Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH HƯNG TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH HƯNG TỈNH LONG AN

TIÊU THỊ DIỄM TRINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận "Phân tích hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh
huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An" do Tiêu Thị Diễm Trinh, sinh viên khóa 31, ngành
Kế Tốn, đã bảo vệ thành cơng trước hội đồng vào ngày ____________________.

TRỊNH ĐỨC TUẤN
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc!
Con xin gửi đến ông bà, cha mẹ, những người đã tạo ra và nuôi dưỡng con nên
người, lời biết ơn vô ngần.
Xin ghi nhớ và gửi lời cảm ơn tha thiết đến các thầy cô, những người đã cho em
hành trang kiến thức để em vững bước vào đời .
Xin đặc biệt biết ơn thầy Trịnh Đức Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt thời gian em làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An, cùng tồn thể các
anh, chị, cơ, chú làm việc tại Ngân hàng đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong quá trình thực
tập.

Xin cảm ơn các bạn, những người đã luôn động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời
gian làm khóa luận.
Trân trọng!


NỘI DUNG TÓM TẮT
TIÊU THỊ DIỄM TRINH. Tháng 06 năm 2009. "Phân tích hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh
huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An”.
TIEU THI DIEM TRINH. June 2009. "Analysing of the Credit Operations at
Bank for Agriculture and Rural Development of Viet Nam, Branch Vinh Hung
District, Long An Province".
Khóa luận có các nội dung sau:
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội huyện Vĩnh Hưng.
- Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An.
- Đánh giá hoạt động cho vay và huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An.
- Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An.
- Đưa ra giải pháp để hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An đạt hiệu quả
cao hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

U

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu


2

1.3.1. Nội dung

2

1.3.2. Địa bàn.

2

1.3.3. Đối tượng.

2

1.3.4. Thời gian.

2

1.4. Cấu trúc khóa luận.

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long
An


4

2.2. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi
nhánh huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

6

2.2.1. Lịch sử phát triển

6

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

7

2.2.3. Cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

7

2.2.4. Cơ cấu lao động

9

2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

10

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U


3.1. Cơ sở lý luận

14
14

3.1.1. Tín dụng và vai trị của tín dụng

14

3.1.2. Chức năng của tín dụng: gồm 3 chức năng:

15

3.2. Các hình thức tín dụng

16
v


3.3. Một số qui định về thủ tục cho vay và điều kiện cho vay

19

3.3.1. Nguyên tắc vay vốn

19

3.3.2. Điều kiện vay vốn

19


3.4. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng trong nơng nghiệp

19

3.5. Các nghiệp vụ chính của Ngân hàng

20

3.5.1. Hoạt động huy động vốn

20

3.5.2. Hoạt động cung ứng vốn

20

3.6. Rủi ro tín dụng

21

3.6.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

21

3.6.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro

22

3.7. Quy trình xét duyệt cho vay


23

3.8. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng

24

3.9. Phương pháp nghiên cứu

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Tổng quát tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh
Vĩnh Hưng – Long An qua 2 năm (2007-2008)

27

4.2. Tình hình huy động vốn tại NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Hưng –
Long An qua 02 năm (2007-2008)

