Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tích hợp giáo dục biển đảo thông qua các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 6 tuổi ở trường Mầm non (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ Nhà
trường, thầy cô, bạn bè và gia đình.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên ThS. Nguyễn Thị Thanh
Nhàn, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này!
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, Khoa Khoa học Xã
hội, trường Đại học Quảng Bình đã dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian ngồi trên ghế
nhà trường. Chính nhờ sự dạy dỗ của quý thầy cô mà em đã nhận được những kiến
thức bổ ích, đặc biệt là về chuyên ngành của mình để phục vụ cho bản thân và công
việc sau này.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Mầm non Bảo Ninh, các giáo viên trong
trường và các cháu đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm
đề tài khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song do
kiến thức còn hạn chế, thời gian không nhiều và những lí do khách quan khác nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng
khoa học để đề tài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày….. tháng…..năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Hải


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một
công trình nào.
Tác giả

Nguyễn Thị Hải



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chữ viết tắt

MTXQ

Môi trường xung quanh

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng



Mức độ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Bảng 1.1. Phân phối chương trình giáo dục độ tuổi mẫu giáo lớn năm học
2017 - 2018
Bảng 1.2. Dự kiến tổng số hoạt động năm học 2017 - 2018
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của tích hợp giáo dục biển
đảo cho trẻ trong hoạt động học tập

Bảng 2.2. Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ thông
qua hoạt động học
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về thời điểm tích hợp giáo dục biển
đảo cho trẻ
Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về việc lựa chọn các nội dung chủ
đề giáo dục biển đảo
Bảng 2.5 Nhận thức về việc lựa chọn hoạt động để giáo dục biển đảo
cho trẻ
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện bảo vệ biển đảo của trẻ
trước thử nghiệm
Bảng 3.2 Mức độ có nhu cầu và hứng thú với việc giáo dục biển đảo
của trẻ

Số trang
15
16
17

18

19

19

20

38

40


Bảng 3.3. Mức độ hiểu biết về môi trường biển và bảo vệ biển đảo

41

Bảng 3.4. Mức độ biểu hiện kĩ năng bảo vệ biển đảo của trẻ

42

Bảng 3.5. Mức độ thể hiện ý thức và thái độ giữ gìn, bảo vệ biển đảo
của trẻ
Bảng 3.6. Mức độ biểu hiện bảo vệ biển đảo của trẻ sau thử nghiệm

43
44


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tên hình
Hình 3.1.Mức độ biểu hiện giáo dục biển đảo cho trẻ trước thực
nghiệm
Hình 3.2.Mức độ có nhu cầu và hứng thú với việc giáo dục bảo
vệ biển đảo của trẻ
Hình 3.3. Sơ đồ biểu hiện sự hiểu biết của trẻ về môi trường biển
và bảo vệ biển đảo

Số trang
39

40


41

Hình 3.4. Mức độ biểu hiện kĩ năng bảo vệ biển đảo của trẻ

42

Hình 3.5. Ý thức, thái độ và giữ gìn bảo vệ biển đảo của trẻ

43

Hình 3.6.Mức độ biểu hiện bảo vệ biển đảo của trẻ sau thực
nghiệm

44


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 3
5. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
8. Những đóng góp của đề tài .......................................................................................... 6
9. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.......................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 7

1.1.1. Các vấn đề về biển đảo Việt Nam ......................................................................... 7
1.1.2. Các vấn đề về giáo dục tích hợp ............................................................................ 9
1.1.3. Đặc điểm phát triển tâm - sinh - lý của trẻ 5 - 6 tuổi........................................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 15
1.2.1. Nội dung chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non...................... 15
1.2.2. Thực trạng giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Bảo Ninh............. 16
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIỂN ĐẢO THÔNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM
NON............................................................................................................................... 21
2.1. Lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt để tích hợp
giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................................... 21
2.2. Tích hợp giáo dục biển đảo trong xây dựng các chủ đề ......................................... 24
2.3. Xây dựng trò chơi học tập có tích hợp giáo dục biển đảo ...................................... 26
2.4. Tích hợp giáo dục biển đảo trong xây dựng tình huống học tập ............................ 28
2.5. Tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ ........ 29
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................. 31
3.1. Chọn bài soạn thực nghiệm .................................................................................... 31
3.2. Kết quả thực nghiệm............................................................................................... 38


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 46
1. Kết luận ..................................................................................................................... 46
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 48


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một bộ phận của biển Đông, biển và hải đảo Việt Nam chứa đựng nguồn lợi
sinh vật biển đa dạng, tài nguyên khoáng sản dồi dào, tiềm năng phát triển du lịch biển

