Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.29 KB, 82 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HÀ VĂN CƯỜNG

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã ngành: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2018


2

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong luận văn “Bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo pháp luật Việt Nam” là công
trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả, do tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhung. Mọi kết
quả nghiên cứu của các công trình khoa học khác được sử dụng trong luận văn
này đều được giữ nguyên ý tưởng và được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ đúng theo
quy định.
Vậy tác giả luận văn viết Lời cam đoan này, kính đề nghị Trường Đại Học
Kinh Tế - Luật xem xét cho phép được bảo vệ luận văn của mình.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả

Hà Văn Cường


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCN
CP
ĐHQG

QTG
TAND
TPAM
TP HCM
SĐBS
SHTT

Cộng hóa xã hội chủ nghĩa
Chính phủ
Đại học Quốc gia
Nghị định
Quyền tác giả
Tòa án nhân dân
Tác phẩm âm nhạc
Thành phố Hồ Chí Minh
Sửa đổi bổ sung

Sở hữu trí tuệ

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC..............................................................................................13
1.1Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc...................13


4

1.1.1Bảo hộ..................................................................................................13
1.1.2 Quyền tác giả......................................................................................14
1.1.3 Tác phẩm Âm nhạc.............................................................................16
1.1.4 Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.................................18
1.2 Đặc trưng của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.........19
1.3 Điều kiện để bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc...................21
1.4 Chủ thể được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc..................27
1.5 Lịch sử quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.......................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................37
CHƯƠNG 2: CÁC QUYỀN CỦA TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC
.............................................................................................................................38
2.1 Quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. 38
2.1.1 Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.....................38
2.1.2 Quyền tài sản.......................................................................................49
2.2 Thời hạn bảo hộ các quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc...................57
2.3 Giới hạn quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.....................................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG II...................................................................................63
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC..............................................................................................64

3.1 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc..............64
3.2 Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc..................................................................................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG III..................................................................................75
KẾT LUẬN.........................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................80


5


6

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có các quy định về bảo hộ quyền tác giả,
các quy định này được ghi nhận trong các văn bản Pháp luật như Bộ luật Dân sự,
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009,… về cơ bản, các quy định
này đã tạo hành lang pháp lý, góp phần tích cực trong việc bảo hộ quyền tác giả
nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng.
Trong thực tế hiện nay, quan hệ pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền tác
giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng là một trong
những quan hệ phát sinh thường xuyên, rộng rãi nhất. Tuy nhiên, việc hiểu và áp
dụng đúng các quy định pháp luật trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc còn rất nhiều hạn chế. Với sự phát triển đi lên của nhân loại, các
quan hệ xã hội cũng ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn, dẫn đến việc
các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đã ra đời trước đây đã bộc lộ một

số nét bất cập không còn phù hợp với thực tiễn hiện tại. Cùng với đó là sự bùng
nổ của công nghệ thông tin, công nghệ giải trí, mạng viễn thông, mạng Internet,
… thì quyền tác giả cũng như quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đang bị
xâm phạm với số lượng, tính chất ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Bên cạnh
đó, Pháp luật về quyền tác giả hiện nay chưa đồng nhất, còn nhiều bất cập,
vướng mắc dẫn đến việc các cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, các cơ
quan tư pháp thực hiện việc bảo vệ quyền tác giả và cả ngay chính bản thân các
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cũng như bên sử dụng tác phẩm âm nhạc gặp
rất nhiều khó khăn, lúng túng khi áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để
giải quyết, tham gia các quan hệ pháp luật về quyền tác giả.


7

Chính vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc theo Pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ
của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc nói riêng, trong những năm qua đã nhận được nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu lý luận và những người hoạt động thực tiễn trong
lĩnh vực sở hứu trí tuệ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, bài
viết liên quan đến vấn đề này. Qua tìm hiểu, nghiên cứu các nguồn tài liệu gồm:
Một số luận án, luận văn, bài viết, đề tài khoa học, sách nghiên cứu như:
luận văn Thạc sĩ của tác giả Ngô Ngọc Phương, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội (Năm
2006) đề tài: Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập công
ước Berne; luận văn Thạc sĩ của tác giả Quản Tuấn An, Đại học Luật Hà Nội

