Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM KÊNH THAM LƯƠNG PHƯỜNG 14 QUẬN GÒ VẤP TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.61 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM KÊNH THAM LƯƠNG
PHƯỜNG 14 QUẬN GÒ VẤP
TP HỒ CHÍ MINH

TÔ THỊ MAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng7/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI
DO Ô NHIỄM KÊNH THAM LƯƠNG PHƯỜNG 14 QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH” do Tô Thị Mai sinh viên khóa 31, ngành KINH Tế TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

TS ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Người hướng dẫn

Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn và tấm lòng biết ơn sâu sắc tới Bố-Mẹ
những người đã sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ cho con có được ngày hôm nay. Con
cầu chúc Bố Mẹ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để luôn là chỗ dựa vững chắc cho con
trên đường đời.
Tôi luôn biết ơn Ban giám hiệu, tất cả quý thày cô, đặc biệt là các thày cô trong
khoa kinh tế trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm
cũng như vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn tới thày Đặng Minh Phương đã hướng dẫn chỉ bảo
tận tình cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường cũng như trong thời gian
thực tập luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn thày, kính chúc thày cùng gia
đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo của UBND phường 14,
Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Gò Vấp đã luôn tận tình tạo điều kiện tốt cho tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, những người luôn sát cánh bên tôi trong những
lúc gặp khó khăn, cùng tôi chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống và luôn động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành gửi lời tri ân và lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả mọi
người!
TP.HCM ngày 18 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Tô Thị Mai


NỘI DUNG TÓM TẮT
TÔ THỊ MAI. Tháng 07 năm 2009. “ Định Giá Tổn Hại Do Ô Nhiễm Kênh
Tham Lương Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh”
TO THI MAI. July 2009. “Evaluating Damages Caused By Tham Luong
Canal Pollution In 14 Ward, Go Vap District, Ho Chi Minh City”
Khóa luận tìm hiểu về nguyên nhân gây ô nhiễm kênh rạch trên địa bàn Thành
phố nói chung và kênh Tham Lương nói riêng.
Qua khảo sát thực tế đề tài đã chỉ ra được đặc điểm đất đai, tình hình sức khỏe
và các bệnh thường gặp phải do ô nhiễm gây ra tại khu vực nghiên cứu.
Bằng phương pháp hồi quy để chạy các hàm chi phí sức khỏe bị ảnh hưởng bởi
ô nhiễm và hàm hưởng thụ để tính tổn hại giá đất đai bị mất do ô nhiễm. Bằng các
phương pháp này đề tài đã tính ra được giá trị tổn hại ở Phường 14 về đất đai là 469
triệu/năm, tổn hại sức khỏe là 18 triệu/năm, từ đó tính ra được giá trị tổn hại vĩnh viễn
do ô nhiễm là 6,9 tỷ. Đây là con số tổn hại vô cùng lớn đối với nền kinh tế của một
phường nói riêng và của toàn Thành phố nói chung. Vì vậy cần các cấp các ngành, các
cơ quan chính quyền cần có những biện pháp khôi phục ô nhiễm cũng như phương
hướng phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG I

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu:


2

1.3. Nội dung nghiên cứu

2

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu

3

1.4.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

3

1.4.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu

3

1.4.4. Phạm vi về thời gian nghiên cứu

3

1.5 Cấu trúc khóa luận:

4


CHƯƠNG 2

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh

5

2.2.1. Lịch sử hình thành

6

2.2.2. Vị trí địa lý

6

2.2.3. Địa hình

6

2.2.4. Khí hậu thời tiết

7

2.2.5. Địa chất đất đai


7

2.2.6. Nguồn nước và thuỷ văn

7

2.2.7. Thảm thực vật

8

2.2.8. Sắc thái

8

2.3. Tổng quan về quận Gò Vấp

8

2.3.1. Lịch sử hình thành

8
v


2.3.2 vị trí địa lí

9

2.3.3.Diện tích , dân số


9

2.3.4. Kinh tế

9

2.4. Tổng quan về Phường 14

13

2.4.1. Đặc điểm địa lý

13

2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội

13

2.4.3. Dân số

14

2.4.4. Về cơ sở hạ tầng, lĩnh vực đô thị

14

2.5. Tổng quan về kênh Tham Lương

15


CHƯƠNG 3

17

3.1. Cơ sở lý luận

17

3.1.1. Các khái niệm cơ bản về đất đai

17

3.1.2. Khái niệm về môi trường

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

28

3.2.1. Phương pháp giá hưởng thụ

28

3.2.2. Hàm số Cobb-Douglas

30

3.2.3. Cơ sở để lựa chọn và giải thích ý nghĩa của các biến giải thích


32

3.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

35

CHƯƠNG 4

36

4.1. Đặc điểm về môi trường TP

36

4.1.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch khu vực nội thành

36

4.1.2. Nguồn gốc của ô nhiễm nước kênh rạch

38

4.1.3. Thực trạng quản lí

40

4.2. Đặc điểm về môi trường tại khu vực nghiên cứu

44


4.2.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh Tham Lương

44

4.2.2. Tình trạng ngập úng

45

4.2.3. Đánh giá của người dân về tình hình môi trường nước kênh Tham Lương 45
4.3. Đặc điểm về đất đai tại khu vực nghiên cứu

