Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GIÁO án SINH 10 SOAN THEO HUONG MOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.19 KB, 11 trang )

Tiết PPCT : 31,32,33,34,35,36,37
Ngày soạn : 27 – 3 - 2017
Ngày dạy : 28 – 3 - 2017

CHUYÊN ĐỀ 10. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

1. Tên chuyên đề :
Chuyên đề này gồm các bài
Bài 29 : Cấu trúc các loại virut.
Bài 30 : Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ
Bài 31 : Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.

Bài 32 : Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Bài 33: Bài tập. Ôn tập phần sinh học vi sinh vật.
Kiểm tra học kì II.
Trả và sửa bài kiểm tra học kì II. Hệ thống hóa kiến thức.
2. Mục tiêu chuyên đề
a. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm virut, trình bày được tóm tắt các đặc điểm cấu tạo, hình thái của virut , biết phân loại
virut.
- Giải thích được các thuật ngữ : capsome, capsit, nucleocapsit……..
- Tóm tắt 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ
- Phân biệt được chu trình tiềm tan và sinh tan.
- Hiểu được HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ
hội.
- Nắm được thế nào là vi rút gây bệnh cho VSV, TV và côn trùng để thấy được mối nguy hiểm của chúng,
không những gây hại đối với sức khỏe con người mà còn gây hại cho nền kinh tế quốc dân.
- Hiểu được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số
sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp.
- Nắm được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó
nâng cao ý thức phòng tránh, giứ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.


- Nắm được các khái niệm cơ bản về miễn dịch.
- Phân biệt được các loại miễn dịch.
b.Kỹ năng :
- Hiểu được bản chất cơ bản của virut và vi khuẩn.
- Phát hiện kiến thức từ thông tin
- Phân tích, tổng hợp khái quát kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thức tế bằng cơ sở khoa học.
c. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, tránh các bệnh truyền nhiễm.
- Ham hiểu biết và say mê khoa học.
- Tìm hiểu được ứng dụng của virut trong thực tiễn đời sống.
3. Xác định nội dung trọng tâm của chuyên đề :
- Cấu trúc các loại virut.
- Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ
- Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.

- Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
4. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp
- Tranh phóng to hình 29.1, 29.2, 29.3 SGK.
- Tranh phóng to hình 30 SGK “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- Tranh hình SGK phóng to quá trình xâm nhập của vi rút vào tế bào bạch cầu.
- Tranh phóng to hình 30 SGK “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”.
- Các thông tin tuyên truyền về đại dịch AIDS.
- Phiếu học tập 1 : Hoàn thành bảng sau
Điểm phân biệt
Miễn dịch dịch thể

Đặc điểm

Tác dụng


Miễn dịch tế bào
-

Phiếu học tập 2 : Hoàn thành bảng sau

Tên bệnh

VSV gây bệnh

Đáp án phiếu học tập 1:

Phương thức lây truyền

Cách phòng tránh


Điểm phân biệt

Đặc điểm

Tác dụng

Miễn dịch dịch thể

Sản xuất ra kháng thể nằm trong
dịch thể(máu, sữa, dịch hạch bạch
huyết)

Làm nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại

virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các độc
tố do chúng tiết ra

Có sự tham gia của các tế bào T
độc

Tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị
nhiễm độc và ngăn cản sự nhân lên của
virut

Miễn dịch tế bào

Đáp án phiếu học tập 2:
Tên bệnh

VSV gây bệnh

Phương thức lây truyền

Cách phòng tránh

Tả, lị

Vi khuẩn

Qua ăn uống (tiêu hoá)

Vệ sinh ăn uống

HIV/AIDS


VR HIV

3 cách: qua máu; quan hệ tình dục;
mẹ sang con

An toàn trong truyền máu và
tình dục

Cúm

VR cúm

Hô hấp

Cách li nguồn bệnh

Lao

Vi khuẩn lao

Hô hấp

Cách li bệnh
Vệ sinh môi trường

- Tranh, ảnh sưu tầm được
- Thảo luận, vấn đáp.
- Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình.
5. Định hướng phát triển năng lực :

a. Năng lực chung
- Năng lực tự học : Học sinh tự xác định mục tiêu của chuyên đề
- Năng lực giải quyết vấn đề : Hiểu được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được
nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp.
- Năng lực tư duy sáng tạo: Nắm được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các
tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giứ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
- Năng lực tự quản lý : Quản lý thời gian, làm chủ bản thân
- Năng lực giao tiếp : Có hình thức, ngôn ngữ phù hợp, lịch sự nhã nhặn, tôn trọng, lắng nghe, phản ứng tích
cực trong hoạt động nhóm.
- Năng lực hợp tác : Phân công trách nhiệm, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời
mỗi cá nhân tự ý thức về trách nhiệm của mình trong nhóm.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) : Tra Google xác định các nội dung của bài
học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Sử dụng hợp lý từ vựng và mẫu câu trong giao tiếp, ghi chép và thuyết trình.
b. Năng lực chuyên biệt :
- Kĩ năng quan sát:
+ Quan sát các đặc điểm cấu tạo, hình thái của virut, biết phân loại virut.
+ Quan sát 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ
- Năng lực phân loại: capsome, capsit, nucleocapsit, chu trình tiềm tan và sinh tan.
- Năng lực nghiên cứu khoa học :
+ Hiểu được HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ
hội.
+ Nắm được thế nào là vi rút gây bệnh cho VSV, TV và côn trùng để thấy được mối nguy hiểm của chúng,
không những gây hại đối với sức khỏe con người mà còn gây hại cho nền kinh tế quốc dân.
- Năng lực xác định mối liên hệ : Thấy rõ được mối lên hệ giữa vệ sinh thân thể và sự lây lan dịch bệnh.
6. Tiến trình dạy học :

