ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA LÂM NGHIỆP
BÁO CÁO THỰC HÀNH SỬ DỤNG MÁY CHẾ BIẾN
GVHD : ThS. NGUYỄN VĂN TIẾN
SVTH : NGÔ THỊ THANH TÂM
MSSV : 15115143
LỚP : DH15CB
Năm học: 2017-2018
TP.HCM, ngày 23 tháng 06 năm 2018
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU
TRƯỜNG TIỀN................................................................................................................. 4
I/ Giới thiệu về công ty chế biến gỗ Tràng Tiền..............................................................4
II/ Đội ngũ quản lý..........................................................................................................4
III/ Tình hình máy móc tại công ty.................................................................................5
IV/ Tình hình nguyên liệu gỗ tại công ty........................................................................6
CHƯƠNG 2: CÁC THIẾT BỊ CÓ TRONG PHÂN XƯỞNG............................................8
I/ Các loại máy đặt ở xưởng sơ chế.................................................................................8
1/ Cưa đĩa cắt ngắn......................................................................................................7
2/ Máy rong cạnh Lipsow............................................................................................9
3/ Máy cưa đĩa xẻ dọc................................................................................................11
4/Máy bào thẩm.........................................................................................................14
5/ Máy cưa đĩa cắt xiên..............................................................................................16
6/Máy bào cuốn.........................................................................................................18
II/ Các loại máy có trong xưởng tinh chế......................................................................20
1/ Máy Router............................................................................................................ 20
2/ Máy Tubi...............................................................................................................22
3/ Máy Tiện...............................................................................................................25
4/ Máy chà nhám băng dạng nằm..............................................................................29
5/ Máy chà nhám dạng thùng.....................................................................................31
6/ Máy khoan đứng....................................................................................................34
III/ Máy và thiết bị khu vực sơn và khu vực lắp ráp.....................................................36
1/ Máy phun sơn........................................................................................................36
2/ Thiết bị trong công đoạn lắp ráp............................................................................38
Máy chà nhám tay và máy chà nhám hai mặt
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN..............................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................40
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng
thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ
Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong
khu vực.
Hiện nay, nước ta dự tính có khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340 làng
nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được
thống kê. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các doanh
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 3
nghiệp chế biến gỗ có quy mô đa phần là nhỏ. Theo nguồn gốc vốn thì 5% số
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, 95% còn lại là thuộc khu vực tư nhân, trong
đó có 16% có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Ông Ingo Bette, đại diện các nhà sản xuất máy chế biến gỗ của Đức (German
Woodworking Machinery Manufactures), cũng cho biết 10 năm trước thị trường
Việt Nam còn rất bé so với các thị trường khác trong khu vực như Indonesia, Thái
Lan,.. nhưng hiện nay Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng, dẫn đầu Đông Nam
Á, và đã trở thành thị trường mua nhiều máy móc thiết bị chế biến gỗ của Đức.
Không chỉ sản xuất những mặt hàng đơn giản, theo ông Bette, doanh nghiệp chế
biến gỗ Việt Nam đã và đang hướng đến những mặt hàng nội thất có giá trị cao nên
đầu tư máy móc hiện đại hơn. Với đà này, ông Bette tin tưởng thị trường chế biến
gỗ của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao vào những năm tới.
Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động, chức năng, công dụng và cách vận hành
máy chế biến là một việc làm cần thiết. Sau thời gian được tìm hiểu về máy móc,
thiết bị chế biến gỗ tại công ty gôc Trường Tiền dưới sự hướng dẫn tận tình của
thầy Nguyễn Văn Tiến. Sau đây là bài báo cáo của em.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN
GỖ XUẤT KHẨU TRƯỜNG TIỀN
I/ Giới thiệu về công ty chế biến gỗ Tràng Tiền
Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Sản xuất Trường Tiền có xưởng đặt
tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức, tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 84.8.5103465.
Công ty kinh doanh 3 lĩnh vực:
- Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Thương mại và dịch vụ.
Công ty chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất bao gồm: nội thất phòng ăn, phòng ngủ,
phòng khách,… Nguyên liệu chủ yếu là: gỗ sồi (Oak), gỗ óc chó (walnut), gỗ anh đào
(cherry),… Ngoài ra, công ty còn sử dụng ván nhân tạo MDF, ván ghép thanh nhằm
tiết kiệm nguyên liệu và giảm giá thành cho sản phẩm.
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 4
Thị trường chủ yếu: các nước châu Âu và Mỹ.
Công ty đang sản xuất với mức độ trung bình với hơn 100 công nhân chia làm 4
tổ:
- Pha phôi, sơ chế.
- Tinh chế.
- Lắp ráp thành phẩm.
- Sơn.
Từ khi thành lập đến nay công ty đã không ngừng thay đổi cải tiến kỹ thuật,
nâng cao trình độ công nhân, từng bước củng cố, phát triển bền vững.
