Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BIOGAS ĐỐI VỚI SỬ DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI HEO TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
BIOGAS ĐỐI VỚI SỬ DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI CHĂN
NUÔI HEO TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRỊNH THỊ TÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BIOGAS ĐỐI VỚI SỬ DỤNG BIOGAS
CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI HEO TỈNH BÌNH DƯƠNG” do TRỊNH THỊ TÌNH, sinh
viên khóa 2005-2009, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PHAN THỊ GIÁC TÂM, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại huyện và các xã thuộc Thuận An và
Tân Uyên đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
tập tại địa phương.

Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
TRỊNH THỊ TÌNH


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRỊNH THỊ TÌNH. Tháng 06 năm 2009. “Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ
Phát Triển Biogas Đối Với Việc Sử Dụng Biogas Của Người Chăn Nuôi Heo Tại
Tỉnh Bình Dương”.
TRINH THI TINH. July 2009. “The Impacts Of Biogas Supporting Policy
On Pig Famer,S Adoption Of Biogas Technology In Binh Duong Province”.
Với mục tiêu chính là xem xét tác động của chính sách hỗ trợ phát triển biogas
đối với sử dụng biogas của người chăn nuôi heo tại hai huyện Thuận An và Tân Uyên
tỉnh Bình Dương, đề tài sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy xác suất tuyến tínhmô hình logit. Với số phiếu phỏng vấn là 145, trong đó 74 phiếu đối với người chăn
nuôi heo sống tại huyện Thuận An và 71 phiếu đối với người chăn nuôi heo sống tại
huyện Tân Uyên của tỉnh Bình Dương. Kết quả thu được, tác động của chính sách hỗ
trợ lên xác suất sử dụng biogas rất mạnh. Đối với vùng chính sách hỗ trợ biogas mạnh
(Thuận An) số hộ có sử dụng biogas nhiều hơn vùng có chính sách hỗ trợ yếu (Tân
Uyên). Điều này đã cung cấp cho các nhà làm chính sách những thông tin ban đầu về
vai trò của chính sách hỗ trợ phát triển biogas đối với sử dụng biogas của người chăn
nuôi heo tại tỉnh Bình Dương. Đây là điều quan trọng trong công tác khuyến khích
người dân ứng dụng mở rộng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất “sạch
hơn”nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cho con người và việc mở rộng cơ chế
CDM.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1

1

1.1. Đặt vấn đề.

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

3

1.2.1. Mục tiêu chung.

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể.

3

1. 3. Phạm vi nghiên cứu.

3

1.4. Bố cục của luận văn

3

CHƯƠNG 2

5

2.1.Tổng quan các kết quả đã nghiên cứu .

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Tổng quan tỉnh Bình Dương

6

2.2.2 Tổng quan huyện Thuận An


7

2.2.3 Tổng quan huyện Tân Uyên

9

CHƯƠNG 3

57

3.1. Cơ sở lý luận

57

3.1.1. Các khái niệm cơ bản về chính sách môi trường

57

3.1.2. Giới thiệu về chính sách hỗ trợ phát triển biogas

57

3.1.3.Các khái niệm cơ bản về chất thải trong chăn nuôi heo và ô nhiễm
môi trường

64

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu


69

3.2.1 Nội dung

69

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

71

CHƯƠNG 4

76

4.1. Mô tả hiện trạng sản xuất chăn nuôi heo và xử lý chất thải trong chăn
nuôi heo tại 2 huyện Thuận An và Tân Uyên
v

76


4.1.1 Quy mô chăn nuôi heo

76

4.1.2 Các phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi heo hiện tại

76

4.2. Mô tả công tác thực hiện phát triển biogas tại hai huyện Thuận An và Tân

Uyên

79

4.2.1 Công tác thực hiện phát triển biogas tại huyện Thuận An

79

4.2.2 Công tác thực hiện phát triển biogas tại huyện Tân Uyên

83

4.3 Khả năng nắm bắt thông tin về chính sách hỗ trợ phát triển biogas của
người chăn nuôi heo

85

4.3.1 Kiến thức về biogas qua hình thức hỗ trợ thông tin

85

4.3.2. Khả năng nắm bắt thông tin hỗ trợ kinh phí lắp đặt tại địa phương.
89
4.3.3. Khả năng nắm bắt thông tin hỗ trợ kỹ thuật biogas

90

4.3.4.Nhu cầu và tình hình nhận được hỗ trợ phát triển biogas của người
dân


91

4.4. Đánh giá kết quả sử dụng biogas

93

4.4.1. Kết quả sử dụng biogas đã lắp đặt

93

4.4.2.Đánh giá về kết quả sử dụng biogas của những người chưa sử dụng
biogas

95

4.4.3. Đánh giá nhận thức người dân đối với môi trường

97

4.5. Tác động của chính sách hỗ trợ phát triển biogas đối với sử dụng biogas 98
CHƯƠNG V

104

5.1 Kết Luận

104

5.2 Kiến nghị


105

5.2.1 Đối với cấp trung ương và cấp Tỉnh

105

5.2.2 Đối với cấp huyện

105

5.2.4. Đối với cấp xã

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

PHỤ LỤC

62

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AEC

Trung tâm khuyến nông của tỉnh


BCHTƯ

Ban Chỉ Đạo Trung Ương

BPP

Văn phòng dự án khí sinh học Trung Ương

CP

Cổ phần

KSH

Khí sinh học

KTV

Kỹ Thuật Viên

NN-PTNT

Nông Nghiệp- Phát Triển Nông Thôn

ODA

Nguồn vốn viện trợ chính thức từ nước ngoài

PBPD


Văn phòng dự án khí sinh học tỉnh

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

SNV

Tổ chức phát triển Hà Lan

TAGS

Thức ăn gia súc

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Tp HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTTH

Tính toán tổng hợp


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Khối Lượng Phân và Nước Thải Gia Súc Thải Ra Trong Một Ngày Đêm 66
Bảng 3.2. Khối Lượng, Thành Phần Hoá Học Của Phân, Nước Tiểu và Hỗn Hợp
Nước Thải của Heo Có Trọng Lượng Từ 70-100kg.

67

Bảng 3.3. Các Biến Đưa Vào Mô Hình và Kỳ Vọng Dấu

74

Bảng 4.1. Quy Mô Chăn Nuôi Heo

76

Bảng 4.2. Các Phương Pháp Xử Lý Hiện Tại

77

Bảng 4.3. Diện Tích Ao Nuôi Cá

77

Bảng 4.4. Diện Tích Đất Trồng Cây

78


Bảng 4.5. Sử Dụng Biogas

78

Bảng 4.6. Các Loại Hình Biogas

79

Bảng 4.7. Mức Thu Nhập/Tháng của Gia Đình Người Chăn Nuôi Heo

79

Bảng 4.8. Số Hộ Được Hỗ Trợ Biogas qua Các Năm

84

Bảng 4.9. Thông Tin Có Biết Đến Công Nghệ Biogas

85

Bảng 4.10. Các Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin về Biogas

86

Bảng 4.11. Nhận Thức của Người Dân về Lợi Ích Của Biogas

87

Bảng 4.12. Nhận Thức Tầm Quan Trọng của Biogas


88

Bảng 4.13 Khả Năng Nắm Bắt Thông Tin về Hỗ Trợ Kinh Phí Biogas

89

Bảng 4.14. Các Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin về Hỗ Trợ kinh phí Biogas

90

Bảng 4.15. Nhận Biết Thông Tin Có Hỗ Trợ Biogas

91

Bảng 4.16. Nhu Cầu Hỗ Trợ Phát Triển Biogas của Người Dân

91

Bảng 4.17. Mức Hỗ Trợ Kinh Phí

92

Bảng 4.18. Người Chăn Nuôi Heo Nhận Được Kinh Phí Hỗ Trợ Biogas

92

Bảng 4.19. Hiệu Quả Hoạt Động của Biogas Đã Lắp Đặt

94


Bảng 4.20. Nhận Thức về Hiệu Quả Hoạt Động Biogas của Người Chưa Sử Dụng
Biogas

95

Bảng 4.21. Lý Do Không Sử Dụng Biogas

96

Bảng 4.22. Lý Do Không Sử Dụng Biogas Được Chọn Nhiều Nhất

97

Bảng 4.23. Nhận Thức về Môi Trường

98
viii


Bảng 4.24. Một Số Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn

98

Bảng 4.25. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

99

Bảng 4.26. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

101


Bảng 4.27. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình

102

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Văn Phòng Dự Án KSH Trung Ương

61

Hình 3.2. Sơ Đồ Tổ Chức Của Dự Án

62

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Bản Đồ huyện Thuận An
Phụ Lục 2. Bản Đồ huyện Tân Uyên
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi phỏng vấn
Phụ lục 4. Một số hình ảnh ô nhiễm chất thải trong chăn nuôi heo và lợi ích của
biogas
Phụ lục 5. Kết quả ước lượng mô hình


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề.
Ngành chăn nuôi đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược
phát triển nông thôn và kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam. Điều này dựa trên quan điểm
cho rằng chăn nuôi là hợp phần quan trọng trong việc đa dạng hoá nguồn thu và tăng
trưởng kinh tế hộ gia đình. Với ít triển vọng về tăng sản lượng lúa, rau màu và với sự
thay đổi về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thịt ở cả thị trường trong và ngoài nước, ngành
chăn nuôi đã trở thành trụ cột cho chiến lược phát triển nông nghiệp. Theo nghiên cứu
của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình, chăn nuôi chiếm một vị trí khá quan trọng. Khoảng
82% số hộ gia đình được điều tra có chăn nuôi trong gia đình ( Hoàng Thuý Nga,
2004).
Tuy nhiên, sự phát triển trong chăn nuôi theo hướng tập trung và chuyên môn
hoá cao đã làm phát sinh vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm, đó là sự ô nhiễm môi
trường. Đặc biệt là ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi heo. Sự ô nhiễm này bị gây ra
do phần lớn nông dân chăn nuôi không biết cách xử lý, không xử lý vì điều kiện vốn
đầu tư ít hoặc có xử lý chất thải trong chăn nuôi nhưng không đúng cách. Chất thải
trong chăn nuôi heo bao gồm chất thải rắn, nước thải và khí thải. Nguồn chất thải này
gây ảnh huởng tới nguồn nước, đất và không khí. Đặc biệt, nó có ảnh hưởng đáng kể
đến hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Chỉ tính riêng nguồn chất thải trong chăn nuôi
heo hàng năm ở Việt Nam đã lên tới 4 triệu tấn và trên 400 triệu m3 nước thải ( Trần
Nhân Ái, 2004). Chăn nuôi là một trong những nguyên nhân gia tăng hàm lượng khí
CH4 trong khí quyển. Năm 1998 là 1745 ppb, tăng 151% so với năm 1750. (Nguyễn
Vinh Quy, 2008). Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi heo đang gặp không ít khó
khăn nhất là chất thải rắn. Ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, chính phủ


