Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

NGHIÊN CỨU LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU LOẠI HÌNH DU LỊCH
VĂN HÓA TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HỆ CHÍNH QUY

QUẢNG BÌNH – NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU LOẠI HÌNH DU LỊCH
VĂN HÓA TÂM LINH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HỆ CHÍNH QUY NGÀNH ĐỊA LÝ HỌC
KHÓA HỌC: 2014 – 2018

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
ThS. DƯƠNG THỊ MAI THƯƠNG


QUẢNG BÌNH – NĂM 2018


Lêi c¶m ¬n
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS. Dương Thị
Mai Thương, người đã hướng dẫn tận tình giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn
thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo trong Trường
Đại học Quảng Bình, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Địa lý, Khoa
Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên
cứu.
Em xin chân thành cảm ơn sở Du lịch, Cục Thống kê, Ban quản lý di
tích tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện và nhiệt tình cung cấp các thông tin
liên quan đến khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động
viên giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận

Thái Thị Hồng Nhung



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác.

Quảng Bình, tháng 5 năm 2018

Tác giả

Thái Thị Hồng Nhung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5
6. Những đóng góp của đề tài ..................................................................................... 7
7. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................... 7
NỘI DUNG................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH
VĂN HÓA TÂM LINH ............................................................................................ 8
1.1. Một số vấn đề lý luận về loại hình du lịch văn hóa tâm linh............................... 8
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 8
1.1.1.1. Du lịch ........................................................................................................... 8
1.1.1.2. Du lịch văn hóa ............................................................................................. 9
1.1.1.3. Du lịch văn hóa tâm linh ............................................................................. 10
1.1.2.Vai trò của loại hình du lịch văn hóa tâm linh .............................................. 11
1.1.3. Đặc điểm của loại hình du lịch văn hóa tâm linh......................................... 13
1.1.4. Hình thức của loại hình du lịch văn hóa tâm linh đa dạng........................... 14
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch .............................................................. 14
1.2. Cơ sở thực tiễn về loại hình du lịch văn hóa tâm linh ....................................... 24
1.2.1. Tình hình phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh một số nước trên thế
giới ............................................................................................................................ 24
1.2.2. Tình hình phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam ........... 26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA
TÂM LINH TỈNH QUẢNG BÌNH .......................................................................... 28
2.1. Khái quát và hệ thống các điểm du lịch văn hóa tâm linh................................. 28
2.1.1. Nhóm tiềm năng .......................................................................................... 28
2.1.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh vật thể ............................................... 28
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh phi vật thể ......................................... 31
2.1.2. Nhóm khai thác ........................................................................................... 32
2.1.2.1. Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh .................................................................... 32
2.1.2.2. Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ........................................................... 33
2.1.2.3. Hang Tám Cô .............................................................................................. 33
2.1.2.4. Núi Thần Đinh ............................................................................................. 33
2.1.2.5. Chùa Hoằng Phúc ....................................................................................... 33


2.1.3. Một số nhận xét về tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh
tỉnh Quảng Bình........................................................................................................ 34
2.2. Thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Bình....... 34
2.2.1. Tình hình thu hút khách du lịch đến các điểm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh
Quảng Bình ............................................................................................................... 34
2.2.1.1. Tình hình khách du lịch đến Quảng Bình .................................................... 35
2.2.1.2. Tình hình khách du lịch đến các điểm du lịch văn hóa tâm linh ................. 35
2.2.2. Kết quả thăm dò sự hài lòng của du khách về các điểm du lịch văn hóa tâm
linh tỉnh Quảng Bình ............................................................................................. 37
2.2.2.1. Khái quát quá trình điều tra ........................................................................ 37
2.2.2.2. Kết quả điều tra ........................................................................................... 39
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH
DU
LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................ 60
3.1. Định hướng phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Bình ..... 60
3.1.1. Định hướng khôi phục, bảo tồn, tôn tạo các điểm du lịch văn hóa tâm linh

tỉnh Quảng Bình....................................................................................................... .60
3.1.2. Định hướng kết hợp loại hình du lịch văn hóa tâm linh với các loại hình du
lịch khác .................................................................................................................... 60
3.1.3. Định hướng xây dựng một số tuyến du lịch ................................................ 61
3.2. Mội số giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Bình ..... 62
3.2.1. Giải pháp về tài nguyên du lịch ................................................................... 62
3.2.2. Giải pháp về sản phẩm và dịch vụ du lịch ................................................... 62
3.2.3. Giải pháp về quản lý điểm đến .................................................................... 65
3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng .......................................................................... 65
3.2.5. Giải pháp về sự hài lòng của du khách ........................................................ 65
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 69
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
VN

: Việt Nam

VHTL

: Văn hóa tâm linh

DL VHTL

: Du lịch văn hóa tâm linh

TP


: Thành phố

VNG

: Võ Nguyên Giáp

CHDC ND

: Cộng hòa dân chủ nhân dân

QB

: Quảng Bình

GD

: Giáo dục


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Danh mục bảng
Bảng 1.1. Mức độ đánh giá hài lòng của du khách theo thang điểm ....................... 15
Bảng 1.2. Tổng hợp đánh giá điểm du lịch theo hệ thống các tiêu chí .................... 15
Bảng 2.1. Các lễ hội tín ngưỡng dân gian trên địa bàn tỉnh Quảng Bình................. 31
Bảng 2.2.Khách du lịch đến các điểm DL VHTL Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2017.. 36
Bảng 2.3. Đánh giá dịch vụ du lịch tại đền thờ Công chúa Liễu Hạnh .................... 42
Bảng 2.4. Đánh giá dịch vụ tham quan tại đền thờ Công chúa Liễu Hạnh .............. 42
Bảng 2.5. Đánh giá về nhân viên phụ vụ tại đền thờ Công chúa Liễu Hạnh ........... 43
Bảng 2.6. Đánh giá về các chính sách phục vụ tại đền thờ Công chúa Liễu Hạnh .. 43
Bảng 2.7. Đánh giá về giá dịch vụ tại đền thờ Công chúa Liễu Hạnh ..................... 43