47

4.3.1. Đặc điểm về vị trí đất ở

47

4.3.2. Đặc điểm về độ rộng mặt tiền đường

47

4.3.3. Đặc điểm về khoảng cách đến các khu tiện nghi

48

vi


4.3.4. Đặc điểm về khoảng cách từ nhà đến kênh


48

4.3.5. Đặc điểm về tình hình giao thông

49

4.3.6. Đặc điểm về tình hình an ninh trật tự

50

4.4. Kết quả kiểm định mô hình hàm đất đai

50

4.4.1.Các thông số ước lượng

50

4.4.2. Kiểm định các vi phạm của mô hình

51

4.4.3. Giải thích ý nghĩa của mô hình

53

4.4.4. Xác định phương trình đường cầu qua phương trình đường giá đất

55


4.4.5. Tính giá trị thiệt hại đất đai do ô nhiễm

56

4.5. Đặc điểm về chi phí phòng và chữa bệnh

57

4.5.1 Những bệnh người dân thường gặp do ô nhiễm gây ra

57

4.5.2 Đặc điểm về trình độ học vấn

58

4.5.3. Đặc điểm về tình hình thu nhập của người dân

58

4.5.4. Thông tin về khoảng cách tới Kênh

59

4.6. Kết quả nghiên cứu hàm chi phí sức khỏe

59

4.6.1 Các thông số của mô hình ước lượng.


59

4.6.2 Kiểm tra sự vi phạm của các giả thuyết

60

4.6.3. Giải thích ý nghĩa của mô hình

61

4.6.4. Xác định phương trình đường chi phí sức khỏe do ô nhiễm Kênh

62

4.6.5. Giải thích ý nghĩa hệ số co giãn của phương trình đường chi phí :

63

4.6.6. Giá trị thiệt hại sức khỏe do ô nhiễm

63

4.7. Tổng giá trị thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với sức khỏe và đất đai trong khu
vực

64

CHƯƠNG V

66


5.1 Kết luận

66

5.2. Kiến nghị

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

DT

Diện Tích

VND


Việt Nam Đồng

TTTT KH CN

Trung Tâm Thông Tin Khoa Học - Công Nghệ

NTSH

Nước Thải Sinh Hoạt

KCN, KCX

Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất

TN-MT

Tài Nguyên-Môi Trường

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Dân Cư Trong Phường 14

14

Bảng 3.1. Bảng Khung Giá Đất Ở Đô Thị


23

Bảng 3.2. Bảng Giá Trị Giới Hạn Cho Phép của Các Thông Số và Nồng Độ Các Chất
Ô Nhiễm trong Nước Mặt

25

Bảng 3.3. Thông Số Ô Nhiễm và Giới Hạn Cho Phép của NTSH

27

Bảng 4.1. Kết Quả Quan Trắc Chất Lượng Nước Kênh Tham Lương Từ Năm 20052008

44

Bảng 4.2. Số Liệu Thống Kê Mức Độ Ngập Úng ở Phường 14

45

Bảng 4.3. Số Liệu Đánh Giá Mức Độ Ô Nhiễm Môi Trường Của Người Dân Về Kênh
Tham Lương

46

Bảng 4.4. Số Liệu Thống Kê Về Vị Trí Nhà Ở Tại Phường 14

47

Bảng 4.5. Số Liệu Thống Kê Về Độ Rộng Mặt Tiền Đường


47

Bảng 4.6. Số Liệu Thống Kê Về Khoảng Cách Đến Các Khu Tiện Nghi

48

Bảng 4.7. Kết Quả Thống Kê Về Khoảng Cách Từ Nhà Đến Kênh

49

Bảng 4.8. Kết Quả Thống Kê Về Tình Hình Giao Thông

49

Bảng 4.9. Kết Quả Thống Kê Về Tình Hình An Ninh

50

Bảng 4.10. Kết Quả Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đất Đai

51

Bảng 4.11. Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Qui Bổ Sung

52

Bảng 4.12. Thông Tin Về Các Bệnh Thường Gặp Phải Do Ô Nhiễm

57


Bảng 4.13. Kết Quả Trình Độ Học Vấn Người Dân Trong Khu Vực

58

Bảng 4.14. Bảng Thống Kê Về Tình Hình Thu Nhập Của Người Dân Phường 14

58

Bảng 4.15. Kết Quả Thông Số Ước Lượng Mô Hình Yức Khỏe

59

Bảng 4.16 Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Qui Bổ Sung

60

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình ảnh minh họa ô nhiễm kênh Tham Lương

