Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập mon ngon ngu truyen thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.11 KB, 10 trang )

Bài làm:
Xã hội càng phát triển, đất nước càng hội nhập với thế giới thì thông
tin trên các phương tiện truyền thông càng trở nên hết sức cần thiết và ngày
càng gắn bó với đời sống các tầng lớp người trong xã hội. Hơn lúc nào hết,
truyền thông ngày nay đang trở thành một phương tiện cung cấp thông tin
hiệu quả nhất và đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Cùng với sự hội nhập
ngày càng sâu của đất nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, lĩnh vực
truyền thông nước ta đã không ngừng đổi mới để phản ánh kịp thời quá
trình phát triển và hội nhập ấy. Do đó, ngôn ngữ truyền thông cũng không
nằm ngoài qui luật ấy, đang phát triển theo một số xu hướng để góp phần
vào sự phát triển của tri thức con người hiện đại.
Xu hướng đầu tiên phải nhắc đến đó là xu hướng chuyển khổ. Xu
hướng này được áp dụng ngày càng rộng rãi nhất là cho báo in. Từ khi Việt
Nam có báo in đã xuất hiện 3 khổ báo chính cho các loại báo, tạp chí là khổ
to, khổ vừa và khổ nhỏ. Ta có thể dễ dàng thấy các tờ báo khổ to là các tờ
báo Nhân dân, báo Hà Nội mới…; báo khổ vừa là các báo Thanh niên, báo
Tiền phong, Tuổi trẻ, Thời báo kinh tế…; và báo khổ nhỏ là các tạp chí như
Mực tím, Hoa học trò…. Lý do khiến báo chí Việt Nam từ khi ra đời cho
tới ngày nay phát triển chủ yếu với 3 khổ giấy đó là do dễ pha từ những
cuộn giấy lớn và tiết kiệm giấy, giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, ta có thể
thấy ở nước ngoài có rất nhiều tờ báo tưởng như giống Việt Nam nhưng
thật ra không phải vậy như: tờ The time của Mỹ, Bangkok post của Thái
Lan. Đó là một xu hướng của báo chí nước ngoài mà hiện nay báo chí Việt
Nam đang học tập, đó là chuyển những khổ báo to thành những khổ vừa và

1


nhỏ có những kích thước khác nhau. Independent của Anh là tờ báo đầu
tiên đi theo xu hướng này. Năm 2003, họ đưa ra bản báo khổ nhỏ, bán cùng
với bản báo khổ to để đảm bảo với độc giả rằng nội dung không có gì thay


đổi. Khách hàng yêu thích tờ báo khổ nhỏ vì nó tiện lợi, đặc biệt là trên
những chuyến tàu đông đúc. Số lượng phát hành của Independent tăng tới
hơn 15%/năm và trong vòng vài tháng, bản báo khổ to biến mất. Khi Times
of London làm theo "chiêu" này thu được kết quả là số lượng phát hành từ
chỗ giảm 8%/năm chuyển thành tăng 3%/năm. "Sự phản đối về thay đổi
format không mạnh như chúng tôi dự kiến", George Brock, biên tập viên tờ
Times khổ nhỏ, nói. "Tôi không khẳng định thay đổi khổ là cách thức duy
nhất để thu hút bạn đọc trẻ tuổi, mà nếu làm đúng thì nó có thể giúp duy trì
số bạn đọc trẻ tuổi và xây dựng sự tin tưởng". Năm ngoái, nhật báo phát
hành tờ báo bản nhỏ Die Welt Kompakt, không có kỳ vọng đăng tải nội
dung y hệt tờ báo khổ to. Dù bản báo nhỏ lấy thông tin từ bản báo lớn,
nhưng một nhóm biên tập viên sắp xếp theo một cách khác hẳn. Đối tượng
độc giả - theo biên tập viên Jan-Eric Peters trong bài phát biểu tại hội nghị
Hiệp hội Báo chí Thế giới hằng năm - bao gồm những người trẻ tuổi, năng
động và không thường xuyên đọc báo, những người không có nhiều thời
gian để đọc báo nhưng muốn nắm được tất cả các tin tức trong vòng không
đến 30 phút. "Welt Kompakt tập trung vào tin tức, trong khi thế mạnh của
bản báo khổ lớn là phản ánh và cơ sở", Peters nói. "Đây là một tờ báo dễ
đọc, về tất cả những gì bạn cần biết".Và chiến lược này đã có hiệu quả. Tờ
báo mới đã góp 10% tăng trưởng số lượng phát hành cho hai tờ báo. Hơn
50% số độc giả của bản gọn nhẹ chưa đến 35 tuổi trước đây không đọc
báo.Ở Việt Nam, ta có thể thấy như ấn phẩm Thời nay của báo Nhân Dân