Bảng 2.8. Đánh giá việc đảm bảo vệ sinh môi trường của đền thờ Công chúa Liễu Hạnh .. 44
Bảng 2.9. Đánh giá về cảnh quan đền thờ Công chúa Liễu Hạnh ............................ 44
Bảng 2.10. Đánh giá về điều kiện giao thông đến và tại đền thờ Công chúa Liễu
Hạnh......................................................................................................................... 45
Bảng 2.11. Đánh giá dịch vụ du lịch khu mộ Đại tướng VNG ................................ 46
Bảng 2.12. Đánh giá dịch vụ tham quan tại khu mộ Đại tướng VNG ..................... 46
Bảng 2.13. Đánh giá về nhân viên phụ vụ tại khu mộ Đại tướng VNG................... 47
Bảng 2.14. Đánh giá về các chính sách phục vụ tại khu mộ Đại tướng VNG ......... 47
Bảng 2.15. Đánh giá về giá dịch vụ của tại khu mộ Đại tướng VNG ...................... 47
Bảng 2.16. Đánh giá việc đảm bảo vệ sinh môi trường của khu mộ Đại tướng VNG..... 48
Bảng 2.17. Đánh giá về cảnh quan điểm khu mộ Đại tướng VNG .......................... 48
Bảng 2.18. Đánh giá về điều kiện giao thông đến và tại khu mộ Đại tướng VNG .. 49
Bảng 2.19. Đánh giá dịch vụ du lịch hang Tám Cô ................................................. 50
Bảng 2.20. Đánh giá dịch vụ tham quan tại hang Tám Cô....................................... 50
Bảng 2.21. Đánh giá về nhân viên phụ vụ tại hang Tám Cô .................................... 51
Bảng 2.22. Đánh giá về các chính sách phục vụ tại hang Tám Cô .......................... 51
Bảng 2.23. Đánh giá về giá dịch vụ của tại hang Tám Cô ....................................... 51
Bảng 2.24. Đánh giá việc đảm bảo vệ sinh môi trường của hang Tám Cô .............. 52
Bảng 2.25. Đánh giá về cảnh quan hang Tám Cô .................................................... 52
Bảng 2.26. Đánh giá về điều kiện giao thông đến và tại hang Tám Cô ................... 53
Bảng 2.27. Đánh giá dịch vụ du lịch chùa Hoằng Phúc ........................................... 54
Bảng 2.28. Đánh giá dịch vụ tham quan tại chùa Hoằng Phúc ................................ 54
Bảng 2.29. Đánh giá về nhân viên phụ vụ tại chùa Hoằng Phúc ............................. 54
Bảng 2.30. Đánh giá về các chính sách phục vụ tại chùa Hoằng Phúc .................... 55
Bảng 2.31. Đánh giá về giá dịch vụ của tại chùa Hoằng Phúc ................................. 55
Bảng 2.32. Đánh giá việc đảm bảo vệ sinh môi trường của chùa Hoằng Phúc ....... 56
Bảng 2.33. Đánh giá về cảnh quan chùa Hoằng Phúc .............................................. 56


Bảng 2.34. Đánh giá về điều kiện giao thông đến và tại chùa Hoằng Phúc............. 57

Bảng 2.35. Tổng hợp đánh giá các điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình theo tiêu chí .......................................................................................... 58
2. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tổng số lượt khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2017 ... 35
Biểu đồ 2.2. Tình hình khách du lịch đến các điểm du lịch văn hóa tâm linh Quảng
Bình giai đoạn 2013 – 2017...................................................................................... 36
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu du khách đến các điểm du lịch văn hóa tâm linh Quảng Bình 39
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu giới tính du khách .................................................................... 40
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch ............................................... 40
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu trình độ học vấn của khách du lịch .......................................... 41


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới và một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống của con người. Nó được xem là con đường kéo gần khoảng
cách con người lại với nhau bất kể về khoảng cách địa lý, văn hóa, tôn giáo. Để từ
đó thông qua đi du lịch con người nhận ra được nhiều chân lý sống, học cách thay
đổi bạn thân mình, có thời gian đánh giá lại bản thân và nhận ra những điều thực sự
quan trọng trong cuộc sống. Đây là một trong những chiến lược phát triển kinh tế
của rất nhiều quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Quảng Bình được mệnh danh là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra nhiều
danh nhân nổi tiếng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà văn hóa Dương Văn An,
Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, nhà thơ Lưu Trọng Lư và nhiều người con ưu tú
khác, hội tụ của nhiều điều kiện để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Trên địa bàn
tỉnh hiện có 103 di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 50 di tích cấp
quốc gia, 52 di tích cấp tỉnh…cùng với nhiều hiện vật, cổ vật có giá trị. Tài nguyên
du lịch Quảng Bình rất đa dạng, phong phú có giá trị lịch sử: Hang Tám Cô, Chùa
Hoằng Phúc, Đền thờ công chúa Liễu Hạnh, khu mộ Đại tướng Võ Nguyên
Giáp…Những yếu tố đó là tiền đề để Quảng Bình phát triển loại hình du lịch văn

