Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông quận 12 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.28 KB, 141 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH




NGUYỄN THỊ TRƯỜNG HÂN





XU HƯỚNG NGHỀ CỦA HỌC SINH
VÀ CÔNG TÁC TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP Ở
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 603180



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THỊ TỐ OANH








Thành phố Hồ Chí Minh – 2010

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thò Tố Oanh, người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại học, q Thầy
Cô của Khoa Tâm lý – Giáo dục thuộc Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, q Thầy Cô cùng các em học sinh lớp 12 ở ba
trường trung học phổ thông trên đòa bàn Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh: Võ
Trường Toản, Trường Chinh và Thạnh Lộc đã hỗ trợ tôi trong giai đoạn nghiên cứu
thực trạng.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người thân trong
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tp.HCM, tháng 9 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Thò Trường Hân








LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ TRƯỜNG HÂN


















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT

VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT
1 Giáo viên GV
2 Học sinh HS
3 Trung học cơ sở THCS
4 Trung học phổ thông THPT
5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐGDNGLL
6 Hướng nghiệp HN
7 Tư vấn hướng nghiệp TVHN
8 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp HĐGDHN
9 Võ Trường Toản VTT
10 Trường Chinh TC
11 Thạnh Lộc TL
12 Đại học ĐH
13 Cao đẳng CĐ
14 Trung cấp chuyên nghiệp TCCN
15 Trung tâm tư vấn TTTV







1


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thế kỷ XXI, con người chứng kiến những biến đổi lớn về thò trường
nghề nghiệp. Xu thế hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá khiến cho các
ngành nghề phát triển đa dạng. Bên cạnh sự xuất hiện của nhiều nghề mới thì
không ít nghề cũ phải mất đi hoặc thay đổi công nghệ…
Ở bất cứ ngành nghề hoặc lónh vực hoạt động nào, nguồn lực con người
luôn là yếu tố cơ bản của mọi sự phát triển, quyết đònh sự thành công hay thất
bại. Do đó, vấn đề nguồn nhân lực luôn được đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy,
con người có thể phát huy tất cả thế mạnh của mình nếu được làm công việc yêu
thích và phù hợp. Điều này được bắt nguồn từ việc đònh hướng đúng đắn về nghề
nghiệp đònh chọn.
Lứa tuổi học sinh THPT, học tập không chỉ đơn thuần là tiếp thu tri thức
mà còn gắn liền với việc chọn nghề. Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn
tương lai, chọn hướng đi cho cả cuộc đời. Chọn nghề không phù hợp là tự đặt
mình vào một tương lai không vững chắc. Đây là quyết đònh mang tính bước
ngoặt của đời người, như nhận đònh của C.Mac: “Chọn nghề là ngày sinh nhật
thứ hai của cuộc đời”. Có thể nói, việc xác đònh đúng hướng đi cho mình ngay từ
lúc còn ngồi trên ghế nhà trường là một yếu tố quan trọng để gặt hái thành công
trong tương lai.
Tuy nhiên, đối với phần lớn học sinh, việc chọn được nghề phù hợp để lập
nghiệp sau này không phải dễ dàng, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng
lực, hứng thú, tính cách, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, nhu cầu xã hội… Chính vì
vậy, học sinh cần sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình
hướng nghiệp, trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Năm 1981, trong quyết
đònh 126/CP của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường phổ
thông có nêu rõ: “Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục
2

đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của học sinh cho phù hợp với yêu cầu

phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân”. Từ đó đến nay,
yêu cầu đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của công tác hướng nghiệp ở trường
phổ thông thường xuyên được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, đặc
biệt trong một số Chỉ thò, Nghò quyết, Nghò đònh về giáo dục đào tạo như Nghò
quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội, Chỉ thò 33/CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Nghò đònh số 75/2006/NĐ-CP ngày
02/8/2006…
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện việc đổi mới
công tác đào tạo, tuyển sinh nhằm góp phần mở ra cơ hội lớn cho học sinh trong
chọn trường, chọn nghề. Nhưng các số liệu thống kê về tuyển sinh đại học và
cao đẳng hàng năm trong cả nước cho thấy, chỉ có khoảng 15% đến 20% số thí
sinh thi đậu vào đại học ngay từ kỳ thi đầu tiên, trong số thí sinh trúng tuyển thì
có khoảng 10% phải bỏ học hoặc bò buộc thôi học vì không có khả năng theo học
ở bậc này. Đối với những sinh viên đã tốt nghiệp đại học thì chỉ một phần có
việc làm ổn đònh đúng với bằng cấp và chuyên môn đã được đào tạo, thường tập
trung vào một số sinh viên loại khá, giỏi, số còn lại không tìm kiếm được việc
làm hoặc có việc làm không ổn đònh, không đúng với chuyên môn và bậc đào
tạo [24, tr.114]. Ngoài ra, lâu nay, tình trạng phổ biến là học sinh chọn trường –
khối và ngành – nghề để thi và học chỉ theo cảm tính (không qua sự cân nhắc
thận trọng, cũng không qua tư vấn hướng nghiệp) nên đã có đến 34% trường hợp
chọn lầm nghề (hoàn toàn trái ngược), 42% trường hợp chỉ phù hợp gượng nên đã
có đến 90% sinh viên tốt nghiệp bò thất nghiệp mà nguyên nhân chính là không
phù hợp với nghề [21].
Thực tế trên khiến chúng ta cần xem xét thêm việc thực hiện công tác
hướng nghiệp ở các trường phổ thông. Nhà trường có thực sự “đóng vai trò chủ
đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bò cho thế hệ trẻ cả về tâm thế và kỹ năng để các
em có thể sẵn sàng đi vào lao động hoặc tự tạo việc làm ở các ngành nghề mà
3

xã hội đang cần phát triển, đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân

cũng như hoàn cảnh gia đình” hay chưa? Câu hỏi này không chỉ dành cho các
trường THPT trên cả nước nói chung, mà còn dành cho các trường THPT Quận
12 thành phố Hồ Chí Minh nói riêng - một Quận có nhiều nét đặc trưng vì lòch sử
phát triển, vò trí đòa lý, quy hoạch phát triển kinh và điều kiện giáo dục.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Xu
hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung
học phổ thông Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh”.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng xu hướng nghề của học sinh và
công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường THPT Quận 12 thành phố Hồ Chí
Minh. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác này.

