Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Xuân Quỳnh (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.63 KB, 67 trang )

Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành khóa luận này, với tình cảm chân thành em xin trân
trọng cảm ơn Trường Đại học Quảng Bình, các giảng viên khoa Sư phạm
Tiểu học - Mầm non đã tận tình giảng dạy, động viên, khích lệ, giúp đỡ em
trong quá trình học tập, nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên - TS. Nguyễn Thị Nga đã hướng dẫn em để hoàn thành khóa
luận này.
Xin cảm ơn giáo viên chủ nhiệm đã động viên khi em gặp khó khăn,
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn lo lắng, động viên và ủng hộ em
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân
còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đề
tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, ngày tháng
Tác giả
Đoàn Huyền Châu

i

năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của giảng viên - TS. Nguyễn Thị Nga. Các tài liệu, những
nhận định trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.


Quảng Bình, ngày

tháng

Tác giả khóa luận

Đoàn Huyền Châu

năm 2018


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 6
6. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TÁC GIẢ VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC CHO TRẺ THƠ ..... 7
1.1. Vài nét về tác giả ........................................................................................ 7
1.1.1. Tiểu sử. .................................................................................................... 7
1.1.2. Giới thiệu về một số tác phẩm. ............................................................... 8
1.2. Quan niệm sáng tác cho trẻ thơ của Xuân Quỳnh.................................... 14
1.2.1. Thơ viết cho trẻ để nuôi dưỡng tâm hồn ............................................... 14
1.2.2. Thơ là nỗi niềm và tình yêu của người mẹ. .......................................... 16
CHƯƠNG 2. KHÔNG GIAN, NHÂN VẬT TRẺ THƠ ................................ 19
2.1. Không gian trẻ thơ.................................................................................... 19

2.2. Nhân vật trẻ thơ ........................................................................................ 25
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRẺ THƠ ............................... 41
3.1. Ngôn ngữ thơ ............................................................................................ 41


3.1.1. Hồn nhiên, trong sáng ........................................................................... 41
3.1.2. Đậm chất đồng dao................................................................................ 43
3.1.3. Một số phương thức tu từ ...................................................................... 47
3.2. Giọng điệu thơ: ......................................................................................... 52
3.2.1. Giọng điệu êm dịu của lời ru ................................................................. 52
3.2.2. Giọng điệu ngây ngô, bé bỏng, ngộ nghĩnh .......................................... 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60


KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Kí hiệu

Chú giải

[ 4, 33]

Trích dẫn từ tài liệu tham khảo 4, trang 33

NXB

Nhà xuất bản

KHXH


Khoa học xã hội


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhắc đến những nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến
chống Mỹ thì không thể không nhắc đến nữ sĩ Xuân Quỳnh. Thơ Xuân Quỳnh
đóng một vị trí rất quan trọng trong nền thi ca hiện đại Việt Nam. Đọc thơ
Xuân Quỳnh, ta nhận ra đằng sau những lời thơ mộc mạc, giản dị là những
trăn trở lo âu, những rung cảm, những khát khao, hoài vọng của một trái tim
phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Chặng đường hơn 25 năm sáng tác
chưa gọi là dài, tác phầm để lại là 7 tập thơ chưa phải là nhiều nhưng Xuân
Quỳnh đã ghi một dấu ấn sâu đậm, rất riêng trong lòng người đọc và làm dậy
sóng biết bao tâm hồn bằng những lời thơ “dữ dội” và “dịu êm”, “ồn ào” và
“lặng lẽ”.
Xuân Quỳnh không chỉ thành công trong lĩnh vực viết về tình yêu mà
còn khá thành công trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi. Thi sĩ Xuân Quỳnh đã
dành sự yêu mến, ưu ái của mình cho các bạn đọc nhỏ tuổi bằng những dòng
thơ có giá trị. Thơ Xuân Quỳnh trong sáng, nhẹ nhàng và thấm đượm chất trữ
tình như một dòng sông đỏ nặng phù sa bồi đắp thêm cho tâm hồn của các
em. Mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều nhưng những bài thơ của Xuân
Quỳnh đã được chọn lọc đưa vào bậc Tiểu học như: “Chuyện cổ tích về loài
người”, “Tuổi ngựa” chiếm vị trí khá quan trọng và đã thực sự lôi cuốn được
các em thiếu nhi.
Là một bạn đọc yêu thích thơ Xuân Quỳnh đồng thời là một giáo viên
tiểu học trong tương lai, tôi muốn tìm hiểu các bài thơ viết cho thiếu nhi của
Xuân Quỳnh nhằm nâng cao năng lực cảm thụ thơ của bản thân và có thêm
hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh. Điều này không chỉ giúp tôi có thêm kinh
nghiệm để tiếp cận nhiều tập thơ của các nhà thơ khác mà còn giúp tôi có
thêm phương tiện để giáo dục các em – đối tượng mà tôi trực tiếp tham gia