2


tháng 6-2011 vừa qua đã chuyển thành khổ 29x45 cm thay cho khổ 29x57
cm trước đây, hay tờ Năng lượng mới của Tập đoàn Dầu khí, Thời báo kinh
doanh… Lý do hiện nay mà các tờ báo đi theo xu hướng chuyển khổ là do
thời gian của con người ngày một có hạn, trong một ngày họ di chuyển rất

nhiều, tuy nhiên nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày một tang cao, không còn
cách nào khác, mọi người chọn cách tiếp cận thông tin trong khi di chuyển,
chính bởi lẽ đó, các tờ báo đã đổi khổ từ khổ to sang những khổ nhỏ hơn để
thuận tiện cho mọi người có thể mang đi, đút vào túi xách hay túi áo để có
thể đọc bất cứ lúc nào. Ngoài ra, khi báo thu hẹp khổ tức lượng chữ phải ít
đi buộc bài tin cần ngắn gọn, súc tích mà vẫn đủ ý, mọi người không có
thời gian và đủ kiên nhẫn để đọc những tin dài. Với khổ có kích thước hợp
lý hơn, các tòa soạn có những cách thức làm sao để hướng mắt người đọc
vào những thông tin chính trên tờ báo,có những cách thức tổ chức thông tin
đáp ứng được nhu cầu và thời gian đọc của độc giả, điều này rất khó thực
hiện được ở một tờ báo khổ lớn vì khổ to rất vướng víu, làm độc giả khó
nhìn và khó tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất có thể. Xu hướng
chuyển khổ này của báo chí chính là biểu hiện của sự cạnh tranh thông tin
giữa các tòa soạn báo, nó làm thay đổi cả cách thức đưa tin, hình thức
thông tin, buộc các tòa soạn phải nghĩ ra các phương pháp, cách thức tinh
tế hơn để cung cấp thông tin cho bạn đọc. Xu hướng này được độc giả đón
nhận nhiệt tình, các con số thống kê cho thấy từ khi xu thế này được các tòa
soạn báo áp dụng, ngày càng nhiều người mang báo trên ôtô, xe buýt, tàu
hỏa để có thể cập nhập tin tức trong quá tình di chuyển.
Xu hướng thứ hai của ngôn ngữ truyền thông trong tình hình
hiện nay là ngày càng giảm thiểu kênh văn tự để nhường chỗ cho kênh đồ
3


hình. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình ảnh bao giờ cũng kích thích
thị giác của con người một cách nhanh chóng, hình ảnh cũng có giá trị rất
lớn, có những hình ảnh mang lại cho con người nhiều ý tưởng, suy nghĩ,
cách hiểu chứ không đơn thuần chỉ để minh họa. Kênh đồ hình ở đây không
chỉ bao gồm hình ảnh mà còn là biểu đồ, bản đồ, sơ đồ. Loại hình báo chí
đang áp dụng xu hướng này là báo in, truyền hình và báo mạng điện tử.