Nội dung 1 : Cấu trúc các loại virut. (Thời lượng : 45 phút)
a. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh :
- Sách giáo viên, sách giáo khoa.

- Hình 29.1 ; 29.2 ; 29.3 sách giáo khoa trang 115, 116.
b. Hoạt động thầy – trò :
Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức


Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm virut,
cấu tạo virut, hình thái virut
Bước 1. GV nêu câu hỏi (cá nhân)
- Đọc SGK và nêu khái niệm virut?
- Cấu tạo virut gồm những thành phần
nào?
- Điểm khác biệt giữa hệ gen virut và hệ
gen tế bào?
- Thế nào là capsome, capsit,
nucleocapsit?
- Đặc điểm vỏ ngoài của một số virut?
Nếu virut không có vỏ ngoài thì gọi là gì?
- Đọc SGK và tìm hiểu xem hình thái
virut có gì đặc biệt?
- Yêu cầu học sinh đọc lại thí nghiệm
của Franken và Conrat. Hãy giải thích tại
sao virut phân lập được không phải là
chủng B?
- Virut có là thể vô sinh không?
- Có thể nuôi virut trên môi trường nhân
tạo như vi khuẩn được không?
Bước 2. (3 phút)
- HS nghiên cứu SGK, độc lập trả lời.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3.
- GV gọi HS báo cáo kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét,
đánh giá.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Cấu trúc các loại virut .
1.Khái niệm virut .
- Là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ
(tính bằng nm)
- Cấu tạo rất đơn giản.
- Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
- Gồm 2 nhóm lớn :
+ Virut ADN : virut đậu mùa, viêm gan B…
+ Virut ARN : virut cúm, virut sốt xuất huyết, virut viêm não
Nhật Bản.
2.Cấu tạo virut
Gồm 2 thành phần cơ bản :
- Lõi là axit nuclêit (hệ gen): có thể là AND (chuỗi đơn hoặc
chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép).
-Vỏ là prôtêin (capsit) : bao bọc bên ngoài để bảo vệ lõi axit
nuclêit.
-Hệ gen tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép.
-Nhiều đơn vị prôtêin là capsome tạo nên capsit, phức hợp gồm
axit nuclêit và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit.
-Vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin , trên mặt vỏ có các gai
glicoprotêin làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp virut bám lên bề mặt
tế bào chủ.

-Virut không có vỏ ngoài là virut trần.
3.Hình thái virut
Mỗi virut thường được gọi là hạt, hạt virut có 3 loại cấu trúc
:xoắn, khối và hỗn hợp.
- Cấu trúc xoắn : capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit
nuclêit. Ví dụ :virut khảm thuốc lá, virut dại.
- Cấu trúc khối : capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20
mặt tam giác đều. Ví dụ :virut bại liệt, virut mụn cơm.
- Cấu trúc hỗn hợp :cấu tạo phức tạp, đầu có cấu trúc khối, đuôi
có cấu trúc xoắn. Ví dụ :virut đậu mùa, Phagơ.

Các năng lực được hình thành: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực quan
sát, năng lực tư duy, năng lực so sánh, liệt kê.
Nội dung 2 : Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ. (Thời lượng : 45 phút)
a. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh :
- Hình 30 sgk trang 119
- Vở ghi, vở soạn.
- Phiếu học tập
b. Hoạt động thầy – trò :
Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1. Tìm hiểu chu trình nhân lên của virut trong tế
bào chủ.
Bước 1. GV nêu câu hỏi (cá nhân)
- Trình bày từng giai đoạn trong chu trình nhân lên của
virut?
- Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số tế bào
nhất định?

Bước 2. (3 phút)
- HS nghiên cứu SGK, độc lập trả lời.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3.
- GV gọi HS báo cáo kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về HIV/ AIDS
Bước 1.
GV chia nhóm hoạt động
Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm HIV/AIDS? Tại sao HIV gây
nên hội chứng suy giảm miễm dịch ở người?

