Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ LỘC HIỆP HUYỆN LỘC NINHBÌNH PHƯỚC TRONG NĂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.27 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG
TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ LỘC HIỆP
HUYỆN LỘC NINH-BÌNH PHƯỚC
TRONG NĂM 2008

THẠCH NGỌC VƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN&KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Tìm hiểu thực trạng và một
số giải pháp về công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Lộc Hiệp - Huyện Lộc Ninh – Tỉnh
Bình Phước”, do Thạch ngọc Vương, sinh viên khóa TC04PTBX, ngành phát triển nông
thôn



khuyến

nông,

đã



bảo

vệ

thành

công

trước

hội

đồng

vào

ngày………..tháng……..năm……….

Th.S Lê Văn Lạng
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ Ký)

Ngày

tháng

(Chữ Ký)

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Trong đời sinh viên có lẽ gian lao nhất là thời gian làm đề tài.Trong thời gian này
nếu như không có sự giúp ,động viên của nhiều người tôi nghỉ chắc có lẽ luận văn của
tôi sẽ không thể hoàn thành một cách tốt đẹp được.
Xuất phát từ lòng biết ơn thật sự đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn cha, mẹ những
người đã sinh ra và nuôi dưỡng cho tôi có được như ngày hôm nay , cũng như những sự
động viên, giúp đở cho tôi về mặt tinh thần và vật chất của cha, mẹ,chị ,em .
Tôi xin cảm ơn thầy Lê Văn Lạng đã tận tâm giúp tôi hoàn thành khóa luận
này,cùng tất cả các thầy cô khoa kinh tế cũng như thầy cô trường Đaị Học Nông Lâm đã

tận tình giảng dạy tôi trong quá trình học tập cũng như suốt quá trình thực tập tốt nghiệp
giúp cho tôi có những kiến thức để hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp tc04ptbx và những người bạn của tôi về những
tình cảm tốt đẹp mà các bạn đã giành cho nhau, cho tôi trong 4 năm học.
Xin cảm ơn các cô, chú,anh,chi trong UBND xã Lộc Hiệp các bà con nông dân xã
Lộc Hiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi người sức khỏe và thành công trong cuộc
sống.
Thạch Ngọc Vương


NỘI DUNG TÓM TẮT

THẠCH NGỌC VƯƠNG. Tháng 04 năm 2009. “Tìm Hiểu Thực Trạng Và Một
Số Giải Pháp Về Công Tác Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Xã Lộc Hiệp Huyện Lộc Ninh –
Bình Phước Trong Năm 2008.
THẠCH NGỌC VƯƠNG. April 2009. “ Studying the real situation and some
solutions about Reduction Program at Loc Hiep Village, Loc Ninh District,Binh Phuoc
provine”.
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra,phỏng vấn trực tiếp các hộ nghèo, chọn mẩu
ngẩu nhiên 60 hộ nghèo của xã trong năm 2008. Dựa trên 60 mẫu điều tra để tập trung
tìm hiểu về đời sống kinh tế , các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói từ đó đề xuất
ra những giải pháp nhằm giảm bớt tỷ lệ nghèo cho địa phương.Ngoài ra , đề tài còn tìm
hiểu về tình hình vay tín dụng ở đây để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
hộ nghèo,những tồn tại và những thành tựu mà chương trình đã đạt được.với mục tiêu tìm
hiểu về nhu cầu vốn vay của các hộ nghèo và mục đích sử dụng vốn của họ để đề xuất ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nghèo.
Với những mục tiêu cụ thể nêu trên,sau khi tìm hiểu phân tích những nguyên nhân
còn tồn tại từ đó sẽ có những kiến nghị cụ thể cho người dân cũng như Ban chỉ đạo
XĐGN của địa phương ,UBND XÃ để có thể góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Xã cũng

như trong cả nước.


