Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Một số giải pháp tăng cường công tác quản trị hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 87 trang )

Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

1

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính có vai trò quan trọng
trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế và giai đoạn phát triển của đất nước. Hệ
thống ngân hàng hoạt động tốt thì mới điều hòa được nguồn vốn cho nền kinh tế,
nguồn vốn được đầu tư vào đúng nơi đúng chỗ. Mà kinh doanh ngân hàng là hoạt
động kinh doanh chứa rất nhiều loại rủi ro. Bởi lẽ hoạt động này được thực hiện trên
cơ sở niềm tin giữa người gửi tiền và ngân hàng, giữa ngân hàng với người đi vay.
Cũng bởi kinh doanh trên cơ sở niềm tin mà ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều
rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường...Ngân hàng nào quản trị
hoạt động cho vay tốt thì ngân hàng đó mới hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Là một NHTM quốc doanh chủ lực, NHNo&PTNT Việt Nam đã góp một
phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, nhất là sự phát triển của nền
nông nghiệp nước ta, từ một nước sản xuất gạo trong nước còn chưa đáp ứng đủ cho
nhu cầu nội địa thì nay đã là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Các mặt
hàng nông thuỷ sản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Suốt 21 năm qua kể từ khi thành lập (1988-2009), NHNo & PTNT Việt Nam
đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hoạt động tín dụng không ngừng tăng
trưởng. Vốn tín dụng của NHNo & PTNT đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế
phát triển; ổn định tài chính, tiền tệ quốc gia góp phần tổ chức sắp xếp lại sản xuất
kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm; chuyển dịch và đổi mới cơ cấu đầu tư theo
hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và chiến lược Công nghiệp hoá
- hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu đổi mới, hội nhập với nền
kinh tế khu vực và thế giới, NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng và các NHTM Việt


Nam nói chung đang phải đối mặt với nhiều thử thách như: Trình độ lạc hậu, sản
phẩm dịch vụ nghèo nàn, khả năng tài chính kém. Thu nhập chủ yếu của các NHTM
hiện nay là thu từ hoạt động tín dụng. Mà trong nền kinh tế thị trường các NHTM
luôn luôn phải đương đầu với áp lực cạnh tranh và rủi ro. Trong đó rủi ro từ hoạt
động tín dụng đem lại là lớn nhất, nếu xảy ra trên diện rộng thì hậu quả có thể tác
động đến hoạt động kinh doanh, đe doạ sự tồn tại của chính các NHTM và ảnh
hưởng xấu trầm trọng đến nền kinh tế quốc dân.
Trong thời gian em thực tập tại phòng tín dụng của NHN O thành phố Bắc
Ninh đã trực tiếp tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động tín dụng của ngân hàng em nhận

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

2

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

thấy rằng NHNO thành phố Bắc Ninh đã thực sự bị tác động bởi rủi ro. Để hạn chế
rủi ro tín dụng luôn là điều mong muốn của các NHTM, nên các NHTM thường chú
trọng công tác quản trị hoạt động cho vay để kiểm soát rủi ro và đề ra các giải pháp thực
hiện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình.
Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo em nhận thấy quản trị hoạt động cho
vay trước hết là nội dung của chuyên ngành quản trị kinh doanh Thương mại nên rất
phù hợp để làm đề tài chuyên đề thực tập. Sau nữa đây là vấn đề hết sức cấp thiết
mà các ngân hàng phải quan tâm nếu muốn hoạt động kinh doanh của mình an toàn
và hiệu quả. Thấy được tầm quan trọng của công tác quản trị hoạt động cho vay em

đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường công tác quản trị hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh thành phố Bắc Ninh”
Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về NHNO & PTNT chi nhánh thành phố Bắc Ninh.
Chương II: Thực trạng quản trị hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
NH NO & PTNT chi nhánh thành phố Bắc Ninh
Chương III: Giải pháp tăng cường quản trị hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại NHNO & PTNT chi nhánh thành phố Bắc Ninh
Vì thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề này em viết còn rất nhiều hạn
chế, vậy em kính mong các Thầy Cô giáo có những ý kiến đóng góp chỉ bảo thêm
cho em.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Giáo – PGS.TS Phan Tố Uyên đã tận tình
hướng dẫn chỉ bảo cho em. Em cũng xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo khoa
Thương Mại và Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học kinh tế Quốc Dân - Hà Nội,
cùng các cô chú trong Ban lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Bắc Ninh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Xin trân trọng cám ơn!

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

3

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên


Chương I: Khái quát chung về NHNO & PTNT thành phố Bắc Ninh
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNO & PTNT thành phố Bắc Ninh
1.1.1 Tổng quan về NH NO & PTNT Việt Nam
NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, Hội đồng bộ
trưởng ( nay là Chính phủ ) ban hành nghị định 53/HĐBT thành lập các Ngân hàng
chuyên doanh trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, ngày 14/11/1990, Chủ
tịch Hội đồng bộ trưởng kí quyết định số 40/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam. Sáu năm sau, ngày 15/10/1996 thừa uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 280/QĐ- NH5 thành lập lại và đổi tên
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tên viết tắt: NHNo & PTNT (Agribank)
Tên giao dịch quốc tế: The Branch for Agricuture Rural Development Bank
(VBARD)
Trụ sở chính tại số 2 – Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội, NHNo & PTNT là
DNNN hạng đặc biệt được tổ chức theo mô hình của tổng công ty Nhà Nước, bao
gồm nhiều đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài
chính, công nghệ thông tin, nghiên cứu tiếp thị hoạt động theo các luật của các tổ
chức tín dụng. Hiện nay NHN O là một trong những NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ
đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như
đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam, chiếm trên 70% thị phần thị
trường tài chính nông thôn ở Việt Nam, đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, nông
thôn theo hướng CNH-HĐH và hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu
+ Kinh doanh tiền tệ tín dụng, các dịch vụ ngân hàng trong và ngoài nước
+ Đầu tư các dự án vào phát triển kinh tế xã hội, ủy thác tín dụng đầu tư cho
Chính phủ, các thành phần kinh tế. Trước hết ưu tiên trong các lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn và nông dân.
AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ

CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn
đầu của NHNO vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn
đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000
tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%.

