rồi đổ vào hệ thống thoát nước chung ra môi trường.
- Một số giải pháp quản lý nguồn nước thải tại Nhà máy giấy: Giải pháp quản lý,
giải pháp công nghệ, giải pháp sạch hơn.


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay cùng với công cuộc đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,
các ngành công nghiệp Việt Nam cũng được mở rộng và đang phát triển mạnh mẽ,
đồng thời đóng vai trò rất quan trọng, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất giấy.
Bên cạnh những thuận lợi còn rất nhiều những khó khăn, thách thức mà ngành giấy
Việt Nam cần phải đối mặt như công nghệ lạc hậu, sản lượng thấp, lực lượng lao
động trình độ thấp, thiếu nguồn nguyên liệu, vốn, cạnh tranh tăng và đặc việt là vấn
đề ô nhiễm môi trường.
Song song với nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, sự tiến bộ trong đời sống
sinh hoạt hằng ngày, nhu cầu sử dụng giấy ngày càng đa dạng, tiêu thụ giấy tăng
cao, vừa thúc đẩy ngành giấy phát triển nhưng cũng kéo theo sự phát sinh một
lượng chất thải lớn ra môi trường. Sản xuất công nghiệp gia tăng với tốc độ lớn đã
và đang làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa môi trường và sự phát triển.
Do đặc tính của ngành là sử dụng một lượng lớn nguyên liệu thô, năng lượng,
nước và các hóa chất trong quá trình sản xuất tạo ra lượng lớn chất thải (nước thải,
khí thải và chất thải rắn) nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Đặc biệt với nước thải có hàm lượng ô nhiễm cao và khó xử lý.
Hiện nay, môi trường trong các cơ sở sản xuất giấy ngày càng bị ô nhiễm
nghiêm trọng, đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết hơn bao giờ hết. Tại các nước
tiên tiến trên thế giới, Chính phủ đã khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu thứ
cấp và coi đó là nguồn nguyên liệu rất có giá trị, nhằm bảo vệ rừng và môi trường
sinh thái. Trong những năm gần đây, các nhà máy, doanh ngiệp trong và ngoài nước
đã và đang sản xuất giấy từ giấy tái chế (giấy loại), trong đó có Nhà máy giấy thuộc
Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị.
Nhà máy giấy thuộc Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị với
năng lực sản xuất giấy ổn định, cùng với một thị trường rộng và đồng thời giải
quyết được vấn đề thất nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, vấn đề bất cập ở đây, đó
là công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn thấp nên nếu ở trên thế giới cần từ 7 15m3 nước sẽ tạo ra được 1 tấn giấy nhưng ở Việt Nam tùy theo từng công nghệ
phải cần từ 100 – 350m3 nước mới được 1 tấn giấy nên sẽ làm tiêu hao một lượng

đáng kể tài nguyên nước ngọt [1]. Đồng thời, quá trình sản xuất giấy cũng thải ra
một lượng lớn chất thải độc hại vào nguồn nước, đặc biệt ở các nhà máy không có
hệ thống thu hồi hóa chất, quy mô nhỏ và công nghệ đơn giản. Bên cạnh đó, gần
đây theo thông tin của báo giới thì hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy giấy đang
xuống cấp và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường vùng lân cận.
Với lý do trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề
xuất một số giải pháp quản lý nguồn nước thải tại Nhà máy giấy thuộc Công ty
cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị”.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước thải của Nhà máy giấy thuộc
Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nguồn nước thải thích hợp.
➢ Hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm môi trường tại Nhà máy giấy thuộc Công ty
cổ phần Bắc Trung Bộ và tại vùng ảnh hưởng lân cận.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu nguyên liệu và quy trình sản xuất giấy, bao bì giấy tại Nhà máy
giấy thuộc Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị.
- Xác định nguồn phát sinh ô nhiễm của nước thải thông qua nguyên liệu và
công nghệ sản xuất.
- Khảo sát hiệu quả hệ thống xử lý nước thải.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng và quản lý nước thải.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nước thải thích hợp.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nước thải của Nhà máy giấy thuộc Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi
nhánh Quảng Trị.
5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: 1/2018 – 5/2018
- Phạm vi: Nhà máy giấy thuộc Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh
Quảng Trị - Km 4, Tỉnh lộ 571 Cụm Công nghiệp Làng nghề Tây Bắc Hồ Xá, xã
Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu
Thu thập số liệu dữ liệu từ các phòng ban của Nhà máy giấy thuộc Công ty cổ
phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị như phòng quản lý kỹ thuật, phòng an
toàn môi trường, nhân sự,…và các đề tài luận văn trước đã nghiên cứu về vấn đề ô
nhiễm môi trường trong ngành giấy.
6.2. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Hỏi ý kiến, trao đổi các vấn đề chuyên môn với GVHD, cán bộ hướng dẫn, các
công nhân viên trong nhà máy để phục vụ cho quá trình thực hiện khóa luận.
6.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập thông tin tài liệu cần thiết thông qua sách, báo, giáo trình,
internet,…và tham khảo các khóa luận khác cùng đề tài liên quan.
6.4. Phương pháp khảo sát thực địa, lấy ý kiến từ cộng đồng
- Khảo sát thực địa dây chuyền sản xuất, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử
lý nước thải, quá trình xử lý nguyên liệu, quan sát và tìm hiểu về chất lượng môi
trường…tại Nhà máy giấy thuộc Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng
Trị.