Trình độ chuyên môn của cán bộ công ty hầu hết được qua đào tạo, nâng cao
tay nghề, trình độ quản lý. Ngoài ra, công ty còn khuyến khích công nhân viên tự học
hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
II/ Đội ngũ quản lý
Trình độ chuyên môn: Hầu hết cán bộ công ty đã qua đào tạo, nâng cao tay nghề, trình
độ quản lý. Ngoài ra, công ty còn có những chính sách khuyến khích công nhân viên tự
học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty:
III.Tình hình máy móc thiết bị tại công ty:
Máy móc thiết bị mà công ty sử dụng chủ yếu sản xuất tại Việt Nam, Đài Loan,
một số máy hiện đại được nhập từ các nước châu Âu. Hệ thống máy móc tại công ty
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 5
khá tốt hình dáng nhỏ gọn, độ chính xác tương đối cao. Tuy nhiên công suất không
lớn vẫn còn nhiều máy cũ, thường xuyên hư hỏng trong quá trình sản xuất.
Năng suất hoạt động của máy khá ổn và được bảo trì sữa chữa thường xuyên.
Các loại máy gia công và phụ trợ ở đây khá đày đủ, các loại máy cần thiết cho quá
trình sản xuất từ pha phôi đến sản xuất ván ghép thanh, làm chốt gỗ cho đến những
thiết bị sơ chế, tinh chế, dây chuyền sản xuất hoàn thiện bề mặt.
IV/ Tình hình nguyên liệu gỗ tại công ty
Nguồn nguyên liệu gỗ đưa vào sản xuất đã được xẻ và sấy khô theo nhu cầu độ ẩm
mà khách hàng đưa ra. Hầu hết nguyên liệu nhập về có kích thước theo tiêu chuẩn phân
loại của Anh được tính bằng Inch ( kích thước nguyên liệu nhập về phụ thuộc vào bên
bán, bên mua không tự đặt theo kích thước sử dụng). Tùy theo sản phẩm mà khách đặt,
công ty sẽ phân bố nguyên liệu cho phù hợp. Công ty nhập gỗ vì nguyên liệu gỗ nhập
ngoại từ nước ngoài có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, chất lượng của công ty, giá
cả phù hợp và chất lượng tốt hơn nguyên liệu gỗ trong nước.
Thông thường, nguyên liệu chủ yếu được sử dụng ở công ty là gỗ sồi trắng (White
Oak), gỗ Anh đào (Cherry), gỗ óc chó (Walnut), gỗ bạch dương (Tulip), keo lá tràm...
được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Bắc Mỹ và các nước Châu Âu. Bên cạnh đó, tùy theo
chi tiết sản phẩm và yêu cầu của khách hàng mà công ty còn nhập thêm ván MDF để sản
xuất những chi tiết không chịu lực, bị khuất trong như: hộc tủ, đáy tủ, mặt hậu của tủ...
nhằm tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm.
CHƯƠNG II: CÁC LOẠI MÁY TRONG PHÂN XƯỞNG.
I.
CÁC DẠNG MÁY CƯA:
1. Cưa đĩa cắt ngắn:
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 6
a. Cấu tạo chung:
- Động cơ.
- Cơ cấu cắt: trục chính lưỡi cưa và đai ốp (đai ốp giúp giữ lưỡi cưa không bị
rung lắc khi hoạt động).
- Cơ cấu đẩy: đẩy thủ công.
- Một số cơ cấu phụ trợ.
- Thân máy, nặt bàn.
b. Phương pháp pha phôi:
Phương pháp pha phôi thứ nhất: ván xẻ - cưa đĩa cắt ngắn – ván ngắn – cưa đĩa
xẻ dọc hoặc cưa vòng lượn – phôi thô.
Phương pháp vạch mực song song: trước tiên theo chiều dài của phôi, cắt ván
xẻ thành ván ngắn, đồng thời loại bỏ phần khuyết tật, sau đó dùng tấm mẫu tiến hành
vạch mực.
Phương pháp vạch mực đan xen: xem xét và loại bỏ khuyết tật, lợi dụng triệt để
phần gỗ có thể cắt ra thành nhiều phôi thô.
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 7
c. Nguyên lý hoạt động:
Cưa đĩa là dạng cưa xẻ mà lưỡi cắt là những răng cưa nằm trên chu vi một đĩa,
đĩa quay tròn, thực hiện tốc độ cắt, chuyển động ăn dao hoặc cưa hoặc gỗ thực hiện,
tốc độ ăn dao song song với bản cưa, ít trường hợp tạo thành với mặt bên bản cưa
một góc nào đó.
Khởi động motor – truyền động đến bộ phận truyền động – trục cưa quay –
lưỡi cưa hoạt động.
d. Nguyên tắc thao tác:
Khi cưa đĩa đưa vào sử dụng, để cắt được mạch cưa chính xác trước hết phải
điều chỉnh cho nó thăng bằng. Nếu trong cưa có bộ phận không thăng bằng sẽ là
nguồn gốc cho nhiều vấn đề như rung quá mức, tăng cao rủi ro việc gỗ bị phóng
ngược lại, cháy lưỡi, tạo vết cháy trên phôi và vết cắt không chính xác.
Những bộ phận của cưa đĩa cần quan tâm là những bộ phận tiếp xúc và dẫn
hướng phôi gỗ trong quá trình gia công cắt gọt bao gồm: bàn cưa, lưỡi cưa, thước tựa
vuông góc và thước dẫn hướng. Trước hết cần kiểm tra điều chỉnh độ cân bằng của
các chi tiết. Để thu được kết quả tốt nhất, rút phích điện, đặt tấm chắn mặt bàn vào vị
trí, nâng lưỡi cưa lên vị trí cao nhất so với mặt bàn. Sau đó làm theo thứ tự chỉ dẫn.