I. Chu trình nhân lên của virut trong tế bào
chủ.
- Hấp phụ : Virut dùng gai glicôprôtêin để
bám vào bề mặt tế bào chủ
- Xâm nhập :Virut động vật đưa cả vỏ và lõi
vào trong sau đó cởi vỏ để giải phóng axit
nuclêit. Phagơ dùng ezim lizôzim phá huỷ
màng tế bào để bơm axit nuclêit vào tế bào
chất, vỏ nằm bên ngoài
- Sinh tổng hợp : Virut sử dụng enzim và
nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêit
và prôtêin cho mình
- Lắp ráp : Lắp axit nuclêit vào prôtêin để
tạo thành virut hoàn chỉnh
- Phóng thích : Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt
chui ra ngoài (khi virut nhân lên làm tan tế

bào thì gọi là chu trình tan).
II. HIV/ AIDS
a.Khái niệm : HIV là virut gây suy giảm
miễn dịch ở người vì chúng có khả năng gây


Nhóm 2: Tìm hiểu 3 con đường lây truyền bệnh ? Thế nào là
bệnh cơ hội?
Nhóm 3: Tìm hiểu 3 giai đoạn phát triển bệnh AIDS ? Các
đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao?
Nhóm 4 Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh AIDS?
Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh
lây nhiễm HIV/AIDS?
Bước 2.
- HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Tiến hành thảo luận theo sự phân công.
Bước 3.
Nhóm 1 và 2 thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng.
Nhóm 3, 4 tiến hành thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.
GV: Tại sao nhiều người không hề hay biết mình bị nhiễm
HIV/AIDS. Điều đó nguy hiểm thế nào đối với toàn xã hội?
HS: Thời gian ủ bệnh HIV/AIDS rất lâu, khi còn chưa biểu
hiện triệu chứng thì người bệnh không biết mình bị nhiễm HIV
nên không có biện pháp phòng ngừa, để lây nhiễm cho người
thân và cộng đồng.

nhiễm và phá huỷ một số tế bào của hệ thống
miễn dịch.

b.3 con đường lây truyền HIV
- Đường máu
- Đường tình dục
- Mẹ truyền sang con.
c.3 giai đoạn phát triển của bệnh.
- Giai đoạn sơ nhiễm (cửa sổ) : kéo dài 2
tuần – 3 tháng, thường không biểu hiện triệu
chứng.
- Giai đoạn không triệu chứng : kéo dài 110 năm. Số lượng tế bào limphô T-CD 4 giảm
dần.
- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS :
xuất hiện các bệnh cơ hội tiêu chảy, viêm da,
sưng hạch, lao, mất trí, sút cân, sốt cao chết.
d. Biện pháp phòng ngừa.
- Hiểu biết vế HIV/AIDS
- Sống lành mạnh
- Vệ sinh y tế
- Bài trừ tệ nạn xã hội.

Các năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực so sánh, liệt kê,
năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Nội dung 3 : Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn. (Thời lượng : 45 phút)
a. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh :
- Hình 31 sgk trang 123.
- Vở ghi, vở soạn.
- Phiếu học tập
b. Hoạt động thầy – trò :
Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức


Hoạt động 1. Tìm hiểu các virut kí sinh ở VSV, TV và
côn trùng:
Bước 1. GV nêu câu hỏi (cá nhân)
- Con người đã lợi dụng VSV để sản xuất những sản
phẩm gì phục vụ cho đời sống?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu VSV bị VR tấn công?
- Tại sao VR gây bệnh cho TV không tự xâm nhập
được vào trong tế bào ? VR xâm nhập vào tế bào như thế
nào?
- Cây bị bệnh có những triệu chứng nào? Để phòng
bệnh cho cây cần những biện pháp gì?
- VR gây bệnh cho côn trùng có những dạng nào và
cách gây bệnh như thế nào?
Bước 2. (3 phút)
- HS nghiên cứu SGK, độc lập trả lời.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3.
- GV gọi HS báo cáo kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
GV giúp HS phân biệt 2 dạng:
+ Nhóm chỉ kí sinh ở côn trùng
+ Nhóm kí sinh ở côn trùng sau đó mới nhiễm vào
người và ĐV.
GV Tích hợp BĐKH : Đặc tính xâm nhập và lây lan
của virút vào côn trùng là cơ sở để sản xuất thuốc trừ sâu
sinh học, giảm ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 2. Tìm hiểu ứng dụng của virut trong thực

tiễn
Bước 1. GV nêu câu hỏi (cá nhân)
- Em hãy cho biết ứng dụng của virut trong thực tế?
- SX chế phẩm sinh học dừa trên cơ sở nào?

