Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG
ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN
ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN

VÕ THỊ BÉ NHIỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN
ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN” do VÕ THỊ BÉ NHIỄN, sinh viên khóa 2005–2009,
ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn

Ngày….Tháng.…Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết con xin cảm ơn Ba, Mẹ cùng các Anh
Chị trong gia đình đã nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho con được học hành và có được kết quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm,
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức
quý báu, nền tảng vững chắc trong bốn năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Đặng Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Bác Ngô Quang Phục giám đốc khu bảo tồn đất ngập
nước Láng Sen và các cô chú, anh chị đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn anh Huỳnh Văn Lâm và anh Nguyễn Văn U Thanh đã
tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn tất cả mọi người.
Sinh Viên
VÕ THỊ BÉ NHIỄN


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ BÉ NHIỄN. Tháng 07 năm 2009. “Xác Định Giá Trị Kinh Tế và Vai
Trò của Cộng Đồng trong Quản Lý Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Láng Sen”.
VO THI BE NHIEN. July 2009. “Evaluating The Economic Value and The
Role of Local Communities in The Conservation of Lang Sen Wetland”.
Với mục tiêu chính của đề tài là xác định giá trị kinh tế và vai trò của cộng
đồng trong quản lý Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Láng Sen. Đề tài đã sử dụng các
phương pháp: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên,
phương pháp định giá dựa vào giá thị trường để: Tìm hiểu hiện trạng khai thác, quản
lý và bảo tồn khu ĐNN Láng Sen; xếp hạng các chức năng của KBT ĐNN Láng Sen;
xác định giá trị kinh tế của KBT ĐNN Láng Sen bằng phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên; xác định giá trị kinh tế của KBT ĐNN Láng Sen bằng phương pháp giá thị
trường; đánh giá nhận thức của người dân về KBT ĐNN Láng Sen; tìm hiểu vai trò
của cộng đồng trong quản lý KBT ĐNN Láng Sen. Với số phiếu phỏng vấn là 100
phiếu, trong đó có 40 phiếu đối với người dân sống trong KBT ĐNN Láng Sen và 60
phiếu đối với người dân sống ngoài KBT ĐNN Láng Sen. Kết quả thu được, tổng giá
trị kinh tế của KBT ĐNN Láng Sen xác định bằng phương pháp giá thị trường là
9.057.000.000 (VND/năm). Mức sẵn lòng đóng góp của các hộ dân sống trên địa bàn
huyện Tân Hưng cho việc bảo tồn khu ĐNN là 2.297.049.882(VND/năm), đây cũng
chính là tổng giá trị kinh tế của KBT ĐNN Láng Sen xác định bằng phương pháp
CVM. Bên cạnh đó đề tài cũng đã thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, góp phần
cung cấp những thông tin giúp nhà quản lý cân nhắc, định hướng để có những biện
pháp, chính sách quản lý khu bảo tồn đất ngập nước láng sen một cách bền vững.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

U

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.4. Bố cục luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


5

2.1. Tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện tại KBT ĐNN Láng Sen

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

7

2.2.1. Tổng quan về huyện Tân Hưng

7

2.2.2. Tổng quan về KBT ĐNN Láng Sen

14

2.3. Tổng quan về tổng giá trị kinh tế của ĐNN và những phương pháp định giá 18
2.4. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

19

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1. Cơ sở lý luận

21


21

3.1.1. Một số khái niệm

21

3.1.2. Sự cần thiết của định giá TNTNMT

23

3.1.3. Khuôn mẫu thẩm định cho định giá giá trị kinh tế ĐNN

24

3.1.4. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM)
và việc ứng dụng trong định giá

28

3.1.5. Phương pháp định giá dựa vào giá thị trường

32

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
v

32


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu


32

3.2.2. Phương pháp phân tích

34

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng khai thác, quản lý và bảo tồn khu ĐNN Láng Sen

37

37

4.1.1. Hệ động thực vật tại KBT ĐNN Láng Sen

37

4.1.2. Hiện trạng khai thác tại KBT ĐNN Láng Sen

38

4.1.3. Công tác quản lý và bảo tồn của KBT ĐNN Láng Sen

39

4.2. Xếp hạng các chức năng của đất ngập nước Láng Sen

41


4.3. Xác định giá trị kinh tế của ĐNN Láng Sen bằng phương pháp CVM

42

4.4. Xác định giá trị kinh tế của ĐNN Láng Sen bằng phương pháp giá thị trường 47
4.4.1. Xác định cơ cấu phần trăm các loại giá trị của ĐNN Láng Sen

