Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa Ngoại ngữ Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ BÍCH NGỌC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ BÍCH NGỌC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã ngành: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ NGA

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Bích Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn: “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng
viên Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên” trước hết tôi bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đối với TS. Dương Thị Nga, người đã tận tình hướng dẫn tạo điều kiện
cho tơi nghiên cứu hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý Giáo dục, Phịng
Sau Đại học và đặc biệt là các thầy cơ giáo trực tiếp giảng dạy các chun đề của
tồn khóa học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tơi trong suốt q trình hồn
thành luận văn.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Ngoại ngữ, Tổ TTKT&KĐCLĐT, Tổ Khoa học và Hợp tác quốc tế Khoa Ngoại ngữ đã giúp đỡ,
tạo điều kiện về thời gian để tơi hồn thành khóa học và luận văn.
Tơi xin cảm ơn gia đình, anh em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 7 năm 2018
Tác giả

Lê Thị Bích Ngọc


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
8. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..................................... 6

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................. 6
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài .................................................................. 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước .................................................................... 7
1.2. Những khái niệm cơ bản............................................................................... 8
1.2.1. Khoa học .................................................................................................... 9
1.2.2. Nghiên cứu khoa học ................................................................................. 9

1.2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học .............................................................. 10
1.2.4. Quản lý..................................................................................................... 10
1.2.5. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ................................................. 11
1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học ........................... 13
iii


1.3.1. Bản chất hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ....................... 13
1.3.2. Mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ... 13
1.3.3. Nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ...... 14
1.3.4. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ...... 16
1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ..... 17
1.4.1. Bản chất hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ....................... 17
1.4.2. Chủ thể quản lý ........................................................................................ 17
1.4.3. Mục tiêu của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường Đại học.... 18
1.4.4. Nội dung quản lý hoạt động NCKH của giảng viên................................ 21
1.4.5. Phương pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên ......................... 30
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên trường đại học ........................................................................ 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 36
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CỦA GIẢNG VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ... 37

2.1. Giới thiệu về Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên ............................. 37
2.1.1. Sứ mệnh, tầm nhìn ................................................................................... 37
2.1.2. Quy mơ, ngành nghề đào tạo ................................................................... 38
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ giảng viên và cán bộ nhân viên ........................ 38
2.2. Phân cấp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Khoa Ngoại ngữ ...... 40
2.2.1. Trách nhiệm của Trưởng Khoa................................................................ 40
2.2.2. Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa ...................................................... 40

2.2.3. Trách nhiệm của các đơn vị trong Khoa.................................................. 40
2.3. Những vấn đề chung về nghiên cứu thực trạng .......................................... 43
2.4. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Ngoại
ngữ - Đại học Thái Nguyên ..................................................................... 44
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa
Ngoại ngữ - ĐHTN .................................................................................. 50
iv


2.5.1. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực khoa học ......................................... 50
2.5.2. Thực trạng quản lý sơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa
học ........................................................................................................... 52
2.5.3. Thực trạng quản lý nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu
khoa học................................................................................................... 55
2.5.4. Thực trạng quản lý hệ thống đề tài nghiên cứu khoa học ....................... 57
2.5.5. Thực trạng quản lý thực hiện quy chế nghiên cứu khoa học của giảng viên ... 59
2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên Khoa Ngoại ngữ..................................................................... 61
2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................... 61
2.6.2. Nhược điểm ............................................................................................. 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 63
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA GIẢNG VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ............. 64

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 64
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 64
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 64
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 65
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 65
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa

Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên .......................................................... 65
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng mơi trường nghiên cứu khoa học, khuyến
khích, tạo động lực để giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái
nguyên nghiên cứu khoa học ................................................................... 66
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý tăng cường các nguồn lực cơ sở vật chất, kinh
phí phục vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Ngoại ngữ Đại học Thái Nguyên............................................................................... 68
3.2.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện quy định về quản lý và các chính sách đối với
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Đại
học Thái Nguyên ..................................................................................... 69
v