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu: giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh ở 3 trường
THPT Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh: VÕ TRƯỜNG TOẢN, THẠNH LỘC và
TRƯỜNG CHINH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Xu hướng nghề và công tác tư vấn hướng nghiệp.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Đa số học sinh ở các trường THPT Quận 12 đều có xu hướng học lên Đại
học. Học sinh lựa chọn ngành nghề và trường để thi phần nhiều theo cảm tính,
các em chỉ căn cứ vào một hoặc một vài yếu tố mà chưa có sự quan tâm đúng
mức đến những yếu tố quan trọng khác để chọn được nghề phù hợp.
- Công tác tư vấn hướng nghiệp đã được các trường THPT Quận 12 tổ chức
thực hiện nhưng chưa hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng
đến việc học sinh lựa chọn trường hoặc nghề chưa phù hợp. Vì vậy, cần có những
4


biện pháp cụ thể, có cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn
hướng nghiệp, từ đó giúp học sinh chọn nghề phù hợp hơn với nhu cầu xã hội,
hứng thú, năng lực, tính cách… của bản thân.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận về xu hướng nghề và tư vấn hướng nghiệp.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng xu hướng nghề của học sinh và
công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường THPT Quận 12.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn hướng
nghiệp ở các trường THPT Quận 12.

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ tập trung khảo sát thực trạng xu hướng nghề qua hứng thú, dự
đònh, động cơ chọn nghề của học sinh khối 12 và công tác tư vấn hướng nghiệp ở
3 trường THPT trên đòa bàn Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Cơ sở phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm hệ thống – cấu trúc yêu cầu phải xem xét các đối tượng một
cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát
triển, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật
vận động của đối tượng.
Dựa trên luận điểm quan trọng này, vấn đề đã được tác giả nghiên cứu
một cách toàn diện, khách quan:
- Nghiên cứu nhiều mặt khác nhau của xu hướng nghề như xu hướng
chọn trường, chọn ngành nghề, đònh hướng giá trò nghề, hứng thú đối với nghề,
động cơ chọn nghề…
5


- Nghiên cứu nhiều khía cạnh trong công tác tư vấn hướng nghiệp như
nội dung tư vấn hướng nghiệp, biện pháp tư vấn hướng nghiệp và các yếu tố liên
quan khác. Xem xét công tác tư vấn hướng nghiệp của các trường THPT trên đòa
bàn Quận 12 trong những điều kiện đặc trưng của Quận như: lòch sử phát triển, vò
trí đòa lý và quy hoạch phát triển kinh tế, nhưng vẫn thống nhất với mục tiêu
chung của giáo dục Việt Nam về công tác tư vấn hướng nghiệp.
7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Thông qua việc khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng, đề tài cung cấp
một bức tranh thực tiễn vừa khái quát, vừa cụ thể về xu hướng nghề của học sinh
và công tác tư vấn hướng nghiệp của các trường THPT Quận 12. Qua đó, chỉ ra
những khó khăn rất thực mà học sinh gặp phải trong quá trình lựa chọn nghề
nghiệp tương lai và phát hiện những tồn tại trong công tác tư vấn hướng nghiệp
của các trường. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của công tác tư vấn hướng nghiệp cho các trường THPT Quận 12.
7.1.3. Quan điểm lòch sử –lôgic
Tìm hiểu lòch sử nghiên cứu xu hướng nghề và tư vấn hướng nghiệp. Xem
xét xu thế phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực ở các ngành
nghề trong những năm qua của đất nước và thành phố Hồ Chí Minh nói chung,
của Quận 12 nói riêng, đặc biệt những ngành nghề đang và sẽ cần phát triển.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá
các vấn đề lý luận trong sách, báo, văn bản, thông tin trên Internet có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu làm căn cứ để viết cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp quan sát: tác giả quan sát có chủ đònh hoạt động của
phòng tư vấn, cách thức tổ chức một số biện pháp tư vấn hướng nghiệp của
trường cũng như sự tham gia, hưởng ứng của học sinh qua các buổi tư vấn hướng
nghiệp được các trường THPT kết hợp với các trường đại học, cao đẳng.
6


7.2.2.2. Phương pháp trò chuyện:
- Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với học sinh để tìm hiểu dự đònh chọn nghề
của học sinh, đánh giá của các em về công tác tư vấn hướng nghiệp của trường.
- Gặp gỡ Ban Giám hiệu các trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn và giáo viên phụ trách hướng nghiệp để tìm hiểu về công tác tư vấn hướng
nghiệp của trường.
7.2.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Người nghiên cứu trao đổi,
lấy ý kiến chuyên gia về xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng
nghiệp ở trường THPT.
7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: thông qua việc
xem xét hồ sơ đăng ký dự thi đại học của học sinh.
7.2.2.5. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò:
- Đối với học sinh, phiếu thăm dò được xây dựng qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Với 7 câu hỏi mở, thu thập 80 phiếu trả lời (Phụ lục 1).
+ Giai đoạn 2: Dựa vào một số tài liệu, phối hợp với các ý kiến thu được ở
giai đoạn 1 để xây dựng bảng câu hỏi chính thức nhằm lấy ý kiến số đông học
sinh lớp 12 và giáo viên các trường THPT Quận 12 về xu hướng nghề và công
tác tư vấn hướng nghiệp. Tác giả xây dựng hai loại phiếu thăm dò ý kiến: phiếu
trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên và phiếu khảo sát dành cho học sinh.
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu bằng phương pháp thống
kê toán học và phần mềm SPSS FOR WINDOW phiên bản 11.5.