Một trong những tòa soạn báo sử dụng kênh đồ hình này là đa số thay cho
kênh văn tự là báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua nước ta có
những vụ tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, khi miêu tả vị trí của tàu
Việt Nam bị cắt cáp ở ngoài Biển Đông, trong khi các báo khác dùng đủ
các từ ngữ để miêu tả, đôi khi miêu tả bằng ngôn từ chưa chắc người đọc có
thể hiểu được, thì báo Tuổi trẻ đã minh họa bằng bản đồ Biển Đông và
đánh dấu vị trí con tàu với những mốc quan trọng của Việt Nam và Trung
Quốc, nhờ đó, độc giả không phải đọc nhiều mà nhìn vào hình có thể hiểu
ngay được, từ đó làm tăng lượng độc giả cho tờ báo. Khi thể hiện sự bất ổn
của những đơn vị tính như giá cả, chỉ số chứng khoán…, báo Tuổi trẻ cũng
đã sử dụng các biểu đồ hình cột đứng, biểu đồ ngang, biểu đồ hình quạt, đồ
thị… Những biểu đồ này rất dễ làm, dễ kiếm từ trên mạng, không mất quá
nhiều thời gian để làm ra nó mà lại mang lại hiệu quả rất cao. Chúng rất
trực quan sinh động, rất dễ tiếp nhận đối với người đọc, chứa đựng hàm
lượng thông tin cao, tiết kiệm thời gian đọc cho công chúng rất nhiều. Báo
chỉ là để phục vụ nhiều thành phần đối tượng độc giả, chính vì vậy đôi khi
nhà báo mắc phải lỗi là nghĩ người đọc đều có thể dễ hiểu được những
thông tin này như mình, đều biết những thông tin chủ yếu nhưng thực ra
không phải như vậy, nên đưa hình ảnh trực quan sinh động thì mọi người ai

4


ai cũng sẽ hiểu được rõ hơn. Có thể lấy ví dụ như vừa qua xảy ra vụ nổ ở
cửa hàng vàng Hoàng Tín trên phố Nguyễn Thái Học là một tuyến phố
chính cùa thành phố Hà Nội, tuy nhiên đa số người ngoại tỉnh chưa từng
đến Hà Nội khi đọc tin sẽ không hình dung được tại sao Nguyễn Thái Học
lại là tuyến phố chính của Hà Nội, do đó chưa thể hiểu được mức độ
nghiêm trọng của vụ việc, nếu thêm vào bài báo đó bản đồ của tiệm vàng,
tuyến phố Nguyễn Thái Học và Hồ Hoàn Kiếm thì độc giả sẽ hiểu ngay

được phố Nguyễn Thái Học là phố nào và tầm quan trọng của vụ việc, thu
hút được sự quan tâm của công chúng. Tóm lại, với quỹ thời gian eo hẹp
của con người cũng như lượng thông tin đòi hỏi ngày càng cao, cần gia
tăng các kênh đồ hình, giảm bớt kênh văn tự, cân bằng lượng đồ hình và
văn tự để người đọc dễ đọc, dễ nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất có
thể.
Xu hướng thứ ba của ngôn ngữ truyền thông là các thông tin khách
quan ngày càng cân bằng với thông tin chỉ dẫn. Điều đó tức là hiện nay
truyền thông không chỉ dừng lại ở cung cấp thông tin, làm gia tăng sự hiểu
biết cho con người về các vấn đề, sự kiện trong xã hội mà còn chỉ dẫn cho
họ biết cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là không nên, cái gì là nên. Xu
hướng này được thể hiện đa dạng ở cả 4 loại hình báo chí hiện đại. Với
truyền hình, các chương trình, kênh chỉ dẫn đã xuất hiện rất nhiều bên cạnh
các thông tin khách quan, tiêu biểu như một vài kênh: kênh O2TV cho khán
giả những thông tin về sức khỏe và cũng chỉ dẫn cách chăm sóc sức khỏe
đúng cách, các kênh mua sắm cũng xuất hiện giúp mọi người mua những
đồ dung tốt và hợp với túi tiền của mình … Với Phát thanh, sau khi chương
trình đưa ra các thông tin cụ thể về một vấn đề nào đó cũng đưa ra lời
5


