Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU CHƯPĂH TẠI HUYỆN CHƯPĂH TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.31 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU CHƯPĂH
TẠI HUYỆN CHƯPĂH
TỈNH GIA LAI

VÕ THỊ QUỲNH THƯ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ Phân tích tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty cao su ChưPăh tại huyện ChưPăh tỉnh Gia Lai” do
Võ Thị Quỳnh Thư, sinh viên khoá 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng ngày ______________________________________.

PHẠM THỊ NHIÊN
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

______________________
Ngày


tháng

năm

Chủ tịch hộ đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________

______________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc đến các thầy cô khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã
hết lòng truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại
trường.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Nhiên đã tận tình chỉ dạy và
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên
của Công Ty Cao Su ChưPăh đã hết lòng hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời
gian tôi thực tập tại công ty.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến bố mẹ và người thân trong gia đình đã luôn
động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được học tập. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn
đến bạn bè và những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn !
Sinh viên: Võ Thị Quỳnh Thư


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ QUỲNH THƯ. Tháng 7 năm 2009. “Phân Tích Tình Hình Hoạt Động
Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Cao Su ChưPăh Tại Huyện ChưPăh, Tỉnh Gia Lai”.
VO THI QUYNH THU. July 2008. “Business Production Operation Analysis at
ChưPăh Rubber Company In ChưPăh District, Gia Lai Province”.
Đề tài tập trung phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cao su ChưPăh trong
giai đoạn từ năm 2006 – 2008 nhằm phát hiện ra những lợi thế và tồn tại trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Ngoài ra còn tiến hành tìm hiểu những tác
động của các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài cũng như những điểm mạnh, điểm
yếu tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua số liệu thứ cấp được thu thập ở các phòng ban của công ty, đề tài sử
dụng phương pháp phân tích, so sánh nhằm xác định mức độ biến động về kết quả và chất
lượng kinh doanh trong giai đoạn 2004-2007, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp.
Kết quả cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên trong những năm
qua, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào địa phương. Qua phân
tích cho thấy công ty đã khai thác tốt các tiềm năng sẵn có để chủ động và gia tăng năng
lực sản xuất của mình. Bên cạnh những thuận lợi công ty còn gặp khó khăn do trình độ
nhận thức của đồng bào người địa phương và ảnh hưởng của thời tiết gây thiệt hại cho sản

xuất kinh doanh của công ty.


MỤC LỤC
Trang

Danh mục chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3


1.4. Cấu trúc đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

5

2.2. Thông tin cơ bản về công ty

5

2.3. Quy mô của công ty

5

2.4. Về tổ chức sản xuất – kinh doanh

6

2.5. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

6

2.6. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của công ty


6

2.6.1. Vị trí địa lý

6

2.6.2. Khí hậu và thổ nhưỡng

7

2.7. Cơ cấu tổ chức của công ty

7

2.7.1. Cơ cấu tổ chức

7

2.7.2. Chức năng, quyền hạn các bộ phận, các phòng ban

7

2.7.3. Sơ đồ tổ chức

8

2.8. Đặc điểm kinh tế - xã hội

9


2.9. Lực lượng cán bộ công nhân viên chức của đơn vị

10

2.10. Về vốn huy động và tài sản đầu tư

10

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Cơ sở lý luận

11
11

3.1.1. Khái niệm, vai trò, đối tượng, nhiệm vụ của phân tích hoạt
động kinh doanh

11
v


a) Khái niệm

11

b) Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

11


c) Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh

11

d) Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

12

3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình SXKD của công ty

12

a) Môi trường bên ngoài

12

b) Môi trường bên trong

13

c) Môi trường cạnh tranh

14

3.2. Phương pháp nghiên cứu

15

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin


15

3.2.2. Phương pháp phân tích

15

3.3. Các chỉ tiêu trong phân tích hoạt động kinh doanh

16

3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả

16

3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

17

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích việc sử dụng các yếu tố sản xuất