1


giảng dạy sau này. Và với một hi vọng nhỏ nhoi rằng: Sau khi đã giúp các em
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những vần thơ từ đó sẽ hình thành ở các
em tình yêu đối với văn học, đặc biệt là tình yêu thơ ngay từ khi còn nhỏ.
Từ những lí do trên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài khoá luận tốt
nghiệp của mình là: “Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Xuân Quỳnh”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhắc đến nhà thơ nữ Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới nhà
thi sĩ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh đến với thơ khá sớm. Từ những năm 1960,
bà đã ra mắt bạn đọc tập thơ đầu tay “Chồi biếc” (in chung với “Tơ tằm”
của Cẩm Lai) và sau đó liên tiếp ra đời các tập thơ “Hoa dọc chiến hào”
(1968), “Gió lào cát trắng” (1974), “Lời ru trên mặt đất” (1978), “Bầu trời
trong quả trứng” (1982), “Tự hát” và “Sân ga chiều em đi” (1984). Khép
lại chặng đường thơ không ngừng nghỉ ấy là “Hoa cỏ may” (Giải thưởng hội
nhà văn (1990)).
Mặc dù, Xuân Quỳnh có một cuộc đời ngắn ngủi 46 năm và mới chỉ
cầm bút trên 25 năm, số lượng tác phẩm không nhiều nhưng chỉ bấy nhiêu
thôi cũng đủ để Xuân Quỳnh khắc lên một dấu ấn đậm nét trên thi đàn văn
học Việt Nam và giành một chỗ đứng trong trái tim bạn đọc. Cũng bởi vậy
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về mảng thơ thiếu nhi của
Xuân Quỳnh. Những công trình nghiên cứu này đã phác họa thế giới nghệ
thuật thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh với hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng
điệu thơ và cả tính giáo dục trong những sáng tác về đề tài thiếu nhi của nữ sĩ
tài năng này.
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân trong “Con người và nhà thơ” nhận xét:
“Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta”[2, 38].
Các sáng tác của Xuân Quỳnh, đặc biệt là thơ được các nhà nghiên cứu, phê
bình, độc giả yêu thơ quan tâm nhiều với rất nhiều bài viết chuyên biệt hoặc

được tổng hợp trong các tuyển tập nghiên cứu khá dày dặn.
2


Khi đánh giá về thể loại thơ, nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý đã nhắc đến
Xuân Quỳnh với một gương mặt mới góp phần tô thêm hương sắc cho thơ
thiếu nhi Việt Nam: “Thơ cho trẻ em tiếp tục phát triển mạnh. Bên cạnh
những tên tuổi quen thuộc như Phạm Hổ, Võ Quảng, Vũ Ngọc Bích, Thi
Ngọc, Quang Huy… còn có thêm Định Hải, Xuân Quỳnh, Ngô Viết Dinh,
Trần Nguyên Đào, Thanh Hào (…)”. [6, 14].
Khi bàn về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh trong bài “Thơ – tìm hiểu và
thưởng thức” tác giả Nguyễn Xuân Nam nhận xét: “Khi đã là mẹ, người phụ
nữ dồn hết tình cảm cho con, kết tinh máu huyết của mình. Những lời hát ru
thể hiện rõ điều đó. Thật ra khi người mẹ nghiêng xuống vành nôi hát ru, cái
nhịp điệu êm êm là để dành cho con dễ đi vào giấc ngủ…” [10, 81].
Xuân Quỳnh đã một lần nữa đi từ tuổi thơ mình đến với tuổi thơ các
em. “Chị đến với các em bằng một tình yêu thực sự, một tâm nguyện được
trở thành nhà thơ của các em. Chiếc cầu nối chị với các em không gì khác
hơn chính là các con của chị: Tuấn Anh, Minh Vũ, Quỳnh Thơ” [3].
Nhận xét về đặc trưng thơ Xuân Quỳnh, trong bài “Con người và nhà
thơ”, Lại Nguyên Ân khẳng định: “Và chị đã văn chương hóa không ít, hơn
nữa đã cùng lứa tạo ra một kiểu “văn chương hóa” mới, một kiểu trang sức
mới. Nhưng cốt cách thơ Xuân Quỳnh qua mọi biến thái vẫn gắn bó những gì
đã có nơi chị” [2, 138].
Trong bài viết “Xuân Quỳnh – Cuộc đời gửi lại trong thơ”, Lưu Khánh
Thơ có nhận định: “Trong sáng tác của Xuân Quỳnh mảng thơ viết về thiếu
nhi chiếm phần đáng kể. Thơ thiếu nhi của chị phát triển cả bề rộng lẫn
chiều sâu” [11, 236]. Còn trong “Xuân Quỳnh với thơ thiếu nhi”, Vân Thanh
khẳng định: “Trong tư cách người mẹ, Xuân Quỳnh cũng đã để lại một gia
tài thơ viết cho con, cũng là viết cho các thế hệ trẻ thơ, thật dồi dào và trong

