Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tư tưởng, quan điểm của hồ chí minh về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.92 KB, 17 trang )

Tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, chức năng, nhiệm vụ
và tầm quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội nói chung và trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta nói riêng.

Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhà cách mạng lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất, “Người có duyên nợ với báo
chí” là một nhà báo vĩ đại. Từ ngày ra đi tìm đườn cứu nước (5-6-1911) đến
khi Người từ biệt chúng ta (3-9-1969), Bác Hồ đã để lại một sự nghiệp báo
chí đồ sộ với hơn 2.000 bài báo các loại. Người cùng sáng lập ra 9 tờ báo:
Người cùng khổ (Le Paria năm 1922); Quốc tế Nông dân (1924); Thanh
Niên (1925); Công Nông (1925); Lính Kách mệnh (1925); Thân Ái (1928);
Đỏ (1929); Việt Nam Độc lập (1941); Cứu Quốc (1942). Bác Hồ đã sử dụng
bút danh viết nên những tác phẩm báo chí xuất sắc. Người viết báo bằng
nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Hán, Việt… đăng trên 50 báo, tạp chí ở
trong nước và ngoài nước.
Trong suốt những năm tháng hoạt động sáng tạo không ngừng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã để lại di sản báo chí vô cùng to lớn và phong phú, trong
đó thể hiện sinh động những quan điểm, tư tưởng của Người về cách mạng,
về thời đại, về nhân dân, về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng
và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Di sản đó thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của
một nhân cách lớn, nhà báo cách mạng vĩ đại, đó chính là “tư tưởng Hồ Chí
Minh về báo chí cách mạng Việt Nam ”.
Nội dung tư tưởng về báo chí của Người gồm những quan điểm toàn
diện và sâu sắc về: Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trong của

1


báo chí trong đời sống xã hội nói chung và trong sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc ta nói riêng; Về các tính chất cơ bản của báo chí như tính


chính trị, tính tư tưởng, tính chiến đấu, tính Đảng, tính nhân dân (hay tính
quần chúng), tính chân thật và tính khoa học…; Về nghĩa vụ và trách nhiệm
của người làm báo với tư cách là chiến sỹ trên mặt trận báo chí cách mạng;
Về đạo đức nghề nghiệp nhà báo và về phong cách làm báo, viết báo…
Trong “thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng” năm 1949, Bác
khẳng định: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện,
giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”. Đó
chính là sự phát triển cụ thể hơn quan điểm của Lênin về 3 chức năng của
báo chí là: Tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể. Nói cách
khác, theo Bác Hồ, nhiệm vụ của báo chí chính là tác động vào nhân thức xã
hội nhằm thay đổi nhận thức theo hướng tích cực để đưa quần chúng vào
hoạt động thực tiễn cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ của báo chí cách mạng trên cơ
sở hiểu rõ vai trò vô cùng to lớn của báo chí cách mạng trong đời sống xã
hội. Vai trò, vị trí báo chí cách mạng trước khi cách mạng thành công là hết
sức to lớn và sau cách mạng thành công thì lại còn có ý nghĩa to lớn hơn. Đó
là điều tất cả chúng ta có thể nhận thức được qua hoạt động báo chí và qua
những lời dạy ân cần của Bác Hồ về báo chí cách mạng.
 Báo chí là bộ phận khăng khít trong sự nghiệp cách mạng của
nhân dân, dân tộc và của Đảng1

PGS. TS. Nguyễn Văn Dững: Báo chí truyền thông hiện đại (Từ hàn lâm đến đời
thường), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, tr.64
1

