Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Đánh Giá Tổn Hại Do Ô Nhiễm Sông Chợ Đệm Tại Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM SÔNG CHỢ ĐỆM
TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH – THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN XUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************
TRẦN VĂN XUÂN
ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO Ô NHIỄM SÔNG CHỢ ĐỆM
TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH – THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: ThS. MAI ĐÌNH QUÝ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2014
2
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI
DO Ô NHIỄM SÔNG CHỢ ĐỆM TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH – THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH” do Trần Văn Xuân, sinh viên khóa 2010 – 2014, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________
ThS. MAI ĐÌNH QUÝ


Người hướng dẫn,
______________________________
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm
3
LỜI CẢM TẠ
Trước hết, con xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cha mẹ, người
đã sinh ra con, lo lắng chăm sóc và dạy dỗ con để con có được như ngày hôm nay.
Mặc dù cha không còn nữa, nhưng mẹ không bao giờ khiến con cảm thấy thiếu vắng
tình thương gia đình. Ca dao tục ngữ nói quả thật không sai:
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
Công ơn cha mẹ con xin khắc ghi, và một lần nữa con xin cảm ơn cha mẹ.
Em xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Kinh Tế nói chung, và hơn hết là
các thầy cô trong ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, các thầy cô đã tận tâm dạy
bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường và đặc biệt em xin cảm ơn
người đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận này chính là thầy Mai Đình Quý, em vô
cùng biết ơn thầy, chính nhờ kinh nghiệm và nhiệt huyết của thầy đã giúp em vững tin
trong suốt thời gian được thầy hướng dẫn, dù gặp không ít khó khăn nhưng cuối cùng
em cũng đã vượt qua, em xin chân thành cảm ơn thầy.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú, anh chị trong UBND huyện
Bình Chánh cũng như các cô, chú anh chị đang công tác tại phòng Tài Nguyên Môi
Trường. Cùng các cô chú ở UBND và những hộ gia đình ở thị trấn Tân Túc đã hỗ trợ
tôi rất nhiều trong việc điều tra và thu thập số liệu, giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng không quên gởi lời cảm ơn đến các bạn lớp DH10KM, được quen biết
các bạn, cùng học tập vui chơi trong bốn năm học vừa qua thật sự đã để lại không ít
những kỷ niệm mà chắc hẳn tôi không bao giờ quên, cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, động
viên và chia sẽ với tôi rất nhiều và giúp tôi vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 07 năm 2014
Sinh viên
4
Trần Văn Xuân
5
NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN VĂN XUÂN. Tháng 7 năm 2014. “Đánh Giá Tổn Hại Do Ô Nhiễm
Sông Chợ Đệm Tại Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh”.
TRAN VAN XUAN. July 2014. "Assessment of pollution damage Cho Dem
River in Binh Chanh District, Ho Chi Minh City".
Đề tài được thực hiện nhằm xác định mức tổn hại do ô nhiễm sông Chợ Đệm
gây ra tại thị trấn Tân Túc thuộc huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh. Bằng
cách thu thập số liệu từ việc điều tra 60 hộ dân thuộc thị trấn Tân Túc, và áp dụng các
phương pháp như phương pháp chi phí thay thế, phương pháp tài sản nhân lực,
phương pháp hàm sản xuất và phương pháp đánh giá hưởng thụ để xác định mức tổn
hại về mặt sức khỏe, chất lượng nước ngầm, năng suất cá tra, và giá trị đất đai.
Qua đó đề tài xác định được mức tổn hại cụ thể là: Thiệt hại về chất lượng nước
ngầm là hơn 2,8 tỷ đồng/năm; Tổn hại về mặt sức khỏe là hơn 6,4 tỷ đồng/năm; tổn
hại về năng suất cá tra là hơn 2 tỷ đồng/năm và thiệt hại về giá trị đất đai là hơn 3,5 tỷ
đồng/năm. Qua nghiên cứu đã cho thấy mức độ thiệt hại do ô nhiễm sông Chợ Đệm
gây ra cho người dân thị trấn Tân Túc là rất lớn tổng mức thiệt hại mỗi năm hơn 14,7
tỷ đồng. Nếu không có biện pháp ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm cũng như có biện
pháp khắc phục kịp thời nhằm giảm thiểu mức ô nhiễm thì con số thiệt hại sẽ không
dừng lại ở mức 14,7 tỷ đồng mỗi năm mà sẽ tăng lên gấp nhiều lần làm ảnh hưởng đến
đời sống sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt của người dân địa phương.
Đồng thời đề tài cũng đề xuất những giải pháp và kiến nghị tới cơ quan chức
năng để tiến hành các công tác làm giảm ô nhiễm môi trường tại thị trấn Tân Túc. Góp
phần phát triễn huyện Bình Chánh ngày một đi lên.
6
MỤC LỤC

