Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN PHƯỚC LONG – TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.04 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TIỂU ĐIỀN
TẠI HUYỆN PHƯỚC LONG – TỈNH BÌNH PHƯỚC

LÊ HỮU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Bình Phước
Tháng 03/2009


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa kinh tế, Trường Đại học
Nông lam Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn: “NGHIÊN CỨU TÌNH
HÌNH SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TIỂU ĐIỀN
TẠI HUYỆN PHƯỚC LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC” do tác giả LÊ HỮU, sinh
viên khóa TC04PTBX năm 2004 – 2008, ngành Phát triển nông thôn đã bảo vệ
thành công trước Hội đồng ngày ________________________________________

Giáo viên hướng dẫn
LÊ VŨ

________________________________
Ngày _____ tháng _____năm 2009


Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo

Thư ký Hội đồng chấm báo cáo

___________________________
Ngày ____ tháng ____ năm 2009

__________________________
Ngày ____tháng____năm 2009


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô
trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là quý thầy cô khoa
Kinh tế đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt khóa học tại trường. Chân thành cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Lê
Vũ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin được bày tỏ lời biết ơn chân thành tới các anh chị cán bộ công nhân viên
Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, Phòng thống kê, Phòng kinh tế huyện
Phước Long đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn bà con nông dân các xã trong huyện Phước Long đã cung cấp
cho tôi những thông tin quí báu để thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn thân hữu và các bạn thuộc tập thể lớp tại
chức khóa TC04PTBX Bình Phước đã động viên và góp ý cho tôi trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

SINH VIÊN
LÊ HỮU



NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ HỮU, Khoa kinh tế, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí
Minh, tháng 03/2009. “Nghiên Cứu Tình Hình Sản Xuất Và Giải Pháp
Phát Triển Cây Cao Su Tiểu Điền Tại Huyện Phước Long – Tỉnh Bình
Phước”
Mr LÊ HỮU, Economic Faculty Nong Lam Univesity in Ho Chi Minh
City “Research On The Production Situation And Solution Development
For Households Rubber Tree In Phuoc Long, Binh Phuoc Province”
Thời gian nghiên cứu: từ 12/2008 đến 03/2009.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất cao su tiểu điền của các
nông hộ các xã trong huyện Phước Long – tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở số liệu
thu thập được từ Phòng thống kê, Phòng kinh tế, Trạm khuyến nông, Trạm
bảo vệ thực vật huyện Phước Long và 43 hộ trồng cao su ở địa phương, đề tài
tìm hiểu tiềm năng phát triển và những khó khăn mà người trồng cao su gặp
phải, đánh giá hiệu quả kinh tế của cây cao su, qua đó có những định hướng
giải pháp phát triển một cách phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương.
Đề tài tập trung vào những nội dung:
- Tìm hiểu về qui mô diện tích, giống kỹ thuật chăm sóc vườn cây nông
hộ.
- Tổng hợp chi phí đầu tư 01 ha cao su trong giai đoạn kiến thiết cơ bản
và trong giai đoạn khai thác.
- Xác định kết quả và hiệu quả bình quân trên 01 ha cao su kinh doanh
và cả vòng đời cây cao su.
- Phân tích tình hình tiêu thụ mủ trên địa bàn huyện.
- Chỉ ra những khó khăn và thuận lợi đối với sản xuất cao su nông hộ.
- Những kết quả của nghiên cứu là cơ sở đưa ra định hướng phát triển
chung cho ngành cao su tiểu điền tại địa phương, đồng thời xây dựng những
giải pháp nhằm giúp nông hộ sản xuất cao su tiểu điền mang lại hiệu quả cao
nhất.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

iv

Danh mục các bảng

v

Danh mục các hình

vii

Danh mục phụ lục

viii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu đề tài

3

1.4.

Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

1.1.

Điều kiện tự nhiên

4

1.1.1.


Vị trí địa lý

4

1.1.2.

Đất đai thổ nhưỡng

4

1.1.3.