MỤC LỤC

trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG1……………………………………………………………………………...1
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………...1
1.1 Đặt vấn đề…………………………………………………………………………1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài……………………………………………………2
1.2.1. Mục tiêu chung………………………………………………………………2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………………………2
1.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………….2
1.3.1. Phạm vi không gian…………………………………………………………...2
1.3.2. Phạm vi thời gian……………………………………………………………...2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………2
1.4. Cấu trúc của đề tài………………………………………………………………...2
CHƯƠNG 2 ……………………………………………………………………………..4
TỔNG QUAN…………………………………………………………………………...4
2.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………………………...4
2.1.1. Vị trí địa lý…………………………………………………………………...4
2.1.2. Địa hình……………………………………………………………………...4
2.1.3. Khí hậu, thời tiết..……………………………………………………………5
2.1.4. Địa chất thủy văn…………………………………………………………….5
2.1.5. Các nguồn tài nguyên………………………………………………………...5
a) Tài nguyên nước…………………………………………………………..5
v



b) Tài nguyên đất…………………………………………………………….6
c) Tài nguyên rừng………………………………………………………….6
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội………………………………………………………...6
2.2.1. Tình hình kinh tế……………………………………………………………..6
2.2.1.1. Sản xuất nông nghiệp…………………………………………………….7
a) Về trồng trọt………………………………………………………………7
b) Về chăn nuôi……………………………………………………………...8
2.2.1.2. Công tác khuyến nông……………………………………………………9
2.2.1.3. Công tác thú y…………………………………………………………….9
2.2.1.4. Công tác lâm nghiệp……………………………………………………...9
2.2.1.5. Kinh danh thương mại và dịch vụ………………………………………10
2.2.2. Tình hình văn hóa xã hội……………………………………………………..10
2.2.2.1. Dân số…………………………………………………………………...10
2.2.2.2 Giáo dục………………………………………………………………...11
2.2.2.3. Y tế……………………………………………………………………...12
2.2.2.4. Văn hóa – Thông Tin – Thể thao……………………………………….12
a)

Văn hóa – thông tin…………………………………………………….12

b)

Thể thao………………………………………………………………...12

2.2.2.5. Chính sách xã hội……………………………………………………….12
2.2.2.6. Cơ sở hạ tầng……………………………………………………………13
a)


Giao thông………………………………………………………………13

b)

Điện……………………………………………………………………..13

c)

Bưu chính viễn thông…………………………………………...............13

2.2.2.7.

Tổ chức bộ máy quản lý xã Lộc Hiệp………………………………….14

2.3. Thuận lợi và khó khăn…………………………………………………………….15
2.3.1. Thuận lợi…………………………………………………………………...…15
2.3.2. Khó khăn……………………………………………………………………...15
CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………….17
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………...17
vi


3.1.

Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………..17

3.1.1. Các khái niệm………………………………………………………………...17
a) Khái niệm về kinh tế hộ gia đình và thu nhập của nông hộ……………………17
b) Khái niệm về nghèo đói ……………………………………………………..17
3.1.2. Vòng luẩn quẩn nghèo đói…………………………………………………….18

3.1.3. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam……………………………………………...19
3.1.3.1. Ngưỡng đánh giá nghèo đói……………………………………………...19
a)

Ngưỡng đánh giá nghèo đói trên thế giới………………………………..19

b)

Ngưỡng đánh giá nghèo đói ở Việt Nam………………………………...19

3.1.3.2. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam………………………………………..20
3.1.4. Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói…………………………………………………..21
a) Chỉ tiêu thu nhập………………………………………………………………21
b) Chỉ tiêu nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt…...………………………………...21
c) Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất…………………………………………………….21
d) Chỉ tiêu vốn……………………………………………………………………22
3.1.5. Nguyên nhân và yếu tố chính ảnh hưởng đến đói nghèo ở Việt Nam………...22
a) Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn……………………………………………...22
b) Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định……………………...23
c) Người nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa bảo vệ quyền
lợi và lợi ích hợp pháp………………………………………………………………….24
d) Các nguyên nhân về nhân khẩu học……………..……………………………24
e) Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưỡng của thiên tai và rủi ro khác…..…….24
f) Bất bình đẳng giới ảnh hưỡng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ e…....25
h) Bệnh tật và sức khỏe yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo
đói trầm trọng…………………………………………..……………………………....26
g) Những tác động của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách ( tự do hóa thương
mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước…) đến đói nghèo………….…………..……….26
3.1.6. Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam……………………………………………...27
a) Các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam………………….……….27

