Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ CỦA PHỤ HUYNH CÓ CON BỊ BỆNH TỰ KỶ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.04 KB, 7 trang )

KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ
CỦA PHỤ HUYNH CÓ CON BỊ BỆNH TỰ KỶ
ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG
Identification skills and autistic children’s treatments for parents who are having
their children’s medical examination at Da Nang mental hospital
ThS. NGUYỄN THỊ THẢO
Học viện Chính trị khu vực III
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC BÉ
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt
Tự kỷ là một căn bệnh rối loạn tâm thần và có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
nhân cách của trẻ. Đây là vấn đề được quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu sâu rộng ở nước ta hiện
nay. Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng vì con mình có những hành vi kỳ lạ mà họ không thể
hiểu được. Cho đến khi phát hiện mắc bệnh thì nhận thức của các bậc cha mẹ về căn bệnh này
cũng rất hạn chế và thường có những cách chăm sóc khác nhau. Kết quả là, đa số các em gặp
khó khăn trong giao tiếp không lời, giao tiếp ngôn ngữ, thích nghi thay đổi, tập trung chú ý,
quan hệ với mọi người. Vì thế, bệnh tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm có thể giúp trẻ
cải thiện khả năng giao tiếp xã hội, tăng khả năng tái hòa nhập cuộc sống.
Từ khóa: Tự kỷ, chăm sóc trẻ tự kỷ, lo âu.
Abstract
Autism is a neurodevelopmental disorder which negatively affects the development of the
child's personality. This has been a matter of great concern, attracting extensiveand intensive
research in our country nowadays. Many parents feel worried about their children’s repetitive
bizarrebehaviors which they cannot explain.Even when their children are diagnosed with
autism, most parents have limited knowledge of the disease and often have different ways of
caring for their autistic children. The result of that is, the majority of the children meet
difficulty in non-verbal as well as verbal communication, adaption ability, paying attention,
and building relationships with people. Therefore, early detection and intervention can help
children improve their social communication skills and increase the possibility of reintegration
to normal living.
Keywords: Autism, caring for children with autism,worry.


Nhận bài ngày 6/7/2017.

1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, vấn đề liên quan đến “bệnh tự kỷ”, hay còn gọi là “hội
chứng tự kỷ” được quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu sâu rộng ở Việt Nam. Tỷ lệ
tự kỷ tăng mỗi năm một cao, theo thống kê thì nước ta hiện có khoảng trên
200.000 trẻ mắc bệnh tự kỷ. Trong khi nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này còn
chưa có kết luận chính xác thì việc gia tăng trẻ mắc bệnh đã khiến nhiều bậc phụ
huynh lo lắng vì con mình có những hành vi kỳ lạ mà họ không thể hiểu được.
Tự kỷ là một dạng trong nhóm những rối loạn phát triển xâm nhập ảnh
hưởng đến nhiều mặt về sự phát triển của trẻ nhưng nhiều nhất là kỹ năng giao
tiếp và quan hệ xã hội. Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về khả năng
phát triển não bộ của trẻ trong ba năm đầu, có thể xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ
nào mà không phụ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ của cha mẹ và tự kỷ
cũng được xếp vào nhóm các loại tàn tật của trẻ em (Theo Tuyên ngôn trong
Hội nghị về sức khoẻ tại Alma Ata 1978) [9].
Vì vậy, phát hiện sớm, đánh giá đúng và can thiệp sớm đối với những vấn đề
phát triển của trẻ em ngày nay đang là mục tiêu chung của nhiều quốc gia trên
1


thế giới nhằm giảm thiểu sự tác động của khiếm khuyết, tăng cường khả năng
của trẻ trong việc hội nhập xã hội và khắc phục hậu quả của những rối loạn phát
triển đã ảnh hưởng đến chất lượng dân số và sự phát triển chung của xã hội.
2. Nội dung nghiên cứu
Tình hình sức khỏe tâm thần và kỹ năng chăm sóc trẻ tự kỷ (TTK) của
phụ huynh có con bị tự kỷ cũng là vấn đề được quan tâm. Để có thể cải thiện
được tình trạng của TTK thì kỹ năng chăm sóc của phụ huynh là quan trọng
nhất. Bởi họ là người tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với trẻ, cho nên muốn trẻ
có được sự chăm sóc đúng cách thì cần phải hiểu rõ về bệnh tự kỷ và biết cách