47

4.4.2. Cách xác định các giá trị của ĐNN Láng Sen

48

4.4.3. So sánh kết quả xác định giá trị kinh tế ĐNN Láng Sen bằng hai phương
pháp

50

4.5. Nhận thức của người dân về KBT ĐNN Láng Sen
4.5.1. Nhận thức về sự thay đổi diện tích rừng

50
51

4.5.2. Nhận thức của người dân về lợi ích, chức năng và tầm quan trọng của ĐNN
Láng Sen

52

4.6. Vai trò của cộng đồng trong quản lý KBT ĐNN Láng Sen


55

4.6.1. Vai trò của ĐNN Láng Sen đối với cộng đồng dân cư sống trong KBT

55

4.6.2. Vai trò của cộng đồng trong quản lý KBT ĐNN Láng Sen

56

4.7. Một số ý kiến đề xuất

57

4.7.1. Những khó khăn trong công tác quản lý KBT ĐNN Láng Sen

57

4.7.2. Giải pháp hiện tại khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn ĐNN
Láng Sen

58

4.7.3. Ý kiến đề xuất

58

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


60

5.1. Kết luận

60

5.2. Kiến nghị

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63

PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long


ĐNN

Đất ngập nước

ĐTM

Đồng Tháp Mười

GEF

Ủy môi trường toàn cầu

IUCN

Cơ quan bảo tồn quốc tế

KBT

Khu bảo tồn

Sở KH&CN

Sở Khoa Học và Công Nghệ

MRC

Ủy Ban Sông Mekong

Sở NN&PTNT


Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

PGD

Phó Giám Đốc

TKNN

Thống Kê Nông Nghiệp

TNTNMT

Tài nguyên thiên nhiên môi trường

Sở TN&MT

Sở Tài Nguyên và Môi Trường

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

WTA

Mức sẵn lòng nhận đền bù


WTP

Mức sẵn lòng trả

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng Hợp Diện Tích Các Nhóm và Loại Đất ở Huyện Tân Hưng

9

Bảng 2.2. Diễn Biến Sử Dụng Đất Qua Các Năm

12

Bảng 2.3. Các Chức Năng của ĐNN Láng Sen

17

Bảng 3.1. Số Lượng Phiếu Phỏng Vấn Cho Từng Đối Tượng

34

Bảng 4.1. Xếp Hạng Các Chức Năng của ĐNN Láng Sen Theo Từng Nhóm Đối
Tượng Khác Nhau

42


Bảng 4.2. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn

43

Bảng 4.3. Phản Ứng của Người Được Hỏi với Các Mức Giá

44

Bảng 4.4. Giá Trị Trung Bình các Biến của Mô Hình

45

Bảng 4.5. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

45

Bảng 4.6. Kết Quả Ước Lượng của Mô Hình Logit Sau Khi Loại Bỏ Biến KT

45

Bảng 4.7. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình

46

Bảng 4.8. Kết Quả Đánh Giá Chung của 3 Nhóm Đối Tượng về Cơ Cấu Phần Trăm
các Giá Trị của KBT ĐNN Láng Sen

48


Bảng 4.9. Kết Quả Tính Toán Các Loại Giá Trị của ĐNN Láng Sen

49

Bảng 4.10. So Sánh Kết Quả Ước Lượng Giá Trị Kinh Tế của ĐNN Láng Sen Giữa
Hai Phương Pháp

50

Bảng 4.11. Nhận Thức của Người Dân về Thay Đổi Diện Tích Rừng Trong KBT

51

Bảng 4.12. Nhận Thức của Người Dân về Lợi Ích, Chức Năng của ĐNN Láng Sen 53
Bảng 4.13. Tự Đánh Giá Mức Độ Hiểu Biết của Người Dân về Các Lợi Ích của KBT
ĐNN Láng Sen

53

Bảng 4.14. Nhận Thức của Người Dân về Tầm Quan Trọng của ĐNN Láng Sen

54

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Láng Sen


16

Hình 2.2. Tổng Giá Trị Kinh Tế của ĐNN và Những Phương Pháp Định Giá

18

Hình 3.1. Sơ Đồ Lượng Giá Tổng Giá Trị Kinh Tế

22

Hình 3.2. Khuôn Mẫu Đánh Giá Đối Với Định Giá Kinh Tế Đất Ngập Nước

27

Hình 4.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Theo Qui Định của KBT ĐNN Láng Sen

39

Hình 4.2. Nhận Thức của Người Dân về Thay Đổi Diện Tích Rừng Trong KBT

51

Hình 4.3. Biểu Đồ Tự Đánh Giá Mức Độ Hiểu Biết của Người Dân về Các Lợi Ích của
KBT ĐNN Láng Sen

53

Hình 4.4. Biểu Đồ Nhận Thức của Người Dân về Tầm Quan Trọng của ĐNN Láng
Sen


54

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Đặc Điểm Kinh Tế của Hộ Dân Sống ở 3 Xã Thuộc KBT
55

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau về cơ cấu phần trăm giá trị của
ĐNN Láng Sen
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn
Phụ lục 3. Kết quả ước lượng mô hình mức sẵn lòng trả
Phụ lục 4. Một số hình ảnh về đất ngập nước Láng Sen

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Theo công ước Ramsar, ĐNN là các vùng đầm lầy, bãi lầy, đất than bùn hoặc
nước dù tự nhiên hay nhân tạo, vĩnh cửu hay tạm thời, có nước chảy hoặc không chảy,
nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, kể cả vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét ở
mức thủy triều thấp. ĐNN là một trong những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp
cho con người nhiều loại nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí và nơi lưu trữ các nguồn
gen quý hiếm. Ngoài ra ĐNN còn đóng vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi
trường như lọc nước thải, điều hòa khí hậu, chống xói lỡ bờ biển, ổn định mực nước
ngầm, là nơi trú chân của những loài chim di cư quý hiếm, vv.

KBT ĐNN Láng Sen là một trong những vùng đất ngập nước ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc huyện Tân Hưng tỉnh Long An. Khu Láng Sen là bồn
trũng nội địa thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ
thuỷ văn sông Cửu Long và ngập lũ hàng năm, với địa hình đa dạng đặc trưng sinh
thái của kiểu đầm lầy vùng đất ngập nước, mang tính đa dạng sinh học cao, trong đó
có 13 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, đóng vai trò rất cao đối với cộng đồng dân cư
Khu Láng Sen nói riêng và thiên nhiên nói chung.
Khu Láng Sen là nơi sinh sống của sinh vật với tính đa dạng như: Thuỷ vực
nước chảy, đai rừng tự nhiên, đồng cỏ ngập nước theo mùa, lung, trấp, rừng tràm,
ruộng lúa, đê nhân tạo. Nhưng tương tự như các khu bảo tồn khác, khu Láng Sen đang
đứng trước nguy cơ bị con người khai thác một cách bừa bãi, làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây. Nhận thấy việc bảo tồn tài nguyên tự
nhiên, đa dạng sinh học vùng đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười là việc cần thiết
cho nên đầu tháng 1 năm 2004 UBND tỉnh Long An đã đưa ra quyết định số 199/QĐUB ngày 19-1- 2004 thành lập Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Láng Sen, với diện tích
là 5.030 ha.