vii


b) Thách thức xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay………..…………………28
3.1.7. Các khái niệm về tín dụng……………………………………………………..28
3.2 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………29
3.2.1. Phương pháp phân tích………………………………………………………...29
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………….29
3.2.3. Phương pháp sử lý số liệu……………………………………………………..29
CHƯƠNG 4………………………………………………………………………….…31
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………………………………….31
4.1. Tình hình nghèo đói của xã Lộc Hiệp năm 2008………………………………....31
4.1.1. tình hình chung………………………………………………………………….31
4.1.2. Tiêu chí xét hộ nghèo…………………………………………………………...31
4.2. Tình hình nghèo đói của những hộ điều tra năm 2008…………………………..32
4.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra……………………….32
4.2.2. Trình độ văn hóa của hộ điều tra…………………………………………….33
a) Trình độ học vấn của chủ hộ………………………………………………...33
b) Trình độ học vấn của mẫu điều tra…………………………………………..34
4.2.3. Về tổ chức xã hội và các chức vụ địa phương……………………………….34
4.2.4. Tình trạng nhà ở và tài sản của các hộ điều tra……………………………...35
a) Tình trạng nhà ở……………………………………………………………..35
b) Tài sản sinh hoạt trong gia đình……………………………………………..35
4.2.5. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra…………………………………...36
4.2.6. Tình hình canh tác nông nghiệp của các hộ điều tra……………………...…37
4.2.7. Thu nhập của 60 hộ điều tra vào cuối năm 2008……………………………38
4.3. Nguyên nhân nghèo đói của người dân ở xã Lộc Hiệp…………………………39
4.4. Chương trình XĐGN ở Xã Lộc Hiệp trong năm 2008…………………………..40
4.4.1. Phương hướng mục tiêu nhiệm vụ của chương trình………………………...40
a) Phương hướng………………………………………………………………..40

b) Mục tiêu……………………………………………………………………...40
c) Nhiệm vụ …………………………………………………………………….41
viii


4.4.2. Cơ cấu tổ chức ban chỉ đạo XĐGN ở xã Lộc Hiệp…………………………..41
a) Cơ cấu tổ chức………………………………………………………………...41
b) Sơ đồ tổ chức ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo xã Lộc Hiệp…………………43
4.4.3. Quá trình thực hiện chương trình XĐGN ở xã Lộc Hiệp……………………..43
4.4.4. Các chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo………………………………………44
4.4.5. Nguồn vốn XĐGN Xã………………………………………………………...44
4.5. Tình hình vay vốn tín dụng của các hộ điều tra………………………………….44
4.5.1. Tình hình những hộ không vay………………………………………………45
a) Lý do không vay…………………………………………………………….45
b) Thu nhập của các hộ không vay……………………………………………..45
4.5.2. Tình hình những hộ có vay…………………………………………………..45
a) Lượng vốn được vay…………………………………………………………46
b) Mục đích sử dụng vốn vay…………………………………………………..46
c) Thu nhập bình quân của hộ vay vốn…………………………………………47
4.6

Tình hình thay đổi sau khi vay vốn tín dụng của các hộ nghèo trong xã……….48

4.6.1 Tình hình thay đổi sau khi vay vốn của các hộ điều tra………………………48
4.6.2. Tình hình thay đổi của toàn địa phương………………………………………49
4.7. So sánh tình hình thay đổi của các hộ điều tra có vay và không vay tín dụng ưu đãi
sau một năm thực hiện chương trình…………………………………………………….49
4.8. Nhận xét về chương trình của các hộ vay vốn…………………………………..…50
4.8.1. Lượng vốn…………………………………………………………………...….50
4.8.2. lãi suất cho vay ………………………………………………………….……51

4.8.3. Nhận xét về thời hạn cho vay của chương trình………………………….……51
4.8.4. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn………….……...51
4.9. Một số giải pháp nhằm giúp địa phương giảm tỷ lệ nghèo đói, cải thiện
cuộc sống cho hộ nghèo………………………………………………………………..52
4.9.1. giải pháp về nâng cao dân trí và kỷ thuật sản xuất…………………………...52
4.9.2. Giải pháp về vốn……………………………………………………………...53
4.9.3. Giải pháp về thất nghiệp……………………………………………………...53
ix