3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên
cứu khoa học của giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên........... 71
3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động NCKH .. 73
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường quản lý, giám sát chất lượng của các cơng
trình NCKH ............................................................................................. 76
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 78
3.4. Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các biện pháp .................................... 78
3.4.1. Khái quát chung về khảo sát .................................................................... 78
3.4.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 85

1. Kết luận .......................................................................................................... 85
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 89
PHỤ LỤC ...............................................................................................................

vi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Đầy đủ tiếng Việt

CB

Cán bộ

CBQL

Cán bộ quản lý



Cao đẳng

CGCN

Chuyển giao cơng nghệ

CNH

Cơng nghiệp hóa

CSVC

Cơ sở vật chất


ĐH

Đại học

ĐHTN

Đại học Thái Nguyên

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDĐH

Giáo dục đại học

GV

Giảng viên

HĐH

Hiện đại hóa

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ

KH&HTQT


Khoa học và hợp tác quốc tế

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NXB

Nhà xuất bản

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:

Bảng thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu tại Khoa Ngoại ngữ
-ĐHTN........................................................................................... 39

Bảng 2.2:

Bảng tổng hợp các cơng trình nghiên cứu khoa học tại Khoa
Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên (2009 - 2017) ......................... 45

Bảng 2.3:

Bảng tổng hợp loại hình đề tài của Giảng viên Khoa Ngoại ngữ,
Đại học Thái Nguyên ( 2009-2017) .............................................. 46


Bảng 2.4:

Lĩnh vực đề tài nghiên cứu các cấp của Giảng viên Khoa Ngoại
ngữ, Đại học Thái Nguyên (2009 - 2017) ..................................... 47

Bảng 2.5:

Bảng tổng hợp cơng trình Khoa học của Giảng viên Khoa Ngoại
ngữ, Đại học Thái Nguyên (2009 - 2017) ..................................... 49

Bảng 2.6:

Thực trạng quản lý nguồn nhân lực khoa học của Khoa Ngoại
ngữ - ĐHTN .................................................................................. 51

Bảng 2.7:

Thực trạng quản lý CSVC phục vụ hoạt động NCKH .................. 53

Bảng 2.8:

Thực trạng quản lý kinh phí phục vụ hoạt động NCKH ............... 55

Bảng 2.9:

Thực trạng quản lý hệ thống đề tài NCKH ................................... 57

Bảng 2.10: Thực trạng quản lý thực hiện quy chế Nghiên cứu khoa học của
Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN .............................................................. 60
Bảng 3.1:


Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý
hoạt động NCKH của GV tại Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN .............. 79

Bảng 3.2:

Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động NCKH của GV tại Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN ...................... 81

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Bản chất hoạt động quản lý .............................................................. 12
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên .................. 38

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ không chỉ là nhiệm vụ mà
còn là quyền lợi của mỗi giảng viên đại học. Có thể khẳng định, hoạt động nghiên
cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ đã góp phần quan trọng vào việc nâng
cao trình độ khoa học của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời
khẳng định vị thế và uy tín của cơ sở giáo dục với xã hội. Kết quả của các đề tài
cấp nhà nước, cấp bộ... đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề đặt ra của xã hội. Từ
nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, mối quan hệ
giữa cơ sở giáo dục và các đơn vị sản xuất đã được gắn kết, mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội to lớn. Nhiều đề tài còn trở thành tiền đề cho quá trình đào tạo

