Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thu hoạch bồi dưỡng đảng viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.73 KB, 12 trang )

Câu 1: Phân tích tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng
nhanh. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển
lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định
đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Các nước trên thế giới kể cả những nước
đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển
nhanh và bền vững của quốc gia dân tộc. Chính vì lẽ đó, Giáo dục và đào tạo là
một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu
hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó xác định Giáo
dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Bắt đầu từ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã ra
quyết định số 14-NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ
phận quan trong của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và
giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo
dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường
gắn liền với xã hội.
Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp
với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng cộng sản
Việt Nam.
Đặc biệt, sự nghiệp Giáo dục và Giáo dục lý luận chính trị được Đại hội
toàn quốc lần thứ X đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh hơn nữa nhằm giáo dục
con người phát triển toàn diện, nhất là thế hệ trẻ.
1


Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ
tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân
ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp,
không cam chịu nghèo nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản,


làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhảy cảm với
chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học – công nghệ.
Xuất phát từ nhu cầu phát triển nhân cách của con người mới xã hội chủ
nghĩa. Nhân cách con người là do nhiều yếu tố tạo nên nhưng giáo dục đào tạo
là yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định trong sự phát triển trí tuệ và nhân
cách con người. Mà công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta rất cần
thiết có những con người mới xã hội chủ nghĩa do đó phải chăm lo đến việc
phát triển giáo dục đào tạo. Chính vì vậy cần có Đảng lãnh đạo để đảm bảo yêu
cầu về xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ nhu cầu phát triển nền kinh tế tri thức, trong nền kinh tế tri
thức các sản phẩm được sản xuất với công nghệ cao có hàm lượng chất xám
cao từ 70% trở lên. sản xuất hàng hóa sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, ít
ô nhiễm môi trường hơn, giá thành hạ, chất lượng cao hơn. ngày nay những
phát minh mới về khoa học công nghệ được ứng dụng nhanh vào sản xuất và
hiệu quả sản xuất. Những phát minh mới, những tiến bộ mới về khoa học công
nghệ tồn tại không lâu nhanh chóng bị lạc hậu. Yêu cầu tất yếu đặt ra là lãnh
đạo phải được đào tạo và đào tạo đạt trình độ cao để tham gia sản xuất, để sử
dụng sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
Xuất phát từ nhu cầu được học tập và không ngừng nâng cao tri thức của
nhân dân. Xuất phát từ nhu cầu về sự bình đẳng của xã hội đòi hỏi phải đảm
2


bảo quyền con người. Để kinh tế phát triển, xã hội ổn định thì quyền con người
phải được đảm bảo như : quyền học hành, quyền lao động, quyền làm chủ xã
hội…Trong rất nhiều quyền con người ấy thì quyền cao nhất là quyền làm chủ.
Muốn làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân thì điểm đầu tiên là
phải có tri thức. Muốn có tri thức thì phải học, nhưng không phải ai cũng có
điều kiện để học, vì vậy cần có Đảng lãnh đạo để đảm bảo thực hiện quyền đó.
Nhận thức rõ điều đó Đảng đã có nghị quyết trung ương 2 khoá VIII.

Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đào tạo khẳng định: Giáo dục đào tạo cùng
với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Là động lực và điều kiện để
thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội. Là chìa khóa để mở cửa để mở cửa
tiến vào tương lai. Là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững. Phải có đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư phát triển phải tạo điều
kiện cho giáo dục đi trước để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội. Cũng trong hội nghị này Đảng ta đề ra sáu định hướng chiến lược phát
triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Những định hướng này tiếp tục chỉ đạo nội dung, phương hướng phát triển
giáo dục và đào tạo trong những năm tới.
Một là, giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa của giáo dục và đào tạo, tạo
ra những lớp người vừa hồng vừa chuyên để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vẹ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Hai là, phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo
dục và đào tạo là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước; đầu tư cho giáo
3


dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục được coi là quan trọng hàng đầu trong kế
hoạch phát triển của các ngành, các cấp từ Trung ương xuống địa phương.
Ba là, giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn
dân (xã hội hóa giáo dục là một bộ phận của quan điểm này). Trong điều kiện
hiện nay, cần nhấn mạnh quan điểm toàn dân học tập, toàn dân chăm lo cho
giáo dục, toàn dân làm giáo dục, xây dựng xã hội học tập.
Bốn là, phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế –
xã hội. Giáo dục và đào tạo phải gắn cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình
độ, cơ cấu vùng miền trong qúa trình phát triển.
Năm là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo, tạo điều

kiện để ai cũng được học hành.
Sáu là, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, trong đó, các trường công lập
giữ vai trò lòng cốt, phát triển các trường dân lập, tư thục; mở rộng các hình
thức đào tạo đi đôi với quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng.
Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển
giáo dục một cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo
dục mầm non, thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học
cơ sở trên phạm vi cả nước, tạo môi trường thuận lơi dể cho mội người học tập
và học tập suốtđời. Điều hành hợp lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ
cấu vùng trong hệ thống Giáo dục và đào tạo, quan tâm đào tạo đội ngũ công
nhân kỹ thuât lành nghề, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện tốt
chính sách giáo dục gắn với phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta lại càng phải quan tâm hơn nũa đến sự
nghiệp Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân
4


dân lao động để họ tham gia hội nhập mà vẫn giữ vững truyền thống văn hoá
dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm chủ khoa học tiên
tiến. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cộng
với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc
đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước" ; Nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy
và học; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo
dục Việt Nam, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo
nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội
trong giáo dục.