Nguồn nước

5

1.1.4.

Khí hậu

5

1.2.

Tình hình kinh tế xã hội

5

1.2.1.


Dân số lao động

5

1.2.2.

Cơ sở hạ tầng

7

1.2.3.

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện

10

1.2.4.

Đất đai và tình hình sử dụng đất năm 2008

11

1.2.5.

Các loại cây trồng chính

12

1.2.6.


Diện tích cao su trên toàn huyện

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1. Nội dung nghiên cứu:

16

3.1.1. Cơ sở lý luận

16

3.1.2. Nguồn gốc cây cao su

18

3.1.3. Đặc điểm cây cao su

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22
i



3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

22

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

22

3.3. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế

23

3.3.1. Các chỉ tiêu kết quả

23

3.3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất

24

3.4. Phân tích thống kê số liệu

24

3.5. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đối với đầu tư dài hạn

24

3.5.1. Hiện giá thuần NPV


25

3.5.2. Suất nội hoàn IRR

25

3.5.3. Tỷ suất B/C

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Tình hình sản xuất cao su nông hộ

27

4.1.1. Diện tích cao su của huyện

27

4.1.2. Phân bố diện tích cao su kinh doanh và thiết kế cơ bản

27

4.2. Đặc điểm hộ trồng cao su

28


4.3. Đặc điểm vườn cây nông hộ

30

4.4. Tình hình sử dụng giống của nông hộ

31

4.4.1. Vai trò của việc chọn giống

31

4.4.2. Tình hình sử dụng giống

32

4.5. Chi phí sản xuất cao su

33

4.5.1. Chi phí trồng mới 1 ha cao su

33

4.5.2. Chi phí đầu tư năm đầu 1 ha cao su

34

4.5.3. Chi phí chung trong thời kỳ kiến thiết cơ bản


36

4.5.4. Chi phí vật chất cho 1 ha cao su kinh doanh năm 2008

37

4.5.5. Chi phí lao động 1 ha cao su kinh doanh năm 2008

39

4.6. Đánh giá kết quả và hiệu quả của 1 ha cao su

41

4.7. Thực trạng sản xuất cao su nông hộ

42

4.7.1. Thuận lợi

42

4.7.2. Khó khăn

43

4.8. So sánh giữa CSTĐ và CSQD qua các năm khai thác

43


4.9. Các yếu tố ảnh hưởng dến năng suất cao su tiểu điền

45

ii


4.9.1. Năng suất theo chi phí đầu tư

45

4.9.2. Năng suất theo chế độ cạo

46

4.9.3. Năng suất theo mật độ trồng

47

4.10. Loại cây trồng xen trong giai đoạn kiến thiết cơ bản

47

4.10.1. Mục đích và vai trò của các loại cây trồng xen

47

4.10.2. Kết quả và hiệu quả trồng xen cây khoai mì trên diện tích
trồng cao su


48

4.11. Tình hình tiêu thụ mủ

49

4.12. Tình hình khuyến nông

49

4.13. Hiệu quả cây cao su cả vòng đời

49

4.14. Ưu điểm CSTĐ so với CSQD

52

4.15. Tiềm năng thị trường tiêu thụ cao su

53

4.16. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cao su tiểu điền

53

4.16.1. Giải pháp về giống

54


4.16.2. Giải pháp về vốn

55

4.16.3. Giải pháp về kỹ thuật, công tác khuyến nông

56

4.16.4. Giải pháp về nguồn lực lao động

58

4.16.5. Giải pháp về thị trường giá cả

59

4.16.6. Giải pháp trồng xen cây khác trong thời kì cây cao su KTCB

61

4.17. Dự kiến kết quả, hiệu quả đạt được khi có các giải pháp tính trên
1ha cao su

61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1. Kết luận


63

5.2. Kiến nghị

64

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

64

5.2.2. Đối với nông hộ

