Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài tập học kỳ môn tội phạm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.48 KB, 11 trang )

0

MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. Khái quát về học thuyết bắt chước......................................................................1
1. Hoàn cảnh ra đời của thuyết bắt chước..........................................................1
2. Nội dung của thuyết bắt chước.......................................................................2
3. Ý nghĩa của học thuyết....................................................................................2
4. Những hạn chế của thuyết bắt chước..............................................................3
II. Liên hệ ứng dụng học thuyết bắt chước vào hoàn cảnh Việt Nam....................3
1. Liên hệ thực tế ở Việt Nam..............................................................................3
2. Ưu điểm khi ứng dụng học thuyết...................................................................6
3. Những hạn chế khi ứng dụng học thuyết.........................................................6
4.Vận dụng học thuyết vào Việt Nam..................................................................7
KẾT LUẬN...............................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................10


1

MỞ ĐẦU
Nguyên nhân của tội phạm là nội dung cốt lõi của tội phạm học. Ngay từ
thời cổ đại, các học giả thời kỳ đó đã băn khoăn, chăn trở câu hỏi lớn: tại sao người
ta phạm tội? lý do gì đã thúc đẩy con người phạm tội hay nguyên nhân của tội
phạm là gì? Cho đến nay, khi tội phạm học được hình thành và phát triển, câu hỏi
này vẫn tồn tại và luôn là vấn đề “nóng hổi” cho các nhà khoa học tiếp tục quan
tâm về nó. Năm 1890, học thuyết bắt chước ra đời, góp phần giải thích nguyên
nhân của tội phạm. Từ khi ra đời cho đến nay, học thuyết bắt chước đã được ứng
dụng vào trong nhiều ngành khoa học nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho
cuộc sống xã hội trong đó có việc giải thích nguyên nhân của tội phạm. Để hiểu rõ
hơn, em xin chọn đề bài: “Trình bày nội dung của thuyết bắt chước của Gabriel


Tarde. Đánh giả khả năng áp dụng thuyết này trong việc giải thích nguyên nhân
của tội phạm và phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam” làm bài tập học ký của mình.

NỘI DUNG
I. Khái quát về học thuyết bắt chước
1. Hoàn cảnh ra đời của thuyết bắt chước
Thuyết bắt chước được hình thành và phát triển từ năm 1890 đến nay. Học
giả tiêu biểu của học thuyết này là Gabriel Tarde (1843- 1904) và Alber Bandura
sinh ngày 4 tháng 12 năm 1925.
Gabriel Tarde (1943- 1904) sinh ra ở Sarlat, Dordogne, Pháp. Ông được coi
là một trong những người sáng lập ra chuyên ngành xã hội học. Ngoài ra, ông còn
là nhà tâm lý học, tội phạm học nổi tiếng. Sự nghiệp lúc đầu của ông là luật sư, sau
đó là thẩm phán và là người quản lý số liệu thống kê quốc gia của Pháp. Nhờ
những kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp đó đã giúp ông có những công


2

trình nghiên cứu xuất sắc về tội phạm học. Ông đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng
như: Luật bắt chước (1890), So sánh tội phạm (1890), Triết lý về hình phạt (1890),
kinh tế tâm lý (1902-1903). Với công trình “ Luật bắt chước” (1890) ông cho rằng
cơ sở của bất kỳ xã hội nào đều là sự bắt chước. Trong xã hội, hành vi của mỗi
người thực chất là sự bắt chước hành vi của của người khác. Đồng thời, ông cũng
chỉ ra rằng người phạm tội là những người bình thường đã học theo (bắt chước)
việc phạm tội từ người khác. Từ đó, ông đã xây dựng và phát triển lý thuyết của
mình trong thuật ngữ “luật bắt chước”- nguyên tắc chi phối một người khiến anh ta
đi vào con vào con đường phạm tội. Theo Gabriel Tarde, nguyên nhân của tội
phạm là do một người đã bắt chước hành vi của người khác mà người đó có cơ hội
quan sát.
2. Nội dung của thuyết bắt chước

