Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Xây dựng và hoàn thiện văn hoá tổ chức của trường PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LƯU THỊ THU HƯƠNG

HOÀN THIỆN VĂN HOÁ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG PTTH
THANH BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

\

Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------


2

LƯU THỊ THU HƯƠNG

HOÀN THIỆN VĂN HOÁ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG PTTH THANH
BÌNH, HUYỆN THANH HÀ, TỈNH HẢI DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. ĐỖ MINH CƯƠNG
XÁC NHẬN CỦA GVHD

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

Hà Nội - 2015
MỤC LỤC

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Từ viết tắt
BGH
CBCNV, GV
CBCNV, GV và HS
VHTCTH
VHTC
PTTH
TW


Tiếng việt
Ban Giám hiệu
Cán bộ công nhân viên, giáo viên
Cán bộ công nhân viên và học sinh
Văn hóa tổ chức trường học
Văn hóa tổ chức
Phổ thông trung học
Trung ương

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

4


DANH MỤC ẢNH

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng nhiệm vụ xây dựng con người mới
xã hội chủ nghĩa. Ngành Giáo dục và Đào tạo có vai trò, vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc thực hiện chính sách, chủ trương đó. Vì thế Đảng và Nhà
nước đã đặt mục tiêu cho ngành Giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực, giúp cho
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng
cơ bản, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và xây
dựng môi trường văn hóa giáo dục lành mạnh.

Trường học sẽ không thể có sự nghiệp phát triển lâu dài, bền vững nếu
không xây dựng cho mình một hệ thống văn hóa tổ chức. Một nền văn hóa
tích cực sẽ thu hút học sinh và giáo viên, gắn kết các thành viên, khơi dậy
niềm tin, niềm tự hào về trường học và tạo sự phát triển nhân cách toàn diện.
Văn hóa tổ chức trường học (VHTCTH) là chìa khóa cho sự phát triển bền
vững của Nhà trường. Chính vì vậy, việc hoàn thiện VHTCTH là đòi hỏi cấp

5


bách hiện nay và là điều mà trường học không thể không hướng tới nếu muốn
tồn tại và phát triển.
Hiện nay, nước ta đang trên đà phát triển, xã hội có nhiều vấn đề phức
tạp, có những luồng tư tưởng độc hại du nhập vào nước ta làm ảnh hưởng đến
đạo đức, tác phong, lối sống của học sinh. Chính vì vậy mà việc “Hoàn thiện
văn hóa trường học” lại càng có ý nghĩa cấp bách. Và điều này càng có ý
nghĩa hơn đối với hệ thống các trường ngoài công lập bởi những học sinh của
hệ ngoài công lập thường có hạn chế về khả năng tiếp thu kiến thức, ý thức tổ
chức kỷ luật, thái độ học tập thụ động, tác phong, lời nói còn tùy tiện, hạn chế
về kĩ năng lựa chọn giá trị sống, …
Như đã nói ở trên, VHTCTH có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà trường.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có trường PTTH nào đặc biệt là bộ phận
trường ngoài công lập có văn bản quy định tiêu chí hay chỉ tiêu về văn hóa
trường học một cách hoàn thiện. Mỗi nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên, nhân
viên có cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc thực hiện và kết quả thu được cũng
khác nhau.
Xuất phát từ đòi hỏi, yêu cầu thực tiễn trên, Người viết luận văn mạnh
dạn nghiên cứu đề tài, “Hoàn thiện văn hoá tổ chức của trường phổ thông
trung học Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của mình.

Câu hỏi nghiên cứu: Văn hóa tổ chức tại Trường PTTH Thanh Bình
có nét gì đặc biệt và làm thế nào để hoàn thiện văn hóa tổ chức tại trường phổ
thông trung học Thanh Bình, huy ện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương?
2. Tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu cố liên quan đến vấn đề này như: Văn
hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh của Đỗ Minh Cương - Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011.[2];