4.9.4. Giải pháp về cơ cấu cây trồng ………………………………………………..53
4.9.5. Đối với người già neo đơn, bệnh tật…………………………………………..54
CHƯƠNG 5…………………………………………………………………………….56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………….56
5.1. Kết luận …………………………………………………………………………56
5.2. Kiến nghị………………………………………………………………………..57
5.2.1. Đối với người dân……………………………………………………………57
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương…………………………………………….57
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………...59
PHỤ LỤC

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


VHTT

Văn hóa thông tin

ĐSVHKDC

Đời sống văn hóa khu dân cư

ĐƠĐN

Đền ơn đáp nghĩa

BHYT

Bảo hiểm y tế

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

LĐTBXH

Lao động thương binh xã hội

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

UBND


Ủy ban nhân dân

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

ĐH – CĐ – THCN

Đại Học – Cao Đẳng – Trung Học Chuyên Nghiệp

KQĐT

Kết quả điều tra

TNBQ

Thu nhập bình quân

ĐVT

Đơn vị tính

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1 Tổng Giá Trị Kinh Tế Xã Hội Năm 2008……………………………………..7
Bảng 2.2: Một Số Loại Cây Trồng Chính Trên Địa Bàn………………….……………..8
Bảng 2.3: Thống Kê Một Số Loài Vật Nuôi Chính Trên Địa Bàn……………………….9
Bảng 2.4: Tình Hình Dân Số Xã Lộc Hiệp Tính Đến Cuối Năm 2008…………….…...11
Bảng 3.1: Tình Hình Nghèo Đói ở Việt Nam Giai Đoạn 2002- 2008 Theo
Chuẩn( 2006- 2010)……………………………………………………….……………..21
Bảng 4.1:Tình Hình Nghèo Đói Của Xã Lộc Hiệp Phân Theo Tùng ấp
Trong Năm 2008…………………………………………………………………………31
Bảng 4.2: Tiêu Chí Xét Hộ Nghèo Năm 2008………………………….………………32
Bảng 4.3: Tình Hình Nhân Khẩu Và Lao Động Của Các Hộ Điều Tra ………...……...32
Bảng 4.4: Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ Phân Theo Cấp Học……….……………….33
Bảng 4.5 : Trình Độ Học Vấn Của Mẫu Điều Tra…………………………..…………..34
Bảng 4.6: Phân Loại Nhà ở Của Các Hộ Điều Tra……………………………..……….35
Bảng 4.7: Tình Hình Sử Dụng Đất Của Mẫu Điều Tra…………………………..……..36
Bảng 4.8: Mục Đích Sử Dụng Đất Của Các Hộ Điều Tra……….……………………...37
Bảng 4.9: Loại Cây Trồng Vật Nuôi Chính Của Hộ Điều Tra…………….…………….37
Bảng 4.10: Tổng Thu Nhập Của 60 Hộ Điều Tra Vào Cuối Năm 2008….……………..38
Bảng 4.11: Nguyên Nhân Dẫn Đến Nghèo Đói Của Các Hộ Điều Tra………………...40
Bảng 4.12: Lý Do Không Vay Vốn………………...…………………………………...45
Bảng 4.13: Thu Nhập Của Các Hộ Không Vay Tín Dụng……………………...……….45
Bảng 4.14: Lượng Vốn Các Hộ Nghèo Được Vay……………………………………..46
Bảng 4.15: Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay Của Các Hộ Nghèo……………………..…..46
Bảng 4.16: Thu Nhập Bình Quân/Người/Hộ/Năm Của Các Hộ Vay Tín Dụng…..……47
Bảng 4.17: Tình Hình Thay Đổi Của Các Hộ Vay Vốn…………………………..……48
Bảng 4.18:Tình Hình Thay Đổi Của Toàn Địa Phương …………………………...…...49
xii