I. Các virut kí sinh ở VSV, TV và côn trùng:
a. VR kí sinh ở VSV (phagơ):
- Có khoảng 3000 loài.
- VR kí sinh hầu hết ở VSV nhân sơ (xạ khuẩn, vi
khuẩn,…) hoặc VSV nhân chuẩn (nấm men, nấm
sợi,..)
- VR gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh
như sản xuất kháng sinh, sinh khối, thuốc trừ sâu
sinh học, mì chính,…
b. VR kí sinh TV:
- Có khoảng 1000 loài.
- QT xâm nhập của VR vào TV:
+ VR không tự xâm nhập được vào TV.
+ Đa số VR xâm nhập vào tb TV nhờ côn trùng.
+ Một số VR xâm nhập qua vết xây xát, qua hạt
phấn hoặc phấn hoa, giun ăn rễ hoặc nấm kí sinh.
- Cách phòng bệnh do VSV: Chọn giống cây sạch
bệnh. Vệ sinh đồng ruộng. Tiêu diệt vật trung gian
truyền bệnh.
c. VR kí sinh ở côn trùng:
- Xâm nhập qua đường tiêu hóa.
- VR xâm nhập vào tb ruột giữa hoặc theo dịch
bạch huyết lan ra khắp cơ thể.
- Gây bệnh cho côn trùng hoặc dùng côn trùng
làm ổ chứa rồi thông qua côn trùng gây bệnh cho ĐV

và người.
II. Ứng dụng của virut trong thực tiễn:
a. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học: (VD
như sản xuất interferon – IFN)
Quy trình:
-Tách gen IFN ở người nhờ enzim.
-Gắn gen IFN vào ADN của phagơ tậo nên phagơ
tái tổ hợp.


- Quy trình SX và vai trò của chế phẩm IFN?
- Vì sao trong NN cần sử dụng thuốc trừ sâu từ VR?
Thuốc trừ sâu từ VR có ưu điểm như thế nào?
Bước 2. (3 phút)
- HS nghiên cứu SGK, độc lập trả lời.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3.
- GV gọi HS báo cáo kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
GV Tích hợp BĐKH : chúng ta cần tăng cường sử
dụng thuốc trừ sâu vi sinh thay thế thuốc trừ sâu hóa
học. Sử dụng phương pháp đấu tranh sinh học, bảo vệ
môi trường, bảo vệ thiên địch, bảo vệ sức khỏe con người.

-Nhiễm phagơ tái tở hợp vào E. coli.
-Nuôi E. coli nhiễm phagơ tái tổ hợp trong nồi lên
men để tổng hợp IFN
Vai trò của IFN: sgk

b. Trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ virut: Tính
ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut là có tính đặc hiệu
cao, không gây độc cho người, ĐV và côn trùng có
ích. Dễ sản xuất, hiệu quả trừ sâu cao, giá thành hạ
Tích hợp BĐKH : chúng ta cần tăng cường sử
dụng thuốc trừ sâu vi sinh thay thế thuốc trừ sâu
hóa học. Sử dụng phương pháp đấu tranh sinh học,
bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên địch, bảo vệ sức khỏe
con người.

Các năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực so sánh, liệt kê,
năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Nội dung 4 : Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. (Thời lượng : 45 phút)
a. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh :
- Sách GV, SGK sinh 10.
- Vở ghi, vở soạn.
- Phiếu học tập
b. Hoạt động thầy – trò :
Hoạt động của GV và HS

Hoạt động 1. Tìm hiểu bệnh truyền nhiễm:
Bước 1. GV nêu câu hỏi (cá nhân)

Nội dung kiến thức

I. Bệnh truyền nhiễm:
1.Khái niệm:

- Em hiểu thế nào là bệnh truyền nhiễm?
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này

sang
cá thể khác
- Nêu 3 điều kiện xuất hiện bệnh truyền
Tác
nhân gây bệnh : vi khuẩn, vi nấm, động vật
nhiễm?
nguyên sinh, virut...
- Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền bằng
- Để gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện : độc lực
các con đường nào? Cho ví dụ.
(mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn, con
Bước 2. (3 phút)
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, thống nhất ý
kiến.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3.
- GV gọi HS báo cáo kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

GV : Tiến trình nhiễm bệnh gồm các giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: (phơi nhiễm) cơ thể tiếp xúc
với tác nhân gây bệnh.
- Giai đoạn 2: (ủ bệnh) tác nhân gây bệnh
xâm nhập và phát triển trong cơ thể.
- Giai đoạn 3: (ốm) biểu hiện các triệu
chứng của bệnh.
- Giai đoạn 4: Triệu chứng giảm dần và cơ

thể bình phục.
Tích hợp BĐKH : Để phòng tránh bệnh truyền
nhiễm cần có ý thức vệ sinh môi trường sạch sẽ loại trừ
và hạn chế các ổ VSV gây bệnh phát triển.
Có ý thức giữ vệ sinh chung nơi công cộng : trường
học, bệnh viện..., tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.

Hoạt động 2. Tìm hiểu miễn dịch.
Bước 1. GV yêu cầu HS hoàn thành PHT số 2.
- Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu?

đường xâm nhập thích hợp.