6


Giáo trình văn hoá kinh doanh của Dương Thị Liễu - Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế quốc dân năm 2011.[9];
Giáo trình đạo đức kinh doanh và Văn hoá doanh nghiệp của Nguyễn
Mạnh Quân - Nhà xuất bản Lao đọng - Xã hội năm 2004.[11];
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định:
“ Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh
hoạt của nhân dân” Điều đó có thể khẳng định tính văn hoá phải được thể
hiện trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước nói chung và trong trường học nói riêng.[13]
Mục tiêu của giáo dục nhân cách tổng quát của Việt Nam được chính
thức hóa trong Nghị quyết Hội nghị TW 2 khóa VIII năm 1996 như sau: “Xây
dựng những con người và thế hệ tha thiết với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có tư duy
sáng tạo, tính độc lập và tích cực cá nhân; có năng lực thực hành giỏi, yêu
nghề làm chủ khoa học, kỹ thuật hiện đại; có ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong
công nghiệp; ý thức cộng đồng và tinh thần hợp tác; có ý thức bảo vệ môi
trường; có nếp sống lành mạnh và có sức khỏe tốt”.[12]
Trong nền kinh tế toàn cầu và nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO

với nhiều thời cơ và thách thức, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội
nhập đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng như giáo dục nói riêng, nó
làm cho bộ mặt văn hoá của xã hội dần bị biến dạng và đã có nhiều biểu hiện
xuống cấp, tha hoá.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đua đòi ăn chơi, sa
vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức báo động; đạo
đức nhà giáo thì xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng thiếu công bằng, gian lận
trong thi cử, chuyện mua bán các kết quả học tập không còn xa lạ,.. Những

7


minh chứng tiêu biểu gần đây như: Vụ tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH
trường Dân lập Đồi Ngô - Bắc Giang, Vụ “đổi tình lấy điểm” ở trường Cao
đẳng phát thanh - Truyền hình trung ương I, những clip video liên tục được
tung lên mạng internet về bạo lực học đường với cảnh học sinh đánh nhau tho
bạo, thậm chí là dã man trong sự chứng kiến vô cảm của bàn bè xung
quanh… Tất cả điều đó đã gây ra những hệ luỵ đáng tiếc cho xã hội và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục. Văn hoá Nhà trường bị biến
dạng cũng là điều hiển nhiên. Thực tế đó đã làm cho những người có lương tri
đau xót và đối với Nhà giáo chân chính thì chắc hẳn đó là sự xúc phạm nhân
phẩm và đạo đức nghề nghiệp ghê gớm, xúc phạm đến truyền thống “tôn sư
trọng đạo” của dân tộc. Vậy mà những gì chúng ta chứng kiến được cũng chỉ
là phần nổi của cả tảng băng khổng lồ chứa đầy tiêu cực trong ngành giáo
dục.
Mặt khác, lâu nay giáo dục chúng ta coi trọng dạy chữ mà lơ đi là việc
dạy người; coi trọng số lượng hơn là chất lượng. Để tạo ra được một sản
phẩm lao động cho xã hội, quả thực là cần đến kiến thức và kỹ năng của học
sinh. Tuy nhiên, vì chạy đua theo sản phẩm, theo số lượng mà chúng ta chưa
quan tâm đến phương thức tạo ra sản phẩm đó một cách đầy đủ. Xã hội cần

phải nhìn nhận lại, đánh giá giá trị sản phẩm đó gồm cả cách thức mà người
đó lao động có chân chính không, có vì mục tiêu con người không … hay nói
cách khác là cách thức lao động để tạo ra sản phẩm đó có văn hoá hay không.
Một doanh nghiệp không thể kiếm lợi nhuận bằng mọi cách bất chấp đạo lý,
một Nhà trường không được coi kinh tế làm mục tiêu hàng đầu và một người
lao động không thể tạo ra sản phẩm cho xã hội một cách phi văn hoá.
Đã đến lúc chúng ta cần phải chấn hưng giáo dục nước nhà. Thực tế,
cũng đã có rất nhiều giải pháp của các nhà nghiên cứu nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục. Dưới góc độ người viết luận văn, thiết nghĩ, việc hoàn thiện

8


văn hoá tổ chức trong Nhà trường là vô cùng quan trọng , bởi Nhà trường là
cơ sở nền tảng, là tế tào của hệ thống giáo dục. Cũng như cơ thể con người,
chỉ khi có được những tế bào lành mạnh thì cơ thể mới phát triển bình thường.
Tóm lại, có nhiều tài liệu, văn bản bàn về vấn đề VHTC. Nhưng hầu
hết chưa đề cập cụ thể đến VHTC trường PTTH và luận văn này mong muốn
sẽ thực hiện được điều đó. Đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân.
Việc chọn đề tài nghiên cứu của luận văn không bị trùng lặp với đề tài nghiên
cứu nào khác.
3. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích đánh giá mặt tích cực và những mặt hạn chế trong VHTC tại
trường PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa tổ chức và quản trị của Trường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cứu thực tiễn về văn
tieenxtoor chức, nhất là văn hoá tổ chức của trường PTTH.
Thứ hai: Luận văn thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc hoàn

thiện VHTC Trường PTTH Thanh Bình, đánh giá những điểm mạnh, điểm
yếu và đưa ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba: Luận văn đưa ra những đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện VHTC Trường PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
phù hợp với thực tiễn hơn.
Những mục tiêu trên được thể hiện cụ thể trong 3 chương trong phần Nội
dung VHTC trường PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