Thế nhưng, việc bảo tồn không tránh khỏi gặp nhiều khó khăn vì người dân vẫn
còn nghèo, vẫn sống kham khổ cho nên có lẽ những giá trị lâu dài, sâu xa của ĐNN
không được người dân chú tâm đến. Họ không nhận thấy được lợi ích thực tế mà đất
ngập nước mang lại. Lợi ích đó không chỉ là những lợi ích nhìn thấy được như: Gỗ,
củi, lâm sản, nguồn lợi thuỷ sản, dược liệu quý, v.v. Mà lợi ích đó còn là những lợi ích
không nhận thấy được và nếu nhận thấy được thì đó là những lợi ích thường không có
giá trên thị trường. Bên cạnh đó, những lợi ích do đất ngập nước mang lại mặc dầu có
giá trị lớn nhưng nó thường được xem như một hàng hoá công cộng, không ai tư hữu
mà chỉ có người sử dụng nên người dân không chú tâm đến việc bảo vệ hay bảo tồn.
Trong thời buổi công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì việc phát triển
kinh tế đã gây tổn hại rất lớn đến môi trường xung quanh chúng ta, nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất ngập nước đang bị thu hẹp và cạn kiệt
dần. Việc chuyển đổi đất ngập nước thành đất canh tác, khai thác quá mức các loài

động thực vật là một số trong rất nhiều tác động có nguy cơ gây suy thoái vĩnh viễn
các hệ sinh thái đất ngập nước và cuối cùng là ảnh hưởng tới chính lợi ích mà đất ngập
nước mang lại cho con người.
Th.s Huỳnh Thị Thép (PGĐ Sở TN&MT Long An) cho rằng “KBT ĐNN Láng
Sen được đánh giá là một khu có các hệ sinh thái ĐNN tiêu biểu còn sót lại của vùng
Đồng Tháp Mười (ĐTM), cần phải được thực hiện công tác bảo tồn tự nhiên và sự đa
dạng sinh học”. Việc bảo tồn các hệ sinh thái ĐNN tự nhiên là vấn đề quan trọng và
ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tương lai của con người. Nhưng một trong những yêu
cầu quan trọng để loài người chúng ta có thể bảo tồn nguồn tài nguyên ĐNN chính là
phải xác định giá trị kinh tế và nhận thức được mối liên hệ giữa tài nguyên ĐNN với
cuộc sống cộng đồng, đồng thời có những hành động tích cực để sử dụng bền vững và
bảo vệ tài nguyên ĐNN cho tương lai.
Chính vì vậy, để xác định giá trị kinh tế và vai trò của cộng đồng trong quản lý
khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được sự chấp thuận của Bộ Môn Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường thuộc Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, tôi
đã tiến hành đề tài: "XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG
ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN".

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định giá trị kinh tế và vai trò của cộng đồng trong quản lý khu bảo tồn đất
ngập nước Láng Sen.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng khai thác, quản lý và bảo tồn khu ĐNN Láng Sen.
- Xếp hạng các chức năng của KBT ĐNN Láng Sen.
- Xác định giá trị kinh tế của KBT ĐNN Láng Sen bằng phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên.

- Xác định giá trị kinh tế của KBT ĐNN Láng Sen bằng phương pháp giá thị
trường.
- Đánh giá nhận thức của người dân về KBT ĐNN Láng Sen.
- Tìm hiểu vai trò của cộng đồng trong quản lý KBT ĐNN Láng Sen.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo tồn tài
nguyên ĐNN.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được tiến hành từ ngày 02/03/2009 đến 20/06/2009.
1.3.2. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tân Hưng
tỉnh Long An.
1.4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Chương này trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và tóm tắt bố cục của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Chương này trình bày các nội dung sau: Tổng quan về các nghiên cứu đã thực
hiện tại KBT ĐNN Láng Sen, tổng quan về huyện Tân Hưng và về KBT ĐNN Láng
Sen, tổng quan về tổng giá trị kinh tế của ĐNN và những phương pháp định giá và
tổng quan về tài liệu nghiên cứu.
3


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này bao gồm cơ sở lý luận, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần cơ sở lý luận đề cặp đến một số khái niệm về giá trị kinh tế của TNTNMT
và về định giá giá trị kinh tế của TNTNMT, trình bày sự cần thiết của định giá
TNTNMT, khuôn mẫu thẩm định cho định giá giá trị kinh tế ĐNN, phương pháp đánh