chăm sóc.
Hiện nay, ở Đà Nẵng, các bệnh viện Tâm thần, bệnh viện C, bệnh viện
Điều dưỡng phục hồi chức năng, bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đều có tổ chức
khám và điều trị bệnh tự kỷ. Theo số liệu chúng tôi khảo sát được ở các cơ sở
trên, tính từ đầu năm 2010 đến tháng 5/2016 đã có trên 200 TTK nhập viện, đó
là chưa kể những TTK chưa được phát hiện. Song để đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh cho bệnh nhân thì các bệnh viện trên mới chỉ có chưa đến 15 bác sĩ
khám, gần 20 can thiệp viên trực tiếp can thiệp, điều trị. Các bác sĩ đều thống
nhất rằng, dù là theo nhóm ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu hay liệu pháp tâm
lý thì phương thức điều trị hiệu quả nhất vẫn là 1 dạy 1, tức là cứ 1 trò phải có 1
cô kèm, mỗi lần điều trị kéo dài từ 45 - 60 phút/ngày hai buổi.
2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại tại Khoa Tâm thần
trẻ em Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, với 50 phụ huynh có con mắc bệnh tự kỷ
đến thăm khám tại Khoa Tâm thần trẻ em Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Điều
tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm của phụ huynh có con bị bệnh tự kỷ đến khám tại Bệnh viện
Tâm thần Đà Nẵng
Qua khảo sát 50 phụ huynh có con bị bệnh tự kỷ đến khám tại Bệnh viện
Tâm thần Đà Nẵng, có 80% phụ huynh tham gia nghiên cứu có độ tuổi nhỏ hơn
hoặc bằng 40, tỷ lệ phụ huynh nữ chiếm 80%, nam chiếm 20%, phụ huynh có
nghề nghiệp là công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 28.6%, 100% đối tượng nghiên
cứu có trình độ trung học cơ sở trở lên. Số liệu về đặc điểm của phụ huynh chỉ
mang tính chất thống kê mô tả và không cho thấy có bất cứ sự tương quan nào
giữa giới tính, độ tuổi hoặc nghề nghiệp của phụ huynh có liên quan đến tỷ lệ trẻ
bị tự kỷ. Điều này phù hợp với rất nhiều nghiên cứu trước đây về tự kỷ.
Thêm vào đó, phụ huynh đều vào độ tuổi dưới 40, có trình độ phổ thông
trung học trở lên, điều này có ý nghĩa rất lớn khi tiếp thu học tập những kĩ năng

mới để chăm sóc và giáo dục TTK tại nhà.
Đa số phụ huynh tham gia khảo sát đều là nữ (80%), là những người trực
tiếp chăm sóc các cháu nên dễ dàng gần gũi và hiểu các cháu, do đó tạo thuận
lợi cho quá trình chăm sóc và dạy các kĩ năng mới cho TTK.
2.2.2. Kỹ năng nhận diện TTK
Kiến thức và kỹ năng cơ bản nhận diện trẻ mắc bệnh tự kỷ rất quan trọng,
giúp phụ huynh phát hiện sớm tình trạng bệnh của con mà có phương pháp điều
2