8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở phân tích những lý luận của các tác giả trong và ngoài nước về
lónh vực nghề nghiệp, kết hợp với việc điều tra, phân tích thực trạng, tư vấn thử
nghiệm, người nghiên cứu góp phần nhỏ bé của mình về những vấn đề sau:
- Vạch ra thực trạng xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng
nghiệp của các trường THPT trên đòa bàn Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh.
7


- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT Quận 12, đặc biệt là việc sử dụng
các trắc nghiệm khách quan vào công tác tư vấn hướng nghiệp.

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 3 phần:
- Phần 1: Mở đầu: trình bày các nội dung: Lý do chọn đề tài, mục đích
nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu,
giới hạn đề tài, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn.
- Phần 2: Nội dung luận văn: bao gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
+ Chương 2: Thực trạng xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn
hướng nghiệp ở các trường THPT Quận 12
+ Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng
nghiệp ở các trường THPT Quận 12
- Phần 3: Kết luận và kiến nghò












8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghề nghiệp và tư vấn hướng nghiệp, bởi
nghề nghiệp không chỉ gắn liền với đời sống cá nhân mà còn là một thành phần
quan trọng trong sự phát triển xã hội, cho thấy trình độ văn minh, đời sống vật
chất của con người và xã hội.
1.1.1. Ở nước ngoài
1.1.1.1. Vấn đề nghề nghiệp và xu hướng nghề
Nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú và dự đònh nghề nghiệp của học
sinh của các tác giả: V.N.Supkin, V.P.Gribanov, X.N.Trixtaiakova,
N.N.Dakharov, M.V.Giuvanov, A.A.Baixburg, A.A.Barbinova đã phản ánh phần
nào xu hướng nghề nghiệp của học sinh ở các nước lúc bấy giờ. Các nghiên cứu
ấy đã chỉ ra: Hứng thú nghề nghiệp có thể nảy sinh và phát triển ngay từ khi các
em còn học ở trường phổ thông. Học sinh THPT thường có dự đònh tiếp thu nền
học vấn cao hơn, không thích đi làm ngay. Những nghề học sinh dự đònh chọn rất
khác nhau, tuỳ theo từng thời kỳ, đặc điểm lứa tuổi và giới tính. Ví dụ, năm
1970, học sinh thường hứng thú với những nghề thuộc lónh vực sản xuất vật chất.
Nhưng đến năm 1985, học sinh thành phố lại hứng thú với những nghề thuộc lónh
vực xã hội hơn các nghề khác. Học sinh nam quan tâm nhiều đến lónh vực kỹ
thuật, trong khi đó, học sinh nữ quan tâm nhiều đến lónh vực y tế, giáo dục, nghệ
thuật [38, tr.3].
Trong nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề nghề nghiệp, động cơ chọn
nghề luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của các tác giả nước ngoài. Trong đó,
một công trình nghiên cứu đầy đủ, công phu và có hệ thống nhất về động cơ
chọn nghề là công trình của E.M.Pavlưuchenkov. Tác giả chia động cơ chọn
nghề thành chín nhóm: 1. Động cơ xã hội; 2. Động cơ đạo đức; 3. Động cơ thẩm
9


mỹ; 4. Động cơ nhận thức; 5. Động cơ sáng tạo; 6. Các động cơ có liên quan đến
nội dung của lao động; 7. Động cơ vật chất; 8. Động cơ danh vọng; 9. Các động
cơ khác. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã khẳng đònh rằng
những động cơ chiếm vai trò chủ đạo và tối quan trọng là động cơ đạo đức và
động cơ xã hội [19, tr.9-10].
Theo A.V.Pêtropxki, nguyên nhân hấp dẫn học sinh lựa chọn một nghề
nào đó là do tính chất sáng tạo của lao động, ý nghóa xã hội của nghề nghiệp và
qui mô tiền lương. Tác giả nhận xét: học sinh THPT quan tâm nhiều nhất đến giá
trò xã hội của nghề, sau đó mới đến giá trò vật chất [41]. Tuy nhiên, chưa thấy tác
giả đề cập đến hứng thú của học sinh với nghề nghiệp tương lai và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh.
Trong công trình nghiên cứu của mình, N.D. Lêvitov đánh giá động cơ
chọn nghề có ý nghóa to lớn đối với sự hình thành nhân cách và việc tự quyết
đònh đường đời của thanh niên. Khi chọn nghề thì xu hướng xã hội thường kết
hợp với động cơ cá nhân như hứng thú đối với một công việc nào đó, nhận thấy
mình có năng lực về công tác đó. Ông đã đưa ra một số động cơ bên trong và
bên ngoài có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh và đã nhận xét, học
sinh chú ý đến hứng thú, năng lực, nguyện vọng của mình khi chọn nghề nhưng
chưa nêu lên được thứ bậc động cơ nào chiếm ưu thế trong việc chọn nghề [29].
V.A. Cruchetxki cho rằng nghề được chọn phù hợp với nguyện vọng của
cá nhân khi khuynh hướng cá nhân đối với một dạng lao động nhất đònh, các
năng lực đối với dạng lao động ấy và sự đánh giá các ý nghóa xã hội của nó được
kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mang lại sự thoả mãn về đạo đức cho con người
và lợi ích tối đa cho xã hội [15].
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Mỹ thuộc nhóm lý luận về động
cơ mà đại diện là G.Reynolds, J.Shister, A.Roe, A.A.Maslow thì điều kiện để
con người thoả mãn với một nghề nghiệp là: 1. Tính độc lập và tính chất của sự
chỉ dẫn; 2. Mối quan hệ qua lại tốt với đồng sự, đòa vò xã hội; 3. Sự công bằng; 4.
10