2


Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, báo chí là bộ phận hữu cơ, một mặt trận, là
vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và xây dựng cuộc

sống mới. Báo chí luôn gắn với mục tiêu của cuộc cách mạng, vì cách mạng
mà phải hình thành, tổ chức và phát triển báo chí. Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí
Minh bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình bằng các tác phẩm báo chí Vấn đề
người bản xứ đăng trên tờ L’ Humanité, ngày 2-8-1919. Nguyễn Ái Quốc đã
từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội,
tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Người đến với chủ nghĩa
Mác- Lênin từ lúc người phát hiện ra “cái cần thiết cho chúng ta”, “con
đường giải phóng cho chúng ta” trong Lụân cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa của Lênin, Người tiếp xúc văn bản này vào tháng 7 – 1920. Đây
là bước chuyển về chất trong tư tưởng cách mạng của Người và cũng từ đấy,
trong tư tưởng của Người báo chí là thứ vũ khí sắc bén, lợi hại, được Người
sử dụng và phát huy đến mức tối đa. Cùng với các hoạt động cách mạng
khác, Hồ Chí Minh đã dùng “ngòi bút làm đòn xoay chế độ”, thức tỉnh, tập
hợp và động viên, tổ chức quần chúng đứng lên đánh thắng kẻ thù, xây dựng
xã hội mới ấm no, hạnh phúc, thực hiện ước muốn của mình “ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, cũng được học hành”. Coi báo chí là bộ phận hữu cơ của sự
nghiệp cách mạng nên khi cả dân tộc Việt Nam lao vào kháng chiến chống
thực dân Pháp, Người đã nhiều lần nhắc nhở anh chị em làm báo: “Nhiệm vụ
của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục, và tổ chức dân
chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung. Mục đích là kháng chiến và
kiến quốc”.
Như vậy, mục đích của báo chí được bắt đầu và quyết định bởi ý đồ
chính trị của một giai cấp- giai cấp lãnh đạo, một chính đảng cầm quyền
trong xã hội, chứ không phải từ ý đồ của một cá nhân, hay chỉ là phương tiện
thông tin giao tiếp đứng ngoài cuộc đấu tranh tư tưởng như một số nhà lý
3


luận báo chí tư sản tuyên bố và có một số người trong chúng ta ngộ nhận.
Hiệu lực và hiệu quả của báo chí Việt Nam được thể hiện và phát huy khi nó

thực sự trở thành mắt xích của sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân
dân ta. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mục đích của báo chí là “phò chính, trừ
tà”, vì sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của dân tộc và của Đảng. Do đó,
báo chí luôn luôn là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp cách mạng, của nhân
dân, của dân tộc và của Đảng. Như Lênin đã nói từ đầu thế kỷ XX, báo chí
phải như cái đinh ốc trong bộ máy của Đảng Cộng sản.
 Báo chí Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với cuộc đấu
tranh cách mạng của dân tộc
Ngay từ những năm 1920, trong thời gian ở Paris, khi tham gia đại hội
lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp họp ở Tours, Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ
thực trạng văn hóa, báo chí Việt Nam và tính tất yếu phải đổi thay tình hình
đó. “Chúng tôi không được hưởng quyền tự do báo chí và ngôn luận, cũng
không được quyền đi ra khỏi nước hay đi du lịch nước ngoài. Chúng tôi phải
sống trong hoàn cảnh ngu dốt và đen tối nhất, vì chúng tôi không có quyền
tự do giai cấp”.
Đặt nền móng cho nền báo chí Mác xít dân tộc ta phải kể từ tháng 4/1922
khi xuất bản tờ Le Paria (Người cùng khổ) do Nguyễn Ái Quốc vừa làm chủ
nhiệm, chủ bút, vừa lo việc in ấn và phát hành. Tuy chỉ xuất bản được 38 số
và tồn tại hơn 3 năm nhưng nó đã trực tiếp động viên ý thức căm thù, ý chí
giải phóng dân tộc mà còn mở ra một trang sử mới về tính chất của một nền
báo chí vì dân mà phục vụ. Năm 1925, tờ Thanh Niên đã được xuất bản bằng
chữ Quốc ngữ và có ảnh hưởng khá lớn.

4


Thời kỳ 1940 – 1945, đất nước sôi sục trong không khí chuẩn bị cho cuộc
tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền. Báo chí nước ta càng sôi động, đặc biệt
là báo chí cách mạng. Tờ “Cờ giải phóng” đã giương cao ngọn cờ độc lập
dân tộc, cùng dân tộc làm nên cách mạng Tháng Tám lịch sử.