trị tốt nhất. Qua khảo sát 50 phụ huynh về kỹ năng nhận diện TTK, kết quả như
sau:
- Có 42.9% phụ huynh tham gia nghiên cứu phát hiện con mình có dấu hiệu
bất thường khi trẻ từ 19-24 tháng tuổi.
- Có 48.6% phụ huynh tham gia nghiên cứu xác định con họ mắc bệnh khi
trẻ trên 30 tháng tuổi.
- Có 54.3% phụ huynh tham gia nghiên cứu đưa trẻ đi can thiệp lần đầu tiên
khi trẻ trên 30 tháng tuổi.
Kết quả khảo sát đa số TTK đều được cha mẹ phát hiện những bất thường
từ khá sớm, 19-24 tháng tuổi. Điều này cũng phù hợp với những nghiên cứu từ
trước tới nay về đặc điểm của TTK và đó là khoảng thời gian mà TTK bộc lộ
những bất thường rõ nét. Thực tế, việc phát hiện và can thiệp sớm trong 3 năm
đầu đời được xem là thời điểm vàng đối với quá trình chăm sóc TTK. Bởi vì,
giai đoạn phát triển 3 năm đầu đời là giai đoạn bứt phá lần thứ nhất trong cuộc
đời mỗi con người. Ba năm đầu đời diễn ra sự phát triển mạnh mẽ về cả thể chất,
các chức năng thần kinh, giác quan, tâm lý [12]… Sự phát triển của trẻ ở giai
đoạn này mang lại nền tảng cơ bản nhất cho trẻ, 3 năm đầu đời với một vạn câu
hỏi tại sao cũng là thời điểm trẻ khám phá thế giới. Tận dụng được những đặc
điểm này trong sự phát triển mạnh mẽ của trẻ ở thời điểm này và tiến hành can
thiệp sẽ mang lại hiệu quả lớn, giúp trẻ hòa nhập với xã hội dễ dàng hơn.

Nắm bắt được thời điểm vàng để can thiệp TTK, vai trò của cha mẹ là quan
trọng nhất. Chính họ mới là người thường xuyên tiếp xúc và dễ dàng phát hiện
những bất thường của trẻ. Chỉ khi phát hiện ra những biểu hiện phát triển không
đúng chuẩn lứa tuổi của trẻ, cha mẹ mới có thể kịp thời đưa trẻ tới khám và can
thiệp kịp thời. Thêm vào đó, tự kỷ rất dễ nhầm lẫn với chậm phát triển, chậm
nói, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn học tập, vì vậy, việc dành thời gian quan tâm
con và đặc biệt là nắm chắc các dấu hiệu cho thấy, trẻ bị tự kỷ sẽ giúp cha mẹ
nắm chắc thời điểm vàng để quyết định những biện pháp can thiệp sớm cho trẻ
[2].
- Sau khi phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ, việc đưa trẻ đến các
trung tâm phát hiện và can thiệp TTK là không thể trì hoãn. Đa số TTK khi được
xác định bệnh đều được cha mẹ cho đi can thiệp. Điều đó cho thấy, các gia đình
đều quan tâm tới vấn đề can thiệp, cải thiện các kĩ năng cho TTK. Điều này tạo
thuận lợi cho việc tổ chức các lớp dạy, hướng dẫn chăm sóc và dạy kĩ năng cho
TTK
- Từ thời điểm phát hiện bất thường đến khi kết luận trẻ bị tự kỷ và đi can
thiệp mất khoảng 6 - 11 tháng. Điều này cho biết, phụ huynh chưa thực sự hiểu
biết về bệnh tự kỷ. Do đó, để có thể giúp TTK được phát hiện và can thiệp sớm
hơn cần tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng hiểu biết về bệnh tự kỷ và một số
kiến thức thông thường về bệnh
2.3. Người thường xuyên tiếp xúc với trẻ trước và sau khi phát hiện bệnh
Cho tới hiện tại, giới khoa học cũng chưa thể tìm ra kết luận cuối cùng,
nguyên nhân trẻ bị tự kỷ là từ đâu. Mặc dù chưa xác định đâu là nguyên nhân
chính, nhưng tự kỷ vẫn có thể bị xảy ra ở trẻ bởi một số yếu tố như: do ảnh
hưởng: trong thời kỳ mang thai,trong quá trình sinh con,và đặc biệt là giai đoạn
sau khi, một số mẹ có con tự kỷ chia sẻ, mẹ ít có thời gian dành cho con, thường
3


xuyên cho con chơi một mình, xem tivi, iPad, để mặc con cho người giúp việc…

Vì vậy, để biết rõ hơn về mức độ tiếp xúc của những người thân đối với trẻ trước
và sau khi phát hiện bệnh, chúng tôi tiến hành khảo sát và kết quả thu được như
sau:
Người thường xuyên chơi với trẻ
Trước khi phát hiện bệnh
Ba/mẹ của trẻ
Ông/bà của trẻ
Anh/chị/em của trẻ
Họ hàng, người thân
Người được thuê để chăm sóc
Khác
Sau khi phát hiện bệnh
Ba/mẹ của trẻ
Ông/bà của trẻ
Anh/chị/em của trẻ
Họ hàng, người thân
Người được thuê để chăm sóc
Khác