9


Văn hóa tổ chức tại trường phổ thông trung học Thanh Bình, huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung văn hóa tổ chứcTrường PTTH Thanh Bình, huyện Thanh
Hà, Hải Dương từ năm 2011 -2014.
- Thời gian: 2011-2014
- Không gian: trường phổ thông trung học Thanh Bình, huyện Thanh
Hà, tỉnh Hải Dương

10


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết luận văn đã sử dụng những phương pháp
sau:
1. Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với
phương pháp nghiên cứu của các môn khoa học quản trị cụ thể như: Kinh tế

học, quản trị học, văn hóa học, toán học, xã hội học, môn học đạo đức kinh
doanh, văn hóa doanh nghiệp và quản trị nguồn nhân lực … Để nhận thức
được vai trò, tác dụng, đối tượng, phạm vi của văn hóa tổ chức nói chung và
văn hóa tổ chức trong trường THPT Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải
Dương nói riêng luận văn sẽ sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp, như là các báo
cáo của trường, các bài báo viết về trường như bài đã đăng trên báo Giáo Dục
và thời đại Chủ Nhật số 46 ngày 11/11/2011. Tạp chí Thanh Tra ngày
11/8/2011.
2. Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê dựa trên tài liệu thu thập
được về văn hóa trường THPT Thanh Bình huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
3. Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học thu thập các dữ liệu sơ cấp
(Phát phiếu điều tra và phân tích kết quả), định lượng, định tính.
4. Phương pháp chuyên gia: (Phỏng vấn sâu giáo viên, học sinh và phụ
huynh học sinh),
5. Phương pháp quan sát: Qua các cuộc sinh hoạt tập thể của nhà
trường như: Buổi chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần, Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11, ngày thành lập quân đội nhân Việt nam 22/12, ngày Quốc khánh
2/9, ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày phụ nữ Việt Nam 8/3 ...
6. Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu quá trình hình thành VHTC trường
THPT Thanh Bình huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, thực trạng văn hóa và
phương hướng xây dựng, phát triển VHTC tại Nhà trường.

11


6. Những đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới
văn hoá tổ chức trong trường.
Về mặt thực tiễn:
+ Khảo sát thực trạng về văn hoá tổ chức tại trường PTTH Thanh Bình

huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
+ Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá tổ chức tại trường
PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
+ Đánh giá những ưu điểm và hạn chế về văn hoá tổ chức tại trường
PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
- Trên cở sở thực trạng và những hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện văn hoá tổ chức tại trường PTTH Thanh Bình huyện Thanh Hà,
Hải Dương .
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia làm 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn văn hóa tổ chức trường PTTH
Chương 2: Thực trạng văn hóa tổ chức trường PTTH Thanh Bình,
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa tổ chức
trường PTTH Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương trong giai đoạn
hiện nay.

12


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VĂN HÓA TỔ CHỨC VÀ VIỆC ÁP
DỤNG NÓ TRONG TRƯỜNG PTTH NƯỚC TA HIỆN NAY
Theo quan điểm cảu Phương Đông văn hoá là cái đẹp theo nghĩa rộng,
là sự thống nhất của ba giá trị cơ bản: Chân - Thiện - Mỹ. Hình thức đẹp đẽ
biểu hiện trước hết trong lễ, nhạc, cách lãnh đạo, quản lý, … đặc biệt trong
ngôn ngữ, cách ứng xử nhân văn. Nó biểu hiện thành một hệ thống các chuẩn
mực, giá trị ứng xử được mọi người chấp nhận và xem là đẹp đẽ. Văn hoá là
dòng chảy của các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, các truyền thống, nghi lễ

của một cộng đồng.
Giáo dục là một chức năng cơ bản của văn hoá, gắn liền với lịch sử loài
người. Đối với nhân loại, giáo dục là phương thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng
tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và
một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, cộng đồng người Việt
đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư tưởng văn hoá Việt Nam.
Nền tảng văn hoá ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con người Việt Nam.
Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài
người, có xã hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống
trong nó. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để
loài người hình thành và sinh tồn thì văn hoá là cái nôi thứ hai giúp con người
trở thành “người” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con người, hướng con người
khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ.
Xác định được vị trí vai trò của việc hoàn thiện văn hóa tổ chức Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực”. Nội dung của phong trào này gắn liền với văn

