Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

tiểu luận cao học Tự do báo chí ở việt nam lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.99 KB, 52 trang )

1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí có một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội.
Nó là vũ khí sắc bén trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng.
Kể từ khi tờ báo Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra số
đầu tiên (21/6/1925) - đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử báo chí Việt
Nam, khai sinh ra nền báo chí cách mạng, góp phần giải phóng con người
giành độc lập cho dân tộc.
C.Mác và Ph.Ăngghen có một nhận xét rất đúng về báo chí: "Nghĩa vụ
của giới báo chí, là phải bênh vực những người bị áp bức xung quanh mình.
[...] Chỉ đấu tranh nói chung chống nhưng quan hệ tồn tại và chống nhà cầm
quyền cấp cao thôi chưa đủ. Báo chí phải đấu tranh chống lại viên hiến binh
này, viên công tố này, viên tổng đốc này. [...] Nhiệm vụ đầu tiên của báo chí
hiện nay là: Phá hủy toàn bộ những cơ sở của chế độ chính trị hiện tồn"(1).
Từ trước đến nay, Tự do nói chung và Tự do Báo chí nói riêng vẫn luôn
là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Nó luôn là một vấn đề nóng hổi và vô
cùng quan trọng. Chọn đề tài " Tự Báo chí ở Việt Nam, Lý luận và thực tiễn"
làm đề tài như một cách đưa quan điểm của các nhà nghiên cứu Tự do Báo chí
đến với bạn đọc, đồng thời thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề vô
cùng nhạy cảm và nóng bỏng này. Thông qua việc nghiên cứu Tự do Báo chí
ở Việt Nam sẽ gián tiếp giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về tính khoa học, tính
cách mạng của báo chí và nguyên nhân thắng lợi của sự nghiệp cách mạng
nước ta. Đồng thời giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm qúy
báu trong việc Đảng lãnh đạo xây dựng báo chí cách mạng, cũng như trong
công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay với một nền báo chí lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội làm ánh sáng chỉ đường, lấy mục đích
giải phóng dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, sự giàu mạnh, phồn vinh
của đất nước làm lý tưởng phấn đấu.
1


(1). C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tập 6, Tr 316 - 317


2
Vì những lý do trên, em xin phép được chọn đề tài " Tự do Báo chí ở
Việt Nam. Lý luận và thực tiễn".
2. Mục đích nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta trong vấn đề Tự do Báo chí. Thông qua đó rút ra được những bài
học kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển báo chí không chỉ trong sự
nghiệp cách mạng mà trong cả thời đại mới ngày nay. Giúp những người hoạt
động trong lĩnh vực Báo chí nắm được rõ những vấn đề mà mình được phép
hay không được phép đề cập đến, hay cho công chúng nhận thấy được mặt
tích cực hay hạn chế trong vấn đề Tự do Báo chí ở nước ta thời kì hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là:Nghiên cứu Tự do Báo chí để thấy được chủ trương, đường lối
hoạt động của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề Tự do Báo chí..
Hai là: Nghiên cứu Tự do Báo chí để làm rõ những quan niệm về Tự do
Báo chí trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ba là: Nghiên cứu Tự do Báo chí để thấy được sự khác biệt giữa các
nước XHCN và các nước Tư bản về Tự do báo chí.
Bốn là: Cho công chúng thấy rõ được vấn đề Tự do Báo chí ở Việt Nam
trên cả lý luận và thực tiễn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quán triệt và vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và
chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, sử dụng phương
pháp luận trong nghiên cứu và tìm hiểu những chủ trương, nghị quyết của
Đảng ta về các văn kiện cũng như Luật về Tự do Báo chí. Tiểu luận còn sử
dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp quan sát,...nhằm
làm rõ công tác trong Báo chí nói chung và Tự do Báo chí nói riêng của Đảng

và Nhà nước ta.
5. Kết cấu đề tài


3
A. Mở đầu
B. Nội dung
Chương 1: Các quan niệm về Tự do
Chương 2: Các quan niệm về Tự do Báo chí
Chương 3: Lý luận
Chương 4: Thực tiễn
Chương 5: Khảo sát báo về vấn đề Tự do báo chí ở Việt Nam
C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo

B. NỘI DUNG


4

Chương 1. Các quan niệm về Tự do
Tự do là một vấn đề được rất nhiều cá nhân và tập thể quan tâm kể cả
thời kì trước và thời kì sau. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có
rất nhiều quan niệm về tự do. Mỗi cá nhân đưa ra một quan niệm tự do cho
riêng mình như một cách thể hiện quan điểm, cái nhìn khách quan của bản
thân về tự do. Và sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một số quan niệm về
Tự do.
1.1. Quan niệm về Tự do của Cac Mac:
" Không nên bàn đến có hay không không có Tự do. Tự do bao giờ
cũng có, vấn đề là Tự do cho ai và Tự do để làm gì "

1.2. Quan niệm về Tự do của G. P.Xáctơrơ.
G. P.Xáctơrơ là một trong những nhà triết học hiện sinh lớn của phương
Tây thế kỷ XXTrong quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ, tự do của con người là tự
do cá nhân. Dưới ánh sáng của cái Tôi ý thức, con người gạt bỏ tất cả những
tác động của yếu tố ngoại cảnh cùng sự “can thiệp” của Thiên Chúa. Trên thế
giới chỉ còn lại con người đối diện với chính mình, con người không bị ràng
buộc bởi bất cứ cái gì và khi đó, con người được quyền tự do lựa chọn, tự do
sáng tạo theo cách riêng của mình. Trong vở kịch Ruồi, trước mệnh lệnh của
Jupiter bắt con người phải phục tùng, Oreste khẳng khái đáp: “Không cần
ngài tạo dựng, tôi là một người tự do… Ngay khi ngài tạo dựng tôi xong thì
tôi đã không phụ thuộc vào Ngài nữa rồi… Trên đời này chẳng có gì, chẳng
có thiện, chẳng có ác, chẳng ai ra lệnh cho tôi cả. Tôi sẽ không theo luật của
Ngài và chỉ có một luật là luật của tôi. Vì tôi là một người, hỡi Jupiter, và mỗi
người phải tìm con đường riêng của mình”. Trong Chủ nghĩa hiện sinh là một
chủ nghĩa nhân đạo, Xáctơrơ viết: “Thật vậy, ta sẽ được phép làm tất cả nếu
không có Thiên Chúa. Và do đó, con người sẽ bị bơ vơ trơ trọi, vì không tìm
thấy ở nội tâm hoặc ở bên ngoài một cái gì khả dĩ bấu víu vào. Trước hết, con
người sẽ không tìm được một lời bào chữa nào cả. Quả vậy, nếu hiện hữu có


5
trước yếu tính, ta sẽ không bao giờ giải thích được gì cả bằng cách quy chiếu
việc ấy với một bản tính nhân loại đã có đấy, và đã được cô đọng lại. Nói cách
khác, không thể có một định mệnh thuyết, con người được tự do, con người là
sự tự do”
1.3. Quan niệm về Tự do của các cá nhân tại Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững cho rằng: " Tự do chính là nguyện vọng,
mong muốn và năng lực của con người mong muốn vươn ra khám phá, chinh
phục cái tất yếu - những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Kết luận: Có rất nhiều quan niệm về tự do, tuy nhiên cơ bản là mỗi

người đều nói đến tự do là mô tả tình trạng khi một cá nhân có thể có khả
năng hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình. Bản thân
mỗi người có cách suy nghĩ khác nhau, nên có những quan niệm về tự do
khác nhau.