16

Hình 4.1. Một Đoạn Kênh Cầu Trắng Bị Ô Nhiễm Do Nước Thải Công Nghiệp

41

Hình 4.2. Đồ Thị Đường Giá Đất Theo Biến Ô Nhiễm


56

Hình 4.3. Đồ Thị Đường Chi Phí Bệnh Tật Do Ô Nhiễm

64

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bản đồ Quận Gò Vấp
Phụ lục 2. Kết xuất mô hình hồi qui đất đai
Phụ lục 3. Mô hình hồi qui bổ xung đa cộng tuyến
Phụ luc 4. Hiện tượng phương sai của sai số thay đổi (Heteroscedasticity)
Phụ lục 5. Hàm sức khỏe
Phụ luc 6. Hiện tượng phương sai của sai số thay đổi (Heteroscedasticity)
Phụ lục 7. Kết xuất mô hình hối qui bổ xung
Phục lục 8. Bảng giá trị thống kê mô tả các biến trong mô hình đường chi phí
Phụ lục 9. Bảng câu hỏi phỏng vấn

xi


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nền kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu đời sống vật chất ngày càng
nâng cao và tiện nghi hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với lượng rác thải đưa ra môi

trường càng nhiều hơn. Vì thế vấn đề ô nhiễm trở nên nóng bỏng, là vấn đề lo ngại và
bức xúc lớn của người dân, đặc biệt là những hộ sống lận cận kênh rạch, khi dòng sông
bị ô nhiễm có rất nhiều tổn hại gây ra từ ô nhiễm như giá trị nhà đất bị giảm xuống, chi
phí bệnh tật tăng lên, giá trị cảnh quan bị giảm, giá trị tài nguyên nước bị mất. Vấn đề
ô nhiễm kênh rạch không còn là chuyện của riêng ai, nó đã trở thành vấn nạn xã hội,
đặc biệt là những nước đang phát triển. Ở những nước này còn thiếu nhiều tiền, thiếu
vốn đầu tư cải tạo trong khi đó chỉ lo tập chung vào phát triển kinh tế. Và Việt Nam
cũng không ngoại lệ trong bối cảnh chung đó.
Thành phố Hồ Chí Minh - một Thành phố công nghiệp, dịch vụ hàng hoá lớn
nhất, sôi động nhất cả nước – thì vấn đề đối mặt với ô nhiễm là hoàn toàn không tránh
khỏi. Từ những hoạt động nhỏ, đơn giản hàng ngày: tắm giặt, nấu ăn đến các hoạt
động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
dịch vụ đã và đang là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đô
thị. Do đó để cải thiện chất lượng và bảo vệ môi trường thì việc nâng cao ý thức của
cộng đồng dân cư là điều không thể thiếu. Bảo vệ môi trường còn đồng nghĩa với việc
bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế mới,
một xã hội văn minh hơn.
Hiện nay cơ sở hạ tầng cấp thoát nước và giao thông đô thị của Thành phố đều
xuống cấp nghiêm trọng. Tình hình quản lý môi trường của các cơ sở cũng chưa được
quan tâm đúng mức. Lượng nước thải chưa được xử lý, nên hầu hết đều xả thẳng vào
các kênh rạch của Thành phố, gây ô nhiễm nguồn nước. Lượng rác thải ngày càng


tăng, số lượng rác thải mỗi năm là khoảng 1,6 – 1,7 triệu tấn. Công nghệ xử lý rác
không đạt hiệu quả.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm kênh Tham
Lương đã và đang được các đại biểu đề cập rất nhiều trong các cuộc họp hội đồng
nhân dân Thành phố trong những năm gần đây. Thế nhưng hàng ngày dòng Kênh này
vẫn phải hứng chịu hàng trăm, hàng ngàn m3 nước thải trực tiếp từ các nhà máy, từ các
hoạt động buôn bán nhà hàng khách sạn, giao thông thuỷ, kể cả việc đổ chất thải trái

phép ra sông.
Kênh Tham Lương ô nhiễm nghiêm trọng trong nhiều năm nay, đã làm mất vẻ
đẹp cảnh quan của Thành phố, giá trị nhà đất bị giảm, gây tổn hại tới sức khoẻ của con
người. Các bệnh tật nảy sinh chủ yếu từ việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ
sinh, gây ra nhiều bệnh kéo dài và có khả năng tử vong. Trước thực trạng và những
vấn đề nan giải nêu trên, để góp một phần giải quyết những vấn đề đó, đồng thời phát
triển bền vững và bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng dân cư đề tài: “Đánh giá tổn hại do
ô nhiễm kênh Tham Lương ở phường 14 quận Gò Vấp, TP HCM” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung: Đánh giá sự tổn hại do ô nhiễm của kênh Tham Lương.
Mục tiêu cụ thể:
+ phân tích hiện trạng ô nhiễm của kênh, tìm ra nguyên nhân gây nên ô nhiễm.
+ Lượng hoá những thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với sức khoẻ của người dân
và đối với giá trị đất đai tại khu vực này.
1.3. Nội dung nghiên cứu
a. Phân tích hiện trạng ô nhiễm của kênh, tìm ra nguyên nhân gây nên ô nhiễm.
+ Phân tích thực trạng ô nhiễm,
+ Nguồn gốc gây ô nhiễm,
+ Thực trạng quản lý.
b. Lượng hoá thiệt hại do ô nhiễm từ kênh
+ Đánh giá tổn hại đất đai,
+ Đánh giá tổn hại sức khoẻ,
Việc tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra câu trả lời cho các vấn đề
sau: Đâu là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm trầm trọng như hiện nay, trước thực
2