Theo Gabriel Tarde, nguyên nhân của tội phạm là do một người đã bắt chước
hành vi của người khác mà người đó có cơ hội quan sát.
Gabriel Tarde chia các trường hợp bắt chước ra làm ba loại:
Thứ nhất, cá nhân bắt chước những người khác cân xứng với mức độ và tần
số tiếp xúc của họ.
Thứ hai, những người cấp thấp hơn bắt chước những người ở cấp trên họ. Ví
dụ như người nghèo có thể bắt chước người giàu, người trẻ hơn có hành vi bắt
chước người già hơn.
Thứ ba, khi hai khuôn mẫu hành vi mâu thuẫn nhau, một cái có thể chiếm vị
trí của cái kia tượng tự như súng thay cho dao với tư cách là vũ khí giết người.
3. Ý nghĩa của học thuyết


3

Thuyết bắt chước chiếm một vị trí đáng kể trong tội phạm học khi lý giải về
nguyên nhân của tội phạm trên cơ sở tâm lý bắt chước - một trạng thái khá phổ
biến của cá nhân. Thuyết bắt chước đã đặt ra nhiều vấn đề cần thực hiện để phòng
ngừa tội phạm như: bố mẹ cần kiểm soát chặt chẽ con cái và không nên có hành vi
xấu dễ làm cho con cái bắt chước những hành vi bạo lực gia đình, cần kiểm soát
nghiêm ngặt phim ảnh bạo lực.
4. Những hạn chế của thuyết bắt chước.
Thuyết bắt chước chiếm một vị trí đáng kể trong tội phạm học khi lý giải về
nguyên nhân của tội phạm. Tuy nhiên, bên cạnh đó học thuyết cũng có mặt hạn chế
nhất định đó là vì quá nhấn mạnh đến tâm lý bắt chước của cá nhân, do đó đề cao
vai trò của môi trường sống và coi nhẹ quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
của cá nhân.
Việc giải thích nguyên nhân của tội phạm của học thuyết còn ở phạm vi hẹp
và trên phương diện nhất định. Bởi lẽ, học thuyết chỉ đưa ra một nhân tố có thể tác
động làm phát sinh tội phạm, đó là “ Tâm lý bắt chước” của người phạm tội mà

chưa chỉ ra được những nhân tố khác có thể tác động làm phát sinh tội phạm. Trên
thực tế, bất cứ vụ án cụ thể nào thì tội phạm phát sinh cũng là do nhiều yếu tố chi
phối, tác động chứ không phải chỉ một nhân tố nào đó. Việc tuyệt đối hóa vai trò
của môi trường, xã hội mà không có sự tổng hợp các nhân tố cá nhân, môi trường
và tình huống cụ thể là hạn chế của học thuyết.
II. Liên hệ, ứng dụng học thuyết bắt chước vào hoàn cảnh Việt Nam
1. Liên hệ thực tế ở Việt Nam
Học thuyết bắt chước giải thích nguyên nhân cuả tội phạm là do một người
bắt chước hành vi của người khác mà người đó có cơ hội quan sát. Thực tế ở Việt


4

Nam, học thuyết này được ứng dụng để giải thích nguyên nhân của tội phạm trong
một số vụ cụ thể.
Ví dụ như sau vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích của Lê Văn Luyện xảy ra
năm 2011 thì hàng loạt những vụ án khác do người chưa thành niên phạm tội cũng
xảy ra với tính chất và mức độ nguy hiểm tương tự. Như vụ án hiếp dân rồi ném
xác nạn nhân xuống sông do Lê Tuấn Anh (17 tuổi, Huyện Quảng Xương, Thanh
Hóa) thực hiện năm 2012. Trước vành móng ngựa, Lê Tuấn Anh tự nhận “có họ
hàng với Lê Văn Luyện nên phải làm điều gì đó giống anh”; Vụ án giết chủ nhà trọ
và cướp tài sản diễn ra năm 2012 do Nguyễn Hoàng Huỳnh (chưa đủ 18 tuổi) và
Ngô Đăng Thức (16 tuổi) ở Quốc Oai, Hà Nội thực hiện; Vụ án giết người và gây
thương tích do Nguyễn Thị Hoa ( 16 tuổi ở Lục Nam, Bắc Giang) thực hiện năm
2013. Và gần đây nhất có vụ án giết người phi xác tại chung cư Hà Đô cũng do
người chưa thành niên thực hiện..v.v. Bên cạnh đó trên các trang mạng xã hội còn
có những nhóm, hội mệnh danh là đàn em của Lê Văn Luyện, coi Luyện là một
anh hùng, thần tượng và là lý tưởng sống.
Sau vụ thảm sát cả gia đình tiện vàng Ngọc Bích diễn ra năm 2011 thì sau đó
không lâu lại xảy ra hàng loạt những vụ thảm sát khác. Năm 2012, vụ án giết cả