6

Chương 2: Các quan niệm về Tự do Báo chí
2.1. Các quan niệm về Tự do Báo chí
Tự do báo chí hay tự do thông tin là một trong những quyền căn bản
nhất của con người, được hầu hết các quốc gia công nhận bằng văn bản luật,
thậm chí Hiến pháp. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cũng đề cập
và công nhận quyền tự do này của mỗi công dân. Tuy nhiên, việc thực hiện
quyền tự do báo chí ở mỗi quốc gia có thực giả và mức độ hoàn toàn khác
nhau.
Tự do báo chí là mục tiêu phấn đấu của con người nhằm giành cho
mình quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp, thể hiện ý chí và nguyện vọng
của con người một cách công khai qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Tự do báo chí là quyền lợi chính đáng mà con người phải được hưởng.
Tự do báo chí là quan niệm về trạng thái của báo chí trong mối quan
hệ với các yếu tố quy định và chi phối báo chí. Theo nghĩa thông thường, tự
do báo chí được hiểu là thoát ly mọi sự ràng buộc, mọi sự hạn chế, mọi sự
cấm đoán đối với báo chí.
Hoạt động báo chí là hoạt động của con người. Khi xã hội còn phân
chia thành các giai cấp, các dân tộc, các nhóm xã hội..., còn tồn tại những lợi
ích khác nhau, thậm chí là đối kháng thì không thể có tự do báo chí hoàn toàn,
tự do như nhau cho mọi giai cấp, mọi lực lượng... mà chỉ có thể có tự do báo
chí cho giai cấp, lực lượng... này và hạn chế tự do đối với giai cấp, lực
lượng... khác, hoặc mức độ tự do báo chí ở từng xã hội cụ thể, vào những giai

đoạn cụ thể, cho từng giai cấp, lực lượng... cụ thể có thể ít, nhiều, rộng, hẹp...
khác nhau tùy thuộc vào tình hình chính trị cụ thể và tương quan lực lượng
của các giai cấp cụ thể mà thôi. Bởi vậy, tự do báo chí và tự do hoạt động báo
chí là thuật ngữ mang tính lịch sử..


7
2.2. Quan niệm về Tự do Báo chí của giai cấp Tư sản
2.2.1. Theo Clement Asante: Trong cuốn " Tự do báo chí và phát triển
", Clement Asante quan niệm " tự do báo chí là không chịu sự kiểm soát của
chính phủ; có quyền tự trị; và hoạt động như là cơ quan quyền lực thứ tư để
kiểm soát ba nhánh quyền lực khác trong Nhà nước". Tương tự, GS. John
C.Merill (Khoa Báo chí Đại học Missouri, Mỹ) cũng cho rằng, " nền báo chí
tự do phải có quyền tự trị, không chịu bất kỳ sự tác động hay chi phối từ bên
ngoài". Sau này, Merill và GS. TS Everette E. Dennis đã cũng định nghĩa tự
do báo chí là " quyền truyền đạt ý kiến, quan điểm và thông tin bằng chữ in
mà không chịu bất kỳ sự kiềm chế nào từ chính phủ". Thật ra đấy chỉ là
những mong moie cảu giới báo chí.
2.2.2. Theo David H. Weaver (Khoa Báo chí, Đại học Indiana, Mỹ)
định nghĩa tự do báo chí theo 3 cách khác nhau: (1) Tự do báo chí là không có
bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ đối với truyền thông; (2) Tự do báo chí
là không có sự can thiệp nào của chính phủ và các thế lực khác đối với truyền
thông; (3) Báo chí không những không chịu sự can thiệp từ bên ngoài mà còn
có những điều kiện cần thiết để truyền đạt ý kiến và quan điểm tới đông đảo
công chúng.
2.2.3. Theo Ủy ban Hutchins: " Một nền báo chí do được giải phóng
khỏi mọi sự cưỡng bức từ bất cứ lực lượng nào, chính phủ hay xã hội, bên
trong hay bên ngoài. Một nền báo chí tự do được phép bày tỏ quan điểm trên
mọi phương diện. Đó là báo chí tự do cho tất cả mọi người có điều gì đó cần
phải nói cho công chúng. Một nền báo chí tự do được tôn trọng khi các ý kiền

đáng để công chúng lắng nghe sẽ được công chúng lắng nghe"
2.3. Quan niệm tự do báo chí của giai cấp vô sản
Cũng tương tự như giai cấp tư sản, giai cấp vô sản có quan niệm về tự
do báo chí tương tự như vậy. Giai cấp vô sản cho rằng tự do báo chí là các cơ
quan chủ thể của báo chí, các nhà báo không bị bất cứ thế lực nào cưỡng chế,
và họ có quyền nói lên những vấn đề trong sự cho phép. Lênin xác định rõ:


8
dưới chế độ XHCN, để có tự do báo chí phải giải phóng báo chí khỏi những
hạn chế để báo chí thể hiện đầy đủ nhất bản chất lịch sử của thuật ngữ này:
giải phóng báo chí khỏi những hạn chế của luật pháp tư sản, khỏi chế độ kiểm
duyệt của Nhà nước tư sản, khỏi sự thống trị về mặt kinh tế của các ông chủ
tư bản, khỏi những con người coi tự do là tự do chà đạp, bóc lột người khác,
khỏi tự do bán tài năng của nhà báo cho các ông chủ tư bản. Giải phóng báo
chí khỏi những hạn chế đó mở ra con đường thực hiện đầy đủ và trực tiếp bản
chất của tự do báo chí.
Kết luận: Như vậy quan niệm về tự do báo chí của giai cấp tư sản và giai cấp
vô sản là giống nhau, tuy nhiên rất khác nhau về cách áp dụng, thực hiện.
Chúng ta sẽ biết rõ thêm ở những mục tiếp theo.