2


- Trao đổi trực tiếp với cán bộ, công nhân sản xuất, công nhận vận hành hệ
thống xử lý nước thải trong Nhà máy.
- Tiến hành phát 30 phiếu trong đó 15 phiếu cho công nhân và 15 phiếu cho
người dân địa phương để đánh giá chất lượng nước thải, môi trường xung quanh.
6.5. Phương pháp lấy mẫu, phân tích nước thải trước và sau xử lý

❖ Phương pháp lấy mẫu
- Vị trí lấy mẫu:
+ Trước xử lý tại hố thu
+ Sau xử lý tại bể thu gom sau xử lý
- Thời gian, số lượng, tần suất lấy mẫu:
+ Thời gian: 02/03 – 13/04/2018
+ Số lượng: 10 mẫu
+ Tần suất: 2 mẫu/1 tuần ( gồm trước và sau xử lý )
- Phương pháp lấy mẫu:
+ Lấy mẫu dựa theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng
nước - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
+ Bảo quản mẫu dựa theo TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất
lượng nước - Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
❖ Giới hạn các chỉ tiêu nước thải ngành giấy:
Bảng 1. Giới hạn các chỉ tiêu cho nước thải ngành giấy [3]
Giới hạn cho nước thải ngành giấy
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
(Cột B3)
1
pH
5,5 - 9
2
TSS
mg/l
100
3
BOD5 ở 20oC
mg/l

100
4
COD
mg/l
250
5
Photpho tổng
mg/l
6
6
DO
mg/l
>4
6.6. Phương pháp thống kê, đánh giá và so sánh với QCVN 12 –
MT:2015/BTNMT
Xem xét các thông số cần phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu đo
được với quy chuẩn nhất định để xác định được các thông số cần xem xét có nằm
trong giới hạn cho phép hay không, từ đó đánh giá chất lượng nước thải.
So sánh các chỉ tiêu phân tích được với QCVN 12-MT:2015/BTNMT là chủ
yếu, kết hợp một số quy chuẩn khác như QCVN 40:2011/BTNMT,…để thống kê sự
phù hợp của các thông số và từ đó đánh giá chất lượng nước thải, mức độ xử lý nước thải.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về đặc trưng của nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
1.1. Một số khái niệm về nước thải
- Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong

một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa.
Nước thải có thể có nguồn gốc từ hoạt động của các hộ gia đình, công nghiệp,
thương mại, nông nghiệp, nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào cống
ngầm hoặc nước thấm qua.
- Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ
sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp), từ nhà
máy xử lý nước thải tập trung có đầu nối nước thải của cơ sở công nghiệp.
- Nước thải công nghiệp giấy và bột giấy là nước thải công nghiệp phát sinh từ
nhà máy, cơ sở sử dụng các quy trình công nghệ sản xuất ra các sản phẩm giấy và
bột giấy.[3]
1.2. Đặc tính nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
a, Nước thải sản xuất bột giấy
Thành phần nước thải bột giấy phụ thuộc vào nguyên liệu và công nghệ sản
xuất. Ước tính để sản xuất một tấn sản phẩm có thể phát sinh từ vài chục đến vài
trăm mét khối nước thải. Bột giấy có thể là bột không tẩy hoặc tẩy trắng. Để tẩy
trắng bột giấy, tùy vào công nghệ các chất oxy hóa khác nhau như hydroperoxit,
clo, clodioxit,...sẽ được sử dụng, do đó nước thải từ công đoạn tẩy trắng thường
chứa nhiều hóa chất ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhất là khi chất tẩy là clo.[2]
b, Nước thải sản xuất giấy
Giấy, bìa có thể được sản xuất từ bột giấy mới hoặc tái sinh, hoặc hỗn hợp, tẩy
trắng hoặc chưa tẩy trắng. Do sử dụng nhiều phụ gia vô cơ, nước thải của nhà máy
giấy thường đục hơn nhiều so với nước thải nấu bột. Trong phần lớn các nhà máy
giấy, nước thải thường được xử lý sơ bộ bằng các thiết bị tách cặn, thu hồi bột và
nước, vì vậy chất lượng nước thải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tuần hoàn tái sử
dụng nước, nước thải sẽ có độ đậm đặc cao hơn nếu tái sử dụng nhiều hơn.
Trong công nghệ sản xuất giấy và bột giấy thì phần nước thải từ nhà máy giấy
thuần túy (không sản xuất bột) là khá sạch, chủ yếu là nước thải từ khâu xeo giấy,
tạp chất cơ bản là cặn lơ lửng (thường là xơ sợi giấy, bột màu, phụ gia...), thành
phần chất hữu cơ thường không quá cao, BOD5 của nước xeo thường dao động từ
150 – 350 mgO2/l. Đối với các nhà máy có sản xuất bột giấy thì loại nước thải đậm