trạng đó gây tổn hại tới sức khoẻ của người dân là bao nhiêu? Cơn sốt đất Thành phố
đang diễn biến hết sức phức tạp, nhà ở đang là bài toán khó cho các cấp các ngành và
toàn dân thế nhưng tại khu vực dân sống ven kênh Tham Lương đã có nhiều hộ, nhiều

gia đình phải bỏ nhà, bỏ cửa tìm đi nơi khác sinh sống, làm ăn. Điều này đã gây tổn
hại tới nền kinh tế của Thành phố là bao nhiêu? Từ đó đưa ra những hướng giải quyết
hiệu quả nhất.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Như đã nêu trên ô nhiễm Kênh gây tổn hại tới nhiều lãnh vực khác nhau như:
mất nguồn nước, ô nhiễm không khí, gây mất cảnh quan đô thị, giải trí, giao thông
thủy nhưng do thời gian và điều kiện có hạn nên nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ tập
chung vào các vấn đề lượng hóa mức độ tổn hại của Kênh mà chủ yếu tập chung vào
tổn hại đất đai và sức khỏe.
1.4.2. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Kênh Tham Lương chạy dài và đi qua nhiều quận (huyện) trong TP.HCM thế
nhưng đề tài chỉ tập chung nghiên cứu, đánh giá mức độ thiệt hại trong phạm vi
phường 14 quận Gò Vấp – nơi chịu ảnh hưởng ô nhiễm nặng nề nhất của toàn tuyến
kênh Tham Lương. Từ đó có cái nhìn tổng quan cho toàn dòng Kênh.
1.4.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Tập chung đánh giá ô nhiễm tại phường 14, điều tra phỏng vấn 75 hộ dân trên
địa bàn phường sinh sống gần kênh Tham Lương với bán kính 500m.
1.4.4. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 26-3 tới ngày 20-6 năm 2009.
Trong đó:
26-3 đến ngày 26-4 tập chung khảo sát thực tế và thu thập số liệu thứ cấp,
27-4 đến ngày 26-5 tập chung điều tra thử và điều tra chính thức về tình hình ô
nhiễm có ảnh tới giá đất đai, sức khỏe người dân trong khu vực,
Thời gian còn lại tập chung xử lý số liệu và viết báo cáo.

3


1.5 Cấu trúc khóa luận:

Khóa luận gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1: Trình bày sự cần thiết, nội dung nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Trình bày tổng quan về tài liệu nghiên cứu, tổng quan về TP.HCM,
tổng quan về quận Gò Vấp, tổng quan về phường 14 - khu vực nghiên cứu.
Chương 3: Trình bày nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, trong đó trình bày về:
+ Thực trạng môi trường TP,
+ Thực trạng quản lý,
+ Đặc điểm môi trường khu vực nghiên cứu,
+ Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu,
+ Xác định tổn hại đối với đất đai,
+ Đặc điểm sức khỏe người dân khu vực nghiên cứu,
+ Định mức tổn hại sức khỏe của người dân khu vực nghiên cứu.
+ xác định tổng mức thiệt hại do ô nhiễm đối với đất đai và sức khỏe, từ đó xác
định mức thiệt hại vĩnh viễn.
Chương 5: Thảo luận và một số kiến nghị

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi đã được trình bày ở chương I, tài liệu nghiên cứu của
đề tài không chỉ gói gọn ở một mặt nhất định nào mà được tổng hợp từ nhiều nguồn,
nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng bao gồm cả lĩnh vực về môi trường sống, đặc biệt là
môi trường nước ở đô thị TP HCM, về nhà ở và đất đai nội thành, về điều kiện cơ sơ
hạ tầng ảnh hưởng đến giá đất đai. Bên cạnh đó, nhiều đề tài tốt nghiệp của các khóa

trước, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài, các bài giảng
của thầy cô có liên quan đều là tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài.
Nhìn chung việc ứng dụng phương pháp giá hưởng thụ (HPM) là những vấn đề
nghiên cứu khá mới nên cần người thực hiện phải nắm rõ phương pháp và bám sát
mục tiêu để không bị đi lệch hướng. Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về môi
trường và tác động của nó lên nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu về
việc xác định giá trị ô nhiễm môi trường bằng phương pháp này thì lại hiếm. Do đó tài
liệu nghiên cứu phương pháp này bằng tiếng Việt hầu như không có, đa phần còn ở
dạng tiếng Anh. Nhiều bài nghiên cứu khoa học ở nước ngoài đã ứng dụng phương
pháp này để xác định mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên giá trị nhà ở.
Nói tóm lại tổng quan về tài liệu không phải chỉ gói gọn ở một số bài nghiên
cứu mà nó còn được tổng hợp từ nhiều nguồn, từ hệ thống internet, từ thực tế cuộc
sống và từ việc thăm dò ý kiến của người dân sống trong khu vực đó và từ thày cô
giáo, những người có kinh nghiệm đi trước.
2.2. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
Như phần phạm vi về không gian đã trình bày ở chương 1 thì địa bàn nghiên
cứu chính của đề tài là phường 14, quận Gò Vấp, TP HCM. Do đó trước hết đề tài sẽ
trình bày tổng quan về Thành phố và kế đến sẽ nêu cụ thể đặc điểm của quận Gò Vấp.