13


hóa trường học, hoàn thiện văn hóa trường học là yếu tố đảm bảo và nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo.
1.1. Khái niệm:
Văn hóa tổ chức. Theo Michel Amiel, Pracis Bonnet, Jonseph Jacobs 1993:
“Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và thói quen có
khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức, mang lại cho tổ
chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể thay đổi theo
thời gian” [24]
“Văn hoá tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và
hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ

chức này với các thành viên tổ chức khác”. Theo Greert Hofstede, Cultures &
Organisations, 1991. [25]
Văn hoá tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ
chức. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết lý, các
giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý, …bầu không khí tâm lý. Thể hiện thành
một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử được xem
là tốt đẹp và được mỗi người trong tổ chức chấp nhận.
Văn hóa tổ chức của một nhà trường. Theo nhà nghiên cứu giáo dục
Lê Thị Loan - Học viện Quản lý giáo dục Việt Nam: “Văn hóa tổ chức của
một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị chuẩn mực, thói quen và truyền
thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành
viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình
thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư
phạm”. [21, tr.3]
Văn hóa trong trường học. Theo quan điểm của GS: Phạm Minh Hạc:
“Văn hóa trong trường học là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục

14


quốc dân và mang bản sắc chung của nền văn hóa dân tộc. Cụ thể hơn văn
hóa trường học là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà
trường, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh có cách
thức suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp” [19]
Trong một tổ chức nói chung cũng như một Nhà trường, văn hoá luôn
tồn tại trong mọi hoạt động tổ chức đó. Vấn đề là con người có ý thức được sự
tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Bản thân
văn hoá rất đa dạng và phức tạp. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu
khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm về văn hoá khác nhau.
Vì thế, việc hoàn thiện VHTC trong các cơ quan hành chính sự nghiệp

nói chung, các trường PTTH nói riêng đặc biệt trong loại hình trường PTTH
ngoài công lập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1.2. Những hình thái và cấp độ biểu hiện:
Nghiên cứu về văn hoá tổ chức, các nhà nghiên cứu trên thế giới và
nước ta hiện nay thường theo mô hình cấu trúc hệ thống văn hoá của Edgar H
Shein trong cuốn sách “Văn hoá tổ chức và sự lãnh đạo” của ông, đã được tái
bản nhiều làn ở Mỹ từ những năm 2000 đến nay. Mô hình VHTC của Shein
chia ra một hệ thống VHTC gồm 3 tầng lớp xếp chồng lên nhau, có hình ảnh
như một tảng băng chìm, được quan sát từ trên xuống dưới: (1) Các cấu trúc
hữu hình, (2) Các giá trị tuyên bố, (3) Các ngầm định nền tảng.
1.2.1. Phần nổi có thể nhìn thấy: Đó là những thực thể hữu hình như:
Cơ sở vật chất trường lớp, bàn ghế, các nội quy, thiết bị dạy học và sinh hoạt
chung. Những thực thể vô hình như: Các triết lý, nguyên tắc, phương pháp
giải quyết các vấn đề phát sinh và cách thức tiến hành các hoạt động giáo dục,
các thủ tục, chương trình công tác các chuẩn mực hành vi; Nghi thức tập thể,
cách tổ chức các nghi lễ, cách tổ chức thăm viếng, liên hoan trong tập thể giáo
viên và học sinh. Cách sử dụng ngôn ngữ: Khẩu hiệu hành động, ngôn ngữ

15


xưng hô giao tiếp giữa thầy và thầy, thầy và trò, trò và trò, các biểu tượng,
truyền thống, ...
1.2.2. Phần chìm:
1.2.2.1. Các giá trị được thể hiện: Giá trị được coi như là thước đo
đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử
chung và riêng của con người trong một tổ chức. Có nhà trường đề cao giá trị
nhân văn, tình yêu thương giữa những con người trong tập thể. Có nhà trường
đề cao tính cộng đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. Có nhà
trường đề cao các giá trị như sự trung thực, tính thực chất hoặc khả năng đổi

