Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.13 KB, 63 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

0

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM..............3
I. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.......................................3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. .3
1.2. Mô hình tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.......5
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.8
1.3.1. Hoạt động huy động vốn................................................................10
1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn...................................................................11
1.3.3. Hoạt động khác...............................................................................12
II. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP
Quốc tế Việt Nam............................................................................................17
2.1. Khái quát về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam.............................................................................17
2.1.1. Chính sách tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng TMCP
Quốc tế Việt Nam.....................................................................................17
2.1.2. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP
Quốc tế Việt Nam.....................................................................................18
2.1.3. Quy trình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP
Quốc tế Việt Nam.....................................................................................21
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam.............................................................................22
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng tài trợ nhập khẩu.............................26


2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu..............................29
2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam.............................................................................34
2.3.1. Kết quả đạt được.............................................................................34
2.3.2. Tồn tại.............................................................................................35

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: TMQT 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

2.3.3. Nguyên nhân...................................................................................36
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
QUỐC TẾ VIỆT NAM.................................................................................39
I. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Quốc tế Việt Nam........................................................................39
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Quốc tế Việt Nam........................................................................42
2.1. Thu hút nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu.............................................................................................................42
2.2. Hoàn thiện và mở rộng các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.........44
2.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách của ngân hàng.......................................46
2.4. Nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa rủi ro, kiểm tra, kiểm soát
trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu..........................................47
2.5. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế................................................49

2.6. Mở rộng đối tượng khách hàng.............................................................50
2.7. Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing mix một cách hiệu quả.....51
2.8. Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng....................................52
2.9. Đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng................................................53
2.10. Tăng cường tiếp cận nguồn thông tin thị trường kinh doanh xuất
nhập khẩu....................................................................................................54
III. Kiến nghị...................................................................................................54
3.1. Đối với Chính phủ................................................................................54
3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...............................................55
3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam......................................56
KẾT LUẬN....................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................59

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: TMQT 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Hệ thống khách hàng SMEs của VIB.............................................................9
Biểu đồ 2: Tổng quan VIB: 2003 - 2009..........................................................................9
Biểu đồ 3: Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu...................................................................23
Biểu đồ 4: Doanh số thu phí từ hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu....................26
Biểu đồ 5: Doanh số tài trợ nhập khẩu theo hình thức thanh toán.................................28
Biểu đồ 6: Doanh số tài trợ xuất khẩu theo hình thức thanh toán..................................33
Bảng 1: Tình hình huy động vốn theo đối tượng...........................................................10

Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn.....................................................................................11
Bảng 3: Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu......................................................................23
Bảng 4: Doanh số cho vay XNK theo thời hạn..............................................................25
Bảng 5: Doanh số thu phí từ hoạt động tín dụng tài trợ XNK theo phương thức
thanh toán......................................................................................................25
Bảng 6: Doanh số tín dụng tài trợ nhập khẩu theo sản phẩm.........................................27
Bảng 7: Doanh số tài trợ nhập khẩu theo hình thức thanh toán.....................................27
Bảng 8: Doanh số tín dụng tài trợ nhập khẩu theo mặt hàng........................................29
Bảng 9: Doanh số tín dụng tài trợ xuất khẩu theo sản phẩm..........................................30
Bảng 10: Doanh số tài trợ xuất khẩu theo hình thức thanh toán....................................32
Bảng 11: Doanh số hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng........................33

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: TMQT 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thương mại quốc tế đóng vai trò
hết sức quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Thương mại quốc tế mà
cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu góp một phần không nhỏ vào nguồn thu
nhập của mỗi quốc gia đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh
toán, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế đồng thời nâng cao vị thế, uy tín của quốc gia đó

trên thị trường quốc tế. Các quốc gia trên thế giới với xu thế mở cửa nền kinh
tế, tự do thương mại dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao đòi
hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải không ngừng nỗ lực, mở rộng, đầu
tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng trên thực tế các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
khả năng tài chính có hạn, nguồn vốn còn khá eo hẹp không đủ tự đổi mới
công nghệ nâng cao chất lượng cũng như không đủ vốn để trả tiền hàng nhập
khẩu hay thu mua chế biến hàng xuất khẩu. Xuất phát từ thực tế này và để đạt
được mục tiêu Đảng và Nhà nước đề ra thì cần có sự đầu tư của các Ngân
hàng thương mại thông qua hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Đây là
hoạt động tương đối phức tạp, chứa đựng rủi ro rất lớn. Nó không chỉ chịu sự
tác động, ảnh hưởng từ các chính sách kinh tế trong nước mà còn chịu tác
động của các nguồn luật, thông lệ, tập quán thương mại quốc tế, bị ảnh hưởng
mạnh mẽ từ những biến động của thị trường quốc tế. Vì vậy, trong quá trình
hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi các Ngân hàng thương mại không ngừng
hoàn thiện, mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Trước yêu cầu trên tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam”
làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
chuyên đề được kết cấu với hai chương:
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2


GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

Chương I: Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Chương II: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ
xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Chuyên đề được thực hiện với hy vọng các giải pháp đưa ra có thể
được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc THS. Đặng Thị Thúy Hồng đã
hướng dẫn tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các anh chị Phòng
Quản lý sản phẩm - Khối khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng TMCP Quốc
tế Việt Nam đã nhiệt tình tiếp nhận, tạo điều kiện và cung cấp những kinh
nghiệm thực tiễn quan trọng giúp tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề.