đặc và khó xử lý nhất nước thải dịch đen, lượng kiềm dư có thể lên tới 20g/l, COD
dao động ở mức hàng chục ngàn tới 100.000 mg/l. Đối với các nhà máy sản xuất

4


giấy từ giấy thải thì thành phần ô nhiễm chủ yếu là SS, COD, BOD 5 với nồng độ
cao.[2]
Bảng 2. Thành phần nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột
giấy với nguyên liệu là gỗ và giấy thải [2]
Nguyên liệu từ
Nguyên liệu là giấy thải
gỗ mềm
Chỉ tiêu
Sản phẩm
Đơn vị
Sản phẩm giấy Sản phẩm giấy
giấy
vệ sinh
bao bì
carton
pH
6,9
6,8 ÷ 7,2
6,0 ÷7,4
Màu
Pt - Co
1500
1000 ÷ 4000
1058 ÷ 9550

0
Nhiệt độ
C
28 - 30
28 - 30
SS
mg/l
4244
454 ÷ 6082
431 ÷ 1307
COD
mgO2/l
4000
868 ÷ 2128
741 ÷ 4130
BOD
mgO2/l
1800
475 ÷1075
520 ÷ 3085
Ntổng
mg/l
43,4
0,0 ÷ 3,6
0,7 ÷ 4,2
Ptổng
mg/l
2,0
SO4 2mg/l
116

1.3. Các thông số đặc trưng của nước thải nhà máy giấy
1.3.1. Độ pH
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được
biểu thị tính axit và tính kiềm của nước. Đồng thời, pH là thông số ảnh hưởng rất
lớn đến các quá trình sinh học xảy ra trong nước (quá trình trao đổi chất, quá trình
sinh sản và phát triển của vi sinh vật, động thực vật trong nước). pH cũng ảnh
hưởng đến các quá trình vật lý và các phản ứng hóa học xảy ra trong môi trường
nước. Đối với đa số vi sinh vật, thường sinh sản và phát triển ở pH 6.0 – 8.5[7]. Khi
pH nằm ngoài khoảng trên sẽ làm giảm hoạt lực của bùn hoạt tính, do đó giảm hiệu
suất của quá trình xử lý và ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước thải.
Việc đo pH là rất cần thiết để điều khiển quá trình lý học, hóa học, sinh học
tiếp theo.
1.3.2. Chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng là phần chất rắn không bị hòa tan làm cho nước đục, thay đổi
màu sắc và các tính chất.
Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất
lượng nước trên nhiều phương diện. Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay
hạn chế sinh trưởng của các thủy sinh và có thể tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong
quá trình xử lý.

5


Các chất rắn lơ lửng có thể dẫn đến tăng khả năng lắng bùn và điều kiện kỵ
khí khi nước thải không qua xử lý vào môi trường nước.
1.3.3. Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand)
Chỉ số này được dùng rộng rãi để biểu thị hàm lượng chất hữu cơ trong nước
thải và mức độ ô nhiễm nước tự nhiên. COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết
cho quá trình oxy hóa học các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO 2 và H2O.
Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa được xác

định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi trường axit.
Phương pháp phổ biến nhất để xác định COD là phương pháp bicromat và cơ chế
của nó theo phương trình phản ứng sau:
Ag2SO4
Các chất hữu cơ + Cr2O72- + H+

