Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI TP. MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA
NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
TẠI TP. MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG

VÕ QUỐC NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ NHẬN
THỨC VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG” do VÕ QUỐC NAM,
sinh viên khóa 2005-2009, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày_________________

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gửi những lời tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được như ngày hôm nay.
Xin cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt
là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn đến TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG, đã hướng dẫn,
chỉ bảo tôi trong suốt thời gian hoạc tập và nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Tiền
Giang, Tổ môi trường thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Mỹ Tho.
Cảm ơn các cô chú thuộc ban dân phố các ấp, khu phố, tổ thuộc các phường,

xã đã tận tình giúp đở tôi trong công tác điều tra, phỏng vấn các hộ dân.
Cho tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng cho tôi gửi lời tri ân đến tất cả mọi người đã đồng hành cùng tôi
trong suốt quãng đường đến trường 17 năm qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

VÕ QUỐC NAM


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ QUỐC NAM. Tháng 7 năm 2009. “Đánh Giá Nhận Thức Và Mức Sẵn Lòng
Trả Của Người Dân Về Chất Lượng Môi Trường Tại Thành phố Mỹ Tho Tỉnh
Tiền Giang”.
VO QUOC NAM. July - 2009: “Evaluating Public Awareness And Willingness To
Pay About Environmental Quanlity In My Tho city, Tien Giang Province”.
Với mục tiêu là đánh giá nhận thức của người dân và mức sẵn lòng đóng góp
của họ cho việc cải thiện chất lượng môi trường tại Thành phố Mỹ Tho, đề tài đã sử
dụng phương pháp thu thập số liệu ngẫu nhiên từ các cá nhân sống trên địa bàn thành
phố. Với số phiếu điều tra là 140 phiếu: 120 phiếu dành cho các cá nhân là chủ hộ của
các hộ dân sống trong thành phố; 20 phiếu là các học sinh, sinh viên từ một số trường
trên địa bàn thành phố. Đề tài đã thống kê và mô tả được các thông số về thông tin cá
nhân, nhận thức của người dân về chất lượng môi trường hiện tại, đánh giá của người
dân về công tác quản lý môi trường tại địa phương cũng như là các ý kiến phản hồi về
các vấn đề môi trường liên quan cần cải thiện trong thời gian tới. Hơn thế nữa đề tài đã
ước lượng được mức sẵn lòng đóng góp của các hộ dân cho các dự án cải thiện môi
trường tại địa phương là: 1,32 tỷ đồng/năm (Một phẩy ba mươi hai tỷ đồng). Với con
số đóng góp này nó cũng thể hiện được phần nào mối quan tâm của người dân cho
chất lượng môi trường địa phương và nó sẽ là nguồn kinh phí hỗ trợ cho ngân sách

Thành phố. Theo đó ước lượng tổng tổn hại do môi trường gây ra trong mắt người dân
tại đây là: 13,2 tỷ đồng (Mười ba phẩy hai tỷ đồng). Cuối cùng là các đề xuất mà đề
tài muốn hướng đến một công tác quản lý môi trường tốt hơn cho địa phương trong
thời gian hiện tại và sắp tới.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

IX

DANH MỤC CÁC HÌNH

X

DANH MỤC PHỤ LỤC

XI

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chính

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan

4


2.2. Tổng quan về các vấn đề có liên quan

5

2.2.1. Công tác thu gom rác tại các nước phát triển

5

2.2.2. Công tác thu gom rác tại các đô thị

6

2.2.3. Quản lý nước mặt, nước ngầm ở các nước phát triển

6

2.2.4. Quản lý chất lượng không khí tại các nước phát triển

7

2.2.5. Vai trò của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường

8

2.3. Đặc điểm tổng quát của địa bàn tỉnh - Thành phố Mỹ Tho

8

2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.3.2 Kinh tế-xã hội


8
12

2.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

14

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

16
16

3.1.1. Khái niệm môi trường và chính sách môi trường

16

3.1.2. Ô nhiễm môi trường

16
v


3.1.3. Nhận thức

18

3.1.4. Nhận thức cộng đồng


18

3.1.5. Nhận thức môi trường

18

3.1.6. Giáo dục môi trường

19

3.1.7. Truyền thông môi trường

19

3.1.8. Kiểm toán môi trường

20

3.1.9. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

21

3.1.10. Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

22

3.1.11. Khái niệm mức sẵn lòng trả:

22


3.1.12. Hàng hóa môi trường:

23

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Nội dung nghiên cứu

24

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

28

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

29

3.2.4. Phương pháp quan sát thực tế

29

3.2.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng môi trường Thành Phố Mỹ Tho


33
33

4.1.1. Hiện trạng môi trường nước

33

4.1.2. Hiện trạng môi trường rác

36

4.1.3. Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn

37

4.2. Công tác quản lý môi trường tại thành phố Mỹ Tho

38

4.2.1. Các chương trình liên tịch trong công tác tuyên truyền giáo dục và bảo vệ
38

môi trường tại TP.Mỹ Tho.
4.2.2. Các chương trình quản lý trong công tác tuyên truyền giáo dục và bảo vệ
môi trường tại TP.Mỹ Tho.