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

B/C


Tỷ suất

CSKD

Cao su kinh doanh

CSQD

Cao su quốc doanh

CSTĐ

Cao su tiểu điền

CPVC

Chi phí vật chất

CPLĐ

Chi phí lao động

CN-XDCB-GTVT

Công nghiệp-xây dựng cơ bản-giao thông vận tải

CPSX

Chi phí sản xuất


DT

Doanh thu

LN

Lợi nhuận

HQKT

Hiệu quả kinh tế

IRR

Suất nội hoàn

KTCB

Kiến thiết cơ bản

NN-PTNN

Nông nghiệp phát triển nông thôn

NPV

Hiện giá thuần

UBND


Ủy ban nhân dân

TN

Thu nhập

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện tích - dân số - mật độ dân số năm 2008

6

Bảng 2.2. Biến độn dân số của huyện Phước Long trong 4 năm (2005-2008)

7

Bảng 2.3. Tình hình lao động của huyện Phước Long năm 2008

7

Bảng 2.4. Tình hình giáo dục của huyện Phước Long năm 2008

8

Bảng 2.5. Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội


10

Bảng 2.6. Cơ cấu đất đai của huyện Phước Long năm 2008

11

Bảng 2.7. Tổng diện tích cao su trên địa bàn huyện Phước Long (2005-2008)

12

Bảng 2.8. Phân bố diện tích cao su trên địa bàn huyện Phước Long (2005-2008) 13
Bảng 2.9. Diện tích cao su trồng mới năm 2008

14

Bảng 4.1. Diện tích cao su so với diện tích cây trồng chính trên
địa bàn huyện Phước Long năm 2008

27

Bảng 4.2. Diện tích cao su kinh doanh, cao su kiến thiết cơ bản

27

Bảng 4.3. Đặc điểm hộ điều tra

28

Bảng 4.4. Đặc điểm vườn cây nông hộ


30

Bảng 4.5. Các loại giống được sử dụng

32

Bảng 4.6. Chi phí trồng mới 1ha cao su

33

Bảng 4.7. Chi phí đầu tư năm đầu cho 1 ha cao su

34

Bảng 4.8. Chi phí trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

36

Bảng 4.9. Chi phí vật chất cho 1ha cao su kinh doanh

37

Bảng 4.10. Chi phí lao động cho 1ha cao su kinh doanh

39

Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả bình quân 1ha CSKD năm 2008

41


Bảng 4.12. Chi phí, năng suất CSTĐ và CSQD

44

Bảng 4.13. Năng suất theo chi phí đầu tư

45

Bảng 4.14. Tình hình áp dụng chế độ cạo của các hộ điều tra

46

Bảng 4.15. Năng suất theo chế độ cạo

46

Bảng 4.16. Năng suất theo mật độ trồng

47

Bảng 4.17. Chi phí và kết quả cây khoai mì trồng xen trên 1ha cao su

48

v


Bảng 4.18. Hiện giá thuần của cây cao su cả vòng đời

50


Bảng 4.19. Tổng hợp hiệu quả vòng đời của cây cao su

51

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của giá bán và suất chiết khấu của NPV

52

Bảng 4.21. Sản lượng sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam qua các năm

53

Bảng 4.22. Qui trình bón phân cho cao su KTCB

57

Bảng 4.23. Qui trình bón phân cho cao su sản xuất kinh doanh

58

Bảng 4.24. Dự kiến kết quả, hiệu quả đạt được khi có giải pháp,
so sánh trước giải pháp và sau giải pháp

61

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Diện tích cao su trên địa bàn huyện qua 4 năm (2005-2008)

12

Hình 2.2. Diện tích cao su của các xã trên địa bàn huyện năm 2008

14

Hình 4.1. Phân bổ diện tích CSKD và CSKTCB

28

Hình 4.2. Tình hình sử dụng giống của các hộ điều tra

32

Bảng 4.3. Sơ đồ định hướng các giải pháp chiến lược phát triển
ngành cao su tại huyện Phước Long

54

Hình 4.4. Sơ đồ liên kết giữa các nông hộ trồng cao su với các công ty
cao su thu mua mủ cao su