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
I. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc
tế Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân
hàng Quốc tế - VIB) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18 tháng 09 năm
1996 theo quyết định số 22/QĐ/NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc tế bao gồm Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các cá
nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế.
Từ khi bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt
Nam, Ngân hàng Quốc tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài
chính trong nước dẫn đầu thị trườngViệt Nam.
Ngân hàng Quốc tế hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu là Dịch vụ Ngân
hàng Doanh nghiệp, Dịch vụ Ngân hàng Bán lẻ và Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư.
Cơ cấu quản lý hệ thống của Ngân hàng Quốc tế được xây dựng theo
hướng tập trung cho phép đưa ra những quyết định trong thời gian ngắn nhất,
đảm bảo đồng nhất chất lượng dịch vụ và quản lý rủi ro hiệu quả.
Sau 13 năm hoạt động, tính đến 31/12/2009, vốn điều lệ của Ngân hàng
Quốc tế đạt mức 2400 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 56823 tỷ đồng, lợi nhuận
trước thuế đạt 608,3 tỷ đồng. Và tháng 2/2010, Ngân hàng Quốc tế đã được
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kế hoạch chào bán cổ phiếu để
thực hiện tăng vốn điều lệ từ 2400 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng.
* Những sự kiện nổi bật đáng nhớ của Ngân hàng Quốc tế (VIB) 13 năm
qua:

SVTH: Đặng Thị Phương Nga


Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

. Năm 1996: Ngân hàng Quốc tế được thành lập.
. Năm 2003: Tái cơ cấu Ngân hàng theo Chiến lược kinh doanh giai
đoạn 2003 – 2007.
. Năm 2004: Phát hành thẻ ghi nợ nội địa “Kết nối 24 giờ - value” trên
phạm vi toàn quốc thông qua Vietcombank.
. Năm 2006: Triển khai thành công Dự án Core Banking (hệ thống ngân
hàng đa năng SYMBOLS by SunGard System Access).
. Năm 2007: Chính thức phát hành thẻ MasterCard và VISA.
Hợp tác toàn diện với Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), Công
ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI) và Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu
thuỷ (VFC).
. Năm 2009: Bắt đầu triển khai Chiến lược kinh doanh mới giai đoạn
2009 - 2013. Tái định vị thương hiệu VIB (9/9/2009 giới thiệu thương hiệu
mới)
* Và một số giải thưởng và danh hiệu tiêu biểu mà Ngân hàng Quốc tế
đã đạt được:
. Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam”.
. Giải thưởng “Nhãn hiệu cạnh tranh nổi tiếng”.
. Được xếp hạng 3 trong số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam.
. Được Bloomberg lựa chọn là 1 trong 10 ngân hàng yết giá đại diện

cho thị trường tài chính Việt Nam.
. Được bầu chọn là “Ngân hàng có dịch vụ được hài lòng nhất trong
năm 2008” do độc giả báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn.
. Giải thưởng Quả cầu vàng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam bình
chọn.
. Nhận danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam” trong suốt 4 năm liên
tục do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục xúc tiến Thương mai - Bộ Công
thương trao tặng.
Bên cạnh đó, VIB có mạng lưới kinh doanh trải khắp lãnh thổ Việt
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

Nam. Hiện VIB có 9 vùng kinh doanh với 109 chi nhánh và PGD tại 27 tỉnh
thành trên cả nước. Mạng lưới phục vụ khách hàng doanh nghiệp trên 90 điểm
kinh doanh. Các điểm ATM, POS: 85 ATM và gần 2000 POS trên toàn quốc.
Đồng thời mạng lưới Ngân hàng đại lý của VIB rộng khắp với gần
1000 ngân hàng tại hơn 100 nước trên thế giới. VIB luôn duy trì mối quan hệ
thân thiết với những ngân hàng hàng đầu trên thế giới như Citigroup, JP
Morgan Chase, HSBC, Deutsche Bank, Sumitomo Mitsui Bank… và được
các ngân hàng đại lý cấp hạn mức tín dụng hàng triệu USD. VIB được bình
chọn là ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế xuất sắc nhất Việt Nam do
Citigroup, HSBC, Wachovia bầu chọn trong 5 năm liền, từ năm 2003 đến năm

2007.
Ngân hàng Quốc tế với phương châm “Ngân hàng tận tâm” được xây
dựng dựa trên tinh thần VIB luôn đặt khách hàng làm trọng tâm. Các nhân
viên chuyên nghiệp của VIB xây dựng mối quan hệ lâu bền với khách hàng
bằng cách biết lắng nghe khách hàng và làm việc với họ với tinh thần hợp tác,
cởi mở và tận tâm. VIB hiểu thấu đáo nhu cầu thị trường, có tầm nhìn toàn
cầu và cam kết đơn giản hóa mọi giao dịch và điều này giúp VIB hỗ trợ khách
hàng lên kế hoạch cho tương lai, đạt được những ước mơ và tập trung vào
những việc quan trọng của cuộc sống.
Tầm nhìn và sứ mệnh của VIB:
. Đối với khách hàng: Vượt trội trong cung cấp các giải pháp sáng tạo
nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
. Đối với nhân viên: Xây dựng văn hoá hiệu quả, tinh thần doanh nhân
và môi trường làm việc cởi mở.
. Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ
đông.
. Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng.
Có thể nói, trải qua 13 năm hoạt động hình ảnh của Ngân hàng Quốc tế
ngày càng sâu đậm trong lòng công chúng và khách hàng.
1.2. Mô hình tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quốc tế được thể hiện qua sơ đồ sau:

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: Đặng6 Thị Thuý Hồng

`

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


GVHD: Đặng7 Thị Thuý Hồng

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đại hội đồng Cổ
đông

Ban kiểm soát
Kiểm toán nội bộ

Hội đồng quản trị
Thư ký, Trợ lý
HĐQT

Tổng giám đốc

Thư ký, Trợ lý TGĐ
Nghiệp vụ
Tổng hợp
Pháp chế và
tuân thủ

TTCNTT
Ngân hàng
Các phòng
ban
Ngân hàng
điện tử
TT
Thanh toán
TT xủ lý giao
dịch tập trung
Quản lý giao
dịch tín dụng
Giao dịch
TTQT
Nghiệp vụ thẻ
Hỗ trợ giao
dịch
Treausury
Quản lý chất
lượng DV &
chăm sóc KH
Hành chính

Khách hàng
doanh nghiệp
Tiếp thị &
Quản lý rủi ro
phát triển thị
tín dụng
trường

Quản lý rủi ro
Định chế tài
hoạt động
chính

Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro
thị trường

Ngân hàng
Nguồn vốn &
bán lẻ
KDNH
Tiếp thị &
Phát triển thị
Bán hàng
trường
Quản lý quan
Thị trườn tiền
hệ đối tác
tệ
Quản lý
Quản lý sản
kênh bán
Ngoại hối
phẩm
hàng trực
tiếp
Trái phiếu

Tiền gửi
Quản lý sản
phẩm
Cho vay
Tiền gửi và
Đầu tư
các sản phẩm
TTTM &
Quản lý tài
thu phí
Quản lý dòng
sản nợ cơ
tiền
Nhà đất
Giám đốc
Thẻ
Cá nhân kinh
vùng
doanh
Cho vay cá
GĐCN
Dịch vụ tài
nhân
chính cá nhân
Quản lý mạng
lưới
Quản lý các
kênh phân
phối phi vật
GĐCN


GĐ vùng
Đội bán hàng
trực tiếp

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Quản lý tín
dụng
Chế độ tín
dụng
Tái thẩm định
TTĐ vùng
Quản lý tài
sản bảo đảm

Ủy ban
quản lý rủi
ro

Ủy ban tuyển
dụng và quản
lý cấp cao

Ủy ban
ALCO

Ủy ban tín
dụng


Tài chính

Nhân sự

Kế toán tổng
hợp

Tuyển dụng

Phân tích tài
chính
Hệ thống báo
cáo quản lý
Quản lý chi
tiêu nội bộ

TT quản lý nợ
& KTTS
Quản lý nợ
Thu hồi nợ
Giám sát tín
dụng
Khai thác tài
sản

Lớp: Thương mại Quốc tế 48

Đào tạo
Chế độ và
chính sách

Quan hệ lao
động
Dịch vụ nhân
sự vùng

Ủy ban
thương
lượng

Quản lý
thương hiệu
và truyền
thông
Quản lý
marketing
Quản lý và
phát triển
thương hiệu
Quản lý hệ
thống hình
ảnh
Quản lý truyền
thông

Quản lý quan
hệ với nhà
đầu tư

KHCL và
QLDA

Chiến lược
Phân tích đối
thủ cạnh tranh
Kế hoạch
PMO

Công ty trực
thuộc 100% vốn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc tế
Việt Nam
Thời gian qua bối cảnh kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có những
diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là những năm 2007, 2008 và 2009 vừa
qua.
Năm 2007 là năm chứng kiến nhiều biến động của nền tài chính - tiền tệ
thế giới. Cuộc suy thoái của thị trường bất động sản đã kéo theo cuộc khủng
hoảng tín dụng tại Mỹ và nhanh chóng lan sang nhiều nước Châu Âu dẫn đến
sự chao đảo trên các thị trường chứng khoán của Mỹ và trên thế giới. Giá
vàng và giá dầu thô cũng tăng kỉ lục và biến động liên tục.
Năm 2008 được coi là 1 năm tồi tệ nhất của nền kinh tế thế giới trong
nhiều thập niên qua. Khủng hoảng tài chính bùng phát ở Mỹ và lan rộng toàn
cầu kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị
trường chứng khoán khuynh đảo, giá cả hàng hoá leo thang. Riêng giá dầu đạt

đỉnh tháng 7 thì bất ngờ lao dốc không phanh do nhu cầu sử dụng dầu tại
nhiều nước sụt giảm mạnh vì khó khăn kinh tế.
Năm 2009 là năm có những chuyển biến tích cực của nền kinh tế. Các
biện pháp kích thích kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam đã giúp cho
kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phục hồi tuy vậy vẫn
còn nhiều khó khăn cần giải quyết.
Trước những biến động đa chiều của tình hình kinh tế trong và ngoài của
khách hàng giúp cho ngân hàng giữ vững tốc độ tăng trưởng ở mức cao.
Chúng ta nước và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng, tổ chức tín
dụng khác, Ngân hàng Quốc tế đã thể hiện nỗ lực vượt bậc hoàn thành vượt kế
hoạch hầu hết các chỉ tiêu. Quy mô hoạt động và thị phần luôn được mở rộng
thông qua việc phát triển thêm các khối, các mảng kinh doanh mới, mở rộng
mạng lưới, tiếp tục điều chỉnh lại bộ máy hoạt động, nâng cao năng lực tài chính,
năng lực quản trị điều hành, nâng cấp công nghệ ngân hàng, hoàn thiện nhiều cơ
chế, chính sách về sản phẩm dịch vụ ngân hàng… để ngày càng đáp ứng tốt hơn
nhu cầu có thể thấy rõ sự tăng trưởng của VIB qua bảng số liệu và biểu đồ sau

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

(SMEs: khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ)
Biểu đồ 1: Hệ thống khách hàng SMEs của VIB

Đơn vị: khách hàng
Hệ thống khách hàng SMEs của VIB



Hiện nay tổng số khách hàng SMEs đang quan hệ tại VIB là trên 10.000 khách
hàng.
Dư nợ tín dụng của khách hàng SMEs trên 9.000 tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng của khách hàng SME
12000