khuyên cho mọi người. Nếu như truyền hình và phát thanh dùng hình ảnh
và lời lẽ để chỉ dẫn cho mọi người thì báo in và báo mạng điện tử cũng có
những bài báo hướng dẫn, tư vấn, chỉ dẫn cho mọi người. Truyền thông cứ
mỗi lần đề cập đến thông tin thực tế khách quan cũng đưa ra thêm các
thông tin chỉ dẫn để khán giả ngoài nhận thức còn có những hành động cụ
thể đối với vấn đề đó. Thực chất, khán giả có thể chủ động tra cứu bất cứ
vấn đề nào khan giả cần thông qua rất nhiều kênh như tra cứu trên Internet,
gọi điện thoại tư vấn… nhưng thông qua truyền thông, khán giả sẽ nhận
được những sự chỉ dẫn, tư vấn nhanh nhất, đúng nhất và kịp thời nhất, công

chúng tìm đến truyền thông không phải chỉ là để tìm kiếm thông tin mà còn
tìm kiếm lợi ích cho chính bản thân mình. Ta có thể thấy điển hình như khi
có dịch cúm gia cầm H5N1,dịch chân tay miệng, sự xuất hiện bọ xít hút
máu người hay kiến ba khoang…, truyền thông đã làm rất tốt sứ mệnh của
mình trên cả truyền hình, báo in, phát thanh và báo mạng là ngoài thông tin
cho người dân hiểu rõ về các dịch bệnh, còn tư vấn các cách phòng tránh
cũng như chữa trị bệnh. Sự tương tác giữ truyền thông và công chúng giờ
đây không chỉ là hàm lượng thông tin cung cấp mà còn là những chỉ dẫn tốt
giúp công chúng ngày càng tin tưởng và thấy được sức mạnh của truyền
thông.
Xu hướng thứ tư của ngôn ngữ truyền thông tại Việt Nam hiện nay là
càng ngày càng ra tăng gương mặt con người, đó là những minh chứng rất
thực tế, rất sâu sắc, gần gũi góp phần giúp công chúng có những thay đổi
về cả suy nghĩ lẫn hành động. Với truyền thông truyền thống, tiêu chí chọn
lựa gương mặt con người được đánh giá là khá nghiệt ngã với những tấm
gương như những vị anh hùng trong chiến đấu, bác sĩ giỏi, giáo sư, những
6


vị tướng kiệt xuất… Còn hiện nay, tiêu chí lựa chọn gương mặt con người
của Giới truyền thông hiện đại có phần cởi mở hơn, đó là những con người
hết sức đời thường, giản dị, mộc mạc. Ta có thể thấy như các chương trình
“Tấm gương người tốt việc tốt” chỉ toàn là những người nông dân hay thậm
chí là các cháu bé nhưng ẩn trong đó là những tấm gương sáng về học tập,
vượt nghèo khó, có đức hy sinh cao cả hoặc có tấm lòng nhân ái; hay như
chương trình “Người đương thời” có các nhân vật đều là những người có
học vấn thấp, chưa học hết cấp 2 nhưng đã chế tạo ra máy cắt cỏ, phần
mềm chăn nuôi gia súc cho các trang trại… Tiêu chí này của Việt Nam là
học tập của Giới truyền thông Châu Âu, tiêu chí truyền thông hiện đại Châu
Âu là chọn lựa những gương mặt bình thường nhưng đó là những người