9

Chương 3: Lý luận
3.1. Tự do báo chí của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
Giai cấp tư sản: V.I. Lênin từng chỉ ra rằng: " Trong xã hội tư sản, " tự
do báo chí" tức là tự do chọn bọn giàu có dùng hàng triệu bản báo chí để lừa
bịp, làm đồi trụy và phỉnh phờ một cách có hệ thống và không ngừng những
quần chúng nhân dân bị bóc lột, bị áp bức, những người nghèo khổ..'.

Dưới chiêu bài " tự do báo chí", giai cấp tư sản thế giới đã tăng cường
sức mạnh của mình bằng cách mua chuộc các cây bút, tổ chức đài phát thanh,
truyền hình, các phương tiện hiện đại để xuyên tạc sự thật, vu cáo đối
phương, đàn áp khống chế dư luận, tìm cách lừa phỉnh, mê hoặc nhằm đổi
trắng thay đen một cách tráo trở. Bên cạnh việc sử dụng sức mạnh của đồng
tiền làm các việc trên, chúng còn sử dụng cả " bàn tay sắt " như luật pháp,
kiểm duyệt, lực lượng cảnh sát...để chèn áp, đàn áp và thủ tiêu các tờ báo, các
cây bút có khuynh hướng đối lập khi xét ra không có lợi cho sự thống trị của
chúng.
Trong xã hội còn có đấu tranh giai cấp, báo chí luôn bị chi phối bởi
cuộc đấu tranh giai cấp, mức độ và phạm vi tự do báo chí trong các xã hội đó
còn tùy thuộc ở mức độ tương quan lực lượng giữa các giai cấp, các tầng lớp
có lợi ích chính trị hoặc kinh tế khác nhau.
Trong xã hội có giai cấp thì tư tưởng thống trị xã hội bao giờ cũng là tư
tưởng cảu giai cấp thống trị. Vì vậy, trong xã hội tư sản, tư tưởng tư sản là tư
tưởng thống trị xã hội. Báo chí tư sản là công cụ đắc lực để bảo vệ, truyền bá,
phổ biến tư tưởng tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Đó cũng là điều
hiển nhiên. Chúng ta không nên ảo tưởng rằng giai cấp tư sản đem lại tự do
báo chí cho cá giai cấp đối địch, nhất là giai cấp vô sản và nhân dân lao động.
Thực chất, thứ tự do mà giai cấp tư sản ra sức tô vẽ, coi như đặc ân ban phát
cho toàn xã hội chỉ là những liều thuốc mê để lôi kéo những người nhẹ dạ,


10
những người nông nổi, thiếu sự tỉnh táo về mặt chính trị. Làm như vậy, giai
cấp tư sản dễ bề thống trị.
Trong khi giai cấp tư sản rêu rao về tự do báo chí, thậm chí là tự do
tuyệt đối, tự do rộng rãi đối với xã hội thì luật lệ tư sản về báo chí không kém
sự hà khắc, chế độ kiểm duyệt ngày càng ngặt nghèo và điều quan trọng nhất
và cũng là cơ bản nhất là các tòa soạn, các nhà in, các xưởng giấy đều nằm

gọn trong tay giai cấp tư sản. Hơn thế nữa, các chủ báo sẵn sàng bỏ tiền ra
mua các phương tiện hiện đại nhất, các cây bút tài ba để phục vụ chúng.
Những cây bút bị mua chuộc đó có khi không biết mình đã bán mình cho giai
cấp tư sản mà anh ta lại cứ tưởng mình được tự do ngôn luận. Về thực chất,
những cây bút đó chỉ là những tên lính đánh thuê trên mặt trận chính trị tư
tưởng, là những tên bồi bút cho các ông chủ báo thuộc giai cấp tư sản.
Điều chắc chắn rằng các ông chủ báo tư sản không bao giờ cho phép ai
đó viết bài, đăng tin về sự thật mà làm hại đến lợi ích của chỉnh thể tư sản.
Ngoài sự đảm bảo về mặt tài chính, với mục đích kiếm lời chúng khuyến
khích đưa tin giật gân, vô trách nhiệm, nhất là các tin thất thiệt, kể cả vu cáo,
cốt sao cho báo bán chạy, thu nhiều lãi. Vì hoạt động báo chí đối với giai cấp
tư sản còn là nguồn lợi kinh doanh không nhỏ.
Trên thực tế, trong xã hội tư sản, các khuynh hướng báo chí cách mạng,
tiến bộ hầu như không được lan truyền. Không ít các tờ báo của các đảng phái
chính trị đối lập bị cấm đoán, nhiều nhà báo cách mạng bị bỏ tù. Như vậy sao
có thể gọi là tự do báo chi được? Có chăng đó là báo chí tư sản tự do che đậy
tội ác, lập lờ trắng đen, lừa bịp công chúng.
Giai cấp vô sản: Ngày nay, giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng
chính trị hùng mạnh, đang là lực lượn đại diện cho xu hướng chính trị tiến bộ
nhất của loài người, họ không thể để cho giai cấp tư sản lừa phỉnh công chúng
mãi được.
Giai cấp vô sản và quần chúng cách mạng mong muốn rằng sau khi
thoát khỏi sự trói buộc của chế độ nông nô, chế độ phong kiến rồi thì cũng


11
không muoonsvaf không thể làm tù binh cho bọn con buôn tư sản về lĩnh vự
sách báo.
Lênin chỉ ra rằng: " Chúng ta (giai cấp công nhân và nhân dân lao
dộng) muốn và sẽ tạo ra nên tự do sách báo, tự do không những theo cái nghĩa

thoát khỏi sự áp bức của cảnh sát mà cong tự do với ý nghĩa thoát khỏi tư bản,
thoát khỏi chủ nghĩa đầu cơ, danh vị, không những như vậy, mà đồng thời còn
tự do với ý nghĩa thoát khỏi chủ nghĩa cá nhân vô chính phủ của giai cấp tư
sản...".
Trong tạp chí quốc tế cộng sản số 5 năm 1919 Lê nin đã từng lưu ý
những người cộng sản rằng: " Bọn triệu phú và tỉ phú không bao giờ dùng đài
phát thanh, báo chí của chúng và chính phủ của chúng một cách vô ích cả.
Như vậy có nghĩa là giai cấp tư sản quốc tế chẳng dại gì sử dụng báo chí để
làm lợi cho trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới.
Ví dụ, Mỹ lập đài phát thanh HôXê MacTi hướng vào Cuba, lập đài
Châu âu tự do, Châu Á tự do đâu phải vì lợi ích của nhân dân các khu vực đó,
mà vì mục đích chống phá cách mạng mà thôi.
Tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do sáng tác là quyền lợi thiêng liêng
của những người cầm bút. Cái quyền đó không ai ban phát hoặc mua bán
được, mà phải từ những người cầm bút cùng nhân dân đấu tranh để giành lấy.
Ý nghĩa cao cả của quyền tự do đó là ở chỗ họ hướng sự phục vụ của mình
vào lợi ích của nhân dân lao động, và sự tiến bộ, giả phóng con người khỏi
mọi sự áp bức và sự lệ thuộc của giai cấp tư sản.
Nếu chúng ta nhận thức rằng tự do báo chí của một xã hội phải là sự
đảm bảo đầy đủ quyền thu nhận, trao đổi, truyền bá thông tin, quyền bày tỏ
nguyện vọng, ý chí một cách dân chủ đối với mọi thành viên trong xã hội, bao
gồm cả quyền sáng tạo của từng cá nhân vì lợi ích chung của toàn xã hội thì
rõ ràng rằng xã hội tư bản chưa hề có tự do báo chí như vậy.
Về thực chất, nền báo chí tự do hay quyền tự do báo chí của con người
không hề bao hàm ý nghĩa hám danh hám lợi, không chứa đựng đầu óc vị kỉ,