Sau cách mạng tháng Tám, nền báo chí nước ta đi vào cuộc trường kỳ kháng
chíên chín năm chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, báo chí cách mạng như
một binh chủng trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, đã cùng dân tộc hoàn
thành sứ mệnh bảo vệ nền độc lập, tự do1
 Báo chí cách mạng phải có tính chiến đấu
Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là
vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh dành độc lập cho dân tộc và xây
dựng cuộc sống mới cho nhân dân.
Cuộc đời hoạt động của Người không tách rời hoạt động báo chí. Người
làm báo là để làm cách mạng và làm cách mạng Người đã trở thành một nhà
báo. Theo Người, báo chí chúng ta có một đề tài xuyên suốt là: “Chống thực
dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền cho độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện được nội dung đó , báo chí cách mạng phải
có tính chiến đấu- là biểu hiện cao nhất của tính Đảng, là bản chất là tiêu chí
cao nhất của báo chí cách mạng. Điều đó trước hết thể hiện ở đường lối
chính trị của tờ báo. Báo chí thực chất là hoạt động chính trị, thông tin trên
báo chí quan trọng nhất là thông tin chính trị. Theo Người, báo chí là công
cụ đấu tranh giai cấp, là vũ khí đấu tranh cách mạng. Tính tư tưởng cách
PGS.TS. Trần Thế Phiệt: Lịch sử nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam (Giáo trình
dành cho đào tạo sau đại học Học viện Báo chí và Tyên truyền), H, 1998 – 2008, tr.23
1

5


mạng của báo chí quyết định chất lượng, tác dụng của báo chí. Để đảm bảo
tính tư tưởng, tính đảng của báo chí thì trong đó phải thể hiện được tính
chiến đấu, tính giáo dục và tính quần chúng của báo chí. Người nói: “Đối
với bản thân báo chí, bản thân người làm báo cũng phải có tính chiến đấu

mới làm báo tốt được. Viết một bài báo mà loại đựơc những yếu tố cá nhân
cũng là một cuộc đấu tranh”.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để đưa ra các nhiệm
vụ cho báo chí cách mạng. Muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình, báo chí
cách mạng phải có những nguyên tắc chỉ đạo nhất quán của nó.
Nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng mà nền báo chí này phụng sự là đấu tranh
với giai cấp bóc lột, với các thế lực xâm lược, để có một nền tự do cho dân
tộc, cho giai cấp cần lao. Nếu trước cách mạng 1945, dòng báo chí cách
mạng tập trung ngọn bút của mình cho cuộc đấu tranh nhằm khẳng định con
đường giải phóng dân tộc là con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lênin thì sau
khi giành được chính quyền về tay nhân dân, con đường bảo vệ và xây dựng
đất nước cũng tiếp tục khẳng định lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa. Tính chiến
đấu cho một mục đích, lý tưởng cao đẹp, nhân bản đã chi phối, chỉ đạo suốt
chặng đường hình thành và phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam. Sự
thống nhất, nhất quán đó đã đem lại cho báo chí cách mạng một sự định
hướng để cho các nhà báo không ngừng cống hiến và sáng tạo. Chính vì lẽ
đó, báo chí cách mạng được coi là những nhà tuyên truyền, cổ động, tổ chức
quần chúng như lời dạy của Lênin và cũng là lời của người sáng lập ra dòng
báo chí cách mạng Việt Nam - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: “Cán bộ
báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén
của họ”.
Trong giai đoạn hiện nay, tính chiến đấu của báo chí cần phát huy trong
công cuộc góp sức xây dựng một nền kinh tế phát triển lành mạnh. Tính
6


chiến đấu của báo chí trong thời đại mới cần được coi trọng và phát huy.
Nếu cuộc chiến đấu chống kẻ thù của giai cấp, của dân tộc, tính chiến đấu ấy
biểu hiện cụ thể rõ ràng, dễ nhận thấy thì ngày nay cuộc chiến đấu với nghèo
nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc có những biểu hiện khác

