Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ ĐĂNG QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.2 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ ĐĂNG QUANG

THIỀU THỊ TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009

  


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH KỸ
NGHỆ ĐĂNG QUANG”, do Thiều Thị Trang, sinh viên khóa 31, ngành Quản trị
kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

 
   Ngày      tháng      năm 2009 

năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo

 

 
    Ngày      tháng      năm 2009 

 
 

LỜI CẢM TẠ
  

.


Lời đầu tiên con xin chân thành cám ơn Bố Mẹ người đã có công sinh thành,
nuôi dưỡng để con có được ngày hôm nay, cũng như trong suốt quá trình học tập và
làm đề tài Bố Mẹ đã động viên con rất nhiều.
Em xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh, đặc biệt là các Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế đã giảng dạy và truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Viết Sản đã tận tình chỉ bảo, hướng

dẫn em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cám ơn các Cô Chú, Anh Chị trong Công ty TNHH Kỹ
Nghệ Đăng Quang đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em trong
quá trình thực tập tại Công ty.
Tôi cũng xin cám ơn đến bạn bè, những người luôn ở bên động viên, giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập và làm đề tài.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong trường, các Cô Chú, Anh Chị
trong Công ty, bạn bè, anh chị em được dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc
và trong cuộc sống.
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2009
Thiều Thị Trang

  


NỘI DUNG TÓM TẮT
THIỀU THỊ TRANG. Tháng 03 năm 2009. Xây Dựng Và Phát Triển Chiến Lược
Kinh Doanh Cho Công Ty TNHH Kỹ Nghệ Đăng Quang.

THIỀU THỊ TRANG. March 2009. Make and Development Business
Strategic For Đang Quang limited liability Company.
Trong tình hình kinh tế hiện nay, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo
cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như thách thức, vì vậy các
doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp trong từng bối cảnh kinh doanh. Chính
vì lí do này mà khóa luận đi tìm hiểu và phân tích tình hình kinh doanh của các công
ty TNHH Kỹ Nghệ Đăng Quang để tìm ra những điểm mạnh cũng như nguy cơ có thể
xảy ra đối với công ty, đồng thời thông qua việc phân tích đó đưa ra một số chiến lược
cũng như biện pháp thực hiện các chiến lược đó. Và cuối cùng là đưa ra kết luận và có
những kiến nghị đối với nhà nước cũng như đối với công ty trong việc phát triển của
công ty và các ngành có liên quan trong nền kinh tế.

 

  


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................1
U

1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................................................................1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................................1 
1.2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................................................2 
1.4 Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................................................2 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1 Tổng quan về công ty ...................................................................................................................................4 
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty ...................................................5 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................8
U

3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................................................8 
3.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược.................................................8
3.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược ......................................................................8
3.1.3. Quy trình xây dựng chiến lược ......................................................................9
3.1.4. Phân tích môi trường hoạt động của công ty ...............................................11

3.1.5 Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược ........................................17
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................................... 17 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................19
4.1 Khái quát thị trường kinh doanh của công ty. ........................................................................... 19 
4.1.1 Giới thiệu về sản phẩm của công ty..............................................................19
4.1.2 Đặc điểm cung ứng sản phẩm của công ty ...................................................20
v


4.2 Phân tích môi trường hoạt động của công ty .............................................................................. 20 
4.2.1 Môi trường vĩ mô..........................................................................................20
4.2.2 Môi trường tác nghiệp ..................................................................................25
4.2.3 Các yếu tố bên trong .....................................................................................30
4.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty ........................................................................... 38 
4.3.1 Phân tích ma trận SWOT..............................................................................38
4.3.2 Phân tích Ma trận SPACE ............................................................................42
4.4 Xây dựng và phát triển chiến lược cho công ty ........................................................................ 45 
4.4.1 Giải thích các chiến lược ..............................................................................45
4.4.2 Lựachọn chiến lược ......................................................................................48
4.5. Các giải pháp triển khai chiến lược................................................................................................. 49 
4.5.1. Giải pháp về nhân lực ..................................................................................49
4.5.2. Giải pháp về marketing................................................................................50
4.5.3 Giải pháp về tài chính – kế toán ...................................................................52
4.5.4 Giải pháp nghiên cứu và phát triển...............................................................53
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................54
5.1 Kết luận .............................................................................................................................................................. 54 
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................................................................... 54 
5.2.1 Đối với nhà nước ..........................................................................................54
5.2.2 Về phía Công ty ............................................................................................55 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................56