30

4.2.1. Tình hình huy động vốn qua 02 năm:

30

4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn


33

4.3. Tình hình cho vay tại NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Hưng giai
đoạn 2007-2008

36

4.3.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề qua 02 năm

37

4.3.2. Phân tích doanh số cho vay trung hạn theo ngành nghề qua 02 năm

39

4.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay

41

4.3.3. Đánh giá hoạt động cho vay và huy động vốn

44

4.4. Tình hình thu nợ tại NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Hưng giai đoạn
2007-2008

44

4.4.1. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề qua 02 năm


45

4.4.2. Phân tích doanh số thu nợ trung hạn theo ngành nghề qua 02 năm

48

vi


4.5. Tình hình dư nợ tại NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Hưng giai đoạn
2007-2008

49

4.5.2. Phân tích doanh số dư nợ ngắn hạn hạn theo ngành nghề qua 02 năm

51

4.5.2. Phân tích doanh số dư nợ trung hạn theo ngành nghề qua 02 năm

52

4.6. Tình hình nợ quá hạn tại NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Hưng giai
đoạn 2007-2008

54

4.6.1. Nguyên nhân gây ra NQH:


56

4.6.2. Xử lý NQH:

57

4.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng

57

4.7.1. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội

57

4.7.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng

59

4.8. Một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại NHNo &PTNT.

61

4.8.1. Tồn tại khách quan

61

4.8.2. Tồn tại chủ quan

62


4.9. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro

64

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

5.1. Kết luận

66

5.2. Kiến nghị

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBTD

Cán bộ tín dụng


DN

Dư nợ

DS

Doanh số

Đvt

Đơn vị tính

HC

Hành chính

KH

Khách hàng

KH – KD

Kế hoạch – Kinh doanh

KT – NQ

Kế toán – Ngân quỹ

NH


Ngân hàng

NHNo &PTNT

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NQH

Nợ quá hạn

NV

Nguồn vốn

STT

Số thứ tự

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TD

Tín dụng

THCS

Trung học cơ sở

TP

Trưởng phịng

VHĐ

Vốn huy động

VTD

Vốn tín dụng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai Huyện Vĩnh Hưng

5


Bảng 2.2. Lực Lượng Cán Bộ Công Nhân Viên Chia Theo Phịng Ban

7

Bảng 2.3. Trình Độ Văn Hóa Của Cán Bộ Cơng Nhân Viên NHNo &PTNT Huyện
Vĩnh Hưng

9

Bảng 2.4. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu trong 05 năm qua

10

Bảng 4.1. Bảng Tổng Hợp DS Huy Động Vốn, DS Cho Vay, Thu Nợ, Dư Nợ, Nợ Quá
Hạn Qua 02 Năm 2007 – 2008

28

Bảng 4.2. Tình Hình Huy Động Vốn Qua 02 Năm

31

Bảng 4.3. Lãi Suất Huy Động Vốn Năm 2007,2008

34

Bảng 4.4. Lãi Suất Huy Động Năm 2008 của NHNo &PTNT và Một Số Ngân hàng
Khác Đóng trên Địa Bàn Tỉnh Long An (Trả Lãi Cuối Kỳ)

35


Bảng 4.5. Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn qua 02 Năm của NHNo &PTNT Việt
Nam Chi nhánh Vĩnh Hưng

36

Bảng 4.6. Doanh số cho vay ngắn hạn qua 02 năm

37

Bảng 4.7. Doanh Số Cho Vay Trung Và Dài Hạn Qua 02 Năm

40

Bảng 4.8. Biến Động Lãi Suất Cho Vay Qua 02 Năm Tại NHNo &PTNT Vĩnh Hưng
42
Bảng 4.9. Lãi Suất Cho Vay Năm 2008 của NHNo &PTNT và Một Số Ngân hàng
Khác Đóng trên Địa Bàn Tỉnh Long An

43

Bảng 4.10. Doanh Số Cho Vay Và Nguồn Vốn Huy Động

44

Bảng 4.11. Doanh Số Thu Nợ qua 02 Năm

45

Bảng 4.12. Doanh Số Thu Nợ Ngắn Hạn Qua 02 Năm


46

Bảng 4.13. Doanh Số Thu Nợ Trung Và Dài Hạn Qua 02 Năm:

48

Bảng 4.14. Doanh Số Dư Nợ qua 02 Năm

50

Bảng 4.15. Dư Nợ Ngắn Hạn Qua 02

51

Bảng 4.16. Dư Nợ Trung Và Dài Hạn Qua 02 Năm

53

Bảng 4.17. Tình Hình Nợ Quá Hạn Qua 02 Năm

54

Bảng 4.18. Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn Qua 02 Năm

55

Bảng 4.19. Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Của Tín Dụng

60


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý

8

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện kết quả thực hiện 1 số chỉ tiêu trong 05 năm

11

Hình 3.1. Sơ Đồ Quy Trình Xét Duyệt Cho Vay

23

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Nguồn Vốn Huy Động qua 02 Năm

33

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số Cho Vay qua 02 Năm

37

Hình 4.3. Biểu đồ cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế qua 02 năm

38


Hình 4.4. Biểu đồ cho vay trung hạn phân theo ngành kinh tế qua hai năm

40

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số Thu Nợ qua 02 Năm

45

Hình 4.6. Biểu đồ thu nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế qua 02 năm

46

Hình 4.7. Biểu đồ thu nợ trung hạn phân theo ngành kinh tế qua 02 năm.