18
18

4.1.1. Phân tích tình hình lao động tại công ty

18

4.1.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty


23

4.1.3. Phân tích tình hình nguyên vật liệu của công ty

28

4.2. Tình hình biến động chi phí ngoài sản xuất

30

4.2.1. Chi phí quản lý doanh nghiệp

30

4.2.2. Chi phí bán hàng

33

4.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty từ 2004-2007

36

4.3.1. Phân tích các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty

36

4.3.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty


39

4.3.3. Tình hình tiêu thụ của công ty

41

a) Thị truờng nội địa

42

b) Thị trường xuất khẩu

42

4.4. Công tác marketing

43
vi


4.4.1. Chiến lược phát triển doanh nghiệp của ban lãnh đạo

43

a) Mục tiêu

43

b) Nhiệm vụ


44

4.4.2. Chiến lược, định hướng phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ
hội nhập quốc tế

44

a) Định hướng phát triển

44

b) Chiến lược marketing

45

4.5. Kỹ thuật sản xuất, bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng
4.5.1. Cải tiến công nghệ

45
45

a) Biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng năng suất
giảm chi phí nguyên nhiên liệu

46

b) Ứng dụng công nghệ thông tin

46


4.5.2. Bảo vệ môi trường

46

a) Thực hiện bảo vệ môi trường tại vườn cây cao su

46

b) Thực hiện bảo vệ môi trường tại khu vực nhà máy chế biến

47

4.5.3. Quản lý chất lượng

47

4.6. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

47

4.7. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty

48

4.7.1. Môi trường vi mô

48

a) Khách hàng


48

b) Đối thủ cạnh tranh

49

4.7.2. Môi trường vĩ mô

49

a) Quá trình hội nhập quốc tế

49

b) Môi trường kinh tế

50

c) Môi trường pháp lý chính trị

51

d) môi trường về dân số-văn hoá-xã hội

51

e) Môi trường tự nhiên

51


4.8. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

vii

53


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56

5.1. Kết luận

56

5.2. Kiến nghị

57

5.2.1 Đối với công ty

57

5.2.2 Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương

57

viii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTTS

Dân tộc thiểu số

TSCĐ

Tài sản cố định

TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình

NC – VKT

Nhà cửa – vật kiến trúc

MMTBCT

Máy móc thiết bị công tác

PTVTBD

Phương tiện vận tải bốc dỡ

VCKD

Vườn cây kinh doanh

DCQL


Dụng cụ quản lý

NGTSCĐ

Nguyên giá tài sản cố định

NGMMTB

Nguyên giá thiết bị máy móc

CNBQ

Công nhân bình quân

CN

Công nhân

DT

Doanh thu

LNST

Lợi nhuận sau thuế

NVL

Nguyên vật liệu


CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

CP

Chi phí

DTT

Doanh thu thuần

CPBH

Chi phí bán hàng

CCDV

Cung cấp dịch vụ

BH

Bán hàng

LN

Lợi nhuận

QLDN


Quản lý doanh nghiệp

KD

Kinh doanh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

VCSH

Vốn chủ sở hữu

TS

Tài sản

SXKD

Sản xuất kinh doanh

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Biến động lực lượng lao động của công ty từ năm 2006 – 2008


19

Bảng 4.2. Chất lượng lao động trực tiếp tại công ty từ năm 20006 – 2008

21

Bảng 4.3. Tình hình biến động tiền lương bình quân một tháng từ năm 2006 – 2008 22
Bảng 4.4. Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty từ năm 2006 – 2008

23

Bảng 4.5. Tăng giảm TSCĐHH của công ty từ năm 2006 – 2008

24

Bảng 4.6. Tình hình trang bị TSCĐ cho công nhân

26

Bảng 4.7. Hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty từ năm 2006 – 2008