Điều này nhằm giúp chúng ta xác định được mức độ phát triển và mối liên hệ của quận
Gò Vấp với toàn TP. Từ đó ta có thể đề nghị phương hướng khắc phục những điểm
yếu ở địa bàn nghiên cứu của Quận sao cho phù hợp với toàn Thành phố. Có như thế
mới đảm bảo tiêu chí phát triển chung của Quận cũng của toàn TP.
2.2.1. Lịch sử hình thành
Hơn 300 năm trước, vùng đất này chỉ là những bãi sình lầy và hoang vu. Với hệ
thống sông rạch khá thuận tiện cho việc di chuyển, những lưu dân người Việt đầu tiên
đã vượt biển tìm đến mưu sinh ở miền đất này. Bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi,
nước mắt và cả xương máu, họ đã biến miền đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu,
phố phường đông đúc. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào

Nam kinh lược, đặt cơ sở hành chính đầu tiên và việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung
tâm cho cả vùng đất phương Nam đã thể hiện xu thế phát triển vốn có của Thành phố.
2.2.2. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38’ vĩ
độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc
giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà
Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, cách thủ đô Hà
Nội gần 1.730km đường bộ, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, trung tâm Thành
Phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. TP.HCM là thành phố đông dân và
lớn nhất nước Việt Nam.
2.2.3. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam
và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình là vùng cao nằm ở
phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc; Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và
Ðông Nam thành phố và vùng trung bình, phân bố ở khu vực trung tâm Thành phố.
Nhìn chung, địa hình TP.HCM không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện
để phát triển nhiều mặt.

6


2.2.4. Khí hậu thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng
như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết Tp.HCM là nhiệt độ cao
đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh
quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau.
Về gió, nhìn chung Tp. HCM thuộc vùng không có gió bão, chịu ảnh hưởng bởi
hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió

Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, gió Bắc- Ðông Bắc từ biển
Đông thổi vào trong mùa khô. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam,
khoảng từ tháng 3 đến tháng 6.
2.2.5. Địa chất đất đai
Ðất đai thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai loại trầm tích-trầm
tích Pleixtoxen và trầm tích Holoxen. Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ)
chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các
huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và
đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ) có nhiều
nguồn gốc ven biển, vũng vịnh, sông biển, lòng sông và bãi bồi. Nên đã hình thành
nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa; đất phèn; đất phèn mặn và đất feralite.
2.2.6. Nguồn nước và thuỷ văn
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành
phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Hệ thống sông Sài
Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, Tham Lương, An Hạ, Cầu
Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở
phần phía Nam Thành phố có mật độ kênh rạch dày đặc.
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng
dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó
thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong Thành phố làm hạn chế việc tiêu
thoát nước ở khu vực nội thành.

7


2.2.7. Thảm thực vật
Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên, TP HCM được khái quát
hóa thành ba hệ sinh thái rừng tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn
và rừng ngập mặn. Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn;
song sự tìm hiểu nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác định

phương hướng phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả mong muốn, nhất
là về cảnh quan, môi trường sinh thái ở một Thành phố đông dân cư của vùng nhiệt
đới.
2.2.8. Sắc thái
Ba trăm năm là quãng thời gian khá dài để hình thành nên một sắc thái riêng
cho Thành phố, góp phần làm phong phú gia tài văn hoá chung của dân tộc. Sắc thái
Sài Gòn được thể hiện ở những công trình kiến trúc được xây dựng bắt đầu từ khi có
sự tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Nhiều nhà đô thị học nước
ngoài từng nhận định: “cái dấu ấn Pháp” của các đô thị ở Việt Nam mà không phải
quốc gia nào ở châu Á cũng có được! Bức tranh nhiều màu sắc của kiến trúc hiện đại
Việt Nam nói lên nhiều điều về lịch sử phát triển đất nước cũng như sự giao lưu với
văn hoá phương Tây và di tích của thời kỳ thuộc Pháp . Kiến trúc Sài Gòn biểu thị sự
dung nạp và sau đó là chuyển hoá, nhào nặn các dòng kiến trúc khác nhau để tạo nên
một sắc thái riêng cho Thành phố.
Nhìn chung, TP. HCM hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng. Chính những điều
kiện thuận lợi đó đã giúp Sài Gòn trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất
nước Việt Nam. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài lại là quận Gò Vấp. Là một
quận nằm ở vùng cận trung tâm, quận Gò Vấp cũng có những điều kiện tương đồng
với thành phố như về khí hậu, địa chất, đất đai. Tuy nhiên điều kiện cơ sở hạ tầng và
một số đặc điểm khác thì quận Gò Vấp lại có nét riêng. Sau đây xin trình bày một vài
điểm riêng có của quận Gò Vấp để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về địa bàn nghiên cứu.
2.3. Tổng quan về quận Gò Vấp
2.3.1. Lịch sử hình thành
Gò Vấp đã được khai phá từ những ngày đầu khi lưu dân Việt đi mở đất từ cuối
thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa
lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của đất
8


nước ta ở vùng đất mới thì đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xã thuộc huyện Tân

