Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.94 KB, 78 trang )

Lêi c¶m ¬n
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn của các thầy cô
giáo trong khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non đã tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình làm khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Nga, cô đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin được gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên đã giúp đỡ để tôi có thể
thực hiện khóa luận thành công.
Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian và năng lực có hạn nên
không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự
tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 05 năm 2018
Tác giả

Trần Thị Phương Ly


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa có ai công
bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả khóa luận

Trần Thị Phương Ly


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 5
5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 6
8. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 6
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 7
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ......................................................... 7
1.1.1.1. Khái niệm bài tập ................................................................................. 7
1.1.1.2. Xây dựng hệ thống bài tập ................................................................... 8
1.1.1.4. Khái niệm về từ tiếng Việt ................................................................... 9
1.1.1.5. Khái niệm về câu tiếng Việt ............................................................... 12
1.1.2. Ý nghĩa của bài tập Luyện từ và câu đối với học sinh lớp 3 ................ 15
1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học .......................................... 16
1.1.4. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3 ....................................................... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
1.2.1. Nội dung, chương trình của phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ............. 18


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU TRONG ......... 21
SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 3 ............................................................ 21

2.1. Bài tập nhận diện. ..................................................................................... 21
2.2. Bài tập vận dụng....................................................................................... 36
2.3. Bài tập sáng tạo. ....................................................................................... 46
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHO HỌC SINH LỚP 3 ................................................................................. 51
3.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn Luyên từ và câu ở
lớp 3 ................................................................................................................. 51
3.2. Xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ..... 53
3.2.1. Hệ thống bài tập nhận diện.................................................................... 53
3.2.2. Hệ thống bài tập vận dụng .................................................................... 58
3.2.3. Hệ thống bài tập sáng tạo ...................................................................... 63
C. KẾT LUẬN ................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

LTVC


Luyện từ và câu

SGK

Sách giáo khoa

[10, tr. 127]

Tài liệu số 10 trang 127

TV

Tiếng Việt

TH

Tiểu học


A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng, cung cấp những cơ sở ban đầu về tri thức,
kĩ năng cho cho học sinh. Những tri thức, kĩ năng này chính là hành trang cần
thiết giúp các em có thể học tốt hơn ở những bậc học sau. Mục tiêu của giáo
dục Tiểu học hiện nay là đào tạo con người và phát triển toàn diện. Do đó,
học sinh Tiểu học được học tập nhiều môn học, trong đó môn Tiếng Việt là
môn quan trọng bậc nhất trong chương trình Tiểu học. Đây cũng là môn học
thực hành giúp hình thành và phát triển ở học sinh bốn kĩ năng cơ bản là
nghe, nói, đọc, viết. Thông qua các bài tập trong môn Tiếng Việt các em có

những kĩ năng giao tiếp phù hợp với lứa tuổi và thực tiễn cuộc sống. Ngoài
phân môn Luyện từ và câu, môn Tiếng Việt còn gồm nhiều phân môn khác
như Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết và Tập làm văn. Các em được
nâng cao hiểu biết, cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống, biết quý trọng
những nét đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Góp phần hình thành và bồi dưỡng tình
yêu tiếng Việt, giúp các em có thói quen giữ gìn và phát huy sự trong sáng
của ngôn ngữ dân tộc.
Hình thành năng lực về từ và câu cho học sinh Tiểu học nói chung và
học sinh lớp 3 nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của dạy
Luyện từ và câu ở bậc học này. Muốn thực hiện được mục tiêu này, người
giáo viên phải mở rộng và phát triển khả năng dùng từ đặt câu cho học sinh.
Bởi vậy, hệ thống hóa các bài tập Tiếng Việt là việc làm hết sức cần thiết.
Trong phân môn Luyện từ và câu, nội dung rèn luyện về dùng từ đặt câu chủ
yếu thông qua các bài tập nhưng thực tế cho thấy các bài tập trình bày rải rác,
chưa được hệ thống hóa một cách khoa học gây khó khăn cho việc dạy học
phân theo nhóm trình độ.

1


Đến nay đã có một số sách tham khảo cho giáo viên, phụ huynh và học
sinh tuy nhiên chưa có tài liệu nào đề cập đến vấn đề hệ thống hóa các bài tập
trong sách giáo khoa làm cơ sở để xây dựng và phát triển khả năng dùng từ và
câu cho các em.
Là một sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, tôi nhận thấy việc hệ thống
hóa các bài tập một cách rõ ràng và cụ thể góp phần phục vụ cho nhiệm vụ
học tập, chuẩn bị hành trang về kiến thức, kĩ năng để sau này dạy học tốt hơn.
Chính vì những lí do trên tôi lựa chọn đề tài: "Xây dựng hệ thống bài
tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3" làm đề tài khóa luận của mình.
Với hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc cung cấp tài liệu làm cơ sở cho

giáo viên, xây dựng hệ thống bài tập mở rộng và phát triển khả năng dùng từ
đặt câu cho học sinh trong dạy học Tiếng Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiếng Việt không chỉ là môn học công cụ giúp học sinh học tập các môn
học khác tốt hơn mà đây còn là môn học thực hành, giúp học sinh vân dụng
kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, để giúp học sinh học tốt
môn Tiếng Việt, đặc biệt là các dạng bài tập về từ và câu trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3 nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời những
cuốn tài liệu để giáo viên, phụ huynh, học sinh tham khảo như:
Trong cuốn Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục (2004),
Nguyễn Minh Thuyết đã đề cập tới nhiều vấn đề xoay quanh phân môn Luyện
từ và câu thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra
một số kiểu bài tập rèn luyện về từ và câu lớp 3, kèm theo hướng dẫn cách
dạy những bài tập đó. Đóng góp của công trình này là đã giải đáp được một số
nội dung trong chương trình TV 3 mà nhiều giáo viên còn băn khoăn, thắc
mắc. Tuy nhiên, những bài tập đưa ra làm ví dụ minh hoạ được lấy từ sách
giáo khoa nên đều là những bài tập quen thuộc với cả giáo viên và học sinh.