(Năm 2009), đề tài: Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ
thuật số - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Đề tài khoa học cấp trường của tác
giả Vũ Thị Hải Yến và Nguyễn Minh Tuấn, trường Đại học Luật Hà Nội (Năm
2010) đề tài: Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế; luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Triển, Khoa
Luật – ĐHQG Hà Nội (Năm 2013) đề tài: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
văn học dân gian theo pháp luật Việt Nam; luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn
Anh Đức, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội (Năm 2014) đề tài: Bảo hộ quyền tác giả
trước những xâm phạm từ Internet trên thế giới và Việt Nam phân tích dưới góc
độ quyền con người; Bài viết: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh,
của tác giả Trần Văn Hải, Đại học Luật Tp.HCM (Năm 2012).


8

Một số sách, báo, tạp chí như: Sách chuyên khảo Quyền tác giả trong
không gian ảo của Nguyễn Thị Hồng Nhung (Năm 2015);…
Nhận thấy rằng, các công trình, đề tài khoa học được nghiên cứu trong
những năm qua tập trung nghiên cứu trong phạm vi chung về quyền tác giả trong
đó có đề cập đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả hoặc nghiên cứu ở một khía cạnh
của vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong một số lĩnh vực hoặc một số đối tượng cụ
thể.
Hiện nay, cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về quyền tác giả đối với tác
phẩm ẩm nhạc. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu ở một số khía cạnh khác nhau
của pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc như: so sánh với pháp
luật quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc; quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc phái sinh;… chưa có đề tài nghiên cứu tổng quát về
quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và trong bối cảnh với sự phát triển của
Internet như hiện nay, thì các vụ việc xâm phạm đến quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc ngày càng nhiều.

Vì vậy, đây chính là một khía cạnh, một lĩnh vực cần được tiếp tục nghiên
cứu một cách khoa học để làm rõ vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc. Đây cũng là lý do mà tác giả chọn đề tài bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm âm nhạc theo pháp luật Việt Nam để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ
luật học của mình.
3.

Những điểm mới của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nghiên cứu bao quát
về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong phạm vi góc độ các quy
định của pháp luật Việt Nam.


9

Về lý luận: Luận văn tổng hợp và đưa ra các khái niệm mới về Bảo hộ,
quyền tác giả, tác phẩm âm nhạc và khái niệm Bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc. Bên cạnh đó luận văn nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về
bảo hộ quyền tác giả đối với riêng tác phẩm âm nhạc, chỉ ra những đặc điểm, đặc
trưng riêng.
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành có
liên quan về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, làm rõ các
quy định của pháp luật, chỉ ra các bất cập của pháp luật trong việc bảo hộ quyền
tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc.
Về thực tiễn: Luận văn trình bày các vấn đề thực tiễn về áp dụng pháp luật
trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, chỉ ra những khó
khăn, vướng mắc khi áp dụng pháp luật để thực hiện việc bảo hộ.
Từ thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, luận văn
kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục bất cập pháp luật và nâng cao

hiệu quả trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
4.

Mục đích nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý luận trong việc bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm âm nhạc.
Thứ hai, chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành đối với việc bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc.
Thứ ba, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng pháp luật vào việc
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.


10

Thứ tư, đưa ra các giải pháp góp phần khắc phục bất cập pháp luật và nâng
cao hiệu quả trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
5.

Phạm vi nghiên cứu đề tài và phương pháp nghiên cứu

5.1

Phạm vi nghiên cứu

Trong điều kiện, khả năng nghiên cứu đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu
làm rõ các vấn đề lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật theo
quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Tác giả sử dụng Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013

hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
sở hữu trí tuệ. Vì vậy trong suốt luận văn tác giả sẽ dùng thuật ngữ Luật sở hữu
trí tuệ để nói Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Bên cạnh đó sử dụng một số văn bản
có liên quan như Bộ Luật Dân sự và các văn bản dưới Luật khác có liên quan.
Luận văn chỉ nghiên cứu về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, không nghiên cứu các quyền liên
quan và chỉ nghiên cứu đối với các tác phẩm mà tác giả là người Việt Nam,
không nghiên cứu các tác phẩm của tác giả nước ngoài được bảo hộ tại Việt
Nam.
Thực trạng nghiên cứu trên phạm vi cả nước.
5.2

Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp logic, phương pháp lịch sử: Phương pháp này nhằm để
phân tích lịch sử hình thành và quá trình phát triển của các quy định pháp lý về
bảo hộ quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói


11

riêng. Đồng thời, làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận có liên quan đến việc bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích luật viết: Nhằm tổng hợp các quy định
pháp luật có liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, phân
tích các quy định pháp luật để chỉ ra được những bất cập.
- Phương pháp diễn giải, bình luận: Phương pháp này được sử dụng với
mục đích đánh giá các quy định của pháp luật có liên quan đến đề tài, đánh giá
tình hình chung, nêu lên những thực trạng cũng như kiến nghị một số giải pháp.