Bảng 4.19: So Sánh Tình Hình Thay Đổi Của Các Hộ Điều Tra Có Vay Và
Không Vay Tín Dụng………………………………………………..………………...50
Bảng 4.20: Nhận Xét Về Lượng Vốn Cho Vay Của Các Hộ Vay Vốn……….….……51
Bảng 4.21: Nhận Xét Về Lãi Suất Của Các Hộ Vay Vốn……………………………...51

xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Xã Lộc Hiệp …………………………..14
Hình 3.1: Sơ Đồ Thể Hiện Vòng Luẩn Quẩn Nghèo Đói……………………………...19
Hình 4.1: Sơ Đồ Tổ Chức Ban Chỉ Đạo XĐGN Xã Lộc Hiệp……….………………..43
Hình 4.2: Đồ Thị Thể Hiện Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay Của Các Hộ Nghèo ở
Xã Lộc Hiệp……………………………………………………………………………47
Hình 4.3: Đồ Thị Thể Hiện Tình Hình Thay Đổi Của Các Hộ Điều Tra Có
Vay Và Không Vay Tín Dụng Ưu Đãi…………………………………….…………..50

xiv


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi
Phụ lục 2: Danh sách các hộ điều tra

xv



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Năm 2008 là năm mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra hết sức trầm
trọng đã đẩy nhiều nước trên thế giới lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế. Khủng hoảng
kinh tế đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao gần 80%
dân số sống ở nông thôn và có tới gần 70% lực lượng lao động của xã hội tham gia vào
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.Điều đó khẳng định rằng Việt Nam là một quốc gia có
nền kinh tế mở mà trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh không ít đến ngành sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam.Một số mặt hàng nông nghiệp liên tục bị mất giá và không ổn định dẫn đến
tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thử thách . Chính vấn đề này đã làm
không ít gia đình lâm vào tình trạng nghèo đói trầm trọng.Do vậy vấn đề nghèo đói là vấn
đề lớn,vấn đề chung mang tính toàn cầu buộc chính bản thân quốc gia đó phải tìm cách
giải quyết.
Công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống của người dân luôn là mối
quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Đói nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát
triển bền vững , đồng thời là vấn đề xã hội mang tính nhạy cảm nhất, gắn liền với tính
nhân đạo của mỗi quốc gia.
Xã Lộc Hiệp là một Xã nội địa của Huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước.Phần lớn
người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp .Thực tế cho thấy đời
sống của người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn, trong nhiều năm qua người dân ở
đây vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Như vậy nguyên nhân khó khăn , nghèo đói đó là do đâu? Những giải pháp để khắc
phục tình trạng nghèo đói như thế nào?

1



Trước những câu hỏi đặt ra cùng với sự cho phép của Khoa Kinh Tế - Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Lạng cũng như sự
đồng ý của UBND xã Lộc Hiệp, tôi tiến hành làm đề tài: “ tìm hiểu thực trạng và một
số giải pháp về công tác xóa đói giảm nghèo ở xã lộc hiệp huyện lộc ninh tỉnh bình
phước trong năm 2008”
Thông qua kết quả nghiên cứu và những vấn đề trình bày trong luận văn, tôi mong
muốn sẽ có thể đóng góp những ý kiến phù hợp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa công
tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

1.2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp về công tác xóa đói giảm nghèo ở xã
Lộc Hiệp Huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước trong năm 2008.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã.
- Tìm hiểu chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương trong năm 2008.
- Đánh giá tác động của chương trình xóa đói giảm nghèo lên đời sống của các

hộ nghèo ở địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

1.3.1. Phạm vi không gian.

Địa bàn nghiên cứu là xã Lộc Hiệp, Huyên Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước.
1.3.2 phạm vi thời gian.
Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ ngày 5/1/2009 đến ngày 16/4/2009.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập chung nghiên cứu những hộ nghèo có vay và không vay các nguồn
tín dụng trong năm 2008.
1.4. cấu trúc đề tài.
Bài viết gồm 5 chương:
Chương 1 Mở đấu.
2


Nêu sự cần thiết của việc hình thành bài luận.Chương này trình bày lý do nghiên cứu
của đề tài, mục tiêu nghiên cứu , phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu ,điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội
của địa phương.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Nêu lên các khái niệm nghèo đói , các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói , các
khái niệm tín dụng.Thông qua Chương này ta biết được phương pháp nghiên cứu đề tài
này là bao gồm phương pháp thu thập số liệu sơ cấp , thứ cấp để phục vụ cho quá trình
phân tích , nhân xét của khóa luận.
Chương 4: kết quả nghiên cứu và thảo luận:
Thông qua việc giới thiệu tổng quan đời sống của các hộ nghèo ở xã chương này đi
sâu vào phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo trên, tìm hiểu chương
trình XĐGN của Xã , tình hình vay vốn tính dụng đối với các hộ nghèo có hiêu quả hay
không cũng được thông qua ở đây. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao việc sử dụng
vốn một cách có hiểu quả nhằm cải thiện nâng cao đời sống cho người dân nghèo trong
xã.
Chương 5: kết luận kiến nghị

Đưa ra kết luận trong quá trình nghiên cứu. Đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện tình
trạng nghèo .