đã thể chế hoá thành luật pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của sự ô
nhiễm môi trường trong đó có chăn nuôi. Ở nước ta, luật môi trường đã đựơc quốc hội

thông qua ngày 27/09/1993, và chủ tịch nước đã ký lệnh ban hành ngày 10/10/1994.
Ngoài ra, ở các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương và tp HCM còn có các quy
định dưới bắt buộc các trại chăn nuôi phải có hệ thống xử lý nước thải và di dời các
trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường. Quy định về thuốc thú y cũng ảnh hưởng đến
việc xử lý và tái sử dụng chất thải ( Trần Nhân Ái, 2004).
Biện pháp xử lý hiện nay đang được khuyến khích sử dụng là biogas. Nhà nước
đã và đang có chính sách hỗ trợ phát triển biogas. Mục đích của chính sách hỗ trợ này
là ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất sạch hơn nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều hộ dân chưa lắp đặt biogas. Thuận An và Tân Uyên là
hai huyện thuộc tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên giữa 2 huyện này lại có sự khác biệt về
chính sách. Thuận An hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt biogas hàng năm kể từ năm 2004
còn Tân Uyên thì chỉ nhận được hỗ trợ vào năm 2007, các năm sau không có hỗ trợ .
Liệu chính sách hỗ trợ có hưởng gì tới quyết định lắp đặt biogas của người chăn nuôi?
Có phải nếu như được hỗ trợ phát triển biogas thì người chăn nuôi sẽ chấp nhận lắp đặt
biogas nhiều hơn và ngược lại hay không? Hơn nữa, cuộc nghiên cứu còn nhằm đề
xuất những cải thiện cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển này.
Đứng trước hiện trạng đó, dưới sự hướng dẫn của cô Phan Thị Giác Tâm tôi
thực hiện đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
BIOGAS ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI TẠI
TỈNH BÌNH DƯƠNG”.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung.
- Tác động của yếu tố chính sách hỗ trợ phát triển biogas đối với quyết định lắp
đặt biogas của người chăn nuôi heo.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.

- Mô tả hiện trạng sản xuất chăn nuôi heo.
- Mô tả hiện trạng xử lý chất thải.
- Xem xét mức độ quan tâm của người chăn nuôi heo đối với môi trường
- Đánh giá mức độ nhận thức của người dân về biogas.
- Mô tả hiện trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển biogas.
- Đánh giá tác động của yếu tố chính sách hỗ trợ phát triển biogas đối với quyết
định lắp đặt biogas của người dân.
- Đề xuất những ý kiến, kiến nghị về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
biogas trong chăn nuôi heo.
1. 3. Phạm vi nghiên cứu.
1. 3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại hai huyện Thuận An và Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
Do điều kiện về thời gian và kinh phí, chỉ tiến hành nghiên cứu tại hai địa điểm này.
Đây là hai huyện có sự khác biệt nhau về chính sách hỗ trợ biogas rất lớn. Thuận An là
một huyện được triển khai công tác hỗ trợ rất mạnh, được tiến hành đều đặn hàng năm.
Trong khi đó, tại Tân Uyên mặc dù cũng là một huyện nằm trong tỉnh Bình Dương
nhưng công tác hỗ trợ biogas rất yếu, huyện này chỉ nhận được hỗ trợ biogas vào năm
2007. Nghiên cứu nhằm tìm ra sự khác biệt về sử dụng biogas giữa hai huyện này. Từ
đó, đánh giá tác động của yếu tố chính sách đối với việc chấp nhận ứng dụng khoa học
công nghệ mới biogas.
1.3.2. Phạm vi thời gian.
Đề tài được thực hiện từ 22/ 3/ 2009 đến 15/ 6/ 2009.
1.4. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Để hiểu được sơ bộ luận văn, phần chương 1 sẽ trình bày lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như tóm tắt bố cục của luận văn. Phần
3


chương 2 sẽ thể hiện rõ hơn lý do chọn đề tài cũng như mục tiêu nghiên cứu thông qua

tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan, tổng quan địa bàn nghiên cứu. Từ
chương này sẽ hình dung được nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
Đặc biệt, sự hình dung này sẽ được thể hiện rõ qua chương 3. Chương này bao gồm cơ
sở lý luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phần cơ sở lý luận đề cập đến 1 số
khái niệm có liên quan đến chính sách, chính sách hỗ trợ phát triển biogas, chất thải
trong chăn nuôi heo, xử lý chất thải, các phương pháp xử lý đặc biệt là biogas, …Phần
nội dung nghiên cứu đề cập đến các nội dung sẽ được thực hiện trong nghiên cứu, các
biện pháp để thực hiện các nội dung đó. Từ cơ sở lý luận và với phương pháp nghiên
cứu đã trình bày ở chương 3, thông qua xử lý số liệu điều tra, đưa ra kết quả nghiên
cứu và thảo luận ở chương 4. Chương này trình bày các kết quả đã đạt được trong quá
trình nghiên cứu bao gồm: Tình hình chăn nuôi của tỉnh Bình Dương, hiện trạng xử lý
chất thải trong chăn nuôi heo, đánh giá mức độ nhận thức của người dân về xử lý chất
thải, hiệu quả thực hiện biogas đối với những người làm công tác này, sự tác động của
yếu tố chính sách hỗ trợ phát triển biogas đối với quyết định sử dụng biogas của người
chăn nuôi heo. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa ra những kết luận và kiến nghị về
tác động của chính sách hỗ trợ biogas đối với sử dụng biogas của người chăn nuôi heo
nhằm cải thiện cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ này. Phần này sẽ được trình bày
trong chương 5.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan các kết quả đã nghiên cứu .
Từ trước tới nay đã có rất nhiều các nghiên cứu trong nước và trên thế giới
nghiên cứu về hiện trạng, cách thức quản lý , cách xử lý cũng như các giải pháp về
chất thải trong chăn nuôi heo.
Nghiên cứu “phân tích lợi ích chi phí các phương pháp xử lý chất thải trong

chăn nuôi heo đựơc sử dụng ở Thái Lan” của tác giả Siriporn Kiratikarnkul, năm
2008, khoa kinh tế trường đại học Maejo, so sánh các phương pháp xử lý chất thải
bằng cách phân tích lợi ích chi phí của các phương pháp. Thông qua các chỉ tiêu kinh
tế NPV, phân tích độ nhạy của mỗi phương pháp, và đặc biệt tác giả còn xét lợi ích
kinh tế ở cả hai góc độ : xã hội và tư nhân ( lợi ích đối với người nuôi heo) để chỉ ra
rằng tại sao phương pháp xử lý bằng biogas tuy đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật và môi
trường nhưng tại sao người dân lại không ưa chuộng. Điều này được giải thích là vì so
với các biện pháp khác (làm phân bón hữu cơ, thức ăn cho cá, thả xuống ao sâu ) thì
biogas đạt lợi ích xã hội lớn nhất nhưng nếu xét về lợi ích tư nhân, lợi ích mà họ có
đựơc lại rất thấp.
Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Hưởng, 2002 về “ đánh giá hiệu quả chăn
nuôi heo và vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An”cũng
đưa ra kết quả cách xử lý chất thải bằng ao nuôi cá đạt hiệu quả nhất. Bằng các phân
tích kinh tế, tác giả chỉ ra rằng với cách xử lý bằng ao nuôi cá thì cứ một đồng chi phí
bỏ ra thì thu được 2,62 đồng, kế đến là cách xử lý ủ phân : cứ một đồng chi phí bỏ ra
thì thu được 1,5 đồng.
Nghiên cứu của Lê Thị Tú Phương, 2003 về “Tình hình xử lý và sử dụng chất
thải trong chăn nuôi heo ở tp HCM”, khoa kinh tế, trường đại học Nông Lâm tp HCM
chỉ ra các nguyên nhân tác động đến việc xử lý chất thải và đề cập vấn đề ô nhiễm đất,
5


nguồn nước do chăn nuôi heo gây ra bằng cách cung cấp số lượng các loại vi khuẩn
coliforms, ecoli có trong mẫu nước ở quận 12 và Củ Chi đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép. Sau khi nghiên cứu kết luận đưa ra hoàn toàn trái ngược với 2 kết luận trên,
phương pháp xử lý bằng biogas là biện pháp hiệu quả kinh tế nhất.
Như vậy, mặc dù đã có khá nhiều các nghiên cứu về tình hình xử lý nước thải
trong chăn nuôi heo ở các địa bàn khác nhau nhưng nhìn chung :
9


Chỉ ra có nhiều nguyên nhân tác động đến việc xử lý chất thải, trong đó

nguyên nhân chính để người dân không chấp nhận sử dụng biogas phần lớn do không
có đất và thiếu chi phí lắp đặt.
9

Các nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích và chi phí về mặt kinh tế, xã hội, môi

trường từ việc chăn nuôi và được tính toán đầu tiên ở Thái Lan.
9

Đưa ra nhận xét về các phương pháp xử lý chất thải hiện tại chưa đạt yêu

cầu về mặt đảm bảo vệ sinh môi trường
9

Chưa có tác giả nào nghiên cứu về tác động của chính sách hỗ trợ phát

triển biogas đối với sử dụng biogas của người chăn nuôi.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan tỉnh Bình Dương
a. Tình hình trồng trọt
Cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp của Bình Dương đã có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực giữa trồng trọt và chăn nuôi, đến cuối năm 2008 tỉ
trọng tương ứng là 72,7%- 24,5% (năm 2004 là 75,4%- 22%). Trong đó, cơ cấu cây
trồng đã chuyển dịch ngày càng phù hợp với điều kiện sinh thái, thị trường như tăng
diện tích cây dài ngày có khả năng chống hạn, có thị trường tiêu thụ ổn định và phát
triển tương đối phù hợp với qui hoạch các vùng chuyên canh của tỉnh (cao su, điều,
cây ăn trái ). Đến cuối năm 2008, tổng diện tích cây trồng ngắn ngày của tỉnh là
53.266 ha, giảm 8,2% so năm 2003; diện tích cây dài ngày 129.350 ha, tăng 6,6% .