2


Trong cuốn Luyện từ và câu Tiếng Việt 3, NXB Đại học Sư phạm
(2005), Bùi Minh Toán, Viết Hùng đã gợi ý cách giải bài tập trong chương
trình học một cách tương đối rõ ràng, dễ hiểu. Đặc biệt cuốn sách này đã đưa
thêm hệ thống một bài tập hỗ trợ cho từng bài học để giáo viên có thể sử
dụng trong giờ dạy, khiến tiết học thêm sinh động và ít lệ thuộc sách giáo
khoa hơn. Song các bài tập được trình bày chưa thực sự có hệ thống.
Cuốn Luyện từ và câu, NXB Giáo Dục (2009) của hai tác giả Đặng
Mạnh Thường, Nguyễn Thị Hạnh. Cuốn sách này gồm có 2 chương: Chương
1 trình bày một số điểm cần lưu ý về phần luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt

3, chương 2 trình bày cách giải bài tập luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3
và bài tập bổ sung. Ở chương 1, ngoài mục đích và yêu cầu chung các tác giả
đã chỉ rõ mức độ yêu cầu trong từng nội dung LTVC. Chẳng hạn, về mức độ
yêu cầu của nội dung luyện từ, học sinh lớp 3 phải nắm được khoảng 400
đến 450 từ thuộc 15 chủ điểm trong sách học; biết nghĩa của một số thành
ngữ, tục ngữ, nhận biết một số biện pháp tu từ phổ biến như so sánh, nhân
hóa; nhận biết sâu hơn ý nghĩ chung của từng lớp từ đã học ở lớp 2... Về mức
độ yêu cầu của nội dung luyện câu, học sinh lớp 3 phải biết được câu trong
lời nói và câu trong văn bản phải tương đối trọn vẹn về nghĩa, phải nhận biết
được dấu hiệu mở đầu và dấu hiệu kết thúc của câu. Ở chương 2, các tác giả
trình bày cách giải bài tập luyện từ và câu ở Tiếng Việt 3 và bài tập bổ sung.
Các bài tập trong sách giáo khoa được cuốn sách hướng dẫn cách giải tương
đối kĩ càng. Hệ thống bài tập bổ sung cũng phù hợp với nội dung chương
trình và trình độ học sinh. Song hệ thống bài tập ở đây chỉ dừng lại ở những
bài tập quen thuộc, ít thấy dạng bài tập nâng cao và dạng bài tập sử dụng trò
chơi ngôn ngữ để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện trong giờ
ngoại khóa.
Hai cuốn Bài tập thực hành Tiếng Việt 3, Nguyễn Thị Hạnh (2008),
NXB Đại học sư phạm Hà Nội và Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3, Lê
3


Phương Liên (2008), NXB Đại học sư phạm, Hồ Chí Minh các tác giả đều
xây dựng hệ thống bài tập theo từng tuần. Các văn bản được sử dụng trong
các công trình này phần lớn đều là văn bản trong sách giáo khoa tuy nhiên
phần lớn là bài tập ở phân môn Tập đọc.
Đã có những công trình nghiên cứu chú trọng việc xây dựng hệ thống bài
tập nhưng số lượng còn hạn chế, kiểu bài tập chưa phong phú và đa dạng. Đặc
biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa các bài tập trong
SGK một cách rõ ràng làm tư liệu cho giáo viên và học sinh lớp 3.

Trước nhu cầu cấp thiết của giáo viên và yêu cầu cung cấp kiến thức của
học sinh, tôi mạnh dạn xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và
câu lớp 3 trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của
những người đi trước.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài và thực tế dạy - học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, tôi
thực hiện đề tài này với mục đích xây dựng được hệ thống bài tập một cách
tương đối toàn diện về hình thức cũng như nội dung để làm tài liệu tham khảo
cho giáo viên và học sinh khi dạy - học môn Tiếng Việt trong chương trình
lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tìm hiểu nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách
Tiếng Việt 3.
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài làm căn cứ xây dựng hệ
thống bài tập.
- Xác định tiêu chí và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập.
- Xây dựng một hệ thống bài tập phong phú, đa đạng trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
4


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hệ thống bài tập trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu trong nội dung chương trình phân môn
Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3.

- Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu và khảo sát tại
trường Tiểu học Quảng Minh A, Ba Đồn, Quảng Bình.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Để nghiên cứu đề tài này, tôi tham
khảo và nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3,
nghiên cứu tham khảo sách giáo viên, đọc và hệ thống hóa các tài liệu có liên
quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và việc phân loại các dạng bài
tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Bên cạnh đó, tôi còn nghiên cứu
các tài liệu, văn bản làm tiền đề cho việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng
Việt cho học sinh lớp 3 sao cho thật phù hợp và khoa học để khi giáo viên áp
dụng và thực tế dạy học phát huy được hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
được vận dụng trong quá trình quan sát, dự giờ để tìm hiểu về chất lượng,
hoạt động, xu thế dạy - học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, từ đó rút
ra những nhận định về thực trạng dạy học môn Tiếng Việt để có phương
hướng trong việc hệ thống bài tập phù hợp với học sinh lớp 3.

5


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full

















×