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

4

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp
trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.
NHNo & PTNT Việt Nam hoạt động với phương châm “vì sự thịnh vượng và
phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng” trên thị trường, NHN O đã phát
huy được nhiều thế mạnh của mình, đạt được những thành tựu đáng khích lệ đóng
góp to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển kinh tế đất nước, được Đảng và Nhà
Nước trao tặng Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới
1.1.2 Lịch sử hình thành của NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh từ khi
thành lập năm 1994 đến nay
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh là một chi
nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,
chi nhánh được thành lập cùng với thời gian tái lập tỉnh Bắc Ninh (01/01/1997), qua
12 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển,NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh đã tiến
hành sắp xếp tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trang bị phương tiện kĩ

thuật và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, vượt qua khó khăn vững bước đi lên.
Khi mới thành lập nguồn vốn ban đầu mới chỉ có 139,8 tỉ đồng, đến tháng 12
năm 2009 nguồn vốn kinh doanh đã lên 3.152 tỉ đồng , từ chỗ hoạt động tín dụng
thuần tuý, đầu tư vốn cho hộ nông dân, cơ sở vật chất kĩ thuật, công cụ nghèo nàn
lạc hậu, đến nay NHNo & PTNT Bắc Ninh đã phát triển thành 1 NHTM kinh doanh
đa năng lớn nhất trên địa bàn tỉnh ở tất cả các lĩnh vực: Nông - công - thương,
chiếm được lòng tin, sự tín nhiệm của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Cơ sở vật chất
khang trang công nghệ hiện đại, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh, nhất
là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo và góp phần tích cực ngăn
chặn tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, trở thành người bạn tin cậy của nông dân,
cùng nhiều khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác trên địa bàn tại tỉnh.
Tổng số cán bộ công nhân viên chức đến ngày 31/12/2009 có gần 1000 cán
bộ công nhân viên, trong đó trình độ thạc sĩ: 9%, trình độ đại học: 53%,trình độ cao
đẳng:15%, trình độ trung cấp:12%, trình độ sơ cấp và các trình độ khác: 11% hầu
hết là cán bộ có nhiều kinh nghiệm.
Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập vào năm 1997, địa bàn hẹp, gồm 7
huyện và một Thị xã ( nay là Thành phố) trong đó có Thành phố Bắc Ninh là trung
tâm chính trị- kinh tế- xã hội của tỉnh. NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh được
thành lập trên cơ sở tiền thân từ phòng giao dịch của Ngân hàng nông nghiệp tỉnh
Hà Bắc cũ) ban đầu chỉ có 20 cán bộ công nhân viên (Trong đó trình độ cao đẳng -

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

5


GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

đại học chiếm 25% CBCNV trong cơ quan) một mô hình ngân hàng loại 2 trực
thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Bắc .
NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh được thành lập từ ngày 10/12/1994
theo quyết định 210 của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT
Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Trụ sở NHNo &
PTNT Thành phố Bắc Ninh tại số 81- Nguyễn Du- Phường Ninh Xá- Thành phố
Bắc Ninh- tỉnh Bắc Ninh, với chức năng của một Ngân hàng thương mại kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập NHNo
& PTNT Thành phố Bắc Ninh hoạt động kinh doanh đã phát triển đều trên tất cả các
mặt nghiệp vụ như: Huy động vốn, cho vay, thanh toán, bảo lãnh và mở rộng mạng
lưới kinh doanh trên toàn địa bàn Thành phố bao gồm: Bốn phòng giao dịch đó là:
Phòng giao dịch Võ Cường
Phòng giao dịch Đáp- Thị Cầu
Phòng giao dịch Vân Dương
Phòng giao dịch Phong Khê
Đồng thời, ứng dụng công nghệ tin học vào giao dịch các nghiệp vụ kinh
doanh. Trong những năm qua Ngân hàng luôn xác định vai trò của vốn huy động,
việc khai thác các nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt
ra nên các năm qua NHNo& PTNT Thành phố Bắc Ninh đã không ngừng phấn đấu
tăng trưởng vốn huy động bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ. Chính vì vậy, ngân
hàng đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt với mức lãi xuất thích hợp
cho từng kì hạn, đi đôi với tăng cường mở rộng phát triển mạng lưới tại những địa
bàn tập trung dân cư, nhờ đó NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh vẫn luôn là đơn
vị có thế mạnh về tiền Việt Nam. Trên cơ sở nguồn vốn tăng nhanh, vững chắc,
NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh đã mở rộng quy mô đầu tư, chuyển dịch cơ
cấu đầu tư vào các nghành trọng điểm. Vì thế bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu
cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống, NHNo & PTNT Thành phố Bắc
Ninh đã tăng cường tiếp cận những dự án mới như: Khu công nghiệp Hoà Đình,

khu công nghiệp Võ Cường…vv.
Đi đôi với cải tiến chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng các sản phẩm
công nghệ mới vào phục vụ khách hàng, chủ động cùng với khách hàng tháo gỡ
những khó khăn để kịp thời giải ngân những dự án đủ những điều kiện vay vốn.
Do có hướng đi đúng đắn và hợp lý nên kết quả hoạt động kinh doanh của
NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh ngày càng ổn định và phát triển, hạn chế thấp

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

6

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

nhất những rủi ro có thể xảy ra, việc trích nộp lợi nhuận cho ngân sách ngày càng
tăng làm cho đời sống cán bộ công nhân viên cũng như uy tín của Ngân hàng trên
địa bàn được nâng cao, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế phục vụ mục tiêu công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Về môi trường, khi tỉnh Bắc Ninh tái lập, điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn
kinh tế chưa phát triển, nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp trung ương ít, công
nghiệp địa phương nhỏ bé, các làng nghề thì chưa phát huy được vì thiết bị công
nghệ còn lạc hậu, trình độ quản lý thấp, vốn nhỏ bé nên chưa đủ sức cạnh tranh trên
thị trường, xuất khẩu chưa được là bao. Số lao động chưa có việc làm khoảng 4%, sự
chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn còn lớn, số hộ nghèo khoảng 15%.
Như vậy, môi trường kinh doanh và đặc điểm nội tại của NHNo & PTNT
Thành phố Bắc Ninh đều có điểm xuất phát thấp, có nhiều khó khăn. Đứng trước

thực tế như vậy, Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh đã đồng thời
vận dụng nhiều biện pháp, trong đó vấn đề tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực được
Ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm vì đây là yếu tố quyết định đến sự thành công trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đi đôi với việc bố trí sắp xếp các phòng ban
là việc sắp xếp cán bộ lãnh đạo chủ chốt một cách hợp lý để khai thác được năng
lực sẵn có của mỗi người. Mặt khác, chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp
vụ cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nhận thức kinh doanh, phong cách phục
vụ, nâng cao tính văn hoá trong giao tiếp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm nâng cao nhận thức
chính trị, củng cố lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Chính quyền trong cơ
quan, tạo lên sự đoàn kết trong nội bộ Ngân hàng
1.1.3 Các giai đoạn phát triển của NH NO&PTNT thành phố Bắc Ninh
Năm 1995 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (19901995) của Thành phố Bắc Ninh và năm 1996 là năm đầu thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội ( năm 1996 - 2000) Thành phố. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
Thị uỷ, UBND Thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cơ sở động viên cán bộ và
nhân dân phấn đấu thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Nhờ
vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế 02 năm (1995-1996) tăng khá nhanh. Cùng với sự
phát triển đó NHNO & PTNT Thành phố Bắc Ninh đã góp phần đáng kể vào thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đạt được kết quả đáng
ghi nhận cụ thể như sau:

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

7


GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Bảng 1.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNO thành phố Bắc
Ninh từ khi thành lập đến nay.
Nguồn vốn huy
Dư nợ cho vay
NQH
Tỷ lệ NQH
động (triệu đông)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(%)
1995
10.565
17.127
37
0,2
1996
22.363
19.656
602
2,7
1997
25.604
22.515
2.611
11,6
1998
39.923
33.019

1.618
4,9
1999
28.132
27.685
664
2,4
2000
34.079
42.762
299
0,7
2001
59.138
104.926
525
0,5
2002
63.258
131.121
420
0,4
2003
87.421
144.775
631
0,43
2004
75.258
152.941

671
0,43
2005
89.793
168.865
1.380
0,82
2006
112.679
215.476
1.750
0.81
2007
162.315
387.346
2.188
0,56
2008
187.866
424.105
1.610
0,38
2009
175.924
478.717
853
0,18
(Nguồn: Phòng Tín dụng, phòng Kế toán, phòng Hành chính)
Qua bảng trên ta thấy:
- Năm 1995 :

+ Nguồn vốn huy động đạt : 10.565 triệu đồng.
+ Dư nợ cho vay đạt : 17.127 triệu đồng.
+ NQH (NQH) : 37 triệu đồng
+ Tỷ lệ NQH chiếm 0,2% trên tổng dư nợ
- Năm 1996 :
+ Nguồn vốn huy động đạt: 22.363 triệu đồng tăng 11.798 triệu đồng so
năm 1995.
+ Dư nợ cho vay đạt: 19.656 triệu đồng tăng 9.091 triệu đồng so năm 1995.
+ NQH : 602 triệu đồng tăng 565 triệu đồng so năm 1995
+ Tỷ lệ NQH chiếm : 2,7% tăng 2,5% so 1995
- Năm 1997 :
+ Nguồn vốn huy động đat: 25.604 triệu đồng, tăng 3.241 triệu đồng so
năm 1996.
+ Dư nợ : 22.515 triệu đồng tăng 2.859 triệu đồng so 1996
+ NQH : 2.611 triệu đồng tăng 2.009 triệu đồng so 1996
+ Tỷ lệ NQH : 11,6%/ tổng dư nợ tăng 8,9% so năm 1996
Năm

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

8

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

-


Năm 1998:
+Nguồn vốn huy động đạt 39.923 triệu đồng tăng14.319 triệu đồng so với
năm 1997.
+ Dư nợ cho vay đạt : 33.019 triệu đồng tăng 10.504 triệu đồng so năm 1997.
+ NQH : 1.618 triệu đồng giảm 993 triệu đồng so năm 1997
+ Tỷ lệ NQH : 4,.9%/ tổng dư nợ giảm 6,7% so năm 1997
- Năm 1999 :
+ Nguồn vốn huy động đạt: 28.132 triệu đồng giảm 11.791 triệu đồng so
năm 1998.
+ Dư nợ cho vay đạt : 27.685 triệu đồng giảm 5.334 triệu đồng so với
năm 1999.
+ NQH: 664 triệu đồng giảm 1.024 triệu đồng so năm 1999
+ Tỷ lệ NQH : 2,4%/ tổng dư nợ giảm 2,5% so năm 1999
- Năm 2000:
+ Nguồn vốn huy động đạt: 34.079 triệu đồng tăng 5.947 triệu đồng so
với năm 1999.
+ Dư nợ cho vay đạt: 42.762 triêụ đồng tăng 15.077 triệu đồng so với
năm 1999.
+ NQH: 299 triệu đồng giảm 365 triệu đồng so năm 1999
+ Tỷ lệ NQH : 0,7%/ tổng dư nợ giảm 1,7% so năm 1999
- Năm 2001:
+ Nguồn vốn huy động đạt: 59.138 triệu đồng tăng 25.059 triệu đồng so
năm 2000.
+ Dư nợ cho vay đạt: 104.926 triệu đồng tăng 62.164 triệu đồng so năm 2000.
+ NQH : 525 triệu đồng
tăng 226 triệu đồng so năm 2000
+ Tỷ lệ NQH :0,5%/ tổng dư nợ giảm 0,2% so năm 2000
- Năm 2002:
+ Nguồn vốn huy động đạt: 63.258 triệu đồng tăng 4.120 triệu đồng so

với năm 2001.
+ Dư nợ cho vay đạt : 131.121 triệu đồng tăng 26.195 triệu đồng so với
năm 2001.
+ NQH : 420 triệu đồng giảm 105 triệu đồng so năm 2001
+ Tỷ lệ NQH : 0,4%/ tổng dư nợ giảm 0,1% so năm 2001
- Năm 2003:

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

9

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

+ Nguồn vốn huy động đạt: 87.421 triệu đồng tăng 24.163 triệu đồng so
với năm 2002.
+ Dư nợ cho vay đạt : 144.775 triệu đồng tăng 13.654 triệu đồng so với
năm 2002.
+ NQH : 631 triệu đồng tăng 211 triệu đồng so 2002
+ Tỷ lệ NQH : 0,43%/ tổng dư nợ tăng 0,03% so năm 2002
- Năm 2004:
+ Nguồn vốn huy động đạt: 75.258 triệu đồng giảm 12.163 triệu đồng so
với năm 2003.
+ Dư nợ cho vay đạt: 152.941 triệu đồng tăng 8.166 triệu đồng so với
năm 2003.
+ NQH : 671 triệu đồng tăng 40 triệu đồng so năm 2003

+ Tỷ lệ NQH : 0,43%/ tổng dư nợ giữ nguyên so năm 2003
- Năm 2005:
+ Nguồn vốn huy động đạt: 89.793 triệu đồng tăng 2.372 triệu đồng so
với năm 2004.
+ Dư nợ cho vay đạt : 168.865 triệu đồng tăng 15.924 triệu đồng so với
năm 2004.
+ NQH : 1.380 triệu đồng tăng 709 triệu đồng so năm 2004
+ Tỷ lệ NQH : 0,82%/ tổng dư nợ tăng 0,39% so năm 2004
- - Năm 2006:
+ Nguồn vốn huy động đạt: 112.679 triệu đồng tăng 22.886 triệu đồng so
với năm 2005.
+ Dư nợ cho vay đạt : 215.476 triệu đồng tăng 46.611 triệu đồng so với
năm 2005.
+ NQH : 1.750 triệu đồng tăng 370 triệu đồng so năm 2005
+ Tỷ lệ NQH : 0,81%/ tổng dư nợ tăng 0,01% so năm 2005
- Năm 2007:
+ Nguồn vốn huy động đạt:162.315 triệu đồng tăng 49.636 triệu đồng so
với năm 2006.
+ Dư nợ cho vay đạt : 387.346 triệu đồng tăng 171.870 triệu đồng so với
năm 2006.
+ NQH : 2.188 triệu đồng tăng 438 triệu đồng so năm 2006
+ Tỷ lệ NQH : 0,56%/ tổng dư nợ giảm 0,.25% so năm 2006