CO2 + H2O + 2Cr3+
To sôi

Chỉ số COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể oxy hóa bằng vi sinh
vật, do đó nó có giá trị cao hơn BOD. Phép phân tích COD có ưu điểm là cho kết
quả nhanh (khoảng 3 giờ), khắc phục được nhược điểm của phép đo BOD. Đối với
nhiều loại chất thải, giữa chỉ số COD và BOD có mối tương quan nhất định với
nhau. Khi thiết lập được mối quan hệ này có thể sử dụng phép đo COD để vận hành
và kiểm soát hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải. Hiện nay đã có máy phân
tích COD nhanh (COD Reactor).[7]
Ngoài các chỉ số COD và BOD người ta còn dùng một vài chỉ số khác để đo
hàm lượng các chất hữu cơ trong nước như tổng hợp cacbon hữu cơ TOC (Total
Organic Cacbon) và nhu cầu oxy theo lý thuyết ThOD (Theoretical Oxygen
Demand). TOC chỉ được dùng khi hàm lượng các chất hữu cơ trong nước rất nhỏ,
còn ThOD chính là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn phần hữu cơ trong
chất thải thành CO2 và H2O và chỉ có thể tính được khi biết công thức hóa học của
các chất hữu cơ. Vì thành phần của nước thải rất phức tạp nên không thể tính được
nhu cầu oxy theo lý thuyết. Trong thực tế, chỉ số này chỉ có thể tính gần đúng trên
cơ sở chỉ số COD.
1.3.4. Nhu cầu oxy sinh hóa BOD (Biochemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy sinh hóa là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm
của chất thải trong nước thải của công nghiệp.
BOD được định nghĩa là lượng oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy
hóa các chất hữu cơ. Phương trình tổng quát của phản ứng này như sau:

Vi khuẩn
Chất hữu cơ + O2

CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm cố định

6


Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các sinh vật
sử dụng oxy hòa tan. Vì vậy, xác định tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho quá
trình phân hủy sinh học là công việc quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của một
dòng thải đối với nguồn nước.
BOD biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi
sinh vật.
Chỉ tiêu BOD là thông số quan trọng được sử dụng rộng rãi:
Xác định gần đúng lượng oxy cần thiết để ổn định sinh học các chất hữu cơ có
trong nước thải.
- Xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước và
nước thải.
- Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thủy vực
thiên nhiên.
- Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục
vụ công tác quản lý môi trường.
Trong thực tế người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy
hoàn toàn chất hữu cơ (vì tốn nhiều thời gian) mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết
trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 20oC, kí hiệu BOD5. Chỉ tiêu này được chuẩn hóa và
sử dụng ở hầu khắp các nước trên thế giới.
Hiện nay người ta sản xuất được máy đo BOD để phân tích nhanh. Do quá
trình oxy hóa sinh học xảy ra rất chậm và kéo dài, trong khoảng thời gian 20 ngày,
khoảng 95 – 99% các chất hữu cơ cacbon bị oxy hóa và trong 5 ngày đầu tiên xác

định BOD có khoảng 60 – 70% các chất hữu cơ này bị oxy hóa. Nhiệt độ 20oC là
nhiệt độ trung bình trong năm ở các nước có khí hậu ôn hòa và nó cũng dễ được tái
diễn lại trong tủ ủ. Nếu tiến hành ủ mẫu ở các nhiệt độ khác nhau sẽ cho kết quả
BOD5 khác nhau vì tốc độ phản ứng sinh học phụ thuộc vào nhiệt độ. Do vậy, một
số nước ở khu vực nhiệt đới, đã dùng thông số BOD4 (là mẫu phân tích được ủ ở
30oC trong 3 ngày) [7].
1.3.5. Hàm lượng oxy hòa tan DO (Dissolved Oxygen)
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước là hàm lượng oxy hòa tan,
vì oxy không thể thiếu đối với các vi sinh vật sống trên cạn cũng như dưới nước.
Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản
và tái sản xuất. Nồng độ oxy hòa tan tối thiểu đối với các loài cá hoạt động mạnh
như cá hồi là 5 – 8 mg/l, còn đối với các loài cá có nhu cầu oxy thấp như cá chép là
3 mg/l [7].
Oxy là chất khí khó hòa tan trong nước, không tác dụng với nước về mặt hóa
học. Độ tan của nó phụ thuộc các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và các đặc tính của
nước. Nồng độ bão hòa của oxy trong nước nằm trong khoảng 8 – 15 mg/l ở nhiệt
độ thường [7]. Khi thải các chất thải sử dụng oxy vào các nguồn nước, quá trình
7


oxy hóa chúng sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong các nguồn nước này, thậm
chí đe dọa sự sống của các loài cá cũng như sinh vật sống trong nước.
Để xác định nồng độ oxy hòa tan trong nước nguồn hay nước thải, người ta
thường dùng phương pháp iot (còn gọi là phương pháp Winkler). Phương pháp
phân tích dựa vào quá trình oxy hóa Mn2+ thành Mn4+ trong môi trường kiềm và
Mn4+ lại có khả năng oxy hóa I- thành I2 tự do trong môi trường axit. Như vậy,
lượng I2 được giải phóng tương đương với lượng oxy hòa tan có trong nước, lượng
iot này được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với dung dịch Natri thiosunfat
(Na2S2O3).
Hiện nay, người ta sản xuất được các máy đo DO có độ chính xác cao phục vụ