trước nhưng về tinh thần, nguyên tắc không có gì thay đổi. Báo chí vẫn là
binh chủng đứng vị trí hàng đầu trong công cuộc chiến đấu hôm nay để bảo
vệ thành quả cách mạng và tiếp tục con đường cách mạng như mục tiêu lý
tưởng đã định.
 Cơ sở để đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí:1
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy vai trò của báo chí
trong đời sống xã hội nói chung và trong cuộc đấu tranh cách mạng nói
riêng.
Trong hệ thống các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cơ sở để
đánh giá vai trò, chức năng nhiệm vụ của báo chí được thể hiện một cách hết
sức giản dị mà sâu sắc, dễ hiểu mà thâm thuý. Người trình bày vấn đề không
phức tạp, do vậy khi nghiên cứu, tìm hiểu các cơ sở này, chúng ta càng thấy
sự vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trước hết, Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò của báo chí trong xã hội là rất to
lớn. Những năm 20 của thế kỷ XX, Người lên án chính sách ngu dân của
thực dân Pháp và sự dốt nát của chính quyền phong kiến bù nhìn đã bưng bít
thông tin đối với dân chúng. Do vậy thực dân Pháp ngày càng dễ bề cai trị
dân chúng, tha hồ cướp bóc của cải tài nguyên. Một vài tờ báo bằng tiếng
Pháp được phép xuất bản ở Đông Dương lúc đó tha hồ bịp bợm, đề cao vai
GS.TS. Tạ Ngọc Tấn: Tìm hiểu tư tưởng Hồ chí Minh về báo chí, Nxb Chính trị Quốc
gia, H. 2003, tr.93
1

7


trò của mẫu quốc, của chế độ bảo hộ: “Báo cánh tả bằng tiếng Việt bị cấm
lưu hành ở Trung Kỳ và Cao Miên. Các báo tơrôtxkit có khuynh hướng phát
xít được khuyến khích và tự do lưu hành khắp nơi”. Báo chí trong tay thực
dân đế quốc đã phát huy tích cực vai trò phục vụ âm mưu, mục đích áp bức

bóc lột và cai trị dân chúng cần lao ở cả chính quốc và thuộc địa. Rõ ràng, để
thấy hết vai trò của báo chí trong xã hội, phải xem xét nền báo chí ấy có
được tư do hay không. Tất nhiên, ở đây theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta đề cập đến nền tự
do của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, của giai cấp công nhân và
cả dân tộc chứ không phải tự do báo chí của các nhà tư sản, “tự do” bảo vệ
quyền áp bức thống trị của một số người đối với xã hội.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ sở để đánh giá vai trò của
báo chí vẫn là mục tiêu, hiệu quả, nội dung, hình thức phục vụ nhân dân,
phục vụ sự nghiệp của Đảng, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc
của nhân dân hay không? Phục vụ như thế nào và hiệu quả đến đâu? Đảng ta
“là đạo đức, là văn minh”, “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc , thì
Đảng không có lợi ích gì khác”. Báo chí của Đảng cũng vì nhân dân, vì Tổ
quốc phát huy vai trò của mình, đó là sự thể hiện rõ nhất vai trò của báo chí
cách mạng Việt Nam. Nếu không đạt được những mục đích ấy, thì rõ ràng,
báo chí không có vai trò trong xã hội. Trong “Thư gửi lớp học viết báo
Huỳnh Thúc Kháng” năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tờ báo của
chúng ta có mấy điểm chính:
1. Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và
tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung.
2. Mục đích là kháng chiến và kiến quốc. Để đi đến kháng chiến thắng
lợi, kiến quốc thành công, thì:
3. Tôn chỉ của tờ báo là đoàn kết toàn dân, thi đua ái quốc. Vì vậy:
8


4. Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng. Một tờ báo không được
đại đa số dân chúng ham chuộng, thì không xứng đáng là một tờ báo.
Muốn được dân chúng ham chuộng, coi tờ báo ấy là tờ báo của mình,
thì:

5. Nội dung tức là các bài báo phải giản đơn, dễ hiểu, phổ thông, thiết
thực, hoạt bát. Và:
6. Hình thức tức là cách sắp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ, sáng sủa.
Mức độ thực hiện các nhiệm vụ, mục đích, tôn chỉ, nội dung, hình
thức đó chính là cơ sở đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tờ
báo cách mạng.
Trong nội bộ cộng đồng, báo chí có chức năng, nhiệm vụ phê bình và tự
phê bình rất hữu hiệu. Trong nhiều bài viết, bài nói của mình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhắc nhở báo chí phải đấu tranh phê bình, tự phê bình công
khai trên báo chí nhằm giúp cán bộ và nhân dân không ngừng tiến bộ. Người
coi “tự phê bình và phê bình” là một phương thuốc chữa bệnh hết sức quan
trọng. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh thì báo chí mang chức năng đấu tranh tự phê bình và phê bình sâu sắc.
Báo chí cách mạng mà không tích cực tham gia vào việc tự phê bình và phê
bình thì không làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình, không có vai trò tích
cực trong xã hội. Cho nên, có thể xem của tự phê bình và phê bình của tờ
báo là một trong những cơ sở, tiêu chí để đánh giá vai trò của nó trong xã
hội
Chúng ta hay nói tính giai cấp của báo chí, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặt vấn đề giản dị là: Báo chí phục vụ ai? Rõ ràng, theo Người, báo chí cách
mạng của chúng ta phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ sự nghiệp đấu
tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, “Báo chí của
ta thì phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ
9


cho đấu tranh thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới”. Vậy báo chí phục
vụ nhân dân lao động hay không? Có phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới hay không? Đó là
những tiêu chí đánh giá vai trò, chức năng rất cụ thể của báo chí cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: Báo chí của ta phải viết cho ngắn gọn,
rõ ràng, phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân lao động, không nên
viết dài dòng, khó hiểu, “tràng giang, đại hải”, “dây cà ra dây muống”… Có
nghĩa là, để phát huy được vai trò, hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ
của mình thì phải trả lời được câu hỏi “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết thế
nào cho phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc? ” là vấn đề quan trọng, trong
đó thể hiện mối quan hệ biện chứng của nội dung và hình thức. Để đạt hiệu
quả cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến đối tượng bạn đọc. Cần viết
sao cho phù hợp với trình độ của đại đa số dân chúng Việt Nam, cho người
ta thích đọc, đọc rồi hiểu và dễ dàng vận dụng, làm theo. Đồng thời đây
cũng là cơ sở để đánh giá chức năng, nhiệm vụ của báo chí.
 Chức năng, nhiệm vụ tư tưởng của báo chí cách mạng1
- Chức năng tư tưởng:
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, chúng ta thấy rõ chức năng,
nhiệm vụ công tác tư tưởng của báo chí. Người từng nhấn mạnh: “Chúng ta
phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì khó khăn
đến mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết
phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì lợi
GS.TS. Tạ Ngọc Tấn: Tìm hiểu tư tưởng Hồ chí Minh về báo chí, Nxb Chính trị Quốc
gia, H. 2003, tr.108
1

10


ích của họ mà phải làm”. Đó chính là quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về chức năng tư tưởng của báo chí cách mạng. Do ý thức rất rõ về chức
năng, nhiệm vụ này của báo chí cách mạng, chính Người đã thể hiện rất xuất
sắc chức năng này qua các tác phẩm báo chí của mình. Vào những năm 20
của thế kỷ XX, khi chủ nghĩa thực dân đang áp bức bóc lột các dân tộc thuộc

