Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng công tác xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. (BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.49 KB, 13 trang )

1
o0o
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chuyên ngành Công tác xã hội
BÀI TẬP CUỐI KỲ
MÔN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Đề bài:
Giả sử anh/chị xây dựng một luận văn theo hướng thực hành hoặc nghiên
cứu về phát triển cộng đồng cho một địa phương nào đó. Hãy phân tích và luận
giải cách thức tiếp cận của mình. Bước đầu xây dựng đề cương nghiên cứu.

Giảng viên : GVC.TS TRỊNH VĂN TÙNG
Học viên : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Mã số học viên : 1103335, Khóa QH-2011-X
Lớp : Cao học Công tác xã hội 2


1
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: Thực trạng công tác xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại xã Sóc Đăng,
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng
vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào
quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội
và điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội phát triển sản xuất tự vươn lên thoát
khỏi nghèo đói. Chính vì vậy, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu kinh tế - xã hội
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Thời gian qua, nước ta đã và đang
đẩy mạnh công tác XĐGN một cách toàn diện, đã làm giảm nhanh tỷ lệ hộ đói
của cả nước từ 30% năm 1992 xuống còn 8,2% năm 2004, dưới 7% năm 2005


và 9,45% năm 2010 (Nguyễn Thị Kim Ngân, Bước ngoặt mới trong nỗ lực xóa
đói, giảm nghèo, , ngày 06/04/2011.). Nằm trong
khuôn khổ của chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, xóa nhà
tạm đảm bảo điều kiện sinh sống cho hộ nghèo đang là vấn đề rất lớn cần phải
được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta tiếp tục tập trung giải quyết. Công tác xoá
đói giảm nghèo, xoá nhà tranh tre dột nát và làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ
chính sách ở Việt Nam hiện nay vẫn đang là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn và phức
tạp.
1
Xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ là xã khó khăn, đông dân,
có địa hình phức tạp, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhiều sông ngòi, đất bạc
màu, độ dốc lớn, có 5/9 thôn không chủ động được nguồn nước thuỷ lợi, sản xuất
lệ thuộc vào thiên nhiên, nên gặp không ít khó khăn trong thâm canh và chuyển
dịch cơ cấu cây trồng. Cái nghèo do điều kiện địa lý, khí hậu tạo nên, cái nghèo do
hậu quả của hai cuộc chiến tranh để lại, nhân dân Sóc Đăng đã phải chịu nhiều
đau thương mất mát cả về người và tài sản, cộng với nếp nghĩ, cách làm còn bảo
thủ lạc hậu, do đó Sóc Đăng vẫn là một xã nghèo. Đến năm 2010, số lượng hộ
nghèo của xã vẫn còn lớn so với mặt bằng chung của huyện, trên địa bàn xã có
181 trong tổng số 3.490 hộ nghèo của huyện, chiếm 5,19 %, trong đó có một bộ
phận hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tập trung nhiều là đồng bào
dân tộc thiểu số ở các thôn xa trung tâm (UBND xã Sóc Đăng, Báo cáo công tác
xóa đói giảm nghèo năm 2011). Chính vì vậy, việc đẩy mạnh chính sách hỗ trợ
xóa nhà tạm cải thiện nhà ở cho hộ nghèo nhằm huy động mọi nguồn lực, và có
cách làm sáng tạo với các giải pháp, chính sách phù hợp từ đó mà nâng cao hiệu
quả của chương trình xóa đói giảm nghèo qua đó đề xuất một số kiến nghị và
giải pháp giúp đảm bảo xóa nghèo một cách bền vững, tiếp tục giảm nhanh tỷ lệ
hộ nghèo tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đang là một vấn đề
vô cùng cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực trạng
công tác xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh

1
Phú Thọ” nhằm tìm hiểu kết quả xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại địa phương,
đồng thời cũng tìm ra những ưu điểm và hạn chế của quá trình này.
1.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hộ nghèo đủ điều kiện được hưởng chính sách
xóa nhà tạm tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, trong tất các độ tuổi.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác xóa nhà tạm cho hộ nghèo
tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ 2006 đến nay.
- Địa điểm: Tại xã Sóc Đăng huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện công tác xóa nhà
tạm tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ từ năm 2006 đến nay.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu về tình hình hộ nghèo tại xã Sóc Đăng
+ Nghiên cứu về điều kiện ăn ở của hộ nghèo được xóa nhà tạm tại Sóc Đăng
+ Xác định các nguồn vốn cho vay xóa nhà tạm
+ Phân tích, đánh giá về các thủ tục làm hồ sơ xóa nhà tạm
+ Đánh giá về mức hỗ trợ xóa nhà tạm
+ Đánh giá, nghiên cứu quá trình tổ chức thực hiện xóa nhà tạm ở địa phương
+ Xác định những vấn đề còn tồn đọng của công tác xóa nhà tạm.
3. Phương pháp nghiên cứu
1
3.1. Phương pháp định tính
* Thu thập các thông tin có sẵn từ:
Kế hoạch triển khai xóa nhà tạm cho hộ nghèo hàng năm; báo cáo tổng
hợp kết quả rà soát, bình xét, phân loại đối tượng hộ nghèo được xóa nhà tạm
của ban chỉ đạo xóa nhà tạm huyện Đoan Hùng.
Thống kê báo cáo tổng hợp về tình hình kinh tế-xã hội của chính quyền

xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng.
Kết quả những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đã được công bố.
* Thảo luận nhóm tập trung:
- Nhóm hộ nghèo: Chia ra các nhóm thảo luận, căn cứ vào các tiêu chí
như tuổi, giới (nam, nữ), mức sống, và nơi cư trú.
- Nhóm người thân của hộ nghèo: chủ yếu theo các tiêu chí như mức sống
(giày, khá, nghèo), theo địa bàn cư trú (9 thôn trên địa bàn của xã nghiên cứu)
- Nhóm cán bộ lãnh đạo: gồm những cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền,
đoàn thể xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng, được thực hiện có
chọn lựa ở một số thôn/xóm tiêu biểu cho xã nghiên cứu.
Tổng số có 65 cuộc thảo luận nhóm với 549 người được chọn.
* Phỏng vấn sâu:
Hộ nghèo trên địa bàn xã có khó khăn về nhà ở, và có mong muốn được
hỗ trợ, giúp đỡ về nhà ở. Như vậy tổng số hộ nghèo được phỏng vấn sâu là 58
hộ. Cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chức năng ở cơ sở huyện/xã/thôn: 08
người.
1
Tổng số có 58 cuộc phỏng vấn sâu.
Như vậy tổng số có 66 cuộc phỏng vấn sâu và 5 cuộc thảo luận nhóm
được tiến hành trên 9 thôn của xã Sóc Đăng huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phương pháp định lượng
Được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nghèo ở địa bàn được
chọn theo phiếu điều tra gồm 28 câu hỏi chia thành hai cụm vấn đề chính:
- Khái quát tình hình chung của các hộ nghèo: nghề nghiệp, mức thu
nhập, điều kiện nhà ở,…
- Vấn đề nghiên cứu: đối tượng hộ nghèo, thông tin tiếp cận, nguồn vốn
xóa nhà tạm,….
Tại địa phương, xem danh sách tất cả các hộ nghèo, sau đó chọn điều tra
mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Lựa chọn đối tượng đầu tiên, sau đó chọn những đối
tượng tiếp theo bằng một khoảng cách mẫu đến khi đủ số lượng cần điều tra.