39

4.2.3. Chính sách môi trường của tỉnh Tiền giang


40

4.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về chất lượng môi trường TP. Mỹ Tho

40

4.3.1. Sơ lược về mẫu nghiên cứu

40

4.3.2. Nhận thức chung

44

4.3.3. Các vấn đề môi trường cụ thể

46
vi


4.3.4. Tham gia quản lý của nhà nước
4.4. Mức sẵn lòng đóng góp

54
57

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận


64
64

5.2. Kiến nghị và đề xuất một số biện pháp giúp quản lý tốt hơn vấn đề môi trường
65

tại TP. Mỹ Tho
TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

PHỤ LỤC

 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP

Thành phố

BVMT

Bảo vệ Môi trường

NPV

Hiện giá ròng


PA

Phương án

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

KCN

Khu công nghiệp

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

THT

Tổ hợp tác

HTX

Hợp tác xã

KP

Khu phố

TH


Tổ hợp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

DTM

Đánh giá tác động môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

NSH

Nước sinh hoạt

ÔNKK

Ô nhiễm không khí

GT

Giá trị

NSH

Nước sinh hoạt


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tóm Tắt Số Liệu Thống Kê Mô Tả Các Biến

27 

Bảng 4.1. Kết Quả các Chỉ Tiêu về Nước Mặt Sông Tiền, quí III 2008

33 

Bảng 4.2. Các tổ chức quản lý, khai thác và cung cấp NSH tại TP.Mỹ Tho

35 

Bảng 4.3. Nồng Độ Một Số Khí Thải Trong Không Khí

37 

Bảng 4.4. Công Tác Quản Lý Môi Trường và Tài Nguyên tại TP.Mỹ Tho

38 

Bảng 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Phân Hoá về Giới

41 


Bảng 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Trình Độ Học Vấn

42 

Bảng 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Tham Gia Các Ban Ngành Đoàn Thể

42 

Bảng 4.8. Cơ Cấu Nghề Nghiệp

43 

Bảng 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Nhận Thức về Thay Đổi Môi Trường của Người Dân 44 
Bảng 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Quan Tâm về Các Vấn Đề Môi Trường

44 

Bảng 4.11. Nhận Thức về Tác Động của Rác đến Môi Trường và Con Người

47 

Bảng 4.12. Nguyên Nhân Chính Gây Ô Nhiễm Rác

48 

Bảng 4.13. Nhận Thức về Loại Rác Nguy Hại Nhất

48 

Bảng 4.14. Nhận Thức về Tác Động của ÔNKK đến Môi Trường và Con Người


49 

Bảng 4.15. Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Không Khí Tại TP. Mỹ Tho

51 

Bảng 4.16. Hiểu Biết về Nguồn Nước Đang Sử Dụng

51 

Bảng 4.17. Biểu Đồ Đánh Giá Tiếng Ồn tại TP.Mỹ Tho

53 

Bảng 4.18. Nguyên Nhân Chính Gây Ô Nhiễm Tiếng ồn tại TP. Mỹ Tho

53 

Bảng 4.19. Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường của Địa Phương

54 

Bảng 4.20. Kênh Thông Tin Môi Trường

56 

Bảng 4.21.Các Đề Xuất Cần Cải Thiện để Quản Lý Môi Trường

56 


Bảng 4.22. Khả Năng Tiếp Cận Các Văn Bản Môi Trường

57 

Bảng 4.23. Giá Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình

58 

Bảng 4.24. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

58 

Bảng 4.25. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình

59 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Tuổi

41 

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Thời Gian Sống tại TP. Mỹ Tho

43 


Hình 4.3. Biểu Đồ về Vấn Đề Môi Trường Được Quan Tâm Nhất

45 

Hình 4.4. Hiểu Biết của Người Dân về Ảnh Hưởng của Môi Trường Đến Sức Khoẻ 46 
Hình 4.5. Biểu Đồ Nhận Thức về Môi Trường Rác

47 

Hình 4.6. Biểu Đồ Mức Phí Thu Gom Rác Tại TP.Mỹ Tho

49 

Hình 4.7. Nhận Thức về Môi Trường Không Khí

50 

Hình 4.8. Nguyên Nhân Chính Gây Ô Nhiễm Nước Mặt tại TP.Mỹ Tho

52 

Hình 4.9. Vấn Đề Môi Trường Được Phản Ánh Nhiều Nhất

55 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phương Trình Ước Lượng Mức Sẵn Lòng Trả 

Phụ lục 2: Các Tờ Bướm Tuyên Truyền Môi Trường 
Phụ lục 3: Bảng Câu Hỏi Điều Tra 
Phụ lục 4: Một Số Hình Ảnh Về Môi Trường 

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Các nghiên cứu về nhận thức của người dân đối với chất lượng môi trường
ngày càng nhiều trong thời đại ngày nay khi mà vấn đề đó được xem là mối lo lắng
của toàn nhân loại. Vai trò của cộng đồng người dân trong công tác quản lý môi
trường ngày càng được khẳng định. Họ chính là nguồn gốc gây ra các ô nhiễm hiện tại
và cũng chỉ có họ mới có thể hạn chế, khắc phục các vấn đề mà họ gây ra. Để làm
được điều đó buộc họ phải có nhận thức và thái độ tốt đối với môi trường - nơi họ
đang sinh sống và làm việc.
Các vấn đề về rác thải sinh hoạt đô thị, ô nhiễm bụi và tiếng ồn do giao thông,
mùi hôi do hoạt động xả thải của các nhà máy xí nghiệp, ô nhiễm nước ở các kênh
rạch, nước ngầm, v.v luôn là các vấn đề môi trường của thành phố nói chung và Thành
phố Mỹ Tho nói riêng. Thời gian gần đây trên các tờ báo Ấp Bắc, Tuổi Trẻ, v.v cũng
đăng nhiều vụ việc về ô nhiễm môi sinh làm mất cảnh quan, ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân: việc thu mua phế liệu là rác thải của bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, rác
thải từ các hộ dân xuống các con sông nội thành, ô nhiễm không khí do các phương
tiện giao thông gây ra, v.v
Phát triển bền vững là mục tiêu mà nhân loại luôn hướng đến trong công cuộc
xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội ngày nay. Trên cơ sở đó là sự tham gia
quản lý của cộng đồng trong tất các các công cuộc bảo vệ tài nguyên môi trường và
hơn thế nữa. Để cộng đồng tham gia tích cực và có hiệu quả thì chính quyền cũng cần