7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
TDTT Thể dục thể thao
CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
KP Khu phố
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
KN Kinh nghiệm
TDHV Trình Độ học vấn
LD Lao động
CLN Chất lượng nước
DT Diện tích
GT Giao thông
KC Khoảng cách
AN An ninh
TB Trung bình
NDĐ Nước dưới đất
8
TDS Tổng chất rắn hòa tan
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
10
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
11
Phụ Lục 1. Phụ Lục Hàm Năng Suất Cá Tra
Phụ Lục 2. Phụ Lục Hàm Thiệt Hại Giá Trị Đất Đai

Phụ Lục 3. Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia về Chất Lượng Nước Mặt QCVN
08:2008/BTNMT
Phụ Lục 4. Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia về Chất Lượng Nước Ngầm QCVN
09:2008/BTNMT
Phụ Lục 5. Bảng Câu Hỏi
Phụ Lục 6. Một Số Hình Ảnh Phản Ánh Tình Trạng Ô Nhiễm Tại Sông Chợ Đệm
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
12
Trên trái đất, nước chiếm ¾ diện tích, nhưng nước ngọt để phục cho sinh hoạt
lại chỉ chiếm 3%, trong 3% nước ngọt này thì có tới 76,3% nước ngọt dạng băng tuyết,
23% nước ngọt ở trong mạch nước ngầm và chỉ có 0,7% nước ngọt trên bề mặt (sông,
suối, ao, hồ, kênh rạch…). Nước là một phần thiết yếu của cuộc sống, con người có
thể nhịn ăn hai tuần nhưng không thể nhịn uống quá ba ngày. Nước là nguồn tài
nguyên có khả năng tái sinh và tự làm sạch chất thải từ môi trường và con người, tuy
nhiên khả năng này của nước là có giới hạn. Nhưng con người dường như chưa nhận
ra điều này. Trong những năm qua tình hình dân số tăng nhanh cùng với việc sản xuất
nông nghiệp cũng như các hoạt động công nghiệp gây nên các vấn đề môi trường
nghiêm trọng như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất…
Trong đó, ô nhiễm nước vẫn đáng quan tâm hơn khi hàng triệu người dân nước ta vẫn
còn đang lấy nước từ sông, suối, rạch, ao, hồ… phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng
ngày.
Một trong những con sông thuộc thành phố Hồ Chí Minh phải gánh chịu ô
nhiễm nặng nề đó là sông Chợ Đệm. Hiện nay, do quá trình phát triển của nền kinh tế,
các hoạt động sản xuất công – nông nghiệp, buôn bán kinh doanh ở trên địa bàn huyện
Bình Chánh phát triển mạnh mẽ đã trở thành tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Nước
thải từ các nhà máy nằm trên địa bàn Huyện, các khu chợ đầu mối, khu dân cư, các
hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm,…cùng hàng ngàn hộ dân sinh sống vẫn đang
ngày ngày đổ chất thải vào sông Chợ Đệm khiến nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm

trầm trọng hơn. Theo báo cáo kết quả giám sát chất lượng nước mặt tại sông Chợ Đệm
năm 2009 của Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM, đợt giám sát đã phát hiện nồng độ
chì (Pb) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3,3 đến 9,4 lần (khoảng 0,17- 0,48 mg/lít), nồng
độ thủy ngân (Hg) vượt từ 1 đến 2,5 lần (khoảng 0,001- 0,0025 mg/lít), trong khi giám
sát năm 2008, nồng độ hai chất này đều nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài ô nhiễm
kim loại nặng, nước ở đây còn bị ô nhiễm vi sinh (DO vượt từ 4-14 lần, COD vượt từ
6-11 lần, BOD vượt từ 8-15 lần, coliform vượt từ 91-2.154 lần ).
Bên cạnh đó, kết quả giám sát cho thấy năm 2009 nguồn nước tại sông Chợ
Đệm đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng đến nay năm 2014 tình trạng ô nhiễm trên
vẫn kéo dài và chưa có dấu hiệu cải thiện. Hiện tại vấn đề ô nhiễm sông Chợ Đệm
13
đang gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đất đai, nguồn nước và hoạt động sản xuất
nông nghiệp tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh nhưng vẫn chưa có nghiên cứu
nào nói lên mức độ thiệt hại do ô nhiễm là bao nhiêu cũng như đưa ra những giải pháp
để làm giảm ô nhiễm, do đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tổn hại do ô
nhiễm sông Chợ Đệm tại thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh thành phố Hồ CHí
Minh”, từ đó có những giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm cải thiện tình trạng ô
nhiễm đồng thời vẫn đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Chánh một cách
bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
“Đánh giá tổn hại do ô nhiễm sông Chợ Đệm tại thị trấn Tân Túc huyện Bình
Chánh”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng ô nhiễm tại sông Chợ Đệm.
- Đánh giá vai trò và nhận thức của người dân đối với ô nhiễm môi trường.
- Lượng hóa bằng tiền đối với những tổn hại mà ô nhiễm gây ra cho chất lượng nước
ngầm, sức khỏe, nuôi cá tra và đất đai.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 20/3/2014 đến ngày 14/7/2014.
1.3.2. Phạm vi không gian
Phỏng vấn 60 hộ gia đình trong bán kính 300m cách bờ sông và chạy dài theo
con sông thuộc địa bàn thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh.
14
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn có 5 chương:
Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và trình bày tốm tắt bố cục luận văn.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu, tổng quan địa bàn
nghiên cứu tại vùng điều tra.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm,
định nghĩa và phương pháp được sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Trình bày các kết quả đạt được.
Chương 5: Dựa vào kết quả đạt được chương 4 đưa ra kết luận và kiến nghị.
15
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan tài liệu tham khảo
Qua quá trình thu thập tài lệu, tôi đã chọn lọc và tìm hiểu các nghiên cứu mà tôi
cảm thấy hữu ích cho đề tài của mình và đồng thời nhận thấy được những hạn chế của
các đề tài đó, sau đó tiến hành vận dụng kiến thức của mình để khắc phục những hạn
chế đó trong đề tài của tôi. Các đề nghiên cứu gồm có: Nghiên cứu ”Đánh giá tổn hại
do ô nhiễm suối Săn Máu, phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa” của Nguyễn Thị
Thanh Trúc (2008) đã áp dụng phương pháp sử dụng thị trường để đánh giá tổn hại do
ô nhiễm ở suối Săn Máu gây ra đối với sức khỏe người dân, giá trị đất đai, nhà cửa,
thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi thông qua điều tra 60 hộ sống quanh khu vực suối.
Qua điều tra và tính toán, kết quả đánh giá tổn hại tối thiểu trong năm 2008 do ô
nhiễm suối Săn Máu gây ra cho phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa là 9.074,63