địa, khi trình độ dân chúng đang thấp kém do không được học hành, không
được thông tin, khi mà có một số người Việt Nam vào “làng Tây” mang
quốc tịch Pháp xuất bản báo tiếng Pháp, nhưng “Vì chính sách ngu dân như
các bạn đã biết, nên độc giả chỉ có một dúm người rất hạn chế. Mỗi số phát
hành không quá một hay hai nghìn bản, ấy thế mà bán không hết”. Chức
năng tư tưởng của báo chí cách mạng rất quan trọng, nó phải làm nhiệm vụ
“mở mắt, mở tai” cho dân chúng, thức tỉnh họ, phải trang bị cho họ kiến
thức, trí tuệ, trang bị cho họ sức mạnh của chân lý, của sự thật, của chính
nghĩa. Tờ báo của chúng ta, nghĩa là báo chí cách mạng thì phải “tuyên
truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân
chúng đến mục đích chung”. Tuy ngắn gọn và giản dị nhưng câu nói trên của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện những quan điểm rõ ràng về chức năng,
nhiệm vụ của báo chí cách mạng là phải tuyên truyền, phải giáo dục cho dân
chúng.
Ngoài việc giúp cho dân chúng “mở mắt, mở tai” nghĩa là việc thức tỉnh
dân chúng, nâng cao trình độ hiểu biết của dân chúng, tuyên truyền, cổ vũ,
động viên quần chúng để họ thống nhất tư tưởng thì việc kêu gọi họ thực
hiện những khẩu hiệu cụ thể cũng vừa mang chức năng tư tưởng, vừa là
nhiệm vụ cụ thể của báo chí.
Nhiệm vụ của báo chí cách mạng còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn
mạnh trong “Bài nói chuyện tại đại hội lần thứ III của hội nhà báo Việt Nam:
nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng ”.
11


Không chỉ kêu gọi đấu tranh cách mạng Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề
đấu tranh chống những tiêu cực trong xã hội chúng ta. Đây là vấn đề đến nay
vẫn còn tính thời sự: “Trong thời kỳ quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là
chính, vấn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí,
lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ…Đối với những thói xấu đó, văn

nghệ cũng phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng
làng mạnh tốt đẹp hơn”.
Trong đấu tranh, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đề cao chức năng, nhiệm vụ của báo chí. Đây cũng
là công cụ quan trọng trực tiếp tham gia công tác tư tưởng của Đảng: “Phê
bình và tự phê bình là vũ khí rất cần thiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta
sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm. Vì khéo vận dụng nó mà Đảng ta và
dân ta ngày càng tiến bộ. Đối với báo chí cũng vậy”
- Chức năng tổ chức của báo chí
Theo Người, báo chí phải “Phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ
nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa
bình thế giới”. Muốn thực hiện được mục tiêu ấy báo chí phải tuyên truyền,
tổ chức quần chúng tham gia các phong trào cụ thể, rộng rãi. Những phong
trào như tăng gia sản xuất, thi đua yêu nước, thi đua kháng chiến kiến quốc;
phong trào bình dân học vụ, đấu tranh chốnh giặc đói, giặc dốt; chống úng,
chống hạn, xây dựng bảo vệ miền Bắc, chi viện cho miền Nam…Kết quả là
hàng triệu người dân Việt Namn tích cực hưởng ứng sự nghiệp chung của
cách mạng, các phong trào ấy đã tạo nên sức mạnh vật chất to lớn thực sự.
Báo chí, theo quan điểm của Người, phải thực hiện chức năng tổ chức
của mình cả trong việc nêu gương người tốt, việc tốt. Ngày nay, trong công
12


tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong công tác tổ chức cán bộ, chúng ta tiếp
tục bàn về phê bình và tự phê bình, báo chí tích cực tham gia công tác này
của Đảng. Về chức năng tổ chức của báo chí trên lĩnh vực này, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết: “Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội
ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của
chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt
mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải

có chừng mực, chớ phóng đại . Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta
cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt ra. Phê bình thì
phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn, chứ không phải để
địch lợi dụng để nó phản tuyên truyền”.
- Về chức năng văn hóa
Chức năng văn hóa của báo chí, theo quan điểm của Người là làm sao
tuyên truyền thật rộng rãi chủ trương, đường lối kháng chiến, chủ trương,
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội đến đông đảo dân chúng; góp phần làm
cho dân chúng đoàn kết một lòng đấu tranh cách mạng, xây dựng một nước
Việt Nam hòa bình, ấm no, hạnh phúc, có đời sống văn hóa, tinh thần cao.
Báo chí phải viết sao cho dân chúng dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ làm theo. “Nếu
các bạn viết báo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng
khen hay, thế là các bạn tiến bộ. Trái lại, các bạn chưa thành công”. Theo
quan niệm của Người, văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự
nghiệp cách mạng. Người luôn chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc, giá trị
văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đồng thời, Người coi
văn hóa là một mặt trận, người hoạt động văn hóa là chiến sỹ trên mặt trận
ấy. Văn hóa phải phục vụ quần chúng nhân dân. Báo chí vừa là sản phẩm
13