mới thường xuyên để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục;
Có nhà trường đề cao chất lượng dạy và học, tính năng động, tự giác của
người dạy và người học, …
Giá trị trong nhà trường được chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là các giá
trị mà nhà trường đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình xây dựng và
trưởng thành (Giá trị nền tảng). Loại thứ 2 là những giá trị mới mà cán bộ
quản lý hoặc tập thể giáo viên, học sinh mong muốn nhà trường mình có và
tạo lập từng bước nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của
xã hội (Giá trị hướng tới).
1.2.2.2. Các ngầm định nền tảng: Bao gồm niềm tin, niềm tự hào,
những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức của
mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể nhà trường. Những ngầm
định khó thấy này được coi là những quy ước có tính chất bất thành văn, có
tính đương nhiên và tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết lối các thành viên
trong nhà trường và làm nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ, hành động của
họ. Ví dụ Cứ nhắc đến trường PTTH chuyên Nguyễn Trãi, giáo viên, học
sinh, phụ huynh ai ai cũng tin tưởng rằng đây là ngôi trường mà từ đội ngũ từ
giáo viên đến học sinh đều được tuyển chọn kĩ lưỡng chất lượng cao, đào tạo

16


ra những thế hệ tài năng cho tỉnh nhà, cho đất nước vì thế khi học trong
trường, học sinh luôn có ý thức vượt lên chính mình, nỗ lực không ngừng,
không gian lận và sau này khi ra trường, các thế hệ học sinh đó đều cố gắng
làm tốt mọi việc để xứng đáng là học sinh của trường chuyên lớp chọn.
1.2.2.3. Phong cách ứng xử hàng ngày: Đó là cách thể hiện của mỗi
thành viên nhà trường trong ứng xử hàng ngày. Tùy theo hệ giá trị được thừa
nhận và những ngầm định nền tảng của mỗi tổ chức nhà trường mà có những
loại phong cách ứng xử được lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể giáo

viên có một phong cách ứng xử khác nhau: Niềm nở, thân mật hay giữ
khoảng cách, nghiêm túc; xuề xòa vui nhộn hay công thức trang trọng; nơi
nhiệt tình, quan tâm nhưng có nơi lạnh nhạt, bàng quan, ...
1.2.2.4. Phong cách làm việc: Mỗi tổ chức nhà trường, dù có ý thức
hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Cùng là giáo
viên với công việc dạy học nhưng có tập thể giáo viên làm việc vì tinh thần
trách nhiệm, lại có tập thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trước mắt; có
nơi cán bộ giáo viên tận dụng mọi thời gian để làm việc say mê, sáng tạo, lại
có nới làm việc kiểu công chức hành chính “Sáng cắp ô đi, tối xách về”; có
đội ngũ giáo viên làm việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên
cạch những tập thể làm việc trong sự ganh đua, cá nhân, “đèn nhà ai nhà ấy
rạng”.
1.2.2.5. Phương pháp ra quyết định: Việc ra quyết định cho mỗi chủ
trương, phương hướng, kế hoạch, chính sách phát triển của nhà trường - một
đặc trưng của quản lý nhà trường - cũng thể hiện rất rõ tính chất và mức độ
văn hóa của một tổ chức sư phạm. Có thể nêu 3 khía cạnh biểu hiện sau đây:
Sự tham gia con người khi ra quyết định: Nếu đó là quyết định độc
đoán của cá nhân người quản lý nhà trường sẽ khác biệt rất căn bản về văn

17


hóa so với việc ra quyết định tập thể dựa trên sự tham gia bàn bạc dân chủ của
mọi thành viên trong tổ chức nhà trường.
Thái độ của con người khi tham gia quyết định quản lý cũng bộc lộ rõ
văn hóa, chẳng hạn một thái độ mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ, dám làm sẽ
khác hẳn thái độ được chăng hay chớ, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...
Phương pháp ra quyết định: Việc ra quyết định có các công cụ hỗ trợ
bài bản như hệ thống thông tin, sự phân tích chiến lược, các cơ sở khoa học,
pháp lý ... cũng tạo ra sự khác biệt văn hóa so với cách ra quyết định dựa trên

cảm tính, kinh nghiệm hoặc rất tùy tiện, ngẫu hứng của chủ thể quản lý ...
1.2.2.6. Phương pháp truyền thông: Việc truyền bá, phổ biến thông tin
trong nội bộ tổ chức ra bên ngoài và ngược lại cũng là một trong những dấu
hiệu nhận biết quan trọng về văn hóa ở một tổ chức nhà trường. Trước hết là
sự chia sẻ thông tin trong nội bộ tổ chức có được phổ biến rộng khắp tới mọi
thành viên, ai cần cũng được cung cấp hay chỉ một bộ phận cán bộ quản lý tự
coi đó là một thứ “đặc quyền”, quản lý các thông tin rất khắt khe, không
muốn cho người khác biết sẽ có nhiều bất lợi cho địa vị của mình. Cách thức
truyền thông cũng là nét văn hóa tổ chức bởi đó là cách thức giao tiếp giữa
người - người; Ý kiến được truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp, theo hướng một
chiều độc đoán “truyền lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại, thông qua
phương tiện truyền thống hay hiện đại. Ví dụ: Ở một số trường học rất nhiều
công văn, quyết định của cấp trên, kế hoạch của Nhà trường đều được BGH
gửi tới hòm thư của từng CBCNV, GV, mọi người đều được phổ biến, bàn
bạc, chia sẻ, có ý tưởng tham mưu với BGH.
1.3. Mục tiêu, bản chất, nội dung, vai trò, chức năng của văn hoá tổ
chức trong trường học phổ thông nước ta:
Việt Nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã được nhận diện