5



Câu 2: Nội dung phấn đấu rèn luyện của người đảng viên trong giai
đoạn hiện nay? Liên hệ bản thân?
1. Thế giới hiện nay tuy đã chuyển từ xu thế đối đầu chạy đua vũ trang
sang xu thế đối thoại vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các quốc gia dân tộc.
Song cũng từ đây cũng làm nảy sinh nhiều lợi ích tồn tại song song, đan xen
lẫn nhau rất phức tạp, mỗi quốc gia đề muốn lợi ích của mình được đảm bảo
mà đôi khi không tính tới lợi ích của các quốc gia khac. Do đó, khó tránh khỏi
việc mất cân bằng lợi ích dẫn tới việc tiềm ẩn nhiều yếu tố xung đột rất khó
lường.
Cục diện thế giới đa cực ngày càng hình thành rõ hơn, xu thế dân chủ hóa
trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển. Cách mạng khoa học kỹ thuật phát
triển thúc đẩy hình thành xã hội thông tin, kinh tế tri thức. Tuy nhiên, mặt trái
mà nó đưa lại là sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia, khoảng cách
giàu nghèo giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển ngày càng dãn
rộng, ngu cơ tụt hậu luôn thường trực, đe dọa.
Chủ nghĩa phi Chủ nghĩa xã hội phát triển dưới nhiều hình thức, thể chế
tồn tại ở nhiều quốc gia khác nhau, tranh chấp lãnh thổ biên giới tiếp tục có
diễn tiến phức tạp đã và đang là một thách thức lớn đối với vấn đề an ninh
trong nước và khu vực (châu Á – Thái Bình Dương về vấn đề tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đông). Những nhân tố này có tác động ảnh hưởng không nhỏ
tới công cuộc xây dựng, bảo vệ độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia có Địa – Chính trị - Kinh tế chiến lược quan
trọng trong khối ASEAN, đồng thời cũng là quốc gia kiên định chủ nghĩa Mác
– Lênin đi theo con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội. Những thách thức trên
6


là những vấn đề nhạy cảm, vô cùng phức tạp và rất khó giải quyết. Do đó, đòi
hỏi phải có sự lãnh đạo sáng xuốt của Đảng, Nhà nước và toàn dân tộc.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, đảng hoạt động trong
khuôn khổ hiến pháp và Pháp luật. Trung thành với lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Mỗi đảng viên luôn tự xác định
đặt lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của đất nước lên trên hết, trước hết lợi
ích của bản thân. Trước hết, đảng viên là những người luôn đi đầu, giúp Đảng
xây dựng đường lối chính sách, là người phổ biến đường lối, chủ trương, chính
sách đến với nhân dân, đồng thời cũng là người tổ chức, động viên nhân dân
thực hiện chủ trương đường lối đó, nhân lên sức mạnh của tập thể, của quốc gia
dân tộc. Người đảng viên là chiếc cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là những
hạt nhân cốt nõi quyết định sự thành bại của công việc, đảng viên là gốc cách
mạng.
3. Tại đại hội XI xác định: “ xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ
chiến lược xuyên suốt tiến trình Cách mạng Việt Nam. Trong điều kiện toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế Việt Nam là quốc gia chủ động, tích cực, hợp tác
cùng các quốc gia khác, tiến hành đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế,
và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia
dân tộc vì một nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa [2.Tr235-236].
Do vậy, mỗi đảng viên phải luôn nhận thức được bối cảnh quốc tế, tình
hình trong nước – nhiệm vụ chính trị. Mỗi Đảng viên dù ở cương vị nào đều
vừa là người phục vụ nhân dân vừa là người lãnh đạo nhân dân.
“…là đày tớ của nhân dân chứ không phải là “quan” nhân
dân”…”[3.Tr222].
7