nhà người yêu (ở Thái Bình rồi, hung thủ là Lê Thanh Đại, sinh năm 1981) sau đó
cướp đi 1 xe máy Wave Alpha, 1 máy tính xách tay và 2 điện thoại di động. Năm
2015, Vụ án giết ba bà cháu ở Nam Định ( hung thủ là Mai Thị Vóc). Ngày
2/7/2015, vụ án giết cả gia đình gồm 4 người xảy ra ở xã Tam Hợp, huyện Tương
Dương, Nghệ An. Ngày 7/7/2015, vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước. Năm 2016,
vụ án giết 4 bà cháu ở Quảng Ninh. Với những vụ thảm sát hàng liên tiếp xảy ra
trong thời gian ngắn dần dần mọi người cảm thấy đó là những vụ án bình thường
như những vụ án khác. Vì vậy, để tránh những sai lệch về đạo đức, coi nhẹ tính
mạng của con người và bắt chước một cách mù quáng. Câu hỏi đặt ra là có nên hạn


5

chế công khai những vụ án giết cũng như cách thức tiến hành phạm tội của những
vụ án kinh hoàng này trên các thông tin đại chúng hay không?
Bên cạnh những vụ án nghiêm trọng đó thì gần đây dư luận đang xôn xao vì
những hành vi xấu xí, tham lam của người Việt đó là hôi của. Do tâm lý đám đông,
người nọ bắt chước người kia khi nhìn thấy vụ tai nạn giao thông xảy ra, thay vì họ
giúp đỡ thu gom hàng hay gọi xe cấp cứu thì lại đua nhau lao vào lấy, thậm chí là
cướp tài sản của tài xế, người gặp nạn. Đã có nhiều người trong đó bị xét xử hình
sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản. Nguyên nhân dẫn đến phạm
tội của những vụ án trên là do khi nhìn thấy một vài người lao vào lấy tài sản thì
một số người còn lại cũng nảy lòng tham và cũng có hành động tương tự là lao vào
lấy tài sản của nạn nhân. Để ngăn ngừa những hành vi tương tự tiếp diễn, trên
mạng xã hội, thông tin đại chúng chúng ta đã lên án, phê phán, chỉ trích mạnh
những hành vi xấu trên, tuyên dương, lan truyền hình ảnh, clip những vụ tai nạn
tương tự xảy ra nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân, thể hiện sự tương
trợ, yêu thương, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của con người. Để từ đó, nâng
cao ý thức của người dân trong những vụ việc tương tự.
Ở Việt Nam, để phòng ngừa tội phạm, Đảng và Nhà nước ta đã áp dụng học

thuyết bắt chước một cách sáng tạo bằng những phong trào, cuộc vận động “ Học
tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Người tốt, Việc tốt”, “ Xây
dựng làng văn hóa”. Trong nhà trường tổ chức những cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô
giáo là một tâm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, khen thưởng cho những “
Tấm gương nghèo vượt khó”, “ Sinh viên 5 tốt”….. Để từ đó, nêu cao được tấm
gương của cá nhân, tập thể có những thành tích trong học tập và lao động để mọi
người cùng noi gương, học tập, đồng thời hạn chế những hành vi tiêu cực dẫn đến
phạm tội.