48

Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số Dư Nợ qua 02 Năm

50

Hình 4.9. Biểu đồ dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế qua 02 năm.

51

Hình 4.10. Biểu đồ dư nợ trung hạn phân theo ngành kinh tế qua 2 năm.

53

Hình 4.11. Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số Nợ Quá Hạn qua 02 Năm


55

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Báo cáo kết quả các chỉ tiêu kinh doanh
Phụ lục 2: Tóm tắt kết quả kinh doanh năm 2006; 2007; 2008
Phụ lục 3: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX&CN năm 2008, định hướng hoạt
động tín dụng năm 2009

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu và là đòi hỏi khách quan

của q trình hợp tác và phân cơng lao động quốc tế. Xu thế này đang dần bao trùm
lên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực tài chính Ngân
hàng. Tính hai mặt của q trình hội nhập nền kinh tế quốc tế bản thân nó có tác động
thúc đẩy hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các lĩnh vực của nền kinh tế, mặt khác nó
cũng làm gia tăng cạnh tranh và đặt ra những thách thức đối với hệ thống Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam khi tham gia quá trình hội nhập.
Các yêu cầu đặt ra với ngành NH là đổi mới hoạt động sao cho phù hợp với cơ
chế mới với hàng loạt các vấn đề quan trọng cần giải quyết như: làm thế nào để tạo

nguồn vốn hoạt động dồi dào, sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả, tăng cường
kiểm sốt các hoạt động của ngành cũng như làm thế nào để nâng cao chất lượng TD,
hạn chế rủi ro nhằm tạo cho mình một vị thế vững chắc.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong những năm qua các NH
không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tại những địa bàn trọng điểm,
các khu cơng nghiệp, các khu dân cư ven trung tâm thành phố để tiếp cận KH mới và
kết quả đạt được rất khả quan.
Long An là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nơng nghiệp, đây cũng là tỉnh có
số hộ nơng dân nghèo tương đối cao nên đầu tư vốn cho nông nghiệp là vấn đề thiết
yếu mà Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cũng như huyện Vĩnh Hưng rất quan tâm. Thực tế vốn
tự có dùng cho sản xuất của người dân cịn hạn chế, do đó cần có nguồn vốn từ Ngân
hàng cho vay, thông qua hoạt động TD của NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh
huyện Vĩnh Hưng đưa nguồn vốn hỗ trợ những hộ nông dân nhằm đảm bảo sản xuất
đạt hiệu quả cao.


NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng đã và đang cố gắng đạt
yêu cầu phát triển kinh tế của huyện nhà, huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong
các tầng lớp dân cư làm nhịp cầu điều hòa vốn từ nơi “thừa” đến nơi “thiếu” trở thành
trung tâm tiền tệ lớn cả về số lượng lẫn chất lượng để huy động triệt để nguồn vốn
trong dân cư, sử dụng vốn huy động để cho vay đạt hiệu quả đó là vấn đề mà cán bộ
cơng nhân viên trong NH quan tâm.
Từ những nhận định trên, cùng với sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm khoa Kinh
Tế, trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và Ban giám đốc Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng, đã
thúc đẩy tơi chọn đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo &PTNT Việt Nam
Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá
hạn để tìm ra mặt yếu, mặt mạnh, những tồn tại và từ đó đưa ra các biện pháp để phát

huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của
NH.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung
-Xem xét tình trạng huy động và cung ứng vốn của NH qua thông tin năm 2007,
2008.
-Xem xét rủi ro do NQH mang lại.
1.3.2. Địa bàn.
Tỉnh Long An.
1.3.3. Đối tượng.
Doanh số huy động vốn, doanh số cho vay, doanh số dư nợ, doanh số thu nợ năm
2007, 2008 của NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng.
1.3.4. Thời gian.
Từ 01/03/2009 đến ngày 16/05/2009.
Với thời gian nghiên cứu có hạn, bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiển,
kiến thức chưa sâu nên trong quá trình làm đề tài chắc hẳn khơng tránh khỏi những sai
sót, kính mong q thầy cơ và các bạn đồng khoa giúp đỡ để đề tài hoàn thiện hơn.
2