sau đại học rất hiệu quả.
Khoa Ngoại ngữ được thành lập theo Quyết định số 976/QĐ-TCCB, ngày 31
tháng 12 năm 2007 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên. Khoa là đơn vị đào tạo
bồi dưỡng nguồn nhân lực về ngoại ngữ; Là trung tâm nghiên cứu ngơn ngữ và
văn hóa nước ngồi, giới thiệu và quảng bá ngơn ngữ cũng như văn hóa Việt Nam
ra thế giới, nhằm kịp thời đáp ứng những đòi hỏi, cũng như những nhu cầu ngày
càng cao, cùng những quan hệ hợp tác ngày càng đa dạng của xã hội trong xu thế
hội nhập quốc tế hiện nay; Góp phần đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, giáo dục của đất nước, đặc biệt là khu vực nơng thơn, trung du, miền núi phía
Bắc Việt Nam.
Đối với công tác nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng, Khoa đã triển khai
nhiều đề tài các cấp được đánh giá cao tại các hội nghị Khoa học trong và ngồi
nước. Hiện tại, Khoa có hơn 100 Thạc sỹ, 16 Tiến sỹ. Bên cạnh đó, Khoa cịn có
đội ngũ chun gia nước ngoài đến từ Mĩ, Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
Quốc với trung bình 8 chuyên gia mỗi năm, tham gia giảng dạy.

1


Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCKH và quản lý hoạt động
NCKH, Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN đã luôn quan tâm và coi đây là một nội dung
trọng điểm để tiếp tục xây dựng Khoa trở thành cơ sở đào tạo chất lượng cao.
Công tác quản lý hoạt động NCKH cũng đã được triển khai theo quy định, hướng
dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên hoạt động NCKH của giảng viên trong
Khoa chưa phát huy hết tiềm năng cũng như lợi thế, tồn tại nhiều hạn chế và bất
cập, nguồn lực cho NCKH còn thiếu. Một số cán bộ, giảng viên tham gia NCKH
chưa nhận thức được đầy đủ về lý luận NCKH, chưa thực sự phát huy năng lực
nghiên cứu của mỗi giảng viên. Đặc biệt, công tác quản lý hoạt động NCKH
chưa hiệu quả, chưa khoa học, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được sự phát triển
chung, việc quản lý còn mang nặng tính hình thức, cơ sở vật chất phục vụ cho

nghiên cứu còn yếu và thiếu đã làm ảnh hưởng, hạn chế đến hiệu quả, chất lượng
hoạt động NCKH của giảng viên.
Để quản lý hoạt động NCKH của giảng viên có hiệu quả, góp phần nâng
cao chất lượng GD&ĐT của Khoa, việc nghiên cứu lý luận, khảo sát đánh giá
đúng thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động NCKH
của giảng viên trong Khoa hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp quản
lý phù hợp để từng bước đưa công tác quản lý hoạt động NCKH của giảng viên
đi vào nề nếp quy củ, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lý hoạt
động NCKH là vô cùng cần thiết. Do vậy, tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng
viên Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao

2


hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Ngoại ngữ
- Đại học Thái Nguyên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của giảng viên Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, công tác NCKH và quản lý hoạt động NCKH của giảng viên
khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Ngun cịn có nhiều hạn chế. Nếu đề xuất
được các biện pháp quản lý phù hợp, sẽ tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao
hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, từ đó nâng

cao chất lượng NCKH trong khoa Ngoại ngữ nói riêng và Đại học Thái
Nguyên nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của giảng viên Đại học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN.
5.3. Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của giảng viên Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu: phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa các tài liệu lý thuyết, các văn bản của Đảng; chỉ thị của Thủ tướng Chính

3


phủ; thông tư, qui chế của Bộ GD&ĐT và các Bộ liên quan; văn bản qui định
quản lý hoạt động NCKH nhằm tìm ra cơ sở lý luận để khảo sát và đề xuất một
số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thơng tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp thu thập số liệu: số lượng các cơng trình nghiên cứu khoa
học của giảng viên, các loại hình, lĩnh vực của đề tài nghiên cứu khoa học...
Thu thập số liệu thống kê có liên quan như:

- Phương pháp điều tra:
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi để điều tra về
nhận thức, cán bộ quản lý và GV Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN đánh giá thực trạng
quản lý hoạt động NCKH của GV trong Khoa. Từ đó đề xuất các biện pháp cho
cơng tác quản lý hoạt động NCKH của GV Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN đạt hiệu
quả.
+ Phiếu điều tra có 02 loại
• Phiếu điều tra dành cho CBQL trong Khoa
• Phiếu điều tra dành cho GV trong Khoa
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tổ chức phỏng vấn lấy ý kiến các
chuyên gia, các nhà quản lý về những nhận định và đánh giá những biện pháp
cụ thể.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu thu được.
7. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa
Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2017. Đề xuất các biện