18


như một tiêu chí khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên
nghiệp. Điều đó chứng tỏ khái niệm văn hoá tổ chức tuy còn mới mẻ đối với
Việt Nam nhưng các tổ chức đã ý thức được tầm quan trọng của văn hoá tổ
chức. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, Nhà trường phải là tổ chức
có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng
nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn
diện.

1.3.1. Mục tiêu của văn hoá trường học: Là xây dựng trường học lành
mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thật.
Trên cơ sở mục tiêu chung của ngành giáo dục, mỗi trường học có mục
tiêu, nội dung văn hoá trường học của trường mình. Để làm được điều đó, mỗi
Nhà trường phải xem xét cụ thể hoàn cảnh, điều kiện của trường mình mà xây
dựng một hệ chuẩn mực, giá trị phù hợp được các thành viên trong Nhà
trường cùng tham gia xây dựng với những biện pháp tổ chức thực hiện. Hệ
chuẩn mực, giá trị đó phải tương hợp với một mức độ nhất định với các giá trị
truyền thống, phong tục của địa phương, cộng đồng.
Văn hoá trường học ở mỗi Nhà trường tạo niềm tin cho xã hội trong
việc thực hiện chức năng giáo dục và xứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đào tạo, cung ứng cho xã hội
những người công dân tốt, một nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, đáp
ứng yêu cầu của xã hội. Từ đó mỗi Nhà trường sẽ là tấm gương cho các tổ, cá
nhân trong xã hội, cộng đồng noi theo.
1.3.2. Bản chất của văn hoá trường học: Là môi trường. Môi trường
văn hoá trường học là nơi mà mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện
thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của của cộng đồng.
Môi trường văn hoá trường học phải bao gồm cả môi trường địa lý tự nhiên,
môi trường vật lý, môi trường tâm lý, ứng xử, giao tiếp … mà mỗi thành viên

19


trong đó đều có nhiều hoạt động thể hiện mình. Môi trường đó cũng là nơi
chốn (thời gian, không gian) với các đối tượng mà mọi người trong xã hội
khách quan đều nhìn thấy, đánh giá và cảm nhận được.
1.3.3. Nội dung của văn hoá trường học:
1.3.3.1. Văn hoá trường học là văn hoá môi trường: Trường học là nơi
để tiến hành dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật chất trường học, cán bộ

quản lý giáo dục, thầy, trò, chương trình, nội dung giáo dục… để thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của từng trường học. Do vậy, nói đến
văn hoá trường học trước hết phải nói đến môi trường, cảnh quan sư phạm,
cây xanh, nơi vui chơi giải trí, sinh hoạt, hội họp, học tập, thực hành thí
nghiệm, vệ sinh an toàn … như thế nào. Tổng quan toàn cảnh Nhà trường từ
cổng, hàng rào, bảng tên trường, bàn ghế học sinh, nhà làm việc, nhà vệ sinh
… đều toát lên nét văn hoá của trường học. Nhưng điều đó không hẳn là cổng
trường to hay nhỏ, cây xanh nhiều hay ít … mà quan trọng là cách sắp xếp, bố
cục các vật thể ấy trong Nhà trường như thế nào? Nói lên điều gì? Văn hoá
trường học tuy không phải là vật thể nhưng văn hoá trường học thể hiện qua
vật thể ấy. Dĩ nhiên trong tình hình hiện nay nhiều trường học còn khó khăn
về cơ sở vật cũng là những dào cản cho xây dựng văn hoá trường học, nhưng
tục ngữ Việt Nam có câu “Nghèo cho sạch, rách cho thơm” cho thấy rằng
không phải đợi đến khi Nhà trường có cơ sở vật chất tươm tất , đầy đủ rồi mới
xây dựng văn hoá môi trường.
1.3.3.2. Văn hoá trường học là văn hoá tổ chức: Trường học là một tổ
chức, văn hoá trường học là văn hoá tổ chức. Một tổ chức sau khi được hình
thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình thành nên những nề
nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin, giá trị. Đó là sợi giây vô hình gắn kết các
thành viên trong tổ chức lại với nhau cùng phấn đấu cho những giá trị chung
của tổ chức. Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinh hoạt nề