Hứng thú đối với công việc, khả năng áp dụng những kỹ năng của mình, sự đa
dạng của công việc; 5. Các điều kiện khách quan của lao động, tính chất của
công việc, điều kiện lao động, công cụ lao động, 6. Độ lớn của tiền lương; 7. Sự
bảo đảm về công việc. Trong đó, điều kiện 6, 7 là quan trọng [38, tr.6].
Ngoài hứng thú, dự đònh nghề nghiệp và động cơ chọn nghề, một khía
cạnh quan trọng khác của vấn đề nghề nghiệp cũng được nhiều tác giả đề cập là
nhận thức nghề của học sinh. Tác giả M.S.Nay Matk cho rằng: “Thanh niên hãy
còn biết rất ít, kể cả những thuộc tính thực tế của những nghề hấp dẫn họ và cả
những yêu cầu mà nghề đó đề ra cho người lao động lẫn những khả năng tiềm
tàng của bản thân” [18, tr.10]. Điều này cũng tương tự như nhận xét của
V.V.Tsêbưsêva: “Học sinh chọn nghề nhưng hiểu chưa đầy đủ ý nghóa của việc
lựa chọn đó, khi không có các kiến thức cần thiết về ngành nghề đã chọn” và
“Ngoài sự hiểu biết dù đó là tối thiểu về nghề đã chọn, còn cần phải đối chiếu
những đặc điểm cá nhân mình với những yêu cầu mà nghề đó đề ra và đó là
điều mà học sinh thường không tính đến” [38].
1.1.1.2. Hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp
Trên thế giới, vấn đề hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh đã
có từ lâu và ngày càng phát triển. Nhà giáo dục học và tâm lý học lỗi lạc người
Nga N.K.Crupxkaia đã nêu lên luận điểm “tự do chọn nghề” cho mỗi thanh niên.
Theo bà, thông qua hướng nghiệp, mỗi thanh niên đều phải nhận thức sâu sắc
hướng phát triển kinh tế của đất nước, những nhu cầu nào của nền sản xuất cần
được thoả mãn, những nhiệm vụ mà thanh thiếu niên phải đáp ứng trước yêu cầu
của xã hội trong lónh vực sản xuất lao động [26, tr.7].
Ở các nước phát triển có hẳn đạo luật về quyền được tư vấn nghề nghiệp
của thanh niên, đạo luật qui đònh về trách nhiệm pháp lý và phẩm chất đạo đức
của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, về trách nhiệm và sự tham gia của nhà
trường, của phụ huynh học sinh vào các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học
sinh của trường mình, cho chính con em mình cũng như mối quan hệ giữa chuyên
11


gia tư vấn với học sinh và phụ huynh học sinh [49]. Tác giả xin nêu mô hình
hướng nghiệp có tổ chức chặt chẽ và khoa học được thực hiện ở Pháp và Úc.
* Hướng nghiệp ở Pháp:
Pháp là một trong những nước rất đề cao công tác hướng nghiệp cho học
sinh và công việc này do những nhà tâm lý tư vấn hướng nghiệp đảm nhiệm,
thuộc biên chế của Bộ Giáo dục và làm việc tại các trung tâm độc lập với các
trường phổ thông. Công tác hướng nghiệp tại Pháp phân biệt rõ hai loại: đònh
hướng học đường (thường dành cho học sinh và thanh thiếu niên) và đònh hướng
nghề dành cho người trưởng thành đã đi làm. Mục tiêu của đònh hướng học
đường nhằm giúp cho thanh thiếu niên có những lựa chọn tốt cho đường hướng
tương lai, phát triển bản thân; về mặt xã hội làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thanh
thiếu niên, cũng như đảm bảo sự phân bố nguồn lực trong cơ cấu xã hội. Triết lý
của công tác hướng nghiệp ở Pháp là “làm cho cá nhân nhận thức được những
đặc tính, năng lực của cá nhân và phát triển các đặc tính đó để chọn ngành học
và các hoạt động chuyên môn trong các hoàn cảnh của đời sống với mong muốn
được phục vụ xã hội và phát triển trách nhiệm của mình”. Có 3 cách thức đònh
hướng học đường: 1: hướng nghiệp ban đầu trong hệ thống trường phổ thông; 2.
Học nghề dưới dạng hợp đồng lao động chuyên biệt dành cho nhóm thanh niên
từ 16 đến 25 tuổi. Cơ sở sử dụng lao động phải tổ chức việc đào tạo thực hành
nghề và chỉ đònh người hướng dẫn. Sau khi làm việc, học viên được cấp chứng
chỉ nghề. Học viên được trả lương theo qui đònh của pháp luật. Kinh phí cho học
nghề được lấy kinh phí của cơ sở sử dụng lao động, nhà nước và đòa phương. 3.
Thanh niên từ 16-25 tuổi rời trường phổ thông nhưng không đạt được bằng cấp
hoặc chứng chỉ nào được hưởng những hỗ trợ đặc biệt của chính quyền (kí hợp
đồng dự thính, hợp đồng làm thế chỗ) nhằm cung cấp cho họ các kỹ năng nghề
cơ bản và giúp họ xâm nhập vào thò trường lao động. Các nhà tâm lý tư vấn đònh
hướng có trình độ tương đương Thạc só chuyên về tư vấn đònh hướng. Nhiệm vụ
của họ là: 1. Tham gia giám sát liên tục học sinh và thành công học tập của các
12