Đến nay một số loại cây có hiệu quả kinh tế cao như cao su, cây ăn quả đặc sản, rau
màu... chiếm khỏang 69% diện tích đất trồng cây nông nghiệp; trong đó có 102.573 ha
cao su, 11.780 ha điều, 7.974 ha cây ăn trái, 938 ha hồ tiêu... Ngoài các loại cây truyền
thống, bước đầu tỉnh đã hình thành và phát triển vùng trồng hoa kiểng trên địa bàn thị
xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và Dĩ An với diện tích 93 ha, tăng gấp 4 lần so với
6


năm 2003. Nổi bật là việc đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất ngày càng nhiều
như 54% cây điều, 68% đậu phộng, 94% cao su, 100% nhóm cây khổ qua, dưa chuột,
bắp... kết hợp với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã giúp năng suất cây trồng tăng từ 8
đến 15% so với năm 2003.
b. Tình hình chăn nuôi
Trong ngành chăn nuôi, việc nuôi trâu, bò đã chuyển từ chăn nuôi để sử dụng
sức kéo sang chăn nuôi lấy thịt và sữa với tổng đàn trâu bò 48.853 con, tăng 12,11 %
so với năm 2003 (trong đó đàn bò sữa 3.991 con, tăng gấp 2 lần ). Đàn heo có 288.201
con, tăng gần 30% so năm 2003 và đàn gia súc gần 2 triệu con giảm so năm 2003 (do
ảnh hưởng dịch cúm gia cầm). Đã có 70% gia súc và 90% gia cầm được nuôi theo
hướng công nghiệp với nhiều doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi với qui mô vừa và lớn
phát triển tương đối nhanh như: Công ty Nông lâm Đài Loan, Công ty TNHH Đài
Việt, Công ty Kim Long, Công ty TNHH Phong San... với qui mô nuôi từ 8.500 con
tới 98.000 con. Công ty CP Việt Nam hợp đồng với dân nuôi gia công trên 1 triệu gia
cầm. Có 90% đàn gà và 100% heo nuôi công nghiệp bằng giống mới với kỹ thuật xây
dựng chuồng trại hiện đại, phương thức nuôi thức ăn công nghiệp, phòng trị bệnh tốt
nên đạt hiệu quả kinh tế cao. Về chăn nuôi heo cũng đạt hiệu quả cao, mô hình chăn
nuôi heo nái và heo thịt (quy mô từ 20 nái và 100 heo thịt trở lên), đạt 300 đến 500
triệu đồng/năm
2.2.2 Tổng quan huyện Thuận An
a. Tình hình trồng trọt
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 ước thực hiện là 63 tỷ đồng giảm 17 %

so năm 2007. Giảm chủ yếu do vườn cây ăn quả bị thất mùa, công ty chăn nuôi dời về
huyện Dĩ An.Ước tính diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2008 là 1.110 ha giảm
18 % so với năm 2007. Huyện Thuận An là huyện phát triển mạnh về công nghiệp,
diện tích đất trồng cây hàng năm ngày càng bị thu hẹp dần do xây dựng các khu công
nghiệp và các khu dân cư, ngoài ra do sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp hơn các
nghành khác nên bà con nông dân bỏ vụ nhiều, ít đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.
Diện tích cây lương thực là 183 ha giảm 38 % so với năm 2007, giảm ở hầu hết
ở các xã có chân ruộng trồng lúa. Năng suất lúa ước tính 33 tạ/ha ổn định so với năm
2007.
7


Diện tích cây chất bột có củ là 209 ha giảm 13% so với năm 2007. Diện tích
cây thực phẩm 357 ha giảm 11 % so với năm 2007 .
Cây công nghiệp hàng năm 283 ha giảm 7% so cùng kỳ, chủ yếu giảm cây hoa
lài ở xã Vĩnh Phú.
Do thời tiết nắng nóng và mưa nhiều đã tạo điều kiện xuất hiện một số sâu bệnh
trên cây lúa như: bọ xít đen, sâu đục bẹ, rầy nâu, đạo ôn...Trên cây rau xuất hiện các
loại sâu hại như: Sâu tơ, sâu xanh, nhện đỏ... Nhưng mức độ nhiểm nhẹ thiệt hại không
đáng kể.
Tổng diện tích cây lâu năm ước năm 2008 là 1.555,2 ha giảm 1 % so năm 2007.
Trong đó, cây ăn quả là 1.458,5 ha giảm 1 % so năm 2007, cây công nghiệp lâu năm
là 96,7 ha tương đối ổn định so năm 2007. diện tích cây ăn quả giảm do chuyển đổi
mục đích sử dụng sang đất thổ cư và đất chuyên dùng, năng suất cây ăn quả năm
2008 đạt thấp bị thất mùa ở các loại cây như măng cụt, sầu riêng, bòn bon…
b. Tình hình chăn nuôi
Đàn trâu 46 con ổn định so với 1/8/2007, đàn bò 2.629 con giảm 4,7 % so với
thời điểm điều tra 1/8/2007, trong đó bò sữa 504 con giảm 5,5 % so với 1/8/2007, giá
thu mua sữa hiện nay khoảng 7.200 đ/kg tăng 200 đ/kg so năm 2007, tuy nhiên giá
TAGS tăng cao, nguồn cỏ tươi cho chăn nuôi bò sữa hạn chế hơn so các huyện phía