2.Phương thức lây truyền:
a. Truyền ngang: Qua hô hấp, đường
tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp hoặc động vật
cắn, côn trùng đốt, qua vết thương, qua
quan hệ tình dục...
b. Truyền dọc:Truyễn từ mẹ sang thai
nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc
qua sữa mẹ.
3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do
virút:
a. Bệnh đường hô hấp 90% là do virút
như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh,
SARS. Virút xâm nhập qua không khí.
b. Bệnh đường tiêu hoá : virút xâm nhập
qua miệng gây ra các bệnh như viêm gan,
quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày-ruột...
c. Bệnh hệ thần kinh virút vào bằng

nhiều con đường rồi vào máu tới hệ thần
kinh trung ương gây bệnh dại, bại liệt,
viêm não...
d. Bệnh đường sinh dục lây trực tiếp qua
quan hệ tình dục gây nên các bệnh viêm
gan B, HIV...
e. Bệnh da như đậu mùa, sởi, mụn cơm...


- Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào?

II. Miễn dịch: Miễn dịch là khả năng của cơ thể

- Cần có những biện pháp gì để phòng chống lại các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch được
chia làm 2 loại miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
chống bệnh truyền nhiễm?
1.Miễn dịch không đặc hiệu:
Bước 2. (3 phút)
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm, thống nhất ý
kiến.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3.
- GV gọi HS báo cáo kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Trả lời câu lệnh trang126
- Muốn phòng bệnh do virút cần tiêm
phòng vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền

bệnh và giữ vệ sinh cá nhân và môi trường
sống.
Trả lời câu lệnh trang127
- Chúng ta vẫn sống khoẻ mạnh không bị
bệnh do cơ thể có nhiều hàng rào bảo vệ nên
ngăn cản và tiêu diệt trước khi chúng phát
triển mạnh trong cơ thể và hệ thống miễn dịch
đặc hiệu có thời gian hình thành bảo vệ cơ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên
mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp
xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc
hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc
hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
2. Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu xảy
ra khi có sự xâm nhập của kháng nguyên . Được
chia làm 2 loại miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế
bào.

a. Miễn dịch thể dịch: Khi có kháng
nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể sản xuất ra
kháng thể đáp lại sự xâm nhập của kháng
nguyên.
b. Miễn dịch tế bào: Tế bào T độc tiết
prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm khiến VR
không nhân lên được.
3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm:
- Tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát vật
trung gian truyền bệnh và giữ gìn vệ sinh
cá nhân và cộng đồng.


Các năng lực được hình thành: Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực so sánh, liệt kê,
năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Nội dung 5 : Bài tập. Ôn tập phần sinh học vi sinh vật. (Thời lượng : 45 phút)
a. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh :
- Sơ đồ các kiểu dinh dưỡng sgk trang 129.
- Vở ghi, vở soạn.
- Phiếu học tập
b. Hoạt động thầy – trò :
I. Bài tập về quá trình nguyên phân.
1.Tính số tế bào con tạo thành : Có 50 tế bào trải qua 1 số đợt nguyên phân liên tiếp bằng nhau tạo được 6400
tế bào con, hỏi số đợt nguyên phân?
Giải :
50 x = 6400
2x = 6400 : 50 = 128
x=7
2.Tính thời gian nguyên phân: Một hợp tử nguyên phân 5 phút ở đợt đầu tiên, đợt chuyển tiếp 10 phút. Tính thời
gian của đợt phân bào đầu tiên?
Giải :
Thời gian của mỗi đợt là thời gian của 1 chu kỳ nguyên phân
( 4 giai đoạn chính) :
5 x 4 + 10 = 30 (phút)
II. Bài tập về quá trình giảm phân.
1.Tính số giao tử hình thành.
-Số tinh trùng hình thành = số tế bào sinh tinh x 4
-Số trứng hình thành = số tế bào sinh trứng x 1
-Số thể cực tiêu biến = số tế bào sinh trứng x 3
VD : Trong tinh hoàn 1 gà trống có 6259 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng, chỉ có
1/1000 số tinh trùng đó được thụ tinh với trứng. Các trứng được gà mái đẻ ra thu được 32 trứng. Sau khi ấp chỉ nở

23 gà con.
a.Tính số lượng tinh trùng hình thành? Số tinh trùng trực tiếp thụ tinh?
b.Tính số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể cực?
c.Bộ NST của số trứng không nở?(Cho biết gà 2n = 78)
Giải :
a. Số lượng TT hình thành : 4 x 6250 = 25000
- Số TT trực tiếp thụ tinh :25000 / 1000 = 25.
b.Số trứng hình thành = số trứng thu được = 32
- Số lượng tế bào sinh trứng = 32


- Số thể cực bị tiêu biến : 3 x 32 = 96
- Số NST bị tiêu biến trong các thể cực
96 x 39 = 3744
c. Số trứng không nở : 32 – 32 = 9
- Số trứng không nở được thụ tinh : 25 – 23 = 2
- Số trứng không nở không được thụ tinh :32 – 5 = 7
- Số trứng không nở không được thụ tinh có n = 39
- Số trứng không nở được thụ tinh có n = 78
2.Tính số hợp tử tạo ra.
-Số hợp tử tạo thành = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh
-Số hợp tử XX = số tinh trùng X thụ tinh
-Số hợp tử XY = số tinh trùng Y thụ tinh
VD : Ở vùng sinh trưởng của 1 tinh hoàn có 2560 tế bào sinh tinh mang cặp XY đều qua giảm phân hình
thành tinh trùng. Ở vùng sinh trưởng của 1 buồng trứng, các tế bào sinh trứng mang cặp XX đều qua giảm phân tạo
trứng.Trong quá trình thụ tinh của các trứng và tinh trùng nói trên, có 50% tinh trùng X và 40% tinh trùng Y kết
hợp với trứng, trong khi tỉ lệ thụ tinh của trứng là 100%
a.Tìm số hợp tử XX và hợp tử XY thu được.
b.Tính số lượng tế bào sinh trứng ở vùng sinh trưởng của buồng trứng.
Giải :

