Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Khả năng đáp ứng của VN về thủy sản của thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.79 KB, 2 trang )

Phân tích khả năng đáp ứng của VN về những quy định đối với nhập khẩu thủy sản
của thị trường EU
I/ Thực trạng XK Thủy sản VN sang EU năm 2017
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trong tháng 10 đạt 168,803 triệu USD, tăng
37,5% so với cùng kỳ 2016 và 8,84% so với tháng 9. Cộng dồn 10 tháng, xuất khẩu thủy sản
vào thị trường EU đạt giá trị 1,215 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ 2016 => EU trở
thành thị trường xuất khẩu thủy sản số 1 của Việt Nam. Trong khối EU, Hà Lan là thị trường
có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất
II/ Thực trạng khả năng đáp ứng quy định đối với nhập khẩu thủy sản của EU






EU đã cảnh báo "thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam, do chưa đáp ứng được các yêu cầu về
vấn đề kiểm soát đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý
Qua kiểm tra, đoàn công tác của EU cho rằng, hoạt động quản lý khai thác thuỷ sản của Việt
Nam chưa có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các quy định của EU về IUU
Theo đó, Việt Nam phải hoàn thiện thiện thể chế quản lý, quản lý đội tàu khai thác phù hợp
với nguồn lợi, hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng, thực xác
nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản và ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam
khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung mà theo đánh giá của EU vẫn cần tiếp tục hoàn thiện
như việc tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài... EU vẫn cho rằng,
việc hoàn thiện thế chế là chưa đạt yêu cầu. Do vậy, từ ngày 23/10/2017, EU chính thức
tuyên bố rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam.
III/ Khả năng đáp ứng của VN
1.Về vĩ mô
a) Chính sách của nhà nước dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản









Đã ban hành Luật Thủy sản mới nhất 2017
Chính sách khuyến ngư: Đầu tư tập huấn kiến thức, xây dựng mô hình sản xuất, cung cấp
tài liệu, tham quan học hỏi các điển hình được tăng cường...
Chính sách hỗ trợ thiên tai: Hàng năm, chính phủ cung cấp ngân sách để khắc phục hậu
quả do thiên tai gây ra.
Cung cấp vốn tín dụng trong nuôi trồng thủy sản: Các ngân hàng thương mại đã có hoạt
động cho vay vốn phát triển nuôi trồng thủy sản.
Chính sách thuế: Nhằm khuyến khích phát triển đội tàu xa bờ, Chính phủ đã bãi bỏ thuế
khai thác tài nguyên và thuế thu nhập doanh nghiệp cho tàu thuyền khai thác thủy sản
Các dự án, chương trình về xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản khai thác
và nuôi trồng của Việt Nam đã được triển khai
Chính phủ đã đầu tư, tham gia các tổ chức tiêu chuẩn thế giới về đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, môi trường... nhằm đạt được các chứng chỉ quốc tế

1


b, Hiệp định EVFTA : Ngay khi EVFTA có hiệu lực (2018), khoảng 50% số dòng thuế của
EU dành cho thủy sản Việt Nam sẽ được xóa bỏ. 50% số dòng thuế còn lại được xóa bỏ theo
lộ trình từ 3-7 năm.
c, Chính sách đối phó với “thẻ vàng” IUU






Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 45 về những giải pháp cấp bách để sớm thoát khỏi thẻ
vàng trong vòng 6 tháng
Trên cơ sở Luật Thủy sản (sửa đổi) đã tiếp thu tối đa các khuyến nghị của EC về khai
thác bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý.
Đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức tập huấn cho ngư dân, chủ tàu, các doanh nghiệp cũng
như hệ thống quản lý nhà nước
Tổ chức thanh, kiểm tra, kiểm soát sản phẩm khai thác tại cảng và thực hiện nghiêm xác
nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm hải sản theo quy định;

d, Cách đối phó với biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ
thương mại của EU:




Việt Nam nên học cách thích nghi với những thay đổi của EU trong trường hợp những
quy định đó phản ánh những ưu tiên dài hạn của người tiêu dùng EU.
Việt Nam cũng nên tranh thủ các cuộc đối thoại, đàm phán song phương để đưa ra những
ý kiến bình luận của mình đối với những thay đổi nói trên.
Về phía các hiệp hội, doanh nghiệp, cần chủ động tìm hiểu thông tin để có phương án
phòng tránh và đối phó kịp thời với các nguy cơ liên quan.

2. Về vi mô ( Khả năng thích ứng của doanh nghiệp)





Hàng thuỷ sản của ta đang gặp phải những rào cản môi trường rất lớn. Hơn nữa thị trường
EU lại là thị trường có tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt và có thể thay đổi theo hướng ngày càng
nghiêm ngặt hơn. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam là công nghệ chế biến và bảo quản sản
phẩm thuỷ hải sản còn lạc hậu => Cần có sự đầu tư mạnh mẽ để đổi mới công nghệ, nâng
cao chất lượng sản phẩm, tổ chức lại khâu kiểm tra chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của
khách hàng nước ngoài.
Nhân lực ngành Thủy sản : Đào tạo nhiều, chất lượng chưa theo kịp, nhu cầu đào tạo lại
nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện nay trở nên vô cùng cấp bách.
Trước xu thế máy móc tự động hóa thay thế con người, nguồn nhân lực phải trang bị kiến
thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Số lượng công
nhân bị ảnh hưởng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không hẳn đã thất nghiệp mà họ sẽ
chuyển sang quá trình học cách vận hành các loại máy móc tinh vi, hiện đại, để không đứng
ngoài thị trường lao động trong tương lai.

2



×