1.4. Cấu trúc khóa luận.
Chương 1. Mở đầu: lý do chọn khóa luận, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như sơ lược về nội dung của đề tài.
Chương 2. Tổng quan
- Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Long
An.
- Giới thiệu sơ lược về NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Khái niệm chung về tín dụng Ngân hàng, nghiệp vụ cho vay và huy động vốn.
- Phương pháp phân tích trình bày phương pháp thu thập số liệu và phương

pháp xử lý thông tin mà đề tài sử dụng.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
- Đánh giá hoạt động cho vay và huy động vốn của NHNo &PTNT Việt Nam
Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng qua 02 năm 2007, 2008.
- Đánh giá, tìm nguyên nhân và phân tích chi tiết, tạo cơ sở cho những đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, giảm thiểu rủi ro TD cho đơn vị.
Chương 5. Kết luận và đề nghị
Trên cơ sở chương 4, rút ra kết luận và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động cho vay và huy động vốn của NHNo &PTNT Việt Nam Chi
nhánh huyện Vĩnh Hưng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Vĩnh Hưng, tỉnh
Long An
Ngày 30 tháng 03 năm 1978, chính là thời điểm đánh dấu sự hình thành của
một vùng quê hương mang tên gọi Vĩnh Hưng, một đơn vị hành chính cấp huyện được
chính thức tách ra từ huyện Mộc Hóa.
Ngay từ ngày đầu thành lập, là một huyện phía tây bắc của tỉnh Long An, với
diện tích tự nhiên rộng 890,33 km², bao gồm 11 xã, dân số 24.500 nhân khẩu (thời
điểm 1978), là huyện có mật độ dân cư thấp nhất tỉnh. Ngày 24 tháng 03 năm 1994
tách huyện Tân Hưng và một số xã, đến nay Vĩnh Hưng, có diện tích hơn 380 km², dân
số hiện nay là 45.836 nhân khẩu, gồm có 09 xã, một thị trấn trong đó có 05 xã có
đường biên giới giáp nước bạn Campuchia là Tuyên Bình, Thái Trị, Thái Bình Trung,
Hưng Điền A, Khánh Hưng. Từ đặc điểm địa lý, từ cột mốc lịch sử hình thành càng
làm nổi bậc bao khó khăn, gian khổ mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Vĩnh Hưng đã

phải vượt qua. Ngay từ ngày đầu thành lập, Vĩnh Hưng đã đảm nhận trọng trách nặng
nề, trở thành tiền đồn vững chắc án ngữ trước đầu sóng, ngọn gió trong cuộc chiến
tranh vệ quốc, giữ gìn tồn vẹn từng tấc đất của tổ quốc vùng biên giới Tây nam.
Nếu như 30 năm trước nhân dân Vĩnh Hưng chủ yếu sản xuất cây lúa nước một
vụ bấp bênh, năng suất thấp, thì nay 100% diện tích sản xuất (trên 26.000 ha) cây lúa 2
vụ ăn chắc, năng suất cao. Tổng sản lượng lương thực năm 2007 đạt 270.489 tấn,
lương thực bình quân đầu người ước đạt 6.200 kg/người/năm (gấp 9 lần năm 1983).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện hàng năm đạt từ 10-12%; tồn huyện hiện nay
khơng cịn hộ đói; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,14%. Các cơng trình xây dựng cơ bản như:
điện, đường, trường, trạm, cụm tuyến dân cư, chợ, nước sạch,…được triển khai đều
khắp ở các xã. Giáo dục và y tế đảm bảo nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân, Vĩnh Hưng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục
THCS, các chương trình y tế quốc gia hàng năm thực hiện đạt trên 95%, hiện có 7/10
Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 80% Trạm y tế xã có bác sĩ về cơng tác; bệnh viện đa
khoa mới đang được triển khai xây dựng giai đoạn I. Tình hình an ninh, chính trị và


trật tự, an toàn xã hội cả trên tuyến biên giới và trong khu vực nội địa ổn định, duy trì
tốt mối quan hệ với chính quyền và nhân dân các địa phương bạn Campuchia; kỷ
cương, pháp luật được giữ vững.
Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp
Nói đến sản xuất nơng nghiệp thì huyện Vĩnh Hưng là một trong những huyện
có thế mạnh về nơng nghiệp, điều này thể hiện ở bàng dưới đây:
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai Huyện Vĩnh Hưng
Đvt: ha
Thứ tự