có các biện pháp đồng hành để phát huy nhận thức về môi trường trong con người của
thời đại mới ngày nay.
Trước tình hình như vậy, lãnh đạo chi cục bảo vệ môi trường Tiền Giang đã
được thành lập ngày 31/03/2008 nhằm tổ chức các chương trình dự án bảo vệ môi


trường có sự tham gia của cộng đồng. Sự liên kết với các ban ngành đoàn thể là một
giải pháp hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Sự thành công trong công tác tuyên truyền
giáo dục môi trường ở học đường đã khẳng định điều đó. Song đâu đó vẫn còn hạn
chế, chưa phát huy hết sức mạnh của cộng đồng. Cần phát huy hơn nữa để đảm bảo
môi sinh cho cộng đồng người dân thành phố. Liệu nhận thức của người dân về các
vấn đề môi trường như thế nào? Có tốt hơn không?
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với sự tâm huyết của tác giả và đồng tình của
TS. Đặng Minh Phương giáo viên bộ môn Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường thuộc
khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn. Đề tài“ Đánh
giá nhận thức và mức sẵn lòng trả của người dân về chất lượng môi trường tại thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ” được thực hiện nhằm đánh giá nhận thức của cộng
đồng về môi trường, huy động cộng đồng cùng tham gia giải quyết các vấn đề môi
trường, bảo vệ môi sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong quá
trình tiến hành phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại địa phương
trong giai đoạn sắp tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chính
Đánh giá nhận thức và xác định mức sẵn lòng trả của người dân về chất lượng
môi trường tại thành phố Mỹ Tho.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng và công tác quản lý môi trường tại thành phố Mỹ Tho
Đánh giá nhận thức của người dân về thực trạng môi trường tại địa phương.
Đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện môi trường.
Đề xuất một vài biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về môi

trường.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Phạm vi theo không gian: nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Mỹ Tho tỉnh
Tiền Giang.
Phạm vi theo thời gian: đề tài nghiên cứu tiến hành trong thời gian từ 1/2/2009
đến 20/6/2009.
Phạm vi nội dung: khóa luận nghiên cứu các vấn đề nhận thức của người dân về
ô nhiễm môi trường hiện tại. Dưới hình thức nghiên cứu mức sẵn lòng trả trung bình
của từng cá nhân cho các hoạt động nhằm bảo vệ tốt và cải thiện môi trường sống đề
tài muốn xác định mức độ quan tâm, thái độ của người dân đến các vấn đề môi trường
thông qua sự chi trả thực sự bằng tiền mặt theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp, chọn
mẫu ngẫu nhiên.
Đối tượng nghiên cứu: chủ hộ các hộ dân, một số học sinh sinh viên, môi
trường tại thành phố Mỹ Tho- tỉnh Tiền Giang.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận “Đánh giá nhận thức và mức sẵn lòng trả của người dân về chất
lượng môi trường tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang” gồm 5 chương. Chương 1:
Đặt vấn đề. Bao gồm các phần: sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Bao gồm các phần về tổng quan
các tài liệu nghiên cứu có liên quan, các nghiên cứu trước, tổng quan về địa bàn
nghiên cứu. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Các phương pháp
nghiên cứu mà đề tài sử dụng sẽ được trình bày cụ thể, rõ ràng trong chương này. Dựa
trên cơ sở các khái niệm, định nghĩa, các vấn đề có liên quan làm cơ sở lý luận.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Đây là phần nội dung trọng tâm của luận
văn, tập trung vào nghiên cứu các vấn đề: hiện tạng môi trường tại địa bàn nghiên cứu,
công tác quản lý môi trường tại địa phương, nhận thức của người dân bản địa về các