4


pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động này trong giai đoạn 20182020.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên trường Đại học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng
viên Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa

học của giảng viên Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài
Quản lý hoạt động NCKH là một trong những nhân tố then chốt bảo đảm
cho sự thành công của các hoạt động GD&ĐT. Nói đến quản lý NCKH các học
giả trên thế giới đều rất quan tâm, mỗi người đều có quan điểm riêng.
Năm 1990 tác giả Gary Anderson (Hoa Kỳ), biên soạn "Fundamentals of
educational Research” , nội dung tài liệu tập trung hướng dẫn cho người nghiên
cứu cách xây dựng kế hoạch, phương pháp cũng như dụng công cụ, kỹ thuật cần
thiết khi nghiên cứu khoa học giáo dục [34].
Tác giả K.Bexle, E.deisen, Xlasinxki (1993) trong cuốn “Quản lý công tác
NCKH”, do Nguyễn Văn Lân dịch từ bản tiếng Nga, Nguyễn Xuân Khoa hiệu
đính, bản viết tay, đã phản ánh những vấn đề lý luận về quản lý xã hội chủ nghĩa
của thời kỳ Liên Xô (cũ) và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang phát triển.
Dù có điểm chưa phù hợp với giai đoạn hiện nay, nhưng nhiều vấn đề lý luận
vẫn còn giá trị; như các tác giả đã đề cao vị trí, vai trị của NCKH trong sự phát
triển xã hội và chỉ ra điểm đặc thù của công tác quản lý hoạt động NCKH so với
các lĩnh vực khác, nhất là việc xây dựng các chính sách ưu tiên về điều kiện làm
việc và chế độ đãi ngộ để động viên các nhà khoa học toàn tâm toàn ý cho nhà
nghiên cứu [36].
Luật giáo dục Cao đẳng của nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa, trong
Chương I, điều 10 có ghi: “Nhà nước bảo đảm quyền tự do NCKH, sáng tác văn
học nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác trong các trường cao đẳng theo

đúng luật...”, trong đó có quyền và nghĩa vụ NCKH của giảng viên, coi đây là
một biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
6


Trong nghiên cứu của Parker (2008) đã phân tích về hoạt động NCKH và
giảng dạy của GV cũng như là những động lực thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp
giáo dục ĐH của nước Anh. Điều đó cho thấy kết quả là phần lớn các GV đã đáp
ứng được yêu cầu cân bằng về giảng dạy và NCKH trong các trường ĐH của
nước Anh [37].
Khi bàn về điều kiện để trở thành một trường ĐH nghiên cứu tốt, tiến lên
một trường ĐH đẳng cấp thế giới thì Jamil Salmi cũng như nhiều nhà nghiên cứu
thường đưa ra 3 nhóm tiêu chí chính: tập trung nhiều tài năng; dồi dào về nguồn
lực; cơ chế quản trị hiệu quả. Trong 3 tiêu chí này thì 2 tiêu chí đầu chỉ là điều
kiện cần, tiêu chí thứ 3 là quan trọng nhất. Tiêu chí này bao gồm cả hai nguyên
lý quản trị ĐH là quyền tự chủ ĐH và quyền tự do học thuật [35].
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Trong thời gian qua một số cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến quản lý
NCKH, đặc biệt là công tác quản lý hoạt động NCKH trong các trường đại học, cao
đẳng.
Một số tác giả đã đề cập đến vai trò của NCKH trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo giáo dục đại học, như tác giả Đỗ Thị Châu (2004), Nghiên cứu
khoa học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm năng cao chất lượng
đào tạo Đại học [6]; tác giả Lê Thị Hồi Châu (2013), Đẩy mạnh cơng tác nghiên
cứu khoa học: Một biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo” [4].
Tác giả Vũ Cao Đàm (2002) với đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH
trong các trường ĐH giai đoạn 1996-2000 (cơ sở lý luận và thực tiễn)”, đã xây
dựng cơ sở lý luận của việc đánh giá kết quả, hiệu quả NCKH và nguyên tắc
đánh giá các yếu tố đầu vào đầu ra của NCKH [10].
Trong đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động