trẻo, thật ngộ nghĩnh và dễ thương” [9, 34].
3


Lê Ngọc Quỳnh cũng đã ghi lại những ấn tượng của mình đối với Xuân
Quỳnh trong bài “Thế giới thiếu nhi trong thơ Xuân Quỳnh”: “Xuân Quỳnh
được nhớ nhiều nhất có lẽ ở một phong cách, giọng điệu giàu nữ tính, nhạy
cảm và thiết tha với cuộc đời… Đọc thơ chị, tôi cứ lạ! Chị làm thơ mà cứ
như người ta nói, kể, chuyện trò. Mà chị kể rất có duyên về những thứ tưởng
như không có gì đáng nói” [25, 56].
Về mảng thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh, Vân Thanh trong bài “Xuân
Quỳnh với thơ thiếu nhi” đã đánh giá: “Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, thơ Xuân
Quỳnh nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách nghĩ của trẻ thơ. Rồi lại có thể tách ra
khỏi trẻ thơ, để ngụ vào đấy một triết lý hồn nhiên của sự sống, thứ triết lý
mà ở mỗi lứa tuổi có thể hấp thụ một cách riêng. Ở đây, không có sự cao
đạo, lên giọng, truyền giảng đã đành, mà cũng không phải là lối nhại mượn,
bắt chước, cưa sừng làm nghé, khoác áo hoặc đeo băng trẻ em. Đọc Xuân
Quỳnh, thấy chị làm thơ thật dễ dàng. Cứ như mạch nước ngọt tuôn ra từ
một mạch nguồn trong trẻo” [4, 33].
Lí giải những nét đặc sắc trong thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh, Đông
Mai – chị gái Xuân Quỳnh trong hồi ký “Xuân Quỳnh – một nửa cuộc đời
tôi” đã viết: “Cuộc đời mồ côi khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử
thiêng liêng, cần thiết và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ,
Xuân Quỳnh dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con. Trong thơ Xuân Quỳnh,
tình mẹ thật thiết tha, sâu đậm. Những bài thơ nói về con, viết cho con chiếm
số lượng lớn trong thơ Xuân Quỳnh” [ 1 , 221 – 222].
Qua thực tiễn khảo sát và nghiên cứu, tôi nhận thấy: Các sáng tác của
Xuân Quỳnh nói chung cũng như thơ của bà viết cho thiếu nhi nói riêng đã
được các nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm, chú ý. Đã có rất nhiều bài viết
của các tác giả đề cập về thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. Tất cả

đã khẳng định tài năng của Xuân Quỳnh viết cho các em. Tuy nhiên chưa có
một nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống thế giới trẻ thơ trong
4


thơ Xuân Quỳnh. Đó là nguồn tài liệu quý giá, một gợi ý để tôi nghiên cứu
đề tài “Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Xuân Quỳnh” một cách hệ thống
và toàn diện. Do đó, ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước sẽ là những định
hướng quý báu giúp tôi khai triển khóa luận này.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của
Xuân Quỳnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong một số tập thơ tiêu
biểu của Xuân Quỳnh, cụ thể là :
+ Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1982.
+ Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, 1978.
+ Cây trong phố - Chờ trăng, NXB Hà Nội, 1981.
+ Không bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011.
+ Các bài in rải rác trong các tập thơ của Xuân Quỳnh : Hoa dọc
chiến hào, NXB Văn học, Hà Nội, 1968; Gió lào cát trắng, NXB Văn học,
Hà Nội, 1974.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp đọc và xử lí tài liệu : thu thập, phân tích những tài liệu
có liên quan đến đề tài, hướng đến tạo dựng cơ sở các luận điểm trong quá
trình nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và bình luận văn học : phân tích
các tác phẩm tiêu biểu để làm rõ các luận điểm trong khóa luận.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh : So sánh các sáng tác của Xuân

Quỳnh với các tác phẩm của các tác giả khác viết cho thiếu nhi để có cái
nhìn đầy đủ, trọn vẹn hơn về mảng thơ thiếu nhi của nữ sĩ.
5


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full
















×