vấn đề môi trường liên quan, mức sẵn lòng trả của người dân cho các dịch vụ cải thiện
chất lượng môi trường và các giải pháp khả thi được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý môi trường thông qua sự tham gia quản lý môi trường dụa vào cộng đồng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tổng kết các vấn đề đã được đề cập nghiên cứu và
đưa ra các kiến nghị.
3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu có liên quan
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường hiện nay đã được
đề cao vì tính hiệu quả của nó. Cũng vì lý do đó mà các nghiên cứu gần đây cũng tập
trung vào các lĩnh vực này.
Theo Nguyễn Hoàng Ánh (2008).Tài liệu sử dụng phương pháp thống kê mô tả
và phân tích hiệu quả của các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT
tại TP. Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò quan trọng của các chương trình. Song
cũng chỉ rõ nhận thức của người dân về môi trường còn rất hạn chế, sự hiểu biết là có
nhưng nếu hiểu biết không đúng đắn thì dẫn đến các hành vi gây hại đến môi
trường.Tài liệu cũng đưa ra các kiến nghị tác động vào các chương trình, công tác
quản lý môi trường tại thành phố hiện nay.
Theo Vòng Thị Quỳnh Trâm (2008). Với phương pháp phân tích lợi ích chi phí
được áp dụng nhằm mục đích so sánh chi phí và lợi ích từ 2 phương án, phương án 1:
chưa có xây dựng nhà chứa rác tái chế, phương án 2: xây dựng nhà máy chứa rác tái
chế. Về cơ bản nghiên cứu bước đầu đã tính toán các giá trị NPV(PA1)<0 và
NPV(PA2)>0. Cũng từ đó biện pháp mà nghiên cứu đề xuất cho công tác quản lý rác
thải y tế tại Bệnh viện Thống Nhất là xây dựng hệ thống nhà chứa rác thải tái chế
nhằm mang lại lợi ích cho Bệnh viện, tăng cường công tác quản lý, thanh tra môi
trường từ các cơ quan chức năng: Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, Sở TN&MT TP và đối

với chính Bệnh viện.
Theo Trần Thị Thái Minh (2008). Báo cáo sử dụng phương pháp đánh giá mức
độ tiếp cận môi trường của công chúng (TAI- The access initinitive) trong nghiên cứu
của mình để tìm hiểu nhận thức của người dân về công tác quản lý môi trường, cụ thể
4


ở đây là môi trường chất thải rắn và từ đó đưa ra kết luận: quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng là hiệu quả và thích hợp trong giai đoạn hiện nay.
Theo Đỗ Ngọc Khoa (2008). Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập, phân
tích số liệu và phương pháp tham vấn cộng đồng để từ đó đưa ra các kết luận về chất
lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu từ nhận thức của người dân bản địa và khách
du lịch: khu du lịch Ghềnh Ráng với môi trường đang trong giai đoạn ô nhiễm, nguyên
nhân chủ yếu là do ý thức người dân thấp kém gây ra. Các đề xuất từ nghiên cứu này
là nâng cao nhận thức của người dân bằng các chương trình giáo dục môi trường từ
chính quyền địa phương, nâng cao trình độ chuyên môn quản lý, kỹ thuật của cán bộ
quản lý môi trường và hoạt động du lịch tại đây.
Theo Nguyễn Văn Hậu (2008). Luận văn sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (CVM) trong việc xác định giá trị của tài nguyên rừng ngập mặn đã xác định
được mức sẵn lòng trả của người dân cho công tác bảo tồn nguồn tài nguyên này và đó
cũng chính là tổng giá trị kinh tế (bao gồm giá trị hữu hình và vô hình) của rừng ngập
mặn Cần Giờ- lá phổi xanh của TP. Hồ Chí Minh. Đề tài còn một số hạn chế về thời
gian nên số mẫu điều tra cũng bị giới hạn.
2.2. Tổng quan về các vấn đề có liên quan
2.2.1. Công tác thu gom rác tại các nước phát triển
Rác là một vấn đề môi trường được quan tâm nhất là ở các thành phố lớn, cùng
với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, rác thải cũng ngày càng nhiều.
Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề nóng bỏng của các thành phố trên thế giới. Ở Nhật
rác được phân thành hai loại: rác cháy được và rác không cháy, chúng được để riêng
trong những túi có màu khác nhau. Hàng ngày vào khoảng 9 giờ sáng họ đem các túi

đựng rác đó ra đặt cạnh cổng nhà. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến từng nhà
đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì
ngày hôm sau sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Đối với các loại rác thải
cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, v.v thì qui định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước
cổng và đợi người đến thu gom, không được vứt bừa bãi tại các vỉa hè. Sau khi thu
gom xong, rác cháy được sẽ sử dụng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, rác không
cháy được sẽ đưa vào máy ép nhỏ và đem chôn sâu trong lòng đất.
5


Ở Đức, cũng như các nước Tây Âu thì rác được phân loại và đưa vào tái chế,
cũng như tạo ra các loại phân vi sinh, cung cấp ngược lại cho tiêu dùng.
Ở Hoa Kỳ rác được thu gom rất đảm bảo vệ sinh, rác được phân loại từ các hộ
dân, được công ty vệ sinh thu về và xử lý tạo thành phân vi sinh, cung cấp nhiên liệu
cho nhà máy nhiệt điện. Ý thức của người dân ở đây rất cao. Mức phạt cho một lần vứt
rác nơi công cộng là 5000 USD/lần vi phạm.
2.2.2. Công tác thu gom rác tại các đô thị
Tại các đô thị công tác thu gom rác được tiến hành theo các công đoạn:
Chứa rác tạm thời tại nguồn (hộ dân cư, cơ quan, trường học, chợ, cửa
hàng, v.v). Dụng cụ để chứa thường là bao nhựa, thùng nhựa hoặc sắt, container, v.v
kích thước và đặc điểm của từng loại, phụ thuộc vào mức độ phát sinh và tần số thu
gom.
Việc thu gom được tiến hành thủ công hay cơ giới tuỳ vào khả năng kinh tế và
mức độ phát triển kỹ thuật.
Tần số thu gom phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thành phần rác. Các địa
phương có nhiệt độ cao, thành phần rác hữu cơ nhiều thì mức độ phân hủy rác do vi
sinh sẽ càng cao và gây ra mùi hôi khó chịu vì vậy tần số thu gom phải cao để đảm bảo
vệ sinh.
Rác có thể được vận chuyển trực tiếp tới nơi xử lý hay qua trung gian là tùy
thuộc vào điều kiện về giao thông, phương tiện kỹ thuật.