rất lớn. Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam cũng là một phần trong tuyến đường biển
nhộn nhịp bậc nhất thế giới, do đó nơi đây có tầm chiến lược cực kì quan trọng và
thường xuyên bị tranh chấp. Suốt nhiều thế kỉ qua, biển đảo là yếu tố gắn bó máu thịt
với đời sống dân tộc ta. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên và môi trường biển bị suy
thoái nghiêm trọng, vấn đề chủ quyền quốc gia thường xuyên bị xâm phạm. Do đó,
vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay là cần tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao ý thức
giữ gìn tài nguyên, môi trường biển, cũng như tăng cường hơn nữa công tác giáo dục
bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Thời gian gần đây, giáo dục biển đảo bước đầu đã được giảng dạy tích hợp trọng
một số môn học ở cấp Tiểu học tại Việt Nam. Tuy nhiên, giáo dục biển đảo chỉ là một
nội dung rất nhỏ trong giáo dục môi trường. Hơn nữa, hoạt động này mới chỉ là giải
pháp tình thế, chưa có hệ thống và chưa trở thành nhiệm vụ bắt buộc trong Nhà
trường. Do đó, chất lượng, hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và giáo
dục biển đảo nói riêng còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta trong công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên, rất
quan trong và có vị trí tương đương với các bậc học khác. Việc đưa giáo dục biển đảo
vào trong trường Mầm non là vô cùng cần thiết vì điều này sẽ giúp trẻ tạo ra những
phản xạ, thói quen đầu tiên về giữ gìn môi trường sống cũng như hình thành những ý
niệm đầu tiên về quyền làm chủ của đất nước đối với vùng biển Việt Nam, từ đó góp
phần hình thành nhận thức, ý kiến và kĩ năng cho các bậc học sau này.
Tuy nhiên, việc giáo dục biển đảo cho trẻ ở các trường Mầm non vẫn chưa thực
sự được chú trọng, các biện pháp giáo dục cho trẻ vẫn chưa được áp dụng thích hợp,
do đó đòi hỏi người giáo viên phải biết cách tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ thông
qua các hoạt động học tập để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kế thừa thành
quả của những người đi trước và xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định
lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tích hợp giáo dục biển đảo thông qua các hoạt động
giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non”.
1



2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vùng biển và các đảo là yếu tố gắn bó máu thịt với đời sống của người dân và
mãi mãi quan trọng đối với dân tộc Việt Nam ta. Biển đảo không chỉ là nơi mưu sinh,
mà còn là nơi giao thương và tiếp giao văn hóa của người Việt với thế giới bên ngoài,
là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Biển đảo đã tạo tiền đề và điều kiện
thuận lợi để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như dầu khí, thủy sản,
hàng hải, du lịch. Chính vì thế, biển đảo luôn là địa bàn chiến lược quan trọng đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài
nước đã cho ra những công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến tài nguyên,
môi trường, các hoạt động kinh tế hay vấn đề chủ quyền biển hải đảo Việt Nam. Cụ
thể như sau:
Nguyễn Ngọc Sinh, Hứa Chiến Thắng (1998), “Hiện trạng môi trường biển và
đới bờ Việt Nam”.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Quân chủng Hải quân (2007), “Biển và hải đảo
Việt Nam”.
Lê Đức An (2008), “Tiềm năng kinh tế - xã hội hệ thống các đảo của Việt Nam”.
Nguyễn Chu Hồi (2012), “Ô nhiễm biển và quản lý ô nhiễm biển ở Việt Nam”.
Lê Đức An (1995), “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế
xã hội, hệ thống đảo ven bờ biển Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
biển”, Báo cáo tổng hợp đề tài KT,03.12, lưu trữ tại viện địa lý, viện khoa học và công
nghệ Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2000), “Đánh giá hiện trạng và dự báo
diễn biến môi trường vùng ven bờ biển và biển ven bờ Đông Nam Bộ”, lưu trữ tại tổng
cục Môi trường, Hà Nội.
Nguyễn Bá Diến (2006), “Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược
phát triển bền vững”, NXB Tư pháp, Hà Nội.
Nguyễn Văn Long (2007), “Nghiên cứu đặc điểm san hô, cỏ biển và một số hệ
sinh thái khác ở vịnh Đà Nẵng”, Báo cáo lưu trữ tại Viện Hải Dương học, Nha Trang.
Brice M.Claget (2011), “Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung quốc

ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đông”, NXB chính trị quốc
gia sự thật, Hà Nội.

2


Nguyễn Văn Long (2013), “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”,
Tạp chí khoa học và Công nghệ biển, số 1 Hà Nội.
Nhiều tác giả (2011), “Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường
Sa là của Việt Nam”, NXB trẻ TP Hồ Chí Minh.
Không chỉ có các công trình nghiên cứu về biển đảo Việt Nam, liên quan đến các
vấn đề nghiên cứu của đề tài còn có một số đề tài nghiên cứu về dạy học tích hợp ở
trường Mầm non như:
Lê Thị Thanh Hà (2004) với tác phẩm“Một số biện pháp giáo dục môi trường
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non”.
Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2009) đã cho ra đề tài “Phương pháp cho
trẻ Mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh”.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2013) cũng đã nghiên cứu đề tài “Các biện pháp tích
hợp giáo dục môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về
môi trường xung quanh”.
Như vậy, nghiên cứu vấn đề về biển đảo và giáo dục tích hợp đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu nội dung tích
hợp giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường Mầm non.
Với đề tài này, tác giả sẽ tập hợp nghiên cứu các biện pháp để tích hợp giáo dục biển
đảo để giúp các bé những hiểu biết sơ đẳng về môi trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi
ở trường Mầm non, tác giả sẽ tiến hành xây dựng các biện pháp tích hợp giáo dục biển
đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động giáo dục ở trường Mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đưa giáo dục biển đảo vào
trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo, trên cơ sở đó đề tài sẽ tiến hành
nghiên cứu thực trạng giáo dục vấn đề biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non.
- Trên cơ sở khoa học, đề tài đề xuất một số biện pháp tích hợp nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường Mầm non hiện nay.
- Ngoài ra, đề tài còn tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của
các biện pháp tích hợp và khẳng định tính khả thi của đề tài.
3


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full
















×