10226

10000
7808

8000
6000

4185

4545

FY06

FY07

4000
2000
0

FY08

12T09

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VIB
Biểu đồ 2: Tổng quan VIB: 2003 - 2009
Đơn vị: nghìn tỷ VND
Tổng quan VIB: 2003 – 2009
Tổng tài sản - Huy động – Dư nợ

Lợi nhuận ròng sau thuế

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VIB

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

Tổng số khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ quan hệ tại VIB tăng đều
theo các năm. Tổng tài sản, huy động, dư nợ cũng tăng đều, riêng năm 2008
tổng tài sản giảm một lượng nhỏ do ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu.
1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi, nhiều biến
động bất thường, nguồn vốn khan hiếm, đắt đỏ do ảnh hưởng của tình hình
kinh tế, xã hội thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng và sự cạnh
tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh nhưng hoạt động huy động vốn của
VIB vẫn tăng trưởng ổn định, đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tăng trưởng của
ngân hàng. Nhờ vào sự điều chỉnh lãi suất linh hoạt phù hợp với thị trường,
triển khai hàng loạt chương trình sản phẩm mới, tiếp thị, khuyến mại mà VIB
vừa đảm bảo thanh khoản vừa tiếp tục tăng trưởng về nguồn vốn hoạt động.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn theo đối tượng
Đơn vị : Tỷ VND

Năm
Chỉ tiêu
Từ dân cư

2007
14,215

Năm
2008

Năm
2009

15,375

13,038

Từ các tổ chức kinhtế
5,010

8,583
Tổng
19,225
23,958
Nguồn: Báo cáo thường niên VIB

9,079
22,117

Tính đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 37122 tỷ đồng, trong
đó huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 19225 tỷ đồng, đạt 101% kế
hoạch. Trong đó, huy động từ dân cư đạt 14215 tỷ đồng (chiếm 73,59%) và
huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 5010 tỷ đồng (chiếm 26,41%).
Tính đến 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đạt 23958
tỷ đồng tăng 24,61% so với thời điểm cuối năm 2007 và cao hơn mức tăng
trưởng 15,3% của toàn hệ thống ngân hàng. Trong đó, huy động vốn dân cư
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

đạt 15361 tỷ đồng, tăng 28,2%, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đạt 8569
tỷ đồng tăng 47,2%.
Tính đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 34184 tỷ đồng, trong

đó huy động từ dân cư chiếm 38,14%, huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm
26,56% và huy động từ các tổ chức tài chính khác là 35,3%.
Huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng của VIB cũng phát triển
mạnh đáp ứng nhu cầu về vốn cho toàn hệ thống. Uy tín của VIB trên thị
trường liên ngân hàng được đánh giá tốt thể hiện qua việc các ngân hàng cấp
hạn mức giao dịch cho VIB cao tạo điều kiện cho việc huy động vốn trên thị
trường liên ngân hàng.
1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Nguồn vốn của VIB được phân bổ trên cơ sở đáp ứng tốt nhất cho nhu
cầu kinh doanh của toàn hệ thống.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ (tỷ VND)
Tỷ lệ nợ xấu (%)

Năm 2007
Năm 2008
16,611
19,775
1.21
1.84
Nguồn: Báo cáo thường niên VIB

Năm 2009
27,353
1.28

Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đến thời điểm 31/12/2007 đạt 16611
tỷ đồng chiếm 87% so với tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức
kinh tế, trong đó dư nợ trung và dài hạn chiếm 39%, dư nợ các tổ chức kinh tế

đạt 11993 tỷ đồng (chiếm 72,2% tổng dư nợ) và dư nợ của cá nhân là 4618 tỷ
đồng (chiếm 27,8% tổng dư nợ), đầu tư các chứng từ có giá đạt 6676 tỷ đồng,
tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng đạt 12846 tỷ đồng. Trong năm 2007,
dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm gần 60% tổng dư nợ cho
vay khách hàng doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ xấu là 1,21%.
Năm 2008 dù kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp nhưng chất lượng tín

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

dụng của VIB vẫn được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo phát triển ổn định và bền
vững. Tính đến 31/12/2008, tổng dư nợ tín dụng đạt 19775 tỷ đồng tăng 19%
so với dư nợ 31/12/2007 và chiếm 82,54% so với tổng nguồn vốn huy động từ
dân cư và các tổ chức kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1,84%
so với mức 3,5% của toàn hệ thống trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân
hàng có nhiều biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2008 vẫn tiếp tục tập
trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 54%), tiếp đến là khách
hàng cá nhân (chiếm 26%), khối khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng
có vốn đầu tư nước ngoài tuy mới thành lập nhưng đã có những bước tiến
mạnh mẽ vươn lên chiếm 20% về cơ cấu tín dụng (năm 2007 là 8,6%).
Năm 2009, nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi sau cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 2008 với những dấu hiệu tích cực, tổng dư nợ của