biết suy nghĩ, và hành động của họ có tác động tích cực đến cộng đồng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi các tòa soạn báo phát triển tờ báo của mình
theo xu hướng này đã có không ít tòa soạn lạm dụng nó để PR, quảng cáo
cho một số doanh nghiệp để thu hút nguồn đầu tư vào tờ báo mình. Chính
vì lẽ đó cần phân biệt rạch ròi mặt tích cực của xu thế này với sự lạm dụng
nó một cách quá đà, đây chính là sợi chỉ mỏng manh quyết định nhân cách
của nhà báo. Có thể thấy cụ thể như hiện nay ở Việt Nam, bên cạnh các tấm
gương người thật việc thật thì không ít các doanh nghiệp, ca sĩ lạm dụng
những việc từ thiện để đánh bóng tên tuổi của mình, đó là sự giả dối, ca
ngợi vô lối, không có hàm lượng thông tin. Xu hướng này còn trên thế giới
còn kéo theo sự thay đổi quan niệm về ảnh con người. Trước đây, một bức
ảnh con người theo đúng các định mức chuẩn là phải lấy một chút khoảng
không gian phía trên đầu người, không được cắt đi phần đầu hay một bên
mặt. Tuy nhiên bây giờ, quan niệm về ảnh con người trong truyền thông

7


cũng có những thay đổi và cởi mở hơn, không mực thước như xưa. Hiện
nay ta thấy trên các phương tiện truyền thông có ảnh con người nhưng có
thể là mất một chút phía trên đỉnh đầu, hay thiếu một chút phía dưới cằm,
thiếu bên phải và bên trái. Sở dĩ chấp nhận những ảnh con người như vậy vì
nhà sản xuất đang tạo thêm hiệu ứng cho bức tranh cũng như gợi lên những
suy nghĩ của người xem đối với nhân vật trong bức ảnh: để nhấn vào đôi
mắt sâu hoắm và mệt mỏi của những bà mẹ mòn mỏi trông mong người
con, nhà sản xuất có thể cho đang tải hình khuôn mặt người mẹ nhưng
khuyết một chút phần cằm; cũng như để thấy được sự thơ ngây trẻ dại của
khuôn mặt những đứa trẻ bị mất cha mẹ trong một vụ tai nạn giao thông,
nhà sản xuất sẽ cho đăng tải những bức ảnh những đứa trẻ chụp lấy từ phần
tóc mái trở xuống. Hiện Việt Nam ta cũng đang dần học tập phương pháp

này của các nước bạn để làm phong phú thêm nội dung cũng như hình thức
của nền truyền thông nước ta.
Xu hướng thứ năm của ngôn ngữ truyền thông là cân bằng giữa
lượng thông tin và lượng tri thức. Truyền thông ngoài đưa ra thông tin
chung về vụ việc, vấn đề còn phải giải thích các sự kiện đó để cung cấp cho
khán giả một cái nhìn tổng quát nhất về thông tin đó. Ví dụ như qua vụ việc
song thần đã tàn phá Nhật Bản và làm nổ các lò hạt nhân tại Nhật bản vào
tháng 3 năm ngoái, có những cơ quan truyền thông đưa tin rất chung chung
chỉ nói về sự kiện, vấn đề sóng thần chứ không giải thích thế nào là sóng
thần, sóng thần lần này cao bao nhiêu, khiến cấp độ nhiễm xạ thế nào, địa
lý thay đổi ra sao. Đây là những thông tin tri thức, thông tin nền để từ đó
khan giả hiểu được sự kiện, hiện tượng, tự rút ra cách đánh giá và nhìn
nhận trong vấn đề. Khi nói về thị trường đồ gia dụng có tràn lan xoong
8