Số lượng (N= 50)

Tỷ lệ (%)

29
13
1
7
0
0


57,1
25,7
2,9
14,3
0,0
0,0

43
7
0
0
0
0

85,7
14,3
0,0
0,0
0,0
0,0

Bảng 1: Kết quả người thường xuyên tiếp xúc với trẻ
trước và sau khi phát hiện bệnh

Trong tất cả các lý do khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ, yếu tố môi trường sống ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quà trình phát triển não bộ của trẻ. Nếu như một đứa
trẻ thiếu sự quan tâm của bố mẹ, lúc nào cảm thấy cô đơn, hay nghe những bản
nhạc buồn thì rất dễ mắc bệnh tự kỷ. Kết quả khảo sát phụ huynh có con bị bệnh
tự kỷ đến khám tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng như sau: có 57,1% ba/mẹ của
trẻ là người thường xuyên dạy, chơi với trẻ trước khi phát hiện bệnh. Sau khi

phát hiện bệnh có 85,7% ba/mẹ của trẻ là người thường xuyên dạy, chơi với trẻ.
Điều này cho thấy, đa số TTK lúc chưa phát hiện bệnh đều do ông bà chăm sóc,
giáo dục và chơi với trẻ. Tuy nhiên, sau khi phát hiện trẻ mắc bệnh thì tổng số
thời gian cha mẹ chơi, chăm sóc và giáo dục trẻ tăng lên (từ 57,1% lên 85,7%).
Như vậy có thể thấy, đa số phụ huynh đã nhận thức được vai trò quan tâm tới
con em mình và mong muốn có cơ hội tiếp xúc và giáo dục trẻ nhiều hơn. Đây
là yếu tố thuận lợi giúp TTK có cơ hội học thêm nhiều kĩ năng hơn.
2.4. Thời gian phụ huynh chăm sóc, dạy, chơi với trẻ mỗi ngày trước và
sau khi phát hiện bệnh
Do công việc bận rộn nên các bậc phụ huynh ngày nay không thể dành nhiều
thời gian ở bên con cái. Để bù đắp lại cha mẹ thường có xu hướng đáp ứng mọi
nhu cầu vật chất của trẻ, chỉ cần cho trẻ đồ chơi tốt, áo quần đẹp, đưa trẻ học
trường điểm là trẻ sẽ trưởng thành. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh quên rằng, con
cái chỉ có được sự giáo dục tốt chỉ khi có bố mẹ thường xuyên ở bên cạnh. Theo
các chuyên gia tâm lý, bên cạnh một số trẻ bị tự kỷ thực sự cũng có trường hợp
con bị bố mẹ “bỏ bê” trong thời gian dài, nên có những hành vi bất thường, phát
triển lệch lạc. Qua tìm hiểu một số phụ huynh có con bị tự kỷ đến thăm khám tại
Bệnh viện Tâm thần Đà nẵng cho thấy, do tính chất công việc nên đa số họ ít có
thời gian dành cho con cái. Cụ thể:
Khi được hỏi về khoảng thời gian phụ huynh chăm sóc, dạy, chơi với trẻ mỗi
ngày, có 62,9% phụ huynh có thời gian từ 30 phút - 3 tiếng mỗi ngày để chăm
sóc, dạy, chơi với trẻ trước khi phát hiện bệnh.
Có 48,6% đối tượng tham gia nghiên cứu có thời gian từ 3,5 - 6 tiếng mỗi
4


ngày để chăm sóc, dạy, chơi với trẻ sau khi trẻ bị bệnh. Qua đây cho thấy, thời
gian phụ huynh tiếp xúc, chăm sóc và giáo dục trẻ cũng tăng lên đáng kể. Trước
khi phát hiện bệnh thì đa số phụ huynh chỉ dành cho con khoảng 30 phút - 3
tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khi phát hiện con bị bệnh thì đa số phụ huynh