Để đảm bảo chắc chắn cưa đĩa đã được chỉnh tốt, kiểm tra bằng việc cắt thử vài
mẫu. Để đảm bảo cưa cắt chính xác, cắt thẳng một mảnh ván vuông ra 2 phần sau đó
lộn một trong hai mảnh đó ngược từ dưới lên. Đấu hai đầu cuối lại với nhau xem
chúng có khít vơi nhau như lúc chưa cắt không. Những rung động thông thường xảy
ra trong quá trình cắt có thể làm cho cưa bị sai lệch, nên cần chỉnh lại cưa và bảo
dưỡng định kỳ.
Trong cưa đĩa cắt ngang sử dụng thước tựa vuông góc. Kỹ thuật chung cho việc
cắt ngang bắt đầu bằng việc dùng tay giữ chặt phôi gỗ và áp sát vào mặt bàn và thước
tựa xẻ dọc. Phôi gỗ được đẩy qua lưỡi cắt với tốc độ đầu. Như xẻ dọc, không để sản
phẩm tạo ra chất đống trên mặt bàn và không đặt tay trên mạch xẻ. Đồng thời đặt
thước tựa xẻ dọc đủ xa tránh phôi tạo ra bị kẹt với lưỡi cắt và bị đẩy lùi.
Trước khi bố trí công nhân vào điều khiển máy cưa, xí nghiệp cần hướng dẫn
công nhân nắm vững kỹ thuật an toàn và quy tắc thao tác. Phải trang bị đầy đủ dụng
cụ phòng hộ cần thiết cho công nhân điều khiển máy cưa đĩa theo ché độ hiện hành.
e. Các dạng khuyết tật nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 8
Cưa đĩa là dạng thiết bị hoạt động với tốc độ cắt lớn, do đó dạng sự cố xảy ra
thương xuyên nhất đối với cưa đĩa cắt ngắn là sản phẩm sau khi cắt không đạt chất
lượng yêu cầu và nguy hiểm với người thao tác. Để ván sau khi cắt đúng quy cách và
an toàn đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật cũng như thái độ trách nhiệm của người thực hiện
cần được đảm bảo.
Khuyết tật
Nguyên nhân
Khắc phục
Phôi sau khi cắt không
đúng quy cách.
Phôi bị sứt mẻ ở đầu
Thước tựa bị lệch
Sai sót trong chỉnh sửa
Tốc độ cắt không phù hợp
với nguyên liệu
Điều chỉnh thước tựa
Điều chỉnh tốc độ cắt cho
phù hợp
Kiểm tra khoảng cách giữa
thước tựa và lưỡi cưa.
2/ Máy rong cạnh Lipsow
a/ Cấu tạo chung
Băng tải
Mặt bàn
Bộ phận chống lùi
Thước tựa
Bộ phận nâng hạ mặt bàn
Bộ phận nâng hạ lưỡi cưa
Bộ phận kẹp gỗ
Bộ truyền xích
Hộp giảm tốc.
b/ Nguyên lý hoạt động:
Cơ cấu đẩy: bằng băng truyền, động cơ truyền chuyển động qua hộp giảm tốc
rồi truyền qua bộ truyền xích cho băng truyền chuyển động cuốn gỗ vào thực
hiện quá trình cắt.
Cơ cấu cắt: tương đối đơn giản, động cơ truyền thẳng chuyển động quay cho
lưỡi cưa. Ngoài ra còn co kết hợp cơ cấu phay gỗ sau khi đã rong cạnh trên
máy.
Bộ phận phụ trợ: có bộ phận điều khiển bằng tay, bộ phận hút bụi, che chắn.
c/ Phương pháp gia công:
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 9
Rong the sơ đồ pha cắt, theo quy cách bản vẽ
Kiểm tra lưỡi cưa trước khi máy hoạt động, yêu cầu lưỡi cắt phải bền, sắc,
không bị xước mẻ bể hợp kim.
Mặt bàn rong cạnh phải sạch, trên mặt bàn không có các vật nhọn, vì sẽ để lại
đường trầy xước cho các sản phẩm.
Tốc độ đẩy gỗ 5 -50m/phút
Tốc độ quay của cưa đĩa 3000- 6000 vòng/phút.
d/ Nguyên tắc thao tác thiết bị:
Chọn bậc chỉnh cỡ theo quy cách cần xẻ và độ dư gia công 5mm
Lắp dao cùng chủng loại đúng quy cách.
Đẩy gỗ phải an toàn, chống lại lực đẩy trở lại do lưỡi cưa sinh ra
Áp gỗ sát vào mặt bàn
e/ Sản xuất thử:
Chỉnh cỡ theo đúng chiều dày phôi
Chỉnh tốc độ băng tải theo loại gỗ
Nạp phôi vào sản xuất thử
Kiểm tra hai cạnh rong
Kiểm tra kích thước rong với dung sai cho phép + 0,00 – 0,03mm.
d/ Năng suất thiết bị:
A=
Trong đó: T là thời gian trong 1 ca (phút)
nt: hệ số sử dụng thời gian
tc: thời gian chính để cắt ra một sản phẩm
tp: thời gian phụ để cắt ra 1 sản phẩm
e/ Các dạng khuyết tật, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Khuyết tật
Nguyên nhân
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 10
Biện pháp khắc phục
Phôi không đúng kích
thước, bể cạnh, cháy đen ,
gợn sóng. Cạnh phôi bị trầy
xước.