triệu đồng/năm.
Hoàng Thị Chi, 2010, tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh Giá Tổn Hại Do Ô
Nhiễm Kênh Bến Đình Tại Phường 6 TP Vũng Tàu”, nhằm tìm hiểu và đánh giá thực
trạng của việc ô nhiễm kênh Bến Đình. Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và ảnh
hưởng của nó đến môi trường nước, môi trường sống của cư dân, ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh và du lịch của thành phố. Kết quả cho thấy ô nhiễm gây ra
thiệt hại rất lớn cho người dân sống ở đó thiệt hại về sức khỏe là 122,36 (triệu
đồng/năm) về giá trị đất đai là 1.908,13 (triệu đồng/năm). Đề tài cũng đã tính toán và
điều tra về năng suất đánh bắt thuỷ sản giảm khi con kênh bị ô nhiễm. Từ lúc con kênh
trở nên ô nhiễm nặng khiến lượng cá giảm mạnh, thậm chí ở những nơi phía trên lưu
16
vực kênh không có con cá nào sống được. Tổng thiệt hại lợi nhuận về đánh bắt thuỷ
sản sau khi kênh bị ô nhiễm 39,33 (triệu đồng/năm).
Nguyễn Xuân Cường, Tháng 12 năm 2013. “Đánh Giá Tổn Hại Do Ô Nhiễm
Từ Bãi Rác Tại Xã Lương Hoà, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An”. Sự ô nhiễm từ bãi
rác Bến Lức đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm và kể cả
chất lượng đất quanh khu vực làm tổn hại đến năng suất mía trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp của các hộ dân. Ước tính thiệt hại về sản xuất nông nghiệp của các hộ dân
khoảng 2.068,9 triệu đồng/năm. Thiệt hại ước tính từ chi phí người dân bỏ ra để mua
nước là 1.446,8 triệu đồng/năm. Thông qua việc áp dụng tính chất của hàm chi phí sức
khoẻ đề tài đã tính toán được tổn hại là 2.669,989 triệu đồng/năm. Tổng tổn hại do ô
nhiễm từ bãi rác gây ra ước tính được trong một năm lên tới con số 8.331,649 triệu
đồng/năm.
Trần Thị Mỹ Thoa, tháng 12 năm 2013. "Đánh giá tổn hại ô nhiễm tại bãi rác
Thọ Vức, xã Hòa Kiến, Thành Phố Tuy Hòa, Tĩnh Phú Yên". Đề tài đã tính được ảnh
hưởng của tình trạng ô nhiễm đến sức khỏe, đất đai, sản xuất lúa và chất lượng nước
ngầm do ô nhiễm bãi rác Thọ Vức gây ra. Thiệt hại tối thiểu do ô nhiễm bãi rác Thọ
Vức gây ra cho người dân thôn Thọ Vức tính được là 2.450,71 triệu đồng/năm, cụ thể:
Thông qua việc sử dụng các phương pháp hàm sản xuất để xác định thiệt hại về sản
xuất lúa do ô nhiễm là 57,6 triệu đồng/năm, phương pháp chi phí thay thế giúp tác giả

xác định được mức thiệt hại về chất lượng nước ngầm là 76,65 triệu đồng/năm. Ngoài
ra đề tài còn sử phương pháp tiện ích tài sản để tính thiệt hại về đất đai là 1.916,87
triệu đồng/năm , phương pháp hàm chi phí sức khỏe để xác định thiệt hại về sức khỏe
là 399,59 triệu đồng/năm.
Hầu hết các đề tài trên đều sử dụng phương pháp tiện ích tài sản để ước tính thiệt
hại về đất đai do ô nhiễm môi trường gây ra, cụ thể đề tài của Trần Thị Mỹ Thoa, tác
giả đánh giá mức độ thiệt hại về đất đai do ô nhiễm từ bãi rác Thọ Vức gây ra cho xã
Hòa Kiến bằng phương pháp tiện ích tài sản. Phương pháp này tính toán dựa trên sự
chênh lệch giữa giá đất ở khu vực bị ô nhiễm với khu vực không bị ô nhiễm rồi sử
dụng mức giá chênh lệch ấy nhân với tổng diện tích đất bị vùng bị ô nhiễm sẽ cho ra
mức tổn hại về đất đai. Nhưng phương pháp trên thường gây bàn cãi và có tính chính
xác không cao vì điều kiện giữa hai khu vực phải giống nhau mới áp dụng được, nên
17
H. Bình Chánh
Tt Tân Túc - Địa bàn nghiên cứu
tôi sử dụng phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM) để tính tổn hại về mặt đất đai, nó
được lựa chọn để áp dụng vì: Thứ nhất đây là phương pháp được dùng cho đánh giá ô
nhiễm môi trường như không khí, đất, nước, tiếng ồn, phóng xạ, mất an ninh, thứ hai
nó sử dụng giá trị của bất động sản có sẵn trên thị trường để suy ra được giá trị môi
trường. Hơn nữa đây là phương pháp tương đối dễ hiểu và không bị bàn cãi về ứng
dụng của nó vì nó dựa trên giá thị trường thực sự và dữ liệu đo lường khá dễ dàng.
2.2. Tổng quan về huyện Bình Chánh
Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm
phía Tây Nam thành phố. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn. Phía Nam giáp huyện Bến
Lức và huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An. Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long
An. Phía Đông giáp quận Bình Tân, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè.
Huyện có diện tích: 25.255ha, dân số: 467.459 người (2011). Các xã, thị trấn:
Thị trấn Tân Túc và 15 xã là: Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Lê
Minh Xuân, Tân Nhựt, Tân Kiên, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Quý Tây, Long
Hưng, Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú, Bình Hưng.