Bình, Phủ Gia Đinh. Gò Vấp cách trung tâm Bến Nghé xưa (quận 1 bây giờ) khoảng
1km về phía Tây Bắc, lại nằm trên vùng đất “Gò” cao (hơn 11m so với mặt biển) có
nước ngọt của sông Bến Cát - phụ lưu của sông Sài Gòn - thuận lợi canh tác và sinh
hoạt, vì thế lưu dân chọn lập làng, dựng ấp, tạo dựng quê hương mới.
Quận Gò Vấp vào năm 1960 có 8 xã. Tháng 7-1976, sau khi Quốc Hội nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí
Minh, Gò Vấp trở thành quận nội thành. Địa bàn của quận Gò Vấp lúc này gồm phần
đất của 3 xã Hạnh Thông, An Nhơn và Thông Tây Hội,. Hai xã Thạnh Mỹ Tây và
Bình Hòa tách ra để thành lập quận Bình Thạnh. Xã Mỹ Bình cắt về huyện Củ Chi, các
xã Nhị Bình, Thạnh Lộc, An Phú Đông và Tân Thới Hiệp cắt về huyện Hóc Môn.
Quận Gò Vấp chia thành 17 phường.
2.3.2 vị trí địa lí
Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc và Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, Bắc giáp
quận 12, nam giáp quận Phú Nhuận, Tây giáp quận 12 và quận Tân Bình, Đông giáp
quận Bình Thạnh.
2.3.3.Diện tích , dân số
Tổng diện tích mặt đất tự nhiên 1.948,6ha, dân số 643.425 người (số liệu năm
2005).
2.3.4. Kinh tế
Sản xuất công nghiệp
Từ năm 2001 đến nay giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,04%. Đặc
biệt sự ra đời của Luật doanh nghiệp tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh, đồng thời Quận tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, xuất khẩu. Trong đó, ngành
dệt, may, giày da tăng cường khâu nội địa hoá đầu vào, làm chủ khâu thiết kế sản
phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Đến nay, sản xuất công nghiệp – TTCN quận Gò
Vấp có 325 đơn vị hoạt động theo luật doanh nghiệp và 3.200 cơ sở sản xuất nhỏ với
45.000 lao động. Quận cũng đã quy hoạch khu sản xuất công nghiệp tập trung tại
phuờng 12 với diện tích 40,31 ha với 74 doanh nghiệp đang hoạt động, đảm bảo xử lý
tốt ô nhiễm môi trường

9


Sản xuất nông nghiệp
Từ năm 1986 đến nay, quá trình đô thị hoá quận Gò Vấp làm cho diện tích đất
nông nghiệp và đất canh tác ngày càng thu hẹp nhưng do chuyển đổi cơ cấu cây trồng
và vật nuôi nên sản xuất nông nghiệp vẫn tạo việc làm hiện nay cho trên 1.500 lao
động với hiệu quả kinh tế cao hơn và có xu hướng chuyển dịch sang hoạt động dịch vụ
nông nghiệp.
Thương mại - dịch vụ, xuất nhập khẩu
Kinh tế thị trường thúc đẩy hoạt động thương mại - dịch vụ của Quận phát triển
mạnh mẽ. Thời kỳ 2001 – 2005, hoạt động thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu tăng
trưởng với tốc độ nhanh: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội từ 7.125 tỷ đồng tăng
lên 15.500 tỷ đồng (bình quân mỗi năm tăng 21,44%). Hình thành chợ Hạnh Thông
Tây và một siêu thị trên địa bàn Quận. Đến nay có 947 đơn vị thương mại dịch vụ hoạt
động theo luật doanh nghiệp và 12.800 hộ kinh doanh cá thể với 36.000 lao động. Kim
ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 71,2 triệu USD đến năm 2005 đạt 140 triệu USD (tăng
bình quân mỗi năm 18,42%). Kim ngạch nhập khẩu từ 51,4 triệu USD tăng lên 110
triệu USD (tăng bình quân mỗi năm 20,95%). Đã tiếp tục hình thành siêu thị Văn Lang
tại ngã Sáu Gò Vấp và một số chợ theo mô hình xã hội hoá. Các loại hình dịch vụ khác
như: Du lịch, hành chính tín dụng, tư vấn. Cũng đang khởi động và phát triển. Sự phát
triển nhanh, đa dạng của hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu đã góp phần
nâng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ dưới 10% vào năm 1990 lên
31% năm 2004, là cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế vào những năm sắp tới.
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng
Quận đã tập trung khai thác thế mạnh về đất đai, tiến hành đô thị hoá làm cho
bộ mặt kiến trúc đô thị không ngừng phát triển. Tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách
Nhà nước và của nhân dân mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Nhiều công trình tiêu biểu
như: trường học, đường giao thông, cơ sở văn hoá – xã hội được hình thành. Năm
2001 tổng vốn đầu tư xã hội là 447,4 tỷ đồng đến năm 2005 đạt 823 tỷ đồng (bình

quân mỗi năm tăng 16,48%). Trong đó, vốn từ nhà nước từ 42 tỷ lên đến gần 200 tỷ.
Đặc biệt 10 công trình trọng điểm được Đảng bộ đề ra góp phần tạo động lực cho kinh
tế - văn hoá – xã hội và đời sống nhân dân được nâng cao:

10


Công viên Văn hoá Phường 17, Khu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp
Phường 12, Siêu thị văn hoá Văn Lang, Tu bổ tuyến đê bao sông Vàm Thuật, đưa vào
sử dụng đường Quang Trung (giai đoạn 2) và đường Nguyễn Văn Lượng, hoàn thành
2 trường chuẩn Quốc Gia: trường THCS Nguyễn Du và trường THCS Võ Thị Sáu, nhà
thiếu nhi, tiếp nhận Trung tâm Văn hoá (phường 13), đường Nguyễn Thái Sơn đang
trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Riêng lĩnh vực bê tông hoá, nhựa hoá đường hẻm được nhân dân 12 phường
tích cực đóng góp cùng nhà nước đầu tư đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Hệ thống điện, cấp – thoát nước, thông tin liên lạc được đầu tư mạnh từ nguồn
kinh phí chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống
nhân dân trong quận.
Lao động – chính sách xã hội
Chăm lo chu đáo gia đình chính sách và hộ nghèo. Đã hoàn thành công tác xây
dựng nhà tình nghĩa và nhà tình thương (285 nhà tình nghĩa và 329 nhà tình thương).
Mỗi năm giới thiệu giải quyết 13.000 – 14.000 lượt lao động có nhu cầu việc làm.
Công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, sau 11 năm thực hiện chương trình xoá
đói giảm nghèo đến cuối năm 2003, quận đã căn bản xoá hộ nghèo theo tiêu chí của
Thành phố giai đoạn 1992-1993, từ năm 2004 thực hiện giai đoạn 2 chương trình xoá
đói giảm nghèo (nâng chuẩn thu nhập bình quân hộ từ dưới 4 triệu lên đến 6 triệu
đồng/người/năm). Thực hiện nhiều biệp pháp chăm lo, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn đặc biệt như trợ cấp học bổng, dạy nghề…
Văn hoá thông tin - thể dục thể thao
Cơ sở vật chất của ngành văn hoá thông tin cũng được đầu tư sửa chữa xây mới,

nội dung văn hoá văn nghệ có chú trọng tính truyền thống, bản sắc dân tộc. Tuyên
truyền, phố biến kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Có 85% hộ
gia đình văn hoá, 40/96 khu phố văn hóa, 57/59 công sở văn minh sạch đẹp và phong
trào xây dựng các điểm sáng văn hoá phát triển mạnh mẽ. Công tác bảo vệ truyền
thống văn hoá lịch sử được chú trọng và thường xuyên ngăn chặn tệ nạn xã hội trên địa
bàn.

11


Phong trào thể dục thể thao có nhiều loại hình hoạt động khởi sắc, nhiều vận
động viên đạt Huy chương cấp quốc gia và quốc tế, có hàng vạn lượt người tham gia
rèn luyện thân thể nhất là trong thanh thiếu niên.
Y tế - Sức khỏe
Trung tâm Y Tế Quận và mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư nhiều về vật chất lẫn
con người đảm bảo chủ động phòng ngừa dịch bệnh, kịp thời, làm tốt công tác chăm
sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng điều trị. Đã kịp thời đẩy lùi 2 đợt dịch
nguy hiểm trên địa bàn quận là dịch viêm phổi cấp (SARS) và dịch cúm gia cầm.
Khám, điều trị, cấp thuốc miễn phí cho 78.663 lượt người nghèo và các hoạt
động mổ mắt miễn phí cho người mù nghèo. Chương trình kế hoạch hoá gia đình có
hiệu quả làm giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,15%. Công tác chăm sóc trẻ em
được chú trọng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm (trước năm 2000 tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng là trên 20%, đến năm 2004 chỉ còn 5,43%).
Giáo dục- Đào tạo
Ngân sách Thành phố và Quận hàng năm đều đầu tư thích đáng cho sự nghiệp
giáo dục cùng với phong trào xã hội hoá hoạt động giáo dục làm cho chất lượng dạy và
học ngày càng nâng cao. Tỷ lệ tốt nghiệp ở các cấp học đạt từ 97% đến 100%. Năm
2003 – 2004 là quận đầu tiên trong 2 quận được Thành phố công nhận hoàn thành phổ
cập bậc giáo dục trung học.
Trong nhiều năm qua và hiện nay ngành giáo dục quận Gò Vấp là một trong