chảo hàng giả và tuyên truyền chống hàng giả nhưng rất ít cơ quan báo chí
giải thích được tại sao số xoong chảo đó lại gây hại cho sức khỏe, chúng có
hại cho sức khỏe là vì các loại xoong chảo đó được sơn chống dính bởi một
lớp sơn tĩnh điện, khi ta đun các loại xoong chảo đó sẽ sinh ra một chất gây
ung thư, còn đồ dùng bằng nhôm thì toàn nhôm tái chế gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi các cơ quan truyền thông đưa ra sự kiện,
vấn đề thì phải phân tích, mổ xẻ nó để đưa ra những thông tin cần thiết chứ
không phải thông tin chung chung, lúc này đây, ngôn ngữ truyền thông phải
mang tính chất khoa học chứ không còn là ngôn ngữ báo chí phản ánh
thông thường nữa. Khi ra tăng hàm lượng khoa học trong thông tin như vậy
sẽ kéo theo các từ ngữ chuyên ngành, khoa học xuất hiện trong chương
trình truyền thông, nhưng chương trình truyền thông đó có hiệu quả hay
không chính là phụ thuộc rất lớn vào góc tiếp cận của người sản xuất. Có
thể thấy một ví dụ điển hình như chương trình “Bản tin tài chính” trên kênh

VTV1 thường bị mọi người nghĩ là rất khô khan, khó hiểu nhưng trên thực
tế, chương trình được đánh giá là có cách tiếp cận dễ dàng, nghe bản tin dễ
hiểu dù trong bản tin đề cập đến rất nhiều vấn đề to tát về giá cả, chứng
khoán… Công chúng tiếp nhận truyền thông hiện nay đều là những người
có tri thức và khả năng nhận thức cao, bên cạnh những sự kiện vấn đề đưa
ra, họ cần có những thông tin để tự mình nhìn nhận, đánh giá vấn đề chứ
không phải là những con rối để giới truyền thông baỏ gì làm đấy, bảo nghĩ
gì là họ nghĩ đấy. Chính vì thế, nhà sản xuất chỉ đóng vai trò là người tổ
chức bài viết, đưa ra những thông số, dẫn dắt họ, còn suy nghĩ và đánh giá
thế nào là do họ, chính vì vậy, công chúng rất dễ dàng nhận ra đâu là những
bài PR quảng cáo thuần túy, đâu là những bài có mục đích truyền thông

9


thuần túy để từ đó đánh giá các cơ quan truyền thông. Xu hướng này đặt ra
cho nhà sản xuất truyền thông phải có những phương pháp thu thập thông
tin một cách chính xác về sự kiện, hiện tượng, không được chung chung,
đại khái. Trước một sự kiện mà cơ quan truyền thông nào cũng đưa tin, để
mang đến cho công chúng những cái nhìn khách quan nhất, các cơ quan
truyền thông không nên copy của nhau, nên đi xuống tận hiện trường sự
kiện, gặp những nhân vật, những người có chức trách, thẩm quyền xử lý vụ
việc, khi phỏng vấn cũng phải phỏng vấn một cách trực tiếp với mọi điều
kiền tinh thần tốt nhất có thể để có thể cung cấp cho công chúng những
thông tin chân thật, khách quan. Trong thời gian vừa qua, sự kiện về bố
chồng với con dâu là một bài học lên án mạnh mẽ giới nhà báo hiện nay,
cảnh tỉnh những ai được giao sứ mệnh cầm cây bút để bảo vệ, phục vụ nhân
dân nhưng chưa làm tròn chức trách của minh vì những toan tính và lợi ích
cá nhân.
Thật vậy, biết rằng thông tin tri thức là điều rất cần thiết nhưng

với quỹ thời gian dành cho cập nhật thông tin của con người ngày một thu
hẹp thì các cơ quan báo chí cần phải cân nhắc sử dụng ngôn ngữ truyền
thông một cách tinh tế sao cho người đọc mất số thời gian là ít nhất để có
thể tiếp nhận hàm lượng thông tin là nhiều nhất. Có như vậy, các cơ quan
truyền thông mới làm tốt được vai trò, sứ mệnh của mình trong công tác
tuyên truyền, phát triển được vị thế của mình trong thời buổi kinh tế thị
trường như hiện nay.

10



×