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lí

18
Hình 2. 1. Bản Đồ Huyện Bình chánh
Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Bình Chánh, 2014
Bình Chánh nằm về phía Tây - Tây Nam của nội thành thành phố Hồ Chí Minh,
cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Huyện có diện tích tự nhiên 25.255 ha và
được chia thành 16 xã, thị trấn. Ranh giới hành chánh được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp Hóc Môn;
+ Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
+ Phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và huyện Nhà Bè.
+ Phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An.
b) Địa hình:
Bình Chánh có dạng địa hình đồng bằng tương đối phẳng và thấp, bị chia cắt
bởi rất nhiều sông rạch, kênh mương. Hướng dốc không rõ rệt với độ dốc nền rất nhỏ,
hầu như bằng 0.
Cao độ mặt đất phổ biến thay đổi từ 0,2m đến 1,1m, riêng khu vực ở phía bắc
xã Vĩnh Lộc B có cao độ nền đất từ 1,1m lên đến 4,2m và độ dốc mặt đất thay đổi từ
0,1% đến 1%.
c) Khí hậu:
Bình Chánh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ
cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào, với 2 mùa mưa và khô
rõ rệt. Mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng 5 đến hết
tháng 11, mùa khô ứng với gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Nhiệt độ: tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6
o
C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8
o

C (tháng 4), nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất 24,8
o
C (tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10
o
C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm - 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo
chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào
các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
Nhìn chung, thời tiết của huyện với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ
tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa nên có những kỳ xảy ra hạn hán làm thiệt
hại cho năng suất hoa màu trong nông nghiệp và đời sống dân sinh.
19
2.2.2. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 25.255,29 ha, chiếm tỷ trọng 11,97% diện
tích toàn Thành Phố và gấp 1,8 lần diện tích khu vực nội thành. Trong đó: có 888ha
đất sông suối mặt nước chuyên dùng, còn lại 24.376,29 ha đất mặt, chia làm 3 nhóm
đất chính:
Đất xám: phân bố chủ yếu ở các xã như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Có diện
tích 2.749,16 ha (chiếm 10,89% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Trong đó
chia làm hai nhóm phụ: đất xám phù sa cổ có diện tích 659,52ha và xám gley với diện
tích 2.089,65 ha.
Đất phù sa: có diện tích 11.174,74 ha (44,25% diện tích đất mặt trên địa bàn
toàn huyện) do hệ thống sông Cần Giuộc và Chợ Đệm bồi đắp, phân bố chủ yếu ở các
xã Tân Quý Tây, An Phú Tây, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước, Bình Chánh, Tân
Túc.
Đất phèn : thuộc vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, phân bổ chủ yếu tại

các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, có diện tích 10.452,39 ha
(41,39% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện).
b) Tài nguyên nước:
Nhìn chung: nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu từ 150 - 300
m, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, trong đó có nơi
30 - 40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B nguồn nước ngầm không
bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước ngầm cũng tụt khá sâu trên
40 m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm phèn.
c) Tài nguyên khoáng sản:
Bình Chánh không có khoáng sản quý hiếm, vật liệu xây dựng khá phong phú.
Theo tài liệu của Đoàn Địa chất thành phố sơ bộ đánh giá như sau :
- Thân quặng 1 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, chiếm diện tích
200 ha, trữ lượng 4 triệu m
3
.
20
- Thân quặng 2 : Cùng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, trữ lượng dự đoán tới 20
triệu m
3
.
- Thân quặng 3 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn thị trấn Tân Túc, trữ lượng dự
đoán khoảng 10 triệu m
3
.
- Than bùn nằm rải rác phía cầu An Hạ, nông trường Lê Minh Xuân.
d) Tài nguyên rừng:
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn
huyện 981,94 ha, chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Tập trung ở 2 xã Lê
Minh Xuân, Phạm Văn Hai do lâm trường Láng Le và công ty TNHH Một Thành Viên