giá ngẫu nhiên và việc ứng dụng trong định giá, giới thiệu về phương pháp định giá
dựa vào giá thị trường.
Phần nội dung và phương pháp nghiên cứu trình bày những phương pháp được
thực hiện trong bài nghiên cứu ứng với các mục tiêu đã đề ra.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu bao
gồm: Tìm hiểu hiện trạng khai thác, quản lý và bảo tồn khu ĐNN Láng Sen; xếp hạng
các chức năng của KBT ĐNN Láng Sen; xác định giá trị kinh tế của KBT ĐNN Láng
Sen bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên; xác định giá trị kinh tế của KBT ĐNN
Láng Sen bằng phương pháp giá thị trường; nhận thức của người dân về KBT ĐNN
Láng Sen; tìm hiểu vai trò của cộng đồng trong quản lý KBT ĐNN Láng Sen.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện tại KBT ĐNN Láng Sen
Láng Sen nằm trong một bồn trũng nội địa vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM), tỉnh
Long An. Với hình thái địa mạo đa dạng và là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm
lầy ngập nước. Sự duy trì thảm thực vật ven sông, đồng cỏ tự nhiên ngập nước theo
mùa, đầm lầy và gia tăng diện tích tràm trồng đã làm phong phú quần thể động thực
vật.
Từ những năm 1990, mặc dù dự án bảo tồn thiên nhiên Láng Sen không được
thực hiện, nhưng sự phong phú về đa dạng sinh học vùng ĐNN của ĐTM đã được
nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước biết đến, đặc biệt là các tổ chức bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên trên thế giới. Theo các nhà khoa học, cảnh quan thiên nhiên đặc
thù của vùng Láng Sen với sự đa dạng về sinh cảnh được đánh giá là dấu vết cảnh

quan còn lại của vùng ngập nước ĐTM ở hạ lưu châu thổ sông MeKong. Chính vì thế
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã đến đây tìm hiểu và tiến hành những công
trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về cảnh quan ĐNN vùng ĐTM.
Vào những năm 1997, Tổ Chức Chim Thế Giới (International BirdLife) đã tiến
hành khảo sát và đánh giá về sự đa dạng các giống loài chim tại Láng Sen. Công việc
khảo sát đã tiến hành trong 2 năm (1997 – 1999), kết quả nghiên cứu đã được công bố
trong nước và trên thế giới qua nhiều hình thức từ tài liệu giấy và Internet. Kết quả này
cũng đã góp phần vào việc xuất bản quyển sách Chim Việt nam (1999).
Sự đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên tại vùng ĐNN Láng Sen đã được
thông tin với nhau bởi các nhà khoa học và các tổ chức trên thế giới thông qua những
kỳ trao đổi thông tin định kỳ hàng năm giữa các tổ chức này. Do đó, Láng Sen đã được
chú ý nhiều hơn, trong đó có Viện Nghiên Cứu Môi Trường Royal Holloway (RHIER)
thuộc đại học Luân Đôn – Anh Quốc.


Một dự án nghiên cứu phối hợp giữa RHIER và Trường Đại Học Cần Thơ
mang tên “Darwin Melaleuca Wetlands Project” thực hiện tại khu Láng Sen từ năm
1998 – 2001. Nội dung nghiên cứu của dự án này tập trung trên 3 lĩnh vực chính:
1. Đánh giá sự đa dạng sinh học của các loài thực vật dưới những thay đổi về
môi trường tự nhiên trong vùng.
2. Khảo sát và đánh giá sự đáp ứng của cộng đồng dân cư trong việc sử dụng và
bảo vệ tài nguyên tự nhiên trong vùng.
3. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn về nghiên cứu và quản lí ĐNN cho
các chuyên viên địa phương.
Trong suốt thời gian thực hiện dự án này có sự tham gia của chuyên gia Sở KH&CN
tỉnh Long An và có một chuyên viên tham gia khóa đào tạo nêu trên.
Ngoài ra, thông qua kết quả nghiên cứu của dự án trên, viện RHIER đã xúc tiến
xây dựng một dự án mang tên “Phục hồi ĐNN ở vùng Đông Nam Á”, trong đó có khu
vực Láng Sen và dự án đã được Chính Phủ Anh Quốc phê chuẩn. Dự án này cũng có
sự kết hợp nghiên cứu giữa Trường Đại Học Cần Thơ và RHIER. Thời gian thực hiện

dự án tại Láng Sen bắt đầu từ 6/2003 – 11/2005.
Từ kết quả nghiên cứu về sự đa dạng sinh học vùng ĐNN ĐTM được đăng trên
các tạp chí và sách khoa học và các tổ chức quốc tế, tổ chức IUCN đã thống nhất ghi
địa danh và vẽ khu vực Láng Sen vào Sơ đồ hệ thống các KBT thiên nhiên của Việt
Nam vào năm 1998 và Bản đồ hệ thống các KBT thiên nhiên Việt Nam vào năm 2001,
với diện tích của KBT là 3.877 ha. Bản đồ này cũng được xuất bản rộng rãi trên cả
nước và công bố trên thế giới qua hệ thống Internet và các thư viện quốc tế.
Vùng ĐNN Láng Sen đã được xem như một nơi nghiên cứu và học tập cho các
nhà nghiên cứu về cảnh quan và môi trường vùng ĐNN ở trong nước và quốc tế.
Năm 1999, từ những thông tin về đa dạng sinh học vùng ĐNN Láng Sen, một
chuyến khảo sát gồm hơn 20 nhà khoa học nghiên cứu về ĐNN đã đến khảo sát tại
Láng Sen (do GS E. Maltby (Viện Nghiên Cứu Môi Trường Royal Holloway –
Trường Đại Học Luân Đôn) dẫn đầu với các chuyên gia thuộc các nước Anh, Đức, Úc,
Mỹ và Pháp).
Một vài nghiên cứu có liên quan đến những vấn đề ĐNN Láng Sen cũng đã
được nhiều nhà khoa học thực hiện và đã có những báo cáo công bố ở phạm vi quốc
6