6.

Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội
dung của luận văn gồm 03 chương theo bố cục như sau:
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC
Chương này khái quát các cơ sở lý luận, xây dựng các khái niệm làm rõ
các đặc trưng, điều kiện, đối tượng và chủ thể được bảo hộ đối với tác phẩm âm
nhạc để làm cơ sở tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng ở Chương 1.
Chương 2: CÁC QUYỀN CỦA TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM
NHẠC.
Chương này nghiên cứu các quyền của tác giả theo quy định của pháp luật
hiện hành. Trên cơ sở quy định pháp luật để tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy
định của pháp luật trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
Chương 2 của luận văn cũng nghiên cứu và chỉ ra một số các bất cập của quy


12

định pháp luật và kiến nghị sửa đổi các quy định của pháp luật nhằm giải quyết
các bất cập và nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM ÂM NHẠC
Chương này chỉ ra các hành vi xâm phạm thường gặp và các biện pháp xử
lý hiện nay, đánh giá về hiệu quả của các biện pháp bảo vệ quyền tác giả và tìm
ra các nguyên nhân.



13

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ÂM NHẠC
Quyền tác giả đã được quy định trong pháp luật Việt Nam mà cụ thể là
pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đây là một trong những quyền cơ bản và quan trọng
được pháp luật ghi nhận và bảo hộ nhằm khuyến khích sự sáng tạo trí tuệ và
ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền tác giả.
Các tác phẩm âm nhạc chính là một phần của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Quyền tác giả trong lĩnh vực này cũng đã được pháp luật ghi nhận và là một
phần quan trọng trong nội dung của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm
văn học, âm nhạc, nghệ thuật,… chính là đối tượng được bảo hộ của quyền tác
giả. Quyền tác giả nói chung và quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc nói riêng
đều có một số đặc trưng riêng và để được bảo hộ thì các tác phẩm phải đáp ứng
một số điều kiện nhất định.
Trong phần này, tác giả sẽ lần lượt khái quát, làm rõ các khái niệm, đặc
trưng, điều kiện bảo hộ và chủ thể được bảo hộ của quyền tác giả đối với tác
phẩm âm nhạc.
1.1

Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

1.1.1 Bảo hộ
“Bảo hộ” là một từ gốc Hán – Việt, ghép từ hai từ đơn “bảo” và “hộ”.
Trong đó, “Bảo” có nhiều nghĩa nhưng khi ghép với chữ “hộ” thì được hiểu
nghĩa là “giữ; giữ gìn”; tương tự, “hộ” cũng là từ đa nghĩa. Trong từ “bảo hộ” thì
“hộ” có nghĩa là “che chở”. Từ các thành phần cấu tạo của từ Hán – Việt kể trên


14


có thể hiểu khái niệm từ “Bảo hộ” nghĩa là “giữ gìn che chở”1 hoặc “giúp đỡ,
che chở”.
Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa thì từ “bảo hộ” có nghĩa là “che chở,
không để bị tổn thất hay xâm phạm”2. Một từ gần nghĩa khác với “bảo hộ” là
“bảo vệ” cũng có ý nghĩa tương tự.
Theo tìm hiểu của tác giả thì trong các văn bản quy phạm pháp luật tại
Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa pháp lý chung nào cho từ “Bảo
hộ”. Tuy nhiên, từ “bảo hộ” vẫn xuất hiện khá nhiều trong câu chữ, điều luật của
các văn bản pháp luật. Có một số định nghĩa về “bảo hộ” nhưng tùy từng lĩnh
vực mà từ “bảo hộ” được định nghĩa khác nhau. Nó thường xuất hiện trong một
cụm từ hoặc một câu để phụ trợ cho nghĩa của từ hoặc cụm từ trong câu và góp
phần hình thành nên các khái niệm pháp lý trong văn bản pháp luật, ví dụ như:
“Bảo hộ quyền tác giả”, “Bảo hộ thương mại”, “Chính phủ bảo hộ”...
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, để có
thể hiểu một cách khái quát về “bảo hộ” tác giả nhận thấy cần phải có một khái
niệm chung, khái quát được hết ngữ nghĩa của từ “bảo hộ” để làm cơ sở đi sâu
tìm hiểu các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc “bảo hộ”. Vì vậy, tác giả xây
dựng khái niệm về “bảo hộ” như sau:
Bảo hộ là “giữ gìn, hỗ trợ và ngăn chặn sự xâm phạm, gây tổn thất”.
1.1.2 Quyền tác giả
Quyền tác giả, theo tiếng Anh nghĩa là quyền sao chép, vì từ “coppyright”