hóa tâm linh hấp dẫn và tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch của tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay loại hình du lịch văn hóa tâm linh Quảng Bình vẫn chưa có
những bước phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hoạt động du lịch tại các
khu, tuyến, điểm đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng. Sản phẩm du lịch đơn điệu,
rời rạc, dịch vụ du lịch nghèo nàn, thiếu thốn, đặc biệt là các dịch vụ bổ sung. Các
hoạt động du lịch văn hóa tâm linh còn mang tính bộc phát, thiếu quy củ, chưa thể
tạo ra sự thu hút đối với du khách quốc tế và cũng là nguyên nhân khiến du khách
đến đây thường lưu trú ngắn và chi tiêu rất ít. Quảng Bình đang hướng đến mục tiêu
đưa tỉnh trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam tương xứng
với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trong đó tập trung khai thác có hiệu quả các sản
phẩm du lịch đặc thù gắn với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha
– Kẻ Bàng, du lịch biển và du lịch văn hóa tâm linh.
Trên cơ sở đó, việc lựa chọn một phương thức tiếp cận mới sao cho vừa khai
thác được những tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh đa dạng và phong phú vừa hạn
chế những tác động xấu tới việc bảo tồn các di sản văn hóa là rất cần thiết nên tác
giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn phát triển du
lịch văn hóa tâm linh tốt hơn, đồng thời hướng tới mục tiêu khai thác loại hình du
lịch văn hóa tâm linh bền vững, đem lại thu nhập cho người dân địa phương.
1


2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Các đề tài nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đến loại
hình du lịch văn hóa tâm linh, trong đó du lịch tôn giáo đặc biệt được quan tâm nhiều:
- Đề tài: “The sage handbook of tourism Studies” do tác giả Richard Sharpley
nghiên cứu. Đề tài nhìn từ nhiều góc độ khác nhau (thần học, kinh tế học, xã hội
học…), nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc đưa ra định nghĩa cho khái niệm du
lịch tôn giáo; xác định hiệu quả kinh tế thông qua khảo sát cụ thể mang tính định

tính (về số lượng, giá trị, phạm vi hoạt động) với tư cách là một tập hợp con của Du
lịch văn hóa (Culture toyrism) cũng như cách thức tổ chức quản lý, vận hành của nó.
- Tại hội nghị của các lãnh tụ Phật giáo thế giới về đạo Phật và du lịch tâm
linh tại Viện Vigyan ở New Delhi và Bodhgaya (Ấn Độ), cựu Tổng thống Abdul
Kalam khi nghiên cứu về Địa lý du lịch cũng đã phân biệt rạch ròi sự khác biệt
của loại hình du lịch văn hóa tâm linh so với các loại hình du lịch khác. Các nhà
nghiên cứu du lịch Ấn Độ cũng đã đưa ra chính sách phát triển du lịch tại cá địa
điểm di sản Phật giáo.
2.2. Các đề tài nghiên cứu ở Việt Nam
Về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu như: Trần Ngọc Thêm với Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2006), Lê Văn
Quán với Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam (2007), Hoàng Quốc Hải với Văn
hóa phong tục (2007), Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Văn hóa
tâm linh Nam Bộ (1997), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (2001),
Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long – Hà Nội (2009), Nguyễn Duy Hinh
với Tâm linh Việt Nam (2001), Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc
sống văn hóa tâm linh (2011)… Các công trình nghiên cứu trên tuy chưa trực tiếp
đề cập đến vấn đề du lịch văn hóa tâm linh, song đây là nguồn tài liệu rất bổ ích để
người viết kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.
Đề cập trực tiếp tới hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, đề tài của Đoàn Thị
Thùy Trang (năm 2010)trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn “Tìm hiểu
hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận
Đống Đa)” đã hệ thống các cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đánh giá
nhu cầu dulịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Hà Nội, đồng thời khảo sát tài nguyên
và các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu trên địa bàn quận Đống Đa.
- Đề tài: “Nghiên cứu du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định” do tác giả
Nguyễn Thị Thu Duyên nghiên cứu (năm 2014). Đề tài đi sâu vào nghiên cứu tiềm
2



năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Nam Định và từ đó
đưa ra các giải pháp mang tính thực tế nhằm khai thác tài nguyên du lịch văn hóa
tâm linh một cách hiệu quả.
- Đề tài: “Phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn” do tác giả Trần Thị Bích
Hạnh nghiên cứu (năm 2016). Đề tài góp phần xây dựng những cơ sở dữ liệu khoa
học nhằm phát triển du lịch tâm linh ở Lạng Sơn, hệ thống hóa một số vấn đề lý
luận về du lịch tâm linh, hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch tâm linh,
nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch tâm linh của Lạng Sơn, từ đó đánh
giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn, đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh tỉnh Lạng Sơn.
- Đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở huyện Thủy Nguyên, Hải
Phòng” do tác giả Trịnh Thị Giang nghiên cứu (năm 2015). Đề tài phân tích,
đánh giá sẽ đưa ra các định hướng chung và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển du
lịch văn hoá ở huyện Thuỷ Nguyên, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa
phương, nâng cao đời sống nhân dân.
- Đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa
tâm linh trên địa bàn tinh Quảng Trị” do Hồ Kỳ Minh chủ nhiệm (năm 2013). Đề tài
là một công trình nghiên cứu mang tính toàn diện, nhằm xác định chân xác những
lợi thế và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm
linh cho tỉnh Quảng Trị. Đây sẽ là nền tảng cần thiết cho việc xây dựng các tour,
tuyến phù hợp hay đầu tư phát triển từng khu vực cụ thể trong một chiến lược phát
triển du lịch lâu dài và mang tính bền vững của tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu phát
triển du lịch văn hóa tâm linh và đề xuất các giải pháp phát triển, định hướng quy
hoạch vùng, khu vực các tuyến thuộc loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.
- Đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh” do tác giả
Đồng Thị Huệ nghiên cứu (năm 2015). Đề tài đã đưa ra các dữ liệu khoa học làm cơ
sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh.
- Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Đông Triều, Quảng
Ninh” của tác giả Phạm Minh Thắng nghiên cứu (năm 2013). Đề tài có cái nhìn

toàn diện về sản phẩm du lịch văn hóa tại Đông Triều và đặc biệt đó là tài nguyên
du lịch văn hóa tâm linh gắn với vương triều Trần tại địa bàn này. Đưa ra các dữ
liệu khoa học làm cơ sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Các đề tài nghiên cứu ở Quảng Bình
Các nghiên cứu về văn hóa tại Quảng Bình tiêu biểu là:

3


- Đề tài: “Nghiên cứu các loại hình du lịch để hình thành các tour du lịch dài
ngày, nội tỉnh, thúc đẩu dịch vụ - du lịch Quảng Bình phát triển” do Nguyễn Khắc
Thái chủ nhiệm (năm 2009). Đề tài dựa trên cơ sở xác lập hệ thống các luận cứ
khoa học về giá trị tài nguyên du lịch, khả năng khai thác các giá trị này thích ứng
với nguồn lực, điều kiện địa phương và xu thế hội nhập với xu thế phát triển của
lĩnh vực du lịch trên cả nước, xây dựng các loại hình và tour du lịch dài ngày, nội
tỉnh phù hợp với nguồn lực và tình hình địa phương nhằm nâng cao hiệu quả khai
thác tài nguyên du lịch, thúc đẩy dịch vụ - du lịch phát triển.
- Đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Quảng Bình” do
tác giả Võ Thị Bích Phương nghiên cứu (năm 2014). Đề tài nghiên cứu về tiềm
năng, thực trạng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Quảng Bình, từ đó
đưa ra một số định hướng giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa.
- Đề tài: “Phát triển du lịch ở Quảng Bình theo hướng bền vững” do tác giả Lê
Minh Tuyên nghiên cứu (năm 2014). Đề tài đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch
theo hướng bền vững trong thời gian qua ở tỉnh Quảng Bình, đề xuất giải pháp
mang tính đặc thù để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Bình theo hướng bền vững
trong thời gian tới.
- Đề tài: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh
Quảng Bình” do tác giả Trương Thị Khánh Ly nghiên cứu (năm 2013). Đề tài
nghiên cứu tiềm năng để xây dựng định hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh
tỉnh Quảng Bình nhằm đa dạng hóa loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách và

thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển ngày càng mạnh hơn nữa.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch văn hóa tâm linh,
mục tiêu chủ yếu của đề tài là tìm hiểu tiềm năng và thực trạng khai thácloại hình
du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhđể từ đó đề xuất những giải
pháp cụ thể nhằm phát triển hiệu quả và bền vững loại hình du lịch này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình” hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch văn hóa tâm linh.
Khái quát tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa
tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Để từ đó tìm ra được những kết quả đạt được,
hạn chế tồn đọng và tìm ra nguyên nhân.
4


Đề tài đề xuất định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển loại hình du lịch
văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Bình, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm
đảm bảo phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình hiệu quả và bền vững.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung khoa học
Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động của các điểm du
lịch văn hóa tâm linh và đề xuất giải pháp khai thác có hiệu quả các điểm du lịch
văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
4.2. Về mặt lãnh thổ
Nghiên cứu loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đề
tài tập trung chủ yếu vào tìm hiểu, đánh giácác điểm du lịch văn hóa tâm linh có
lượng khách đến tham quan như: Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, Khu mộ Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, Hang Tám Cô, Chùa Hoằng Phúc.
4.3. Về thời gian

- Dữ liệu sơ cấp (kết quả điều tra): từ 1/2018 – 4/2018
- Dữ liệu thứ cấp từ năm 2013 – 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tổng quan dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: sách, giáo trình, báo, tạp chí
chuyên ngành và báo chí có nội dung liên quan, công trình khoa học, văn bản pháp
quy về du lịch và liên quan đến du lịch, các văn bản pháp quy về tín ngưỡng và việc
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, các báo cáo của các điểm tâm linh, hồ sơ di tích,
các trang web đã được công bố rộng rãi.
5.2. Phương pháp khảo sát thực địa và công cụ điều tra
5.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát thực tế các điểm đến du lịch văn hóa cụ thể như đền thờ
Công chúa Liễu Hạnh, khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hang Tám Cô, chùa
Hoằng Phúc tác giả đã thực hiện khảo sát thực tế, qua đó thu thập thông tin,
hình ảnh, quan sát, ghi chép các thông tin thực trạng tại địa bàn tỉnh Quảng Bình.
5.2.2. Phương pháp phân tích và thiết kế bảng hỏi
* Để đánh giá sự thỏa mãn của du khách khi đến các điểm tham quan và chất
lượng dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Bình, đề tài sử
dụng cả 2 loại phân tích thống kê thông dụng: phân tích định tính và phân tích
định lượng.
5


- Nghiên cứu định tính:
+ Thực hành thu thập tài liệu, số liệu thống kê có liên quan đến nội dung
nghiên cứu.
+ Thiết kế mẫu phiếu điều tra sơ bộ và tiến hành điều tra thăm dò ý kiến du khách
về mẫu điều tra để xem mức độ hiểu biết và khả năng trả lời phiếu của du khách.
+ Sau khi điều tra sơ bộ cộng với thông tin thu thập được để tiến hành xây dựng
bảng hỏi chính thức nghiên cứu.

- Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này dựa vào điều tra
phỏng vấn du khách nội địa khi đến tham quan các điểm du.lịch văn hóa tâm linh
tỉnh Quảng Bình.
* Thiết kế mẫu: (mẫu ở phần phụ lục)
- Chỉ tiến hành điều tra đối với du khách nội địa từ 18 tuổi trở lên.
- Về phương pháp chọn mẫu điều tra:
Phương pháp chọn mẫu mà đề tài nghiên cứu sử dụng là phương pháp chọn
mẫu phi xác xuất, chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Tổ chức điều tra túc trực tại các điểm tham quan...để trực tiếp phỏng vấn du
khách.
- Số lượng mẫu điều tra: Do thời gian có hạn nên số lượng mẫu điều tra đề tài
lựa chọn khoảng 150 - 200 mẫu, đây là mức tối đa đủ độ tin cậy cho nghiên cứu.
- Bảng hỏi điều tra bao gồm thông tin cá nhân, thông tin về hành vi du lịch, về các
tiêu chí đánh giá điểm du lịch.
5.2.3. Sử dụng công cụ điều tra
Đề tài sử dụng phần mềm excel để tập hợp dữ liệu điều tra được, sau đó thống
kê kết quả.
5.3. Phương pháp thống kê
Thông qua các con số được tổng hợp tiến hành thống kê mô tả, phân tích định
tính, định lượng để đánh giá sự hài lòng của du khách tới các điểm du lịch văn hóa
tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

6


6. Những đóng góp của đề tài
Tổng quan có chọn lọc và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
tâm linh. Trên sơ sở áp dụng vào nghiên cứu cụ thể các điểm du lịch văn hóa tâm
linh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Phân tích thực trạng khai thác các điểm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Bình.
Đề xuất định hướng và đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển các điểm du
lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đạt hiệu quả cao và bền vững.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của Khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch văn hóa tâm linh.
Chương 2. Thực trạng phát triển các điểm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Quảng Bình.
Chương 3. Định hướng và giải pháp khai thác hiệu quả các điểm du lịch văn
hóa tâm linh tỉnh Quảng Bình.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LOẠI HÌNH
DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH
1.1. Một số vấn đề lý luận về loại hình du lịch văn hóa tâm linh
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Du lịch
- Du lịch
Khái niệm du lịch đầu tiên được phát biểu tại Anh năm 1811: “Du lịch là sự
phối hợp nhịp nhàng giữ lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục
đích giải trí”. Như vậy, du lịch ban đầu có thể được hiểu là đi đến một địa điểm mới
để tìm kiếm sự thư giãn, vui vẻ [28].
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục
đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ” [28].
Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến

chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá
một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
- Khách du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp với đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu
nhập ở nơi đến”. Theo đó, với những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ
dưới 24 giờ cũng được coi là khách du lịch.
Theo điều 10, chương II, Luật du lịch 2017 khách du lịch được phân thành
khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra
nước ngoài.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. “Khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du
lịch. “Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
- Sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du
8


lịch”. Theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch có thể hiểu là tất cả các hàng hóa và các
dịch vụ mà khách du lịch tiêu dùng cho chuyến đi của họ. Theo nghĩa hẹp, sản
phẩm du lịch là các hàng hóa và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc trọn gói, do các
doanh nghiệp du lịch tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
- Điểm du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du
lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch”.
1.1.1.2. Du lịch văn hóa

Việt Nam vừa được ghi nhận là nước có thị trường du lịch tốt nhất khu vực,
trong đó có du lịch văn hóa: “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người
với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình
nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa
khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc
nghệ thuật dân gian và hành hương” theo UNWTO [26].
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và
di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu
bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn
tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa – kinh tế - xã hội”
theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích [26].
Theo luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch
được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại”.
Ở nhiều nước nhất là Đông Nam Á, về mặt lý thuyết người ta xếp loại hình du
lịch văn hóa vào loại hình du lịch sinh thái bởi theo họ, sinh thái học cũng bao gồm
cả sinh thái học nhân văn.
Tâm thức Việt Nam thích sống hòa hợp với tự nhiên, nên ở Việt Nam tham
quan thắng cảnh tự nhiên, là tham quan di tích – di sản văn hóa. Theo Giáo sư Trần
Quốc Vượng “Du lịch văn hóa tâm linh là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy
hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim” [32].
Lấy văn hóa làm điểm tựa, du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh và bảo vệ
các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người. Lấy du lịch làm cầu nối, văn hóa được
làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, tiếp biến, giao lưu, lan tỏa, tiếp nhận và hội tụ
tinh hoa văn hóa các dân tộc. Du lịch văn hóa không chỉ đem đến lợi ích về kinh tế
mà còn góp phần giáo dục tình yêu Tổ quốc thúc đẩy tích cực sự phát triển của xã hội.
9