27

Bảng 4.8. Tình hình cung cấp nguyên vật liệu của công ty từ năm 2006 – 2008

29

Bảng 4.9. Tình hình biến động CPQLDN từ năm 2006 – 2008

31


Bảng 4.10. Hiệu quả sử dụng CPQLDN từ năm 2006 – 2008

32

Bảng 4.11. Tình hình biến động CPBH từ năm 2006 – 2008

33

Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng CPBH từ năm 2006 – 2008

34

Bảng 4.13. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2006 – 2008

36

Bảng 4.14. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 – 2008

39

Bảng 4.15. Tình hình tiêu thụ của công ty từ năm 2006 – 2008

41

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1. Biểu đồ lao động trực tiếp tại công ty qua 3 năm

21

Hình 4.2. Biểu đồ TSCĐHH của công ty từ năm 2006 – 2008

24

Hình 4.3. Biểu đồ tỉ trọng nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ năm 2006 – 2008

29

Hình 4.4. Biểu đồ hiệu quả sử dụng CPQLDN từ năm 2006 – 2008

32

Hình 4.5. Biểu đồ hiệu quả sử dụng CPBH từ năm 2006 – 2008

35

Hình 4.6. Biểu đồ hiệu quả hoạt động SXKD của công ty từ năm 2006 – 2008

41

Hình 4.7. Biểu đồ sản lượng tiêu thụ của công ty từ năm 2006 – 2008

42

Hình 4.8. Biểu đồ tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2006 – 2008


43

xi


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng không ngừng trong giai đoạn hiện nay,
đặc biệt là từ khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, từ đó đòi hỏi
nền kinh tế không ngừng cạnh tranh quyết liệt để tìm chỗ đứng bằng các sản phẩm có
chất lượng cao, giá cả hợp lí và nhiều mẫu mã chủng loại.
Trong các sản phẩm xuất khẩu thì cao su là mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Năm 2008, ngành cao su Việt Nam xuất khẩu được 720.000 tấn cao su, với giá bán
bình quân cả năm đạt 36 triệu đồng/ tấn đạt kim nghạch 1,6 tỉ USD so với mức 1,47 tỷ
USD năm 2007, là một trong 11 mặt hàng xuất khẩu của nước ta đạt kim nghạch trên 1
tỷ USD.
Ngoài hiệu quả kinh tế đã được ghi nhận, cây cao su còn góp phần tạo việc làm
và thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Chỉ riêng cao su quốc doanh mà đơn vị chủ lực là Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt
Nam, đã giải quyết việc làm cho trên 93.000 lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao
động gián tiếp. Trong những năm gần đây, giá cả và năng suất tăng lên đã gia tăng
thêm thu nhập cho người dân, đời sống vật chất được cải thiện đáng kể, góp phần thay
đổi bộ mặt nông thôn.
Ngày 17/9/2008, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã ký Quyết định số
2855 QĐ/BNN - KHCN về việc “Công bố việc xác định cây cao su là cây đa mục
đích”. Theo quyết định này, cây cao su có thể được sử dụng cho cả mục đích nông
nghiệp và lâm nghiệp. Đây có thể nói là một bước ngoặt đối với lĩnh vực nông – lâm
nghiệp tại VN, sẽ làm thay đổi cả cơ cấu cây trồng ở VN, đặc biệt là cơ cấu cây trồng

cho vùng miền núi. Với diện tích hiện nay là khoảng 550.000 ha, cây cao su đã góp