a. Số TT hình thành : 4 x 2560 = 10240
-Số tinh trùng X = số tinh trùng Y hình thành :10240 / 2 = 5120.
-Số hợp tử XX tạo ra = số tinh trùng X thụ tinh = 5120 x 50/100 = 2560
-Số hợp tử XY tạo ra = số tinh trùng Y thụ tinh :5120 x 40/100 = 2048
b.Số trứng thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 2560 + 2048 = 4608
-Tỉ lệ thụ tinh 100% số trứng hình thành = số trứng thụ tinh = 4608
- Số tế bào sinh trứng = 4608
3. Bài tập về nhà: Có 500 tế bào sinh dục mang cặp XY tạo thành các tế bào sinh dục sơ khai. Ở buồng trứng
có 50 tế bào sinh dục mang cặp XX tiến hành nguyên phân. Tìm số đợt nguyên phân của tế bào tinh trùng và trứng
nói trên?
Đáp số : 5 và 6.

III. Ôn tập chuyển hoá vật chất và năng lượng;
1. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật:

Năng lượng ánh sáng
Chất hữu cơ

2

Kiểu dinh dưỡng

4

1

CO2

3
Năng lượng hoá học


- 1 quang tự dưỡng: vi khuẩn lam,vi tảo…
- 2 quang dị dưỡng: vi khuẩn tía, lục…
- 3 hoá tự dưỡng: vi khuẩn nitrat,lưu huỳnh
- 4 hoá dị dưỡng: vi khuẩn ký sinh,hoại sinh
2. Nhân tố sinh trưởng: Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và khuyết dưỡng.
3. Hãy điền những ví dụ đại diện vào cột 4 trong bảng:
Kiểu hô hấp
hay lên men

Chất nhận êlectron

Sản phẩm khử

Hiếu khí

O2

H2O

Kị khí

NO3–

NO2–, N2O, N2

Ví dụ nhóm vi sinh vật
Nấm, ĐVNS, vi tảo, vi khuẩn
hiếu khí
Vi khuẩn đường ruột

Pseudomonas, Baccillus


Lên men

SO42–
CO2
Chất hữu cơ ví dụ
- Axêtanđêhit
- Axit piruvic

H2S
CH4

Vi sinh vật khử lưu huỳnh
Vi sinh vật sinh mêtan

- Êtanol
- Axit lactic

-Nấm men rượu
- vi khuẩn lactic

IV. Ôn tập sinh trưởng của vi sinh vật:
1.Đường cong sinh trưởng:
- Giải thích các pha sinh trưởng của quần thể vsv trong môi trường nuôi cấy không liên
tục.
2.Độ pH và sinh trưởng của vi sinh vật:
- pH trung tính: nhiều loại vi sinh vật ký sinh, họai sinh
- pH hơi axit: Nấm men

- pH axit: Vi khuẩn Lactic, vi khuẩn gây viêm dạ dày Helicobacter
V. Ôn tập virút:
* Virút nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống?
- Đặc điểm vô sinh: không có cấu tạo tế bào, có thể biến thành dạng tinh thể, không có
trao đổi chất riêng, cảm ứng...
- Đặc điểm của cơ thể sống có tính di truyền đặc trưng, 1 số virút còn có enzim riêng,
nhân lên trong cơ thể vật chủ phát triển...
* Điền nội dung phù hợp vào bảng sau:
Cóvỏ bọc
Loại axit
Vỏ Capsit
Phương thức
STT
Virút
ngoài vỏ
Vật chủ
nuclêic
có đối xứng
lan truyền
capsit
ARN1 mạch 2
1
HIV
Khối

Người
Qua máu..
phân tử
Virút
Cây

Chủ yểu do
2
khảm
ARN 1 mạch
Xoắn
Không
thuốc lá
ĐV chích đốt
thuốc lá
Qua nhiễm
3
Phagơ T2
ADN 2 mạch
Hỗn hợp
Không
E.coli
dịch phagơ
Chủ yếu qua
4
Virút cúm
ARN 1 mạch
Xoắn

Người
sol khí
- Hãy cho ví dụ minh hoạ từng loại miễn dịch (1), (2)
Sức đề kháng của cơ thể

Miễn dịch không đặc hiệu
( hàng rào sinh, hoá, lý học)


Miễn dịch đặc hiệu
( đáp ứng miễn dịch)

Miễn dịch thể dịch (1)

Miễn dịch tế bào(2)

Nội dung 6 : Kiểm tra học kỳ II. (Thời lượng : 45 phút)
I. Mục đích kiểm tra:
1. Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
- Ma trận và đáp án.
- Để kiểm tra đã đảo thành 4.
- Đánh giá sơ kết được mức độ đạt mục tiêu của học sinh
- Lấy thông tin ngược chiều để điều chỉnh kế hoạch dạy học và phương pháp dạy học
- Đánh giá, phân hạng, xếp loại học sinh trong lớp.
2. Học sinh
- Tự đánh giá, tổng kết quá trình học tập.
- Chỉ ra được những “ lỗ hổng” kiến thức bộ môn.