1

Xem: />
2

Xem: />


15

được ghép từ “coppy” (sao chép) và “right” (quyền)3.
Quyền tác giả là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này.
Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa
(cũng còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền, thí dụ như các bài
viết về khoa học hay văn học, sáng tác âm nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp,
phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân
và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm do mình sáng tạo
ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi
một tác phẩm được ghi, giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ.
Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này của tác giả trực
tiếp sáng tạo ra và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.
Ở mỗi quốc gia, pháp luật về quyền tác giả trao cho tác giả, chẳng hạn
nhạc sỹ, nhà văn công bố tiểu thuyết, người viết phần mềm, nhà thiết kế trang
web và các tác giả sáng tạo khác sự bảo hộ pháp lý. Đối với các sáng tạo văn học
và nghệ thuật của họ, thường được gọi là “tác phẩm". Pháp luật về quyền tác giả
trao cho tác giả của tác phẩm một nhóm độc quyền đối với tác phẩm của họ
trong một thời hạn nhất định. Những quyền này cho phép tác giả kiểm soát việc
sử dụng tác phẩm của mình theo nhiều cách khác nhau và nhận được tiền thù lao
khi có người sử dụng tác phẩm của mình. Hơn nữa, pháp luật về quyền tác giả
cũng trao cho tác giả “quyền nhân thân” nhằm bảo vệ danh tiếng của tác giả và
sự toàn vẹn của tác phẩm. Ngoài ra, đối với mỗi hình thức tác phẩm khác nhau
thì có thời hạn bảo hộ khác nhau, tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Công
ước Berne cho phép tác giả được hưởng quyền tài sản suốt đời cộng thêm tối
thiểu 50 năm sau đó. Tuy nhiên, các quốc gia tuân thủ Công ước Berne được
3

Đoàn Đức Lương (2011), Giáo trình pháp luật sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Huế.



16

phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn.
Bộ Luật Dân sự không có quy định thế nào là quyền tác giả và quyền liên
quan. Lần đầu tiên Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về khái niệm quyền tác
giả và có trong các văn bản pháp luật hướng dẫn về Luật Sở hữu trí tuệ như Nghị
Định 100/2006/NĐ-CP (Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định Nghị định 100) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên
quan.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá
nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu, bao gồm các quyền nhân
thân và quyền tài sản (Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ 2005). Đối
tượng được bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa
học và nghệ thuật. Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các loại hình tác
phẩm được bảo hộ bao gồm: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo
trình và các tác phẩm khác, bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, tác phẩm báo
chí, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình,
mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian,...Về mặt pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm
quy định điều chỉnh quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học 4.
1.1.3 Tác phẩm Âm nhạc
“âm nhạc” hiểu theo nghĩa của từ ngữ Tiếng Việt thông thường là “nghệ
thuật dùng những hình thức tổ hợp âm thanh nhất định để diễn đạt tư tưởng, tình
4

Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh



17

cảm”5. Các yếu tố chính của âm nhạc bao gồm: cao độ, âm điệu, nhịp điệu, âm
sắc, tốc độ.
Trong lĩnh vực pháp luật trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam mà cụ
thể hơn nữa là lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì cũng không có một định nghĩa pháp lý
nào về âm nhạc trong các văn bản pháp luật mà thường là đi kèm với một cụm từ
pháp lý khác như: tác phẩm âm nhạc, bảo hộ tác phẩm âm nhạc,…
Đối với từ khái niệm “tác phẩm” theo nghĩa từ Tiếng Việt thông dụng là
“công trình do các nghệ sĩ, các nhà văn hóa, các nhà khoa học tạo nên”6.
Trong lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ thì khái niệm “tác phẩm” cũng
đã phần nào được định nghĩa. Tại Hiệp định TRIPS và Công ước Berne (1971),
cụ thể tại khoản 1 Điều 2 Công ước Berne quy định: “Tác phẩm văn học và
Nghệ thuật bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và
nghệ thuật mà không phụ thuộc vào cách thức và hình thức thể hiện…”. Như vậy
có thể thấy rằng, khái niệm “tác phẩm” không được định nghĩa riêng thế nào là
một tác phẩm mà chỉ được quy định các tác phẩm thuộc lĩnh vực nào thì được
bảo hộ.
Tại Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã định nghĩa: “Tác phẩm là
các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, thể hiện
bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào”. Theo quy định này thì có thể thấy
rằng, pháp luật Việt Nam đã quy định có phần rõ ràng và bao quát hơn về khái
niệm “tác phẩm”.

5

Xem: />
6


Xem: />

18

Tuy nhiên, khái niệm “Tác phẩm âm nhạc” lại được quy định rất cụ thể tại
Điều 12, Nghị định 100/2006/NĐ – CP, theo đó: “tác phẩm âm nhạc là tác phẩm
được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc có
hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không”.
Theo tác giả thấy rằng, định nghĩa khái niệm pháp lý về “Tác phẩm âm
nhạc” theo quy định tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP nêu trên vẫn chưa đầy đủ.
Vì trong thời đại công nghệ số hiện nay, các tác phẩm âm nhạc được các nghệ sĩ
nghiệp dư, không chuyên tạo ra rất nhiều dựa trên những giai điệu điện tử và
được ghi âm trực tiếp. Hình thức này cũng được xem là một tác phẩm âm nhạc
tuy nhiên nó lại không được thể hiện dưới dạng nốt trong bản nhạc hoặc các ký
tự âm nhạc nhưng Nghị định đã quy định.
Vì vậy, tác giả xây dựng một khái niệm mới về “tác phẩm âm nhạc” như
sau: Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản
nhạc hoặc các ký tự âm nhạc có hoặc không có lời hoặc các bản ghi âm thanh
sử dụng công nghệ giai điệu điện tử, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay
không.
1.1.4 Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Từ những khái niệm đã được phân tích và được tác giả xây dựng mới nêu
trên. Để khái quát toàn diện và làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu ở các nội dung
sau, tác giả đưa ra khái niệm mới về Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc như sau:
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là bảo vệ, giữ gìn và hỗ
trợ nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích của tổ
chức, cá nhân đối với các tác phẩm âm nhạc do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.



19

1.2 Đặc trưng của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Để được bảo hộ, quyền tác giả phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ
do Luật Sở hữu trí tuệ quy định. Quyền tác giả khác biệt so với quyền sở hữu tài
sản vật chất hữu hình. Do đó, Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể nội dung, giới
hạn quyền và thời gian bảo hộ quyền tác giả để cho mọi cá nhân, tổ chức hiểu rõ
những quyền nào mà các chủ thể được hưởng đối với từng đối tượng được bảo
hộ, những quyền này chịu giới hạn và sự bảo hộ là vĩnh viễn hay trong một thời
hạn nhất định.
Việc bảo hộ quyền tác giả nói chung mang một số đặc trưng nhất định và
việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng mang các đặc trưng
chung này.
Những đặc trưng chung của quyền tác giả mà Luật Sở hữu trí tuệ 2005
quy định gồm:
Thứ nhất, quyền tác giả được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung
và giá trị nghệ thuật. Đối với một tác phẩm âm nhạc được bảo hộ thì tác phẩm
luôn có tính sáng tạo mang dấu ấn riêng của cá nhân tác giả cho dù tác phẩm đó
nội dung có như thế nào và có hàm chứa giá trị nghệ thuật hay không thì tác
phẩm vẫn được bảo hộ. Đặc trưng này thể hiện việc coi trọng sự sáng tạo trí tuệ
nói chung trong đó có các sáng tạo âm nhạc.
Thứ hai, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm;
hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động. Theo quy định của pháp
luật Việt Nam thì tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trên bản
nhạc hoặc các ký tự âm nhạc, khi các nốt nhạc hoặc các ký tự âm nhạc này được
tác giả dùng để sáng tạo ra một bản nhạc được thể hiện ra trên mặt giấy, trên máy