6

2. Ưu điểm khi ứng dụng học thuyết
Con người sống và bị chi phối bởi các quy luật xã hội, chính vì thế xã hội
cũng tác động không nhỏ đến quan điểm, suy nghĩ và hành động của từng cá nhân.
Chính vì vậy, học thuyết bắt chước nếu được ứng dụng một cách sáng tạo, kết hợp
khéo léo và linh hoạt với những phương pháp khác thì sẽ thì sẽ rất hiệu quả. Bằng
cách học và làm theo tấm gương, đạo đức và kinh nghiệm của cá nhân, tập thể có
những hành vi, thành tích tốt sẽ giải quyết được một số vấn đề về tội phạm ở Việt
Nam. Cụ thể, vận động “ Học và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí
Minh” giúp giảm tình trạng quan liêu, lãng phí và tội phạm tham nhũng, nâng cao
phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, của cán bộ, công chức trong cơ
quan nhà nước. Đồng thời xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Ứng
dụng học thuyết vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội cũng đạt được một số thành
tựu nhất định.
Việc vận dụng học thuyết để ứng dụng vào Việt Nam là một phương pháp
tâm lý, tác động trực tiếp vào nhận thức, tình cảm của cá nhân nhằm nâng cao tính
tự giác, nhiệt tình và hăng hái của họ. Vì vậy, nó mang tính bền vững, không tạo
sức ép tâm lý đối với cộng đồng, tạo nên những phong trào mang tính tích cực.
3. Những hạn chế khi ứng dụng học thuyết

Học thuyết bắt chước khi được áp dụng trong việc giải thích nguyên nhân
của tội phạm chỉ đúng trong một số trường hợp nhất định. Việc tuyệt đối hóa
nguyên nhân, vai trò của môi trường, xã hội trong học thuyết bắt chước đã không
cho ta thấy được sự tác động qua lại, liên kết chặt chẽ của các yêu tố hình thành tội
phạm. Từ đó dẫn đến việc áp dụng sai biện pháp phòng ngừa tội phạm. Việc vận
dụng học thuyết vào Việt Nam cần phải có sự sáng tạo và không nên cứng nhắc.


7

4.Vận dụng học thuyết vào Việt Nam
Để hạn chế và ngăn chặn sự hình thành tội phạm thì cần có nhiều hoạt động
có tính chủ động và tổng hợp. Vì vậy, việc vận dụng những học thuyết trong đó có
học thuyết bắt chước là rất quan trọng và cần thiết.
Như đã biết, trẻ em là đối tượng rất dễ bắt chước người khác như ông bà,
cha mẹ, bạn bè, thầy cô. Vì vậy, trong cuộc sống gia đình nếu cha mẹ không gương
mẫu trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà vào các tệ nạn xã hội như
nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ biết coi trọng đồng
tiền mà coi nhẹ giá trị của đạo đức, bất kính với người già, luôn sử dụng bạo lực để
giải quyết vấn đề hay có những hành vi tiêu cực khác. Trẻ sống trong môi trường
như vậy rất dễ bắt chước những hành vi của cha mẹ để rồi hình thành nhân cách
lệch lạc, dễ dẫn đến phạm tội. Chính vì vậy, để trẻ có thể phát triển một cách toàn
diện nhân cách, đạo đức thì cha mẹ, ông bà cần có những hành vi, cách cư xử đúng
mục để trẻ có thể học tập và noi theo. Đồng thời phải gần gũi, quan tâm và tâm sự
cùng trẻ để kịp thời phát hiện, uốn nắn những hành sai lệch của trẻ.
Ông bà ta có câu “ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” hay “ ngưu tầm ngưu,
mã tầm mã” là chỉ sự tác động của môi trường đến nhân cách, phẩm chất của con
người. Kết bạn, giao du với bạn bè xấu ( nhứng đối tượng lười học, ham chơi, đua
đòi, hỗn láo, sa đà vào các tệ nạn xã hội….). Do kết bạn, thường xuyên giao tiếp
với những đối tượng này, dần dần bị ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt

chước những hành vi xấu của đối tượng này và cũngdẫn đến phạm tội. Chính vì
vậy, để có được nhân cách tốt, có chuẩn mực trong cách cư xử với mọi người và có
lối sống lành mạnh thì việc chọn bạn để chơi là rất quan trọng. Đó cũng phần nào
giải thích lý do các bậc phụ huynh thường muốn con mình vào được trường
chuyên, lớp chọn và cấm con cái đến tụ tập, đàn đúm tại những nơi tụ tập những
đối tượng xấu.