nghiên cứu và quan trắc môi trường. Việc xác định thông số về hàm lượng oxy hòa
tan có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì điều kiện khí của nước tự nhiên và quá
trình phân hủy hiếu khí trong quá trình xử lý nước thải. Mặt khác, hàm lượng oxy
hòa tan còn là cơ sở của phép phân tích xác định nhu cầu oxy sinh hóa. Đó là thông
số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải.
1.3.6. Hàm lượng photpho
Ngày nay người ta quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát hàm lượng các hợp
chất photpho trong nước mặt, trong nước thải công nghiệp vào nguồn nước. Vì
nguyên tố này là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự phát triển “bùng
nổ” của tảo ở một số nguồn nước mặt. Photpho trong nước và nước thải tồn tại các
dạng orthophotpho (H2PO4-, HPO42-, PO43-) có thể xác định bằng phương pháp so
màu với thuốc thử là NH3MoO4 và SnCl2 còn polyphotphat Na(PO3)6 và photphat
hữu cơ cần chuyển hóa thành orthophotphat qua phản ứng với axit sau đó xác định
bằng phương pháp so màu nói trên.[7]
Photpho là nguyên tố rất quan trọng, có mặt trong thành phần của ATP, ADP,
AMP, photpholipit...
Chỉ tiêu photpho có ý nghĩa quan trọng cấp nước để kiểm soát sự hình thành
cặn rỉ, ăn mòn và xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
Thông số photpho giúp ta đánh giá mức độ dinh dưỡng có trong nước. Thiếu
photpho sẽ dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi, làm bùn hoạt tính trương
lên, khó lắng và bị cuốn ra khỏi hệ thống xử lý, do đó làm giảm nồng độ của bùn
hoạt tính trong bể xử lý.
1.4. Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
- Phương pháp lắng: Dùng để tách các chất rắn dạng bột hay xơ sợi, trước hết
đối với dòng thải từ công đoạn nghiền bột và xeo giấy. Với mục đích thu hồi lại xơ
sợi, bột giấy thì thường dùng thiết bị lắng hình phễu. Trong quá trình lắng cần phải
tính toán thời gian lưu thích hợp vì với thời gian lưu dài dễ có hiện tượng phân hủy
yếm khí, khi bùn lắng không được lấy ra thường xuyên. Để nước thải loại này lắng
tốt và tạo điều kiện các hạt liên kết với nhau tạo thành bông cặn dễ lắng, người ta
8



thường tính toán với tải trọng bề mặt từ 1 – 2 m3/m2.h (lưu lượng dòng thải tính cho
1 đơn vị bề mặt lắng của bể trong 1 đơn vị thời gian). Để giảm thời gian lưu trong
bể lắng, nâng cao hiệu suất lắng người ta có thể thổi khí nén (áp suất 4 – 6 bar) vào
trong bể lắng. [2]
- Phương pháp đông keo tụ hóa học: Dùng để xử lý các hạt rắn ở dạng lơ lửng,
một phần chất hữu cơ hòa tan, hợp chất photpho, một số chất độc và khử màu.
Phương pháp đông keo tụ có thể xử lý trước hoặc sau xử lý sinh học. Các chất keo
tụ thông thường là phèn sắt, phèn nhôm và vôi. Các chất polymer dùng để trợ keo
tụ và tăng tốc độ quá trình lắng. Đối với mỗi loại phèn cần điều chỉnh pH của nước
thải ở giá trị thích hợp, chẳng hạn như phèn nhôm pH từ 5 – 7, phèn sắt pH từ 5 –
11 và dùng vôi thì pH > 11. [2]
- Phương pháp sinh học: Dùng để xử lý các chất hữu cơ ở dạng tan. Nước thải
của công nghiệp giấy (nguyên liệu đầu vào là giấy tái chế) có tải lượng ô nhiễm
chất hữu cơ cao (thể hiện qua các chỉ số TSS, BOD5, COD thường rất cao). Trong
nước thải thường có hàm lượng các hợp chất Hydratcacbon cao, chúng là những
chất dễ phân hủy sinh học nhưng lại thường thiếu Nito và Photpho là những chất
dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển. Do đó, trong quá trình xử lý nước
thải bằng biện pháp sinh học cần bổ sung các chất dinh dưỡng, đảm bảo tỷ lệ cho
quá trình hiếu khí là BOD5 : N : P = 10 : 5 : 1, đối với quá trình yếm khí là BOD5 :
N : P = 10 : 3 : 0.5.[2]
2. Tổng quan về ngành giấy trên thế giới và Việt Nam
2.1. Giới thiệu về giấy Kraft
Giấy Kraft hay còn gọi là giấy tái chế là một loại giấy màu nâu bền, thường
được làm từ bột giấy hóa học của gỗ mềm, được xử lý qua quá trình kraft.
Giấy Kraft thường có màu truyền thống là giấy Kraft vàng và giấy Kraft trắng.
Riêng giấy Kraft trắng thì được tẩy trắng bằng công nghệ hóa học. Các màu tự
nhiên của giấy Kraft là nâu vàng, vàng xám, nâu đen. Ngoài ra, có thể tẩy màu để
tạo ra giấy Kraft có màu kem, vàng xám hay trắng ngà.