Cây Trồng quản lý. Trong đó, diện tích rừng sản xuất chiếm chủ yếu với 718,37 ha
(73,16% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất rừng phòng hộ 234,46 ha, còn lại diện
tích rừng đặc dụng 29,11 ha (trại thực nghiệm lâm nghiệp).
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế: giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
21,03%/năm (tăng 5,03% so với chỉ tiêu kế hoạch) cao hơn bình quân toàn Thành phố
(11,8%). Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng là lĩnh vực lớn nhất, là động lực
tăng trưởng chính của kinh tế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2006-2010 hoạt động sản
xuất công nghiệp có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân
24,34%/năm (vượt 4,34% so với kế hoạch);
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo hướng tích cực, ngành công nghiệp – xây
dựng ngày càng phát huy được thế mạnh, khẳng định được vai trò chủ lực trong phát
triển kinh tế - xã hội của Huyện, nên tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ
65% năm 2005 lên 75% năm 2010, tương ứng tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm
từ 14% năm 2005 xuống còn 6% năm 2010; tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ duy
trì mức 19-20%.
b) Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư:
Năm 2011, dân số trung bình toàn Huyện khoảng 467,46 ngàn người, chiếm
6,22% dân số toàn Thành phố. Mật độ dân số trung bình của Huyện vào khoảng
21
1.851người/km
2
, tuy nhiên dân cư phân bố không đều, tập trung đông nhất ở các xã
Bình Hưng (4.890 người/km
2
), Tân Kiên (3.974 người/km
2
), Vĩnh Lộc B (3.776
người/km

2
). Các xã có mật độ dân số thấp nhất là Bình Lợi (498 người/km
2
), Tân
Nhựt (900 người/km
2
), Lê Minh Xuân (906 người/km
2
), Phạm Văn Hai (915
người/km
2
).
Nhìn chung, trong thời gian qua công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc
làm luôn được địa phương quan tâm, tăng cường công tác giải quyết việc làm, tạo ra
nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, tạo
điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài…
c) Giáo dục – đào tạo:
Toàn ngành giáo dục hiện nay có 65 trường công lập, trong đó có 19 trường
mầm non; 26 trường tiểu học với 699 lớp, 17 trường trung học cơ sở với 631 lớp, 3
trường trung học phổ thông tại xã Bình Chánh, Lê Minh Xuân, Đa Phước với 113 lớp.
d) Y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân:
Trên địa bàn huyện có 27,61ha đất y tế do Huyện quản lý, hàng năm đã khám
chữa bệnh cho hơn 1 triệu người, đáp ứng được phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân
dân. Trong đó gồm :
+ Bệnh viện Huyện với quy mô 340 giường nội trú, đặt tại thị trấn Tân Túc.
+ 16 trạm y tế cấp xã, thị trấn, mỗi trạm có 5 giường, tổng diện tích 1,26 ha.
+ Hội Chữ thập đỏ, các tổ y tế cộng đồng và 368 cơ sở y tế do tư nhân quản lý,
gồm 67 phòng mạch tư, 10 phòng nha, 52 nhà thuốc, 89 đại lý thuốc, 22 cơ sở y học cổ
truyền và 7 cơ sở tiêm thuốc.
2.3. Tổng quan thị trấn Tân Túc

Vị trí địa lý: Thị trấn Tân Túc có vị trí địa lí nằm về hướng Tây Nam của huyện
Bình Chánh, ranh giới thị trấn được xác định như sau:
- Phía Đông giáp xã An Phú Tây.
- Phía Tây giáp tỉnh Long An (xã Tân Bửu, xã Mỹ Yên huyện Bến Lức, tỉnh
Long An).
- Phía Nam giáp xã Tân Quý Tây, xã Bình Chánh.
22
- Phía Bắc giáp xã Tân Kiên, Tân Nhựt.
Thị trấn Tân Túc là trung tâm kinh tế - hành chính - văn hóa - xã hội của huyện,
có đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Quốc lộ 1A là tuyến đường
quốc gia nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Tây, có sông Chợ Đệm là
đường thủy nội địa nối với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là điều kiện thuận
lợi và rất quan trọng để phát triển về nhiều mặt.
23
2.3.1. Đặc điểm tự nhiên
Thị Trấn Tân Túc nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao ổn
định với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 2 đến
tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình cả năm dao động trong khoảng
24- 29
0
C. Chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 4
0
C. Tháng
có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 (28,8
0
C), thấp nhất là tháng 12 (24,8
0
C). Tuy nhiên
chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10