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp


10

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

-

Năm 2008:
+ Nguồn vốn huy động đạt: 187.866 triệu đồng tăng 25.551 triệu đồng so
với năm 2007.
+ Dư nợ cho vay đạt: 424.105 triệu đồng tăng 36.759 triệu đồng so với
năm 2007
+ NQH : 1.610 triệu đồng giảm 578 triệu đồng so với năm 2007
+ Tỷ lệ NQH : 0,38%/tổng dư nợ giảm 0,18% so với năm 2007
- Năm 2009:
+ Nguồn vốn huy động đạt: 175.924 triệu đồng giảm 11.924 triệu đồng so
với năm 2008.
+ Dư nợ cho vay đạt : 478.717 triệu đồng tăng 54.612 triệu đồng so với
năm 2008.
+ NQH : 853 triệu đồng giảm 757 triệu đồng so năm 2008
+ Tỷ lệ NQH : 0,18%/ tổng dư nợ giảm 0,2% so năm 2008
* Nhận xét sự phát triển của NHN O & PTNT Thành phố Bắc Ninh từ khi
thành lập đến nay ( qua các năm ):
Kể từ khi thành lập cho đến nay NHN O & PTNT Thành phố Bắc Ninh đã có
những bước phát triển đáng kể. Sự tăng trưởng về nguồn vốn và tín dụng năm sau
đều cao hơn năm trước. Cụ thể về nguồn vốn năm 2009 tăng 165.359 triệu đồng so
với năm 1995, về dư nợ tín dụng năm 2009 tăng 461.590 triệu đồng so năm 1995.
Về NQH nhìn chung ở mức dưới 1% trên tổng dư nợ trong vòng kiểm soát được.
Nhưng riêng từ năm 1996 cho đến năm 1999 NQH tăng cao: Năm 1996 tỷ lệ NQH
chiếm 2,7% trên tổng dư nợ, năm 1997 là 11.6% trên tổng dư nợ, năm 1998 là 4,9%
trên tổng dư nợ và năm 1999 là 2,4% trên tổng dư nợ. Trong những năm này sở dĩ

NQH phát sinh cao mà dư nợ cho vay tăng không đáng kể nguyên nhân là do NHN O
& PTNT Thành phố Bắc Ninh là Ngân hàng mới được thành lập hoạt động trong
điều kiện cạnh tranh với nhiều NHTM lớn đã có từ lâu đời nên chỉ quan tâm đến
việc mở rộng tín dụng ồ ạt để chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn để cạnh tranh nên
chưa coi trọng đến chất lượng tín dụng do vậy chất lượng tín dụng đã bộc lộ NQH
tăng dần và cũng vì do một số cán bộ CNV từ nhiều Ngân hàng huyện khác chuyển
về nên chưa thích ứng với môi trường kinh doanh phức tạp trên địa bàn Thành phố.
Và một số cán bộ tín dụng đã bất chấp qui trình nghiệp vụ cho vay,chưa chấp hành
nghiêm ngặt qui trình nghiệp vụ, một số cán bộ thoái hoá biến chất lợi dung việc
chung để vụ lợi cá nhân và do một số lãnh đạo đã quá tin tưởng vào cán bộ tín dụng

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

11

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

của mình mà buông lỏng sự kiểm soát nên dẫn đến NQH lớn và nợ tiềm ẩn cao.
Trong những năm này tình hình tài chính của đơn vị không đủ trang trải lương cho
cán bộ ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong cơ quan.
Xuất phát từ những tồn tại trên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng Ban lãnh
đạo Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Bắc Ninh đã sớm hoạch định chiến lược
kinh doanh cơ bản của mình là phải tồn tại và phát triển coi nông nghiệp và nông
thôn là người bạn chí cốt trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao
đời sống. Kiện toàn sắp xếp ổn định tổ chức bố trí cán bộ nhân viên vào các phòng

tổ chức năng phù hợp với năng lực, trình độ sở trường của mỗi người.Với định
hướng đó trong những năm qua NHN O & PTNT Thành phố Bắc Ninh đã không
ngừng vươn lên về mọi mặt. Những năm đầu dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng là huy
động vốn và cho vay đơn thuần. Nhưng hiện nay sản phẩm của NHNo & PTNT
Thành phố Bắc Ninh đã phong phú hơn, nhiều sản phẩm dịch vụ ưu việt hơn kể cả
nội tệ và ngoại tệ, trước kia chuyển tiền điện tử phải mất mấy ngày bên kia mới
nhận được tiền nhưng ngày nay việc thanh toán chuyển tiền điện tử đã được ứng
dụng công nghệ hiện đại, áp dụng chương trình chuyển tiền điện tử song phương
với các Ngân hàng qua mạng máy vi tính rất nhanh chóng và thuận tiện cả trong và
ngoài nước. Ngoài ra NHNO & PTNT Thành phố Bắc Ninh còn hoạt động trên
nhiều các lĩnh vực khác nữa.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của NH
NO&PTNT thành phố Bắc Ninh.
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh
1.2.1.1 Chức năng của NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh gồm các chức
năng chủ yếu sau
- Nhận tiền gửi của khách hàng: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao,
do đó các Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những
nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng).
Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn
trả đúng hạn. trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các
NH đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy
sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép NH tạm thời sử dụng để kinh doanh.
- Thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng: NH trở thành trung gian
thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng NH thực
hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B



Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

12

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

tiện và tiết kiệm chi phí, NH đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như
thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ ... cung cấp mạng lưới
thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các
NH còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua NH Trung ương hoặc thông
qua các các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua NH càng đạt hiệu quả
cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy công nghệ thanh
toán hiện đại qua NH thường được các nhà quản lí tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều
hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán
không chỉ giữa các NH trong một quốc gia mà còn giữa các NH trên toàn thế giới.
Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán
qua NH, biến NH thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ
đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
- Cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế: Một trong những nguồn thu
lớn nhất trong Ngân hàng là nguồn thu từ cho vay. Hiện nay NHNo & PTNT Thành
phố Bắc Ninh đang cho vay các loại sau:
+ Cho vay bất động sản: Là lọại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng
bất động sản nhà ở, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
+ Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
+ Cho vay nông nghiệp; là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như
phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc.
+ Cho vay cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá

nhân như mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trải các chi
phí thông thường của đời sống thông qua việc phát hành thẻ....vv
1.2.1.2 Nhiệm vụ của NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh
- Huy động vốn:
Khai thác, huy động vốn của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội,
bao gồm các loại tiền gửi không kì hạn và có kì hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu kì phiếu tín phiếu, ngắn hạn, dài hạn do NHNo & PTNT Việt Nam uỷ quyền.
- Tiếp nhận vốn tài trợ vốn uỷ thác đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các chương trình, các dự án đầu tư phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
- Sử dụng nguồn vốn để cho vay:

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

13

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
hoá và dịch vụ, cho vay trung, dài hạn với các dự án có hiệu quả, chiết khấu thương
phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Hạch toán và phân phối theo qui định.
Nằm trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nên chi nhánh NHNo &
PTNT Thành phố Bắc Ninh ngoài việc thực thi tốt đường lối chính sách của toàn hệ
thống thì NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh còn đề ra chiến lược kinh doanh cụ

thể, phù hợp với địa bàn hoạt động với phương châm “ Phát triển, an toàn và hiệu
quả” trong tất cả các lĩnh vực của mình, không ngừng đẩy mạnh hoạt động tín dụng,
đầu tư theo hướng an toàn chất lượng, tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng,
phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng, chú trọng đổi mới công nghệ
phục vụ cho tiến trình Công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.2.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của NH N O&PTNT thành phố
Bắc Ninh
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức tổng quát của NHNo & PTNT Tỉnh Bắc Ninh

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

14

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Giám Đốc

Phó Giám đốc

Các phòng của chi
nhánh cấp 1

Phó Giám đốc


Phó Giám đốc

Các chi nhánh cấp 2

Các phòng giao dịch
và chi nhánh cấp 3

* Các phòng của chi nhánh cấp 1 ( tức là hội sở NHNo & PTNT tỉnh Bắc
Ninh) bao gồm 10 phòng ban như sau:
- Phòng kế toán ngân quỹ
- Phòng tín dụng
- Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
- Phòng tổ chức
- Phòng hành chính
- Phòng Thanh toán quốc tế
- Phòng vi tính
- Phòng thẩm định
-Tổ nghiệp vụ thẻ ATM
- Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
* Các chi nhánh cấp 2 bao gồm 9 chi nhánh:
Chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Quế Võ
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Gia Bình
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lương Tài
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thuận Thành
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Tiên Du

Trần Thị Thanh Loan


Lớp: QTKD Thương Mại 48B


15

Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Từ Sơn
Chi nhánh NHNo & PTNT khu Công nghiệp Tiên Sơn
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Phong
*Các chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch thuộc Ngân hàng cấp II : Gồm 16
phòng giao dịch và Ngân hàng cấp 3.
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức của NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh
Giám Đốc

Phó Giám đốc

PHÒNG
TÍN
DỤNG

PHÒNG
KẾ TOÁN
NGÂN
QUĨ

Phó Giám đốc


PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

Phó Giám đốc

PHÒNG
GIAO
DỊCH
VÂN
DƯƠNG

PHÒNG
GIAO
DỊCH
PHONG
KHÊ

PHÒNG
GIAO
DỊCH
ĐÁP
THỊ CẦU

PHÒNG
GIAO
DỊCH

CƯỜNG


 Ban Giám đốc
Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh gồm 1 giám đốc, 3 phó
giám đốc. Giám đốc là người điều hành chung các công việc hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng cấp II. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng
giám đốc NHNo & PTNT Việt nam và của Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh
về các mặt nghiệp vụ liên quan đến việc kinh doanh của đơn vị mình và chịu trách
nhiệm về quyết định của mình trước cấp trên. Ba phó giám đốc là người giúp việc cho
giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng nghiệp vụ theo sự phân công của giám đốc
( có văn bản uỷ quyền) và giải quyết một số công việc khi Giám đốc đi vắng. Một phó
giám đốc phụ trách mảng tín dụng, một phó giám đốc phụ trách mảng kế toán – Ngân
quỹ - Hành chính, một phó giám đốc kiêm giám đốc phòng giao dịch Phong Khê. Điều
hành phòng nghiệp vụ là trưởng phòng, mỗi phòng có hai phó phòng giúp việc.
 Phòng Kế toán ngân quỹ

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

16

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán theo quy định
của Ngân hàng nhà nước (NHNN)và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam.
Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền
lương trình NHNo cấp trên phê duyệt.

Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước, và nghiệp vụ thanh toán trong nước.
Chấp hành các chế độ Báo Cáo và kiểm tra chuyên đề, các quy định về an
toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo quy định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ kinh doanh, nghiên cứu
xây dựng và áp dụng các kỹ thuật công nghệ thanh toán hiện đạI và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
 Phòng tín dụng
Nghiên cứu xây dựng chiến lược tín dụng khách hàng, phân loại khách hàng
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
Phân tích kinh tế theo nghành nghề kinh tế, kỹ thuật để lựa chọn biện pháp cho
vay. Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng đề xuất cho vay.
Thường xuyên phân loại nợ, phân tích NQH, tìm nguyên nhân và đề xuất
hướng khắc phục. Theo dõi khoản vay trong thời gian vay.
Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng.
Tổng hợp, Báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
 Phòng hành chính
Lưu trữ văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế
của NHNo&PTNT Việt Nam.
Thực hiện công tác hành chính, văn thư; công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa
mua sắm tài sản, công cụ. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng
cháy nổ tại cơ quan
Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh, trực tiếp làm
thư ký tổng hợp cho giám đốc chi nhánh. Xây dựng chương trình công tác hàng
tháng, quý của chi nhánh và thực hiện nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
 Các Phòng giao dịch Đáp Thị Cầu, Phong Khê, Vân Dương và Võ Cường


Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

17

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Thực hiện mọi công việc như tất cả các phòng ban của NHNo & PTNT
Thành phố Bắc Ninh.
Ngoài ra còn có Tổ thẩm định và tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
Tổ thẩm định có nhiệm vụ: Triển khai, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, quy
trình nghiệp vụ đến đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định.
Thẩm định, tái thẩm định với các món vay vượt quyền phán quyết của chinh
nhánh phải trình lên cấp trên.
Nắm định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà Nước, Bộ ngành, và thu
thập thông tin có liên quan đến đối tượng đầu tư và các dự án cần thẩm định để đảm
bảo cho việc thẩm định có hiệu quả, đúng hướng, phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Tổ chức, chuyên đề công tác thẩm định; Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ
thẩm định. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định và thực hiện các
nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ: Kiểm tra toàn bộ công tác điều
hành của chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Bắc Ninh và các đơn vị trực thuộc
NHNo & PTNT tỉnh Bắc Ninh theo Nghị quyết và chỉ đạo của cấp trên.
Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh, các quy
định về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.
Kiểm tra độ chính xác việc chấp hành và việc tuân thủ các nguyên tắc độ

chính sách kế toán của báo cáo tài chính, báo cáo cân đôí kế toán.
Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục tồn tại với cấp trên.
Tổ chức giao ban thường kỳ với các chi nhánh trên địa bàn.
Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHN O & PTNT thành phố Bắc
Ninh trong những năm gần đây.
1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT thành phố Bắc Ninh
1.3.1.1 Hình thức pháp lý, loại hình sản xuất kinh doanh
Hình thức pháp lý của NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh: Là một Ngân
hàng thương mại trong hệ thống Ngân hàng.
Loại hình sản xuất kinh doanh của NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh: là
loại hình kinh doanh dịch vụ tiền tệ
1.3.1.2 Đội ngũ lao động CBCNV tại NHNo & PTNT Thành phố Bắc Ninh:
Gồm 53 cán bộ công nhân viên trong đó trình độ đại học là 40 người, cao
đẳng là 3 người, Cao cấp ngân hàng 1 người, trung cấp là 7 người và sơ học nghiệp