1.1.1.3. Du lịch văn hóa tâm linh

Có thể thấy rằng du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp của hoạt động du lịch và
yếu tố văn hóa tâm linh trong chuyến hành trình. Một mặt, du khách đi tham quan,
thưởng ngoạn, học hỏi, mặt khác kết hợp với công việc hành hương, cúng bái, lễ
phật, tham gia các lớp học thiền, nghe giảng đạo hay tham gia vào các lễ hội dân
gian, gửi gắm tâm hồn vào các đấng thiêng liêng, những nơi thờ tự như chùa chiền,
đình, đền, miếu mạo và các chốn linh thiêng khác.
Du lịch văn hóa tâm linh vốn là một thực thể đã có mặt hàng trăm năm nay trên
khắp thế giới. Xưa nay, mọi người vẫn quen dùng danh từ hành hương để nói về
chuyến đi của mình. Tuy nhiên, từ hành hương chưa thể nói hết được tính chất, ý
nghĩa và mục đích của chuyến đi. Hành hương mang nặng ý nghĩa tâm linh, nhưng
trong mỗi chuyến đi không phải tất cả mọi người đều chỉ có duy nhất mục đích
mang ý nghĩa tín ngưỡng, mà có một bộ phận tuy tham gia chuyến hành hương
nhưng thiên về du lịch hơn là tín ngưỡng. Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng
tâm linh làm mục đích chính của chuyến đi, nhưng cũng không khỏi có những cảm
xúc thú vị của một người đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú của thiên
nhiên,được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư dân địa phương
và được hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch. Vì vậy, các chuyến đi như vậy càng
sử dụng một khái niệm phù hợp hơn và nhất thiết phải bao gồm cả hai yếu tố du lịch
và tâm linh.
Loại hình du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh – tín
ngưỡng. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người, nhằm mang lại
nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở
mang kiến thức về thiên nhiên và con người nơi đến, cũng như giúp xả stress rất
hiệu quả. Tâm linh ở đấy tức là nói đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng gồm có tín ngưỡng
tôn giáo và tín ngưỡng dân gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểu tượng
thiêng liêng mà họ ngưỡng vọng. Vì vậy, điểm đến của các chuyến đi thường là
những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng như chùa chiền, đền
miếu, thánh đường hoặc những thánh tích,…Đến nơi ấy, họ không chỉ lĩnh hội được
đầy đủ thông tin về cội nguồn tín ngưỡng tôn giáo của mình mà trong suốt quá trình
hành hương đó họ còn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: chiêm

bái, cầu nguyện, thực tập ghép an tâm để tu dưỡng tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm
tin và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi thức truyền thống… Vì vậy, du
lịch văn hóa tâm linh phải đáp ứng được mục đích của chuyến đi đặc thù dựa trên
những cơ sở đó.
Loại hình du lịch này hoạt động phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và giữ gìn
các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Trong quá trình
10


phát triển phải không ngừng bảo tồn các di tích có ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo như:
chùa, đình, đền hay các nghi lễ truyền thống, lễ hội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực…
Đó là đối tượng chính tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách.
Tóm lại, du lịch văn hóa tâm linh cũng là một loại hình du lịch văn hóa nhưng
khai thác các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du lịch nhằm
thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu và nâng cao nhận
thức… của du khách. Du lịch văn hóa tâm linh cũng có thể dùng các khái niệm thay
thế như du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch tôn giáo…
1.1.2. Vai trò của loại hình du lịch văn hóa tâm linh
Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của
con người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những nhu cầu về thưởng thức các
giá trị tinh thần mang tính hiện đại, xu hướng của nhu cầu về tín ngưỡng – tâm linh
ngày càng tăng. Do vậy, du lịch văn hóa tâm linh vừa có vai trò của hoạt động du
lịch nói chung vừa có vai trò đặc thù riêng.
- Phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh góp phần đa dạng hóa sản phẩm
du lịch, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng - tâm linh của khách du lịch. Trước đây hoạt
động DL VHTL thường được gắn liền với các cuộc hành hương của các tôn giáo,
trong đó điển hình là hành hương về thánh địa Mecca của người Hồi giáo trong
tháng lễ Ramazan. Hiện nay, nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh xuất hiện phổ biến
không những trong các tín đồ tôn giáo mà có ở hầu hết các cộng đồng dân cư. Sự
phát triển mạnh của hiện tượng di cư đã làm cho nhu cầu tâm linh vốn dĩ tồn tại

tiềm tàng trong các địa phương khác và mang tính quốc tế. Quá trình di chuyển dân
cư về cội nguồn vì mục đích hành hương đã tạo nên động lực to lớn để hình thành
dòng khách du lịch tâm linh. Do vậy, nó tạo khả năng tạo thêm sức hút đối với
khách du lịch, làm tăng hiệu quả kinh tế và nguồn thu của các hoạt động du lịch.
- Phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh hướng đến việc khai thác thêm
loại tài nguyên du lịch mới: tài nguyên du lịch tâm linh. Đây là loại tài nguyên đa
dạng, có tính đặc thù riêng theo lãnh thổ và xuất hiện ở hầu hết các địa bàn cư trú
của dân cư. Hàng loạt các yếu tố xuất hiện trong tập tục tín ngưỡng của văn hóa có
liên quan đến đời sống, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện tại mà con người
chưa lý giải được đã trở thành sức hút tạo nên dòng khách du lịch đều là tài nguyên
du lịch văn hóa tâm linh. Yếu tố tâm linh còn có khả năng làm tăng giá trị đối với
các tài nguyên du lịch, thậm chí trở thành giá trị chính của một số tài nguyên.
- Loại hình du lịch văn hóa tâm linh có khả năng hoàn thiện đạo đức sống của
con người và nâng cao ý thức đối với cộng đồng. Đối với các loại sản phẩm du lịch
11


khác có vai trò chủ yếu là làm tăng sự hiểu biết của khách du lịch về thế giới hiện
hữu, làm thỏa mãn nhu cầu về sự nghĩ dưỡng, phục hồi thể chất và tinh thần của con
người. Đối với du lịch văn hóa tâm linh, đó là sự góp phần củng cố tình cảm với cội
nguồn, hình thành sự ứng xử có nhân văn theo hướng đoàn kết, hướng thiện, tin
tưởng vào chân lý, chống lại các hành vi độc ác gây tổn hại đến đời sống nhân loại.
Du lịch văn hóa tâm linh mang lại sự tăng trưởng về nhận thức của mỗi cá nhân đối
với các giá trị của tôn giáo. Con người cảm thấy sự thanh thản, nhẹ nhàng, tâm an
lạc, không chiều theo dục vọng thấp hèn của vật chất. Du lịch văn hóa tâm linh mang
lại giá trị của tình yêu thương con người thật sự cho chính bản thân cá nhân đó, đồng
thời mỗi cá nhân lại mang đến sự bình an, an lạc cho những người xung quanh.
- Du lịch văn hóa tâm linh có vai trò đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội
các cộng đồng dân cư nghèo. Tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh phân bố chủ yếu
ở địa bàn nông thôn, miền núi hẻo lánh. Đặc điểm dân cư ở đây thường có trình độ