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1Vị trí địa lý:
Xã lộc hiệp nằm ở phía Bắc huyện Lộc Ninh , cách trung tâm Huyện khoảng 15,5
km và cách TP.HCM khoảng 150km về phía Bắc.
Ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp xã Tân Thành Huyện Bù Đốp và Xã Bình Thắng Huyện Phước
Long.
Phía Nam giáp xã Lộc Phú Huyện Lộc Ninh
Phía Bắc giáp Xã Lộc An Huyện Lộc Ninh.
Phía Tây giáp Xã Lôc Tấn và Lộc Thuận Huyện lộc ninh.
Toàn xã có 7 ấp bao gồm Ấp Hiệp Quyết, Hiệp Tâm ,Hiệp Tâm A, Hiệp Hoàn , Hiệp
Hoàn A , Hiệp Thành , Hiệp Thành Tân.
2.1.2. Địa hình:
Xã Lộc Hiệp là một Xã miền núi nhưng có địa hình đồi núi thấp tương đối bằng
phẳng nằm ở vị trí chuyển dịch từ cao nguyên xuống đồng bằng.
Độ cao bình quân từ 100 – 170m so với mặt nước biển. Địa hình có khuynh hướng
giảm dần từ Tây sang Đông và Từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Độ dốc địa hình ở Xã chỉ cấp I và II .Trong đó đa số là địa hình có độ dốc I (0- 30)
chiếm 58,3% diện tích tự nhiên.
Với địa hình tương đối bằng phẳng xã Lộc Hiệp thuận lợi cho việc sử dụng đất nói
chung và giao thông ,vận chuyển hàng hóa nông sản cũng như sản xuất nông nghiệp nói
riêng.


4


2.1.3. Khí hậu thời tiết
Xã Lộc Hiệp mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng
đặt trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa. Có nền nhiệt cao đều quanh năm,
không có mùa đông lạnh.Trong năm có hai mùa rõ rệt:
+

Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10 .

+

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04.

+

Lượng mưa trung bình 2.285mm/năm.

+

Nhiệt độ trung bình từ 25,6 – 27,30C

+

Độ ẩm trung bình năm từ 80,8%/năm

+


Giờ chiếu sáng từ 6,6 giờ/ ngày

Xã Lộc Hiệp ít bị ảnh hưởng bởi bão lụt , động đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát trển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp …
2.1.4. Địa chất, thủy văn
Xã Lộc Hiệp có hệ thống suối thưa, lòng sông hẹp, nông, ngoại trừ Sông Bé có nước
vào mùa khô còn lại các suối khác chỉ có nước vào mùa mưa. Ngoài ra, do tiềm năng
nước ngầm không lớn còn hạn chế nên cần phải xây dựng các hồ, đập thủy lợi …một mặt
tưới, mặt khác giữ ẩm và bổ sung cho dòng ngầm…
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt
Xã Lộc Hiệp có hệ thống suối tương đối thưa, lòng sông hẹp ngoại trừ sông Bé có
nước vào mùa khô còn lại chỉ có nước vào mùa mưa.Ngoài ra nguồn nước dâng từ đập
thủy điện Srok phú miêng là nguồn dữ trữ nguồn nước đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản
xuất nông nghiệp trong Xã.
+ Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm tương đối dồi dào .độ sâu của mực nước giếng trung bình từ 5 15m.nguồn nước này chủ yếu được khai thác để phục vụ cho việc sinh hoạt của người
dân một phần phục vụ cho công tác tưới tiêu trong mùa khô.

5


Nhìn chung tài nguyên nước của Xã là tương đối phong phú đảm bảo cung cấp đủ
nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân địa phương.
b) Tài nguyên đất
Đây là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội của Xã.
Toàn Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.913,4 ha trong đó:
-


Đất sản xuất nông nghiệp là 1955,52 ha chiếm 67,1%.