 
 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 

CB- CNV

Cán bộ công nhân viên

CHXHXNVN

Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CSH

Vốn chủ sở hữu

DN

Doanh nghiệp

DTT

Doanh thu thuần


GVHB

Giá vốn hàng bán

GDP

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

HĐSXKD

Họat động sản xuất kinh doanh

KD

Kinh doanh

KH

Kế hoạch



Lao động

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT


Lợi nhuận trước thuế

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SPACE

Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động

SWOT

Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – nguy cơ

WTO

(World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới

TC- KT

Tài chính – Kế toán

TTTH

Thông tin tổng hợp


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình Hình Tài Sản Nguồn Vốn Của Công Ty ................................................7
Bảng 4.1 Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2004 -2008........................20
Bảng 4.2 Doanh Thu Tiêu Thụ Của Công Ty ..............................................................29
Bảng 4.3 Số Lượng Hàng Hóa Bán Ra Năm 2007 Và 2008........................................30
Bảng 4.4: Giá Bán Một Số Sản Phẩm Của Doanh Nghiệp ..........................................31
Bảng 4.5: Cơ Cấu Lao Động ........................................................................................33
Bảng 4.6: Tình Hình Thu Nhập của CB- CNV của Công Ty ......................................34
Bảng 4.7: Kết Quả HĐSXKD Của Công Ty................................................................35
Bảng 4.8: Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản Của Công Ty......................................36
Bảng 4.9. Xây dựng Ma trận SPACE...........................................................................43

 
 
 
 
 
 
 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức trong công ty ..........................................................................5

Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện .................................................10
Hình 3.2. Mô Hình Mối Quan Hệ giữa Công Ty với Các Nhân Tố trong Môi Trường
Hoạt Động của Công Ty...............................................................................................11
Hình 3.3. Tiến Trình Phân Tích Đối Thủ Cạnh tranh ..................................................14
Hình 3.4 Sơ đồ Ma trận SPACE...................................................................................17
Hình 4.1: Biểu Đồ Thể Hiện Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam ......................21
Hình 4.2: Môi Trường Cạnh Tranh ..............................................................................26
Hình 4.3: Sơ Đồ Kênh Phân Phối Sản Phẩm Của Xí Nghiệp ......................................32
Hình 4.5. Ma Trận SWOT............................................................................................39
Hình 4.6: Sơ đồ Ma trận SPACE..................................................................................44
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

 

1.1 Đặt vấn đề

Trước xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa các nền kinh tế trên thế giới, các
doanh nghiệp của mỗi quốc gia phải đương đầu với môi trường kinh doanh ngày càng
phức tạp, biến động liên tục và có khả năng xuất hiện nhiều biến cố bất ngờ, trong đó
có cả cơ hội và thách thức đối với từng doanh nghiệp, từng tổ chức trong nền kinh tế.
Vì vậy, nhà quản trị của các công ty của Việt Nam nói chung và công ty TNHH Kỹ
Nghệ Đăng Quang nói riêng phải tìm các giải pháp mới để giúp tổ chức mình thích
nghi với các điều kiện của môi trường hoạt động nhằm duy trì và nâng cao khả năng
cạnh tranh để đạt hiệu quả lâu dài là nhu cầu tất yếu khi thực hiện công việc của mình.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt này đòi hỏi các công
ty phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời phải biết
nắm bắt cơ hội cũng như hạn chế những rủi ro mà công ty có thể gặp trong hoạt động
kinh doanh của mình. Với tình hình đó, doanh nghiệp nào có chiến lược kinh doanh
hợp lý, tạo khuynh hướng phát triển nhằm hướng tới những mục tiêu của mình cần đạt
được sẽ nhanh chóng vượt qua được những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu để đi đến thành
công.
Dựa và kiến thức đã học trong Quản Trị Chiến Lược và một số môn chuyên
ngành khác tôi quyết định chọn vấn đề nghiên cứu là: “Xây dựng và phát triển chiến
lược kinh doanh của công ty TNHH Kỹ Nghệ Đăng Quang” với tinh thần trau dồi kiến
thức đã học đồng thời đóng góp những giải pháp chiến lược để giúp công ty có thể
nắm bắt được những cơ hội của mình trong SXKD.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá các môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến
doanh nghiệp và trên cơ sở đó xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh cho công
ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích cơ hội và nguy cơ của môi trường bên ngoài tác động đến tình hình
kinh doanh của công ty.

-Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của môi trường nội bộ.
- Từ những nghiên cứu trên rút ra được những cơ hội và thách thức để xây dựng
và phát triển chiến lược cho công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công ty TNHH Kỹ Nghệ Đăng Quang, đường Ông Ích
Khiêm, phường 5, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2009- 5/2009 tiến hành nghiên cứu và thu
thập số liệu, phân tích số liệu năm 2007-2008
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu các chiến lược kinh doanh của công ty, phân
tích, đánh giá và cuối cùng là xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh cho công
ty.
1.4 Cấu trúc của khóa luận
- Chương 1. Mở đầu
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, đưa ra những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
để vẽ ra một hướng đi trong toàn bộ khóa luận để không bị lạc đề, không đúng với
mục tiêu của đề tài. Nêu lên thời gian và không gian nghiên cứu, nội dung cần nghiên
cứu trong khóa luận.
- Chương 2. Tổng quan
Tổng quan, mô tả về vấn đề nghiên cứu, về địa bàn nghiên cứu, nêu tổng quan
về công ty cũng như về tài liệu nghiên cứu.
- Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2


Nội dung và phương pháp nghiên cứu, nêu lên cơ sở lý luận nào để nghiên cứu
vấn đề này? Phương pháp nghiên cứu là gì? Và sử dụng các phương pháp ấy như thế
nào?
- Chương 4. Kết quả và thảo luận
Kết quả và thảo luận, thông qua việc phân tích môi trường bên trong và bên

ngoài, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Thông qua các ma trận, xác
định các chiến lược tổng thể và các chiến lược cụ thể cho công ty. Từ đó chọn lựa các
chiến lược phù hợp với thực trạng của công ty.
- Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Kết luận và kiến nghị, từ kết quả đạt được ở chương 4 ta đưa ra kết luận gì? Và
từ đó có thể kiến nghị các giải pháp, chiến lược để công ty có thể tham khảo, dùng làm
chiến lược kinh doanh cho công ty mình.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về công ty
Công ty TNHH Kỹ Nghệ Đăng Quang
Thành lập năm 2007
Mã số thuế: 0305209574
Cơ quan quản lý thuế: Chi cục thuế quận 6
Vốn điều lệ: 800.000.000 đồng
Ngành nghề chính: Sản xuất sản phẩm cơ khí.
Loại hoá đơn sử dụng: GTGT
Địa chỉ trụ sở công ty: số 59 Bình Tây, phường 1, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ nhà xưởng: 23/1 phu phố Đông Tân- Dĩ An- Bình Dương.
Lĩnh vực chính: Kinh doanh các thiết bị điện tự động hóa, thiết bị cơ khí. Thi công các
hệ thống cân công nghiệp tự động. Tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các hệ
thống thiết bị tự động hóa. Thi công hệ thống điện nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp.
Kinh doanh các thiết bị đo, thiết bị thí nghiệm, mô hình dạy nghề.
Được thành lập năm 2007, Công ty Kỹ nghệ Đăng Quang tham gia vào lĩnh vực
kinh doanh các thiết bị điện và tự động hóa. Hiện nay, công ty TNHH Kỹ Nghệ Đăng

Quang là nhà phân phối chính thức và tích hợp hệ thống các thiết bị tự động hóa của
hãng MITSUBISHI ELECTRIC với đội ngũ hơn 50 nhân viên được đào tạo ở nước
ngoài và các trường đại học danh tiếng trong nước. Công ty thuộc loại hình công ty
vừa và nhỏ.