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

18

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

vụ là 2 người.Trình độ ngoại ngữ bằng C là 6 người, bằng B là 25 người, bằng A là
11 người, tuổi đời bình quân của các cán bộ là 38.2 tuổi Hiện nay NHNo & PTNT
Thành phố Bắc ninh có 53 cán bộ được tổ chức bố trí cán bộ tại thành phố là 26

cán bộ, Phòng giao dịch Vân Dương 5 cán bộ, Phong Khê là 7 cán bộ, Đáp Thị Cầu
là 7 cán bộ và Phòng giao dịch Võ Cường là 8 cán bộ. Ngân hàng Nông nghiệp
thành phố đã đảm bảo thực hiện theo đúng định hướng kinh doanh của NHNo &
PTNT tỉnh Bắc Ninh là tăng cường cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng và đảm bảo chấp
hành tốt thể lệ- chế độ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.
1.3.1.3 Cơ sở vật chất máy móc thiết bị
- Trụ sở giao dịch mới được mua lại từ tháng 12 năm 1994 song chua được
cải tạo khang trang cho phù hợp với điều kiện làm việc, giao dịch. Do đó ảnh hưởng
không nhỏ tớí lượng khách hàng đến giao dịch. Đến tháng 07 năm 2005 mới được
xây dựng lại và bắt đầu đi vào sử dụng kể từ ngày 15 tháng 05 năm 2006.Vì vậy mà
cơ sở làm việc cũng được khang trang hơn, thuận tiện hơn trong việc giao dịch với
khách hàng.
Hiện nay các trang thiết bị máy móc đã được trang bị rất khang trang và đầy
đủ phù hợp với yêu cầu làm việc của ngân hàng và thuận tiện cho cả khách hàng lẫn
cán bộ thực hiện công việc
- Thiết bị tin học hiện đại đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ khách hàng.
1.3.1.4 Đặc điểm của khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh
Đặc điểm khách hàng của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và của NHNo
Thành phố Bắc Ninh nói riêng với mạng lưới rộng khắp đất nước nên khách hàng của
Ngân hàng nông nghiệp là rất đông , nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ nông nghiệp nông thôn.
Đặc điểm thị trường: Với địa bàn thành phố Bắc Ninh rất nhỏ bé hiện tại chỉ
có 10 xã, phường nhưng có đến 15 tổ chức tín dụng khác nhau chưa kể đến các
dịch vụ cầm đồ tư nhân trong địa bàn nên thị trường của NHNo & PTNT thành phố
Bắc Ninh là rất nhỏ bé và chật hẹp.
Đối thủ cạnh tranh: Sự tham gia của nhiều tổ chức tín dụng khác là một ảnh
hưởng lớn đối với NHNo & PTNT thành phố Bắc Ninh phải cạnh tranh gay gắt
trong kinh doanh. Đặc biệt là về lãi suất, cơ chế và phương tiện hoạt động. Vì khách hàng
rất nhạy cảm đến những yếu tố này. Đây là những vấn đề mà NHNo & PTNT thành phố
Bắc Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn và nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Mặc dù là một ngân hàng nhà nước nhưng phong cách phục vụ của cán bộ


Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

19

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

ngân hàng Bắc Ninh rất thân thiện có văn minh với khách hàng, và khách hàng gửi tiền tại
ngân hàng nông nghiệp thì rất an toàn vì vậy khả năng cạnh tranh cũng cao.
1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHN O & PTNT thành phố Bắc Ninh
trong những năm gần đây
Tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì NHNO thành phố Bắc Ninh là một trong những ngân
hàng hoạt động có hiệu quả nhất trong hệ thống. Hiện có 5 điểm giao dịch gồm 1 chi
nhánh trung tâm và 4 phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nhìn chung mạng lưới
hoạt động của NHNO thành phố Bắc Ninh được bố trí đều ở các cụm dân cư có kinh tế
phát triển nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của các khu vực trong địa bàn thành phố
và phát huy được lợi thế kinh doanh và đạt được những kết quả đáng kể.
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của chi nhánh
NHNo & PTNT thành phố Bắc Ninh.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008 Năm 2009
- Tổng nguồn vốn huy động tại địa
162.315

187.866
175.924
phương
- Doanh số cho vay
569.175
581.260
597.445
- Doanh số thu nợ
554.025
563.100
549.952
- Dư nợ
387.346
424.105
478.717
- Dư NQH
2.188
1.610
853
- Tổng thu nhập
56.927
78.008
57.826
Trong đó: + Thu dịch vệ sinh môi
568
602
599
trườngụ
+ Thu từ hoạt động tín dụng
54.716

75.511
55.538
+ Thu bất thường
1.643
1.895
1.689
- Tổng chi
50.369
69.290
52.724
Chi trả lãi huy động vốn địa phương
21.223
25.417
23.302
Chi trả lãi sử dụng vốn trung ương
27.457
41.951
28.547
Chi phí dự phòng
1.689
1.922
1.140
(Nguồn: Phòng Hành chính, phòng tín dụng, phòng Kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Thu nhập năm 2008 là 78.008 triệu đồng tăng
so với năm 2007 là 21.081 triệu đồng nhưng đến năm 2009 thu nhập giảm 20.182
triệu đồng và xuống còn 57.826 triệu đồng. Chênh lệch thu chi năm 2009 là 8.163
triệu đồng, Quỹ lương làm ra là 3.673 triệu đồng đạt hệ số 0.85. Lãi suất bình quân
tháng vào đầu vào là 0,71%. Lãi suất bình quân tháng đầu ra đạt là 0,91%. Chênh
lệch lãi suất đầu vào và đầu ra là 0,2%


Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

20

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Trong những năm qua NHNO & PTNT thành phố Bắc Ninh mặc dù gặp
không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh: Cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân
hàng trên cùng địa bàn, nhưng chi nhánh đã bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương không ngừng đổi mới kinh doanh, phục vụ sự phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh hệ số lương qua
các năm năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng
được ổn định và có phần được cải thiện.
Tính đến 31/12/2009 chi nhánh đã có 5.046 khách hàng có dư nợ tại chi
nhánh Trong đó: Công ty TNHH: 25 ;Công ty cổ phần : 17 ; Doanh nghiệp tư
nhân : 28 ; Hợp tác xã : 18 ; Hộ gia đình cá thể: 4.981 khách hàng
Xuất phát từ một Ngân hàng nếu không có nguồn vốn đủ lớn thì không phải
là một Ngân hàng mạnh và không có khả năng cạnh tranh. Do vậy công tác huy
động vốn được chi nhánh quan tâm đúng mức, nên qua các năm nguồn vốn huy
động tại địa bàn đều tăng và chiếm thị phần khoảng 40% trên địa bàn tỉnh.
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng được chi nhánh quan tâm đúng mức và
cũng đạt được những thành tựu đáng kể.
1.3.2.1 Tình hình huy động vốn
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn để cho vay, lợi nhuận đạt
được của NHNO thành phố Bắc Ninh chủ yếu là phần chênh lệch giữa lãi suất huy