dành từ 3,5 tiếng - 6 tiếng mỗi ngày để chăm sóc, dạy và chơi với trẻ (thời gian
trung bình tăng 3 tiếng/ngày).
2.5. Kết quả đã can thiệp và chữa trị cho trẻ
Trẻ mắc bệnh tự kỷ không những chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn
ngữ, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
tương lai của bản thân và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tuy nhiên, nếu được
phát hiện và can thiệp đúng cách, trẻ sẽ được trợ giúp ngay từ đầu các kĩ năng
ngôn ngữ, xã hội, nhận thức để có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường. Vì
thế, chúng tôi tiến hành khảo sát về tình hình can thiệp và chưa trị cho trẻ tự kỷ,
kết quả như sau:
Đã can thiệp và chữa trị

n

Tỷ lệ (%)

Không can thiệp gì

3
Không
47
Khám điều trị và can thiệp tại bệnh viện

5,7
94,3


43
85,7
Không

7
14,3
Đưa đến các trung tâm giáo dục cho TTK

Không
Tự giáo dục cho trẻ tại nhà

6
44

11,4
88,6


Không
Đưa trẻ tới trường mầm non

23
27

45,7
54,3


21
Không
29
Mời GV về dạy cho trẻ tại nhà

42,9

57,1


Không

14,3
85,7

7
43

Bảng 2: Kết quả đã can thiệp và chữa trị cho trẻ

Theo kết quả khảo sát có thể nhận thấy, đa số phụ huynh đều đưa trẻ đi
can thiệp (94,3%). Song đa số phụ huynh đều chỉ dừng lại ở việc can thiệp tại
bệnh viện (85,7%) và tự can thiệp tại nhà (45,7). Ngoài ra, những phương pháp
can thiệp khác như đến các trung tâm hoặc mời GV về nhà rất ít. Điều này phù
hợp với một số điều kiện kinh tế - xã hội của các gia đình khi tham gia khảo sát.
Ví dụ: cha mẹ của trẻ đều là công nhân nên điều kiện kinh tế chưa thuận lợi khi
mời GV về nhà can thiệp cho trẻ.
Đưa trẻ đến khám và can thiệp tại bệnh viện cũng có thêm một số thuận lợi
như sau: chi phí kinh tế được giảm đến mức thấp nhất vì TTK dưới 6 tuổi điều
trị tại bệnh viện đều được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Thêm vào đó, bệnh viện
cũng là nơi dễ dàng triển khai các lớp hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo
5


dục cho TTK tại nhà.
Một số TTK thường kèm theo tăng động, giảm chú ý khi điều trị tại bệnh
viện bên cạnh việc giáo dục và phục hồi những kĩ năng cho trẻ thì trẻ có yếu tố

tăng động có thể được điều trị kết hợp với thuốc giảm tăng động, hỗ trợ cho việc
học của trẻ tốt hơn.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
TTK tham gia khảo sát đều có những rối loạn đặc trưng của TTK phù hợp
với nhiều nghiên cứu trước đây về chúng. Nghiên cứu tại Mỹ năm 1943 của Leo
kanner; năm 1994 tại Úc, Hans Asperger với nghiên cứu mang tên “nhân cách
của người bệnh tự kỷ” và nhiều nghiên cứu khác đều cho thấy, không phải TTK
nào cũng đều có khiếm khuyết về mặt trí tuệ hay mức độ hiểu biết. TTK thường
bị rối loạn về quan hệ với mọi người, rối loạn về việc thể hiện tình cảm, rối loạn
về ngôn ngữ, có những rối loạn về động tác cơ thể (hành vi định hình) [3]… Qua
nghiên cứu kỹ năng nhận diện và chăm sóc TTK của phụ huynh có con bị bệnh
tự kỷ đến thăm khám ở Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng chúng tôi nhận thấy, số
lượng TTK gia tăng rõ rệt và bắt đầu được sự quan tâm của các cấp chính quyền
và cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ đã quan tâm đến tình trạng
của con, tìm kiếm thông tin về dấu hiệu bất thường, nguyên nhân gây ra tự kỷ ở
chúng. Tuy nhiên, do chưa có kỹ năng chăm sóc, điều kiện sống, họ không có
thời gian để tìm hiểu sâu hơn về phương pháp chăm sóc giáo dục TTK, vì vậy,
TTK chưa được chăm sóc, can thiệp đúng mức.
3.2. Kiến nghị
Từ thực trạng kỹ năng nhận diện và chăm sóc TTK của phụ huynh đến thăm
khám tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
3.2.1. Đối với phụ huynh
Các bậc phụ huynh (cha mẹ và những người thân trong gia đình) hãy gần gũi
và dành cho trẻ sự quan tâm thích hợp, cụ thể: - Nghiên cứu, tìm hiểu thông tin,
đồng thời liên lạc với các chuyên gia về tự kỷ để có nhận thức đúng trong cách
kiểm tra, đánh giá và điều trị bệnh cho con; - Quan tâm đến các đạo luật, quyền
và chương trình hỗ trợ cho người mắc chứng tự kỷ để có thể bênh vực và bảo vệ
cho con của mình; - Chú ý về chế độ dinh dưỡng và tìm hiểu các công cụ trị liệu
về hội chứng tự kỷ.