2.2.3. Quản lý nước mặt, nước ngầm ở các nước phát triển
Quyền dùng nước được ứng dụng ngay từ xa xưa tại các quốc gia phát triển.
Châu Âu, tiêu biểu là nuớc Pháp với “học thuyết cận sông” có nguồn gốc từ luật La
Mã cổ đại (Teclaff, 1985) và học thuyết này được thể hiện rõ nhất là vào thời kỳ của
Hoàng đế Napoleon. Sau này một Thẩm phán toà án tối cao của Mỹ cũng dựa vào hệ
thống luật dân sự (đặc biệt từ bộ luật của Napoleon) để phát triển học thuyết cận sông
(theo Weil,1918) vào công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên vùng biển tại
quốc gia mình. Học thuyết này đã được sử dụng trong “luật nước” của nước Pháp, và
một số bang tại Mỹ ngày nay. Ý nghĩa của học thuyết này là nói lên quyền sử dụng
nước phụ thuộc vào sự tiếp cận nước qua quyền sở hữu khu đất liền kề nước. Người
chủ của tài sản kề bên sông hoặc suối có các quyền nhất định đối với dòng chảy của
6


nước nhờ vào quyền sở hữu. Cụ thể hơn học thuyết này cho phép người chủ sở hữu
vùng đất cạnh dòng sông, suối có quyền sử dụng nước cho mục đích lợi ích của riêng
mình, song phải đảm bảo dòng nước khi vào địa phận thuộc quyền sở hữu của mình
như thế nào thì khi người chủ đó sử dụng xong phải đảm bảo dòng nước ra khỏi khu
vực đó không thay đổi chất lượng, không ô nhiễm. Học thuyết này giúp người dân có
thể phát huy “quyền dùng nước” của mình, song đảm bảo không gây hại đến “quyền
dùng nước” của người khác và bảo đảm nguồn nước luôn được bảo vệ, không ô nhiễm.
Hoạt động quản lý nguồn nước do nhà nước tham gia hay là giao cho tư nhân
quản lý cũng được bàn đến tại nhiều quốc gia. Đây được xem là vấn đề môi trường của
thế kỷ 21 này.
Các thể chế quản lý tài nguyên nước cũng là nhằm để bảo đảm “quyền dùng
nước”, đảm bảo chất lượng và số lượng của tài nguyên không thay đổi trong thị trường
nước ngày nay.
2.2.4. Quản lý chất lượng không khí tại các nước phát triển
Tại Hoa Kỳ, việc quản lý chất lượng môi trường (nhất là môi truờng không khí)
là dựa vào chương trình tín chỉ giảm phát thải và qui định tiêu chuẩn công nghệ (theo

Thomas sterner, 2002). Việc áp dụng các công cụ này mang lại rất nhiều hiệu quả mà
cụ thể là kiểm soát được lượng ô nhiễm không khí từ các nguồn cố định- xí nghiệp,
nhà máy, công ty, v.v và giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm từ hoạt động xả thải của các
loại phương tiện giao thông.
Tại các nước châu Âu, công cụ mà họ dùng để quản lý chất lượng môi trường
không khí là hệ thống lệ phí và thuế môi trường. Cụ thể là thu lệ phí môi trường rất
cao để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động xả thải của các doanh
nghiệp, qui định các mức thuế nhiên liệu cho các phương tiện giao thông.
Hiện tại ngành kinh tế Tài nguyên môi trường chỉ mới đề cập và giảng dạy tại
Việt Nam, song ngành này đã xuất hiện rất lâu ở các nước phương Tây. Các chuyên
gia đã vận dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường cũng như tài nguyên rất
hiệu quả, bước đầu là giảm, hạn chế ô nhiễm, tiến đến là tìm ra các công nghệ tiên tiến
giúp cho hoạt động bảo vệ môi trường - nhiệm vụ toàn cầu.

7


2.2.5. Vai trò của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường
Trong xã hội phụ nữ là những người tạo nên các mối liên hệ với môi trường:
Trực tiếp gắn bó với thiên nhiên, môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
Là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chất ô nhiễm
trong sinh hoạt, sản xuất.
Là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc ô nhiễm và suy
thoái tài nguyên: nước, rừng, không khí, v.v.
Là người vất vả nhất khi gia đình chịu tác động tiêu cực của môi trường.
Người mẹ bị ốm do ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống gia đình và
thai nhi.
Là người có trách nhiệm về sự hình thành ý thức và tính cách của trẻ em
trong quan hệ với môi trường.
Là người nội trợ chính của gia đình, vừa chăm lo về chất lượng của từng

bữa ăn, vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nề nếp sinh hoạt hợp vệ sinh của gia
đình.
Là một trong những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội.
* Nhận xét: Với các vai trò như trên thì người phụ nữ chính là đối tượng, là chủ
thể quan trọng trong công tác BVMT. Vì vậy, với công tác quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng, các hoạt động giáo dục môi trường, công tác truyền thông môi trường, v.v
thì đối tượng mà chúng ta nên lưu tâm hướng đến đầu tiên đó là phụ nữ.
2.3. Đặc điểm tổng quát của địa bàn tỉnh - Thành phố Mỹ Tho
2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ
tướng Chính phủ công nhận vào ngày 07 tháng 10 năm 2005), là đô thị tỉnh lỵ, nằm ở
bờ bắc hạ lưu sông Tiền. Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía tây giáp huyện
Châu Thành, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, có diện tích tự nhiên
8.154,08ha, trong đó phần diện tích nội thị là 917 ha. Dân số thường trú và tạm trú
khoảng 215.000 người (2005), có 15 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường và 04
xã).
8