bắc, nên người chăn nuôi bò sữa không có lời nhiều.
Đàn gia cầm 124.298 con tăng 30 % so với 1/8/2007. Trong đó Gà 114.794 con
tăng 34 % so với thời điểm 1/8/2007, gà công nghiệp là 66.940 con tăng 6 %, vịt
9.245 con, ngan –ngỗng 259 con ổn định so với 1/8/2007.
Về chăn nuôi khác như dê 257 con, cút 3.500 con, thỏ 190 con...Riêng ong đàn
không còn chăn nuôi nữa do nguồn thức ăn cho ong bị hạn chế.
Đàn heo là 20.395con giảm 5 % so với điều tra 1/8/2007. Giá heo hơi hiện nay
khoảng 3,6 triệu/tạ heo hơi ( giảm 0,4 tr đ/tạ so với đầu năm), heo con giống là 50.000
đ/kg, người chăn nuôi heo bị lỗ ở thời điểm hiện nay. Ngoài ra đàn heo bị giảm ở các
xã như Bình Chuẩn, An Phú, Thuận giao….theo các xã này nguyên nhân do chuồng
trại ở gần các khu dân cư đang phát triển. Trang trại chăn nuôi heo cũng giảm 2 trại ở
xã An Phú di dời lên Tân Uyên, 3 trại khác ngưng nghỉ gồm 1 ở Xã Hưng Định, 1 ở xã
Thuận Giao và 1 ở xã Vĩnh Phú; các trại này đã chuyển sang ngành nghề khác ít ảnh
8


hưởng môi trường xung quanh. Tổng số heo giảm ở trang trại khoảng 1.000 con so với
điều tra 1/8/2007.
Nhìn chung tình hình chăn nuôi gia súc& gia cầm có đến thời điểm 1/10/2008
tăng về chăn nuôi gia cầm, giảm về chăn nuôi bò và heo do bị ảnh hưởng tăng giá
TAGS và di dời một số trang trại lên các huyện phía bắc.
2.2.3 Tổng quan huyện Tân Uyên
a. Tình hình trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trong năm 2008 trên địa bàn huyện Tân
Uyên được 16.992 ha. Cụ thể như sau : diện tích cây lương thực 8.203 ha, cây chất bột
có củ được 1.193, cây rau đậu các loại 4.846 ha, cây công nghiệp hàng năm 2.484 ha,
cây hàng năm khác 195,7 ha.
Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm 27.360 ha trong đó diện tích cây công
nghiệp 25.332,5 ha, diện tích cây ăn quả 2.025 ha, diện tích cay lâu năm khác 2,5 ha.
b. Tình hình chăn nuôi

Tổng đàn trâu hiện nay giảm so với các năm trước, chỉ còn 3.647 con. Tổng đàn
bò 14.210 con, tổng đàn heo 22.844 con, tổng đàn gia cầm 361.891 con.
Tình hình chăn nuôi ổn định và có chiều hướng phát triển do dịch bệnh không
xảy ra. Nhu cầu tiêu thụ về nguồn thịt bò, heo, gà gia tăng cao nên khuyến khích
người dân đầu tư vào chăn nuôi do đó, tổng đàn bò, heo, gà , gia cầm gia tăng.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Các khái niệm cơ bản về chính sách môi trường
Đối với quốc tế, chính sách môi trường là tuyên bố của một tổ chức về các dự
định và nguyên tắc liên quan đến thực hiện môi trường. Tuyên bố đó đưa ra chương
trình khung cho việc thiết lập tiêu chí cũng như mục đích cần đạt được về môi trường
của tổ chức đó. Đối với Việt Nam, chính sách môi trường là tổng thể các quan điểm,
các biện pháp, các thủ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát
triển đất nước trong thời gian từ 5-10 năm. (Nguyễn Vinh Quy, 2008).
Chính sách gồm hai loại: chính sách công và chính sách tư. Chính sách công do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết các vấn đề có tính chất
cộng đồng. Chính sách tư do các tổ chức, doanh nghiệp, các hiệp hội, đoàn thể…đề ra
để áp dụng trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội, hay đoàn thể đó. Các
chính sách này nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức, chúng chỉ có
hiệu lực thi hành trong tổ chức đó, vì vậy chúng mang những tính chất riêng biệt.
3.1.2. Giới thiệu về chính sách hỗ trợ phát triển biogas
Chăn nuôi heo là một ngành chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành chăn nuôi ở
Việt Nam. Nhưng chất thải trong chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
tới sức khỏe của người dân, hiện nay đang là vấn đề nan giải. Việc phát minh ra công