Sai sót trong chỉnh sữa
Điều chỉnh lại cho phù hợp
Tốc độ cắt không phù hợp với yêu cầu.
với nguyên liệu
Điều chỉnh tốc độ cắt
Lưỡi cưa không sắc
Mài hoặc thay mới lưỡi cưa
3.Cưa đĩa xẻ dọc:
a. Cấu tạo chung:
Các bộ phận chính:
- Khung máy
- Đai viền truyền động
- Thước tựa song song lưỡi cưa
- Đĩa ốp hai bên
- Thước tựa di chuyển được
Ngoài ra còn có thêm tay quay thay đổi góc nghiêng lưỡi cưa và còn có tay
quay nâng hạ chiều cao lưỡi cưa so với mặt bàn, thước tựa …
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 11
- Cơ cấu đẩy: Bằng băng chuyền, động cơ truyền chuyển động qua hộp giảm tốc
rồi truyền qua bộ truyền đai làm cho băng chuyền chuyển động cuốn gỗ và thực hiện
quá trình cắt.
- Cơ cấu cắt: tương đối đơn giản, động cơ truyền thẳng chuyển động cho lưỡi
cưa. Ngoài ra còn kết hợp cơ cấu phay gỗ sau khi đã rong cạnh ở trên máy.
b. Phương pháp pha phôi:
Căn cứ vào quy cách, hình dạng và chất lượng của chi tiết, trước tiên vạch mực
bề mặt, sau đó cắt, căn cứ thực nghiệm có thể tăng tỷ suất ra ván 9%, đặc biệt đối với
chi tiết cong, vạch mực trước vừa đảm bảo chất lượng, lại có thể nâng cao tỷ suất ra
ván và năng suất, nhưng phải tăng thứ tự gia công vạch mức. Ta có 2 phương pháp
vạch mực là:
- Phương pháp vạch mực song song
- Phương pháp vạch mực đan xen
c. Nguyên lý hoạt động:
Động cơ truyền động cho trục cưa qua bộ truyền đai. Trên trục có gắn đĩa cưa.
Trên trục chính có gắn tay quay dùng nâng hạ trục cưa.
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 12
d. Nguyên tắc thao tác:
- Chọn bậc chỉnh cỡ theo quy cách cần xẻ và độ dư gia công 5mm.
- Lắp dao cùng chủng loại.
- Đẩy gỗ phải an toàn, chống lại lực trở lại do lưỡi cưa sinh ra.
- Áp gỗ sát vào, dẫn hướng vào mặt bàn.
- Chỉnh lưỡi cưa có góc cắt phù hợp.
- Chỉnh cỡ theo đúng chiều dày phôi.
- Chỉnh tốc độ băng tải theo loại gỗ.
- Kiểm tra 2 cạnh rong.
- Kiểm tra kích thước rong với dung sai cho phép 0,00 – 0,03 mm.
- Đưa phôi vào sản xuất: phải áp phôi sát thước cỡ máy và nạp hồi liên tục…
e. Các dạng khuyết tật, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
Khuyết tật
Nguyên nhân
Khắc phục
Phôi không đúng kích
thước
Bể cạnh, cháy đen, gợn
sóng
Cạnh phôi bị trầy xước
Sai sót trong chỉnh sửa
Điều chỉnh lại cho phù hợp
Tốc độ cắt không phù hợp
với nguyên liệu
Lưỡi cưa không sắt
Điều chỉnh tốc độ cắt
4. Máy bào thẩm:
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 13
Mài hoặc thay lưỡi cưa
a. Cấu tạo chung:
- Thân máy: nâng đỡ trục dao và mặt bàn sau. Cần sự ổn định trong quá trình
làm việc. Vì vậy, thân máy thường có khối lượng đủ lớn để chống rung và gia công
chính xác.
- Mặt bàn thao tác: gồm mặt bàn trước và mặt bàn sau. Mặt bàn thao tác là nơi
để phôi nguyên liệu đucợ gia công. Vì vậy, mặt bàn trước và sau phải là hai mặt
phẳng mang tính chất dẫn hướng song song nhau và có khoảng cách nhất định. Mặt
bàn trước dùng đỡ phôi gỗ lúc bắt đầu cắt, chiều cao có thể điều chỉnh để xác định
chiều cao cắt. Mặt bàn sau đỡ phôi trong quá trình cắt. Mặt bàn trước thường dài hơn
mặt bàn sau.
- Trục dao: là khối trụ có độ đồng tâm cao, 2 – 4 lưỡi bào lắp trên trục dao.
Trọng lượng mỗi bộ lưỡi phải đồng đều.
- Thước tựa: là thanh tựa cho phôi gỗ di chuyển dọc theo mặt bàn.