Mục đích sử dụng đất




Tổng diện tích tự nhiên

Tổng số
38548,15

1

Đất nơng nghiệp

NNP

33524,72

1.1

Đất sx nơng nghiệp

SXN

30547,91

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

30407,08


1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

30050,19

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

356,89

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

140,83

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP


2821,63

1.2.1

Đất rừng sx

RSX

2811,63

1.2.2

Đất rừng phịng hộ

RPH

10,00

1.3

Đất ni trồng thủy sản

NTS

145,40

1.4

Đất nơng nghiệp khác


NKH

9,78

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

4388,58

2.1

Đất ở

OTC

463,94

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

383,21

2.1.2


Đất ở tại đô thị

ODT

80,73

2.2

Đất chun dùng

CDG

2585,43

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp CTS

45,91

2.2.2

Đất quốc phịng

CQP

34,46

2.2.3


Đất an ninh

CAN

4,98

2.2.4

Đất sx, kd phi nơng nghiệp

CSK

1,80

2.2.5

Đất có mục đích cơng cộng

CCC

2498,28

2.3

Đất tơn giáo, tín ngưỡng

TTN

0,42


2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

24,02

2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN

1277,48

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

37,29

3

Đất chưa sử dụng

CSD

634,85


Nguồn tin: Thống kê huyện Vĩnh Hưng

5


Với số liệu ở bảng 2.1, ta thấy diện tích đất nơng nghiệp chiếm diện tích rất lớn
trong tổng diện tích đất tự nhiên. Nên sản lượng lúa hàng năm đủ cung cấp cho 100%
dân số trong huyện. Như vậy việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng là rất cần thiết, để
chuyển dịch cơ cấu cây trồng được thì phải cần đến vốn tín dụng của Ngân hàng.
Góp phần vào sự phát triển và phồn thịnh của nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà, hoạt
động của ngành NH ngày càng mở rộng và phát triển. Trong đó khơng thể khơng nói
đến NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng nhận vốn từ ngân sách
Nhà nước.
2.2. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An
2.2.1. Lịch sử phát triển
NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng là chi nhánh trực thuộc
NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An. Chi nhánh đặt tại khu phố I –
Đường 30/4 thị trấn Vĩnh Hưng huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An, được xây dựng và
trưởng thành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh
Long An. Trong quá trình phát triển từ năm 1978 đến nay chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ năm 1978 NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh
Hưng mang tên là Ngân hàng Nhà nước huyện Vĩnh Hưng.
- Giai đoạn 2: từ năm 1988 đến 1990 thực hiện Chỉ thị 400/CT ngày
14/11/1990 của Thủ tướng Chính phủ ban hành đã tách hệ thống Ngân hàng Nhà nước
thành NHNo &PTNT Long An trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Nên Ngân hàng Nông
Thôn huyện Vĩnh Hưng được đổi tên “NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện
Vĩnh Hưng”.
- Giai đoạn 3: từ năm 1990 đến nay cùng với việc ban hành Pháp lệnh Ngân
hàng, hợp tác xã tín dụng, cơng ty tài chính (24/5/1990) và hàng loạt Nghị định của

Chính phủ được ban hành trong đó có Quyết định cơng nhận Ngân hàng huyện Vĩnh
Hưng là doanh nghiệp Nhà nước, cùng với sự chuyển đổi trên theo quyết định của
Chính phủ năm 1990. NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng chính
thức được NHNo &PTNT tỉnh Long An thành lập vào ngày 15/10/1996, Thống Đốc
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam được sự ủy quyền của Thủ Tướng Chính Phủ theo

6


văn bản số 3329/ĐMĐN ngày 11/7/1996 theo quyết định đổi tên NHNo &PTNT Việt
Nam Chi nhánh Vĩnh Hưng cho đến nay.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
a) Chức năng
NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng có chức năng kinh
doanh tiền tệ - tín dụng - thanh tốn và dịch vụ Ngân hàng.
b) Nhiệm vụ
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức thuộc các thành
phần kinh tế và dân cư theo hình thức tiền gởi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, có thể phát
hành kỳ phiếu khi được NHNo &PTNT cấp trên cho phép.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nước.
- Tiếp nhận tiền gởi kho bạc, tiền gởi của các tổ chức khác trong huyện.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp,
công ty cổ phần, hợp tác xã, hộ gia đình,sản xuất kinh doanh nông ngư và chế biến sản
phẩm nông nghiệp trên địa bàn tùy theo tính chất và khả năng của nguồn vốn.
2.2.3. Cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
a) Cơ cấu tổ chức
NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng gồm 27 cán bộ cơng
nhân viên biên chế có cơ cấu tổ chức như sau:
Bảng 2.2. Lực Lượng Cán Bộ Công Nhân Viên Chia Theo Phịng Ban