phần đáng kể vào việc che phủ và chống xói mòn đất, nhất là tại các vùng đồi núi khu
vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.
Ngành cao su Việt Nam ngày càng tiến nhanh mạnh và khẳng định được vị thế
của mình, từ chỗ ít được biết đến trên phương diện quốc tế nay đã vươn lên xếp vị trí
thứ 5 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu trên thế giới.
Mủ cao su được xem là một nguyên liệu không thể thiếu đối với nền công
nghiệp hiện đại, được mệnh danh là “vàng trắng” của nhân loại bởi các giá trị mà nó
mang lại ngày càng cao và đi sâu vào cuộc sống của con người. Năm 2008 là một năm
có nhiều biến động trên thị trường thế giới ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành cao su, 8 tháng đầu năm thị trường tiêu thụ cao su rất thuận lợi, giá
bán bình quân đạt trên 46 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên từ tháng 9, do khủng hoảng tài
chính thế giới, cùng với nhiều mặt hàng khác, giá mủ cao su sụt giảm mạnh và dự báo
năm 2009 giá mủ cao su chỉ đạt 1000USD/tấn. Trước tình hình đó đòi hỏi các đơn vị
ngành cao su phải tính toán giảm nhiều chi phí để hạ giá thành, bên cạnh đó phải nâng
cao chất lượng sản phẩm, uy tín trên thị trường để năng cao khả năng cạnh tranh và đạt
được lợi nhuận cao nhất.
Công ty cao su ChưPăh là một đơn vị thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su
Việt Nam, quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu
tố như điều kiện tự nhiên cũng như những rủi ro do thị trường mang lại. Trước tình
hình giá mủ đang sụt giảm như hiện nay thì nhu cầu đặt ra là phải có hướng phát triển
để khai thác hết tiềm năng của cây cao su và các biện pháp kinh doanh hiệu quả mang
lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư các biện pháp kĩ thuật,
nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải biết được khả năng cũng như
những hạn chế của mình để có những chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.
Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự đồng ý của khoa Kinh tế trường Đại Học
Nông Lâm và Ban Lãnh Đạo công ty cao su ChưPăh tôi chọn đề tài “Phân tích tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su ChưPăh – Gia Lai” để làm luận

văn tốt nghiệp.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su ChưPăh, từ đó
thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty để đưa ra các biện pháp khắc phục.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất của công ty từ năm 2006 – 2008.
- Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian từ
năm 2006 – 2008.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
- Đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: đề tài được thực hiện tại công ty cao su ChưPăh, Huyện
ChưPăh, Tỉnh Gia Lai
Về thời gian: từ ngày 23/3/2009 đến ngày 23/5/2009
1.4. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 5 chương với nội dung và mục đích của từng chương như sau:
Chương 1: Đặt vấn đề
Khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi
giới hạn về không gian và thời gian định sẵn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về công ty, quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức,
tình hình lao động, nguồn vốn của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa và các phương pháp để phân tích trong

hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố trong và ngoài sản xuất, tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh. Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến
hoạt động của công ty. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn cùng với những điểm

3


mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành công ty để
đề ra các giải pháp.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu rút ra kết luận và đưa ra những đề xuất nhằm giúp công
ty nâng cao năng lực hoạt động của mình.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty cao su ChưPăh
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng Bộ Nông Trường điều động một số
cán bộ chủ chốt để hình thành bộ khung từ Nông Trường quốc doanh Thống Nhất
(Tỉnh Thanh Hóa) và Nông trường 3 – 2 (Tỉnh Nghệ An) vào Tỉnh Gia Lai – Kon
Tum tiếp quản 220 ha cao su của chế độ cũ để lại trồng từ năm 1960 để thành lập nông
trường cao su Ninh Đức tiền thân của công ty cao su ChưPăh.
Ngày 04 tháng 03 năm 1993 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ký
quyết định số 156NN – TCCP/QĐ thành lập công ty cao su ChưPăh thuộc Tổng Công
Ty Cao Su Việt Nam nay là Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam.

Công ty cao su ChưPăh là đơn vị hoạt động theo giấy phép số: 106303 ngày 19
tháng 03 năm 1993 của trọng tài kinh tế tỉnh Gia Lai cấp, công ty có con dấu riêng, tài
khoản riêng và hạch toán sản xuất kinh doanh độc lập.
2.2. Thông tin cơ bản về công ty
Tên gọi: Công Ty Cao Su ChưPăh
Tên giao dịch: CHUPAH RUBBER COMPANY
Tên viết tắt: CHUPAHCO
Địa chỉ: Km 16 - Quốc lộ 14 – Thị trấn Phú Hòa – ChưPăh – Gia lai
Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước
Ngành nghề kinh doanh: trồng trọt, công nghiệp hóa chất phân bón cao su,
thương nghiệp bán buôn.
2.3. Quy mô sản xuất của công ty
Cơ cấu diện tích vườn cây: đến cuối năm 2008, công ty cao su ChưPăh có tổng
diện tích là 7.566,73 ha trong đó:
Cao su kinh doanh: 4.774,26 ha chiếm 63% với năng suất 1,3 tấn/ha