còn thấp, kinh tế kém phát triển và tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Do vậy,
sự xuất hiện lượng khách du lịch sẽ tạo cơ hội có việc làm mới, tăng thu nhập để cải
thiện cuộc sống. Quá trình tiếp xúc với khách du lịch có khả năng tiếp thu được các
giá trị văn minh mới, hiện đại làm thay đổi nhận thức góp phần xóa bỏ các phong
tục, tập quán lạc hậu. Ở mức độ phát triển du lịch với quy mô lớn sẽ có khả năng tái
tạo, nâng cấp được cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh có vai trò đặc biệt nhằm góp phần
hạn chế sự chia rẽ dân tộc. Hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có cùng cội nguồn
nhất định. Quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc đã tạo nên đức tin
chung gắn liền với yêu tố tâm linh và tính bản địa không thể thay thế được ở mỗi
con người. Ý niệm về quê hương không những là những tình cảm huyết thống, tình
cảm với cộng đồng, với thiên nhiên mà còn là tình cảm thiêng liêng với nơi cội
nguồn. Sự chi phối của tình cảm quê hương, đặc biệt là đức tin về cội nguồn sẽ
thuận lợi cho việc tìm được tiếng nói chung và xóa nhòa sự thù hằn riêng rẽ. Đối
với nước ta, các cuộc chiến tranh đã tạo nên sự ly tán mạnh mẽ. Phát triển du lịch
văn hóa tâm linh về cội nguồn của người Việt sẽ góp phần tạo được tiếng nói chung
và tập hợp được nguồn lực của hơn ba triệu kiều bào để phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Phát triển du lịch văn hóa tâm linh là sự minh chứng cho tinh thần đổi
mới trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, chính sách hội nhập đoàn kết
giúp khơi dậy trong nhân dân niềm cảm hứng dựng xây, phát huy những giá trị văn
hóa đặc sắc của dân tộc.

12


1.1.3. Đặc điểm của loại hình du lịch văn hóa tâm linh
- Loại hình du lịch văn hóa tâm linh được hình thành trên cơ sở cung - cầu tâm linh.
Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh được hình thành chủ yếu là từ các yếu tố có
khả năng thỏa mãn nhu cầu đức tin vào các đấng tối cao, nhu cầu trao đổi tình cảm
với các đấng siêu nhiên và những người đã chết. Du lịch văn hóa tâm linh thực hiện

một cuộc hành hương về vùng đất thiêng và tìm kiếm nơi trú ngụ bình yên, thanh
thản cho tâm hồn, mang lại giá trị của tình yêu thương con người thật sự cho chính
bản thân cá nhân đó, đồng thời mỗi các nhân lại mang đến sự bình an, an lạc cho
những người xung quanh. Du lịch văn hóa tâm linh với sự trải nghiệm cảm giác tĩnh
lặng, tìm về cội nguồn, thắp hương khấn Phật, khám phá những thành tích, không
gian tâm linh, hòa quyện một môi trường tinh khiết, bình an, yêu thương, kết nối.
- Quy trình tổ chức loại hình du lịch văn hóa tâm linh phụ thuộc chủ yếu vào
đặc điểm hoạt động tâm linh.
Nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh mang tính riêng tư của mỗi cá nhân và duy
nhất về phân bố địa lý. Đối tượng linh thiêng mà mỗi con người giao tiếp để thỏa
mãn nhu cầu tâm linh không mang tính phổ biến. Do vậy, tính cạnh tranh trong khai
thác tài nguyên du lịch tâm linh không lớn.
- Khách du lịch văn hóa tâm linh có sự gắn liền với quá trình lịch sử cá nhân.
Du lịch văn hóa tâm linh có sự khác biệt với loại hình du lịch khác đó là khách
du lịch có sự gắn liền với quá trình lịch sử cá nhân. Nhận thức, tình cảm của mỗi
con người đều có sự gắn bó không thể tách rời với nơi sinh sống. Địa bàn cư trú bao
gồm thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội là những nhân tố hình thành nên tri thức,
tư duy và tín ngưỡng của họ.
- Du lịch văn hóa tâm linh có sức hút lớn
Du lịch văn hóa tâm linh xuất hiện do sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu tâm
linh trong đời sống xã hội hiện đại. Đặc điểm nhu cầu tâm linh khác với các nhu cầu
khác của con người, nó không mang tính chất thiết yếu đối với cuộc sống con người
nhưng tồn tại tiềm năng và phát triển cùng với thời gian. Nhu cầu tâm linh có thể bị
gián đoạn nhưng không bao giờ bị biến mất trong nhận thức của mỗi con người. Khi
gặp điều kiện khó khăn thì các nhu cầu khác bị suy giảm nhưng nhu cầu du lịch văn
hóa tâm linh lại trở nên mạnh mẽ. Nhu cầu tâm linh được hình thành từ tín ngưỡng
khi hội tụ đủ điều kiện sẽ được chuyển hóa thành nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh.
Do vậy, du lịch văn hóa tâm linh có sức lôi cuốn, hấp dẫn và trở thành nhu cầu khát
vọng của bất kỳ cộng đồng dân cư nào đáp ứng và thỏa mãn qua mọi thời đại.
13