em. 2. Đảm bảo thông tin về qui trình đònh hướng, đào tạo và nghề nghiệp cho
học sinh và gia đình; 3. Đảm bảo công tác đặc biệt là tham vấn cá nhân cho học
sinh và phu huynh học sinh; 4. Với tư cách là người hỗ trợ, thực hiện công việc
đánh giá học sinh; 5. Hỗ trợ học sinh thực hiện các dự đònh học tập và nghề
nghiệp; 6. Đóng vai trò cố vấn chuyên môn cho Hiệu trưởng, các nhà quản lý
trong việc xây dựng các kế hoạch giáo dục liên quan đến hướng nghiệp. Hiện ở
Pháp có trên 4400 nhà tâm lý tư vấn đònh hướng [51].
* Hướng nghiệp ở Úc:
Hướng nghiệp trong nhà trường Úc là việc phát triển các kỹ năng, kiến
thức và quan điểm thông qua một chương trình học đã hoạch đònh. Những kỹ
năng, kiến thức này sẽ giúp học sinh trở thành những người hiểu biết khi đưa ra
các quyết đònh về học đường cũng như hậu học đường và làm việc có hiệu quả
về sau.
Chương trình hướng nghiệp giúp học sinh nhận ra những cơ hội nghề
nghiệp có thể gặp, các đặc điểm cá nhân có thể dùng trong những cơ hội đó,
giúp học sinh có những kỹ năng trong việc ra quyết đònh và có thể dự đoán cũng
như vượt qua các giai đoạn chuyển giao sau mỗi thời kỳ trong sự nghiệp của họ.
Hướng nghiệp trong nhà trường Úc bao gồm những yếu tố sau:
- Học về bản thân trong công việc
- Học về thế giới việc làm
- Học lập kế hoạch và quyết đònh về nghề nghiệp
- Thực thi các quyết đònh về nghề và vượt qua những giai đoạn chuyển
đổi việc làm.
Chương trình hướng nghiệp ở Úc chú trọng vào các kết quả rõ ràng của
học sinh và đây cũng là nền tảng để đánh giá và báo cáo. Hệ thống kết quả được
đánh giá ở từng mức độ: ở mức độ học sinh theo bốn yếu tố nêu trên, ở mức độ
học sinh theo cấp học, ở mức độ nhà trường và hệ thống giáo dục. Trong đó, các
13

kết quả của hướng nghiệp ở mức nhà trường và hệ thống được sắp xếp theo các

lónh vực trách nhiệm chủ yếu: chính sách, triển khai, sự chòu trách nhiệm [28].
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Vấn đề nghề nghiệp và xu hướng nghề
Ở nước ta, vấn đề nghề nghiệp và xu hướng nghề của học sinh cũng đã
được nhiều tác giả đề cập:
Kết quả nghiên cứu về xu hướng chọn nghề, dự đònh nghề nghiệp của học
sinh THPT được trình bày trong tác phẩm “Một số vấn đề tâm lý học sư phạm và
lứa tuổi học sinh Việt Nam” (1975) của tập thể tác giả thuộc Viện Khoa học
Giáo dục cho thấy: đa số học sinh có xu hướng đạt trình đại học trước khi đi vào
lao động phục vụ (78.64% ở nữ, 63.38% ở nam). Hứng thú nghề nghiệp của nam
biểu hiện tập trung vào những nghề công nghiệp và của nữ là những nghề thuộc
lónh vực y tế. Từ đó, các tác giả đi đến tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự
hình thành xu hướng nghề nghiệp của học sinh cấp III [31].
Các tác giả Nguyễn Thò Xuân Hoà, Nguyễn Thò Bích Hồng, Phạm Thò
Dung (1986-1987) đã đề cập đến xu hướng, nguyện vọng, lý do chọn nghề của
học sinh lớp 12. Kết quả cho thấy xu hướng học lên đại học là xu hướng chủ yếu
của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT. Việc chọn nghề của học sinh chòu sự tác
động của nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng lý do chủ yếu là phù hợp khả năng bản
thân và hứng thú cá nhân.
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu về xu hướng nghề nghiệp của hai tác giả
Phạm Nguyệt Lãng và Trần Anh cho thấy: thanh niên học sinh suy nghó về nghề
rất muộn. Suy nghó đó luôn luôn thay đổi và thiếu ổn đònh. Các nghề mà thanh
niên học sinh chọn đều hướng về phân phối lưu thông và dòch vụ. Đáng chú ý là
3 ngành chủ chốt trong 3 chương trình kinh tế chủ chốt của đất nước như nông
nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp thì thanh niên chưa coi là loại nghề yêu
thích. Vấn đề khoa học kỹ thuật là một yêu cầu phát triển của đất nước cũng
chưa được thanh niên quan tâm và coi là nghề say mê, yêu thích của mình [17].
14

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu đặc điểm về

xu hướng nghề của học sinh thành phố theo các chỉ số: mức độ nhận thức nghề,
tính ổn đònh của thái độ đối với nghề; qua đó cho thấy đặc điểm chung về xu
hướng nghề của học sinh trung học, xác đònh được những nghề mà học sinh biết
nhiều nhất cũng như thái độ đánh giá của học sinh về các nghề. Đồng thời các
tác giả cũng rút ra kết luận: nhận thức về nghề của học sinh còn yếu, số nghề và
các trường chuyên nghiệp được học sinh biết đến chưa nhiều. Hứng thú nghề
nghiệp của học sinh hình thành muộn, chưa tập trung và chưa rõ nét [45].
Giáo sư Phạm Tất Dong đã nghiên cứu một cách sâu sắc về hứng thú
nghề nghiệp cũng như nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho học sinh. Từ các
công trình nghiên cứu ấy, tác giả kết luận: hứng thú môn học, hứng thú nghề
nghiệp có tác dụng thúc đẩy việc lựa chọn nghề và thực hiện được khả năng của
mình là động cơ mạnh nhất, quan trọng nhất [38, tr.10].
Trong công trình nghiên cứu về động cơ chọn nghề của thanh niên, tác giả
Nguyễn Ngọc Bích đã nhận xét: Ở thanh niên học sinh, động cơ bên trong nổi
bật hơn động cơ bên ngoài. Nam thanh niên coi việc thực hiện khả năng của
mình là động cơ đầu tiên trong chọn nghề, thứ hai là tính chất quan trọng của
nghề, thứ ba là hoạt động hứng thú. Trong khi đó, ở nữ thanh niên thì các thứ bậc
động cơ lại khác: yêu cầu của nhà nước, vò trí xã hội trong nghề và tiếp đến là
thực hiện được khả năng của mình. Theo tác giả, sự lựa chọn ngành nghề của
nam và nữ khác nhau [19, tr.11].
Nghiên cứu về nhận thức nghề và dự đònh chọn nghề của học sinh phổ
thông trung học, tác giả Phan Thò Tố Oanh đã đưa ra một số nhận xét: nhận thức
về nghề nghiệp của học sinh mới đang dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài của
nghề; trong ba trình độ nghề thì đa số học sinh chọn trình độ cao (đại học); giữa
nhận thức nghề và dự đònh chọn nghề của học sinh chưa có sự phù hợp cao; nhận
thức về nghề nghiệp của học sinh trở nên sâu sắc hơn khi học sinh được cung cấp
đầy đủ thông tin cần thiết về nghề… Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số đề
15