20


nếp, đi học đúng giờ, hiểu biết, tôn trọng, đoàn kết nhau, cùng nhau bảo vệ
không làm thiệt hại danh dự, uy tín chung của Nhà trường…
1.3.3.3. Văn hoá trường học là văn hoá ứng xử: Xét trên nhiều khía
cạnh, văn hoá ứng xử tương đồng với văn hoá giao tiếp, văn hoá hành
vi(trong môi trường trường học). Văn hoá trường học là hành vi ứng xử của

các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong Nhà trường, là lối sống
văn minh trong trường học thể hiện như:
+ Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh: Được thể hiện như sự quan
tâm đến học sinh, biết tôn trọng người học, biết phát hiện ra ưu điểm, nhược
điểm người học để chỉ bảo… Thầy, cô luôn gương mẫu trước học sinh.
+ Ứng xử của học sinh với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính trọng,
yêu qúi của người học với thầy, cô giáo. Hiểu được những chỉ bảo giáo dục
của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm.
+ Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện người lãnh
đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng
vị tha, độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viên xây dựng được bầu không khí
lành mạnh trong tập thể Nhà trường.
+ Ứng xử giữa đồng nghiệp, học sinh với nhau thể hiện qua cách đối xử
mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ nhau.
Tất cả các ứng xử trong Nhà trường là nhằm xây dựng một môi trường
sống văn minh, lịch sự.
1.3.4. Vai trò của văn hoá trường học nước ta.
1.3.4.1. Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào.
Văn hóa quyết định sự trường tồn của một tổ chức. Đó là ý nghĩa và
tầm quan trọng lớn nhất của văn hóa. Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng
đối với nhà trường, bởi lẽ, tính văn hóa là một tính chất đặc thù của nhà
trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào vì:

21


Nhà trường là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hóa nhân loại,
nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng
tạo văn hóa cho tương lai;
Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học)

cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa, những cách thức văn hóa,
dựa trên những phương tiện văn hóa, trong môi trường văn hóa đại diện cho
mỗi vùng, miền, địa phương.
1.3.4.2. Văn hóa nhà trường tạo động lực việc làm.
VHNT vừa có nét riêng vừa mang bản sắc chung của nền văn hóa dân
tộc, vận động và phát triển dựa trên chiến lược phát triển văn hóa giáo dục
của Đảng và Nhà nước đề ra. Do vậy mọi hoạt động của Nhà trường đều
hướng tới mục tiêu giáo dục con người Việt Nam toàn diện “ Đào tạo những
con người thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý chí
kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có tư duy sáng tạo; có năng
lực thực hành giỏi; yêu nghề và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại; có ý thức
tổ chức kỉ luật, tác phong công nghiệp …”[13]
Với mục tiêu đó, ngay từ những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường,
người học đã được thầy cô trang bị tri thức, khơi dậy niềm say mê học tập, lao
động, sáng tạo để sống có ích cho xã hội; được phát hiện khả năng, tư vấn
nghề nghiệp … Vì thế có thể nói VHTH tạo động lực việc làm. (Ví dụ: Khi
được hỏi, hầu hết học sinh lớp 12 đều bày tỏ những dự định về nghề nghiệp
tương lai mà các em hằng ấp ủ trong lòng).
1.3.4.3. Văn hoá nhà trường kiểm soát các hành vi lệch chuẩn trong
hoạt động giáo dục.
VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của cá nhân bằng các
chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận do những thế hệ con