VIB đạt 27353 tỷ đồng, trong đó khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
và khối khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng có vốn đầu tư nước
ngoài sáp nhập làm một là khối khách hàng doanh nghiệp chiếm 73%, khách
hàng cá nhân chiếm 27% , tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng giảm còn 1,28%. Đầu
tư vào các chứng từ có giá đạt 1845 tỷ đồng.
1.3.3. Hoạt động khác
* Hoạt động đầu tư
Năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước thăng trầm
nhưng nhìn chung đã có sự tăng trưởng tốt. Để nắm bắt các cơ hội đầu tư trên
thị trường, VIB đã tổ chức xây dựng lại phòng Đầu tư và đi vào hoạt động từ
giữa năm 2007. Bộ phận Đầu tư đã từng bước xây dựng và quản lý danh mục
đầu tư theo hướng cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, thường xuyên theo dõi
và đánh giá danh mục đầu tư, tiến hành rút vốn ở 1 số khoản mục đầu tư có
thời gian đầu tư lâu để xác định lợi nhuận. Chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư
và đề xuất đầu tư, như: tham gia đợt IPO của doanh nghiệp lớn, tham gia đầu
tư cổ phiếu trên sàn và thực hiện các khoản đầu tư, góp vốn mới. Tổng giá trị

SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

danh mục đầu tư cuối năm 2007 đạt 738 tỷ đồng, tăng 10 lần so với đầu năm
2007, với giá trị thị trường của danh mục đầu tư đạt 1042 tỷ đồng. Trong đó,

đầu tư trên sàn & OTC đạt 114,6 tỷ đồng, đầu tư trực tiếp đạt 623,7 tỷ đồng.
Năm 2008, thị trường chứng khoán giảm liên tục ảnh hưởng đến danh
mục đầu tư của VIB. Bộ phận đầu tư còn xây dựng quy trình cho hoạt động
Đầu tư, tách biệt 3 bộ phận phục vụ đầu tư gồm Front Office, Back Office và
Market risk, rà soát và trích lập dự phòng cho các khoản giảm giá đầu tư, tổng
mức trích lập 69,52 tỷ đồng. Năm 2008, đầu tư vào các chứng từ có giá đạt
4818 tỷ đồng giảm 28,6% so với cuối năm 2007 trong đó VIB đang nắm giữ
2745 tỷ trái phiếu Chính phủ (chiếm 56%).
* Hoạt động thanh toán quốc tế
Toàn bộ hoạt động tài trợ thương mại của VIB được xử lý tập trung tại 2
trung tâm Tài trợ thương mại tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Với nền
tảng công nghệ hiện đại, kỹ năng xử lý nghiệp vụ chuyên nghiệp của đội ngũ
cán bộ tài trợ thương mại kết hợp với dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu miễn phí
cho khách hàng, VIB thật sự cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán
quốc tế tốt nhất.
Tính đến cuối năm 2007, phí dịch vụ tài trợ thương mại toàn hệ thống
đạt 40,67 tỷ đồng, chiếm 87,69% tổng phí dịch vụ toàn hàng. Doanh số xuất
nhập khẩu năm 2007 đạt 853,69 triệu USD, trong đó doanh số hoạt động nhập
khẩu đạt 735,8 triệu USD (chiếm 86,19%), doanh số hoạt động xuất khẩu đạt
gần 118 triệu USD (chiếm 13,81%). Tính đến hết năm 2007, trong doanh số
nhập khẩu đứng đầu vẫn là hoạt động L/C mở chiếm 86,4% về lượng và
97,5% về giá trị; nhờ thu gửi đến chiếm 13,6% về lượng so với năm 2006. Cơ
cấu doanh số xuất khẩu đứng đầu là bộ chứng từ gửi đi chiếm 81,8% về lượng
và 80,4% về giá trị; tăng trưởng cao nhất là hoạt động nhờ thu gửi đi tăng
48,74% về lượng và 223,75% về giá trị khiến tỷ trọng về lượng và giá trị tăng
lên chiếm 17,6% và 19,1%.
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

Năm 2008 mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong và ngoài
nước nhưng doanh số hoạt động tài trợ của VIB vẫn giữ vững. Doanh số xuất
nhập khẩu đạt 839,28 triệu USD, bằng 98,35% sơ với cùng kỳ năm 2007.
Năm 2009 là năm nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi, doanh
số hoạt động tài trợ đã tăng lên. Doanh số xuất nhập khẩu đạt 892,36 triệu USD.
* Phát triển sản phẩm và dịch vụ
Bên cạnh việc duy trì hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh doanh
không thuận lợi, VIB vẫn quan tâm đến việc phát triển sản phẩm mới nhằm
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Trong đó có các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như: dịch vụ ngân
hàng trực tuyến VIB4U; tiền gửi thanh toán overnight 100; quản lý dòng tiền
của các công ty chứng khoán; sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu bằng VND với
lãi suất siêu ưu đãi, chiết khấu hối phiếu, bao thanh toán; cung cấp dịch vụ thu
hải quan điện tử phục vụ việc nộp phí và lệ phí xuất nhập khẩu qua POS cho
doanh nghiệp.
Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân như: cho vay mua nhà, cho
vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua ôtô, cho vay tín chấp, cho vay cầm
cố chứng khoán, thấu chi tài khoản,… Phát triển sản phẩm gói và các sản
phẩm có hàm lượng công nghệ cao như: e-Banking, e-Savings, sản phẩm bảo
lãnh và phát hành chứng chỉ tiền gửi.
VIB hợp tác với 10 công ty chuyển tiền nhanh, nổi bật như:
MoneyGram, Coinstar Money Transfer, Ria Financial Services.
Cùng với việc không ngừng phát triển các sản phẩm mới, VIB cũng thu