12
cơ hội mà là sự tự giác cống hieenstaif anwng, cung cấp thông tin phục vụ lợi
ích của đa số thành viên trong xã hội. Đó là một nền báo chí tự do truyền bá,

phổ biến những kinh nghiệm hay, cung cấp những tri thức lành mạnh, trao đổi
những ý kiến trung thực và xây dựng. Nền báo chí đó mất đi tính chất lừa đảo,
bịp bợm, dối trá,...như đang xảy ra trong xã hội tư bản.
Giai cấp vô sản cần phấn đấu xây dựng một nền tự do báo chí với ý
nghĩa của chính từ này. Đó là tự do hoạt động báo chí vì lợi ích của đại đa số
nhân dân lao động. Nền tự do báo chí đó đem lại cho các nhà báo quyền hành
nghề, quyền cống hiến phục vụ độc giả, quyền sáng tạo theo đúng lương tâm
và trách nhiệm của người làm báo chân chính, vì sự tiến bộ của toàn xã hội và
hạnh phúc của nhân dân. Đương nhiên quyền tự do báo chí của người làm báo
chân chinhskhoong phải là sự tùy tiện muốn viết gì thì viết hoặc viết như thế
nào thì viết, mà là trách nhiệm trước xã hội của họ, sự giác ngộ chính trị của
họ, quan điểm giai cấp của họ sẽ chi phối hành vi và hoạt động báo chí của
họ. Họ viết gì, viết như thế nào, viết cho ai đọc, đều làm với ý đồ trong sáng,
động cơ xây dựng, quan điểm phục vụ đầy đủ, đúng với lương tâm và trách
nhiệm của người làm báo của nhân dân lao động. Người làm báo chân chính
là người biết hướng ngỏi bút vào mục đích cao cả của xã hội, sử dụng quyền
tự do báo chí một cách hiệu quả nhất và biết tự bảo vệ danh dự của mình
trước độc giả. Khác với những người làm báo chạy theo danh lợi và đồng tiền,
kẻ nô lệ của túi tiền bọn tư bản, người làm báo chân chính dám hy sinh mình
cho việc bảo vệ chân lý và sự tiền bộ chung.
Nền tự do báo chí mà giai cấp vô sản cần xây dựng, đo là quyền tự do
tiếp nhận và truyền bá, phản ánh các nguồn thông tin theo hướng tiến bộ và
xây dựng cho mọi thành viên trong xã hội. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội, khi các giai cấp đang tồn tại thì việc phấn đấu cho một nền tự do
báo chí theo quá trình của giai cấp vô sản tuyệt nhiên không dễ dàng.


13
Ở các nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, một mặt phải khắc phục
tàn dư, các lề thói cũ cảu xã hội tư sản, mặt khác phải xây dựng được các

chuẩn mực cần thiết cho nền tự do báo chí dưới chế độ mới.
Đối với các nhà báo cũng như toàn xã hội, không phải có thể khắc phục
ngay và khắc phục hết các nhận thức, các định kiến về tự do báo chí theo kiểu
tư sản, có nghĩa là thứ tự do vô chính phủ, tự do tuyệt đối. cực đoan, tự do
theo kiểu hình thức vẫn còn đè nặng ở một số người.
Về vấn đề này, Lê nin đã từng viết những lời chế diễu những người đó
là: Ngài là nhà văn, nhà báo, liệu ngài có thoát khỏi tên tư bản làm nghề xuất
bản sách báo để tự do được không? Ngài có tự thoát khỏi công chúng tư sản
đòi ngài vẽ những cảnh khiêu dâm trong các tác phẩm miêu tả các kiểu mãi
dâm để bổ sung cho cái nghệ thuật " sân khấu thiêng liêng "được không?
Nền báo chí xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền ự do thực hiện sự cho mọi
công dân trên cơ sở pháo luật, dân chủ và bình đẳng. Người có tiền cũng
không thể dùng tiền để chi phối, lũng đoạn báo chí và ngược lại, người
khoogn có tiền cũng không bị mất quyền tự do hưởng thụ và viết, truyền bá
báo chí, quyền xuất bản, quyền phát hành báo chí. Những sự vi phạm về Luật
báo chí, xuất bản đều bị xử lí nghiêm minh, không có ngoại lệ với bất cứ
người nào.
Kết luận: Qua mục tìm hiểu tự do báo chí cảu gai cấp tư sản và giai cấp
vô sản nói trên, ta có thể nhận thấy rõ sự khác biệt cảu 2 giai cấp này. Giai cấp
tư sản luôn muốn báo chí phục vụ lợi ích cho mình, bởi vậy chúng thực hiện
tự do báo chí theo kiểu hình thức, có nghĩa là bề ngoài thì công bố nhân dân
có thể thực hiện tự do báo chí ở mọi thời điểm, mọi không gian, nhưng bên
trong lại ngấm ngầm điều khiển các phương tiện truyền thông đi theo con
đường phục vụ lợi ích cho họ. Còn giai cấp vô sản thì khác, họ đặt mục tiêu
lấy lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, hoạt động tự do báo chí đúng nghĩa và
đúng bản chất, không lôi kéo giới truyền thông vào các phi vụ có mưu đồ bất
chính nhằm phục vụ cho lợi ích của họ. và Việt Nam đang đi theo con đường


