Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

HÒA GIẢI TRONG VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.69 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÒA GIẢI TRONG VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠI TỈNH
QUẢNG BÌNH

NGÀNH: Luật học
NIÊN KHÓA: 2014 - 2018

Quảng Bình, năm 2018


ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÒA GIẢI TRONG VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Ngành: Luật học
Niên khóa: 2014 - 2018

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN HOÀNG THỦY

Quảng Bình, năm 2018



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................... 7
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................................ 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 10
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 10
6. Kết cấu của khóa luận ....................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
..................................................................................................................................................... 11
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình. ................... 11
1.1.1. Khái niệm hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình. ................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm của hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình. .............................................. 14
1.1.3. Ý nghĩa của hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình. ................................................ 18
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình. ....... 20
1.3. Thủ tục hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình. .............................................................. 24
1.3.1.Triệu tập đương sự. .................................................................................................. 24
1.3.2.Tổ chức phiên hòa giải. ............................................................................................. 26
1.4. Phạm vi hòa giải. ............................................................................................................. 35
1.4.1. Những vụ án không được hòa giải. ......................................................................... 35
1.5.2. Những vụ án không tiến hành hòa giải được. ........................................................ 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÒA GIẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH QUẢNG
BÌNH ........................................................................................................................................... 43
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình. .......................................................... 43
2.2. Thực trạng hòa giải vụ án trong HN&GĐ tại tỉnh Quảng Bình. ................................ 48
2.2.1. Thực trạng hòa giải thành và nguyên nhân. .......................................................... 48
2.2.2. Thực trạng hòa giải vụ án HN&GĐ không thành và nguyên nhân. ................... 53



2.4. Đánh giá công tác hòa giải vụ án HN&GĐ tại Tòa án nhân dân các cấp ở Quảng Bình.
................................................................................................................................................. 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÒA GIẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................................................................. 64
3.1. Biện pháp nâng cao chất lượng hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình. ....................... 64
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình. .................. 68
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

HN&GĐ

Hôn nhân và gia đình

TAND

Tòa án nhân dân


TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TTDS

Tố tụng dân sự


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
2.1

2.2

Tên bảng
Thống kê thụ lí và giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình
tại Quảng Bình từ năm 2013 đến năm 2017
Thống kê thụ lí và giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình
của các Tòa án tại Quảng Bình từ năm 2013 đến năm 2017


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội; gia đình có hạnh phúc ấm no, hạnh phúc thì xã
hội mới có thể phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự tan vỡ của các gia
đình ngày càng gia tăng. Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL phối hợp với Tổng cục
Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh
chóng ở Việt Nam. Cụ thể trong năm 2017, ở Việt Nam đã có hơn 90.000 vụ ly

hôn. Nguyên nhân ly hôn tập trung vào 4 nguyên nhân chính: Do mâu thuẫn về lối
sống, do ngoại tình, do kinh tế khó khăn và do bạo lực gia đình. Ly hôn tưởng
chừng đơn giản nhưng hậu quả mà nó để lại kèm theo các hệ lụy lại không hề nhỏ
bé. Những mâu thuẫn, tranh chấp trong việc chia tài sản chung, tài sản riêng, nuôi
con, cấp dưỡng cho con…đã ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm của những thành
viên trong gia đình.
Giới trẻ hiện nay đang có lối sống yêu nhanh cưới vội dẫn đến khi về sống
chung có mẫu thuẫn lại không có đủ kinh nghiệm để giải quyết hàn gắn. Nhiều gia
đình chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong lối sống nhưng đã đưa nhau ra tòa. Thậm chí ở các
cặp vợ chồng trí thức, chỉ vì tự ái từ những câu cãi vã trong cuộc sống cũng sẵn
sàng ly hôn để bảo vệ cái tôi cá nhân của mình. Những cặp vợ chồng trong cuộc vì
nóng giận, vì mâu thuẫn, vì cái tôi quá cao mà quên đi mục đích ban đầu của hôn
nhân, quên đi rằng các con đều cần đầy đủ tình thương từ cha mẹ. Chính vì thế hòa
giải để các cặp vợ chồng quay lại với nhau là một giải pháp vô cùng hữu ích trong
cuộc sống hiện nay.
Tuy nhiên, hiện nay công tác hòa giải tại Tòa án chưa thực sự được quan tâm
chú trọng, nhiều Thẩm phán chỉ hòa giải cho đúng với thủ tục tố tụng dân sự mà
không quan trọng mục đích sau cùng của hòa giải. Trong một số trường hợp vợ
chồng đã mâu thuẫn sâu sắc, hôn nhân đã thực sự tan vỡ nhưng Tòa án lại xử không