- Vô lăng nâng hạ mặt bàn trước: có thể nâng lên hạ xuống mặt bàn trước nhằm
xác định chiều cao cắt. Vô lăng nâng hạ mặt bàn sau: nâng lên, hạ xuống mặt bàn sau
sao cho phù hợp với chiều cao của dao cắt.
b. Phương pháp gia công:
Bào thẩm là gia công trên mặt phẳng.
Mục đích là tạo được 1 hoặc 2 mặt chuẩn.
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 14
c. Nguyên lý hoạt động:
Trong quá trình gia công, phôi đẩy theo thước tựa. Bên trong bàn trước và bàn
sau có hai trục lệch tâm, mặt đáy của mỗi bàn tỳ vào mặt tâm của trục. Đầu trục lệch
tâm cảu mặt bàn trước có gắn hình răng quạt và tay gạt điều khiển. Giữa hai trục lệch
tâm liên hệ với nhau bằng tay đẩy. Trục lệch tâm cảu bàn sau liên hệ với nhau bằng
tay đòn có đai ốc điều chỉnh.
Muốn điều chỉnh độ chênh hợp lý giữa hai mặt bàn, chỉ cần điều chỉnh mặt bàn
trước bằng cách quay tay gạt, sẽ làm cho cam lệch tâm nâng, hoặc hạ bàn theo một
giới hạn nào đó.
d. Nguyên tắc thao tác:
- Kiểm tra sự an toàn, độ chính xác của máy, tra dầu mỡ.
- Điều chỉnh mặt bàn sau cao hơn mặt bàn trước đúng chiều dày phôi.
- Những chi tiết quá ngắn, quá cong không đưa vào bào thẩm. Luôn bào cùng
chiều thớ gỗ. Lưỡi bào phải sắc bén.
- Khoảng cách hở giữa bàn máy và dao càng ít càng tốt, tốc độ quay trục dao:
2800 – 8000 vòng/phút.
- Tốc độ đẩy: 6 – 12 m/phút, số lưỡi 2 – 4, D trục dao = 100 -150, lưỡi dao nhô
lên khỏi trục = 1,5 – 2 mm.
e. Các dạng khuyết tật nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
Khuyết tật
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
Bề mặt gia công bị xước
Bề mặt gia công bị xước
cục bộ
Bào ngược thớ gỗ - chụp
cách xa lưỡi
Quay đầu gỗ lại – lắp lại
chụp cho vừa
Có vết trên mặt gia công
Dao cùn, sứt mẻ hay bị dắt
phoi bào
Mài lại dao, lấy phoi ra
Có làn sóng từng chỗ - có
làn sóng từng vệt dài
Lưỡi dao có cái cao cái
thấp – Tốc độ tiến gỗ
không đều
Lắp lại lưỡi dao – giữ đều
tốc độ tiến gỗ
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 15
Đoạn cuối chi tiết bị vẹt
Mặt bàn sau thấp hơn lưỡi
dao
Sửa lại mặt bàn sau
5.Máy cưa đĩa cắt xiên.
-
Cấu tạo
Lưỡi cắt.
Đông cơ truyền động.
Mặt bàn.
Thước tựa.
Nguyên lý hoạt động
Mở nguồn điện động cơ quay dây đại gắn vào trục của động cơ và trục của
của đĩa truyền động làm quay lưỡi cưa.
-
-
Nguyên tắc thao tác
Đo khoảng cách giữa cạnh răng cắt và thước tựa xẻ dọc. Định vị thước
tựa xẻ dọc và chỉnh độ nghiêng của lưỡi cưa sau đó đặt phôi gỗ cần xẻ
lên bàn tiến gần vào lưỡi cưa.
Dùng tay trái để ép gỗ xuống bàn và ép chặt với thước tựa xẻ dọc.
Tay phải đẩy gỗ vào lưỡi cưa, tiếp tục đẩy thanh gỗ vào lưỡi cưa với tốc
độ không đổi cho đến khi phôi tiếp xúc với lưỡi cưa.
Dùng tay phải giữ thước tựa và tỳ tay trái lên phôi, đảm bảo không để tay
vào hướng lưỡi cắt.
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 16
- Nếu có ngón tay nào tiến gần trong phạm vi 3 inch so với lưỡi cắt thì sử
dụng thanh đẩy hoặc thiết bị nén có gắn trên thước tựa.
- Bánh rulo cao su của thiết bị sẽ giữ phôi ép mạnh vào mặt bàn, nhằm
tránh đẩy lùi.
- Tiếp tục đẩy cho đến khi lưỡi cắt cắt hoàn toàn gỗ. Khi gỗ đã đi ra khỏi
lưỡi cưa thì dùng tay trái lấy phần gỗ thừa bên tay trái. Tay phải nhẹ
nhàng nâng thanh gỗ xẻ đặt sang phía phải cảu thanh tựa xẻ dọc trước khi
tắt máy cưa đĩa. Không để quá nhiều phôi trên mặt bàn.
Các dạng khuyết tật, nguyên nhân và cách khắc phục
Dạng khuyết tật
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
Tạo vết cháy đen trên phôi
và vết cắt không chính xác.
Máy rung quá mức, cháy lưỡi
cưa, gỗ bị phóng ngược lại.
Có bộ phận không thăng
bằng, cưa bị sai lệch.
Điều chỉnh các bộ phận của
máy cưa cho thăng bằng. Điều
chỉnh lưỡi cưa, bảo dưỡng
định kì.