Kinh doanh trong lĩnh vực tự động hóa, thiết bị công nghiệp nên khách hàng chủ yếu
của công ty là các công ty sản xuất, xí nghiệp và chủ yếu là nhắm tới các khu công
nghiệp, các xưởng sản xuất...
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Trong Công Ty
Giám Đốc

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng 

Kế Hoạch

TC -KT

Kỹ thuật 

Kinh Doanh 

Nguồn tin: phòng TC -KT
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty

Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm xây dựng chỉ đạo và
điều hành toàn bộ hoạt động KD của công ty. Chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả
KD của công ty trước pháp luật của nhà nước. Đảm bảo việc làm và thu nhập cho
CBCNV, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của người lao động theo qui định của bộ
luật lao động và hướng dẫn của công ty. Chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán, phòng kinh
doanh và phòng kỹ thuật.
Phòng kinh doanh: Là phòng ban chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu thị
trường, tìm kiếm lượng khách hàng” tiềm năng” của công ty, thăm dò ý kiến khách
hàng về mức độ hài lòng về sản phẩm, nếu có sai sót thì tiến hành sữa chữa.
Phòng kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch KD
ngắn hạn, dài hạn. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cho công ty, giúp giám đốc
quản lí việc thực hiện hợp đồng kinh tế và KD, đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện
công tác xuất nhập khẩu, trợ giúp giám đốc kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối với
các phòng ban trong đầu tư xây dựng cơ bản. Liên hệ làm việc với các cơ quan trong
và ngoài nước để giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn nghiệp vụ được giao.

5


Phòng TC – KT (Tài chính – Kế toán) : Giám sát hoạt động tài chính kế toán
của Xí nghiệp theo đúng pháp lệnh kế toán và pháp luật của Việt Nam. Tham mưu
cho giám đốc Xí nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác tài chính, hạch toán thống
kê, phân tích hoạt động kinh doanh theo đúng qui định của Nhà nước. Thay mặt nhà
nước giám sát, quản lí các hoạt động tài chính của đơn vị, chỉ đạo thực hiện về chuyên
môn nghiệp vụ đối với kế toán, chịu trách nhiệm về sự chính xác của các số liệu báo
cáo về hoạt động KD, đề xuất tham gia ý kiến trong việc tuyển dụng, điều động, nâng
lương, khen thưởng, kỉ luật, đào tạo nhân viên kế toán.
Phòng kỹ thuật: Tham gia lắp ráp sản phẩm cho các khách hàng đồng thời sữa
chữa và bảo trì cho các máy móc thiết bị của công ty. Tham mưu về chất lượng sản
phẩm, quy trình hoạt động của máy móc.


6


Bảng 2.1 Tình Hình Tài Sản Nguồn Vốn Của Công Ty
ĐVT: 1000 đồng

TỔNG TÀI SẢN

Năm 2007

Năm 2008

1.447.861.279

1.748.840.473

TỔNG

Năm 2007

Năm 2008

1.447.861.279

1.748.840.473

NGUỒN VỐN
1.tài sản lưu động và


1.447.861.279

1.725.390.531

3.Nợ phải trả

646.894.412

856.174.492

235.313.387

475.600.749

+Nợ vay ngắn

646.894.412

856.174.492

đầu tư ngắn hạn
+Tiền

hạn
+Các khoản phải

658.411.123

695.584.869


+Nợ

thu

vay

dài

0

0

phải

trả

0

0

hạn

+Hàng tồn kho

522.151.084

554.744.913

+Nợ


cho khách hàng
2. TSCĐ và đầu tư

31.985.685

22.549.942

4.NV CSH

800.966.867

892.306.044

+Nguyên giá TSCĐ

31.985.685

22.549.942

+ NV KD

800.966.867

892.306.044

+Đầu tư TC dài hạn

0

0


Riêng:NV

dài hạn

NSNN
Riêng vốn góp liên

Nguồn vốn liên

doanh

doanh

Tổng Cộng

1.447.861.279

1.447.861.279

Nguồn tin: phòng TC – KT
Sau một năm hoạt động, tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn của năm 2008
đều cao hơn so với năm 2007, tuy nhiên về nguyên giá tài sản cố định và đầu tư dài
hạn thì năm 2007 lại cao hơn năm 2008, Thường thì những năm đầu vào hoạt động,
các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định: máy móc thiết bị, nhà xưởng