những quận dẫn đầu của ngành giáo dục Thành phố.
Hoạt động dạy nghề công lập mỗi năm thu hút 2.000 đến 2.200 học viên học
các ngành tin học, điện tử, điện lạnh, sữa chữa xe gắn máy, may,… góp phần cung cấp
nhân lực cho hoạt động kinh tế. Liên kết với các trường đại học đào tạo học viên cao
đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật 3/7.
Trật tự an toàn xã hội, cải cách hành chính và đời sống nhân dân
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn luôn được ổn định và đảm bảo tốt.
Thường xuyên tấn công các loại tội phạm làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội ngày
càng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt trong những năm gần đây thực hiện chương
trình 3 giảm của Thành phố đến nay Quận đã cơ bản hoàn thành công tác đưa hết các
đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn vào các trường, trung tâm cai nghiện. Luôn nêu
12


cao tinh thần cảnh giác, xây dựng lực lượng quân sự sẵn sàng chiến đấu, công tác giao
quân nghĩa vụ quân sự luôn đạt chỉ tiêu, đảm bảo tỷ lệ số quân tự vệ trên tổng dân số.
Công tác cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa một dấu” ngày càng được
hoàn thiện, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác quản lý trên các lĩnh vực nhà đất, hộ tịch, đăng ký kinh
doanh phát huy tác dụng tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu hành chính của công dân. Công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được tập trung
thực hiện đạt kết quả cao, đã cấp được hơn 52.000 giấy, vượt chỉ tiêu Thành phố giao.
Mức sống dân cư ngày càng nâng lên, chỉ tiêu bình quân 1 người tháng năm
2004 là 950 ngàn đồng bằng 5,36 lần so năm 1976. Trong đó chi ăn, uống, hút giảm từ
85,3% còn 43,1%; các khoản chi về học hành, nhà ở, điện nước, đồ dùng, vui chơi, sức
khoẻ đều tăng lên một bước đáng kể. Hiện nay, quận Gò Vấp là 1 trong 5 quận dẫn
đầu của Thành phố về chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (HDI).
2.4. Tổng quan về Phường 14
2.4.1. Đặc điểm địa lý
Địa bàn phường 14 được chia tách từ phường 12 cũ gồm các khu phố 2, 3, 8

Phường 14 nằm ở phía tây nam của quận, phía Bắc giáp phường 13, phía Nam
giáp phường 15 quận Tân Bình, phía Đông giáp phường 8, 9, 12 quận Gò Vấp, phía
Tây giáp phường Đông Hưng Thuận quận 12 (sông Vàm Thuật)
Phường 14 gồm: 12 khu phố, 90 TDP. Tổng diện tích tự nhiên: 209,52 ha
2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội
Về kinh tế: Từ năm 2000-2001 đến nay trên địa bàn Phường đã chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – thương mại - dịch vụ (trên nền tảng phường 12
cũ). Tính đến nay toàn phường có 134 công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ,
giải quyết được hơn 10.000 lao động. Tuy nhiên hiện nay có nhiều công ty xí nghiệp
gây ô nhiễm môi trường thuộc diện giải toả theo QĐ số 200/QĐ-UB của UBND thành
phố, trong đó kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ là trọng tâm.
Phát huy mạnh mẽ các nguồn lực tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu “công nghiệp
- dịch vụ - thương mại”, chuyển dịch theo hướng: nâng tỷ trọng “dịch vụ - thương
mại” phù hợp theo cơ cấu chung của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IX đã
đề ra. Đồng thời chuyển đổi vật nuôi cây trồng có giá trị kinh tế cao, không gây ô
13


nhiễm; tác động di dời các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến đời sống nhân dân.
Về xã hội: Từ khi được thành lập và hoạt động cho đến nay Phường tập trung
cho công tác chăm lo tết cho các hộ nghèo không có khả năng đón tết Nguyên Đán.
Xây dựng chỉ tiêu cho phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
Củng cố an ninh quốc phòng toàn dân, tiếp tục củng cố và phát triển mạnh phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.
2.4.3. Dân số
Dân số toàn phường hiện nay là : 5279 hộ- 28658 NK trong đó có 2/3 là dân
nhập cư
- KT1: 1857 hộ- 9011 NK
- KT2: 1423 hộ- 5945 NK

- KT3: 1889 hộ- 6775 NK
- KT4: 6827 NK
Bảng 2.1. Tình Hình Dân Cư Trong Phường 14
Khu phố

Thường trú

Số lượng
TDP

Hộ

Nhân khẩu

Tạm trú
Hộ

Nhân khẩu

2

34

731

3503

1649

10027


3

14

396

2189

539

3045

8

31

730

3319

1134

6475

TC

79

1857


9111

3422

19547

Nguồn tin: UBND Phường 14
2.4.4. Về cơ sở hạ tầng, lĩnh vực đô thị
Phường có 1 trường mẫu giáo mầm non (2 cơ sở),1 chợ tạm Thạch Đà. Đường
giao thông: Quang Trung, Phan Huy Ích, Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ. Ngoài ra còn
một số đường hẻm được bê tông hoặc nhựa hoá tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi
lại.
Thiết lập trật tự đô thị trên địa bàn Phường, hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết phục
vụ cho công tác quản lý; tranh thủ sự hỗ trợ của Quận, Thành Phố đầu tư phát triển hệ
thống giao thông do Quận quản lý; vận động nhân dân đóng góp xây dựng hệ thống
đường hẻm trong Phường nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Đồng thời tác
14


×