Thành phố Mỹ Tho cách Thành phố Hồ Chí Minh 72 km về hướng Bắc và cách
Thành Phố Cần Tho 97 km về hướng Tây Nam và cách biển Đông là 48km. Vị trí địa
lý được xác định như sau:
Toạ độ địa lý:
+ Kinh độ Đông: Từ 106019’20’’ đến 106023’20’’.
+ Vĩ độ Bắc: 10020’50’’ đến 10025’10’’.
b. Khí hậu
Thành phố Mỹ Tho nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và ổn
định hàng năm có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, các đặc trưng khí tượng tại Mỹ Tho như

sau:
- Gió: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường xuất hiện hai luồng
gió chính:
+ Gió mùa Tây Nam: Từ biển thổi vào lục địa theo hướng Tây Nam từ tháng 5
đến tháng 10 dương lịch mang nhiều hơi nước làm cho thời tiết mát mẻ, khí hậu ẩm
hình thành mây góp phần tạo những trận mưa lớn.
+ Gió mùa Đông Bắc: Từ lục địa thổi ra biển theo hướng ngược lại từ tháng 11
đến tháng 4 dương lịch có đặc tính khô.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ cao và khá ổn định, trung bình trong năm là 27,90C.
- Độ ẩm không khí : Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 79,2%, cao nhất
là 85% (tháng 8) và thấp nhất là 76% (tháng 4).
- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm đạt 1300 đến 1600mm, mùa mưa thường
tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Mưa lớn nhất vào các tháng 6,7,8,9.
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình trong năm là 1.225 ha, bình quân đạt
3,3mm/ngày, tháng 3 có lượng bốc hơi cao nhất (136mm), tháng 10 có lượng bốc hơi
nhỏ nhất (87mm).
- Nắng, bức xạ: Trung bình có 2.622 giờ nắng/năm, bình quân đạt 7,2 giờ
nắng/ngày, tổng lượng bức xạ trung bình năm là 156,8 Kcal/cm2.

9


c. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn trong vùng chịu ảnh hưởng của lượng nước thượng nguồn
sông Tiền và chế độ bán nhật triều biển Đông. Hàng ngày mực nước triều có 2 lần lên
và 2 lần xuống với 2 đỉnh triều và 2 chân triều chênh lệch nhau rõ ràng. Địa bàn thành
phố Mỹ Tho có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều rạch nhỏ, quan trọng nhất là
sông Bảo Định với chiều rộng bình quân 15-20m, dài 7,6km, chảy qua thành phố 4km,
độ sâu bình quân 6-9m. Đây là sông cung cấp nguồn nước mặt chủ yếu cho hệ thống
tưới tiêu của Thành phố.

d. Địa hình địa chất
- Địa hình: Nhìn chung trên phạm vi toàn Thành phố địa hình tương đối bằng
phẳng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, nền Thành phố có độ cao từ 1,5 đến 2m, cao
độ của các khu vực xung quanh từ 1 đến 1,5m
- Địa chất công trình: Mỹ Tho có thể chia làm 3 khu vực có đặc điểm địa chất
công trình khác nhau:
+ Khu vực 1: bao gồm toàn bộ khu vực xây dựng từ Trung An tới Tân Mỹ
Chánh. Có đặc điểm địa hình sông rạch phát triển, cao từ 1,5 đến 2m, cấu tạo bởi các
trầm tích sông thuần tuý. Một phần diện tích ven sông Tiền được tôn tạo thêm. Thành
phần cơ giới là thịt nặng, tỷ lệ sét cao: 45-55%. Sức chịu tải của nền đất thấp
<1kg/cm2. Vì vậy khi xây dựng công trình phải chú ý đến vấn đề nền móng.
+ Khu vực 2: Phân bố phía Bắc sông Bảo Định, có địa hình đồng bằng cao độ
xấp xỉ 2m, cấu tạo bởi các lớp có nguồn gốc sông biển hỗn hợp, tuổi Holoxen và
Pliexetoxen, quá trình bào mòn chiếm ưu thế nhưng mức độ yếu các lớp trên xuống.
Khu vực này có điều kiện địa chất thuận lợi cho xây dựng, địa hình cao, mực nước
ngầm thấp, các lớp cơ bản có cường độ chịu tải cao.
+ Khu vực 3: phân bố phía Đông Bắc thành phố, địa hình giồng cát, cao độ bề
mặt biến đổi từ 2-2,5m, quá trình bào mòn yếu, tuổi Holoxen thuận lợi cho xây dựng.
e. Tài nguyên đất
Nằm trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Đất đai trong thành phố Mỹ
Tho có cấu tạo bởi trầm tích biển và trầm tích Delta ở cửa sông với tuổi thành tạo từ
4000 đến 7000 năm trở lại đây. Ngoài ra trong Mỹ Tho còn có trầm tích sông được thể
hiện dưới dạng bãi bồi hoặc cồn sông nằm dọc theo các dòng chảy hiện tại như Cồn
10