Giấy Kraft có màu nâu nhạt được làm từ sợi Xenlulo được xử lý với muối
Na2SO4 và không cần qua bước tẩy trắng bằng phương pháp Sunphit. Giấy Kraft tự
nhiên thường có màu nâu nhạt nhưng thường được tẩy trắng để sản xuất giấy trắng.
Giấy Kraft có tính chất đanh, dẻo dai và tương đối thô. Độ bền kéo, xé lớn, bắt
mực tốt. Loại giấy này thường được dùng để sản xuất các loại bao bì như túi xách,
phong bì, giấy gói, lớp lót. Có trọng lượng 70 – 80g/m2. Định lượng giấy trung bình
thường 50 – 175g/m2.[6]
Giấy Kraft là một khái niệm không lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Tuy
nhiên, nhiều người không gọi giấy Kraft mà thường gọi là giấy xi măng, bởi vì loại
giấy này thường được sử dụng để đựng xi măng. Đó cũng chính là một trong những
công dụng của giấy Kraft mà chúng ta vẫn thường thấy.
9


Thêm vào đó, giấy rất bền về mặt cơ học, tính dai và chống thấm tốt. Hiện
nay, giấy Kraft đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như túi đựng thực phẩm,
thùng carton,...Các loại giấy Kraft có định lượng cao, độ dày lớn thường được sử
dụng làm hộp đựng sản phẩm, namecard, thẻ tag áo quần, brochure...Một số loại
được dùng làm bao thư, bìa hồ sơ,...
Ngoài ra, giấy Kraft còn được tái chế lại thành các loại giấy tập học sinh, giấy
cho thùng carton. Vì thế, loại giấy này rất thân thiện với môi trường. Đặc biệt là rất
dễ phân hủy, giá thành lại rẻ hơn so với các loại túi giấy phổ thông trên thị trường.
Giấy Kraft còn được sử dụng nhiều trong sản xuất túi giấy và thay thế dần cho túi
giấy sử dụng giấy couche có cán màng BOPP.

Hình 1. Một số sản phẩm làm từ giấy Kraft
2.2. Tình hình ngành giấy trên thế giới
Do xu hướng phát triển chung của nền kinh tế trên thế giới, dẫn tới mức tiêu
thụ giấy cũng tăng, công nghiệp giấy ngày càng phát triển. Hiện nay, mức tiêu thụ
giấy bình quân đầu người trên thế giới là 54kg/người/năm. Một số nước có nền sản

xuất bột lớn như Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Mỹ, Braxin, công nghiệp giấy từ
buổi đầu sơ khai là kết những cây cỏ lại với nhau thành tấm, thì giờ đây đã được tự
động hóa về mọi mặt, cả về công nghệ lẫn thiết bị, đã có hẳn những công ty lớn
chuyên về hóa chất ngành giấy. Trên thế giới có rất nhiều nhà máy có công suất 1
triệu tấn/năm với những dàn xeo khổ rộng 9m, 12m tốc độ 1700m/phút. [4]
Với thiết bị công nghệ hiện đại, chu trình sản xuất tuần hoàn khép kín. Chính
vì thế đối với các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy trên thế giới hiện nay lượng
nước cung cấp cho sản xuất giấy và bột giấy đã giảm tới mức tối đa 7 – 15 m3
nước/tấn giấy và nhất là lượng hóa chất trong quá trình nấu bột được tuần hoàn
10


khép kín không bị tổn thất ra ngoài nhiều như các công nghệ lạc hậu, hơn nữa trong
công đoạn xeo giấy nước trắng sinh ra được xử lý tuần hoàn lại, cho nên giảm được
lượng nước thải và các hóa chất trong quá trình xeo giấy.
Trên thế giới hiện nay không chỉ sản xuất bột giấy và giấy từ gỗ mà công nghệ
sản xuất bột giấy và giấy từ giấy tái chế đã qua sử dụng cũng rất là phát triển, với
mục đích nhằm thu hồi lại giấy đã qua sử dụng đồng thời làm giảm quá trình khai
thác nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên (như gỗ, nước, điện, than, hóa chất,...)
Bảng 3. Tình hình tái sử dụng và thu gom giấy phế liệu của một số nước
điển hình trên thế giới [5]
Tái sử
Thu gom
Tái sử
Thu gom
Nước
Nước
dụng (%)
(%)
dụng (%)

(%)
Đan Mạch
115
49
Đài Loan
90
58
Tây Ban
Nha
Thụy Sĩ
Đức
Pháp
Áo
Trung Quốc
Liên Bang
Nga
Bỉ