Cao su kiến thiết cơ bản: 2.792,47 ha chiếm 37%
Công ty cao su ChưPăh có 6 đơn vị trực thuộc gồm có 4 nông trường trồng và
khai thác cao su, 1 nhà máy chế biến và đội xe cơ khí, 1 trung tâm y tế.
Nhà máy chế biến mủ cao su
Công ty cao su ChưPăh hiện có một nhà máy chế biến mủ cốm đang hoạt động
với công suất 3.000 tấn/năm và một nhà máy mới xây dựng dự kiến sẽ đi vào hoạt
động giữa năm 2009 với công suất 6.000 tấn/năm.
Sản phẩm của nhà máy là mủ cốm, cơ cấu sản phẩm:
SVR3L chiếm 86%
SVR5 chiếm 01%
SVR10 chiếm 13%
Công ty hợp đồng gia công tại nhà máy Công ty cao su ChưSê mủ SVR3L và
SVR10.

2.4. Về tổ chức sản xuất – kinh doanh
Công tác quản lý sản xuất – kinh doanh được công ty quan tâm như mở rộng
quy mô sản suất, nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây bên cạnh đó công ty cũng
chú trọng đầu tư khai hoang trồng mới, chế biến sản phẩm cao su sơ chế có chất lượng
cao, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó công ty thực hiện tốt kế
hoạch sản lượng và đạt kết quả kinh doanh cao.
2.5. Chức năng – nhiệm vụ
- Trồng và chăm sóc cây cao su
- Khai thác, thu mua và chế biến mủ cao su
- Sản xuất phân vi sinh cung cấp cho các đơn vị trực thuộc công ty và các đơn
vị liên kết, liên doanh để bón cho các diện tích cao su.
- Buôn bán các sản phẩm cao su sơ chế
- Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động địa phương
2.6. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
2.6.1. Vị trí địa lý
Công ty Cao su ChưPăh trải nằm trên địa bàn 13 xã và 2 thị trấn thuộc hai
huyện ChưPăh và IaGrai. Trụ sở chính của công ty đặt tại Km 16 – Quốc lộ 14 – Thị

6


trấn Phú Hòa – Huyện ChưPăh – Tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 16 km về hướng
Bắc.
2.6.2. Khí hậu và thổ nhưỡng
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm. Lượng mưa trung bình hàng năm
là 2.200 mm, nhiệt độ trung bình từ 22 – 250C. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Khí hậu trong vùng thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây cao su, tuy
nhiên thời tiết diễn biến phức tạp như mùa mưa kéo dài, gió lớn làm ảnh hưởng đến
việc khai thác và quản lý chất lượng mủ. Độ cao trung bình là 700m so với mực nước

biển, thổ nhưỡng đa phần là đất đỏ bazan thích hợp cho việc trồng các loại cây công
nghiệp như cao su, cà phê…
2.7. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.7.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến, giúp việc cho giám đốc có
2 phó giám đốc và các phòng ban. Công ty có 6 nông trường trực thuộc, hạch toán báo
sổ.
2.7.2. Chức năng, quyền hạn các bộ phận, các phòng ban
Ban giám đốc: 03 người trong đó:
Giám đốc: là người đứng đầu trong công ty, có quyền quyết định cao nhất, chịu
trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty trước Tập đoàn CNCS Việt Nam và nhà
nước. Trực tiếp điều hành chỉ đạo, giải quyết những vấn đề cấp bách liên quan đến
nhiều lĩnh vực, cơ quan đơn vị, trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch, tài chính và tổ
chức nhân sự; xây dựng các chiến lược kế hoạch dài hạn của công ty, dự án đầu tư,
liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài ngành; ban hành các định
mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương trong công ty phù hợp
với qui định của nhà nước.
Các phó giám đốc công ty chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giám
đốc phân công và ủy quyền.
- Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch, tài chính, xây
dựng cơ bản, được ủy quyền kí kết các hồ sơ, văn bản liên quan đến hoạt sản xuất kinh
doanh của công ty.
7


- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo công tác kỹ thuật trong toàn
công ty, phụ trách thực hiện các công trình xây dựng cơ bản và chỉ đạo các hoạt động
của khối văn phòng cơ quan công ty, điều hành mọi hoạt động SXKD của công ty khi
giám đốc đi vắng.
Các phòng ban:

Phòng kế hoạch: tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực: kế hoạch sản xuất dài
hạn, ngắn hạn và trung hạn; phụ trách các vấn đề về cấp phát vật tư trong toàn công ty,
công tác kế hoạch và thu mua sản phẩm; tổ chức xây dựng kế hoạch và các phương án
phát triển SXKD của đơn vị.
Phòng tài chính – kế toán: tổng hợp các số liệu, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, lập báo cáo tài chính theo qui định, thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước,
kiểm tra, phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm tài chính.
Phòng kỹ thuật: tham mưu cho lãnh đạo công ty trên lĩnh vực nông nghiệp; xây
dựng quy trình kỹ thuật hàng năm, hướng dẫn đào tạo công nhân cạo mủ; tổ chức các
phong trào thi tay nghề, thi thợ giỏi; có trách nhiệm áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất của công ty như giống, kỹ thuật khai thác, chế biến mủ cao su hay các kỹ thuật
khác.
Phòng tổ chức hành chính: có trách nhiệm tham mưu về lĩnh vực tổ chức, lao
động và đào tạo; điều hành về các lĩnh vực định mức, lao động và tiền lương; thực
hiện các nghiệp vụ chuyên môn về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chế độ chính
sách đối với người lao động; thực hiện việc tuyển dụng lao động, kí kết, chấm dứt hợp
đồng lao động; thực hiện chế độ BHXH, BHYT đối với người lao động.
Phòng thanh tra: có trách nhiệm giám sát một số hoạt động trong công ty, bảo
vệ an ninh nội bộ; thực hiện công tác phòng chống cháy nổ; phối hợp với lực lượng
bảo vệ, công an, chính quyền địa phương để phòng chống trộm cắp mủ, mua bán vận
chuyển mủ trái phép.
Phòng XDCB: tham mưu cho lãnh đạo công ty về lĩnh vực đầu tư XDCB, lập
kế hoạch XDCB trong đơn vị; điều tra khảo sát thực địa, lập các dự án khả thi, đề xuất
các phương án đầu tư có hiệu quả.
Một số chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc công ty: ngoài các
phòng ban công ty còn có 04 nông trường trực thuộc, 01 trung tâm y tế và 01 nhà máy
8


chế biến mủ tươi. Nhìn chung các đơn vị này đều chịu sự quản lý trực tiếp của công ty,

mỗi đơn vị đều có giám đốc, phó giám đốc và kế toán, hạch toán theo phương thức báo
sổ.
2.7.3. Sơ đồ tổ chức của công ty

Giám đốc
công ty

Phó giám đốc phụ
trách kinh doanh

Phòng kế
hoạch đầu


Nông
trường
IANHIN

Phòng tài
chính – kế
toán

Phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật

Phòng
XDCB

Nông
trường

HÒA PHÚ

Phòng kỹ
thuật

Nông
trường
IADER

Nông
trường
IAPẾCH

Phòng tổ
chức- hành
chính

XN – CĐ
CHẾ
BIẾN

Phòng
thanh
tra

Trung
tâm
y tế

Nguồn phòng tổ chức – hành chính

2.8. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Giao thông thuận lợi, sử dụng chủ yếu là trục đường quốc lộ 14. Các đường
giao thông liên từ nông trường đến các đơn vị sản xuất đều được công ty đầu tư xây
dựng thuận tiện việc đi lại, vận chuyển mủ.
Có điện lưới quốc gia cho sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống nước ngầm trên địa bàn đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tương đối ổn định. Tuy nhiên một bộ phận
đồng bào ở một số nơi trên địa bàn vẫn còn nghe lời xúi giục, kích động gây rối an
9