Phôi sau khi cắt ngắn không
đúng kích thước, quy cách
yêu cầu.
Thước tựa bị lệch hoặc sai sót
trong chỉnh sửa thước, lưỡi
cưa, phôi.
Điều chỉnh thước tựa chính
xác, kiểm tra khoảng cách
giữa thước tựa và lưỡi cưa
trước khi tiến hành cưa xẻ.
Phôi sau khi cắt không đúng
quy cách yêu cầu
Sai sót trong việc chỉnh thước
tựa
Mặt cắt xẻ có nhiều vết hằn
Vận tốc đẩy không ổn định
hoặc lưỡi cưa bị rung
Mặt cắt xẻ bị xơ
Lưỡi cưa bị cùn
Mặt cắt xẻ không nhẵn
Lưỡi cưa bị bám nhựa gỗ
6.Máy bào cuốn:
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 17
Điều chỉnh thước tựa.
Kiểm tra kỹ khoảng cách giữa
thước tựa và lưỡi cưa.
Cần lắp ráp lưỡi cưa đúng quy
cách, kiểm tra lưỡi cưa và thao
tác trong quá trình xẻ
Làm bén lại lưỡi cưa hoặc thay
lưỡi cưa mới
Làm sạch nhựa gỗ trên lưỡi
cưa
a. Cấu tạo chung:
- Bộ phận cắt gọt: là trục dao và dao được gá lắp với nhau. Số vòng quay cảu
trục 3000 – 7500 vòng/phút. Số lưỡi dao lắp trên trục thường 2 – 6 lưỡi. Trục dao
được làm từ thép có độ đồng tâm cao.
- Bàn thao tác: là tấm phẳng có thể di dịch nâng hạ theo phương vuông góc với
mặt bàn để quyết định chiều dày của phôi sau khi gia công.
- Cơ cấu nén: giữ cho quá trình cắt gọt được ổn định. Đồng thời, tránh sự tách
trước khi bào và nâng cao chất lượng bề mặt. Gồm: nén trước và nén sau.
Nén trước: là chụ bao quanh trục dao. Lực nén có thể là quả tạ hoặc lò xo. Lực
nén đạt 9,8 – 24,53 N/cm.
Nén sau: có tác dụng giữ ổn định ván sau khi gia công. Cơ cấu nén trực tiếp lên
phần ván đã gia công.
- Cơ cấu đẩy: làm nhiệm vụ đẩy gỗ thực hiện quá trình cắt gọt. Cơ cấu này có
khả năng điều chỉnh tốc độ tùy thuộc vào yêu cầu công nghệ.
b. Phương pháp pha phôi:
Chỉnh cỡ bào để dúng như kích thước yêu cầu. Dùng thước kẹp đo trên hai cạnh
dọc và hai cạnh ngang cảu tâm ván, mỗi cạnh ít nhất 3 vị trí. Nếu không bằng nhau
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 18
thì cần chỉnh lưỡi dao, kiểm tra trục dao. Nếu độ dày ván không đúng yêu cầu sản
xuất thì điều chỉnh lại cỡ.
Nạp phôi liên tục, có thể nạp nhiều ván nguyên liệu cùng lúc để bào, chú ý trải
đều theo bề rộng của bàn.Vừa bốc ván vừa kiểm tra bề mặt ván đã bào. Nếu phát hiện
ván sau khi bào bị ăn sâu hay lẹm đầu thì tắt máy, kiểm tra dao bào hay trục cuốn.
c. Nguyên lý hoạt động:
Phôi từ phía trước thanh chống lùi được trục đẩy có răng và đối diện nó là trục
trên trơn trên bàn cuốn và trục dao. Trước trục dao có bộ phận bẻ phoi, bộ phận này
có tác dụng nén phoi xuống bàn và cùng với thanh nén đẩy phoi bào ra ngoài.
Khi trục dao sẽ gia công bề mặt gỗ, nhờ có thanh nén mà phôi được ổn định.
Đồng thời thanh nén cũng làm sạch phôi trên bề mặt gia công khi chi tiết được trục
trơn tiếp tục đưa ra khỏi máy.
Trục dao được lắp trên 2 ổ bi ở phía trên mặt bàn, từ động cơ điện, qua đai
truyền chuyển động đến dao, các trục đẩy gắn với bộ phận nằm phía trên bàn máy,
trục trơn gắn với bàn máy, đucợ nâng hạ phù hợp với chiều đẩy phôi bằng cơ giới
hoặc bằng tay quay. Các trục đẩy có thể điều chỉnh vị trí theo chiều cao.
Trục đẩy có cấu tạo đặc biệt, trục có răng gồm nhiều đoạn, do vậy đông thời có
thể gia công các phôi có chiều dày khác nhau.
Lưỡi bào cuốn dày 7 – 10 mm, ghép vào trục bằng vít hoặc bu lông.
Trục máy có đường kính 84 – 160 mm tùy theo lực của từng máy.
d. Nguyên tắc thao tác:
- Kiểm tra an toàn, độ chính xác, tra dầu mỡ, điều chỉnh máy.
- Điều chỉnh mặt bàn sau sao cho cao hơn mặt bàn trước đúng chiều dày phôi.
