Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thế giới nhân vật trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.46 KB, 78 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.

Sinh viên

Trần Thị Trung Anh


Xin trân trọng gửi lời tri ân đến cô giáo ThS. Trần Thị Mỹ Hồng, người đã tận
tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã giảng dạy và đóng góp
những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học
Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất!

Sinh viên
Trần Thị Trung Anh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................i
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5
5. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................5


6. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................6
NỘI DUNG......................................................................................................................7
Chương 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH ....7
1.1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh ........................................................................................7
1.1.1. Vài nét về cuộc đời và quan điểm sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh .7
1.1.2. Hành trình sáng tác văn chương của Nguyễn Nhật Ánh .....................................12
1.2. Tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” .........................................................16
Chương 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “TÔI THẤY HOA VÀNG
TRÊN CỎ XANH” ..........................................................................................................19
2.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ................................................................ 19
2.1.1. Khái niệm nhân vật..............................................................................................19
2.1.2. Thế giới nhân vật .................................................................................................20
2.1.3. Vai trò của nhân vật trong các tác phẩm văn học...............................................21
2.2. Các kiểu nhân vật trong tác phẩm "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" ....................23
2.2.1. Nhân vật trẻ em....................................................................................................23
2.2.2. Nhân vật người lớn ..............................................................................................34
2.2.3. Nhân vật là loài vật .............................................................................................42
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “TÔI
THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH” ..........................................................................48
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình................................................................................48
3.2. Nghệ thuật miêu tả hành động ................................................................................50


3.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm ....................................................................................53
3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.................................................................................54
KẾT LUẬN ...................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................62
PHỤ LỤC .....................................................................................................................65



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bất cứ một nền văn học nào trên thế giới cũng chứa đựng trong lòng nó một bộ
phận không thể thiếu là văn học thiếu nhi. Assen Bossev – nhà văn Bungari đã từng
nói : “những cuốn sách hay đều là người bạn đời vĩnh viễn của tuổi nhỏ; chính chúng
cho trẻ con đôi cánh để bay lên mà chinh phục cuộc sống”. Văn học thiếu nhi chính là
"món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn bây giờ” (Xuân Quỳnh). Đây là
những sáng tác mà tác giả, dù là trẻ em hay nhà văn lớn tuổi, đều phải biết nhìn con
người, nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ ngác của
con trẻ, phải biết hiến dâng trọn vẹn cái phần tinh tuý nhất của đời mình, của tâm hồn
mình cho trẻ. Đó là những tác phẩm văn học hàm chứa tất cả những xúc cảm và
tình cảm tinh tế, hồn nhiên của trẻ thơ, được các em thích thú, say mê và có giá trị giáo
dục, hình thành tâm hồn và nhân cách trẻ thơ. Nó có vai trò quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở nhỏ, là hành trang cho
mỗi người trên suốt đường đời. Văn học không chỉ góp phần làm giàu có tâm hồn,
nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho lứa tuổi thiếu nhi phát triển trí
tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. Với những lí do
đó mà văn học về đề tài trẻ thơ là mảng đề tài cực kì quan trọng.
Văn học thiếu nhi Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, đặc biệt từ 1986
có sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng cùng với sự phát triển chung của nền văn học dân
tộc. Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước đã thực sự đem lại một không khí mới
cho văn học nước nhà, trong đó có bộ phận văn học thiếu nhi. Sáng tác cho các em, từ
những năm đầu thời kì đổi mới đến nay, đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nổi lên
trong mảng đề tài viết cho thiếu nhi là các tác giả Duy Khán, Nguyễn Quang Sáng,
Phùng Quán, Vũ Đức Nguyên, Vi Hồng, Vũ Bảo,… giai đoạn tiếp theo có Thu Trân,
Nguyễn Nhật Ánh, Kim Hài, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Thiên Hương, Nguyễn Thị
Mai… Có thể nói, đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi từ đầu thời kì đổi mới đã phát
triển hùng hậu thể hiện rõ tính chuyên nghiệp của bộ phận sáng tác cho các em. Và
cũng vì vậy mà chưa bao giờ, văn học thiếu nhi Việt Nam lại phát triển phong phú như
ở thời kì này.