60

vii



DANH MỤC PHỤ LỤC

Bảng câu hỏi phỏng vấn điều tra nông hộ

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Ngành cao su chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia,

góp phần đáng kể cho phát triển công nghiệp trong nước và là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị kinh tế của Việt Nam. Mặt khác cao su thiên nhiên còn mang
lại hiệu quả toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và môi trường, là
ngành mũi nhọn có nhiều triển vọng và tiềm năng phát triển nền công nông
nghiệp nước ta trong tương lai.
Điều kiện của nước ta về đất đai, khí hậu rất thích hợp cho canh tác
cao su trên qui mô lớn. Trong những năm gần đây nhu cầu cao su thiên
nhiên trên thế giới tăng cao và giá mủ ngày càng tăng, góp phần khuyến
khích nhiều nông dân trồng cao su ở Việt Nam. Trong khi diện tích quốc
doanh đang chững lại thì diện tích cao su tiểu điền có xu hướng phát triển
mạnh. Đến năm 2006, diện tích cao su tiểu điều đã lên tới 194.900 ha chiếm
40,7% diện tích cao su cả nước. Bình quân mỗi năm diện tích cao su tiểu
điền tăng từ 13.000 – 20.000 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có
chủ trương khuyến khích nông dân mở rộng diện tích canh tác cao su tiểu
điền góp phần đa dạng hóa ngành nghề trong nông nghiệp, khai thác và tận

dụng quĩ đất, phủ xanh đất trống, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, góp
phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Theo chiến lược của Chính phủ Việt Nam, diện tích cao su định hình
đến năm 2020 là 700.000 ha, trong đó cao su tiểu điền tư nhân sẽ là 50%
tương đương 350.000 ha. Để đạt được mục tiêu này, trong giai đoạn từ năm
2005 – 2020 diện tích cao su cần phát triển thêm khoảng 180.000 ha, trong
khi diện tích cao su quốc doanh chỉ mở rộng thêm khoảng 60.000 ha. Như
vậy tốc độ trồng mới hàng năm cần đạt từ 15.000 – 20.000 ha.

1


Cây cao su đưa vào các tỉnh miền Đông Nam Bộ khá sớm. Năm 1897
đã đánh dấu sự kiện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty Cao su đầu tien
được thành lập là Su Zan Nah (Dầu Giây – Long Khánh – Đồng Nai). Trong
các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích cao
su khá lớn trong đó có huyện Phước Long cũng chiếm một diện tích tương
đối cao toàn tỉnh.
Trong toàn huyện có 18 xã, thị trấn đều có trồng cao su tiểu điền. Sở
dĩ nông dân phát triển cây cao su không chỉ vì cây này mang lại hiệu quả
toàn diện về nhiều mặt mà còn tăng thu nhập cho bà con nông dân, cải thiện
đời sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trên địa
bàn huyện nói chung và các xã nói riêng. Việc phát triển cây cao su không
những có ý nghĩa về mặt phát triển kinh tế mà còn góp phần phủ xanh đất
trống đồi trọc, chống xói mòn góp phần nâng cao tỷ lệ rừng tạo cân bằng
sinh thái và bảo đảm phát triển bền vững. Đầu tư sản xuất cao su là hoạt
động kinh doanh nông nghiệp dài ngày, trước tiên cần có ý chí, bên cạnh yếu
tố vốn cần có giống tốt, kiến thức kỹ thuật trồng, khai thác thành thạo nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao. Do tập quán canh tác cùng với những hạn chế trong
sản xuất cao su nông hộ nên chế độ chăm sóc và canh tác chưa hợp lý đã ảnh

hưởng đến năng suất và vòng đời của cây cao su. Từ những lý do trên cùng
với sự đồng ý của Khoa kinh tế trường Đại học Nông lâm và được thầy Lê
Vũ hướng dẫn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu tình hình sản
xuất và giải pháp phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Phước Long – tỉnh
Bình Phước qua đó xác định những khó khăn trở ngại trong quá trình đầu tư
trồng và khai thác, đồng thời đưa ra những giải pháp và đề xuất để khắc
phục những khó khăn, trở ngại nhằm định hướng phát triển cây Cao Su ở địa
phương.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình sản xuất và giải pháp phát triển cây cao su trên

qui mô hộ.
Đánh giá hiệu quả của 1 ha cao su và cả vòng đời cây cao su.