tế. Một vài nghiên cứu được thực hiện tại Láng Sen về mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế của cộng đồng và việc quản lí ĐNN vùng nhiệt đới dựa trên hệ sinh thái, và kết
quả nghiên cứu này đã đóng góp vào luận cứ khoa học về bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên
kết hợp với sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Năm 2002, chương trình huấn luyện về quản lí ĐNN thuộc Châu Á Thái Bình
Dương đã tổ chức chuyến du khảo tại Láng Sen (Asia Pacific Wetland managers’
Training program). Kết quả nghiên cứu đã được in trong quyển “Report on training
course’ Finalisation of weed management training in the Mekong area of Southern
Việt Nam” (tháng 2 năm 2002).
Sau khi KBT ĐNN Láng Sen được thành lập, Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học
và sử dụng bền vững vùng ĐNN Mekong” cho khu vực sông Mekong nhằm mục đích

bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên tự nhiên ĐNN được phê chuẩn bởi chính phủ
Việt Nam và các tổ chức quốc tế IUCN (Cơ quan bảo tồn quốc tế), MRC (Ủy Ban
Sông Mekong) và GEF (Ủy Môi Trường Toàn Cầu), UBND tỉnh Long An. Láng Sen
là một trong hai địa điểm được chính thức thực hiện dự án bảo tồn đa dạng sinh học do
chính phủ phê duyệt. Dự án với ba nội dung chính như sau:
1. Hỗ trợ người nghèo trong và xung quanh khu vực dự án vừa phát triển ổn
định kinh tế vừa thực hiện công việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Hỗ trợ thực hiện bảo vệ tài nguyên môi trường vùng Láng Sen.
3. Hỗ trợ thực hiện bảo tồn tự nhiên vùng ĐTM (Láng Sen).
Năm 2005, tổ chức CARE Internatioal đã thực hiện dự án mang tên: “Sinh kế
bền vững và bảo tồn ĐNN có sự tham gia của cộng đồng trong vùng ĐTM”. Mục tiêu
chính của dự án là hỗ trợ phát triển sinh kế cho cộng đồng cư dân vùng láng Sen để
người dân có thể tăng thu nhập từ kinh tế hộ gia đình thông qua việc sản xuất nông
lâm nghiệp, và cộng đồng dân cư sẽ tham gia trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên tự
nhiên, sự đa dạng sinh học tại khu vực này.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về huyện Tân Hưng
a) Điều kiện tự nhiên
i) Vị trí địa lý

7


Huyện Tân Hưng là huyện nằm phía Tây Bắc của tỉnh Long An với diện tích tự
nhiên là 49.240 ha, chia thành 12 đơn vị hành chính (11 xã và 1 thị trấn).
Vị trí tiếp giáp của huyện Tân Hưng như sau:
- Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới 15,22 km, thuộc địa giới hành
chính 3 xã Hưng Điền, Hưng Điền B và Hưng Hà.
- Phía Nam giáp huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa.
- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Hưng.

- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Tân Hưng nằm ở vùng ngập sâu của Đồng Tháp Mười. Hàng năm dân cư được
hưởng các nguồn lợi do lũ mang lại và cũng trực tiếp chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Sự
hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Hưng gắn liền với quá trình
khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng Đồng Tháp Mười.
ii) Địa hình – địa mạo
Địa hình thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam với các
cấp như sau:
- Cao độ bình quân trên +2m thuộc các xã: Hưng Điền, Hưng Điền B, Hưng Hà,
Thạnh Hưng và Hưng Thạnh, thị trấn Tân Hưng.
- Cao độ bình quân từ 1,5-2m thuộc các xã: Hưng Điền B, Hưng Hà, Thạnh
Hưng, Hưng Thạnh và Vĩnh Thạnh.
- Cao độ bình quân dưới 1,5m thuộc các xã: Vĩnh Đại, Vĩnh Bửu, Vĩnh Châu A,
Vĩnh Châu B, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Lợi, Thạnh Hưng, Hưng Thạnh và Hưng Hà.
Với các yếu tố địa hình như trên, Tân Hưng có nhiều thuận lợi trong việc sử
dụng nguồn nước ngọt lấy từ sông Tiền theo hệ thống kênh Hồng Ngự và Tân ThànhLò Gạch để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
iii) Phân bố đất
Theo kết quả điều tra lập bản đồ tỷ lệ 1/25.000 của Phân Viện Quy Hoạch –
TKNN cho thấy: Toàn huyện có 2 nhóm đất với 6 đơn vị chú giải bản đồ đất, trong đó:
Nhóm đất xám có diện tích 21.502,5 ha (chiếm 43,23% DTNN) và nhóm đất phèn
28.173,5 ha (chiếm 56,65% DTTN). Như vậy, gần 100% diện tích đất thuộc loại đất
sản xuất nông nghiệp.
- Nhóm đất xám:
8


Diện tích: 21.502,5 ha, chiếm 43,23% DTTN, hình thành các giồng cao phân bố
ở phía Tây Bắc huyện (Hưng Hà, Hưng Điền B, Hưng Điền B, Thạnh Hưng, Hưng
Thạnh, Vĩnh Châu B, Thị Trấn và Vĩnh Lợi).
Đất xám hình thành trên vật liệu phù sa cổ nên có thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, thịt

pha cát), độ phì thấp, nhất là ở các đỉnh giồng đã có biểu hiện bạc màu (nghèo dinh
dưỡng).
- Nhóm đất phèn:
Nhóm đất phèn có diện tích 28.173,5 ha, chiếm 56,65% DTTN, phân bố chủ
yếu ở các xã ở phía Đông Nam huyện (Vĩnh Đại, Vĩnh Châu A, Vĩnh Lợi, Vĩnh
Thạnh, Vĩnh Châu B, Thạnh Hưng và Hưng Thạnh). Đất phèn có trị số pH rất thấp và
hàm lượng SO42- cao (0,15 – 0,25%), đặc biệt là các ion Fe2+ và Al3+ dễ gây độc hại
cho cây trồng. Vấn đề sử dụng đất phèn trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ
vài khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô.
Bảng 2.1. Tổng Hợp Diện Tích Các Nhóm và Loại Đất ở Huyện Tân Hưng
NHÓM VÀ LOẠI DẤT


hiệu

I. NHÓM ĐẤT XÁM

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

21.502,5

43,23

1. Đất xám điển hình.