ninh trật tự, bên cạnh đó địa bàn trải dài và giao thông thuận lợi nên dù công tác quản
lý chặt chẽ nhưng vẫn xảy ra nạn trộm mủ gây thất thoát cho công ty.
2.9. Lực lượng cán bộ công nhân viên chức của công ty
Tính đến hết năm 2008 tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 2.247
người, trong đó nữ chiếm 1.048 người (chiếm 46,6%) đồng bào dân tộc thiểu số là
1.354 người (chiếm 60%).
Trong đó:
- Đại học: 72 người
- Cao đẳng và trung cấp: 179 người
- Sơ cấp: 5 người
- Lao động phổ thông: 1.990 người
2.10. Về vốn huy động và tài sản đầu tư
Về nguồn vốn
- Tổng nguồn vốn năm 2008: 577,79 tỉ đồng
Trong đó:
+ Nợ phải trả: 299,66 tỉ đồng
+ Vốn chủ sở hữu: 278,13 tỉ đồng
Về tài sản
- Tổng tài sản năm 2008: 577,79 tỉ đồng

Trong đó:
+ Tài sản ngắn hạn: 103,49 tỉ đồng
+ Tài sản dài hạn: 474,30 tỉ đồng

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm, vai trò, đối tượng, nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh
doanh
a) Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá
trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt
động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các
phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
b) Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm
năng trong hoạt động kinh doanh, và là công cụ cải tiến quy chế quản lý trong kinh
doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng
đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình,
trên cơ sở này doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh
doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh
doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.

c) Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến
kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng và được biểu
hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.


Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh tập trung vào các vấn đề sau:
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích các yếu tố nguồn lực và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
- Phân tích hiệu quả kinh doanh của của doanh nghiệp và hiệu quả các nhân tố
nguồn lực sử dụng vào sản xuất kinh doanh
d) Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua một số mặt chủ
yếu của quá trình hoạt động kinh doanh, từ đó có cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu
hơn nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu và tìm ra
nguyên nhân gây nên biến động đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng và khắc phục những tồn tại
yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng các phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
a) Môi trường bên ngoài
Môi trường kinh tế vĩ mô: bao gồm các yếu tố cơ bản như xu hướng của sản
phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân, cán cân thanh toán quốc tế, mức độ lạm
phát, lãi suất, các biến động trên thị trường chứng khoán… sự biến động môi trường
này có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với các yếu tố khác của môi trường vĩ
của doanh nghiệp.
Môi trường chính trị pháp luât: bao gồm hệ thống pháp luật hiện hành, hệ
thống các quan điểm, đường lối, chính sách của chính phủ và những diễn biến chính

trong nước, trong khu vực và trên thế giới. sự ổn định tình hình chính trị và hoàn thiện
dần hệ thống pháp luật là điều kiện tốt để lành mạnh hoá môi trường kinh doanh trong
nước và có hiệu quả hơn.
Môi trường dân số và văn hoá xã hội: môi trường dân số xã hội ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó có liên quan trực
tiếp đến độ lớn mạnh của thị trường hiện tại và tương lai, nguồn nhân lực và năng lực
phát triển của ngành, các thành phần kinh tế ...
12


Môi trường tự nhiên: điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai,
cảnh quan các nguồn tài nguyên thiên nhiên....Đây là một số yếu tố rất quan trọng để
hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ. Nó luôn chịu đựng những
nguy cơ liên quan đến nông nghiệp trước diễn biến ngày một xấu đi của thị trường.
Môi trường công nghệ: đất nước ta đang từng bước công nghiệp hoá - hiện đại
hoá, việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là điều
cần thiết để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu của
thị trường. Vì vậy, khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng, mang tính quyết định
trong việc phát triển kinh tế. Việc áp dụng khoa học công nghệ là một yếu tố sản xuất
trực tiếp nhằm nâng cao năng suất lao động và đảm bảo hiệu quả tốt. Trong thời đại
ngày nay, môi trường công nghệ thay đổi và phát triển một cách nhanh chóng, nó
thường tạo ra cho doanh nghiệp không ít rủi ro do xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế
và ra đời nhiều sản phẩm mới. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời sẽ bị
tụt hậu, đưa doanh nghiệp đến chổ khó khăn và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
b) Môi trường bên trong
Nguồn nhân lực: con người là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định tới mọi
thành bại của doanh nghiệp, là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp và là dạng
vốn linh hoạt. Quản trị nguồn nhân lực là một vấn đề phức tạp bao gồm: tuyển mộ,
huấn luyện ...
Tài chính: điều kiện tài chính thường được xem là công cụ đánh giá vị trí cạnh