81

43

Hàn Quốc

75

75

68
61

54
41
39

65
71
44
62
26

Hà Lan
Úc
Nhật Bản
Mỹ
Thụy Điển

61
58
53
40
18

65
48
54
45
58

15


30

Phần Lan

5

-

-

43

Canada

-

42

Với đặc thù ngành sản xuất giấy trên thế giới của các nước phát triển là sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, nước sạch và phát thải ít,
nên lượng nước thải thải ra môi trường không bị ô nhiễm nặng nề như các nước
đang phát triển. Và một điều quan trọng là họ đã có những ứng dụng công nghệ hiện
đại và điều kiện để xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả. [5]
2.3. Tình hình ngành giấy ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 2/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy
và sản phẩm từ giấy của Việt Nam giảm 27,5% so với tháng 1 chỉ đạt 48,9 triệu
USD, tính chung 2 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt
116,1 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các
nước Đông Nam Á, chiếm tới 32% tổng kim ngạch, đạt 37,1 triệu USD tăng

38,17% so với cùng kỳ năm trước. Còn xuất khẩu sang các nước EU thì lại suy
giảm kim ngạch 45,86%, tương ứng với 402,6 nghìn USD.

11


Trong số những thị trường nhập khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam
phải kể đến Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc đại lục và Mỹ - đây là những thị
trường đại kim ngạch trên 10 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2018.
Đặc biệt, Trung Quốc đại lục tăng nhập khẩu giấy và sản phẩm giấy từ Việt
Nam, tuy chỉ đạt 12,3 triệu USD nhưng so với cùng kỳ tăng gấp hơn 3,5 lần (tức
tăng 253,28%). Thị trường có mức tăng mạnh đứng thứ hai sau Trung Quốc là Hàn
Quốc, tăng hơn 2,8 lần (tức tăng 180,06%) đạt 2,6 triệu USD. Bên cạnh đó Việt
Nam xuất khẩu sang Philippines cũng tăng khá lớn 142,01%, đạt 5,4 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam sang thị
trường Đức lại giảm mạnh, giảm 57,76% tương ứng với 187,2 nghìn USD.
Nhìn chung, 2 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ
giấy của Việt Nam sang các thị trường đều tăng trưởng chiếm 62,5%.[6]
Bảng 4. Thị trường xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy 2 tháng 2018 [6]
Đvt: USD

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16

Thị trường
Tổng
Nhật Bản
Đài Loan
Trung Quốc
Mỹ
Campuchia
Singapore
Malaysia
Philippines
Thái Lan
Australia
Hàn Quốc
Hong Kong
Lào
UAE
Anh
Đức

2 tháng 2018
116.156.290

14.058.526
13.693.260
12.324.921
10.778.975
8.622.158
5.834.182
5.686.344
5.430.817
5.283.429
4.091.188
2.698.326
1.141.112
654.660
358.749
215.423
187.205

2 tháng 2017
83.742.315
12.418.129
11.709.567
3.488.758
9.336.493
7.547.264
5.938.866
3.933.071
2.244.092
3.220.764
4.993.313
963.491

901.748
656.365
496.030
300.515
443.224

So sánh (%)
38,71
13,21
16,94
253,28
15,45
14,24
-1,76
44,58
142,01
64,04
-18,07
180,06
26,54
-0,26
-27,68
-28,32
-57,76

Ở Việt Nam công nghiệp giấy còn rất nhỏ bé. Năng lực sản xuất bột giấy đạt
khoảng 150 – 170 ngàn tấn/năm, năng suất thiết kế của các cơ sở sản xuất giấy vào
khoảng 250 ngàn tấn/năm, trong đó bột giấy khoảng 120 – 150 ngàn nước đạt
khoảng 200 – 250 ngàn tấn. Lượng bột giấy thiếu hụt được bù đắp bằng việc xử lý
giấy cũ và bột nhập khẩu.