X

2.715,1

5,46

2. Đất xám có tầng loang lỗ đỏ vàng

Xf

13.647,7

27,44

3. Đất xám gley

Xg

1.918,0

3,68

4. Đất xám nhiễm phèn

Xs

3.221,7

6,48


28.173,5

56,64

II. NHÓM ĐẤT PHÈN
5. Đất phèn hoạt động sâu.

Sj2

12.556,8

25,25

6. Đất phèn hoạt động sâu trên nền phèn tiềm tàng.

Sj2p

9.507,5

19,12

7. Đất phèn hoạt động nông trên nền phèn tiềm tàng. Sj1p

6.109,2

12,28

61,7


0,12

49.738

100,00

III. SÔNG RẠCH
TỔNG SỐ

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Hưng – tỉnh Long An
(giai đoạn 2006- 2015).

9


iv) Khí hậu
Khí hậu huyện Tân Hưng mang tính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền
nhiệt đới cao điều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá lớn và phân bố theo
mùa.
Theo số liệu quan trắc trạm Mộc Hóa, nhiệt độ trung bình năm là 27,20C, tháng
5 là tháng nóng nhất (29,30C), tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (250C). Biên độ nhiệt
trong năm dao động khoảng 4,30C và biên độ nhiệt ngày đêm dao động cao (từ 80C
đến 100C). Tổng tích ôn: 97860C/năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là cây lúa, ngô, rau đậu thực phẩm.
Lượng mưa trung bình năm là 1447,7 mm và phân bố theo mùa rõ rệt, mùa mưa
thực sự bắt đầu vào ngày 20/5 và kết thúc đầu tháng 11 (164 ngày). Mùa mưa trùng
với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của huyện.
v) Điều kiện thủy văn
Ngập lũ: ĐBSCL thường bị ngập lũ, trong đó Tân Hưng là một trong những
huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất. Tuy nhiên lũ cũng mang lại một số thuận lợi như:

Bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, tháu chua rửa phèn vệ sinh đồng ruộng, diệt chuột và
các loại côn trùng phá hoại mùa màng, nâng cao năng suất cây trồng, tăng nguồn thủy
sản, góp phần năng cao thu nhập cho người dân.
Nước mặt
Nguồn nước mặt: Tân Hưng nằm ở đầu nguồn nước từ phía Campuchia và sông
Tiền dẫn vào địa phận của tỉnh Long An. Đây chính là điểm thuận lợi so với các huyện
khác trong tỉnh.
Hệ thống kênh rạch, kênh mương được đánh giá như sau:
- Sông rạch tự nhiên: Sông Vàm Cỏ Tây, rạch Cái Cỏ là các nhánh sông chính
cung cấp nước ngọt cho huyện; sông Tiền nằm phía Tây Nam huyện có nguồn nước
ngọt dồi dào. Tuy nhiên do huyện cách xa sông nên khi nước đến khu vực huyện chất
lượng nước giảm. Vào đầu mùa mưa thường bị chua.
- Kênh mương: Để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội
những năm qua đã tập trung nạo vét kênh mương dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn, thoát lũ,

10


vv (kênh Hồng Ngự, kênh Phước Xuyên, kênh Tân Thành – Lò Gạch, kênh Cái Bát,
kênh 79, vv).
Do huyện có hệ thống thủy lợi khá phát triển nên việc khai hoang, phục hóa,
thâm canh, tăng vụ trong sản xuất lúa đạt kết quả khá cao. Tuy nhiên so với yêu cầu
phục vụ sản xuất và sinh hoạt thì nguồn nước vẫn chưa đủ, vì vậy thủy lợi vẫn là vấn
đề then chốt đối với Tân Hưng, cần được đầu tư bền vững tạo nền cho sản xuất nông
nghiệp phát triển bền vững.
Nước ngầm
Nguồn nước ngầm
Điểm nổi bật về nguồn nước ngầm trong khu vực huyện Tân Hưng là xuất hiện
sâu, giá thành cao, mạch nước ngầm đôi lúc biến động nên ít được khai thác.
- Các tầng chứa nước thuộc trầm tích Holocen (QIV), Pleistocen giữa (QIIQIII) và Pleistocen dưới (QI). Nước có chất lượng kém đến trung bình nhưng hầu hết

đều bị nhiễm mặn phèn.
- Các tầng trầm tích Plicen trên (N22) và dưới (N21) và trầm tích Miocen (N23)
phân bố trên toàn vùng, khả năng giữ nước trung bình, chất lượng nước tốt, có thể sử
dụng cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, độ sâu từ 280 - 320m.
Tiềm năng nguồn nước ngầm
- Tầng nước ngầm nông: Từ 45 – 60 m, có thể khai thác sử dụng cho sinh hoạt
phân bố ở các xã vùng cao: Hưng Điền, Hưng Điền B, Hưng Thạnh, và thị trấn Tân
Hưng.
- Tầng nước ngầm sâu: Từ 350 – 400 m có trữ lượng khá và chất lượng nước
tốt, phân bố phần lớn ở các địa bàn trong huyện.
Hiện nay nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện hầu hết dùng nước mưa và
nước sông rạch. Nước ngầm do giá thành khai thác cao nên mới có một số điểm tập
trung do nhà nước đầu tư. Hiện có một dự án tài tợ của Úc đang triển khai trên địa bàn.
vi) Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích đất được các ngành kinh tế quốc dân huy động đưa vào sử dụng khá
cao, đạt 49.275 ha, chiếm 99,1% DTTN, trong đó cho sản xuất nông nghiệp chiếm
diện tích lớn nhất: 31.624 ha, chiếm 63,6% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp: 12.778