được kết quả đáng kể từ các dịch vụ của mình. Tổng thu thuần dịch vụ toàn
hàng VIB thu được năm 2007 đạt 68,1 tỷ đồng, tăng 61,7% so với năm 2006,
chiếm 7,71% tổng thu thuần.
Năm 2008 tổng thu thuần dịch vụ đạt 109,1 tỷ đồng, tăng 60,14% so với
năm 2007, chiếm 12% tổng thu thuần. Công tác thanh toán luôn đảm bảo chất
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

lượng dịch vụ, số lượng giao dịch tăng hơn 100%, doanh số chuyển tiền cũng
tăng gấp 2 đến 3 lần so với năm 2007.
Năm 2009, tổng thu thuần dịch vụ là 156 tỷ đồng, tăng 42,98% so với
năm 2008.
* Hoạt động kinh doanh thẻ và phát triển công nghệ
VIB đang là 1 trong 7 ngân hàng thương mại cổ phần có đủ năng lực
công nghệ và hệ thống độc lập phát hành thẻ. Trung tâm thẻ của VIB đã là
thành viên chính thức của các tổ chức phát hành thẻ quốc tế là VISA Card,
MASTER Card và liên minh thẻ Vietcombank.
Đến 31/12/2007, VIB đã phát hành 178355 thẻ, chiếm 2,1% thị phần về
thẻ với 60 máy ATM chiếm 1,39% thị phần; 1286 POS chiếm 5,84% thị phần.
Trong đó, thẻ ghi nợ đạt 137262 thẻ, thẻ tín dụng quốc tế đạt 7208 thẻ, thẻ trả
trước đạt 16088 thẻ.
Năm 2008 là năm đầy biến động nhưng là một năm đáng ghi nhớ với

VIB khi hoạt động thanh toán thẻ đạt con số rất khả quan với 309126 thẻ ghi
nợ nội địa, tăng 92%; 15188 thẻ tín dụng, tăng 78%; 47903 thẻ trả trước, tăng
hơn 800% so với năm 2007, nâng tổng luỹ kế thẻ của VIB tính đến
31/12/2008 lên 372147 thẻ. Năm 2008 có 584 POS và 47 ATM được lắp mới
nâng tổng số máy ATM & POS lên 1918 POS và 107 ATM. VIB cũng là ngân
hàng tiên phong trong việc phát triển dịch vụ POS không dây sử dụng mạng
lưới GPRS để thanh toán thẻ. Tháng 5/2008 VIB độc lập phát hành thành
công thẻ tín dụng quốc tế VIB Chip MasterCard với công nghệ chip hiện đại
và bảo mật cao nhất.
Dịch vụ thẻ của VIB đang nằm trong số 10 ngân hàng mạnh nhất về các
tính năng cơ bản của thẻ, hệ thống công nghệ mạnh đang và sẽ là lợi thế cạnh
tranh quan trọng trong hoạt động của VIB.
* Phát triển mạng lưới chi nhánh
Do yêu cầu phát triển của ngân hàng về quy mô và thị phần, đồng thời
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách hàng, công tác phát triển mạng lưới chi
nhánh và phòng giao dịch luôn được đẩy mạnh.
Đến 31/12/2007, VIB đã có 82 đơn vị kinh doanh gồm: Hội sở chính, 41
chi nhánh trong đó có 23 chi nhánh đầu mối và 18 chi nhánh cơ sở, 40 phòng
giao dịch trực thuộc các chi nhánh tại 23 tỉnh thành.

Đến 31/12/2008 số đơn bị kinh doanh tăng lên 107 đơn vị (thêm 1 chi
nhánh cơ sở, 23 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh và 1 điểm giao dịch
trực thuộc chi nhánh VIB Hồ Chí Minh) tại 27 tỉnh thành phố.
Năm 2009 tăng thêm 8 đơn vị kinh doanh và 1 AMC – Công ty quản lý
nợ và khai thác tài sản. Tính đến 31/12/2009 mạng lưới hệ thống của VIB đạt
115 đơn vị kinh doanh.
* Phát triển nhân sự
Công tác nhân sự luôn được VIB quan tâm hàng đầu, bao gồm: tuyển
dụng, đào tạo, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ. Để đáp ứng yêu cầu phát triển về quy
mô của ngân hàng, số lượng nhân lực đã tăng nhanh trong những năm qua.
Đến 31/12/2007 tổng số cán bộ nhân viên của VIB là 2173 người. Đến
31/12/2008 con số đó là 2465 người, và đến hết năm 2009 tổng số nhân viên
là gần 3000 người. Trong đó, các cán bộ nhân viên có trình độ đại học, cao
đẳng chiếm 88%; trên đại học chiếm 3%; dưới đại học chiếm 9%. VIB được
coi là 1 ngân hàng trẻ với hơn 75% nhân viên có tuổi đời dưới 30, 255 còn lại
có tuổi đời từ 30 trở lên và tập trung chủ yếu vào đội ngũ quản lý. VIB
thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ
nhân viên nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. Đặc biệt phòng Đào tạo đã
thực hiện thành công chương trình đào tạo thí điểm tại 3 chi nhánh làm tiền đề
cho chương trình đào tạo chuyển đổi hệ thống chi nhánh theo mô hình mới
trên toàn quốc sẽ thực hiện trong năm 2010. Năm 2009 cũng là năm đánh dấu
sự phát triển mạnh mẽ phong trào học tiếng anh thương mại của toàn thể cán
bộ nhân viên VIB. Bên cạnh đó, VIB cũng không ngừng tuyển dụng nhân
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