Hiện nay việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng là yếu
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch
sử của sự nghiệp đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn của đường lới đổi mới
do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Đảng viên là người chiến sĩ tiên phong của giai cấp công nhân, có trách

nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, đấu tranh có hiệu
quả chống lại các biểu hiện tiêu cực, tư tưởng tả khuynh, cơ hội, xét lại, giáo
điều, bảo thủ làm cho Đảng luôn vững vàng, trong sạch, kiên định và có sức
chiến đấu cao.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên mỗi Đảng viên phải thường xuyên
không ngừng học tập và rèn luyện. Nắm vững lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin – Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin – Tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ
quy luật hình thành phát triển, diệt vong của chủ nghĩa tư bản và vai trò lịch sử
- sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa
bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công Xã hội Chủ nghĩa.
Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết giải phóng xã hội, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người với con đường, lực lượng, phương thức
để đạt được mục tiêu đó.
Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, là vũ
khí lý luận sắc bén của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp
mình, giải phóng toàn xã hội và giải phóng con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những vấn đề cơ bản về tổ chức xây
dựng lực lượng, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Độc lập dân tộc gắn
8


liền với chủ nghĩa xã hội. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, xây
dựng con người mới, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Đảng viên phải tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng
của Đảng. Chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị của Đảng, Điều lệ
đảng, nghị quyết chính trị của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, phục tùng tuyệt đối sự phân công, điều động của Đảng.
Đảng viên phải thường xuyên liên hệ với nhân dân gắn bó với nhân dân,
tôn trọng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống

vật chất cũng như tinh thần của nhân dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của
nhân dân. Tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội ở bất cứ nơi
nào mình tới. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách
của Đnảg – Pháp luật của Nhà nước.
Tích cực tham gia xây dựng bảo vệ đường lối chính sách và tổ chức của
Đảng, phục tùng kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng,
thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng. Đóng đầy đủ
Đảng phí, đúng kỳ hạn quy định, sinh hoạt và học tập nghị quyết đầy đủ.
Bản thân hiện là đảng viên dự bị trong độ tuoir Đoàn, tôi luôn ý thức
được mình phải có lập trường tư tưởng vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý
tưởng của Đảng, thường xuyên nhận thức và thực hiện tốt điều lệ Đảng, tuyệt
đối không làm những việc Đảng viên không được làm.
Bản thân luôn phê bình và tự phê bình, làm gương cho quần chúng trong
các hoạt động. Tích cực và không ngừng tự chủ, tự lực. Thường xuyên học tập
và nâng cao trình độ chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức Đảng giao
phó.
9


Là sinh viên, tôi nhân thức được nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng là học
tập. Trong bốn năm học vừa qua, tôi luôn đạt danh hiệu sinh viên khá và giỏi,
xuất sắc tốt nghiệp với số điểm trung bình chung đạt 7.8 điểm, mỗi kỳ đều
được đánh giá rèn luyện tốt. Bản thân tôi trong tổ chức lớp đảm nhiệm chức vụ
ủy viên ban chấp hành chi đoàn lớp Chính trị học K28. Giữ chức vụ này là sự
tín nhiệm của bạn bè trong lớp cũng như thầy cô trong khoa giao phó. Do đó,
tôi luôn tự ý thức phải rèn luyện bản thân, tuân thủ những điều lệ, nội quy áp
dụng đối với đoàn viên. Luôn cố gắng hoàn thành công tác đoàn trong chi đoàn
lớp cũng như của Khoa Chính trị học và Đoàn trường nhất là trong lĩnh vực thể
thao và văn nghệ. Bên cạnh đó tôi còn cố gắng tham gia các hoạt động tại địa
phương, tại các đơn vị bạn, các trường khác.

Trong thời đại công nghệ thông tin, sự tràn ngập thông tin luôn diễn ra, là
Đảng viên tôi phải tự trau dồi kiến thức, kiên định lập trường, tư tưởng, xây
dựng bản lĩnh chính trị của mình.
Luôn tham gia đấu tranh chống lại những luồng tư tưởng tiêu cực, phản
động. Bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ lẽ phải, quyền lợi hợp pháp của
nhân dân.
Trong công tác phê bình và tự phê bình, tôi luôn được bạn bè, thầy cô
nhiệt tình giúp đỡ, chỉ ra sai xót, khuyết điểm để kịp thời khắc phục để thay
đổi. Mỗi cá nhân đều có những hạn chế nhất định, điều này là tất yếu khách
quan khó tránh khỏi, bản thân tôi cũng tự nhận thức được điều đó. Bởi vậy tôi
luôn và cần thiết phải tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, các hoạt động này
là cơ hội để tôi bộc lộ bản thân, từ đó tìm ra những khuyết điểm, hạn chế để kịp
thời khắc phục.
10


Việc tham gia hoạt động cùng quần chúng là cơ hội để tôi gần gũi hiểu
biết với quần chúng nhân dân, thắt chặt mối quan hệ giữa đảng viên với quần
chúng nhân dân.
Tóm lại, là một Đảng viên – sinh viên quan trọng nhất là nhiệm vụ học
tập, trang bị kiến thức. Luôn kiên định lập trường, tư tưởng, bản lĩnh chính trị.
Tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với Đảng, với con đường mà
nhân dân và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Phát huy tuổi trẻ thanh niên với
khẩu hiệu: “ Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

11


Tài liệu tham khảo
1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, 2006.
2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, 2011.
3. Hồ Chí Minh toàn tập 12, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, 2010.

12



×