22


người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên; (Ví dụ: Một học sinh vì nông
nổi đã nói năng hỗn xược, xắc láo với giáo viên trong giờ học thì cho dù giáo
viên đó có xử lí hay bỏ qua thì bản thân học sinh đó vẫn luôn canh cánh trong

lòng mặc cảm tội lỗi, không thể thoái mái như học sinh khác. Và tập thể học
sinh, giáo viên trong trường sẽ có một thái độ ngầm hoặc phản ứng bất bình,
…)
VHTC là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội
ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và lựa chọn
đúng đắn.
1.3.4.4. Văn hoá Nhà trường hạn chế tiêu cực và xung độ, nâng cao
chất lượng quản trị hoạt độnggiáo dục của Nhà trường.
VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn
đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động;
VHNT như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những
dư luận tích cực cho tổ chức;
VHNT hạn chế được những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và khi
xung đột thì văn hoá nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để
góp phần khắc phục. (Ví dụ: Xóa nhòa danh giới giàu nghèo, sang hèn, tạo ra
một môi trường công bằng, trung thực cho người học; rèn luyện, bồi dưỡng tư
duy linh hoạt, biết duy hòa, trách cực đoan, luôn luôn biết đánh giá vấn đề từ
nhiều phương diện) VHTC làm tăng hiệu quả hoạt động trong nhà trường,
trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ
chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường,
tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.
Văn hoá tổ chức có chức năng “Trồng người” và phát triển xã hộdu. Nó
cáo các đặc điểm và tính chất:

23


Tính cộng đồng và tính tự nhiên: Được hầu hết cộng đồng thừa nhận và
điều chỉnh hành vi của con người một cách tự nhiên, mặc nhiên, ngầm định.
Tính bền vững, bảo tồn: Được duy trì qua nhiều thế hệ và có khả năng

di truyền xã hội.
Tính tinh hoa hoàn hảo và tính chuẩn mực giá trị: Là cái đẹp kết tinh
từ Chân - Thiện - Mỹ, có khả năng giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn.
1.3.5. Chức năng của văn hoá tổ chức trường học
1.3.5.1. Chức năng giáo dục: Thông qua các hoạt động các sản phẩm
của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể
chất của con người, làm cho con người dần có phẩm chất và năng lực theo
những chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không
chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn hoá mà còn bằng cả
những giá trá đang hình thành: Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn
mực mà con người hướng tới. Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong
việc hình thành nhân cách ở con người, trong việc “trồng người”. Với chức
năng giáo dục văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc
cũng như lich sử nhân loại. Văn hoá duy trì và phát triển bản sắc dân tọc và là
cầu nối hữu nghị, gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng
đến cái Chân - Thiện - Mỹ. Văn hoá là “ghen” xã hội di truyền phẩm chất
cộng đồng người lại cho các thế hệ sau.
1.3.5.2. Chức năng nhận thức: Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi
hoạt động văn hoá. Bởi con người không có nhận thức thì không thể có bất cứ
một hành động văn hoá nào. Nhưng quá trình nhận thức này của con người
trong các hoạt động văn hoá lại được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn
hoá.
Nâng cao trình độ nhận thức của con người chính là phát huy những
tiềm năng ở con người.

24


1.3.5.3. Chức năng thẩm mỹ: Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người
còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp.

Con người nhào nặn thực hiện theo quy luật của cái đẹp cho nên văn
hoá phải có chức năng này. Nói cách khác, văn hoá là sự sáng tạo của con
người theo quy luật của cái đẹp, trong đó văn học nghệ thuật là biểu hiện tập
trung nhất sự sáng tạo ấy. Với tư cách là khách thể của văn hoá, con người
tiếp nhận chức năng này của văn hoá và tự thanh lọc mình theo hướng vươn
tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi người.
1.3.5.4. Chức năng giải trí: Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động
và sáng tạo, con người cón có nhu cầu giải trí. Các hoạt động văn hoá; câu lạc
bộ, bảo tàng, lễ hội, ca nhạc,… sẽ đáp ứng được các nhu cầu ấy. Như vậy, sự
giải trí bằng các hoạt động văn hoá là bổ ích, cần thiết, góp phần giúp cho con
người lao động sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn
diện.
Với các chức năng trên, chứng tỏ văn hoá nói chung, văn hoá tổ chức
trường THPT nước ta nói riêng, có một đời sống riêng, đặc tính nhưng lại
không nằm ngoài sự tác động của các yếu tố kinh tế và chính trị.
Vì sự phát triển và hoàn thiện con người và xã hội là mục tiêu cao cả
của văn hoá.
1.4. Những yếu tố cấu thành văn hóa trường học
- Cảm xúc và ước muốn cá nhân: Là trạng thái tinh thần của con người.
Cảm xúc phụ thuộc vào sự tác động yếu tố bên ngoài vì vậy luôn tạo cho
CBCNV, GV và HS một trạng thái tinh thần tích cực cũng chính là mục tiêu
của văn hoá trường học; VHTH luôn tạo cho CBCNV, GV một môi trường
làm việc thoải mái, có điều kiện để phát huy sáng kiến muốn cống hiến hết
mình và muốn gắn bó lâu dài với lớp, với trường.

25


×