văn hóa vừa là nơi sáng tạo, nơi chuyển tải các hoạt động văn hóa của các
nhà báo, nhà văn, của quần chúng nhân dân.
 Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội1
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thấy rất rõ vai trò to lớn của báo chí đối với đời sống xã hội nói chung,
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta nói riêng.
Quan niệm của Người về vai trò của báo chí trong xã hội rất rõ ràng. Giai
đoạn 1920 – 1930, Người đã sử dụng báo chí như một loại công cụ sắc bén
để tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, tuyên truyền cách mạng, thức tỉnh

dân chúng. Đông đảo quần chúng nhờ đó hiểu rõ được nguyên nhân mất
nước, chịu cảnh nô lệ khốn khổ. Qua báo chí cách mạng, Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh tập hợp những người yêu nước nhiệt thành, huấn luyện họ và
tổ chức, đoàn kết với đông đảo quần chúng yêu nước, tạo nên sức mạnh to
lớn của những người yêu nước xung quanh giai cấp nông dân và người lãnh
đạo. Từ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời – năm 1930, báo chí cách mạng tuy
bị kẻ thù đàn áp, cấm đoán nhưng vẫn vừa bí mật vừa công khai phát triển
mạnh mẽ, ảnh hưởng ngày một sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng, thức
tỉnh, giác ngộ họ, dẫn dắt họ đứng lên làm cách mạng, muôn người như một
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc
cách mạng tháng Tám lịch sử, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong hai cuộc kháng chíên chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam, báo chí tiếp tục phát huy truyền thống của mình, tuyên truyền sâu rộng
GS.TS. Tạ Ngọc Tấn: Tìm hiểu tư tưởng Hồ chí Minh về báo chí, Nxb Chính trị Quốc
gia, H. 2003, tr.101
1

14


đến các tầng lớp nhân dân những chủ trương, chính sách của Đảng. Nhờ đó,
quần chúng nhân dân hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đã hăng hái đoàn kết, thi đua kháng chiến kiến quốc, chống
mọi âm mưu thâm độc của kẻ địch. Đối với bạn bè năm châu, báo chí đã
giúp cho nhân dân thế giới hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta, đứng
về phía nhân dân ta, ủng hộ nhân dân ta đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
Để xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội, báo chí đã có ảnh
hưởng rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã
hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Muốn đánh thắng
giặc đói, giặc dốt thì phải học tập… Những tư duy sâu sắc của Chủ tịch Hồ

Chí Minh, qua hệ thống báo chí đã được nhân dân tích cực hưởng ứng.
Trong “Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp” khi viết về tờ báo
Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết: “Nó đã làm cho nước
Pháp, nước Pháp chân chính hiểu rõ những việc xảy ra trong các thuộc địa.
Làm cho nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập thực dân đã lợi dụng tên tuổi và
danh dự của nước Pháp để gây nên tội ác không thể tưởng tượng được. Nó
đã thức tỉnh đồng bào chúng ta ”. Bản than Hồ Chí Minh, với tư cách là
người chiến sỹ cách mạng, người làm báo cũng xác định: “Đối với tôi, câu
trả lời đã rõ rang: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ,
đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”. Câu
nói đó vừa nói lên nhiệm vụ của người chiến sỹ cách mạng vừa nói lên vai
trò to lớn của báo chí trong đời sống xã hội. Bởi vì, người chiến sỹ cách
mạng trong quá trình đấu tranh đã sử dụng báo chí để thực hiện những
nhiệm vụ đó: vừa thức tỉnh quần chúng, vừa tổ chức họ, thức tỉnh họ, huấn
luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do và độc lập.
Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp tất yếu diễn ra. Trong sự
nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu
15


