Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

5 tiểu luận phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.2 KB, 10 trang )

TIỂU LUẬN
Họ và tên học viên: …………………..
Lớp: …………………………..
Môn học: …………………………….

Đề bài: Phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức
chính trị - xã hội và tổ chức xã hội mà em biết? Lựa chọn phong trào xã hội
có thật? Phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội của Việt
Nam?
Bài làm

1. Phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức
chính trị - xã hội và tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội là tổ chức tự nguyện của nhân dân hoạt động theo
nguyên tắc tự quản, là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước
ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao
động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà
nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý
xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên.
Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội là tổng thể các quy chế
của pháp luật về tổ chức xã hội (bao gồm: quyền, nghĩa vụ cà bảo đảm thực
hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội). Quyền và nghĩa vụ pháp lý
của tổ chức xã hội là hần quan trọng nhất trong quy chế pháp lý hành chính
của chúng.
- Như chúng ta đã biết khái niệm tổ chức là nhóm người có cùng mục
đích hoạt động; tổ chức được nghiên cứu nhiều trong khoa học như khoa học
tổ chức, khoa học quản lý.... Tổ chức như bộ máy để thực hiện nhiệm vụ
mục tiêu chung (sách của Mogan về tổ chức) hoặc tổ chức như sinh thể, thực

1



thể của lý thuyết tiến hóa. Như vậy, chúng ta có thể thấy tổ chức là một loại
hệ thống, tập hợp các yếu tố tương tác với nhau tạo thành một cấu trúc nhất
định. Tổ chức xã hội theo nghĩa rộng gồm các tổ chức chính trị (Đảng), tổ
chức chính trị xã hội (Công đoàn, Đoàn thanh niên...) theo nghĩa hẹp là tổ
chức của những nhóm người có cùng sở thích.
Qua nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước ta hiện nay cho thấy
các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa là tập hợp
những người có chung mục tiêu về chính trị, có cùng đặc điểm xã hội, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng xây dựng Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp năm 2013, các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt
Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh,
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Đây là các
tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức
mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận tổ chức thành viên
khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng,
động viên và phát huy tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần
thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp
của Nhân dân; Tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội;
giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân
dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã
hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức chính trị - xã hội được
quy định cụ thể trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật công đoàn,
Luật thanh niên, Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Điều lệ Hội Nông
dân Việt Nam, Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

2


- Tổ chức xã hội theo nghĩa hẹp là tập hợp một nhóm người có chung
một đặc điểm về văn hóa, sở thích, thỏa mãn nhu cầu cá nhân,... là tổ chức
hoạt động có tính mở. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội được
quy định ở những văn bản pháp luật khác nhau mang tính chất pháp lý khác
với những quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt
động của tổ chức xã hội. Cụ thể là các quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với
nhà nước: nhà nước và các tổ chức xã hội có mỗi quan hệ giúp đỡ nhau
trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển.
+ Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây
dựng văn bản pháp luật: mặt trận tổ chức thành viên của mặt trận có quyền
trình dự án luật, các tổ chức xã hội còn có thể tham gia đóng góp ý kiến về
dự thảo mặt trận, hơn nữa các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị xã hội còn được phối hợp với Ủy ban thường vụ quốc hội và Chính phủ để
được ban hành nghị quyết liên tịch.
+ Quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực
hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ chung của các tổ chức xã hội;
kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật là cách để tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội; tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của tổ chức chính trị xã hội và
tổ chức xã hội
+ Giống nhau:
Được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên
cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở
thích….
Hoạt động theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành
viên trong tổ chức xây dựng.
Nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt động quản lý nhà

nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội
mới hoạt động nhân danh nhà nước.
3


Đều hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
+ Bên cạnh đó, giữa hai tổ chức cũng có sự khác biệt, cụ thể:

TT

Tổ chức xã hội

Tổ chức chính trị - xã hội

(Hội những người yêu mến

(Công đoàn Việt Nam)

Manchester FC ở Hà Nội)
- Là thành viên trong Mặt trận - Là tổ chức do các cá nhân có cùng
tổ quốc; là tổ chức thống nhất sở thích, tập hợp lại hướng về mục
giữa hai mặt chính trị và xã hội