7


CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
a) Khái niệm chiến lược
Chandler (1962): Xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn; Áp dụng
một chuỗi các hành động; Phân bổ các nguồn lực cần thiết.
Quinn (1980): “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu
chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách
chặt chẽ”.
b) Khái niệm quản trị chiến lược
Garry D. Smith (1991) cho rằng: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu
các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu tổ chức; Đề ra,
thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó
trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.
Hay: Quản trị chiến lược được hiểu là một nghệ thuật về khoa học thiết lập trên
cơ sở các mục tiêu dài hạn, cơ bản của doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt
động và các chính sách điều hành việc thu nhập, sử dụng và bố trí các nguồn lực để đạt
được các mục tiêu cụ thể làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và giành được thế
bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.

3.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược


Quá trình thực hiện chiến lược có thể chia thành nhiều giai đoạn. Trong thực
tiễn quản trị hiện đại, quản trị chiến lược có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
tế hoá, giúp chúng ta trả lời câu hỏi: ”Tại sao phải quản trị chiến lược?”. Điều này giúp
cho quản trị chiến lược có điểm nghi vấn và được trả lời bằng cách tìm ra những giải
pháp tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hay nói cách

khác quá trình quản trị chiến lược giúp các tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của
mình. Nó khiến lãnh đạo phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng nào và
khi nào thì đạt tới một điểm cụ thể nhất định.
Điều kiện môi trường mà các tổ chức gặp phải luôn biến đối nhanh. Những biến
đổi nhanh thường tạo ra cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Phương cách dùng quản lí chiến
lược giúp nhà quản trị nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai.
Nhờ có quá trình quản trị chiến lược, các tổ chức sẽ gắn liền các quyết định đề
ra với điều kiện môi trường liên quan. Tuy các quyết định phản ứng thụ động đôi khi
cũng mang lại hiệu quả nhưng quản trị chiến lược với trọng tâm là vấn đề môi trường
giúp tổ chức chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những thay đổi trong môi trường và làm
chủ được tình hình.
Phần lớn các công trình nghiên cứu cho thấy các công ty nào vận dụng quản trị
chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các kết quả mà họ đạt được trước
đó và các kết quả của các công ty không vận dụng quản trị chiến lược.
3.1.3. Quy trình xây dựng chiến lược
Theo Fred R. David, quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: Hình thành chiến
lược, thực thi chiến lược, đánh giá chiến lược. Trong đó:
Giai đoạn hình thành chiến lược là quá trình thiết lập nhiệm vụ KD, thực hiện
điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố ưu - khuyết điểm bên trong và những cơ hội
cũng như đe doạ từ bên ngoài có ảnh hưởng đến DN, để đề ra các mục tiêu dài hạn và
lựa chọn những chiến lược thay thế.

9


Giai đoạn thực thi chiến lược thường được gọi là giai đoạn hành động của quản
trị chiến lược. Ba hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược là: Thiết lập các mục tiêu
hàng năm, đưa ra các chính sách và phân phối các nguồn tài nguyên.
Giai đoạn đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối của quản trị chiến lược. Ba hoạt
động chính của đánh giá chiến lược là: Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến

lược hiện tại, đo lường thành tích, thực hiện các hoạt động điều chỉnh. Và quy trình
xây dựng chiến lược được mô tả tóm tắt qua sơ đồ mô hình quản trị chiến lược tòan
diện dưới đây:
Hình 3.1. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện
Thông tin phản hồi

Đánh giá môi
trường bên
ngoài xác
định cơ hội,
nguy cơ
Xác định
nhiệm
vụ, mục
tiêu và
chiến
lược hiện 
tại 

Thiết lập
mục tiêu
dài hạn

Thiết
lập
mục
tiêu
hàng
năm
Phân

bố tài
nguyên
, nguồn 
lực

Xét lại
mục
tiêu,
nhiệm 
vụ
Đánh giá các
yếu tố bên
trong, xác định
điểm mạnh, 
điểm yếu

Lựa chọn
các chiến
lược theo 
đuổi

Đo
lường,
đánh
giá sự
thực
hiện 

Đề ra
các

chính
sách

Thông tin phản hồi 

Hình thành

Thực hiện

Đánhgiá

Chiến lược

chiến lược

chiến lược

Nguồn: Lương Thể Mi, 2006. Giáo trình quản trị Chiến Lược. Khoa Kinh tế, Đại học
Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
10