- Đất lâm nghiệp là 737,8 ha chếm25,32%.
- Đất nuôi trồng thủy sản là 36,7 ha chiếm 1,3%.
- Đất sử dụng xây nhà ở là 38,8 ha chiếm 1,33%.
- Đất chuyên dung là 108,7 ha chiếm 3,73%.
- Đất tôn giáo tính ngưỡng 2,8ha chiếm 0,09%.
- Đất nghĩa trang ,nghĩa địa 2,7ha chiếm 0,09%.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 30,4ha chiếm 1,04%.
Xã Lộc Hiệp chủ yếu có các loại đất sau: đất xám,đất sỏi, đất đỏ ba zan, đất đen…
Nhìn chung chất lượng đất tương đối màu mở, có khả năng thích nghi đối với nhiều
loại cây trồng đặt biệt là cây công nghiệp dài ngày như: cây cao su, điều, tiêu, cà phê, cây
ăn trái …
c) Tài nguyên rừng
Xã có diện tích rừng là 737,8 ha chủ yếu là rừng sản xuất trồng các loại cây dạ tị, cây
chàm…
2.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội:

2.2.1. tình hình kinh tế:
Lộc Hiệp là một xã nội địa, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.trồng các loại
cây công nghiệp ngắn ngày,dài ngày và chăn nuôi gia súc.
Tổng giá trị sản xuất toàn xã năm 2008 đạt 68.541,7 triệu đồng.Thu nhập bình quân
đầu người đạt 8,319 triệu / người/năm.

6


Bảng 2.1 tổng Giá Trị Kinh Tế Xã Hội Năm 2008.

ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

giá trị(triệu đồng)

Tỷ lệ(%)

Nông nghiệp

47.241,7

68,9

Công nghiệp

7.500

10,9

Kinh doanh – dịch vụ

9.000

13,2

Dịch vụ - nông nghiệp

2.300

3,35


500

0,72

2.000

2,91

68.541,7

100

Dịch vụ - vận tải
Nguồn khác
Tổng

Nguồn tin: phòng kinh tế xã.
Nhìn chung tổng giá trị thu được từ sản xuất ngành nông nghiệp cao nhất đạt 47.241,7
triệu đồng chiếm 68% do ngành kinh tế chính ở xã Lộc Hiệp chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp.Còn lại một số ngành sản xuất chiếm tỉ lệ thấp như ngành sản xuất công nghiệp,
kinh doanh dịch vụ .ngành sản xuất thấp nhất là dịch vụ vận tải chỉ đạt 500 triệu chiếm
0,72 % tổng giá trị kinh tế xã.

7


2.2.1.1. sản xuất nông nghiệp.
a) về trồng trọt
Bảng 2.2: Một Số Loại Cây Trồng Chính Trên Địa Bàn

loại cây trồng

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

Cây hồ tiêu

320

22,9

Cây điều

155,7

11,1

Cây cao su

338

24,25

Cây cà phê

26,5

1,9


Cây ăn quả

58,5

4,19

Cây lấy gỗ

35

2,5

Cây lúa

113

8,1

Cây bắp

43

3,08

Cây khoai mỳ

229

16,43


Cây đậu các loại

25

1,79

Rau các loại

25

1,79

Đậu phộng

15

1,07

Đậu nành

10

0,71

1393,7

100

Tổng


Nguồn: Phòng thống kê xã năm 2008
Tổng diện tích gieo trồng là 1393,7 ha, tăng 41 ha so với năm 2007
Các loại cây trồng lâu năm như:hồ tiêu, cà phê , cao su , điều, cây ăn quả,cây lấy gỗ
,trong đó cây cao su có diện tích cao nhất 338 ha chiếm 24,25%,hồ tiêu cũng là loại cây
có diện tích tương đối cao 320 ha chiếm 22,9%. Vì điều kiện đất đai rộng lớn phù hợp
với các loại cây công nghiệp dài ngày. Các loại cây trồng ngắn ngày như các loại rau ,
đậu phộng , đậu nành chiếm tỉ lệ diện tích nhỏ .Diện tích trồng lúa cũng chiếm tỉ lệ tương
đối cao 113ha chiếm 8,1%. Do địa hình ở xã tương đối đa dạng vừa có vùng trũng để