đích, mục tiêu chung

- Là cơ quan hành chính Nhà - Không phải là chủ thể của quản lý
nước

nhà nước


- Trực tiếp thực hiện các nhiệm - Tổ chức xã hội có một vai trò quan
vụ của Đảng và nhà nước. Vừa trọng trong thúc đẩy tinh thần trách
tham gia quản lý, giám sát, bảo nhiệm của nhà nước đối với công dân
vệ quyền và lợi ích chính đáng thông qua giám sát và phản biện chính
của các thành viên và tuyên sách. Cụ thể là tạo sân chơi giải trí
truyền giáo dục chấp hành lành mạnh cho mọi cá nhân trong xã
chính sách của Đảng, nhà nước. hội qua đó giáo dục ý thức pháp luật
cho các thành viên để họ sống và làm
việc theo pháp luật.
- Hệ thống tổ chức được chia - Hệ thống tổ chức được quản lý bởi
thành 04 cấp từ Tổng Liên đoàn ban lãnh đạo có uy tín do các thành
LĐVN đến công đoàn cơ sở

viên giới thiệu, bầu ra

- Thành viên bao gồm các cá - Thành viên bao gồm các cá nhân
nhân là công chức, viên chức, không phân biệt giới, tuổi, địa vị xã
lao động trong các đơn vị nhà hội và giai cấp.
nước và doanh nghiệp nói
chung có quan hệ lao động
- Nguyên tắc tổ chức, tập trung - Mối quan hệ giữa các thành viên
dân chủ, là nguyên tắc "quyền trong Hội là mối quan hệ bình đẳng
lực - phục tùng".

chứ

4



- Hoạt động theo Điều lệ, dưới - Hoạt động theo điều lệ do các thành
sự chỉ đạo của Đảng

viên trong tổ chức xây dựng nên hoặc
theo các quy định của nhà nước.

- Ngân sách một phần từ ngân

- Kinh phí hoạt động do các thành

sách Nhà nước và một phần từ

viên tự đóng góp

sự đóng góp của các thành viên
trong tổ chức
2. Phong trào có thật: Phong trào Ba đảm đang của Phụ nữ Việt Nam
Tháng 3/1965, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động
phong trào phụ nữ “Ba đảm nhiệm”. Sau đó phong trào đã được Bác Hồ đổi
tên thành “Ba đảm đang”.
Bị thua to ở chiến trường miền Nam, ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ
điên cuồng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện
của miền Bắc XHCN đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lúc này, chống
Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt nam yêu
nước. Tất cả chúng ta hãy đoàn kết nhất trí, triệu người như một, quyết tâm
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân dân cả nước đã ra quân với khí thế
cách mạng to lớn; lớp lớp thanh niên tình nguyện lên đường ra mặt trận với
tinh thần “xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”, hàng chục vạn phụ nữ tình
nguyện đảm đang “việc nước, việc nhà” để chồng, con yên tâm ra trận.

Trong không khí sôi sục của những ngày “Nam - Bắc thi đua đánh
giặc Mỹ”, ngày 22/3/1965, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động
phong trào phụ nữ “Ba đảm nhiệm” với nội dung: Đảm nhiệm sản xuất,
công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; đảm nhiệm gia đình, khuyến
khích chồng con yên tâm chiến đấu; đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và sẵn
sàng chiến đấu khi cần thiết. Sau đó phong trào đã được Bác Hồ đổi tên
thành “Ba đảm đang”. Do đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng,
phong trào đã nhanh chóng phát triển thành cao trào cách mạng sôi nổi,
rộng lớn, huy động được sức mạnh tổng hợp của hàng chục triệu phụ nữ từ

5


nông thôn tới thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, trên mọi lĩnh vực
hoạt động; biến tiềm năng cách mạng của phụ nữ thành hiện thực sinh động,
thành nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, góp phần đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược; để đến hôm nay, hình ảnh phong trào “Ba đảm đang”
vẫn sống động và ngân vang mãi trong trái tim chúng ta với bao niềm tự
hào, kính phục về người phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Trên mặt trận lao động sản xuất, công tác, hàng chục triệu phụ nữ đã
không quản ngày đêm và bom đạn kẻ thù, vừa hăng hái thi đua lao động sản
xuất, công tác, vừa sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong sản xuất
nông nghiệp, với tinh thần “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí”
chị em nữ nông dân “tay cày, tay súng” đã sôi nổi thi đua đảm đang thay
nam giới làm chủ ruộng đồng, tham gia quản lý hợp tác xã, nhiều chị là chủ
nhiệm giỏi. Trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ...với khẩu
hiệu thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, với
quyết tâm “tim có thể ngừng đập, máy không thể ngừng chạy”, hàng chục
vạn nữ công nhân “tay búa, tay súng” đã sôi nổi tham gia phong trào thi đua
“luyện tay nghề, thi thợ giỏi” nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, ra sức phát

huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; nhiều chị liên tục hoàn thành vượt mức kế
hoạch nhiều năm liền...Thi đua với phụ nữ công nhân, nông dân trên mặt
trận lao động sản xuất, chị em công tác trong các ngành y tế, giáo dục,
thương nghiệp, văn hoá nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, công tác chính
quyền, đoàn thể… luôn nêu cao tinh thần phục vụ, nhiều chị nêu gương
sáng tận tuỵ hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ.
Với vai trò người vợ, người mẹ đảm đang chăm lo việc gia đình, chị
em đã hết lòng chăm sóc nuôi dưỡng dạy dỗ các con trưởng thành, tận tình
chăm sóc cha mẹ già, giữ trọn đạo thuỷ chung. Giá trị đạo đức truyền thống
tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam được nhân lên gấp bội bởi ý thức giác ngộ
cách mạng sâu sắc, đã trở thành nguồn động viên, cổ vũ to lớn, tiếp thêm
sức mạnh cho người chiến sĩ vững tay súng nơi chiến trường.
6


Tha thiết với hạnh phúc gia đình, nhưng để giành được độc lập, tự do
và thống nhất Tổ quốc, hàng triệu phụ nữ đã gác tình riêng vì nghĩa lớn. Các
bà, các chị hiểu rằng nơi trận mạc lành ít, dữ nhiều, nhưng vẫn động viên,
khuyến khích chồng, con, người thân lên đường ra trận. Nhiều người mẹ
tiễn chồng, con rồi lại tiễn cháu tiếp bước cha anh lên đường đánh giặc.
Trong suốt cuộc chiến tranh giữ nước, đã có biết bao người ra đi không trở
lại. Sự hy sinh đó thể hiện tinh thần bất khuất “thà chết chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
“Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là truyền thống của phụ nữ ta;
nhưng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, chưa có cuộc chiến
tranh nào lực lượng phụ nữ lại tham gia đông đảo như trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Thi đua với phụ nữ miền Nam, hàng chục ngàn
nữ thanh niên miền Bắc đã hăng hái gia nhập các đơn vị dân quân tự vệ trực
tiếp cầm súng chiến đấu với tinh thần gan dạ thông minh, phối hợp cùng
các đơn vị bộ đội, dân quân bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Hàng chục ngàn

nữ thanh niên tình nguyện tham gia bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong,
dân công hoả tuyến trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các
mặt trận, lập nên những chiến công vẻ vang. Hình ảnh chị em nữ thanh niên
xung phong, dân công hoả tuyến với tinh thần “Sống bám cầu đường, chết
kiên cường dũng cảm” ngày đêm bám trụ dưới bom rơi đạn nổ, sửa đường
thông xe, hàng chục lần bị bom vùi, bị thương vẫn không rời vị trí, tình
nguyện làm lễ truy điệu sống để đi phá bom nổ chậm, nhiều chị đã hy
sinh oanh liệt giữa tuổi thanh xuân... mãi mãi là bài ca bất diệt nối tiếp
truyền thống yêu nước anh hùng của con cháu Bà Trưng, Bà Triệu.
Chúng ta tự hào thời kỳ “Ba đảm đang” có 42 nữ anh hùng, 9 đơn vị
nữ anh hùng được tôn vinh; 1.718 chị em được thưởng huy hiệu Bác
Hồ, trên 5.000 chị em là chiến sỹ thi đua toàn quốc, gần 4 triệu hội viên
đạt danh hiệu phụ nữ “Ba đảm đang”. Phụ nữ Việt Nam ta xứng đáng với
lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Phụ nữ Việt Nam dũng
cảm đảm đang chống Mỹ cứu nước”.
7


3. Phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội của
Việt Nam
Phong trào xã hội là sự vận động của nhóm người có tổ chức hoặc
chống lại sự thay đổi (VD: việc chặt cây ở Hà Nội, vấn đề môi trường của
khu công nghiệp Formusa...). Phong trào xã hội là một quá trình chuyển
động của xã hội, liên tục thay đổi có nhiều giai đoạn từ một vấn đề của một
nhóm người đến xã hội; là tương lai của xã hội hiện đại bản chất của nó là
thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.
Phong trào xã hội đều có mục đích; thường xuất phát từ những vấn đề
bức xúc, những nhóm yếu thế vì thế sớm phát hiện ra những vấn đề xã hội
thì sẽ không có phong trào xã hội.
Phong trào xã hội ở Việt nam được hình thành qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Xuất phát từ những vấn đề xã hội sẽ có những người
khuấy động, chia sẻ truyền tin (báo chí); nếu triệt tiêu được người thạo tin
thì sẽ không có phong trào xã hội.
Giai đoạn 2: Lãnh đạo, thủ lĩnh tự phát (tụ tập một nhóm người, hoặc
trao đổi, chất vấn cơ quan có liên quan), từ đó có sự đồng cảm đông hơn của
mọi người, mạng lưới giao tiếp rộng hơn (qua email, điện thoại, diễn đàn...);
giai đoạn này nếu triệt tiêu người lãnh đạo hay thủ lĩnh thì không có phong
trào xã hội.
Trong giai đoạn 3: Phong trào bắt đầu có tổ chức, người đứng đầu
công khai trong nhóm hoặc bên ngoài (với chính quyền, báo chí...); giao
nhiệm vụ phát ngôn chính thức của phong trào; phong trào bắt đầu liên kết
các nhóm với nhau; giai đoạn này có thách thức nội bộ vì nhóm nào cũng
muốn làm thủ lĩnh vì vậy dễ tan vỡ, xung đột nội bộ. Khi đã thống nhất các
nhóm, thống nhất người lãnh đạo, nhóm và các thành viên sẽ thống nhất với
nhau một số nội dung như về trang phục, mức đóng kinh phí...
Giai đoạn 4: Thiết chế hóa, đưa những vấn đề đã thống nhất trong
nhóm thành những quy định chung (nội bộ) của nhóm về mục đích, mục tiêu
8


hoạt động, hợp thức hoác các kết quả hoạt động của các thành viên đều được
thỏa mãn yêu cầu; ban lãnh đạo nhóm còn xem xét tổng thể những yêu cầu
đã được thực hiện hay chưa.
Giai đoạn 5: Kết quả đạt được (theo quy định hợp phát của pháp luật
đạt mục tiêu, phong trào xã hội lắng xuống; thủ lĩnh và các thành viên tích
cực tiếp tục còn theo dõi kết quả hoặc có thể chuyển sang phong trào khác.
Ở Việt Nam phong trào xã hội có 02 loại: Phong trào xã hội thuần túy
không mang tính chính trị và Phong trào xã hội do các tổ chức chính trị,
chính trị - xã hội khởi xướng phát động.


Sự khác nhau của 02 loại phong trào xã hội trên bao gồm

Phong trào xã hội do các tổ
TT
1

Phong trào xã hội thuần túy

chức chính trị, chính trị - xã

hội
Xuất phát từ những vấn đề bức xúc Phát động trong cả hệ thống
do người dân phát hiện, từ những chính trị, chưa rõ vấn đề bức xúc
nhóm nhỏ, nhóm lớn, thủ lĩnh của xã hội, đội ngũ cán bộ

2
3

phong trào
Mục đích, mục tiêu rõ ràng
Không rõ ràng
Khẩu hiệu của phong trào: nhanh, Khẩu hiệu của phong trào: không

4

rõ ràng
rõ ràng
Tổ chức phong trào xã hội theo Là bộ máy còn cồng kềnh
đúng nghĩa là tập hợp, tôn vinh


5

nhau
Kinh phí tự đóng góp của các thành Kinh phí nhà nước cấp hoặc có
viên và huy động nguồn lực từ đóng góp của mỗi thành viên

6

người tham gia, xã hội ủng hộ
Thời gian phong trào ngắn hạn

7

dài hạn, tập trung vào các sự kiện
Dễ bị lôi kéo bởi các thế lực thù Không bị lôi kép bởi các thế lực
địch

nhưng không nhiều.
Thời gian phong trào ngắn hạn,

thù địch
9


1
0




×