nghệ biogas là một thành tựu về khoa học kỹ thuật của thế giới. Biogas ngày càng
được ứng dụng rỗng rãi ở nhiều nước trên thế giới : Trung Quốc, cộng hòa liên bang
Đức, Nê Pan, … Năm 1960 bắt đầu đưa vào ứng dụng ở Việt Nam, trải qua 5 thời kỳ.
Thời kỳ 1: 1960-1975, thời kỳ 2 : 1976-1980, thời kỳ 3: 1982- 1990, thời kỳ 4 : 19912002, thời kỳ 5 : 2003-nay. Giai đoạn từ 2003-nay phát triển mạnh mẽ nhất trong mọi
lĩnh vực ứng dụng nông nghiệp, công nghiệp, rác đô thị.


Việc sử dụng biogas vừa nhằm mục đích giải quyết vấn đề chất thải trong chăn
nuôi heo lại vừa cung cấp nhiên liệu chất đốt, điện năng cho người chăn nuôi heo. Các
nhà môi trường học kết luận quá trình sản xuất biogas giảm tới 40% khí thải cacbonnic
do được sản xuất thông qua quá trình phân hủy các chất hữu cơ của ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và các hoạt động sinh hoạt của con người. (Nguồn: Hoàng Tuấn,
2008). Sử dụng gas từ biogas góp phần hạn chế việc sử dụng nhiên liệu và bảo vệ môi
trường, nhất là gần đây giá gas, chất đốt liên tục tăng và nguồn điện cung cấp thiếu
cho nhu cầu xã hội. (Nguồn:Trọng Đạt, 2009). Nhằm giới thiệu và đồng thời để
khuyến khích người dân sử dụng công nghệ mới này với mục đích bảo vệ môi trường
và tiết kiệm nhiên liệu, nhà nước đã xây dựng chính sách phát triển biogas. Chính
sách này được xuất phát từ Dự án Chương trình Khí sinh học. Đây là chính sách môi
trường và thuộc loại chính sách công.
a. Lịch sử phát triển
Dự án Chương trình Khí Sinh học bắt đầu triển khai từ năm 2003, với sự hợp
tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Hà Lan. Bộ NN-PTNT thực hiện chương trình này
thông qua Văn phòng Dự án Khí sinh học, có sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức phát triển
Hà Lan. Kinh phí là do các hộ dân đóng góp, cùng nguồn vốn đối ứng của các tỉnh và
sự hỗ trợ của Bộ Hợp tác và Phát triển Hà Lan.
Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) là tổ chức phi chính phủ độc lập của Hà
Lan được thành lập năm 1965. Đây là tổ chức cung cấp các dịch vụ tư vấn lớn nhất ở
Hà Lan trong lĩnh vực hợp tác phát triển. Tổ chức SNV có 30 văn phòng và 1200 nhân
viên làm việc tại các nước ở Châu Phi, Châu Á, Đông Âu và Mỹ Latinh. Tổ chức SNV
chính thức đặt văn phòng hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995, hoạt động trên 10 tỉnh

miền Bắc và miền Trung, với các lĩnh vực chính là: tiếp cận thị trường cho người
nghèo, quản lý lâm nghiệp phối hợp, khí sinh học và năng lượng tái tạo, du lịch bền
vững vì người nghèo và quản trị địa phương. (Nguồn: Lê Nguyên, 2007)
b. Mục đích về dự án
Dự án “Chương trình Khí sinh học cho Ngành Chăn nuôi Việt Nam 2007 2011” do Cục Chăn nuôi, thuộc Bộ NN & PTNT và Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan
(SNV) thực hiện. Mục tiêu tổng thể của Dự án là góp phần phát triển nông thôn thông
qua việc sử dụng công nghệ khí sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp
58


năng lượng sạch và rẻ tiền cho bà con nông dân, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng động,
tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn và giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hoá thạch,
giảm hiện tượng phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính.
Dự án được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I (2003 -2006): triển khai trên 12 tỉnh và thành phố.
- Giai đoạn bắc cầu (2006): chuẩn bị cho giai đoạn II;
- Giai đoạn II (2007 – 2011): triển khai dự án trên toàn quốc.
Dự án khí sinh học góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi
trường của chính phủ trong giai đoạn 2010 đến 2020 với định hướng chính là “Hạn
chế gây ô nhiễm, cải tạo các khu vực đã xuống cấp và cải thiện chất lượng môi trường
đảm bảo phát triển bền vững của đất nước và đảm bảo mọi người dân đều có quyền
được sống trong môi trường an toàn về không khí, đất và nước theo tiêu chuẩn đã ban
hành của Chính phủ”. Dự án cũng tập trung vào một số điểm chính trong chiến lược
giảm nghèo và phát triển toàn diện (CPRGS) và phù hợp với mục tiêu phát triển của
Việt nam như hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân, tập
trung giảm nghèo các dân tộc thiểu số, tiếp cận tối đa các nguồn tài chính, tiếp cận tối
đa thông tin và tri thức.
Dự án cũng góp phần thực hiện văn kiện dự án “Kế hoạch hành động Năng
lượng tái tạo” của Bộ Công nghiệp thông qua việc phát triển khí sinh học như một
nguồn năng lượng hiệu quả trong sinh hoạt cung cấp cho khu vực nông thôn và miền