20


vi tính hoặc trên một vật chất nào đó thì đây chính là hình thức vật chất thể hiện
của một sáng tạo âm nhạc và khi tác phẩm được định hình thì ngay lập tức cơ
chế tự động bảo hộ được thực thi mà tác giả không cần đăng ký bảo hộ.
Thứ ba, trong quyền tác giả, chỉ có quyền nhân thân được bảo hộ tuyệt đối
còn quyền tài sản thì không được bảo hộ một cách tuyệt đối mà trong một thời
hạn nhất định. Đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật nói chung và tác phẩm
âm nhạc nói riêng thì đều có chung những đặc quyền mà pháp luật ban cho tác
giả để cho phép tác giả thực thi việc bảo hộ gọi chung là quyền tác giả, trong
quyền tác giả có quyền nhân thân và quyền tài sản, theo nguyên tắc chung những
gì thuộc về cá nhân tác giả sẽ vĩnh viễn không thể tách rời như tên, tuổi,…Vì vậy
những quyền nhân thân này được bảo hộ vĩnh viễn. Đối với quyền tài sản thì có
sự khác biệt, tài sản có giá trị vật chất kinh tế nên ví dụ trong trường hợp tác giả
chết thì nếu các quyền tài sản không được khai thác thì rất lãng phí cả về vật chất
lẫn giá trị tinh thần cộng đồng nên vì vậy, pháp luật quy định bảo hộ có thời hạn
đối với các quyền này. Điều đó dẫn đến khi nói đến việc bảo hộ quyền tác giả thì
không có tác phẩm nào được bảo hộ tuyệt đối mà chỉ trong một thời hạn nhất
định và tác phẩm âm nhạc cũng vậy.
Ngoài ra, theo tác giả luận văn, riêng đối với tác phẩm âm nhạc thì âm
nhạc là nghệ thuật lấy âm thanh làm phương tiện biểu hiện, khắc họa cuộc sống
và thể hiện tư tưởng tình cảm con người. Âm nhạc có tính trừu tượng nó
không thể hiện đầy đủ các chi tiết thực chỉ mô tả chung nhưng tạo cho ta cảm
giác, hứng thú mạnh mẽ và sự liên tưởng phong phú. Tình trừu tượng của âm
nhạc gắn với trí tưởng tượng của con người.


21

Âm nhạc là tiếng nói tình cảm sâu sắc, nó đi thẳng trực tiếp vào trái tim
con người và không thể diễn tả bằng lời. Nghệ thuật âm nhạc có khả năng lớn tác
động đến vần đề giáo dục tình cảm. Thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của

thời đại. Nó góp phần tích cực thúc đẩy xã hội phát triển.
Vì vậy, tựu chung lại, nghệ thuật âm nhạc là nghệ thuật biểu hiện cảm xúc
của con người với con người và cuộc sống bằng âm thanh, là nghệ thuật diễn ra
trong thời gian, nghệ thuật động, nghệ thuật của thính giác. Nó luôn gắn bó với
con người và đòi hỏi hoạt động biểu hiện trực tiếp của con người. Vì vậy, đây
chính là những đặc trưng cơ bản của tác phẩm âm nhạc khác biệt so với các loại
hình nghệ thuật khác như nghệ thuật văn chương, nghệ thuật tạo hình…
1.3 Điều kiện để bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
Tại khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ định nghĩa tác phẩm như sau: “Tác
phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể
hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Do vậy tác phẩm phải là những
sáng tạo tinh thần của tác giả trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể
hiện dưới một phương tiện hay hình thức nhất định. Tác phẩm âm nhạc cũng như
các tác phẩm văn học, nghệ thuật khác, để được pháp luật bảo hộ quyền tác giả thì
phải đáp ứng các yếu tố sau:
Thứ nhất, tác phẩm phải là thành quả của quá trình lao động trí tuệ mang
tính chất sáng tạo và chủ thể của hoạt động sáng tạo này là các tác giả thông qua
quá trình lao động trí óc, kinh nghiệm và yếu tố hỗ trợ khác. Vì vậy, tác phẩm hết
sức phong phú và đa dạng, chứa đựng những giá trị tinh thần và giá trị kinh tế,
công chúng đón nhận được nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định.
Thứ hai, tác phẩm được bảo hộ phải đảm bảo tính nguyên gốc, tức là phải


22

do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ
bất kỳ một tác phẩm nào khác. Mỗi quốc gia, ý nghĩa chính xác về tính nguyên
gốc là khác nhau trong pháp luật về quyền tác giả. Việc xác định tác phẩm “gốc”
trong từng lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật dựa trên căn cứ thể hiện quá
trình lao động sáng tạo của tác giả, những “chất riêng” do tác giả sáng tạo ra.