14

như vây, thực hiện tự do báo chí một cách công khai minh bạch, phục vụ lợi
ích toàn dân chứ không phải phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
3.2: Tự do báo chí ở Việt Nam
3.2.1. Tự do báo chí thời kỳ trước cách mạng Tháng tám:
Nước ta chia làm 3 kỳ với các chế độ chính trị khác nhau, nhưng có thể
khái quát phân ra các giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu: từ khởi thủy (4/1865 với tờ Gia Định Báo) đến năm
1927, báo chí Việt nam hoạt động theo quy chế của luật báo chí 1881 và 1888
của Pháp. Điều kiện ra báo rất đơn giản: người có quốc tịch Pháp (và càng dễ
nếu làm chung với người Pháp - chỉ sau 24 giờ là có phép). Sau này, khi tờ
Phan Yên Báo (ra đời năm 1868) đăng bài có tính chất chống đối nhà cầm
quyền thực dân nên bị thu hồi giấy phép, và chính quyền còn ban hành Sắc
lệnh ngày 30/12/1898 quy định mọi tờ báo (trừ báo tiếng Pháp) đều phải có
giấy phép do người Pháp đứng tên.
- Giai đoạn 2: mở đầu bằng bộ Luật báo chí năm 1927. Phong trào yêu
nước và dân chủ lên cao vào những năm 1925 - 1926; báo chí phát triển mạnh
ở Bắc kỳ. Bộ luật này với nhiều điều khoản quy định khá chi tiết: Bắc và
Trung kỳ muốn ra báo phải có Quyết định của Phủ Toàn quyền, riêng Trung
kỳ còn phải được sự đồng ý của Triều đình. Trong bộ luật này lần đầu tiên
quy định rất khắt khe và chi tiết việc kiểm duyệt nội dung báo chí xuất bản,
đặc biệt là đối với những tư tưởng tiến bộ và cách mạng. Chế độ thưởng phạt
đối với báo chí cũng rất ngặt nghèo: phạt tiền, bồi thường, ngồi tù... (Tờ "Le
Nhà Quê" của Nguyễn Khánh Toàn ra tại Sài gòn chỉ xuất bản được 1 số ngày
11/12/1926 thì bị đình bản và thu giấy phép. Chủ nhiệm Nguyễn Khánh Toàn,
Giám đốc Nguyễn Văn Chất, Quản lý Phạm Văn Duyệt bị bắt)...
Do thắng lợi của mặt trận Bình dân Pháp, ngày 1/1/1935 Toàn quyền
Pháp ký Sắc lệnh hủy bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, công nhận tính hợp pháp
của người Việt nam khi xin phép ra báo. Nhưng vin cớ điều kiện chiến tranh,
ngày 26/9/1939 Chính phủ Pháp ban bố sắc lệnh đặt Đảng cộng sản và những



15
đảng phái chính trị theo xu hướng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật; lập lại
chế độ kiểm duyệt, thậm chí còn kiểm duyệt khắt khe hơn trước cả đối với
báo chí tiếng Việt, cả đối với báo chí tiếng Pháp. Sắc lệnh này cũng quy định
xử phạt nặng những vi phạm; quy định ngặt ngèo đối với những điều kiện ra
báo, đóng cửa, thu giấy phép...
3.2.2. Tự do báo chí thời kì sau cách mạng Tháng Tám
- Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt nam dân chủ cộng hòa
ra đời. Mặc dù phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, Chính Phủ không
những không tìm cách xiết chặt báo chí, mà ngược lại còn ban hành các văn
bản mở rộng quyền tự do dân chủ của báo chí, kể cả báo chí của các phe phái
chính trị đối lập. Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về việc
duy trì tạm thời các luật lệ hiện hành nhưng nêu rõ: "Những điều khoản trong
các luật cũ được tạm thời giữ lại do Sắc lệnh này, chỉ thi hành khi nó không
trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt nam và Chính phủ dân chủ cộng
hòa".
- Năm 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Ngày 14/12/1956,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 282-SL, sau đó khi Quốc hội thông qua trở
thành Luật số 100/SL-L-02 ngày 20/5/1957 quy định đảm bảo quyền tự do
ngôn luận của nhân dân trên báo chí và ngăn cấm những kẻ lợi dụng quyền ấy
để làm phương hại đến công cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập
và dân chủ của nước nhà. Sắc lệnh cũng quy định tất cả báo chí đều được
hưởng quyền tự do ngôn luận, không phải kiểm duyệt trước khi in.
- Trong khi đó ở miền Nam, sau khi hất cẳng Bảo Đại, Ngô Đình Diệm
lên làm Tổng thống. Ngày 19/12/1956 Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Sắc
lệnh 23/TTP hủy bỏ chế độ kiểm duyệt đối với báo chí. Thực chất của Sắc
lệnh này chỉ đưa ra các điều khoản chung chung, mơ hồ để dễ buộc tội. Trên
thực tế, chính quyền đã sử dụng mọi biện pháp để o ép báo chí, kể cả những
biện pháp kinh tế hay những biện pháp côn đồ, khủng bố, nhất là đối với báo

chí đối lập. Sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm, tình hình chính trường rối ren,


16
ngày 7/6/1964 Nguyễn Khánh ký Sắc lệnh 18/64 quy định các biện pháp đối
với báo chí trong tình trạng khẩn cấp: thi hành biện pháp kiểm duyệt cấm tàng
trữ và lưu hành các ấn phẩm... có hại cho nền an ninh công cộng. Biến cố
Mậu Thân (1968) - chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp và thiết lập lại chế
độ kiểm duyệt. Ngày 30/12/1969 ban hành Quy chế báo chí mới, nhưng đến
ngày 4/8/1972 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại ban hành Sắc lệnh số 007
sửa đổi một số điều của Quy chế báo chí như: nâng mức ký quỹ của một số tờ
báo lên 20 triệu đồng; đóng cửa những tờ báo vi phạm an ninh quốc gia đến
lần thứ 2; các vụ vi phạm của báo chí sẽ do Tòa án mặt trận xét xử...
- Tháng 4/1975 chế độ Việt nam cộng hòa sụp đổ. Năm 1976 thống
nhất đất nước. Báo chí cả nước hoạt động theo Luật số 100/SL-L-02.
- Ngày 28/12/1989 Quốc hội thông qua Luật Báo Chí và ngày 2/1/1990
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Luật Báo Chí nước CH XHCN
Việt nam, thay thế Luật Báo Chí năm 1957 vừa trên cơ sở kế thừa những
nguyên tắc đúng đắn của Luật Báo Chí năm 1957, vừa bổ sung và hoàn thiện
một bước luật pháp của nhà nước ta về báo chí.
- Ngày 12/6/1999 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật Báo Chí năm 1989 nhằm hoàn thiện một bước Luật Báo Chí cho phù
hợp với những yêu cầu của thực tiễn công cuộc đổi mới.
Cùng với việc từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, các văn bản
dưới luật cũng được ban hành để hướng dẫn tổ chức thực hiện nhằm đưa Luật
Báo Chí vào cuộc sống. Như vậy, những điều kiện cho tự do báo chí từng
bước được xác lập và ngày càng hoàn thiện.
3.3.3. Tự do báo chí trong điều kiện đổi mới của nước ta
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác lập quyền
tự do dân chủ đối với mọi công dân trong đó có quyền tự do báo chí, tự do

ngôn luận.
Các văn kiện Đại hội các khóa VI, VII, VIII, IX của Đảng cộng sản
Việt Nam đã khẳng định các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo báo chí, quyết định