NCKH tại các trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo”, do tác giả Nguyễn
Phúc Châu (2006) làm chủ nhiệm, với cách tiếp cận theo mục đích, nhóm tác giả

7


đưa ra đặc trưng riêng về mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của hoạt động khoa học
& công nghệ và tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động NCKH của các trường
cán bộ quản lý giáo dục [5].
Bên cạnh đó có rất nhiều cơng trình thơng qua thực trạng tình hình quản lý
hoạt dộng NCKH của trường đại học, cao đẳng, tìm ra những khó khăn, hạn chế
trong cơng tác quản lý, đề xuất những giải pháp quản lý nhằm cải thiện, nâng cao
chất lượng nghiên cứu, đào tạo phục vụ thực tiễn xã hội. Cụ thể như sau:
Tác giả Lê Thị Thanh Chung (2006) với đề tài Luận án Tiến sĩ “Biện pháp
nâng cao chất lượng NCKH giáo dục của sinh viên ĐHSP” [7]. Tác giả Nguyễn
Thị Thanh Nga (2007) với đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục “Quản lý
hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TPHCM” [21]. Vũ Thị Lan Anh (2008) với đề tài Luận văn Thạc
sĩ “Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường Cao
đẳng Sư phạm Lạng Sơn” [1]. Tác giả Hoàng Thị Nhị Hà (2009) với đề tài luận
án tiến sĩ “Quản lý NCKH ở các trường Đại học Sư phạm”[13]...
Các tài liệu đã có cho thấy các đề tài chủ yếu là các trường đại học, cao
đẳng chuyên ngành sư phạm, các tác giả đã đưa ra những giải pháp quản lý
NCKH về: nâng cao hiệu quả nghiên cứu, nguồn lực, đổi mới quản lý, kết hợp
đào tạo và NCKH, chuyên môn, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá NCKH.
Tuy nhiên, theo thống kê của tác giả thì hiện chưa có đề tài nào đối tượng nghiên
cứu thuộc lĩnh vực ngoại ngữ, là lĩnh vực có tiềm năng NCKH rất lớn trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập. Do đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hội nhập
với khu vực và thế giới, thì việc nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động NCKH của giảng viên ở Khoa Ngoại ngữ - Đại học

Thái Nguyên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn NCKH với yêu cầu
thực tiễn và xu hướng phát triển giáo dục của nước ta hiện nay.
1.2. Những khái niệm cơ bản

8


1.2.1. Khoa học
Khái niệm hay thuật ngữ khoa học đã được biết đến từ khá lâu và từ “khoa
học” xuất phát từ tiếng Latin “Scienta”, nghĩa là tri thức. Theo Webter’s New
Collegiste Dictionary, “Khoa học” được định nghĩa là “những tri thức đạt được
qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu”.
Theo Từ điển Triết học (1986), khoa học được định nghĩa là “lĩnh vực hoạt
động nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã
hội, tư duy và bao gồm tất cả những điều kiện, những yếu tố của sự sản xuất này:
nhà khoa học, cơ quan khoa học, phương pháp, thông tin khoa học” [32].
Theo Pierre Auger, khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại
quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên,
xã hội, tư duy” [38].
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật khoa học và công nghệ: Khoa học là hệ thống
tri thức về các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy [18].
Thông thường người ta hiểu: Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, về
xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội
và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng
phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
Nói cách khác khoa học là một khái niệm thể hiện tính chặt chẽ, logic, đúng
đắn, đạt đến chân lý. Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản
năm 2001, “Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong q trình lịch sử và được
thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên
ngoài cũng như những hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả

năng cải tạo thế giới tự nhiên” [23].
1.2.2. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật,
quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào
thực tiễn.

9



×