3.1.4. Phân tích môi trường hoạt động của công ty
Phân tích môi trường hoạt động của công ty bao gồm việc phân tích môi trường
bên ngoài (môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp) và môi trường bên trong (môi
trường nội bộ). Việc xem xét một cách toàn diện các yếu tố tác động đến hoạt động
của công ty nhằm xây dựng chiến lược một cách chặt chẽ và đúng đắn hơn.
Mối quan hệ giữa ba cấp độ môi trường tác động đến công ty được thể hiện như
hình 3.2.
Hình 3.2. Mô Hình Mối Quan Hệ giữa Công Ty với Các Nhân Tố trong Môi

Trường Hoạt Động của Công Ty

Đối thủ
cạnh tranh

Đối thủ
tiềm ẩn

 

Sản phẩm 
thay thế 

Công ty 

Người
mua

Nhà cung
ứng

Nguồn: Tổng hợp

11


 

a) Phân tích môi trường bên ngoài
Áp dụng mô hình PEST để phân tích tác động của các yếu tố trong môi trường

vĩ mô. Các yếu tố đó là:
Political (Thể chế- Luật pháp)
Economics (Kinh tế)
Sciocultural (Văn hóa – Xã hội)
Technological (Công nghệ)
- Các yếu tố Thể chế - Luật pháp
Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị,
ngoại giao của thể chế luật pháp; Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật DN, luật lao
động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá, ...; Chính sách: Các chính sách thương
mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế,...
- Các yếu tố kinh tế
Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi
giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, DN sẽ có những quyết định phù hợp cho
riêng mình; Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,...; Các chính sách
kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của
chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp,...; Triển vọng
kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP,...
- Các yếu tố văn hóa - xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội
đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.

12


Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các DN quan tâm khi
nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách
hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập, ... khác nhau.
- Yếu tố công nghệ
Công nghệ là yếu tố rất năng động, có sự thay đổi liên tục, vì thế nó mang đến
cho DN rất nhiều cơ hội cũng như đe dọa. Ít có ngành công nghiệp và DN nào lại

không phụ thuộc vào công nghệ. Chắc chắn sẽ có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra
đời, tạo cơ hội cũng như đe dọa đối với các ngành, các DN. Sự phát triển của công
nghệ mới có thể làm nên thị trường mới, kết quả là sự sinh sôi của những SP mới, làm
thay đổi các mối quan hệ cạnh tranh trong ngành, làm cho các SP hiện có trở nên lạc
hậu, chất lượng không còn phù hợp với yêu cầu mới.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên, khi phân tích môi trường vĩ mô cần chú ý
đến một số yếu tố ảnh hưởng khác:
- Ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên luôn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người cũng
như hoạt động của DN. Điều kiện tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lí, khí hậu, cảnh quan
thiên nhiên, đất đai, sông, biển, khoáng sản trong lòng đất, dầu mỏ, rừng, môi trường
nước, không khí,…Trong nhiều trường hợp, chính điều kiện tự nhiên góp phần hình
thành nên lợi thế cạnh tranh cho DN.
- Yếu tố hội nhập
Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá
trình hội nhập sẽ khiến các DN phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân
công lao động của khu vực và thế giới.
Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần được gỡ bỏ,
các DN có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của
các DN lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi DN đang KD mà còn các khách
hàng đến từ khắp nơi.
13


b) Phân tích môi trường tác nghiệp
Đối thủ cạnh tranh :Phân tích đối thủ cạnh tranh là trả lời các câu hỏi: Số
lượng đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu? Sức mạnh của họ như thế nào? Họ sử dụng
chiến lược gì? Sản phẩm nào họ cung cấp, mục tiêu phát triển của họ là gì?…
Hình 3.3 cho thấy, tiến trình phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm trước hết là
xác định và đánh giá các đối thủ cạnh tranh và sau đó là chọn lọc đối thủ cạnh tranh

nào để mà tấn công hay tránh né.
Hình 3.3. Tiến Trình Phân Tích Đối Thủ Cạnh tranh
Xác  định  đối 
thủ  cạnh  tranh 
của công ty 