STT

Tiêu chí

Số lượng (người)

1

Ban giám đốc

3

2

Phịng kế tốn & ngân quỹ

8

3

Phịng kế hoạch & kinh doanh

12

4

Kiểm sốt & hành chính

4


Tổng cộng

27
Nguồn tin: phịng kế hoạch kinh doanh

7


NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng thành lập hơn 30 năm
với số vốn huy động hiện nay tương đối cao, cơ sở kỹ thuật, nghiệp vụ NH được nâng
cao, kỷ cương kỷ luật nghiêm khắc, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.
Hiệu quả kinh doanh của NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng có
lãi và nguồn vốn đạt được năm sau cao hơn năm trước.
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý
Ban giám đốc

Kiểm sốt - HC

Phịng KH - KD

Phịng KT - NQ

Nguồn tin: Phòng kế hoạch kinh doanh
b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban giám đốc gồm 3 người:
- Giám đốc: trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của NH, tiếp nhận các chỉ thị
cấp trên phổ biến cho cán bộ công nhân viên trong NH, đồng thời chịu trách nhiệm
trước pháp luật về những quyết định của mình, đề ra những biện pháp, giải pháp để
thực hiện đạt hiệu quả.
- Phó giám đốc: là người được giám đốc ủy quyền một số nhiệm vụ, chịu trách

nhiệm trước pháp luật và trước giám đốc với quyết định của mình.
Phịng Kế hoạch và Kinh doanh:
Làm tham mưu cho Ban giám đốc, phân tích hoạt động kinh doanh đề xuất
chiến lược huy động vốn, chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, hoạch định
phương án đầu tư có hiệu quả, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, báo cáo sơ kết,
tổng kết hàng tháng. Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định cho vay các dự án thuộc các
thành phần kinh tế.
Phịng Kế tốn và Ngân quỹ:
- Kế tốn trực tiếp hoạch tốn kế tốn đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách
quan, hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định của NHNo &PTNT
8


Việt Nam. Phân tích chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết tốn thu - chi tài chính, xử lý,
cung cấp và lưu trữ thông tin tại Chi nhánh, chấp hành tốt chế độ báo cáo và giải trình
thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm với Ngân hàng cấp trên, cập nhật và xử lý
thông tin dữ liệu kịp thời chính xác nhằm phục vụ cho yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của
Ban giám đốc và chuyển tiếp thông tin lên cấp trên.
- Ngân quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng quy định về nghiệp vụ thu
và chi tiền mặt.
Tổ kiểm sốt và hành chính:
Kiểm tra lại toàn bộ việc cho vay và thu nợ, thu chi tài chính của NH, nắm bắt
và xử lý thơng tin kịp thời, kiểm tra theo định kỳ để chấn chỉnh những sai sót trong
q trình hoạt động kinh doanh và báo cáo đề xuất cho Ban giám đốc, báo cáo thống
kê kịp thời về NH cấp trên.
2.2.4. Cơ cấu lao động
Trong bất kỳ tổ chức hoạt động nào có hiệu quả hay khơng thì yếu tố lao động
có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến tính hoạt động của đơn vị, để đánh giá được cơ cấu
trình độ của nhân viên NHNo &PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng, chúng
tơi có bảng sau:

Bảng 2.3. Trình Độ Văn Hóa của Cán Bộ Công Nhân Viên NHNo &PTNT Huyện
Vĩnh Hưng
Khoản mục