Tân Long. Tuy nhiên, do đặc điểm khí hậu thời tiết, tình hình thuỷ lợi, thuỷ văn, địa
hình ở từng vùng không giống nhau dẫn đến chiều hướng phát triển đất đai của từng
vùng cũng khác nhau. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn thành phố Mỹ
Tho có các nhóm đất chính sau:

- Đất phù sa đang phát triển có đốm rỉ P(f): Diện tích 15,44 ha chiếm 0,32%
diện tích tự nhiên. Đất có dạng địa hình trung bình, tương đối giàu mùn nhưng kém tơi
xốp và hơi chua thích nghi cho canh tác lúa lẫn vườn, được phân bố ở phía nam quốc
lộ 50 và xã Tân Mỹ Chánh.
- Đất phù sa đang phát triển có loang lổ đỏ vàng(Pf): diện tích 1,164.63 ha
chiếm 24,11% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở địa hình từ trung bình đến
cao. Thành phần cơ giới nặng, ít xốp, hàm luợng dinh dưỡng không cao, tập trung trên
địa bàn xã Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh, Trung An và phường 6. Thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp trồng lúa, đặc biệt có thể thâm canh vườn với điều kiện cải tạo độ
xốp của đất sau khi lên liếp.
- Đất phù sa Gley(Pg): Diện tích 192,72ha chiếm 3,99 % tổng diện tích tự
nhiên. Được phân bố ở khu vực Đông Bắc xã Tân Mỹ Chánh. Đất có màu xám xanh
hoặc đen, thành phần cơ giới thịt nặng, ít xốp, hàm lượng mùn tương đối khá, đạm
trung bình và giảm dần theo chiều sâu, riêng lân thì ngược lại. Thích hợp cho việc
trồng lúa nước.
- Đất phù sa lên liếp(Vp): Diện tích 2.881,08 ha chiếm 59,63% tổng diện tích tự
nhiên. Đây là loại đất phù sa tương đối trẻ được hình thành trên các vùng đất phù sa
bồi có dạng địa hình trung bình đến cao, là loại đất màu mỡ nhất trong nhóm đất phù
sa, đất có màu nâu đến màu nâu đậm. Thành phần cơ giới nặng, giàu dinh dưỡng thích
hợp cho trồng nhiều cây ăn trái, làm nhà và hoa màu các loại. Được phân bố hầu hết
trên toàn thành phố và tập trung chủ yếu ở cồn Tân Long, ven sông Tiền, sông Bảo
Định và các kênh rạch trực tiếp đổ ra sông Tiền.
* Nhận xét chung:
Thuận lợi: Thành phố Mỹ Tho có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn
hoá, khoa học kỹ thuật giữa 2 miền Đông và Tây Nam Bộ. Địa hình bằng phẳng, khí
hậu dễ chịu, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Với cảnh quan
thiên nhiên đẹp mang tính sông nước miệt vườn rất thích hợp phát triển du lịch sinh
11



thái. Hệ thống giao thông rất thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp-tiểu
thủ công nghiệp, nâng cao mức sống của người dân. Hệ thống quản lý nhà nước, pháp
luật trong tỉnh rất mạnh nên các mặt xã hội cũng được đánh giá là tốt.
Hạn chế: với lịch sử phát triển lâu đời, Mỹ Tho với các công trình đã xuống
cấp, mật độ dân số thuộc loại cao, dân số tập trung không đều chủ yếu là ở nội thành,
diện tích đất nội thành đã được khai thác triệt để. Với địa hình thấp dễ bị ngập úng, địa
chất công trình hạn chế cho hoạt động xây dựng nhà cao tầng.
2.3.2 Kinh tế-xã hội
Thành phố là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với cơ cấu công nghiệp, xây
dựng chiếm tỷ trọng 36,9%, thương mại - dịch vụ chiếm 47,5% và nông, ngư nghiệp
chiếm 15,6% (số liệu năm 2004), trong đó ngư nghiệp chiếm khoảng 20% với đoàn tàu
đánh bắt 400 phương tiện, được trang bị khá hiện đại các thiết bị đánh bắt và phục vụ
đánh bắt.
Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 1995 đến nay trên 10%;
giá trị công nghiệp xây dựng trên địa bàn đến năm 2006 khoảng 1.000 tỷ đồng, thu
ngân sách 150 tỷ đồng, đầu tư xây dựng trên 110 tỷ đồng.
Thành phố có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và tiềm năng du lịch, đặc biệt
là du lịch xanh miệt vườn, sông nước. Số lượng khách tham quan du lịch hàng năm
đều tăng (năm 2001: 350.000 khách, năm 2002: 400.000 khách đến tham quan du lịch
thành phố Mỹ Tho).
Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với khu
vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông Tiền là
một trong hai nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang
tính đối ngoại của thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông hàng thủy sản,
nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông về thành phố Hồ
Chí Minh. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 là những tuyến giao
thông đối ngoại quan trọng của thành phố.
Thu nhập bình quân đầu người: 867USD/năm.(Đây là thu nhập bình quân của
tỉnh Tiền Giang)
Tỉ lệ hộ nghèo: 3,6% (năm 2006).