tranh tốt nhất của doanh nghiệp và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư.
Các yếu tố tài chính thường làm thay đổi các chiến lược hiện tại và việc thực hiện các
kế hoạch. Các chức năng tài chính là ra quyết định đầu tư. Phân tích chỉ số tài chính là
phương pháp được sữ dụng nhiều nhất để xác định điểm mạnh và điểm yếu của các tổ
chức về đầu tư tài chính và lỗ lãi cổ phần.
Marketing: là vấn đề sống động giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nó có
thể mô tả như là quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thoả mãn các nhu cầu mong
muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ marketing, giúp doanh nghiệp
có những chính sách đối với thị trường: chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc
tiến bán hàng...

13


Hệ thống thông tin – nghiên cứu và phát triển: hệ thống thông tin thu thập
các dữ liệu về môi trường, tài chính, sản xuất, các vấn đề cá nhân nội bộ doanh nghiệp,
các yếu tố văn hoá xã hội, dân số, địa lý, kinh tế; chính trị, pháp luật, công nghệ và sự
cạnh tranh bên ngoài. Nó liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh với nhau và
cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định quản trị. Trong môi trường cạnh tranh hiện
nay thì hoạt động nghiên cứu là không thể thiếu. Các doanh nghiệp đang theo đuổi
chiến lược phát triển thì hoạt động trên cơ sở vô cùng quan trọng. Quá trình nghiên
cứu và phát triển, để tạo ra sự mới lạ cho sản phẩm giảm áp lực cạnh tranh doanh
nghiệp trên thị trường. Sự tập trung thị trường này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào
chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, bộ phân nghiên cứu và phát triển có khả năng
cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến quán trình sản xuất...
c) Môi trường cạnh tranh
Đây là môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp xảy ra trực tiếp. Nghiên
cứu môi trường cạnh tranh là nội dung hết sức quan trọng trong quá trình kiểm soát
môi trường bên ngoài. Áp lực cạnh tranh chủ yếu trong môi trường chuyên ngành của
doanh nghiệp đó là đối thủ tiềm năng, đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhà cung ứng

khách hàng và các sản phảm thay thế.
Đối thủ tiềm năng: là đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp một cách gián tiếp
hoặc là những người sắp tham gia vào ngành. Do đó các doanh nghiệp cần phải bảo vệ
vị trí cạnh tranh bằng việc xây dựng và quy trì những hàng rào hợp pháp nhằm ngăn
cản sự xâm nhập từ bên ngoài.
Đối thủ cạnh tranh trong ngành: đây là áp lực thường xuyên và đe doạ trực
tiếp đến doanh nghiệp. Khi áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng
lên thì sự đe doạ về vị trí và sự tồn tại của Nhà máy cũng như của Công ty. Mức độ
cạnh tranh tuỳ thuộc vào: số lượng tham gia trong ngành, tốc độ tăng trưởng của
ngành...
Khách hàng là người tiêu thụ chủ yếu: yếu tố khoa học chi phối đến mọi
quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp. Sức ép của khách hàng có 2 dạng:
trả giá thấp và có quyền lựa chọn hay mua sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Tất cả
điều kiện này làm cơ sở cho đối thủ cạnh tranh đánh giá lại với nhau và làm tổn hao
mức lợi nhuận của ngành.
14


×