- Những chi tiết quá ngắn quá cong mỏng không đưa vào bào, Smin = 15mm,
Smax = 60 mm. Luôn bào cùng chiều thớ gỗ, lưỡi bào phải sắc.
- Khoảng cách hở giữa bàn máy và dao càng ít càng tốt. Tốc độ quay trục dao:
(4500-8000) vòng/phút.
- Tốc độ đẩy: 6 – 12 m/phút, số lưỡi 2 – 4, D trục dao = 100 – 150, lưỡi dao nhô
lên khỏi trục = 0,5 – 1 mm.
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 19
e. Các dạng khuyết tật, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
Khuyết tật
Nguyên nhân
Khắc phục
Xơ xước bề mặt
Có vết xước trên bề mặt
Bề mặt không láng
Do bào ngược thớ
Do dắt phoi, mẻ dao
Do dao cùn độ ẩm gỗ
cao
Do nhô lưỡi dao không
đều
Do mặt bàn sau thấp hơn
lưỡi dao
Do lưỡi dao không song
song với mặt bàn
Do lực tỳ của rulo phái
sau quá lớn
Bào theo chiều dọc thớ
Thay dao
Mài hoặc thay dao
Có gợn sóng trên bề mặt
Bị vẹt cuối
Vẹt cạnh
Vết hằn do ru lô đẩy
Điều chỉnh độ nhô lưỡi
dao
Điều chỉnh lại mặt bàn
sau hoặc lưỡi dao
Điều chỉnh lại dao
Giảm lực tỳ của rulo
II/ Các loại máy có trong xưởng tinh chế
1. Máy router:
a. Cấu tạo chung:
Dùng để tạo ra các lỗ mộng, các hình dạng ở giữa chi tiết.
Thân máy, trục chính, bàn cố định, bàn cơ động, bộ kẹp chặt chi tiết, thước dẫn, cơ
cấu truyền động, cơ cấu điều chỉnh và thao tác.
Cơ cấu cắt: động cơ → bộ truyền đai thang → trục dao → phay.
Cơ cấu đẩy: đẩy gỗ bằng tay.
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 20
b. Nguyên lý hoạt động:
Gồm 2 chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và chuyển động ăn dao.
Chiều quay ngược chiều với chiều chuyển động của gỗ. Bề mặt gia công song song
với mặt đĩa quay của dao.
Áp phôi sát cỡ. Di chuyển phôi đúng chiều và ngược với chiều quay của dao.
Động cơ → bộ truyền đai thang → trục dao → quay lưỡi dao.
c. Nguyên tắc thao tác:
Kiểm tra an toàn, độ chính xác, tra dầu mỡ, điều chỉnh máy. Điều chỉnh mặt
kẹp bàn, bộ phận kẹp chi tiết chính xác. Tốc độ đẩy gỗ đều, phù hợp với tốc độ cắt,
hình dạng dao phụ thuộc yêu cầu chi tiết gia công.
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 21
Lắp dao mộng phù hợp bàn rộng gỗ. Điều chỉnh kẹp phôi phù hợp với kích
thước. Tiến hành phay. Luôn gia công cùng chiều thớ gỗ, lưỡi dao phay phải sắc, mở
đúng góc độ, có che chắn an toàn. Tốc độ đẩy 6 – 15 m/phút.
d. Các dạng khuyết tật, nguyên nhân, biện pháp khắc phục:
Dạng khuyết tật
Nguyên nhân
Trên mặt cắt dọc của chi
tiết xuất hiện gợn sóng.
Trong quá trình phay, các
thớ gỗ bị phá hủy, bị xước.
Phôi sau khi phay mộng bị
mẻ, gãy, móp đầu.
Gỗ ẩm, không đảm bảo.
Biện pháp khắc phục
Hạn chế xuất hiện nhấp
nhô động học trong quá
trình phay đến mức thấp
nhất.
Yêu cầu nguyên liệu có độ
ẩm phù hợp.
2/ Máy Tubi
a/ Công dụng:
Máy tubi dùng để tạo bề mặt gia công là mặt phẳng, mặt cong, những cạnh chỉ lớn
dùng cho những công tác sản xuất hàng loạt trong xây dựng hay làm khuôn hình ván lát
vách, sàn nhà, tạo gân rảnh để ghép ván, gỗ… Dao cụ cắt tròn xoay, cắt một lớp gỗ thành
những phần tử nhỏ( phoi) có dạng lưỡi liềm
Trong sản xuất máy tubi gồm hai loại: tubi một trục và tubi hai trục.
b/ Cấu tạo
Mặt bàn: ngang cố định, thẳng góc trục cắt. Trên mặt có ráp cỡ tựa đứt đoạn ở
trục ngang dao, có ráp nắp che an toàn và cây chặn gỗ. Ở giữa mặt bàn khoét
tròn rỗng lớn hay nhỏ theo cỡ máy và cỡ lưỡi cắt để dễ tháo ráp và di chuyển
lưỡi cắt lên xuống mà không chạm mặt bàn.
Sườn máy: đúc bằng gang bắt lên sàn xưởng và dùng để láp động cơ và mặt
bàn.
Động cơ: thường dùng điện 3 pha, công suất từ 1-1/2 HP, máy lớn đến 10HP,
vòng quay từ 7200-8500 vòng/phút hoặc 8000-15000 vòng/phút.