8


trồng lúa nước vừa có đất đồi cao để trồng cây công nghiệp cho thấy Lộc Hiệp là Xã có
tiềm năng phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
b) Về chăn nuôi
Nhìn chung tình hình chăn nuôi gia súc tương đối thuận lợi và phát triển nhờ diện tích
đồng cỏ rộng dễ cho việc chăn thả. So với cùng kỳ năm 2007 tăng khoảng 12%.
Bảng 2.3: Thống Kê Một Số Loài Vật Nuôi Chính Trên Địa Bàn
Loại vật nuôi

Số lượng (con)



967

Trâu

27




346

Heo

2.543

Gia cầm

16.500

Tổng cộng

20.383
Nguồn thống kê xã năm 2008

Tổng đàn vật nuôi chính trong xã là 20.383 con , bao gồm bò ,trâu, heo,dê,gia
cầm…trong đó gia cầm 16.500 con. Heo cũng là loại vật được nuôi nhiều với 2543
con.ngoài ra Bò, Trâu ,Dê cũng là vật nuôi chính trong xã trong đó Trâu có số lượng it
nhất khoảng 27 con.
Ngoài các ngành chăn nuôi gia súc ,gia cầm ,ngành nuôi trồng thủy sản cũng tương
đối phát triển.Thủy sản được nuôi với diện tích 68 ha tăng 4 ha so với cùng kỳ năm 2007.
2.2.1.2. Công tác khuyến nông
Xã đã phối hợp tổ chức chuyển giao khoa học kỷ thuật như chăm sóc tiêu, điều, phòng
trừ các loại sâu bệnh,chết nhanh trên cây tiêu,đưa giống lúa mới có năng xuất cao, khả
năng chống bệnh cao về cho nông dân.
2.2.1.3. Công tác thu y:
Nhờ làm tốt công tác thú y , tăng cường kiểm tra ,kiểm soát giết mổ chặt chẽ nên đến
nay trên xã chưa có xẩy ra ổ dịch trên gia súc và gia cầm, công tác phối kết hợp tiêm

phòng gia súc và gia cầm đạt 93%.
9


2.2.1.4. Công tác lâm nghiệp:
Toàn xã có 737,9 ha diện tích rừng.Công tác quản lý bảo vệ rừng ,phòng cháy chữa
cháy rừng được triển khai và thực hiện thường xuyên.Tuy nhiên công tác bảo vệ rừng ,đất
rừng còn nhiều hạn chế,các vụ vi phạm phá rừng ,lấn chiếm đất rừng còn diễn ra và có
chiều hướng gia tăng, phức tạp trong năm 2008 đã xẩy ra 4 vụ phá rừng chưa có biện
pháp xử lý triệt để.
2.2.1.5. Kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ;
Toàn xã hiện có 301 hộ kinh doanh các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ,
tăng 50 hộ so với năm 2007. Trong đó :Công nghiệp 36 hộ(thợ may, cửa sắt
,hàn….),thương nghiệp - nghiệp dịch vụ 189 hộ ,giao thông vận tải là 14 hộ ,ngành khác
là 62 hộ.
2.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội
2.2.2.1 Dân số và lao động
Theo thống kê dân số cuối năm 2008 thì tổng số dân toàn xã là 1984 hộ với 8269
nhân khẩu. Số người trong độ tuổi lao động là 4130 người trong đó số lao động nam là
2090 người và số lao động nữ là 2040 người. Trên địa bàn xã có 5 dân tộc anh em sinh
sống .Trong đó người kinh 1889 hô.(7755 nhân khẩu) chiếm 93,8%, .
Đồng bào dân tộc thiểu số 95 hộ( 514 nhân khẩu) chiếm 6,2 %.
Trong đó :

Dân tộc khơme 53 hộ = 285 khẩu.
Dân tộc Thái

32 hộ = 185 khẩu.

Dân tộc Mường 7 hộ = 29 khẩu

Dân tộc S’tiêng 3 hộ = 15 khẩu.
Đa số người dân ở đây điều di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và miền Tây Nam Bộ
đến Lộc Hiệp từ năm 1990 để lập nghiệp.

10


×