2


Nhận dạng được những lợi thế, trở ngại và những khó khăn cũng như
những ưu điểm cao su tiểu điền để phát triển mở rộng sản xuất.
Xây dựng một số giải pháp khắc phục những trở ngại, nâng cao hiệu
quả sản xuất ngành cao su qui mô canh tác tiểu điền.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành tại địa bàn huyện Phước

Long, tỉnh Bình Phước.
Phạm vi thời gian: thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2005 – 2008

Thời gian thực hiện: 12/2008 – 04/2009
1.4.

Cấu trúc luận văn
Đề tài được tiến hành với các chương và nội dung sau:
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu sơ lược về tầm quan trọng của cây cao su, nêu lên mục

đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của
huyện. Tình hình sử dụng đất đai và phân bố cây cao su trên địa bàn huyện.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm về kinh tế hộ gia đình, vai trò và đặc điểm
của cây cao su. Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, các công
thức và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu thẩm định dự án.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương này tập trung phân tích thực trạng sản xuất cây cao su trên
địa bàn huyện trên cơ sở điều tra số liệu, tính toán tổng hợp những kết quả
và hiệu quả cây cao su và các cây trồng xen, đề ra giải pháp phát triển cây
cao su tiểu điền.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận về nội dung nghiên cứu của đề tài và đưa ra những kiến nghị
đối với hộ nông dân, các cấp chính quyền trong việc phát triển cây cao su
tiểu điền.

3


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phước Long nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Địa giới hành chính của huyện như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đak Nông;
+ Phía Tây Bắc giáp Campuchia;
+ Phía Tây giáp huyện Bình Long và huyện Lộc Ninh;
+ Phía Nam giáp huyện Đồng Phú
Trung tâm huyện cách thị xã Đồng Xoài 55km, cách Tp Hồ Chí Minh
165km về phía Nam, có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng
theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Huyện Phước Long có diện tích tự nhiên 185.894 ha (chiếm 27,12% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh). Huyện có 18 đơn vị hành chính gồm 16 xã và 2 thị
trấn. Xã Sơn Giang, Bình Tân, Bù Nho, Phú Riềng, Đa Kia, Long Tân, Bình
Thắng, Long Hưng, Đức Hạnh, Phú Nghĩa, Long Hà, Phước Tín, Đăk Ơ, Long
Bình, Phú Trung, Bù Gia Mập, và thị trấn Thác Mơ, Phước Bình.
2.1.2. Đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai trên địa bàn được chia thành các nhóm chính sau:
Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích rất lớn 170.812 ha (chiếm 91,9%
DTTN), được hình thành trên 03 đá mẹ khác nhau: đá bazan, đá phiến sét và
đá granit.
+ Đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan: có 156.454 ha (chiếm 84,2%
DTTN toàn huyện và chiếm 39,2% quĩ đất đỏ bazan toàn tỉnh). Phân bố thành
khối tập trung rất rộng lớn và có ở hầu hết các xã trong huyện.
+ Đất đỏ vàng hình thành trên đá phiến sét (Fs): có 11.543 ha, chiếm
6,2% DTTN toàn huyện.