- Rút kinh nghiệm để có kế hoạch phấn đấu trong thời gian tới
II. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận + trắc nghiệm .
III. Đối tượng kiểm tra: Học sinh lớp 10
III. Xác định nội dung đề kiểm tra để lập ma trận
a. Nội dung : kiến thức trong các chủ đề sau:
……………………….
b. Lập ma trận đề
Mức độ nhận thức

Chủ đề
Vận dụng ở cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
thấp

Vận dụng ở cấp độ cao

100% tổng
điểm = 10 điểm
IV. Biên soạn đề kiểm tra theo ma trận :
V. Đáp án và biểu điểm :
Nội dung 7 : Trả bài thi học kỳ và hệ thống hóa kiến thức. (Thời lượng : 45 phút)
7. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức.

Nội dung

Nội dung 1 :
Cấu trúc các
loại virut. Sự
nhân lên của
virut trong tế
bào vật chủ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng


-Trình bày khái
niệm và cấu tạo
của virut.

-Nêu tóm
tắt được
chu kì nhân
lên của
virut trong
tế bào chủ

- HS nắm thêm
được đặc điểm về
hình dạng, axit
nuclêic, vỏ protêin,
vỏ ngoài của 3
loại virut có cấu
trúc xoắn, cấu
trúc khối và cấu
trúc hỗn hợp.

Vận dụng cao
- Phân tích tác
dụng vỏ ngoài
của virut và gai
glicô protêin
trên vỏ ngoài.

Năng lực, kỹ
năng hướng

tới trong chủ
đề
-Năng lực
giải quyết
vấn đề, tra
cứu thông
tin.
-Năng lực
xác định
mối liên hệ

- HS nắm thêm được
cấu tạo của phage.

Nội dung 2 : Sự
nhân lên của
virut trong tế
bào vật chủ
( học ½ bài tiếp
theo). Virut gây
bệnh. Ứng dụng
của virut trong
thực tiễn.

Nội
dung
3
:Bệnh
truyền nhiễm
và miễn dịch


- Trình bày
được tác hại của
virut phage,virut
kí sinh ở thực
vật,virut kí sinh
ở côn trùng,
virut kí sinh ở
động vật và
người.

- Phân biệt
được virut
độc và virut
ôn hoà.

- Nêu được ứng dụng
của virut trong thực
tiễn : Trong sản xuất
các chế phẩm sinh học
như inteferon, trong
nông nghiệp như sản
xuất thuốc trừ sâu

- Học sinh cần
nắm vững trong
giai đoạn hấp phụ
có loại virut chỉ
hấp phụ lên bề
mặt của một loại

tế bào vật chủ, có
loại virut có thể
hấp phụ lên bề
mặt của một vài
loài.

- Kỹ năng
quan sát,
phân tích
kênh hình,
tổng hợp, so
sánh.

- Trình bày
được khái niệm
bệnh truyền
nhiễm, miễn
dịch.

- Nêu được
một số
phương
thức lây
truyền bệnh
truyền
nhiễm và
cách phòng
tránh

- Phân biệt miễn dịch

đặc hiệu và miễn dịch
không đặc hiệu.
- Phân biệt miễn dịch
dịch thể và miễn dịch
tế bào.

- Nắm vững bản
chất của intefêron
và lợi ích to lớn
của intefêron (có
khả năng chống
virut, chống tế bào
ung thư và tăng
khả năng miễn
dịch)

- Tìm hiểu
một số bệnh
truyền
nhiễm
thường gặp
ở người,
động vật và
thực vật ở
địa phương.


Nội
dung
4 :Ôn tập

phần
sinh
học vi sinh
vật.

-Khái niệm sinh
trưởng ở vi sinh
vật.
- Nêu sự sinh
trưởng của vi
sinh vật trong
điều kiện nuôi
cấy không liên
tục và nuôi cấy
liên tục.
- Nêu các yếu tố
ảnh hưởng đến
sinh trưởng của
vi sinh vật

- Phân biệt
các
kiểu
dinh
dưỡng:
quang
tự
dưỡng,
quang
dị

dưỡng, hoá
tự dưỡng,
hoá
dị
dưỡng.
- Phân biệt
hô hấp và
lên men.