Thực tế, có những trường hợp sao chép, mà tác phẩm gốc và tác phẩm sao chép
tương tự nhau hoặc giống nhau song người bình thường không thể nhìn thấy
được. Ví dụ, rất nhiều các tác phẩm âm nhạc trong và ngoài nước bị "ăn cắp",
những bức tranh nổi tiếng của danh họa Picasso luôn là đối tượng của những kẻ
chuyên sao chép và làm giả tranh, tuy nhiên những bức tranh "giả" đó sẽ không
được bảo hộ, bởi nó không tuân thủ tính nguyên gốc và không thể hiện sự sáng
tạo một cách độc lập.
Mặc dù đã có tiêu chí xác định tác phẩm âm nhạc mang tính nguyên gốc
nhưng khi có tranh chấp, tác giả phải chứng minh tác phẩm đó được sáng tạo độc
lập hoặc nếu có sử dụng tác phẩm của người khác thì phải chỉ rõ phần sử dụng
này để có thể xác định tính nguyên gốc của tác phẩm của mình và bảo đảm
quyền của tác giả khác.
Thứ ba, tác phẩm chỉ được bảo hộ hình thức thể hiện như dưới dạng văn
bản, dạng file mềm kỹ thuật số trên máy tính hay dưới một dạng vật thể cụ thể,
chứ không bảo hộ nội dung ý tưởng. Hình thức thể hiện bằng văn bản rất đa dạng
tùy thuộc vào loại hình tác phẩm như tác phẩm văn học (thơ, tiểu thuyết,
truyện...), tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh, thư pháp...). Cũng như tác phẩm còn
được thể hiện dưới dạng vật thể, nghĩa là dưới dạng hình khối nhất định. Điều 6
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được
sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt


23

nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa
công bố, đã đăng ký hay chưa. Bên cạnh đó, tác phẩm còn được thể hiện dưới
dạng vật thể, nhưng đa số các loại hình tác phẩm trên đều được sử dụng trong
hoạt động xuất bản.
Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh và ổn định chính trị cũng như lợi ích chung
của cộng đồng, nhà nước không bảo hộ những tác phẩm có nội dung: chống lại

nhà nước, phá hoại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm
lược; truyền bá tư tưởng văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi
tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mĩ tục; tiết lộ bí mật
của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, đời tư của công dân và bí mật khác do
pháp luật quy định; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm
vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm
của công dân. Những tác phẩm có nội dung đó không được nhà nước bảo hộ và
cũng không được sử dụng để xuất bản dưới bất kỳ hình thức xuất bản nào. Thoạt
nghe có vẻ như điều này mâu thuẫn với đặc trưng cơ bản đã phân tích ở trên là
tác phẩm âm nhạc được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung hay giá trị nghệ
thuật, nhưng để tác phẩm được bảo hộ thì trước hết tác giả và nội dung tác phẩm
đó phải tuân thủ pháp luật, không vi phạm pháp luật. Ở mỗi quốc gia có những
quan điểm lập pháp và quan điểm chính trị khác nhau, vậy nên trong từng lĩnh
vực cụ thể đều phải đảm bảo tuân thủ pháp luật là điều trước tiên. Tại Việt Nam
và nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc sử dụng sáng tạo nghệ thuật, âm nhạc
để tuyên truyền các văn hóa phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến an ninh, quốc
phòng, an toàn, trật tự xã hội hoặc xúc phạm sai trái đến cá nhân khác được xem
là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến nhiều khách thể được pháp luật bảo vệ và
xâm phạm quyền con người. Vì vậy, một khi tác phẩm đã vi phạm pháp luật thì