Chi phí du lịch văn hóa tâm linh không lớn nhưng sức hút của nó mang lại rất
lớn, nó không đem lại giá trị vật chất mà nó tạo ra động lực thúc đẩy du lịch phát
triển, góp phần gián tiếp phát triển du lịch.
1.1.4. Hình thức của loại hình du lịch văn hóa tâm linh đa dạng
Có nhiều hình thức du lịch văn hóa tâm linh
- Du lịch gắn với tôn giáo
Du lịch thông thường kết hợp tham quan các thắng tích tôn giáo để vãn cảnh,
cúng bái, cầu nguyện. Hiện nay, nhiều tông ty du lịch tổ chức cho khách hàng của
mình đi du lịch tham quan, nghỉ ngơi trong đó có kết hợp viếng các cảnh chùa,
thánh tích tôn giáo tại địa phương. Sự tác động của sư thầy (Phật giáo), cha (Thiên
chúa giáo)…đối với khách du lịch dường như không có hoặc không đáng kể.
Du lịch hành hương phần lớn những người tham gia là những phần tử đã có giác
ngộ nhất định. Họ đi du lịch về nguồn gốc xuất xứ tôn giáo như du lịch hành hương về
xứ Ấn Độ, Mecca,... nơi có di tích “tứ động tâm” của Phật Thích ca, Chúa Jesu…
- Du lịch gắn với tín ngưỡng
Du lịch kết hợp tham quan các di tích lịch sử văn hóa tâm linh gắn với tín
ngưỡng địa phương, khu vực, dân tộc để vãn cảnh, cầu may. Với hình thức du lịch
này trên thế giới có một số địa danh nổi bật thu hút lượng khách tham gia như: Kim
Tự Tháp (Ai Cập), thành cổ Athens (Hy Lạp), Tháp Bà PoNaGar, đền thánh Mẫu
(Việt Nam)…
Du lịch kết hợp tham lễ hội tín ngưỡng của địa phương, dân tộc. Bên cạnh tham
quan các thánh tích, di tích lịch sử văn hóa tâm linh du khách kết hợp tham gia vào
các lễ hội tín ngưỡng của địa phương.
- Du lịch gắn với tưởng niệm
Du lịch kết hợp tham quan địa danh lịch sử trong thời kỳ chiến tranh để tỏ lòng
tôn kính và tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong các trận đánh để bảo vệ tổ
quốc, như du khách đến đặt hoa tại Mộ Chiến sĩ vô danh, nơi có Ngọn lửa vĩnh cửu
bên bức tường Điện Kremly. Hoạt động này diễn ra tại các nước thuộc Liên Xô cũ

và nhiều nước châu Âu khác như: Belarus, Latvia, Ukraine, Đức Pháp, Đan Mạch…
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch
Theo Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá
điểm đến du lịch, tiêu chí đánh giá điểm đến là điểm du lịch bao gồm 29 tiêu chí
được chia thành 6 nhóm: tài nguyên du lịch, sản phẩm và dịch vụ; quản lý điểm
đến; cơ sở hạ tầng; sự tham gia của cộng đồng địa phương, sự hài lòng của du khách
[4]. Theo Đề án “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch đối với

14


các khu du lịch quốc gia và điểm đến du lịch quốc gia”,thang điểm đánh giá các
điểm du lịch cụ thể như sau:
Mỗi tiêu chí đánh giá sẽ được xem xét, đánh giá bằng cách cho điểm với điểm
tối đa mỗi tiêu chí như trình bày tại bảng 1.2, điểm tối thiểu mỗi tiêu chí là 0 điểm,
điểm lẻ tính đến 0.25 điểm. Tổng điểm cao nhất của 5 nhóm tiêu chí do chuyên gia
chấm điểm là 85 điểm (I)
Riêng về yếu tố đánh giá của khách về điểm du lịch thuộc tiêu chí “sự hài lòng
của khách”, để định lượng sự hài lòng của du khách đối với điểm du lịch, cần sử
dụng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp du khách.
Bảng 1.1. Mức độ đánh giá hài lòng của du khách theo thang điểm
Điểm

Mức độ
Rất hài lòng

11 - 15

Hài lòng


8 - 10

Bình thường

4-7

Không hài lòng

0-3

Điểm đánh giá tổng hợp của điểm du lịch bằng tổng điểm đánh giá của chuyên
gia cho 28 tiêu chí thuộc 5 nhóm tiêu chí và điểm đánh giá của khách du lịch cho
nhóm tiêu chí cuối cùng. Theo đó, tổng số cao nhất của một điểm du lịch có thể đạt
được tối đa là 100 điểm.
Bảng 1.2. Tổng hợp đánh giá điểm du lịch theo hệ thống các tiêu chí
Nhóm
tiêu chí
đánh giá
Tài
nguyên
du lịch

Tiêu chí
đánh giá
Sự đa dạng
và độc đáo
của
tài
nguyên du
lịch


Mã tiêu
chí đánh
Yêu cầu
giá
1.1
- Có các phong cảnh đẹp hoặc
hiện tượng, di tích đặc biệt,
trong đó có công trình văn
hóa, di tích lịch sử được công
nhận cấp quốc gia đặc biệt
hoặc di sản thế giới, thắng
cảnh quốc gia, khu bảo
tồn/vườn quốc gia/khu dự trữ
sinh quyển/di sản thiên nhiên
thế giới; hoặc có thể khai thác
phát triển nhiều hoạt động/sản
phẩm du lịch.
15

Điểm
đánh giá
tối đa
10


×