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

1. Đại học

15

56

2. Cao đẳng

1

4

3. Đang học cao đẳng, đại học

4

15

4. Trung cấp

5


19

5. Sơ cấp

2

7

27

100

Tổng

Nguồn tin: Phòng kế hoạch kinh doanh

9


Bảng 2.3 cho thấy trình độ văn hóa tương đối cao đáp ứng được nhu cầu hoạt
động của NHNo hiện nay. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm kiến thức chuyên mơn để cán
bộ cơng nhân viên nâng cao trình độ ngang tầm với sự phát triển của ngành NH.
2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm gần đây, NH đã thật sự đổi mới và đạt được những thành tựu
to lớn. Hoạt động NH góp phần kìm chế lạm phát, ổn định giá cả, mở rộng đầu tư sản
xuất, kinh doanh. Hòa chung với sự phát triển hệ thống NH trên cả nước, NHNo
&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng đã góp phần vào sự phát triển tỉnh nhà
nói chung và kinh tế huyện nói riêng, qua việc đầu tư hỗ trợ vốn cho các thành phần
kinh tế nhất là trong nông nghiệp, chăn nuôi và thương mại - dịch vụ.
Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Hưng, NH còn chú

trọng đến doanh thu và chi phí phát sinh tại đơn vị, để tạo ra lợi nhuận cao nhất nhằm
duy trì hoạt động được bền vững. Trên thực tế kết quả hoạt động của NH qua hai năm
được thể hiện như sau:
Bảng 2.4. Kết Quả Thực Hiện Một Số Chỉ Tiêu trong 05 Năm Qua
Đvt: Tỷ đồng
Năm
Tổng vốn huy động
Tổng DS cho vay
Lợi nhuận sau thuế

2004

2005

2006

2007

2008

34,136

38,603

38,300

40,187

62,541


264,457

310,651

341,725

372,119

469,965

5,196

6,106
7,79
9,066
5,925
Nguồn tin: Phòng kế hoạch kinh doanh

10


Hình 2.1. Biểu Đồ Thể Hiện Kết Quả Thực Hiện Một Số Chỉ Tiêu trong 05 Năm

Triệu đồng
500.000
450.000
400.000
350.000
300.000


Tổng vốn huy động

250.000

Tổng DS cho vay

200.000

Lợi nhuận sau thuế

150.000
100.000
50.000
0

2004

2005

2006

2007

2008

Nguồn tin: Tính tốn tổng hợp
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy các chỉ tiêu đều tăng qua các năm. Riêng năm 2008
lợi nhuận giảm xuống với số lượng lớn, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
tồn cầu, nhưng đó là một mức lợi nhuận tương đối cao.
Kết quả trên thể hiện qua hoạt động TD tại NHNo &PTNT Việt Nam Chi

nhánh huyện Vĩnh Hưng đạt được thành tích cao, đó là do NH đa dạng hóa phương
thức cho vay ở các loại hình kinh tế, tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chun
mơn nghiệp vụ cao.
2.2.6. Thuận lợi, khó khăn và mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2009
a) Thuận lợi
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các ngành có liên quan nên
đã tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong hoạt động kinh doanh mở rộng mạng lưới, đối
tượng đầu tư, xử lý và thu hồi nợ vay.
- Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế địa phương làm cơ sở để NH xây
dựng kế hoạch hoạt động.

11


- Chính quyền các địa phương ln có sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động NH
trong việc thẩm định, định hướng, cùng NH kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay
của KH.
- Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của ngành luôn được cập nhật, triển
khai kịp thời. Phù hợp thực tiễn ở địa phương.
- Kinh tế - xã hội địa phương ổn định và phát triển với tốc độ phát triển chung
của cả nước; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
- Môi trường và thị phần kinh doanh ổn định.
b) Khó khăn
- Nợ tồn đọng như cho vay khắc phục hậu quả bão, cho vay tơn nền, nợ rủi ro
khó thu hồi nên ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh.
- Nguồn vốn huy động giảm và thay đổi tỷ lệ nguồn vốn tự lực trong nguồn vốn
huy động được cân đối cho vay đã ảnh hưởng đến khả năng mở rộng TD.
c) Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2009
- Mục tiêu
+ Huy động vốn

Phát huy những mặt làm được trong các năm qua chi nhánh sẽ phấn đấu đạt
mức vốn huy động cuối năm 45,000 tỷ, tăng 5,000 tỷ so với năm 2008, đạt tỷ lệ tăng
12,5% so với năm 2008.
+ Dư nợ:
. Duy trì và tăng trưởng TD có chất lượng: kế hoạch dư nợ TD năm 2009 đạt
360,000 tỷ, tăng 27,000 tỷ so với kế hoạch năm 2008, tỷ lệ tăng 8%. Trong đó:
. Dư nợ ngắn hạn: 230 tỷ, chiếm tỷ trọng 63.89%.
. Dư nợ cho vay trung, dài hạn: 130 tỷ chiếm 36.11%/ tổng dư nợ.
. Dư nợ cho vay nông nghiệp và nông thơn: 334,6 tỷ. Trong đó: Dư nợ Hộ sản
xuất và cá nhân: 295 tỷ.
Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: 25,4 tỷ.
+ Tỷ lệ nợ xấu
Từ nhóm 3 đến nhóm 5: < 2%/ tổng dư nợ.