- Nêu một số ứng dụng
thực tiễn của quá trình
chuyển hoá vật chất ở
vi sinh vật trong đời
sống.
- Nêu những ứng dụng
thực tiễn của các yếu
tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của vi sinh vật .
- Nắm được các hình
thức sinh sản ở vi sinh
vật.

- Cho biết ở pha
sinh trưởng nào
trong nuôi cấy
không liên tục có
thời gian của một
thế hệ là giá trị
không đổi.


- Kỹ năng
quan sát,
tổng hợp, so
sánh, hệ
thống hóa
kiến thức.

8. Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò.
a. Câu hỏi tự luận :
1. Người ta nói virut nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống, ý kiến của em thế nào?
2. Điền nội dung phù hợp vào bảng sau :
Số
TT

Virut

Loại
axitnuclêic

1
2
3
4

HIV
Virut khảm thuốc lá
Phagơ T2
Virut cúm

ARN

ARN
ADN
ARN

Vỏ capsit có đối
xứng

Có vỏ bọc
ngoài vỏ
capsit

Vật chủ

Phương thức
lan truyền

3. Điền từ vào chỗ …… cho phù hợp :
- So với các loại sữa đặc có đường hay sữa bột thì sữa mẹ có rất nhiều ưu điểm. Sữa mẹ có khả năng giúp trẻ
chống nhiễm trùng vì trong sữa mẹ có nhiều loại ……………………………………. và các
………………………………………
- Trẻ nhỏ và người cao tuổi rất dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch của họ
hoặc…………………….hay………………………hoặc…………………………………nữa.
- Bệnh viêm gan B là do một loại virut được truyền chủ yếu qua đường ……………………
4. Hiện nay đã có thuốc chữa bệnh do virut gây ra chưa? Tại sao?
Trả lời : Chưa. Do virut kí sinh trong tế bào vì thế các thuốc kháng sinh không tác động được đến virut, hoặc
trước khi tiêu diệt được virut thì chính thuốc đã phá huỷ tế bào.
5. Biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh do virut gây ra là gì?
Trả lời :Tiêm văc xin phòng bệnh tại các trung tâm y tế, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh
cá nhân và cộng đồng.
6. Sự xâm nhập của HIV gồm các giai đoạn : Hấp phụ → xâm nhập → sao mã ngược → cài xen → sinh tổng

hợp → lắp ráp → phóng thích
Hãy cho biết sự nhân lên của HIV khác với sự nhân lên của virut mà chúng ta đã học như thế nào? Tại sao có
sự khác nhau đó?
b. Câu hỏi trắc nghiệm :
Câu 1: Bệnh truyền nhiễm là gì ?
A. Bệnh lây truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
B. Bệnh do gen quy định và được truyền từ cá thể này sang cá thể khác.
C. Bệnh bẩm sinh, cá thể mới sinh ra đã có.
D. Bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác.
Câu 2: Cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh trong tiến trình nhiễm bệnh, được gọi là:
A. giai đoạn 1: giai đoạn phơi nhiễm.
B. giai đoạn 2: giai đoạn ủ bệnh.
C. giai đoạn 3: giai đoạn bệnh.
D. giai đoạn 4: triệuchứng giảm dần, cơ thể bình phục.
Câu 3: Bệnh tiêu chảy do virut gây nên lây truyền theo đường:
A. hô hấp.
B. tiêu hóa.
C. quan hệ tình dục.
D. niệu.
Câu 4: Vi rus bám được vào tế bào chủ nhờ gai glycôprôtein của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào chủ. Đây là
giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virut ?
A. Giai đoạn xâm nhập.
C. Giai đoạn lắp ráp.
B. Giai đoạn hấp phụ.
D. Giai đoạn phóng thích.
Câu 5: Virut HIV nhiễm vào tế bào nào ?
A. Tế bào hệ miễn dịch của người.
B. Tế bào gan.
C. Tế bào sinh dục nam.
D. Tế bào sinh dục nữ.



Câu 6: HIV lây truyền theo con đường nào ?
A. Đường máu, tiêm chích, ghép tạng.
B. Đường máu, tình dục và mẹ truyền cho con qua bào thai.
C. Đường máu, tình dục, xâm mình.
D. Côn trùng, ăn uống, sinh hoạt chung.
Câu 7: Bộ gen của hầu hết virut kí sinh ở thực vật là:
A. ARN mạch đơn. B. Hai sợi ARN
C. ADN xoắn kép.
D. Plasmit
Câu 8: Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất ............. để phòng chống
bệnh có hiệu quả. Điền vào chỗ trống (........) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa?
A.inteferon.
B.Thực bào
C.Kháng thể
D.Vacxin
Câu 9: Bệnh nào do virut gây nên lây lan qua đường tình dục ở người ?
A. Viêm gan B, viêm gan C, AIDS.
B. Viêm não nhật bản, bệnh dại.
C. Sởi, đau mắt đỏ.
D. SARS, sốt Ebola.
4.Củng cố và dặn dò:
- Học bài, trả lời các câu hỏi liên quan
- Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm ở địa phương. Chuẩn bị ôn tập thi học kì II.



×