17
đường lối, chủ trương và các biện pháp lớn đối với hoạt động báo chí trong
điều kiện đổi mới ở nước ta. Trong các văn kiện đó đã xác định vai trò lãnh
đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đối với công tác báo chí, đồng thời
quy định trách nhiệm của cơ quan, cán bộ báo chí và quyền tham gia hoạt
động báo chí của công dân.
Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 28/12/1989 đã khẳng định nguyên tắc "...Bảo đảm quyền tự
do báo chí, quyền tự do ngôn luận báo chí của công dân, phù hợp với lợi ích
của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân". Các văn bản dưới luật cảu Nhà nước
như nghị định, chỉ thị, thông tư của chính phủ, các bộ và các liên bộ hữu quan
đã cụ thể hóa các chính sách, chế độ, quyền tự do báo chí, trách nhiệm xã hội
cảu cơ quan báo chí và người làm báo.
Như vậy vấn đề tự do báo chí ở nước ta không chỉ được khẳng định về
mặt quan điểm, tư tưởng mà còn được xác lập bằng những cơ sở cần thiết để
bảo đảm quyền tự do báo chí trong toàn xã hội. Đảng và Nhà nước ta xuất
phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về tự do báo chí và hoàn cảnh đất
nước đang trong thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội để hình thành các
đường lối, chủ trương, chính sách để lãnh đạo công tác báo chí.
Trong điều kiện mới, Đảng và Nhà nước ta cho rằng phải phát huy dân
chủ, cơ sở cho mọi lĩnh vực, sử dụng báo chí như công cụ có hiệu lực để phát
huy quyền dân chủ đó. Như vậy là quyền tự do báo chí trong xã hội cần được
mở rộng nhằm đẩy mạnh thông tin nhiều chiểu với nội dung phong phú và đa
dạng, phát huy trí tuệ của nhân dân phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước.
Nền tự do báo chí mà chúng ta thực hiện không phải là thứ tự do vô hạn

độ, tự do vô chính phủ mà là nền tự do trong khuôn khổ cảu pháp luật, của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Luật pháp sẽ bảo vệ quyền tự do hoạt động báo
chí vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu của công cuộc
đổi mới và khuyến khích phục vụ các yêu cầu của nhân dân lao động. Song
song với việc khuyến khích đó, Luật pháp ngăn cấm các hoạt động báo chí


18
làm phương hại đến quyền lãnh đạo xã hội của Đảng, nhà nước và lợi ích của
nhân dân. Chúng ta hạn chế quyền tự do báo chí đối với các phần tử và
khuynh hướng báo chí phản động, nhất là những kẻ lợi dụng đổi mới, lợi
dụng mở rộng tự do báo chí để viết bài đả kích, xuyên tạc gây hoang mang
trong dư luận. Có một số người cho rằng như vậy là không có tự do báo chí.
Đúng, chúng ta không có tự do báo chí đối với những kẻ phá hoại công cuộc
xây dựng xã hội chủ nghĩa, gây mất ổn định chính trị trong nước, nhưng bảo
đảm quyền tự do viết báo, đăng báo, mua báo, đọc báo cho mọi người dân
đang phấn đấu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nền tự do báo chí mà
chúng ta bảo vệ và thực hiện là nền tự do phù hợp với sự vận động tất yếu của
lịch sử.
Sự khác nhau cơ bản giữa nền báo chí xã hội chủ nghĩa với bào chí tư
sản không phải về mặt hình thức tờ báo, cách đăng tin bài, các hoạt động
mang tính nghiệp vụ mà chính là ở mục đích và phương hướng hoạt động. báo
chí của chúng ta hoạt động vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích
của đa số nhân dân. Báo chí tư sản có mục đích hoàn toàn không giống với ta
mà vì lợi ích riêng của họ. Hoạt động báo chí của ta phù hợp với quy luật vẫn
động cảu lịch sử, là nhằm xây dựng một xã hội mới, tự do dân chủ, mọi người
đều có quyền sống hạnh phúc và công bằng. Còn hoạt động báo chí tư sản
nhằm duy trì, kéo dài chế độ bóc lột để đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản.
Nền tự do báo chí chúng ta đang xây dựng và thực hiện là sự tự do sử
dụng báo chí như một công cụ cảu toàn xã hội để thông tin, trao đổi, cổ vũ

nhau thực hiện các mục tiêu đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ai ai
cũng có quyền viết báo, đọc báo, muc báo, có quyền trao đổi, phê bình, đóng
góp trên báo. Báo chí thực sự trở thành diễn đàn của quần chúng, quyền tự do
báo chí ngày càng được phát huy.
Nền tự do báo chí củachúng ta được hình thành và xây dựng trên cơ sở
có sự thống nhất về chính trị trên phạm vi toàn xã hội là cơ bản. Trong xã hội


19
tuy có sự khác nhau về lợi ích kinh tế nhưng có sự thống nhất về mục tiêu
chính trị.
Ngày nay, trước yêu cầu cảu sự nghiệp đổi mới, Đảng ta ngày càng
quan tâm đến hoạt động báo chí, vì báo chí có khả năng góp phần tích cực vào
sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội.
Nền tự do báo chí của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta phấn đấu xây dựng
là sự tự do cho người có cùng mục tiêu, cùng chí hướng để làm cho dân giàu
nước mạnh, đoàn kết và nhân ái theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Nền tự
do báo chí đó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của báo chí vô sản là tôn trọng
sự thật, tôn trọng quyền lợi chính đáng của con người, bảo vệ sự công bằng xã
hội, chống lại mọi tư tưởng và khuynh hướng có hại cho sự nghiệp đổi mới
theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Để đảm bảo nền tự do báo chí trong điều kiện đổi mới, một mặt chúng
ta tuân thủ triệt để luật pháp, mặt khác chúng ta ngăn ngừa các hiện tượng vụ
lợi, thương mại hóa trong hoạt động báo chí. Với ý thức báo chí là món ăn
tinh thần lành mạnh của xã hội nên xã hội phải có trách nhiệm xây dựng sự
lành mạnh cho hoạt động báo chí bằng cách tạo thành dư luận xã hội với các
tờ báo có nội dung tốt, hoặc nội dung có hại.
Bên cạnh đó, trong công cuộc đổi mới, chúng ta mở rộng các quan hệ
kinh tế quốc dân và có sự giao lưu văn hóa thông tin báo chí với các nước, có
nhiều nguồn tin có thể xâm nhập vào nước ta. Đương nhiên, chúng ta không

thể ngăn cấm bằng biện pháp mệnh lệnh chính đối vowissuwj tràn ngập thông
tin, kể cả các kênh thông tin công khai hoặc lén lút. Điều quan trọng là dòng
báo chí chính thống của chúng ta ngoài sự phê phán, phan tích ra còn phải có
sự hướng dẫn xư lí các nguồn thông tin không chính xác đó. Muốn vậy báo
chistrong giai đoạn đổi mới phải vươn lên mạnh mẽ để dùng các nguồn thông
tin xây dựng lành mạnh đủ sức chiếm lĩnh và hướng dẫn dư luận xã hội, hạn
chế các nọc độc thông tin từ bên ngoài.