12


Về sản phẩm, ngành đã sản xuất được các loại giấy chủ yếu là giấy in báo,
giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, sinh hoạt, giấy bao bì, giấy vàng mã nội địa và xuất
khẩu. Chất lượng giấy nói chung chỉ đạt mức trung bình hoặc dưới trung bình so với
khu vực và trên thế giới. Những loại giấy khác (giấy bao bì chất lượng cao, giấy kỹ
thuật như các loại giấy lọc, giấy cách điện,...) được nhập khẩu.
Điểm nổi bật của ngành giấy Việt Nam là rất phân tán. Với tổng sản lượng
(khoảng trên 200 ngàn tấn/năm) tương đương 1 xí nghiệp trung bình ở các nước
phát triển, ngành giấy Việt Nam có tới khoảng 100 cơ sở sản xuất. Quy mô vô cùng
đa dạng và phân bố khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ba cơ sở Bãi Bằng, Tân
Mai, Đồng Nai có quy mô sản xuất trên 10 ngàn tấn/năm đến 50 ngàn tấn/năm, các
cơ sở còn lại có quy mô nhỏ, từ vài trăm tấn đến 5000 – 7000 tấn/năm.
Về nguyên liệu, ngành sản xuất giấy Việt Nam sử dụng 2 loại nguyên liệu chủ
yếu là tre và gỗ lá rộng mọc nhanh (bồ đề, mỡ, keo, bạch đàn,...). Một vài cơ sở sử
dụng bã mía nhưng không đáng kể. Để sản xuất khoảng 130 – 150 ngàn tấn bột giấy
một năm như hiện nay, ngành giấy sử dụng khoảng 700 ngàn tấn nguyên liệu quy
chuẩn (độ ẩm 50%). Nếu tính sinh khối rừng nguyên liệu tăng trưởng mỗi năm
khoảng 12 – 15 tấn/ha, thì diện tích bị khai thác cho ngành giấy không phải nhỏ.
Lượng giấy cũ sử dụng để tái sinh trong sản xuất ở nước ta còn thấp, tuy chưa
có thống kê chính xác nhưng được đánh giá khoảng 10 – 15% so với tổng lượng bột
giấy sử dụng. Đó là con số quá khiêm tốn vì ở nhiều nước trên thế giới chỉ số này
đạt trên dưới 50%. Nhiều vùng trong khu vực (Hàn Quốc, Đài Loan) nhập khẩu rất
nhiều giấy cũ để chế biến và tái sử dụng rất có hiệu quả vì vừa không phải khai thác
rừng tự nhiên, lại vừa không phải tổ chức sản xuất bột giấy vừa tốn kém, vừa ô
nhiễm môi trường.
Về công nghệ, ngành giấy Việt Nam còn lạc hậu và ở trình độ rất thấp. Sản
xuất bột giấy là khâu có ảnh hưởng mạnh nhất đến môi trường.

Bên cạnh đó, điều đáng nói ở đây là ở Việt Nam có khá nhiều nhà máy giấy
sản xuất theo phương pháp công nghệ rất “không môi trường”. Đó là công nghệ nấu
bột giấy từ những loại nguyên liệu khác nhau bằng dung dịch xút (NaOH) ở nhiệt
độ cao (130 -170oC), không có thu hồi hóa chất. Toàn bộ dịch đen sau nấu (hỗn hợp
của các hóa chất và hỗn hợp các thành phần nguyên liệu đã hòa tan) được thải ra
môi trường. Các nhà máy giấy theo công nghệ như vậy có nước thải với hàm lượng
BOD5 và COD rất cao, vượt xa quy chuẩn cho phép.[4]
3. Tổng quan về Nhà mày giấy thuộc Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ
3.1. Sơ lược đặc điểm, vị trí của Nhà máy
Nhà máy giấy thuộc Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ chi nhánh Quảng Trị:
- Công ty chủ quản: Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ
+ Địa chỉ: Khóm Thắng Lợi, Thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
+ Quy mô diện tích: 12.500 m2
13


- Nhà máy giấy: Sản xuất giấy Kraft
+ Địa chỉ: Vùng đồi Động Dôn, Km 4, Tỉnh lộ 571 Cụm Công nghiệp Làng
nghề Tây Bắc Hồ Xá, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
+ Vị trí địa giới:
Phía Bắc giáp Tỉnh lộ 571 (cách QL1A 4 km).
Phía Nam giáp sông Bảo Đài.
Phía Đông giáp đường sắt Bắc – Nam.
Phía Tây giáp sông Sa Lung.
+ Quy mô diện tích: 49.000m2
+ Đại diện: Ông Hồ Sỹ An
Chức vụ: Giám đốc
+ Điện thoại: (0533) 628666
+ Số Fax: (0533) 628667
3.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh
doanh số 30.02.0000.51 ngày 22/02/2001 do Sở Kế hoạch – Đầu tư cấp tiền thân là
Xí nghiệp tư nhân số 1.
Nhà máy giấy được thành lập theo quyết định số 01/QĐ của Công ty cổ phần
Bắc Trung Bộ ngày 09/01/2003. Đầu tư dự án xây dựng Nhà máy giấy của Công ty
cổ phần Bắc Trung Bộ công suất 8.000 tấn/năm.
3.3. Chức năng, nhiệm vụ
a, Chức năng
Sản xuất giấy Kraft định lượng 160 – 350 g/m2.

Hình 2. Sản phẩm giấy Kraft
b, Nhiệm vụ
Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, phát triển việc sản xuất
kinh doanh sản phẩm theo chức năng, ngành nghề kinh doanh được Nhà nước cấp
phép, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững.
14


×