xuất nhằm nâng cao nhận thức về nghề của học sinh để từ đó có sự lựa chọn

nghề nghiệp phù hợp hơn [38].
Hai tác giả Nguyễn Thạc và Nguyễn Thò Ngọc Liên nghiên cứu xu hướng
chọn nghề của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau ở ba
khía cạnh: nhận thức của học sinh về yêu cầu nghề lựa chọn, thái độ của học
sinh đối với nghề được chọn và thực trạng chọn nghề của học sinh có kiểu nhân
cách khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có mối quan hệ giữa kiểu nhân
cách hướng nội, hướng ngoại với việc lựa chọn nghề của học sinh THPT. Họ đã
lựa chọn nghề chỉ ở trình độ cao (đại học) và tương đối phù hợp với kiểu nhân
cách. Theo hai tác giả, việc phát hiện kiểu nhân cách của học sinh và chỉ ra
những phẩm chất cần có của mỗi nghề sẽ là căn cứ cơ bản để tư vấn hướng
nghiệp cho học sinh THPT [42].
Kết quả nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp của học sinh trung học của tác
giả Đào Thò Oanh cho thấy: hầu hết học sinh đã xác đònh được cho mình những
hứng thú đối với một số lónh vực tri thức và nghề nghiệp tương ứng. Tuy nhiên,
chưa thấy có sự thể hiện rõ khuynh hướng nghề nghiệp đối với bất cứ lónh vực
nào. H ọc sinh chỉ mới dừng lại ở mong muốn hiểu biết chứ chưa đạt tới nguyện
vọng được làm việc trong lónh vực đó. Theo tác giả, điều này có thể có nhiều
nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là công tác hướng
nghiệp trong nhà trường phổ thông chưa được thực hiện hiệu quả [35].
Trong công trình nghiên cứu về khả năng tự đònh hướng cho nghề nghiệp
và cuộc sống tương lai của học sinh trung học phổ thông, tác giả Đặng Hoàng
Minh và các cộng sự kết luận: Trong các dự đònh về nhiều vấn đề khác nhau,
vấn đề học tập – nghề nghiệp được quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu cũng chỉ ra
mối quan hệ mật thiết, biện chứng về xu hướng hành động, các mức độ chuẩn bò
cho kế hoạch tương lai và các dự đònh cụ thể [32].


16

1.1.2.2. Hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp

Hướng nghiệp được chính thức đưa vào trường phổ thông từ ngày
19/03/1981 theo quyết đònh 126/CP của Chính phủ. Từ đó đến nay, công tác
hướng nghiệp đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Có lúc, nó đã tạo được một khí
thế mới trong trường học. Nhiều trường có phòng hướng nghiệp, thậm chí có góc
hướng nghiệp ở nhiều lớp. Đó là nơi tập hợp các tư liệu để giúp học sinh tìm
hiểu các nghề ở đòa phương và cả nước. Nhiều phòng hướng nghiệp còn là nơi để
học sinh tập hợp tiến hành sinh hoạt hướng nghiệp. Tại đó, các em được giới
thiệu về nghề và được tư vấn chọn nghề. Tuy nhiên, cuối những năm 1980 của
thế kỷ XX, vai trò của công tác hướng nghiệp dần dần bò coi nhẹ do sự tác động
của nhiều yếu tố khách quan như sự sút kém về đời sống, khủng hoảng kinh tế
và lạm phát tiền tệ, đời sống của người lao động bấp bênh… Từ những năm
1992-1993 trở đi, việc chạy đua trong thi cử đã tạo ra một tâm trạng căng thẳng
trong học sinh THPT. Công tác hướng nghiệp theo đó cũng bò lu mờ, nhường chỗ
cho việc học thi, luyện thi như một cứu cánh đối với học sinh tốt nghiệp THPT.
Nhận thức được tác hại của việc xa rời hướng nghiệp, coi nhẹ giáo dục lao động,
không gắn nhà trường với đời sống sản xuất…, từ Đại hội lần thứ VIII (1996)
đến Đại hội lần thứ IX (2001), Trung ương Đảng luôn nhấn mạnh đến tăng cường
công tác hướng nghiệp, đẩy mạnh việc dạy nghề, song tình hình trường phổ
thông hầu như chưa chuyển động là bao xét từ góc độ hướng nghiệp, chuẩn bò
nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa [8].
Trong những năm gần đây, vấn đề hướng nghiệp đã nhận được quan tâm
đặc biệt của giới truyền thông, của tất cả các cấp, ban ngành đoàn thể trong xã
hội từ trung ương đến đòa phương, các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và các
em học sinh. Nhiều hội thảo khoa học, hội nghò chuyên đề do Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức nhằm tìm
ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này, như Hội thảo: “Đổi mới
công tác lao động – hướng nghiệp phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hoá, hiện
17