20
Cách làm báo theo kiểu hành chính, cửa quyền như thời bao cấp trước
đây không thể đáp ứng nhu cầu cảu xã hội về sự tự do báo chí trong điều kiện
đổi mới. Xã hội đang cần nhiều thông tin, thông tin đa dạng, nhanh nhạy và
chính xác. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin với các phương tiện rất hiện đại,
chúng ta không chỉ tăng cường điều kiện vật chất, đổi mới cung cách hoạt
động mà còn có một đội ngũ mạnh cả về quan điểm tư tưởng và nghiệp vụ
báo chí.
Tự do báo chí là bộ phận quan trọng của quyền con người, là sự phát
triển tự nhiên cần thiết của cuộc sống.
Tự do báo chí phát triển gắn với các điều kiện xã hội tât yếu khác nhau.
Quan niệm về tự do báo chí tuyệt đối, tự do báo chí thuần túy trong xã hội còn
có đấu tranh giai cấp là điều ảo tưởng và phi lí. Mức độ tự do báo chí phải tùy
thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể, vì vậy tự do báo chí có thể cho một số
người thì hạn chế tự do báo chí với một số người khác. Chỉ có chế độ xã hội
chủ nghĩa mới tạo nền tự do báo chí cho đại bộ phận nhân dân lao động và
hạn chế tự do đối với thiểu số người chống đối nhân dân.
3.3. Luật báo chí
CHƯƠNG II
QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ, QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN BÁO
CHÍ CỦA CÔNG DÂN

Điều 4
Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công
dân
Công dân có quyền:
1. Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế
giới.


21
2. Tiếp xúc, cung cấp thông tin co cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin,
bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm soát của tổ
chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.
3. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.
4. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà
nước, tổ chức xã hội và thành viên của tổ chức đó.
Điều 5
Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngôn luận trên báo chí của công dân
Cơ quan báo chí có trách nhiệm:
1. Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp
không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do.
2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc
trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.


22

Chương 4: Thực tiễn

Đầu tiên em xin đưa hai bài báo của nhà báo Phan Quang
4.1. Bài báo" Tự do Báo chí - Thực chất và huyền thoại"
Tự do là khát vọng của con người ở mọi thời đại. Kể từ ngày con người
trở thành sinh vật có trí khôn, sống gắn bó trong cộng đồng, thì con người
luôn luôn khát khao tự do, không ngừng vươn tới Tự do. Vì tự do của cộng
đồng, của dân tộc, của cá nhân, con người ở trên mọi lục đại trong quá khứ,
hiện tại cũng như tương lại, sẵn sàng xả thân để giữ gìn và bảo vệ nó.
Tuy nhiên, quan niệm về tự do không phải thời nào cũng giống thời
nào. Con người thuộc những xã hội trình độ phát triển khác nhau, được nuôi
dưỡng bởi những nền văn minh dị biệt, đương nhiên phải có nhận thức và
mục tiêu không đồng nhất về tự do. Mục tiêu tự do của con người thời công
nghiệp hóa xa lạ với khát vọng tự do của con người thời sống bằng hái lượm.
Đòi hỏi tự do của dân châu Âu trong đêm dài trung cổ khác đòi hỏi tự do của
dân châu Âu ngày nay. Thê thiếp chủ nô hay cung tần phong kiến ước vọng tự
do luyến ái đâu có giống tự do luyến ái xã hội hiện đại, khi mà luật pháp một
số nước đồng tình sự xây dựng gia đình riêng giữa nam với nam hoắc giữa nữ
với nữ, chẳng han.
Tự do là một phạm trù mang tính lịch sử, không tách rời trình độ phát
triển. Báo chí ra đời thời manh nha công nghiệp hóa - đến nay mới qua một
chặng đường hết sức ngắn ngủi so với tồn tại ít nhất bảy mươi vạn năm của
loài người - càng gắn bó hơn với tính giai đoạn. Quan niệm về tự do báo chí
do đó làm sao thời nào giống hệt thời nào. Tự do là thành quả đấu tranh
không phải phước lành Thượng đế ban, chia đều cho mọi người, đâu cũng
như đâu.
Chỉ là ngụy biện, lời khẳng định rằng trên đời chỉ có mỗi một khuôn
mẫu chung và duy nhất về tự do báo chí, cho dù con người đang sống ở hai
quốc gia mà thu nhập bình quân chênh nhau đến cả trăm lần (300 so với


23

30.000 đôla/năm, thí dụ). Chẳng qua sự áp đặt thô bạo xuất phát từ động cơ
chính trị không minh bạch, khi số người nào đó lớn tiếng rêu rao và mạnh mẽ
đòi hỏi người khác thừa nhận " tự do không chia cắt " - hiểu nôm na là mọi
người phải chấp nhận trọn vẹn và thực thi đầy đủ về quan niệm họ đề ra về tự
do báo chí. nước nào không là y như họ sẽ bị kết kết tội vi phạm quyền ngôn
luận tối thiêng liêng. Nền báo chí nào không dập theo khuôn mẫu ấy là nền
báo chí bị nhà cầm quyền kiểm soát, ở đó dân chủ, nhân quyền chưa được tôn
trọng, v.v.. Thạm chí nhà báo viết theo tiếng gọi của lương tri nhưng không
hợp khẩu vị của họ, họ không ngần ngại chụp ngay cho cái mũ " tự kiểm
duyệt " (!?)...
Nếu có ai đó quan niệm tự do báo chí là công khai bêu riếu tháng này
sang tháng khác vị nguyên thủ quốc gia do chính họ bầu lên về cái tội (dĩ
nhiên là có thật và không đáng chê trách) của vị ấy một lúc nào đã lầm lỡ
không vượt nổi bản năng thấp hèn, thì đó là quyền tự do báo chí của họ.
Chúng ta không đồng tình, song chưa một lần khích bác, bởi đó là việc người
khác, nước khác. Chúng ta chăm lo hoàn thiện nền tự do báo chí của mình tuy
còn khiếm khuyết đấy song lúc nào cũng kiên trì mục tiêu cao cả. Mục tiêu ấy
là, thông qua phương tiện truyền thông và bằng thông tin, đề cao cái tốt, lên
án tội ác, động viên dư luận bảo vệ độc lập quốc gia và văn hóa dân tộc, xây
dựng nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, phát triển và
cuộc sống an lành trên toàn thế giới.
Những người làm báo Việt Nam không ngừng đấu tranh để có tự do
báo chí, tự do ngôn luận. Song tự do ngôn luận, tự do báo chí không phải mục
đích tự thân. Thực hiện tự do báo chí không nhằm nói cho sướng miệng, ai
muốn nói gì tha hồ nói. Tự do dích thực chẳng bao giờ đồng nghĩa với phá
phách. Tự do báo chí luôn hướng về một xã hội ngày mai tốt đẹp hơn hôm
nay. Mọi quyền tự do không nhằm mục đích xây dựng rốt cuộc chỉ là sự tự do
vô chính phủ, ắt dẫn tới rối loạn triền miên. Báo chí ta, ngay cả khi đả phá