12


- Giải pháp
Trong chỉ đạo điều hành bảo đảm cho hoạt động NH đúng theo pháp luật, quy
chế, đúng chức năng nhiệm vụ, phân công trách nhiệm rõ ràng, tập trung nâng cao chất
lượng tín dụng lấy mục tiêu lợi nhuận làm hàng đầu, thực hiện chi tiêu tiết kiệm hợp
lý, các khoản chi phải có hiệu quả có ý nghĩa tương xứng.
Tăng cường công tác huy động vốn, tăng thu dịch vụ các tiện ích phục vụ KH
để thu hút tiền gởi, tập trung vào những KH có tiềm năng nhưng phải quan tâm khai
thác nguồn tiền gởi của dân cư.
Tăng trưởng TD phải đi đôi với chất lượng TD, tìm dự án khả thi để có hiệu
quả, loại dần những KH khơng có hiệu quả, KH có nợ quá hạn trên 12 tháng, tập trung
chỉ đạo xử lý nợ tồn đọng, nợ quá hạn. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan tâm chỉ đạo và
thực hiện xuyên suốt, phân loại KH trên 50 triệu đồng để áp dụng các chính sách biện
pháp TD phù hợp, kiên quyết loại ngay từ đầu những trường hợp không đủ điều kiện

vay vốn.
Tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện chấn chỉnh sai sót
xử lý nghiêm mọi vi phạm, kiểm tra sử dụng vốn, đối chiếu nợ, kiểm tra đảm bảo nợ,
theo dõi chặt chẽ kỳ hạn trả nợ, không để nợ xấu phát sinh.
Tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng, CBTD đạt 44,4% tổng số
CBCNV, thường xuyên phải giáo dục phong cách giao dịch, phẩm chất đạo đức cho
cán bộ công nhân viên.
Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong cán bộ nhân viên trong
tháng, năm.
Giữ vững các danh hiệu cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh các đoàn thể vững
mạnh.
Bảo vệ an tồn tài sản, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa xã hội.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Tín dụng và vai trị của tín dụng
a) Sự cần thiết khách quan của tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, sự vận động của vốn tiền tệ phụ thuộc vào quá
trình sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Do vậy ở một thời điểm nào đó sẽ phát sinh
hiện tượng: có những đơn vị kinh tế có vốn dư thừa, trong khi đó có những đơn vị kinh
tế khác đang tạm thời thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Đây là mâu thuẫn xảy ra thường
xuyên và phổ biến trong nền kinh tế. Để giải quyết được mâu thuẫn này cần sử dụng
vai trò của TD tập trung và phân phối lại nguồn tiền trên nguyên tắc có hồn trả, góp
phần điều hịa cung cầu vốn, tạo tiền đề để phát triển kinh tế đất nước.
Ngoài ra, TD cịn góp phần khuyến khích tiết kiệm trong xã hội, huy động vốn

nhàn rỗi từ các tổ chức cá nhân và các tổ chức kinh tế, để đầu tư vào tài sản cố định và
cơ sở hạ tầng, đầu tư nghiên cứu khoa học,…phục vụ tái sản xuất và mở rộng trong
tương lai.
b) Khái niệm tín dụng
TD là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó có một bên chuyển giao tiền
hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận
tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả cả vốn lẫn lãi theo thời gian đã được thỏa thuận.
c) Sự ra đời của tín dụng
Sự phân cơng lao động của xã hội và sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất là cơ sở ra đời của TD. Về xã hội sự xuất hiện tư hữu sản xuất là cơ sở hình thành
sự phân hóa xã hội về của cải, tiền tệ có xu hướng khơng về một số người có thu nhập
thấp hoặc khơng đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Như vậy địi hỏi có TD
giải quyết.
14


×