động và lãi suất cho vay. Do vậy muốn thu được lợi nhuận thì ngân hàng phải huy
động được vốn và cho vay, mặt khác ngân hàng lại không có nhiều nguồn vốn tự có
nên bắt buộc phải huy động được vốn. Ngân hàng Nông nghiệp thành phố Bắc Ninh
cũng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn để thu lợi nhuận và hoàn thành chỉ tiêu
của Ngân hàng Tỉnh giao cho.Sau đây sẽ là bảng số liệu huy động vốn của ngân
hàng Nông nghiệp Bắc Ninh trong 5 năm (2005- 2009)

Bảng 1.3 Tình hình thực hiện huy động vốn trên địa bàn
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn huy động
1. Nội tệ
a. Tiền gửi dân cư

Trần Thị Thanh Loan

Năm
2005
89.793
83.668
73.106

Năm
2006
112.679
104.562
97.717

Năm
2007

162.315
152.940
137.316

Năm
2008
187.866
177.616
160.753

Năm
2009
175.924
160.153
156.395

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

+ Không kỳ hạn
+ Có kỳ hạn dười 12 tháng
+CKH từ 12 tháng trở lên
b. Tiền gửi các TCKTXH
+NHCSXH
+BHXH
2. Ngoại tệ quy đổi
+ Không kỳ hạn
+ Có kỳ hạn dưới 12 tháng

+ CKH từ 12 tháng trở lên

21

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

6.877
14.680
15.764
13.300
72.315
103.255 119.525 119.623
12.525
19.381
25.464
23.472
12.845
15.624
16.863
3.575
502
534
652
899
12.343
15.090
16.211
2.858
8.117
9.375

10.250
15.771
5
5
7
10
5.865
6.316
7.420
13.447
2.247
3.054
2.823
2.314
(Nguồn: Phòng kế toán, hành chính)
Qua bảng trên ta thấy: Nguồn vốn huy động năm 2006 đạt 112.679 triệu
đồng tăng so với năm 2005 là 22.886 triệu đồng tỷ lệ tăng là 20,3%. Năm 2007 huy
động được 162.315 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 49.636 triệu đồng, năm 2008
nguồn vốn huy động được là 187.866 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 25.551
triệu đồng. Riêng năm 2009 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp
thành phố Bắc Ninh là 175.924 triệu đồng, giảm so với 2008 là 11.924 triệu đồng,
tỷ lệ giảm là 6,36% đạt 79,25% kế hoạch tỉnh giao. Nguồn vốn huy động từ dân cư
chiếm 97,9%/tổng nguồn vốn.Ta thấy nguồn vốn huy động được đều tăng qua các
năm từ năm 2005 đến 2008 riêng năm 2009 thì nguồn vốn huy động được đều giảm
so với năm 2008 kể cả nội tệ lẫn ngoại tệ cụ thể như sau: Tổng nguồn vốn huy động
nội tệ đến 31/12/2009 là 160.153 triệu đồng giảm so với năm 2008 là 17.436 triệu
đồng, tỷ lệ giảm là 9,8% và đạt 80% kế hoạch tỉnh giao. Trong đó:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: 17.057 triệu đồng, giảm so với năm 2008 là:
15.570 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 47,7% chiếm 9,7% tổng nguồn vốn huy động được
và chiêm 10,6% tổng nguồn vốn nội tệ.

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là: 119.623 triệu đồng, tăng so với năm
2008 là 98 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 0,08% chiếm tỷ trọng 68% tổng nguồn vốn huy
động và chiếm 74,7% tổng nguồn vốn nội tệ.
+ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 23.472 triệu đồng giảm so với năm
2008 là 1.992 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 7,8% chiếm tỷ trọng 13,3% trên tổng nguồn
vốn huy động được và chiếm tỷ trọng 14,7% trên tổng nguồn vốn nội tệ.
Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi ra VNĐ đến 31/12/2009 là 15.771
triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 5.521 triệu đồng, tốc độ tăng 53,7% đạt
71,69% kế hoạch ngân hàng NHNO Tỉnh giao.
1.3.2.2 Tình hình sử dụng vốn

Trần Thị Thanh Loan

3.980
65.201
3.925
10.562
480
10.082
6.125
4
4.976
1.145

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

22


GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Để thu được nhiều lợi nhuận thì Ngân hàng phải cho vay được nhiều, tuy nhiên
không phải bất kỳ ai cũng có thể cho vay được, mà ngân hàng phải cho vay an toàn có
thể thu hồi được nợ. Việc cho vay đã được chi nhánh chú trọng đến việc nâng cao chất
lượng, tăng cường kiểm soát, thẩm định kỹ trước khi cho vay đối với từng khách hàng,
việc đầu tư vốn cũng đã được chú trọng đến cơ cấu và các đối tượng khách hàng sản
xuất kinh doanh ổn định. Dưới đây là tình hình sử dụng vốn của NHNo & PTNT thành
phố Bắc Ninh trong 5năm gần đây.
Bảng 1.4 Tình hình kết cấu Dư Nợ và Đầu tư tín dụng theo loại vốn
giai đoạn (2005-2009)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Ngắn hạn
Trung hạn

Năm 2005
306.145
197.985
108.160

Năm 2006
352.187
225.647
126.540

Năm 2007
387.346

244.305
143.041

Năm 2008
Năm 2009
424.105
478.717
281.396
320.790
142.709
157.927
(Nguồn: Phòng Tín dụng)

Biểu đồ 1.1: Kết cấu dư nợ và đầu tư tín dụng theo loại vốn (2005-2009)

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

23

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy chủ yếu là dư nợ cho vay tăng
dần theo các năm. Và cho vay ngắn hạn lớn năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 320.790
triệu đồng tăng 122.805 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng là 38,3% Dư nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 67% trên tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng là