3.2.2. Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần thực hiện một số nội dung sau: - Chỉ đạo chặt
chẽ và đánh giá nghiêm túc việc thực hiện công tác giáo dục trẻ em bị tự kỷ ở
địa phương. Đưa nội dung chăm sóc giáo dục trẻ vào trong các buổi sinh hoạt ở
“Trung tâm học tập cộng đồng” tại địa phương; - Cần mở rộng việc tuyên truyền
về TTK trong cộng đồng giúp người dân phát hiện sớm TTK để dễ dàng đưa trẻ
đi can thiệp sớm.
3.2.3. Đối với công tác giáo dục, đào tạo
Để thực hiện tốt công tác này cần thực hiện một số yêu cầu sau: - Tiếp tục
đào tạo nguồn nhân lực, GV có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu
chăm sóc giáo dục trẻ bị hội chứng tự kỷ từ mầm non đến tiểu học và trung học
cơ sở; - Mở các lớp trang bị kiến thức cũng như kĩ năng giáo dục TTK cho phụ
huynh nhằm nâng cao khả năng tự giáo dục và chăm sóc TTK tại gia đình; 6


Trang bị cho phụ huynh những kiến thức và kĩ năng đối phó với căng thẳng
nhằm giảm thiếu tỉ lệ trầm cảm, lo âu ở phụ huynh có con bị bệnh trầm cảm.
3.2.4. Đối với ngành Y tế
Ngành Y tế cần: - Tiến hành khám sàng lọc, chẩn đoán và phát hiện sớm tật
ngay khi trẻ mới sinh; - Nghiên cứu và điều trị các khuyết tật bẩm sinh, can
thiếp sớm và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.
_____________
Tài liệu tham khảo
1. Bacus A., Những bí quyết nuôi dạy trẻ em, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2000.
2. Bệnh viện Nhi đồng 1, Tài liệu hội thảo Bệnh tự kỷ ở trẻ em, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh,
2008.
3. Nguyễn Minh Tiến (dịch và biên soạn), Tổng quan về tự kỷ, NXB Y học, Hà Nội, 2005
4. Chiristine Comblain, Tư vấn cho trẻ tự kỷ, NXB trẻ 2006
5. Daniel D Trương, Thần Kinh học lâm sàng, NXB Y khoa, Hà Nội, 2004.
6. Đỗ Long, Yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong sự phát triển tâm lý người, NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1999.
7. Lê Văn Thành, Hội chứng và bệnh học thần kinh, NXB Y học, Hà Nội, 1984.
8. Lê Đức Hinh, Nguyễn Chương, Thần kinh học trẻ em, NXB Y học, Hà Nội, 1994.
9. Tuyên ngôn Alma-Ata về chăm sóc sức khỏe, 1978.
10. Trần Thị Thu Hà, Phát hiện sớm, can thiệp sớm một số dạng tàn tật ở trẻ em Việt Nam,
NXB Y học, Hà Nội, 2005.
11. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
12. Vũ Thị Chín, Chỉ số phát triển sinh lý - tâm lý từ 0 đến 3 tuổi, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1987.

7



×