1


Truyện của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là “không gian” cho tuổi thơ mà dành
cho tất cả những ai đã từng trải qua tuổi thơ. Trong buổi tọa đàm mới đây nhất về nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh, PGS.TS Văn Giá nhận định: “Nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà
văn thiếu nhi e chừng cái danh xứng ấy trở nên chật chội với nhà văn này. Anh là
người viết nhiều, và viết hay. Anh viết cho thiếu nhi, và không chỉ thiếu nhi. Thực ra,
anh viết cho tất thảy người lớn – những người đã từng có một thuở thiếu nhi, và đang
còn giữ được con người trẻ thơ trong tâm hồn. Anh viết cho tất cả. Và anh thuộc về tất
cả”.[7]
Trong mỗi tác phẩm văn học không thể thiếu vắng nhân vật. Nhân vật là phương
diện quan trọng bậc nhất của tác phẩm văn học, là phương tiện cơ bản giúp người nghệ
sỹ miêu tả đời sống con người thông qua những hình tượng nghệ thuật. Do đó, nghiên
cứu văn chương từ góc độ này sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về thể loại, trào lưu, quan
niệm văn học, phong cách sáng tạo… Như vậy, việc chiếm lĩnh các mặt giá trị của tác
phẩm sẽ khó có thể thực hiện, nếu không tìm hiểu phương diện nhân vật - một thành
quả nghệ thuật quan trọng trong sáng tác của mỗi nhà văn.
Với khối lượng sáng tác khổng lồ và hầu hết là truyện viết cho tuổi thơ và tuổi
mới lớn, nhân vật chủ yếu trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh là nhân vật trẻ
em. Sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên
môn. Hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ, nhưng bản thân tôi xuất
phát từ lòng yêu mến trẻ thơ, khâm phục tài năng của tác giả, yêu thích những sáng tác
của nhà văn, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong tác phẩm
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh” làm vấn đề cho lí luận của
mình. Khóa luận có mong muốn mang lại cái nhìn mới về thế giới nhân vật, đồng thời
muốn chiếm lĩnh giá trị nhân văn - thẩm mỹ của ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh, cũng như
lí giải sức sống mãnh liệt của tác phẩm trong lòng bạn đọc.
2. Lịch sử vấn đề
Từ thập niên 90 của của thế kỉ XX, tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh và một loạt

tác phẩm của ông xuất hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí, các trang thông tin điện tử,
trong các cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam cũng như ở cả những
tài liệu không trực tiếp liên quan đến văn học.

2


Trước hết là ở các ấn phẩm mang tính chất chuyên ngành như các sách nghiên
cứu về văn học thiếu nhi, đáng chú ý nhất là công trình Bách khoa thư Văn học thiếu
nhi Việt Nam do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên An biên soạn. Hai tác giả đã sưu
tầm và giới thiệu một loạt các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có
nhiều bài của các tác giả khác nhau như Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Hương Giang, Thu
Việt, Văn Hồng, có đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông. Trong bài viết
của Lã Thị Bắc Lý, mặc dù vẫn trích dẫn Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông
như một minh họa cho các luận điểm về văn học thiếu nhi trong thời kì đổi mới nhưng
tác giả đã có nhiều đoạn mang tính chất giới thiệu, phân tích khái quát giá trị của tác
phẩm Kính vạn hoa, bộ truyện dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh. Thêm vào đó, tác
giả Hương Giang đã dành một bài viết để nói về Nguyễn Nhật Ánh và một loạt các tác
phẩm của nhà văn như: Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối.
Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một “khóe
văn” riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc cũng không ngoài quy
luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài sự tự phát hiện ra chất hài
hước của chính mình” [17]. Các sáng tác như Tôi là Bêtô, Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh chính là những tác phẩm được không chỉ trẻ em
mà cả người lớn yêu thích.
Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng nhiều lần nhắc đến thành công của Nguyễn
Nhật Ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi. Trong bài viết “Nguyễn Nhật Ánh - nhà
văn lôi cuốn trẻ thơ”, tác giả đã đề cập đến đề tài, chủ đề, nhân vật, giọng điệu và giới
thiệu khái quát về tập truyện “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Nguyễn Nhật Ánh đã

làm được một điều kì diệu, đó là đem đến cho bạn đọc trẻ thơ sự thú vị và niềm vui
háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp theo của anh. “Và quả nhiên, Nguyễn Nhật
Ánh đã không làm bạn đọc thất vọng. Anh tiếp tục trình làng Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ. Vẫn với lối viết dí dỏm kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấu ấn tâm trạng
tác giả đã in đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết
nhớ về tuổi thơ. Đây là tập sách được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và giải
thưởng ASEAN, 2010. Cùng với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” và Lá nằm trong
lá, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ… Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sức viết bền bỉ của
mình” [18].
3


Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn Nhật Ánh
trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách miêu tả đến xây
dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp. Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào
sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đời. Tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi háo hức như chờ đợi
người “hò hẹn” của các em. Mấy ai được hạnh phúc như anh” [15]. Nhà văn có một
khoảng trời riêng và thực sự làm chủ khoảng đất sáng tạo của mình. Đó chính là lý do
người đọc háo hức chờ đón tác phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh. “Mỗi cuốn truyện là
một tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu lại từ đầu, với những ký ức lung linh
hoa lá và những trải nghiệm khóc cười rất thật tưởng chừng không có bóng dáng của
“hư cấu văn học”. Cũng vì thế mà khó có thể xác định nhà văn viết cho về thế hệ nào,
thời đại nào. Có cảm tưởng, người đọc sau trăm năm nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn
Nhật Ánh đồng hành với ký ức tuổi thơ của mình như thế này mà thôi” [1].
Tác giả Nguyễn Thụy Anh cảm thấy tuổi thơ của chính mình và bạn bè cũng như
thế hệ sau sẽ luôn đồng hành cùng ký ức trong mỗi cuốn truyện của Nguyễn Nhật Ánh.
Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông
còn xuất hiện trên các báo như báo Lao động, Thanh niên, các tạp chí và nhiều trang
thông tin điện tử như Evan.net, Phongdiep.net,... Bộ truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ

xanh đã được dựng thành phim cho thiếu nhi, các tác phẩm khác cũng được dựng
thành phim như Cô gái đến từ hôm qua, Kính vạn hoa và một số truyện của Nguyễn
Nhật Ánh đang có dự án chuyển thể thành truyện tranh.
Luận văn Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh của tác giả Bùi Thu Thủy đã chỉ ra
đặc điểm nổi bật về nội dung và hình thức trong bốn tập truyện gồm Kính vạn hoa,
Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô. Từ những khái
quát đó, chúng ta có thể đánh giá được đóng góp và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong
nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Từ những đánh giá, nhận xét cùng với những công trình nghiên cứu công phu
của các tác giả vừa nêu đã cho thấy sự quan tâm của độc giả, giới nghiên cứu đến
“hiện tượng” Nguyễn Nhật Ánh là không hề nhỏ. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có
công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về “Thế giới nhân
vật trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyến Nhật Ánh”. Bởi vậy, chúng tôi
mạnh dạn đưa ra một hướng tiếp cận mới về phương diện này. Tất cả những ý kiến
đánh giá, nhận xét, những công trình khoa học nêu trên là những tư liệu quý báu giúp
chúng tôi triển khai đề tài.
4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thế giới nhân vật trong tác phẩm “Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khảo sát tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Nhà xuất bản trẻ,
2015 và một số tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản
sau:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp phân tích giúp người viết chỉ

ra những biểu hiện cụ thể của hệ thống nhân vật và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc
trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu thế giới nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh phải đặt các phương diện của nhân vật
trong một hệ thống, chúng không tách rời, không độc lập mà nằm trong một chỉnh thể.
Phương pháp hệ thống giúp người viết hệ thống hóa các đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu
của tác phẩm.
Phương pháp so sánh: Để làm nổi bật những đặc điểm về nhân vật trong tác
phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, đồng thời góp phần khẳng định những thành
công của nhà văn, về phương diện này người viết sử dụng phương pháp so sánh. Đối
tượng được so sánh là các tác phẩm khác của các nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như Kính
vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ... Bên cạnh đó còn có các tác phẩm khác của
nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần,...
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp chuyên ngành Thi pháp học.
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận: Với đề tài này, người nghiên cứu sẽ làm nổi bật nét đặc sắc về thế
giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên
cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh.
Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần vào việc tiếp nhận, tìm hiểu, nghiên cứu thế
thế giới nhân vật, qua đó là tài liệu quý cho giáo viên, sinh viên, quý bậc phụ huynh
quan tâm và tham khảo.
5


6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài được
thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Hành trình sáng tạo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng

trên cỏ xanh”

6


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full
















×