33%, năm 2009 dư nợ trung hạn là 157.927 triệu đồng tăng so với năm 2005 là
49.767 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 31,5%
Bảng 1.6 Tình hình kết cấu Dư Nợ và Đầu tư tín dụng theo ngành kinh tế
giai đoạn (2005-2009)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Năm
Năm
2007
2008
2009
Tổng dư nợ
387.346 424.105 478.717
Nông, lâm nghiệp
21.426
51.114
22.498
Công nghiệp và Xây Dựng
87.893 102.469 187.692
Dịch vụ Viễn thông
156.102 199.114 148.232
Đời sống + ngành khác
121.925 71.408
120.295
(Nguồn: Phòng Tín dụng)
Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước,
nhằm khuyến khích và thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển. NHNo & PTNT
thành phố Bắc Ninh đã chú trọng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế.Dư nợ cho
vay theo các ngành kinh tế luôn biến đổi theo từng năm do sự biến động kinh tế
theo từng thời gian khác nhau. Nhìn chung thì tỉ trọng cho vay ngành Nông, lâm

nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong các ngành. Ngành công nghiệp, xây dựng
và ngành Dịch vụ viễn thông thường chiếm tỉ trọng cho vay lớn so với tổng dư nợ.
Chỉ tiêu

Trần Thị Thanh Loan

Năm
2005
306.145
32.465
124.320
76.713
72.647

Năm
2006
352.187
35.025
134.565
109.850
72.747

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

24

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên


Mặc dù ngân hàng đã có rất nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát và thẩm
định kỹ trước khi cho vay để đảm bảo tiền vay được an toàn có thể thu hồi vốn
nhưng vẫn không tránh khỏi việc Nợ quá hạn, nợ xấu.
Bảng 1.7 Tình hình nợ xấu giai đoạn (2005- 2009)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng Nợ xấu
Tỷ lệ % nợ xấu
1.Nợ nhóm III
2. Nợ nhóm IV
3. Nợ nhóm V

Năm
2005
1.380
0,82%
1.102
199
79

Năm 2006

Năm 2007

1.750
0,81%
1.295
259
196


2.188
0,56%
1.358
277
553

Năm 2008

Năm 2009

1.610
853
0,38%
0,18%
1.329
431
277
359
4
63
(Nguồn: Phòng Tín dụng)
Trong năm 2005 tổng nợ xấu là 1.380 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,82%
trên tổng dư nợ là cao nhất so với các năm ở trên, nhưng số nợ xấu lại ít hơn năm
2006 là 370 triệu đồng. Đến năm 2007 tổng nợ xấu là cao nhất 2.188 triệu đồng, tỷ
lệ nợ xấu là 0,56% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đi nhưng do cho vay nhiều
nên số nợ xấu mới cao. Năm 2008 tổng nợ xấu giảm xuống còn 1.610 triệu đồng và
tỷ lệ nợ xấu cũng giảm xuống còn 0,38%. Đến ngày 31/12/2009 tổng nợ xấu của
NHNO thành phố là 853 triệu đồng giảm 757 triệu đồng so với năm 2008 chiếm tỷ
lệ 0,18% trên tổng dư nợ. Trong năm 2009 NHN O thành phố Bắc Ninh đã rất tích

cực xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn nên tình hình nợ xấu của NHN O thành phố Bắc
Ninh ở mức thấp. Công tác xử lý nợ tồn đọng đã được chú trọng. Năm 2009 NHN O
thành phố Bắc Ninh đã xử lý và thu hồi được 1.679 triệu đồng nợ đã hạch toán rủi
ro, trong đó gốc là 1.476 triệu đồng, lãi 203 triệu đồng. Đến 31/12/2009 còn dư là
3.341 triệu đồng giảm 98 triệu đồng so với năm 2008. Đây là những tồn tại rất lớn
từ nhiều năm, NHNO thành phố Bắc Ninh cần phải có những biện pháp tích cực hơn
nữa để thu hồi các khoản nợ đọng này.
* Về việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới
+ Phát hành thẻ đạt 3.158 thẻ tăng so với năm 2008 là 2.944 thẻ, trong đó có:
1.624 thẻ hoạt động. Doanh số thanh toán qua thẻ đạt 22.249 triệu đồng. Với số dư
tiền gửi qua thẻ đên 31/12/2009 đạt : 5.602 triệu đồng.
+ Dư nợ thấu chi đạt: 411 triệu đồng
+ Dịch vụ SMS Banking đến 31/12/2009 có 462 khách hàng sử dụng và có
80% khách hàng có giao dịch.
+ Đại lý bảo hiểm cho công ty Abic là 04 khách hàng

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp

25

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Trong năm 2009 tập thể CBCNV đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thị mở
rộng khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ của NHN O nên đã được ngân hàng Nông
nghiệp tỉnh thưởng 10 triệu đối với đơn vị có số lượng phát hành thẻ nhiều. Tuy

nhiên số thẻ hoạt động còn ít hạn chế chưa có chất lượng. Các sản phẩm khác đã có
triển khai nhưng chưa triệt để nên hiệu quả thấp.
* Công tác ngân quỹ:
Tổng doanh thu tiền mặt năm 2009 là 2.342 tỷ đồng. Tổng doanh số chi tiền
mặt là: 2.344 tỷ đồng.
Năm 2009 lượng tiền mặt thu chi rất lớn, nhưng bộ phận ngân quỹ và các
giao dịch viên đã thực hiện đúng quy trình thu chi, thao tác nhanh, cẩn thận, mọi
chế độ về kho quỹ đều được thực hiện nghiêm túc. Trong năm đã trả tiền thừa cho
khách hàng 05 tờ tiền giả các loại với số tiền là 1,1 tỷ đồng. Nhìn chung công tác
kho quỹ trong năm qua đã được đặc biệt quan tâm nhất là về quy trình nghiệp vụ
nên kết quả kho quỹ đã được an toàn tuyệt đối.
1.3.3 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của NH N O&PTNT thành
phố Bắc Ninh trong những năm gần đây.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt được nhiều những thành tựu
đáng kể về mọi mặt.
*Về công tác huy động vốn
Công việc huy động vốn thực sự là rất khó khăn bởi vì trên thị trường có vô
số các ngân hàng mọc lên, trong cuộc đua cạnh tranh đó thì việc huy động được vốn
quả là công việc hết sức khó khăn. Nguồn vốn huy động chỉ đạt ở mức 36,7% so
với dư nợ của đơn vị. Do đó đơn vị luôn thiếu nguồn vốn để chủ động trong kinh
doanh, phải sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của NHN O Việt Nam và NHNO tỉnh. Những
nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong công tác huy động vốn là:
- Nguyên nhân khách quan: Do môi trường kinh doanh của NHNo & PTNT
thành phố Bắc Ninh phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Giá vàng, giá bất động sản
tăng cao đây là những kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với gửi tiền ngân hàng. Và khủng
hoảng kinh tế trong nước và thế giới ảnh hưởng đến việc làm thu nhập và tích luỹ
của đại đa số các tầng lớp dân cư.
- Nguyên nhân chủ quan từ phía NHN O thành phố Bắc Ninh đó là: thực hiện
cơ chế khoán huy động vốn chưa triệt để. Công tác tiếp thi khách hàng chưa có tính
chuyên nghiệp.

* Về công tác tín dụng:

Trần Thị Thanh Loan

Lớp: QTKD Thương Mại 48B


×