Cỡ tựa: bằng thép, gồm hai phần rời được ráp lên mặt bàn bằng ốc lục giác
Trục cắt: dùng để mang dao, đầu dưới có gắn puly để nhận truyền chuyển động
của động cơ. Có 2 bạc đạn đỡ đầu và bạc dầu làm trơn. Trục cắt có hai loại
máy: một trục cắt, hai trục cắt.
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 22
Chốt chặn: trục dao được giữ cố định do một chốt chặn để tháo ráp lưỡi, chốt ở
vị trí phía trước bên dưới công tắc điện.
Nắp che an toàn: lá một hình vành khăn bằng gỗ bao quanh trục cắt ở bên trên
cỡ tựa, dùng để cản các vật rơi vào phạm vi lưỡi cắt. Thanh chặn: làm bằng
thép dẹp, dùng để chặn gỗ sát xuống mặt bàn và cỡ tựa
Lưỡi dao: lưỡi được chế tạo bằng thép gió, có lưỡi được gắn thép hợp kim, lưỡi
thường là mũi thép tôi. Lưỡi phay dao tupi với rất nhiều hình dáng khác nhau
để tạo những kiểu chỉ khác nhau.
c/ Nguyên lý hoạt động
Động cơ Bánh đai Dây đai Trục cắt Dao phay
Khi mở máy, motor truyền động lên trục thông qua dây đai làm cho trục quay, trên
trục có gắn dao. Máy tupi có thể phay các mặt cong, các đường lượn song, làm cho bề
mặt nhẵn hơn, ngoài ra máy tupi còn có thể phay mộng, cả mộng âm và mộng dương.
Quá trình cắt thuộc dạng cắt quay. Xảy ra 2 trường hợp: chiều chuyển động của dao
và chiều đẩy gỗ ngược chiều nhau hoặc chiều chuyển động của dao và chiều đẩy gỗ cùng
chiều nhau. Khi đó, tương ứng tốc độ đẩy ngược chiều tốc độ quay hoặc tốc độ đẩy cùng
chiều với tốc độ quay.
d/ Nguyên tắc thao tác
Máy tupi có lưỡi sắc bén, tốc độ quay lớn nên dễ xảy ra tai nạn. Vì vậy, vấn đề an
toàn phải chú ý khi sử dụng
Luôn dùng thanh chặn bằng thép dẹp hay gỗ lông chim để chặn gỗ sát vào mặt
bàn cỡ tựa. Ráp lưỡi dao vào phải kiểm tra kỹ thuật đúng, chắc chắn. Dùng nắp
hay vòng gỗ an toàn che trên đầu trục cắt
Lưỡi cắt phải sắc bén. Kiểm tra lưỡi cắt không bị vướng bất kỳ vật gì, kể cả cỡ
chịu và nắp an toàn trước khi cho máy chạy. tuyệt đối không được dùng cây
ngắn hơn 5-6cm để chạy chỉ
Không đẩy gỗ quá nhanh, không chạy chỉ cạnh đầu gỗ. Không đẩy tay sát trục
cắt, phải giữ khoảng cách tối thiểu 25cm. Khi ngừng sử dụng phải tắt và thắng
cho máy ngừng hẳn, rồi dọn sạch trước khi rời máy.
e/ Khuyết tật, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Khuyết tật
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
Phôi sau khi phay mộng bị Độ ẩm gỗ không đảm bảo. Yêu cầu nguyên liệu có độ
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 23
ẩm phù hợp.
mẻ, gãy, mốc đầu. Trên mặt
Hạn chế sự xuất hiện nhấp
Trong quá trình phay, các
cắt dọc của chi tiết xuất
nhô động học trong quá
thớ gỗ bị phá hủy, bị xước.
hiện những gợn song
trình phay đến mức thấp
nhất.
Máy Tupi một trục
Đường kính trục: 30mm
Tốc độ trục: 10 000
vòng/phút
Motor là việc: 3HP
Kích thước máy: 1020x
920x 1000 mm
Kích thước đóng gói: 1100
x 1000 x 1150 mm
Trọng lượng máy: 450/500
kg
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 24
Máy Tupi hai trục
Đường kính trục: 30mm
Tốc độ trục: 10 000 vòng/phút
Motor là việc: 5HP x2
Kích thước máy: 1400x 890x 1000 mm
Kích thước đóng gói: 1500 x 1000 x
1150 mm
Trọng lượng máy: 850/900 kg
3.Máy tiện:
a. Cấu tạo:
Khung sườn phải chắc chắn, cứng đủ để cho máy iện hoạt động được ổn
định và hạn chế rung động tự do.
Có bộ phận giường tiện bằng gang tốt, hai đầu hỗ trợ giữ thanh gỗ bằng
đuôi sắt.
Có một giá đỡ bằng gang gắn kết trên bề mặt làm việc của máy, song song
theo trục quay của thanh gỗ.
Có bộ phận quay phía sau có khả năng quay 600 vòng.
Có bộ phận thanh trượt làm sạch bụi cho sản phẩm.
Các bộ phận còn lại phải đảm bảo kết nối cứng chắc với nhau thành một
khối.
Ngô Thị Thanh Tâm 15115143
Page 25