24
không khoan nhượng, cũng thiện chí hướng tới mục tiêu đoàn kết, xây dựng,
tóm lại phá để xây.
Thời đất nước ta chưa giành lại độc lập, tự do, thân phận người dân
chẳng mấy hơn thân phận no lệ, nhân dân ta trong đó có những người cầm
bút, đã đổ máu để đòi hỏi và thực hiện tự do báo chí. Mục tiêu cuả tự do báo
chí thời trước là vạch trần tội ác và giả nhân giả nghĩa của kẻ thống trị, động
viên cho nhân dân ta " lấy sức ta để giải phóng cho ta ". Trong kháng chiến,
mục tiêu tự do báo chí là huy động sức mạnh đại đoàn kết, đánh lui kẻ thù
xâm lược, cứu nước cứu nhà. Vì mục tiêu cao cả ấy, có khi chúng ta phải tự
kiềm chế. Có những vấn đề báo chí kháng chiến tạm thời chưa đề cập. Nếu
cần gọi, như có ai đó thích nhấn mạnh, sự tự kiềm chế ấy là hạn chế tự do,
chung quy cũng chỉ vì mục đích tối thượng là đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Ngày nay, đất nước đổi mới, xã jooij cởi mở hơn, tầm nhìn xa rộng hơn, song
thời cơ chen cài thách thức, mục tiêu của báo chí Việt Nam là đẩy lui nghèo
thiếu, xây dựng quốc gia phát triển, gắn kết độc lập dân tộc với hợp tác quốc
tế, chấn hưng văn hóa, thực thi dân chủ, công bằng xã hội. Mục tiêu cao cả
của tự do báo chí và lợi ích tối thượng của đất nước hòa quyện với nhau, đồng
nhất với nhau. Nền tự do báo chí mà bao thế hệ người Việt Nam hằng mơ
ước, ngày nay chúng ta đang biến thành hiện thực, là nền tự do báo chí lấy lợi
ích tối cao của dân tộc làm tiêu chí chính trị và nghề nghiệp. Trong nền tự do
ấy, người cầm bút tung hoành theo tài năng, trí tuệ và lương tâm cá nhân,
song hoài bão, trí tuệ và lương tâm mỗi người thể hiện dưới dạng nào vẫn
không ra ngoài ước vọng và lương tri toàn dân tộc, vẫn vì lợi ích tối thượng
của nhân dân.
Người Mỹ rất coi trọng lợi ích đất nước họ. Tình cảm ấy biến thành ý
chí, làm nên động lực mạnh mẽ giúp nhân dân Hoa Kỳ đạt thành tựu vĩ đại
trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, khoa học,giáo dục, công nghệ, văn hóa...được thế
giới khâm phục. Tình cảm và ý chí ấy, mặt khác, không tránh khỏi bị những
thế lực nào đó chi phối, lạm dụng vào những mục đích không trong sáng.



25
Trong lịch sử đương đại, không ít lần thế lực cực hữu nhân danh lợi ích đất
nước Hoa Kỳ, cất quân chiếm đóng một xứ xa xôi không khuất phục, cho gián
điệp lất đổ một chế độ không làm người Mỹ hài lòng. Nhân danh lợi ích đất
nước Mỹ, người ta cấm vận quốc gia, gây nên bao khó khăn, thiếu thốn và
chết chóc cho nhân dân nước bị phong tỏa. Nhân danh lợi ích nước Mỹ, người
ta " trừng phạt " công ty kinh doanh nước ngoài - trong rất nhiều trường
howpjhuwcj chất sự trừng phát ấy chỉ nahwmf đanh sụp sức cạnh tranh ngoại
lai, bảo về lợi nhuận các tập đoàn nhan hiệu USA...
Trong công cuộc đổi mới, nhân dân Việt Nam đạt được những thành
tựu bước đầu về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ chế thi
trường, xóa đói giảm nghèo. Thực hiện các quyền dân chủ bao gồm chính
sách dân tộc, chính sách tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tạo sự cởi mở
chưa từng có về ngôn luận, thông tin...Bước đường ấy đáp ứng nguyện vọng
của nhân dân Việt Nam và phù hợp xu thế chung trên thế giới, góp phần cho
dù còn rất khiêm tốn vào phúc lợi chung của loài người. Bước đường ấy tuyệt
nhiên không làm tổn hại lợi ích nước Mỹ. Ngượi lại quan hệ giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ thời gian gần đây có bước tiến đáng ghi nhận, có lợi cho cả hai
bên, cho dù nhiều thế lực ở Mỹ không nhừng dựng lên các rào cản giả tạo.
Người Mỹ tôn trọng lợi ích dân tộc họ, tại sao ngăn cản người khác tôn trọng
lợi ích chính đáng của dân tộc mình?
Cùng với toàn thể nhân dân, những người làm báo Việt Nam bác bỏ
những điều sai trái do một số thế lực ở Mỹ dàn dựng, xuyên tạc thực tế Việt
Nam, trong đó có thực chất tự do báo chí. Điều khó hiểu là các nhà làm luật
Hoa Kỳ vồn thông tuệ cổ kim, tinh tường luật pháp, có điều kiện nắm bắt đầy
đủ mọi thông tin, lại bất chấp sự thật nhắm mắt thông qua điều luật bổ sung
gây tổn hại cho lợi ích Hoa Kỳ, lợi ích Việt Nam, cho mối bang giao đang
phát triển giữa hai nước. Lợi ích đích thực của Mỹ là xây dựng và phát triển

các quan hệ bình đẳng giữa hoa Kỳ và Việt Nam. Không có đạo lý nào cho
phép cơ quan lập pháp quốc gia này áp đặt những điều luật gây tổn hại cho


×