Trường hợp đối tượng được chọn vắng mặt thì thay thế bằng người kế tiếp trong
danh sách. Số lượng mẫu là 50 hộ trên địa bàn xã chia cho 9 thôn.
3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Toàn bộ số liệu điều tra định lượng được xử lý thô và số liệu được xử lý
bằng phần mềm spss.
3.4 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để phân tích và xử lý tất cả các mẫu
phiếu điều tra, mặt khác còn dùng để đánh giá tính cấp thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp đề xuất.
1
4. Địa bàn nghiên cứu
Dự kiến khảo sát thực địa tại 5/9 thôn đại diện cho địa phương nghiên
cứu và có tỷ lệ các hộ nghèo được xóa nhà tạm cao. Tại mỗi thôn chọn 10 hộ
nghèo, ưu tiên những hộ nghèo đang thuộc chương trình “Xóa nhà tạm”. Dự
kiến như sau:
Tại xã chọn 01 thôn có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao (trên 50%), 01
thôn có địa bàn ở xa trung tâm xã, 01 thôn thuộc thôn nghèo của huyện và 02
thôn “điểm sáng” về công tác xóa nhà tạm tốt hơn so với các thôn khác của
huyện trong 5 năm qua. Lưu ý không chọn những “điểm sáng” có lợi thế quá rõ
rệt so với các địa bàn khác (ví dụ, ở ngay sát thành phố/thị xã, giống hệt người
Kinh…).
Việc lựa chọn xã, thôn bản khảo sát sẽ được thảo luận kỹ lưỡng giữa
nhân viên công tác xã hội với đối tác địa phương.
5. Khái quát nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại xã Sóc
Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
1. Khái niệm
Đưa ra các khái niệm mang tính tổng quát về: nhà tạm, xóa nhà tạm, hộ
nghèo? Rồi trên cơ sở những khái niệm trên đưa ra cách hiểu về công tác xóa
nhà tạm cho hộ nghèo

2. Quan điểm về công tác xóa nhà tạm cho hộ nghèo
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa nhà tạm cho hộ nghèo
1
Đưa ra và phân tích thành tựu đạt được và những vấn đề cần khắc phục
của các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xóa nhà tạm cho hộ
nghèo như: Công tác xóa đói giảm nghèo, huy động nguồn lực để thực hiện xóa
đói giảm nghèo, cụ thể việc gắn xã hội hóa với công việc khai hóa chính sách,
nguồn lực, đối tượng được hỗ trợ,….
2.2. Quan điểm của chính quyền xã Sóc Đăng huyện Đoan Hùng về xóa nhà
tạm cho hộ nghèo
Đánh giá và phân tích việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng
và Nhà nước về công tác xóa nhà tạm ở địa phương được diễn ra cụ thể như thế
nào.
3. Tiêu chí
3.1. Tiêu chí đánh giá chuẩn hộ nghèo ở Việt Nam
Đánh giá theo 06 lần điều chỉnh chuẩn nghèo từ năm 1993-2011
* Giai đoạn 1993-1995 (Bộ LĐ,TB&XH, sđd, trang 8)
* Giai đoạn 1995-1997 (Bộ LĐ,TB&XH, sđd, trang 9)
* Giai đoạn 1997-2000 (công văn số 1751/LĐTBXH)
* Giai đoạn 2001-2005 (Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH)
* Giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg)
* Giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg)
3.2. Tiêu chí xác định hộ nghèo được xóa nhà tạm tại Việt Nam
Được phân theo các tiêu chí như:
1
- Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg
phải đảm bảo có đủ các điều kiện theo quy định.
- Đối với những hộ nghèo đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo quy định
của các chính sách trên nhưng nhà ở đã bị sập đổ do thiên tai gây ra mà không
có khả năng tự sửa chữa, xây dựng lại, được UBND cấp xã xác nhận thì đưa vào

diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định của Quyết định số
167/2008/QĐ-TTg.
- Đối với các hộ nghèo, có khó khăn về nhà ở đã vay tiền từ Ngân hàng
Chính sách Xã hội hoặc các tổ chức tín dụng khác để tự làm nhà ở trước khi
Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
- Đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã có trong danh
sách được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg nhưng đến thời
điểm Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành vẫn chưa được hỗ
trợ nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định của
Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg.
- Theo xếp loại thứ tự ưu tiên
- Đối với các hộ gia đình có cùng mức độ ưu tiên thì việc hỗ trợ được
thực hiện trước theo thứ tự quy định.
3.3. Tiêu chí xác định hộ nghèo được xóa nhà tạm tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ
Chương 2: Thực trạng triển khai hoạt động xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại xã Sóc
Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
1
1. Giới thiệu tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Sóc Đăng,
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- Đánh giá điều kiện tự nhiên tại địa phương có ảnh hưởng gì tới vấn đề
nghèo đói và công tác xóa nhà tạm?
- Phân tích các đặc điểm kinh tế, xã hội có tác động gì tới mặt bằng chung
của công tác xóa nhà tạm hay không?
2. Giới thiệu tổng quan về điều kiện ăn ở của hộ nghèo tại xã Sóc Đăng, huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
2.1. Khái quát vấn đề nhà ở của hộ nghèo tại xã Sóc Đăng huyện Đoan Hùng
2.2. Điều kiện ăn ở của hộ nghèo tại xã Sóc Đăng
3. Các hoạt động xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ

4. Đánh giá công tác triển khai xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại huyện Đoan Hùng
4.1. Kết quả đã đạt được
4.2. Kết quả chưa đạt được
4.3. Nguyên nhân: Đưa ra các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan dẫn đến tình trạng nghiên cứu.
Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp thực hiện xóa nhà tạm cho hộ
nghèo của huyện Đoan Hùng
1. Phương hướng xóa nhà tạm cho hộ nghèo của huyện Đoan Hùng
2. Mục tiêu xóa nhà tạm cho hộ nghèo của huyện Đoan Hùng
3. Các chỉ tiêu cần đạt được
1
4. Một số giải pháp góp phần thực hiện tốt công tác triển khai xóa nhà tạm cho
hộ nghèo tại huyện Đoan Hùng trong thời gian sắp tới
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
4.1. Kết luận
4.2. Khuyến nghị
- Khuyến nghị 1: Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao
nhận thức và thay đổi thái độ của cộng đồng trong công tác xóa nhà tạm.
- Khuyến nghị 2: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các hộ nghèo trong
việc xóa nhà tạm và hoàn trả vốn vay đúng hạn.
- Khuyến nghị 3: Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ
làm công tác xóa đói giảm nghèo các cấp.
- Khuyến nghị 4: Triển khai các chương trình hoạt động nghiên cứu nhằm
phục vụ hiệu quả cho công tác xóa nhà tạm ở địa phương.
- Khuyến nghị 5: Đảm bảo các điều kiện cần thiết về nguồn lực tài chính
để thực hiện thành công chương trình xóa nhà tạm.
- Khuyến nghị 6: Có chính sách hỗ trợ chiến lược cho công tác xóa nhà
tạm.
6. Tài liệu tham khảo
1. Ban chỉ đạo xóa nhà tạm huyện Đoan Hùng, Kế hoạch kiểm tra thực hiện

cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo
năm 2010, số 01/KH-KT, ngày 17/1/2011.
1
2. Ban Tuyên giáo huyện ủy Đoan Hùng, Lịch sử Đảng bộ xã Sóc Đăng
(1930-2000), Xí nghiệp in Phú Thọ, 2002.
3. Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” huyện Đoan Hùng, Quyết định về việc
phân bổ quỹ “Vì người nghèo” cho hộ nghèo năm 2010, số 12/QĐ-BCĐ,
ngày 15/12/2010.
4. Bộ LĐ,TB&XH, Tài liệu tập huấn sử dụng cho cán bộ làm công tác xóa
đói giảm nghèo các đoàn thể, cấp tỉnh, thành phố và huyện, NXB Hà Nội,
1999.
5. Các văn bản pháp luật về chính sách hỗ trợ đối với người nghèo và bảo trợ,
cứu trợ xã hội, NXB Chính trị quốc gia, 2009.
6. Đoàn Hà, Từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo đến ngân hàng chính sách xã
hội, Thời báo ngân hàng, số 21, 12/3/2003.
7. Lê Thái Hùng, Phú Thọ hoàn thành xoá nhà tạm cho hộ nghèo,
, ngày 18-03-2011.
8. Nguyễn Hải Hữu, Về các giải pháp khả thi để thực hiện nhiệm vụ chiến lược xóa
đói giảm nghèo 2001-2003, Tạp chí khoa học xã hội số 4, 2001.
9. Nguyễn Sản, Đoan Hùng nỗ lực “xóa nhà tạm”, ,
24/10/2010.
10. Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
11. UBND huyện Đoan Hùng- BCĐ xóa nhà tạm, Kế hoạch triển khai xóa nhà
tạm cho hộ nghèo năm 2010 theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày
1
12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà
ở, số 01/KH-BCĐ, ngày 15/06/2010.
12. Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Thông tin kinh tế xã hội số 11. 2009.

×