24

đương nhiên cũng không được pháp luật bảo hộ.
Ngoài ra, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật quy
định điều kiện để một tác phẩm được bảo hộ phải đảm bảo được định hình dưới
một hình thức nhất định. Điều 3 Công ước cũng quy định rõ các nước thành viên
tham gia nếu theo luật pháp nước mình quy định "coi sự tuân thủ các thủ tục
như lưu chiếu, đăng kí, thông báo như là một điều kiện để một tác phẩm được
bảo hộ thì cũng phải coi đây là một điều kiện bảo hộ theo Công ước"7. Các tác

phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào việc công bố hoặc chưa công bố nếu
như quốc gia có tác phẩm đó là thành viên của Công ước. Nếu là công dân hay
cư dân của một nước là thành viên Công ước Berne, hoặc đã công bố tác phẩm
tại một trong số các nước thành viên của Công ước, thì tác phẩm sẽ tự động được
hưởng sự bảo hộ quyền tác giả theo quy định trong Công ước Berne ở tất cả các
nước thành viên còn lại của Công ước này. Ngoài ra, tác phẩm cũng sẽ được bảo
hộ ở các nước thành viên khác giống như các nước đó bảo hộ các tác phẩm của
công dân nước mình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc bảo hộ quyền tác giả có tính
chất lãnh thổ. Tác phẩm chỉ được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng
được các tiêu chuẩn pháp lý được quy định bởi pháp luật về quyền tác giả của
nước muốn bảo hộ tác phẩm của mình. Vì vậy, mỗi nước có hệ thống bảo hộ
quyền tác giả riêng biệt, dựa trên một hay nhiều đạo luật quy định.
Đối với tác phẩm âm nhạc, điều kiện về hình thức của tác phẩm âm nhạc
để được pháp luật bảo hộ được quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2006/NĐ-CP
theo đó, tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới hình thức dạng nốt
trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ
7

Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện sở hữu trí tuệ Liên bang Thụy Sỹ (2002), Các điều ước Quốc tế về sở hữu
trí tuệ trong quá trình hội nhập, NXB Bản đồ, Hà Nội.


25

thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Như vậy, đối với tác phẩm âm
nhạc phải đảm bảo điều kiện về hình thức luật định như trên thì mới được bảo
hộ.
Quy định về điều kiện hình thức để bảo hộ đối với tác phẩm âm nhạc như
hiện nay là không còn phù hợp. Trong thực tiễn khi áp dụng quy định pháp luật
này là việc quy định hình thức tác phẩm âm nhạc là dùng tổ hợp các nốt nhạc

được thể hiện trên bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc cho thấy sự bất hợp lý khi
đối chiếu với quy định này và gây khó khăn cho tác giả khi thực hiện quyền này.
Bởi vì hiện nay xu thế tạo ra các bản nhạc điện tử đang ngày càng thịnh hành,
người sáng tạo sử dụng các thiết bị điện tử tạo ra âm thanh hoặc dùng một tiếng
động, lời nói, tiếng kêu động vật,… và thể hiện dưới dạng biểu đồ sóng âm thanh
được thu trên một phần mềm máy tính. Sau đó, kết hợp các âm thanh ấy (Mix)
để tạo ra một bản nhạc thường là không lời khá độc đáo và được công chúng đón
nhận và chúng ta không khó để tìm thấy những bản nhạc như thế trên internet.
Tác giả luận văn đã tham khảo ý kiến một vài chuyên gia hiện đang hoạt
động trong lĩnh vực âm nhạc về vấn đề có ghi nhận những âm điệu như nêu trên
là âm nhạc hay không? Thì đã nhận được nhiều quan điểm trái chiều. Có người
cho rằng đó không phải là âm nhạc mà là tạp âm vì vậy không thể được công
nhận và bảo hộ quyền tác giả. Có ý kiến lại cho rằng vấn đề này cũng cần được
xem xét vì đó cũng là một sự thể hiện tính sáng tạo từ các âm thanh.
Theo quan điểm của tác giả luận văn cho rằng, những âm thanh không thể
hiện được bằng nốt mà bằng một dạng khác như dạng sóng được các nghệ sĩ kết
hợp sáng tạo ra một bản nhạc hoàn chỉnh và có thể sử dụng để trình diễn thì đó là
một sáng tạo rất mới, cần được công nhận và có thể sẽ thay đổi lại cả lý luận về


×