0
C.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 79,5%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất
là tháng 4 và tháng thấp nhất là tháng 10
Nhìn chung điều kiện khí hậu của thị trấn với các đặc điểm nhiệt đới gió mùa,
nền nhiệt độ cao và ổn định.
2.3.2. Các nguồn tài nguyên
Diện tích tự nhiên được xác định là: 855,4 ha, chiếm 3,38% diện tích tự nhiên
của toàn huyện. Trong đó đất nông nghiệp 544 ha chiếm 63,5% diện tích đất tự nhiên
toàn thị trấn, gồm: đất trồng cây hằng năm 308,08 ha, đất trồng cây lâu năm 227,9 ha,
còn lại 7,1 ha đất nuôi trồng thủy sản và 0,1089 ha đất nông nghiệp khác; đất phi nông
nghiệp 310,3 ha, chiếm 36,27% diện tích đất của thị trấn; đất chưa sử dụng là 0,9862
ha chiếm 0,1%. Với dân số là 17,310 người với 4,002 hộ, mật độ dân trung bình là
2,024 người/km
2
.
Bảng 2. 1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất
STT Chỉ tiêu ĐVT Diện tích sử dụng đất năm
2011 (ha)
Tổng diện tích Ha 855,4
1 Diện tích đất nông nghiệp Ha 544,1
1.1 Diện tích đất SXNN Ha 536,8
1.1.1 Đất trồng cây hằng năm Ha 308,9
1.1.1.1 Lúa nước Ha 295,6
1.1.1.2 Đất trồng cây hằng năm còn lại Ha 12,9
24
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm Ha 227,9
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 7,2
1.3 Đất nông nghiệp khác Ha 0,1
2 Đất phi nông nghiệp Ha 310,4

2.1 Đất ở Ha 91,4
2.2 Đất chuyên dùng Ha 176,9
2.3 Đất tôn giáo Ha 2,3
2.4 Đất nghĩa trang Ha 3,4
2.5 Đất sông suối và mặt nước Ha 36,4
2.6 Đất phi nông nghiệp khác Ha -
3 Đất chưa sử dụng Ha 0,9
Nguồn : UBND thị trấn Tân Túc, 2014.
Mặt nước:
Nước mặt: Nguồn nước mặt được cung cấp bởi sông Chợ Đệm, hệ thống kênh,
mương nội đồng và nước mưa; cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tuy nhiên nhu
cầu được xử lý, làm sạch trước khi đưa vào sử dụng.
Ngước ngầm: Qua các kết quả khảo sát trước đây cho thấy, địa bàn thị trấn Tân
Túc có 5 tầng chứa nước ngầm, ở tầng trên độ sâu 60m nguồn nước bị nhiễm mặn; 3
tầng tiếp theo có độ sâu từ 60 – 400 m, nước ngầm phong phú, chất lượng khá, tầng
cuối Miociene khó khai thác. Hiện nay toàn thị trấn sử dụng nước khoan trông sinh
hoạt, nằm ở độ sâu trên dưới 200m mới đảm bảo vệ sinh. Nguồn nước ngầm của thị
trấn là nguồn nước sạch quan trọng nhất cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của
nhân dân.
2.3.3. Nhân lực
Số hộ: 4.002 hộ;
Nhân khẩu: 16.027 người;
Lao động trong độ tuổi: 14.122 lao động. Trong đó, lao động có việc làm:
11.566 người (81,90%), đang đi học: 1.875 người (13,28%), nội trợ - chưa có việc
làm: 681 người (4,82%).
2.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
Giao thông: Thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn:
25

×