đại hóa đất nước “ (7/2003); “Tổ chức giáo dục lao động – hướng nghiệp theo

yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (11/2001). Nhiều trang web hướng nghiệp
xuất hiện trên mạng internet với những thông tin cụ thể về các ngành nghề, các
trường đào tạo, các trắc nghiệm về sự phù hợp nghề. Rất nhiều bài báo xoay
quanh vấn đề hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS,
THPT. Kéo theo đó là sự ra đời và phát triển của các trung tâm tư vấn hướng
nghiệp, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp…
Xét về lý luận lẫn thực tiễn, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông Việt Nam được gắn liền với các tác giả Nguyễn Văn Hộ, Phạm Tất Dong,
Đặng Danh Ánh, Đoàn Chi, Lê Đức Phúc [38, tr.12]. Trong những công trình của
mình, các tác giả đã giải quyết những vấn đề của công tác hướng nghiệp:
- Lòch sử phát triển hệ thống công tác hướng nghiệp ở các nước trên thế
giới và Việt Nam.
- Bản chất khoa học của công tác hướng nghiệp.
- Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của công tác hướng nghiệp.
- Nội dung cơ bản và các hình thức hướng nghiệp.
- Vấn đề tổ chức và điều chỉnh công tác hướng nghiệp.
Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về công tác tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh THPT đã được thực hiện. Có thể điểm qua một số
công trình tiêu biểu sau:
Nghiên cứu đònh hướng nghề nghiệp ở lứa tuổi học sinh THPT, hai tác giả
Nguyễn Văn Lê – Nguyễn Công Khanh kết luận [27]: Đa số học sinh THPT
chưa được đònh hướng nghề phù hợp, chưa được chuẩn bò tốt để sau khi tốt
nghiệp phổ thông có một bộ phận lớn học sinh có thể sẵn sàng tham gia ngay
vào thò trường việc làm. Đònh hướng nghề của học sinh THPT phụ thuộc rất lớn
vào sự giáo dục hướng nghiệp ở từng trường. Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục
hướng nghiệp có vai trò mờ nhạt, chưa tạo được sự phát triển có sự khác biệt về
chất cả trên bình diện thái độ nghề nghiệp lẫn năng lực hiểu biết nghề nghiệp,
18

đặc biệt chưa phát triển được năng lực làm các quyết đònh nghề nghiệp phù hợp,

Những nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông
hiện nay chưa hiệu quả là do: Nhà trường thiếu cơ sở vật chất để tiến hành hoạt
động hướng nghiệp; Thiếu sự hỗ trợ của chính quyền đòa phương và các tổ chức
xã hội; Đa số học sinh chưa có nhu cầu; Giáo viên chưa coi trọng hoặc thiếu khả
năng để tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu một số trắc nghiệm tâm lý, nhóm tác giả ở trường
Cán bộ Quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã vận dụng vào tư vấn hướng
nghiệp cho học sinh THPT và đưa ra kết luận: “Thực tiễn cho thấy, kết quả và sự
phối hợp giữa các trắc nghiệm trong đề tài này là hoàn toàn có cơ sở khoa học
và cơ sở thực tiễn để tiến hành triển khai đại trà trong công tác tư vấn hướng
nghiệp cho học sinh các trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh” [39].
Tác giả Mai Ngọc Luông và các cộng sự (2006) nghiên cứu “Thực trạng
công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường phổ thông bậc trung học
ở thành phố Hồ Chí Minh” kết luận: Vấn đề tư vấn đònh hướng nghề nghiệp là
rất cần thiết nhưng chưa được nhà trường tích cực thực hiện. Về mặt nhận thức,
Ban Giám hiệu các trường đều cho rằng việc tư vấn đònh hướng nghề nghiệp là
một nội dung không thể thiếu trong nhà trường phổ thông nhưng việc tổ chức
thực hiện tư vấn hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức [24, tr.131].
Theo tác giả Hồ Văn Dũng, một trong những nguyên nhân khiến học sinh
nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về khuynh hướng nghề của bản thân là công tác
hướng nghiệp của nhà trường chưa được thường xuyên, liên tục. Các em ít có các
buổi trao đổi, hướng dẫn của thầy cô, của nhà trường. Phần lớn các em nhận thức
được nghề là do tự tìm tòi, trao đổi với gia đình và bạn bè. Do vậy, vấn đề đặt ra
cho các thầy cô – những nhà giáo dục cần có trách nhiệm, quan tâm hơn đến
việc đònh hướng nghề nghiệp cho các em, giúp các em nhận thức về khuynh
hướng nghề của bản thân có cơ sở khoa học, phù hợp với hứng thú, sở thích và
năng lực của bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội [19].
19

Nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông với việc phát

triển nguồn nhân lực (đề tài KX-05-09), hai tác giả Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn
Văn Lê khẳng đònh: giáo dục hướng nghiệp thực chất là vấn đề văn hóa xã hội
phức tạp, nó không chỉ là vấn đề giáo dục, tư vấn, đònh hướng cho mỗi cá nhân
mà đòi hỏi sự tham gia của các lực lượng xã hội, gia đình và các đoàn thể xã hội
tương ứng. Hơn thế nữa, công việc này còn đòi hỏi không chỉ phải xây dựng và
tiến hành công việc theo căn cứ, các cơ sở khoa học và thực tiễn, mà còn đòi hỏi
sự bảo trợ của Nhà nước với các hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất và nhất là về
pháp luật với cơ chế điều kiện thích hợp [25].
Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về hướng nghiệp như:
Quang Dương, Trần Thế Linh, Đoàn Văn Đàng, Phạm Thò Miền, Đào Văn Lê…
1.1.3. Một vài nhận xét chung
Vấn đề xu hướng nghề và công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
THPT không phải là mới mẻ. Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã
được thực hiện ở trong và ngoài nước. Đây chính là nguồn tài liệu q báu làm cơ
sở để tác giả triển khai đề tài này. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, phần lớn
các công trình khảo sát xu hướng nghề của học sinh THPT trên các đòa bàn khác
nhau trong cả nước. Nhiều nghiên cứu về công tác tư vấn hướng nghiệp cũng chỉ
dừng lại ở việc khảo sát thực trạng chứ chưa áp dụng một số biện pháp hướng
nghiệp cụ thể. Hơn nữa, bản thân thế giới nghề nghiệp luôn biến động và phát
triển không ngừng, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở từng đòa phương và trong
cả nước cũng có sự chuyển dòch, kéo theo đó là sự thay đổi về xu hướng đối với
các ngành nghề, các giá trò nghề nghiệp mà học sinh hướng tới. Vì vậy, việc
nghiên cứu vấn đề liên quan đến nghề nghiệp không bao giờ lỗi thời, mà ngược
lại, luôn có tính thời sự và mới mẻ. Ở Quận 12, đây là vấn đề thực tiễn của đòa
phương cần được quan tâm nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình
nào đề cập đến. Và đó là lý do thúc đẩy người nghiên cứu thực hiện đề tài này.

20

1.2. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ

1.2.1. Đònh nghóa về nghề
Nghề là một hình thức lao động đặc thù mang tính chất riêng gắn bó chặt
chẽ với con người. Xã hội càng phát triển thì sự phân hoá ngành nghề càng diễn
ra mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp.
Để làm sáng tỏ khái niệm nghề thì cần phân tích một số khái niệm có liên
quan: chuyên môn, việc làm, nghề nghiệp và ngành.
- Chuyên môn là “Một lónh vực lao động sản xuất hẹp, trong đó con người
bằng sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần của mình làm ra những giá trò vật
chất hoặc giá trò tinh thần như là phương tiện cần cho sự tồn tại và phát triển của
xã hội”. Theo nhận đònh của Viện só X.G.Xtrumilin, chuyên môn là nghề hẹp,
nhưng nó hoàn toàn qui đònh hình thức của một dạng hoạt động lao động và
mang tên gọi đặc trưng cho nghề đó.
- Trong khi đó, khái niệm nghề được hiểu có phần khác hơn. Theo từ điển
tiếng Việt, nghề được đònh nghóa là “công việc chuyên làm theo sự phân công
lao động trong xã hội. Nghề nghiệp là để sinh sống và để phục vụ xã hội”.
Theo tác giả E.A.Klimov: “Nghề là một lónh vực sử dụng sức lao động vật
chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự
phân công lao động mà có), nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của
mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”.
Theo tác giả Nguyễn Tiến Đạt, trong tiếng Việt, từ nghề ghép với từ
nghiệp thành từ nghề nghiệp. Nghề nghiệp nên hiểu là "các nghề phức tạp thiên
về trí tuệ, có trình độ cao hơn, bao giờ cũng đòi hỏi phải được đào tạo, nhiều khi
lâu dài, luôn gắn với các cơ hội thăng tiến trong nghề của con người, vì trong
thành phần từ ghép này có chữ nghiệp, hiểu theo nghóa sự nghiệp, kế nghiệp"
[22].
Như vậy, có thể hiểu mối tương quan giữa chuyên môn và nghề như sau:
Chuyên môn là khái niệm hẹp hơn so với khái niệm nghề, nhưng nó có đủ các
21

qui đònh về mặt hình thức của một dạng hoạt động lao động, nó phân biệt sự

khác nhau về từng chuyên môn trong nghề. Nghề là thuật ngữ để chỉ một hình
thức lao động trong xã hội có được do sự phân công lao động, ở đó, con người sử
dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
Nghề là sự tổ hợp những chuyên môn có quan hệ cùng loại. Nói cách khác, một
nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Ví dụ: nghề dạy học có giáo viên dạy Văn
học, giáo viên dạy Lòch sử, giáo viên dạy Đòa lý… chúng liên kết với nhau một
cách có ý nghóa trong một nhóm gọi là “nghề dạy học”.
Ở bất kỳ quốc gia nào cũng tồn tại hai loại nghề: nghề đào tạo và nghề
không được đào tạo.
+ Nghề không được đào tạo là nghề được hình thành tự phát do nhu cầu
của xã hội, do tích luỹ kinh nghiệm hoặc do sự truyền nghề từ người này sang
người khác, từ đời này sang đời khác.
+ Nghề đào tạo là nghề được ghi trong danh mục ngành nghề của Nhà
nước, được qui đònh rõ về nội dung, chương trình, thời gian, trình độ đào tạo,
được cấp chứng chỉ văn bằng tương ứng. Nghề đào tạo là trình độ tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo mà con người cần đạt được nhờ quá trình đào tạo dài hạn hoặc
ngắn hạn nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội, đòi hỏi người
học phải có trình độ học vấn nhất đònh, có sức khoẻ và những yêu cầu về tâm lý
phù hợp với nghề. Vì vậy, so với các nghề không được đào tạo thì nghề đào tạo
phức tạp hơn, có trình độ cao hơn; đối với các nghề thuộc về kỹ thuật thực hành
ít nhất phải có trình độ bán lành nghề nếu được đào tạo ngắn hạn, hoặc có trình
độ lành nghề hoặc lành nghề bậc cao nếu được đào tạo dài hạn [22].
- Giải thích khái niệm việc làm, giáo sư Lê Thi cho rằng: “Đó là công việc
đem lại lợi ích cho người lao động, tạo thu nhập để nuôi sống gia đình và bản
thân, bất kỳ ở ngành nghề gì và khu vực kinh tế nào (quốc doanh, tập thể, tư
nhân) và không bò pháp luật ngăn cấm”. Việc làm cũng có thể hiểu là hành động
cụ thể, là công việc được cho làm và được trả công để sinh sống.

×