8

Công khai những vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng cũng như cách mà
người phạm tội tiến hành gây án như vụ án Lê Văn Luyện , Nguyễn Hải Dương….
Nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng hình sự, răn đe
những người có ý định phạm tội khác và nâng cao sự cảnh giác, ý thức phòng ngừa
cho người dân. Tuy nhiên, việc công khai ở mức độ nào là điều rất quan trọng.
Chính vì những công khai quá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như
vậy, vô hình chung đã tạo ra ý định bắt chước những hành vi phạm tội của những
người chưa thành niên, chưa định hướng được nhân cách, còn bồng bột và muốn
thể hiện bản thân. Do đó, cần hạn chế việc công khai vụ án, hành vi phạm tội của
những vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng như vậy. Thay vì đó, nên tuyên
truyền, giáo dục ý thức, cách tự bảo vệ bản thân và gia đình cho mọi người, nâng
cao và chú trọng công tác phòng ngừa tội phạm.
Bên cạnh đó, cần có những biện pháp có những biện pháp, định hướng
phòng ngừa tội phạm như giáo dục con người và xây dựng môi trường xã hội có
tính giáo dục. Trình độ học vấn cũng phản ánh sự phát triển lý trí và hình thành
nhân cách, tạo cho con người còn có thể lựa chọn được cách ứng xử đúng với các
chuẩn mực xã hội. Theo nghiên cứu, trình độ văn hóa và hành vi phạm tội có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, tỷ lệ người phạm tội có trình độ văn hóa thấp là rất cao.
Vì vậy, trình độ văn hóa của con người có ảnh hưởng đến hành vi phạm tội. Do đó,
nâng cao hoạt động giáo dục là điều quan trọng và cần thiết. Ngoài ra, cần phát

triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người dân, tăng cường công tác
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

KẾT LUẬN
Thuyết bắt chước đã đặt ra nhiều vấn đề cần thực hiện để phòng ngừa tội
phạm như: bố mẹ cần kiểm soát chặt chẽ con cái và không nên có hành vi xấu dễ
làm con cái bắt chước hành vi bạo lực, cần kiểm soát nghiêm ngặt phim ảnh bạo


9

lực.... Tuy bị chỉ trích là đề cao vai trò tác động của môi trường sống và coi nhẹ
quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. Tuy nhiên, điều đó không thể
phủ nhận vai trò to lớn của thuyết này đối với sự phát triển của tội phạm học cũng
như ứng dụng của nó vào đời sống xã hội.
Tội phạm là hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội. Do đó, khi tìm hiểu
về nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu cả nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã
hội và nguyên nhân bắt nguồn từ cá nhân người phạm tội, sự tác động của nguyên
nhân xã hội đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân người phạm tội, từ
đó phát sinh tội phạm. Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu cả tình huống cụ thể bởi vì
trong một số trường hợp, tình huống đóng vai trò là nguyên nhân phát sinh tội
phạm. Khi nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm, không nên chỉ phân tích những
nguyên nhân thuộc về kinh tế, xã hội; nguyên nhân tuộc về văn hóa, tư tưởng;
nguyên nhân thuộc về tổ chức quản lý xã hội…. mà không chú trọng đến vấn đề
nguyên nhân từ phía người phạm tội ( nhân tố sinh học, tâm lý của người phạm
tội), sự tác động của nguyên nhân từ bên ngoài đến quá trình hình thành nhân cách
lệch lạc của cá nhân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Tội phạm học NXB Công an

nhân dân. 2012.


10

2. PGS.TS Dương Tuyết Miên, cuốn “ Tội phạm học đương đại”. NXB
Chính trị- Hành chính. 2013.
3. PGS.TS Dương Tuyết Miên, Tội phạm học nhập môn, NXB. CAND
2009.
4. />5. />6. i/s/thuyet-bat-chuoc-cua-gabriel-tarde137196.html
7. />


×