17

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

viên mới để đáp ứng nhu cầu phát triển quy mô của ngân hàng.
II. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
2.1. Khái quát về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân
hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại là hình thức
tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối
tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác. Giá
trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Tài trợ của ngân hàng thương mại trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu là hình thức cho vay mang lại hiệu quả cao, an toàn,
đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh. Tín
dụng tài trợ xuất nhập khẩu được phát triển với nhiều hình thức phong phú, đa
dạng đã mang lại hiệu quả tích cực cho hoạt động ngoại thương. Do khả năng
tài chính có hạn mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải lúc nào
cũng có đủ tiền để thanh toán tiền hàng nhập hay đầu tư sản xuất hàng xuất
dẫn đến phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng phục vụ mình. Khi thị trường
kinh tế thương mại thế giới ngày càng mở rộng, nhu cầu về thị trường tiêu thụ
hàng hoá càng lớn thì nhu cầu tài trợ càng cao.
2.1.1. Chính sách tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam
Chính sách tín dụng xuất nhập khẩu của VIB dựa trên cơ sở chính sách
tín dụng chung của ngân hàng.
Với tầm nhìn của VIB là phấn đấu trở thành ngân hàng sáng tạo và
hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam, VIB đã có các chiến lược phân khúc
khách hàng theo các đối tượng, ngành nghề, địa bàn...để phục vụ khách hàng
được tốt nhất, đặc biệt VIB phân loại khách hàng trọng tâm để có chính sách

tốt nhất cho khách hàng. VIB hướng tới mọi đối tượng khách hàng là doanh
nghiệp, trong đó VIB đặc biệt chú trọng đến đối tượng doanh nghiệp vừa và
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

18

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

nhỏ.
Theo VIB, khách hàng trọng tâm là những khách hàng có uy tín, tình
hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả; đang sử
dụng hoặc sẽ sử dụng nhiều dịch vụ do VIB cung cấp và mang lại hoặc sẽ
mang lại giá trị cao cho VIB; có hoặc sẽ có mối quan hệ lâu dài, gắn bó với
VIB. VIB đặc biệt hướng đến những doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh
nghiệp sử dụng đa dịch vụ, những doanh nghiệp có mối quan hệ, gắn bó lâu
dài với VIB.
Đối với doanh nghiệp lớn, VIB ưu tiên thu xếp vốn đầu tư theo dự án.
Với các doanh nghiệp và và nhỏ, VIB chú trọng các sản phẩm cho vay và tài
trợ nhằm tối ưu hóa vòng quay của vốn, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Cùng với việc đáp ứng nhu cầu thường xuyên, VIB có thể linh hoạt
cấp vốn cho doanh nghiệp để giải quyết các tình huống khẩn cấp phát sinh
ngoài dự tính thông qua các giải pháp như thấu chi tài khoản, ứng vốn nhanh
trên hợp đồng tiền gửi,… Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm đáp ứng từng
nhu cầu riêng lẻ của doanh nghiệp, VIB thực hiện triển khai các gói sản phẩm
theo ngành với nhiều tiện ích ưu đãi phù hợp với đặc thù riêng của từng

ngành.Các gói sản phẩm ngành ngoài việc hỗ trợ vốn nhanh chóng, kịp thời
cho doanh nghiệp còn cho phép doanh nghiệp tiếp cận sử dụng các dịch vụ
phi tín dụng khác với chính sách phí ưu đãi, đặc biệt VIB cung cấp miễn phí
các dịch vụ gia tăng khác như: hỗ trợ thông tin ngành hàng, thị trường, tổ
chức các buổi hội thảo, tọa đàm về các ngành, có các chính sách chăm sóc
khách hàng đặc biệt vào các ngày lễ tết…
2.1.2. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam
* Tài trợ nhập khẩu: tài trợ thế chấp bằng lô hàng nhập khẩu, tài trợ thế
chấp tài sản khác
. Tài trợ thực hiện thanh toán nhập khẩu theo các hình thức chuyển tiền
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

(TTR), nhờ thu (D/A, D/P), thư tín dụng (L/C).
. Phát hành L/C với tỷ lệ ký quỹ ưu đãi, linh hoạt.
. Ký hậu vận đơn/phát hành bảo lãnh nhận hàng.
. Hỗ trợ nguồn thanh toán bằng nhiều loại ngoại tệ, tỷ giá ưu đãi.
. Tư vấn các vấn đề liên quan đến giao dịch nhập khẩu: rủi ro thanh toán
quốc tế, rủi ro tỷ giá, các giải pháp bảo hiểm tốt nhất với mức giá ưu đãi nhất
được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam - là các đối tác
của VIB.

Đặc biệt các doanh nghiệp còn được hưởng các ưu đãi:
. Tư vấn miễn phí nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
. Phí dịch vụ ưu đãi, cạnh tranh, linh hoạt.
. Mức tài trợ cao lên đến 95% giá trị lô hàng nhập khẩu với lãi suất ưu
đãi, tài sản bảo đảm linh hoạt.
* Tài trợ xuất khẩu
. Tài trợ xuất khẩu trước hoặc/và sau khi giao hàng với các sản phẩm đa
dạng: tài trợ vốn lưu động, tài trợ xuất khẩu bằng VND lãi suất siêu ưu đãi,
chiết khấu hối phiếu, chiết khấu bộ chứng từ.
. Thông báo và kiểm tra miễn phí các điều khoản, điều kiện của L/C.
. Thu hộ tiền hàng xuất khẩu theo hình thức thanh toán L/C và nhờ thu.
. Tư vấn về các điều khoản của L/C xuất, tư vấn lập bộ chứng từ theo
L/C xuất.
. Được tư vấn và cung cấp các giả pháp bảo hiểm tốt nhất với mức giá
ưu đãi nhất bởi các công ty bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam - là đối tác của
VIB.
Đặc biệt các doanh nghiệp còn được hưởng ưu đãi:
. Tư vấn miễn phí rủi ro tỷ giá.
. Phí dịch vụ ưu đãi, linh hoạt.
. Tài trợ xuất khẩu trước và sau khi giao hàng với tỷ lệ cao (đến 95%
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng


theo hình thức L/C), lãi suất ưu đãi, tài sản bảo đảm linh hoạt.
. Tỷ giá mua ngoại tệ cạnh tranh nhất.
Các sản phẩm:
- Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu
. Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động ngay sau khi giao hàng.
. Được tư vấn lập bộ chứng từ miễn phí.
. Thời gian xử lý chứng từ nhanh.
. Mức tài trợ cao, thoả mãn nhu cầu.
. Lãi suất cho vay thấp, phí giao dịch ưu đãi.
. VIB với hệ thống đặc biệt danh cho việc theo dõi tiền về, kinh nghiệm
đôn đốc Ngân hàng nước ngoài, đảm bảo doanh nghiệp sẽ nhận được tiền đầy
đủ và nhanh nhất.
- Chiết khấu hối phiếu
. Được hỗ trợ vốn ngoại tệ để phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước.
Tiết kiệm được chi phí vay vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
. Mức chiết khấu cao và linh hoạt tuỳ theo phương thức thanh toán (tối
đa 90% giá trị hối phiếu).
. Thủ tục chiết khấu đơn giản, thuận tiện. VIB xem xét cấp hạn mức
chiết khấu để doanh nghiệp chủ động sử dụng.
. Được tư vấn miễn phí lập chứng từ và các vấn đề liên quan đến
phương thức thanh toán.
- Tài trợ xuất khẩu bằng VND với lãi suất siêu ưu đãi
. Được tài trợ vốn kịp thời - trước giao hàng ngay khi có hợp đồng ngoại
thương hoặc L/C xuất khẩu.
. Lãi suất siêu ưu đãi - vay VND với lãi suất ngoại tệ. Mức tài trợ cao,
tối đa 95% giá trị L/C.
. Giảm thiểu rủi ro tỷ giá thông qua giao dịch kỳ hạn: VIB cam kết mua
lại nguồn ngoại tệ của doanh nghiệp khi tiền hàng.
SVTH: Đặng Thị Phương Nga


Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

21

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

. Được tư vấn miễn phí về lập chứng từ và các vấn đề liên quan đến
phương thức thanh toán.
2.1.3. Quy trình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP
Quốc tế Việt Nam
Quy trình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của VIB dựa trên cơ sở quy
trình cấp tín dụng chung của ngân hàng.
* Bước 1: Khi khách hàng có nhu cầu thì bộ phận quản lý khách hàng sẽ
tư vấn thủ tục hồ sơ cấp tín dụng.
* Bước 2: Khách hàng cung cấp hồ sơ.
Bộ phận quản lý khách hàng sẽ kiểm tra hồ sơ, thẩm định sơ bộ và đối
chiếu với các chính sách của VIB. Đối chiếu các điều kiện phê duyệt hạn mức
tín dụng đối với trường hợp cấp tín dụng theo hạn mức.
* Bước 3: Quản lý khách hàng (QLKH) lên kế hoạch thẩm định thực tế
và lập đề nghị định giá.
* Bước 4: QLKH cùng với bộ phận định giá tài sản bảo đảm thẩm định
thực tế.
(Cấp tín dụng theo hạn mức không có bước 3 và 4)
* Bước 5: QLKH lập đề nghị thẩm định bộ chứng từ, thẩm định lô hàng
nhập khẩu và lập đề nghị thẩm định uy tín ngân hàng thanh toán.
Bộ phận giao dịch thanh toán quốc tế sẽ thực hiện kiểm tra bộ chứng từ,

lô hàng nhập khẩu.
Định chế tài chính sẽ kiểm tra uy tín của ngân hàng thanh toán.
* Bước 6: QLKH chấm điểm khách hàng và lập tờ trình lên cấp phê
duyệt cơ sở.
Cấp phê duyệt cơ sở có thể phê duyệt, hoặc nếu không thì tái thẩm định
và chuyển lên cấp phê duyệt cao hơn.
* Bước 7: Thông báo quyết đinh tới khách hàng.
* Bước 8: QLKH lập và gửi đề nghị thực hiện giao dịch.
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

22

GVHD: Đặng Thị Thuý Hồng

Nếu được phê duyệt sẽ ký kết hợp đồng.
Bộ phận giao dịch tín dụng sẽ hoàn thiện bảo đảm tiền vay và giải ngân.
QLKH sẽ lưu hồ sơ theo quy định.
* Bước 9: Theo dõi, chăm sóc khách hàng
QLKH lên lịch thăm hỏi, chuẩn bị nội dung kiểm tra thực tế sau đó
thông báo và hẹn gặp khách hàng để kiểm tra thực tế. Lập báo cáo trình lên cấp
phê duyệt cơ sở để nhận ý kiến chỉ đạo thực hiện. Lưu hồ sơ, chứng từ theo quy
định.
* Bước 10: Theo dõi lịch trả nợ và thu hồi nợ
Ngân hàng thực hiện thu hồi nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng. Đến ngày
trả nợ các doanh nghiệp phải chủ động chi trả nếu không ngân hàng có quyền

trích thu từ tài khoản của doanh nghiệp. Nếu hết hạn doanh nghiệp không trả
được nợ ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và tính lãi phạt. Nếu vì lý do
nào đó được ngân hàng chấp nhận doanh nghiệp có thể xin gia hạn nợ theo
quy định tín dụng.
* Bước 11: Kết thúc hợp đồng sau khi doanh nghiệp đã trả hết nợ gốc và
lãi cho ngân hàng.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Trong hoạt động tín dụng của VIB thì hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn về tổng doanh số. Chúng ta có thể theo dõi
số liệu về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong 3 năm qua tại VIB
sau đây:

Bảng 3: Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu
SVTH: Đặng Thị Phương Nga

Lớp: Thương mại Quốc tế 48


×