thì báo chí cần làm rõ đúng, sai, chính, tà là việc làm mang tính chất xã hội
rộng lớn, giúp cho đông đảo quần chúng hiểu rõ đúng, sai, đứng về phía
cách mạng, tạo nên khối vật chất to lớn trong xã hôi: “Ngòi bút của các bạn
cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà”. Do vậy, vai
trò, ý nghĩa sức mạnh của tờ báo, của nhà báo trong xã hội rất to lớn.
Trong đấu tranh cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân, trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, trong xây dựng cuộc sống hòa bình, xây dựng
chủ nghĩa xã hội, theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì báo chí có vai trò vô cùng
to lớn, là công cụ của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí
với tính chất xã hội rộng lớn, sâu sắc của mình đựơc sử dụng để tuyên

truyền, cổ động, đoàn kết cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân đồng tâm
hiệp lực vì sự đoàn kết, nhất trí, thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức
mạnh vật chất to lớn trong kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 Vài nét về đạo đức nghề báo
Xuất phát từ vai trò tác động to lớn của báo chí, Hồ Chí Minh cho rằng,
nói đến báo chí trước hết phải nói đến những người làm báo. Họ cũng là
chiến sỹ cách mạng, nhưng vũ khí sắc bén của họ không phải là gươm, súng
mà là cây bút và trang giấy. Dùng cây bút và trang giấy để đấu tranh cho sự
nghiệp “phò chính trừ tà”, đấu tranh cho sự nghiệp của nhân dân, “phục vụ
phong trào thi đua yêu nước và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa” chính
là sứ mệnh của những người làm báo.
Vì báo chí có một “địa vị quan trọng trong dư luận xã hội” nên những
người làm báo không những phải luôn chú ý đến hình thức, nội dung và cách
viết, phải làm việc hết sức cẩn thận mà còn phải luôn trau dồi đạo đức cách
mạng.
16


Việc trau dồi đạo đức là một việc làm lâu dài, gian khổ, không phải một
sớm một chiều nhưng hết sức vẻ vang. “Có gì sung sướng và vẻ vang hơn là
trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”. Tự nhận mình là “người có
nhiều duyên nợ với báo chí” lại “ít nhiều có kinh nghiệm về báo chí” nên Hồ
Chí Minh thường xuyên có nhiều ý kiến đóng góp cho hoạt động báo chí nói
chung và các nhà báo nói riêng. Những tư tưởng của Người về đạo đức
người làm báo thường có trong các mẩu chuyện, các bức thư hay các bài nói
chuyện. Nó được tập trung ở những điểm chính sau:
- Trung thành với lý tưởng của đất nước, nhân dân và Đảng Cộng sản
- Phản ánh chân thật, khách quan
- Gần dân, yêu dân

- Có tinh thần tự phê bình và phê bình
- Rèn luyện, học tập suốt đời1
Tuy nhiên, trên thực tế, để trở thành nhà báo có đạo đức nghề nghiệp
không đơn giản chút nào. Không phải cứ tuân theo đầy đủ các quy định của
luật pháp là đã trở thành nhà báo có đạo đức. Thực tiễn cuộc sống đa dạng,
muôn hình, muôn vẻ. Vì thế, nhà báo phải trau dồi đạo đức suốt đời thì mới
đáp ứng đựơc yêu cầu của Đảng, của nhân dân, của xã hội. Đặc biệt, trong
cơ chế thị trường phức tạp như hiện nay, báo chí nói chung, nhà báo nói
riêng luôn phải chịu sự tác động theo hai chiều: tích cực và tiêu cực, nó vừa
đặt ra nhiều cám dỗ nhưng cũng là nơi thử thách bản lĩnh, đạo đức của nhà
báo. Vì thế, việc trau dồi đạo đức suốt đời của nhà báo tuy có nhiều gian khổ
nhưng hết sức cần thiết và vô cùng vẻ vang

Nguyễn Thị Trường Giang: Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, Nxb Chính trị - hành
chính, H. 2011, tr.49,51
1

17



×