12


Mỹ Tho là trọng điểm kinh tế của tỉnh với cơ cấu giá trị tăng thêm tính theo giá
trị thực tế năm 2003:
Khu vực I: (Nông lâm - Thủy sản) chiếm 19,6%.
Khu vực II: (Công nghiệp - xây dựng) chiếm 31,4%.
Khu vực III: (Thương mại - dịch vụ) chiếm 49%.
Các ngành kinh tế chủ yếu, các doanh nghiệp lớn của tỉnh đều tập trung ở Mỹ
Tho, với hàng chục xí nghiệp công nghiệp, trên 1.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và
hàng trăm đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp xuất nhập khẩu khác với nhiều hình
thức: công ty quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn... Riêng khu công nghiệp Mỹ
Tho có diện tích 80ha, đã lắp kín được 40ha, có gần 10 công ty, xí nghiệp lớn có vốn
nước ngoài hoặc liên doanh như: công ty bia Foster, công ty thức ăn gia súc CP, xí
nghiệp chế biến các mặt hàng thủy sản, các công ty, xí nghiệp may mặc v.v Đối với du
lịch, Mỹ Tho phát triển hình thức du lịch sinh thái gắn liền với hai khu di tích văn hóa
cấp quốc gia là Chùa Vĩnh Tràng, và Chùa Bửu Lâm, hàng năm thu hút khoảng 350
ngàn khách tham quan du lịch (có gần 100 ngàn khách nước ngoài). Về dịch vụ hậu
cần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội: vận tải đường bộ với năng lực vận chuyển
2.840.245 lượt hành khách/năm và 306.439 tấn hàng hóa/năm, vận tải đường sông với
năng lực vận chuyển 1.581.125 lượt hành khách/năm và 1.023.600 tấn hàng hóa/năm,
có cảng đường sông với lưu lượng vận chuyển hàng năm 300.000 tấn hàng hóa sẽ
nâng lên 500.000 tấn/năm vào năm 2010, có cảng cá phục vụ cho khoảng 1.500 tàu
thuyền đánh bắt của tỉnh nhà cũng như các tỉnh miền Trung, miền Đông Nam Bộ với
đầy đủ dịch vụ hậu cần nghề cá, và trong tương lai không xa, Mỹ Tho sẽ có cả đường
sắt nối liền với Thành phố Hồ Chí Minh và hòa nhập với tuyến đường sắt Bắc - Nam
nhằm giải quyết nhu cầu vận chuyển cho khu vực. Ngoài ra, do ở gần sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho Mỹ Tho giao lưu kinh tế - văn hóa
với bên ngoài.
Về mặt xã hội: đời sống kinh tế dân cư khá ổn định, đời sống văn hóa từng

bước cũng được nâng cao; đang tích cực khôi phục làm sống lại các loại hình văn hóa
dân tộc, nhằm làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân. Chính điều này đã góp
phần ổn định trị an xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Trên lĩnh vực giáo
dục, thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn quốc gia từ năm
13


1992. Đến nay, thành phố cũng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về giáo dục
trung học cơ sở theo chuẩn mới.
Để Mỹ Tho phát triển đúng với tầm vóc là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh, một trong
những trung tâm của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và làm cơ sở để Chính phủ
sớm công nhận Mỹ Tho là đô thị loại II, thành phố đang tập trung tất cả nguồn nội lực
cũng như mở rộng việc mời gọi sự hợp tác đầu tư từ bên ngoài để phát triển thành phố
với các hình thức: liên kết - liên doanh, cổ phần, 100% vốn đối tác, đổi đất lấy công
trình, tín dụng ưu đãi v.v và nhu cầu vốn tập trung đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật kinh tế
(tiếp tục xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Tho ở phía tây, khu chế biến thủy sản,
cụm tiểu thủ công nghiệp ở phía đông thành phố, mở rộng cảng Mỹ Tho, xây dựng
trung tâm thương mại ở phía tây bắc Thành phố v.v). Đầu tư cho việc trang bị dây
chuyền công nghệ, máy móc thiết bị thế hệ mới cho các ngành kinh tế, kể cả mời gọi
xây dựng trên địa bàn xí nghiệp nước giải khát từ trái cây, xí nghiệp chế biến hàng
thủy sản với máy móc tiên tiến, mời gọi đầu tư vào hạ tầng giao thông, điện, xử lý chất
thải rắn và nước thải đô thị. Đầu tư vào hạ tầng xã hội, chủ yếu là xây dựng khu dân cư
tập trung, đầu tư cho giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao mà mục tiêu là tăng cường cơ
sở vật chất phục vụ yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.
2.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Địa điểm chọn mẫu là các xã Đạo Thạnh, Trung An, Tân Mỹ Chánh các
phường 1,3, Tân Long và một số trường học nội thành: THCS Xuân Diệu, THPT
Nguyễn Đình Chiểu, THPT chuyên Tiền Giang, cao đẳng Y tế Tiền Giang, Đại học
Tiền Giang.
Lý do chọn địa bàn lấy mẫu:

Các xã Đạo Thạnh, Trung An, Tân Mỹ Chánh là các xã vùng ngoại thành với
đặc điểm: mật độ dân cư thấp khoảng 1587 người/km2, diện tích đất chủ yếu là phục
vụ cho kinh tế nông nghiệp, môi trường ở đây tương đối tốt tuy nhiên vẫn bị ô nhiễm
do hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp xả thải vào môi trường cụ thể là các nhà máy
chế biến thuỷ hải sản và thức ăn gia súc tại ấp Bình Tạo xã Trung An, ấp 2 xã Trung
An gần khu công nghiệp Bình Đức. Một số cơ sở sản xuất bánh kẹo, cà phê tại xã Đạo
Thạnh cũng có hiện tượng xả thải gây ô nhiễm.
14


×