 

Đánh giá các mục tiêu, chiến lược, ưu
khuyết điểm của đối thủ cạnh tranh,
cùng các phương thức đối phó

Chọn lựa nên tấn công
hoặc né tránh đối thủ
cạnh tranh nào

‐ Áp lực từ nhà cung cấp 

Nhà cung cấp bao gồm các đối tượng: Người bán vật tư, thiết bị, nguyên –
nhiên vật liệu, người cung cấp vốn, LĐ,… Tương tự như người mua, nhà cung cấp có
thể gây áp lực mạnh và tạo bất lợi cho DN bằng cách: Tăng giá bán, giảm chất lượng
SP cung ứng, thay đổi phương thức thanh toán, ...
- Áp lực từ khách hàng
Vấn đề khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh.
Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của DN. Sự tín nhiệm đó
đạt được do biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối
thủ cạnh tranh.
Một vấn đề mấu chốt khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ.
Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm bằng cách ép giá
xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn.


14


- Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các DN hiện chưa có mặt trong ngành nhưng
có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ
tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất
sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng DN trong ngành.
Những rào cản gia nhập ngành: Các đối thủ đang hoạt động trên thị trường sẽ
cản trở hoặc hạn chế đối thủ tiềm ẩn bằng cách dựng lên rào cản gia nhập.
- Áp lực từ các sản phẩm thay thế
Là những SP có cùng công năng như các SP của ngành và có khả năng thay thế
SP hiện tại của các DN cạnh tranh. Điều này tạo ra áp lực thay thế và được thể hiện
theo 2 hướng:
Thay thế bằng giá rẻ.
Thay thế bằng cường độ cạnh tranh, chất lượng và dịch vụ.
c) Phân tích môi trường bên trong
Các hoạt động chủ yếu
 

‐ Hoạt động tài chính  

Điều kiện tài chính được xem là công cụ đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của
công ty và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư. Để xây dựng các chiến
lược cần phải xác định điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của tổ chức.
Khả năng thanh toán, đòn cân nợ, vốn luân chuyển, lợi nhuận, lượng tiền mặt,
vốn cổ phần của công ty .v.v…thường có thể làm cho chiến lược tổng thể của công ty
khả quan hơn.


15


Đây có thể là những tiêu thức quan trọng để đánh giá vị trí tài chính của công
ty, bởi các tiêu thức tài chính này thường làm thay đổi các chiến lược hiện tại hay việc
thực hiện các kế hoạch.
 

- Nghiên cứu và phát triển
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, công tác nghiên cứu và phát triển tại

mỗi công ty là không thể thiếu. Các công ty đang theo đuổi chiến lược sản phẩm thì
công việc càng trở nên quan trọng. Vì qua quá trình nghiên cứu và phát triển sẽ tạo ra
những sản phẩm mới lạ làm giảm áp lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đây là
yếu tố rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một công ty có tổ chức
nghiên cứu về thị trường sẽ giúp cho đơn vị chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh
của mình.
- Marketing
Marketing có thể miêu tả như là một quá trình xác định, dự báo thiết lập và thoả
mãn các nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng. Marketing bao gồm bốn
chiến lược chính là: chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và
chiêu thị cổ động. Tuỳ theo tính chất mức độ, hiện trạng của công ty mà nhà quản trị
có cách thiết lập các chiến lược trên một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao trong kinh
doanh của đơn vị mình.
- Văn hóa tổ chức và lãnh đạo
Các nhà quản trị ngày càng nhận ra tầm quan trọng của văn hoá của tổ chức
trong việc đạt tới lợi thế cạnh tranh. Văn hóa tổ chức là các giá trị, truyền thống và
phong cách hoạt động của một Công ty. Đây là một trong những tính chất mơ hồ khó
đo lường hay mô tả chính xác, nhưng nó lại tồn tại và tạo tiếng nói chung cho công tác

quản lý và hành vi của nhân viên.
Chất lượng của lãnh đạo - những điều thực hiện bởi quản trị cao cấp - có ảnh
hưởng cực kỳ quan trọng đến việc hình thành và phát triển của văn hoá tổ chức và đến
toàn bộ chỉ dẫn chiến lược của công ty.

16


×