chấp nhận ly hôn, và ngược lại có những vụ án mâu thuẫn chưa sâu sắc lại cho ly
hôn; việc nam nữ sống chung không có đăng ký kết hôn, mặc dù không vi phạm các
điều kiện kết hôn nhưng lại xử hủy hôn nhân trái pháp luật… Khi giao con cho cha
mẹ nuôi cũng có sai sót, trong đó sai sót nhiều về việc giải quyết phí tổn nuôi con.
Nhiều trường hợp Tòa án đã buộc đương sự góp phí tổn nuôi con gần hết thu nhập
hàng tháng của họ vì Tòa án không thu thập đầy đủ chứng cứ về khả năng kinh tế
của mỗi bên; cũng có trường hợp buộc đóng phí tổn nuôi con một lần nên số tiền
quá lớn, họ không có khả năng thi hành. Xác định tài sản chung không đúng, bỏ sót
tài sản, tài sản của con thì coi là tài sản chung của cha mẹ, không làm rõ công sức

tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung của mỗi bên nên có quyết định phân chia
không đúng.
Để giải quyết án HN&GĐ đạt hiệu quả cao, tránh được những sai sót và đem
lại được lòng tin cho các bên đương sự thì chúng ta cần phải có biện pháp thích
hợp. Biện pháp đó phải hướng tới một kết quả của các bên đương sự cũng mong
muốn, đó là quyết định dựa trên sự thỏa thuận xuất phát từ chính ý nguyện của cả
hai bên. Vậy để đạt được quyết định chung đó thì chúng ta cần làm tốt công tác hòa
giải.
Những quy định của pháp luật về giải quyết án HN&GĐ đã có nhiều tiến bộ,
BLTTDS hiện hành đã quy định hòa giải là một thủ tục bắt buộc và được tiến hành
theo trình tự rất cụ thể song bên cạnh đó có nhiều quy định chưa nhất quán. Trong
khi đó việc giải thích, hướng dẫn pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp
thời, việc phổ biến, tuyên truyền cho người dân còn nhiều hạn chế nên việc hòa giải
các vụ án HN&GĐ chưa đạt kết quả như mong muốn.
Trong thực tế, công tác hòa giải cũng gặp rất nhiều khó khăn do đương sự
không muốn có sự can thiệp của người thứ ba, vì sự cố chấp của đương sự, tình
trạng tranh chấp đã diễn ra quá lâu và các nguyên nhân khác dẫn đến hòa giải


không thành công và hòa giải mang tính hình thức. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn
đề tài: “ Hòa giải trong vụ án hôn nhân và gia đình. Thực trạng và giải pháp tại tỉnh
Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp. Qua khóa luận có thể hiểu thêm lí luận về
hòa giải vụ án HN&GĐ; tìm ra thực trạng, nguyên nhân của hòa giải thành và
không thành vụ án HN&GĐ. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hòa
giải vụ án HN&GĐ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hòa giải vụ án là một trong các hoạt động tố tụng được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm và chú trọng. Đã có có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề hòa giải vụ án
như: Luận văn thạc sĩ Luật học "Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực tiễn và
hướng hoàn thiện" của Bùi Đăng Huy, Trường Đại học luật Hà Nội, 1996; Luận

văn thạc sĩ Luật học "Thủ tục hòa giải vụ việc hôn nhân và gia đình" của Trần Văn
Duy, Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2008; Khóa luận tốt nghiệp: "Hòa
giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam" của Nguyễn Kiều Oanh, Hà Nội,
2010; Luận văn thạc sĩ Luật học: "Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam" của Lê Bích Ngọc, năm 2013… Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu chung về hòa giải vụ án dân sự, nghiên cứu các vấn
đế mang tính lý luận về hòa giải mà chưa có công trình nghiên cứu nào sâu về hòa
giải vụ HN&GĐ. Đặc biệt hơn, chưa có công trình nghiên cứu nào về thực tiễn hòa
giải vụ án HN&GĐ tại tỉnh Quảng Bình. Dựa trên những nghiên cứu đã có trước,
tác giả đã phát triển sâu thêm vấn đề hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình để nhằm
đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài làm rõ cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình. Tìm hiểu
thực trạng hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình tại tỉnh Quảng Bình. Tìm hiểu
những nguyên nhân dẫn đến hòa giải thành và hòa giải không thành. Từ đó đưa ra


một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình tại
tỉnh Quảng Bình. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ án hôn nhân và gia
đình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình như: khái niệm,
đặc điểm, ý nghĩa hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.
Thực trạng hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình tại tỉnh Quảng Bình.
Những giải pháp nâng cao chất lượng hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp, xã hội học, thống kê, so sánh, đánh giá, sử dụng
số liệu thống kê báo cáo của ngành Tòa án.

6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương 9 mục.

NỘI DUNG


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full
















×