11


ha, chiếm 25,7% DTTN, đất chuyên dùng 4. 487 ha, chiếm 9,0% DTTN, đất thổ cư
463 ha, chiếm 0,8% DTTN.
Bảng 2.2. Diễn Biến Sử Dụng Đất Qua Các Năm
Đơn vị tính: ha
Hạng mục

Năm
1995


2003

2005

2006

2007

TỔNG DTTN

49.042

49.738

49.668

49.773

49.240

1. Đất nông nghiệp

21.292

31.624

32.903

33.586


33.031

2. Đất lâm nghiệp

16.315

12.778

11.288

10.574

10.538

3. Đất chuyên dùng

2.672

4.487

4.748

4.852

4.937

4. Đất thổ cư

1.388


386

505,20

521,61

556,30

5. Đất chưa sử dụng

7.375

463

2,22

2,02

1,96

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp – Địa Chính và Niên giám thống kê 2005 – 2007 huyện
Tân Hưng.
Đất khai thác sử dụng đúng mục đích, bước đầu đem lại hiệu quả, song trong
nông nghiệp đầu tư cải tạo còn thấp, độc canh sản xuất lúa, phần lớn lợi dụng độ phì tự
nhiên là chính.
b) Hiện trạng kinh tế - xã hội
i) Dân số và phân bố dân cư
Dân số trung bình năm 2007 của huyện là 44.369 người, mật độ dân số 90
người/km2, chỉ bằng 25,8% mật độ dân số của tỉnh (325 người/km2) nên huyện thuộc
dạng “đất rộng người thưa”; khu vực thành thị có 3.089 người (chiếm 7,4% dân số),

khu vực nông thôn 38.725 người (chiếm 92,6%). Tỷ lệ tăng dân số năm 1995 là 2,7%,
năm 2000 là 1,97% và năm 2003 là 1,69%. Phần lớn cư dân đến đây định cư sau năm
1975 (dân kinh tế mới), cần cù chịu khó lao động, song thiếu kinh nghiệm, trình độ
văn hóa và chuyên môn thấp. Dân số đông nhất là thị trấn Tân Hưng 3300 người, gấp
13,8 lần so với nơi có mật độ dân số thấp là xã Thạnh Hưng 39 người/km2.
Lao động: Tổng lao động huyện năm 2003 là 24.650 người, trong đó lao động
nông – lâm nghiệp 22.830 người (chiếm 92,61%), lao động phi nông nghiệp 1.820
người (chiếm 7,39%). Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu khu vực nông – lâm
nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm. Trong thời gian tới để phát
12


triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, thì việc đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí,
trình độ chuyên môn cho người lao động để tiếp thu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật
vào sản xuất là vấn đề rất cần được quan tâm.
ii) Hiện trạng phát triển kinh tế
Là một huyện thuộc vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, chủ yếu phát triển
sản xuất về nông nghiệp, công nghiệp còn phát triển khá yếu với những loại hình sản
xuất đơn giản như xay xát lúa gạo, sản xuất nước đá và vài ngành thủ công chế biến
thực phẩm.
c) Tài nguyên thủy sản
Trên sông Vàm Cỏ Tây có hơn: 50 loài cá, 9 loài tôm. Trong đó, cá đồng và
tôm càng xanh có giá trị kinh tế song sản lượng không lớn.
Do môi trường nước nội đồng ngày càng được ngọt hóa, độ chua và thời gian
ảnh hưởng chua phèn giảm, tạo điều kiện để các loài thủy sản cề cư trú và phát triển,
mở ra hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, tuy nhiên do tình hình
đánh bắt chưa được kiểm soát một cách hiệu quả nên thủy sản có lợi chưa có khả năng
tái tạo tại chỗ, đặc biệt trong mùa khô.
Diện tích mặt nước được sử dụng cho nông nghiệp mà chủ yếu dùng để nuôi
thủy sản và đánh bắt tự nhiên có giảm so với năm 2005. Tuy nhiên diện tích giảm

không nhiều, từ 163,33 ha (năm 2005) còn lại khoảng 158,43 ha (năm 2007). Giá trị
sản xuất thủy sản tăng từ 25,027 triệu đồng (năm 2005) lên đến 55,137 triệu đồng
(năm 2008), trong đó giá trị thu được từ nuôi thủy sản là 27,105 triệu và khái thác là
28,032 triệu đồng. Nguồn thủy sản nuôi chủ yếu là cá.
Thủy sản nuôi chủ yếu trong ao, nương vườn dọc theo kênh Hồng Ngự, sông
Vàm Cỏ Tây, Kênh 79, Tân thành với các loại các tôm nước ngọt, song do bị ảnh
hưởng môi trường nước phèn nên quy mô nuôi trồng thủy sản không phát triển mạnh.
Mặt khác, do ảnh hưởng của ngập lũ nên việc xây dựng ao, đầm nuôi hiệu quả không
cao.
Tân Hưng có hệ thống sông rạch chằng chịt, nguồn lợi thủy sản trong mùa lũ là
khá lớn, nhiều mô hình đánh bắt khá phát triển. Tuy nhiên, khai thác thủy sản trở
thành ưu thế vượt trội trong ngành thủy sản của huyện; với nguồn cung cấp nước ngọt
khá dồi dào từ các sông và mùa lũ kéo dài nên các mô hình nuôi trồng thủy sản của
13