núi. Dự án cũng phù hợp với chính sách phát triển nông thôn 2006-2015 của chính
phủ. khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình phát triển kinh tế
trang trại, mở rộng chăn nuôi ở nhiều loại hình và quy mô, trong đó công nghệ khí
sinh học có thể giúp quản lý phân chuồng, xử lý chất thải đồng thời sản xuất ra nguồn
năng lượng tái tạo từ quá trình xử lý chất thải. Ngoài ra, bã thải khí sinh học khi sử
dụng đúng cách sẽ là loại “phân hữu cơ” sạch và giàu dinh dưỡng giúp nâng cao năng
suất, chất lượng rau, quả và cải tạo đất, kiểm soát sâu bệnh.Dự án gián tiếp góp phần
xoá đói giảm nghèo, giảm các cho phí lao động nội trợ và tạo việc làm hữu ích cho lao
động nông thôn, như thợ xây dựng, bảo hành, lắp đặt công trình, chăn nuôi và làm
vườn.

59


Theo tính toán, dự án cung cấp nguồn năng lượng sạch tương đương 2 800
TJ/năm. Nguồn năng lượng này có thể thay thế 245.000 tấn phế thải nông nghiệp dùng
trong đun nấu, 326.000 tấn củi, 36 000 tấn than tổ; 6.593 tấn dầu hoả,39.405 MWh và
4.677 tấn khí hoá lỏng. Theo thời giá tháng 11/2007, tiền nhiên liệu tiết kiệm được cho
việc đun nấu và thắp sáng của 140.000 công trình khí sinh học là 591,6 tỷ đồng/năm.
Cho đến cuối năm 2007, dự án đã hỗ trợ xây dựng trên 37.000 công trình khí
sinh học, đào tạo hơn 300 kỹ thuật viên tỉnh và huyện, 600 đội thợ xây khí sinh học và
tổ chức hàng ngàn hội thảo tuyên truyền và tập huấn người sử dụng khí sinh học.Dự án
đã được trao giải nhất năng lượng toàn cầu năm 2006 tại Brussel, Bỉ. Đây là giải
thưởng danh giá trao cho các dự án được ghi nhận là có đóng góp to lớn trong việc
giảm thiểu hiện tượng nóng lên của trái đất (Nguồn:Lê Nguyên, 2007)
c. Mục tiêu của dự án
i) Mục tiêu dài hạn
9 Cải thiện sinh kế và chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Việt
Nam thông qua khai thác các lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường của công trình
khí sinh học quy mô hộ gia đình.

9

Phát triển một ngành khí sinh học bền vững mang tính thị trường.

ii) Mục tiêu ngắn hạn
9

Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi,

góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính;
9

Tạo ra nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền cho người dân nông thôn, góp

phần giảm thiểu tình trạng chặt phá rừng để làm chất đốt và giảm thiểu sử dụng nhiên
liệu hoá thạch;
9

Cung cấp phụ phẩm khí sinh học cho trồng trọt chăn nuôi, tạo ra thực

phẩm sạch;
9

Hình thành các tổ chức kinh tế xã hội và các cơ sở kinh doanh chuyên

nghiệp về khí sinh học; góp phần cải thiện sinh kế và chất lượng sống của người dân
Việt Nam.

60



d. Cơ cấu tổ chức dự án KSH
Cơ cấu tổ chức dự án KSH bao gồm nhiều cấp, từ Trung Ương xuống cấp xã.
Mỗi một cấp, có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
Đối với cấp Trung Ương, có chức năng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Dự án theo mục tiêu, tiến độ chất lượng và nguồn lực Dự án được phê duyệt; chỉ
đạo việc khai thác, điều phối các nguồn lực, các cơ chế phối hợp liên ngành để hỗ trợ
Dự án và chỉ đạo xây dựng, triển khai kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện dự án.
Cơ cấu tổ chức dự án cấp Trung Ương được thể hiện rõ ở hình 3.1
Hình 3.1. Sơ Đồ Tổ Chức của Văn Phòng Dự Án KSH Trung Ương

Nguồn: Lê Nguyên, 2007,
Đối với BCĐ cấp tỉnh, các thành phần tham gia bao gồm một lãnh đạo UBND
tỉnh/thành phố làm Trưởng ban, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó
ban, các thành viên khác bao gồm: đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài
nguyên Môi trường, các sở liên quan, đại diện một số tổ chức, đoàn thể như Hội
Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…BCĐ có chức năng, nhiệm vụ thông qua kế
hoạch năm, kế hoạch cả giai đoạn của Dự án của tỉnh/thành phố; thông qua việc điều
chỉnh các kế hoạch và hoạt động do Văn phòng Dự án KSH tỉnh đề nghị với điều kiện
những điều chỉnh đó không làm thay đổi mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Dự
61


×