huyện sẽ có những bước phát triển vượt bậc và trở thành một trong những ngành đặc
biệt quan trọng trong phát triển của huyện.
d) Tài nguyên rừng
Năm 1995 toàn huyện có 16.315 ha rừng, đến năm diện tích rừng giảm còn
12.778 ha, và đến năm 2007 chỉ còn 10.538,39 ha. Phần lớn rừng trồng có trữ lượng
khá. Tỷ lệ che phủ 26% (kể cả cây phân tán).
Ngoại trừ rừng ven sông có sự xen lẫn những loài thực vật khác nhau, thì phần
lớn rừng trồng là cây tràm. Nguồn tài nguyên động vật dưới tán rừng đã dần được
phục hồi, đây là thành quả đáng ghi nhận của các chương trình 773 vả 661, đã góp
phần sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên cũng như khôi phục hệ sinh thái vốn có của
vùng đất phèn. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, giá bán sản phẩm tràm xuống
khá thấp làm cho diện tích tràm bị thu hẹp khá nhanh, từ 16.315 ha (năm 1995) giảm
xuống còn 10.538,39 ha (năm 2007). Sự mất đi những cánh rừng tràm trên vùng đất
phèn có tác động ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên trong khu vực này.

2.2.2. Tổng quan về KBT ĐNN Láng Sen
KBT ĐNN Láng Sen nằm trong một bồn trũng nội địa vùng ĐTM, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Cửu Long và chịu ngập lũ hàng năm, với địa
hình đại dạng mang đặc trưng sinh thái của kiểu vùng đầm lầy ngập nước, mang tính
đa dạng sinh học cao. Theo kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy hiện diện 156 loài thực vật
hoang dã thuộc 60 họ; 149 loài động vật có xương sống thuộc 46 họ, trong đó có 13
loài nằm trong sách đỏ Việt Nam; các loài thủy sản trên sông rạch, lung, trấp khá
phong phú, đóng vai trò rất cao đối với cộng đồng dân cư Khu Láng Sen và thiên
nhiên vùng ĐTM.
a) Quá trình hình thành
Tính phong phú của các loài động, thực vật và sự đa dạng sinh học trong vùng
Láng Sen đã được ghi nhận từ năm 1984 – 1985 thông qua chương trình điều tra cơ
bản vùng ĐBSCL (CT 60.02). Một số nhà khoa học đã gợi ý chọn Láng Sen để thành
lập một khu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đặc trưng của ĐTM. Nhận thức được vấn đề
này, vào năm 1994, UBND tỉnh Long An đã quyết định thành lập KBT thiên nhiên
Láng Sen nhưng mang tên Khu bảo tồn di tích lịch sử Láng Sen. Với nhiều ý kiến đề
xuất từ các nhà khoa học và cơ quan quản lí, UBND tỉnh Long An đã quyết định đổi
14


tên là Khu bảo tồn nhiên nhiên rừng Đồng Tháp Mười Láng Sen và trình Bộ Lâm
nghiệp Việt Nam phê chuẩn dự án và được bộ Lâm Nghiệp đổi tên thành: Rừng phòng
hộ biên giới Việt Nam – Campuchia và Bảo tồn di tích lịch sử Láng Sen với diện tích
2.847 ha, lấy điểm trung tâm của vùng lõi tại rạch Cái He. Điểm đáng chú ý là trong
khu vực vành đai tự nhiên của Láng Sen có sự hiện diện của Lâm Trường Tân Hưng
và đã được UBND tỉnh Long An quyết định thành “Khu sinh thái rừng tràm Đồng
Tháp Mười”, vào năm 2000, với diện tích 2.245 ha, khu vực này chưa phải là vùng lõi
của Láng Sen.
Trong quá trình này, mặc dù khu ĐNN Láng Sen vẫn chưa được thành lập như
một khu bảo tồn thiên nhiên nhưng đã có nhiều nhà khoa học đã đến nghiên cứu và

công bố kết quả sơ bộ về tính đa dạng sinh học đất ngập nước của vùng Láng Sen.
Nhận thấy việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên, đa dạng sinh học vùng ĐNN vùng
ĐTM là việc cần thiết, vào đầu tháng 1 năm 2004, UBND tỉnh Long An đã ra quyết
định số: 199/QĐ-UB ngày 19/1/2004 thành lập Khu bảo tồn Đất ngập nước láng Sen,
với diện tích là 5.030 ha. Trong đó, bao gồm cả diện tích của KBT sinh thái rừng tràm
ĐTM, Lâm trường Vĩnh Lợi và một phần diện tích của xã Vĩnh Lợi và Vĩnh Đại. Lấy
địa điểm Cái He làm trung tâm của vùng lõi.
b) Vị trí – diện tích
Láng Sen nằm trong phạm vi tọa độ địa lí: 10045’ – 11050’ vĩ độ Bắc và
105045’ – 105050’ kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên của Láng Sen là 5.030 ha nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lợi,
Vĩnh Đại Và Vĩnh Châu A huyện Tân Hưng tỉnh Long An. Trong đó có một giới hạn
tự nhiên khá đặc biệt là một “cù lao” với diện tích 1.500 ha là một vùng đầm lầy có
nhiều sinh cảnh thích hợp cho động thực vật ưa nước và nơi dễ khôi phục các hệ sinh
thái đồng cỏ, bãi ăn của nhiều chim nước, được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ Tây.

15


×