4



+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có 1.874 ha, chiếm 1,0% DTTN, chỉ
phát hiện thấy ở xã Long Tân.
+ Đất vàng đỏ trên đá granit: có 939 ha (0,5% DTTN). Chỉ có ở đỉnh núi
Bà Rá.
Nhóm đất xám: có 1.579 ha (0,8% DTTN). Phân bố ở xã Long Tân.
Nhóm đất dốc tụ: có 4.521 ha (chiếm 2,4% DTTN), hình thành ở địa
hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực đồi núi cao xung
quanh, phân bố rải rác ở khắp các khe hợp thủy và thung lũng ở vùng đồi núi.
2.1.3. Nguồn nước
Trên địa bàn huyện có Sông Bé chảy qua theo hướng Bắc, có lưu vực
rộng khoảng 4.000km2 với 3 chi lưu chính: Suối Đăk Huýt dài 80km, suối
Đăk Lum dài 50km, suối Đăk Lap dài 9km. Trên dòng Sông Bé đã qui hoạch
4 công trình thủy lợi: thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sóc Phú Miêng và Phước
Hòa. Các hồ, suối có khả năng cung cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta cây
hàng năm và lâu năm như: cà phê, tiêu, cây ăn quả… Ngoài ra trong huyện
còn xây dựng được khá nhiều hồ, đập dâng nhỏ có thể cung cấp nước tưới cho
đất nông nghiệp.
2.1.4. Khí hậu
Mang đặc trưng khí hậu gió mùa nhiệt đới, trong năm có 2 mùa rõ rệt,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.000 – 2.500 mm, chiếm 80 – 90%
lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,40C, độ ẩm của
không khí trung bình trong năm khoảng 65 – 70%.
2.2. Tình hình kinh tế xã hội
2.2.1. Dân số, lao động
Dân số
Dân số huyện Phước Long năm 2008 có 202.045 người với tổng số hộ
40.409 hộ cụ thể được thể hiện dưới bảng 2.1 sau:


5


Bảng 2.1 Diện tích – Dân số - Mật độ dân số năm 2008
Đơn vị
Toàn huyện
TT. Thác Mơ
TT. Phước Bình
Xã Sơn Giang
Xã Bình Tân
Xã Bù Nho
Xã Phú Riềng
Xã Đa Kia
Xã Long Tân
Xã Bình Thắng
Xã Long Hưng
Xã Đức Hạnh
Xã Phú Nghĩa
Xã Long Hà
Xã Phước Tín
Xã Đăk Ơ
Xã Long Bình
Xã Phú Trung
Xã Bù Gia Mập

Diện tích
(km2)
1858,94
11,42
13,78

31,12
94,82
37,16
76,19
143,98
75,33
58,15
46,56
135,5
145,01
90,94
162,62
246,27
88,45
48,94
353,61

Dân số
Mật độ dân số
(người)
(người/km2)
202.045
108
9.559
837
13.036
946
6.970
206
16.588

176
10.850
292
15.695
224
18.861
131
9.717
129
9.594
165
8.148
175
12.872
95
10.295
71
14.550
160
15.449
95
11.082
45
9.021
102
4.160
85
5.598
16
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện


Toàn huyện có 18 xã, thị trấn và phân bố dân cư dựa trên nhu cầu sử
dụng đất đai trong nông nghiệp của nông dân là chủ yếu. Mật độ cao nhất ở thị
trấn Phước Bình 946 người/km2, do thị trấn Phước Bình là trung tâm buôn
bán của huyện, điều kiện sinh hoạt, văn hóa, y tế, giáo dục có những thuận lợi
nên dân số tập trung tại đây nhiều hơn các xã khác.
Kế đến là thị trấn Thác Mơ, xã Bù Nho, xã Phú Riềng. Còn các xã Phú
Nghĩa, Đăk Ơ, Bù Gia Mập do là vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh, giao thông,
điều kiện sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn nên phân bố dân cư còn thiếu cân
đối.
Trong 4 năm gần đây, tỷ lệ sinh giảm kéo theo tỷ lệ tăng tự nhiên giảm.
Dưới đây là bảng 2.2 thể hiện biến động dân số trong 4 năm (2005 – 2008).

6


Bảng 2.2 Biến động dân số của huyện trong 4 năm (2005 – 2008)
Năm
Tỷ lệ tử (‰)
Tỷ lệ sinh (‰)
Tỷ lệ tăng tự nhiên (‰)
Tổng dân số (người)

2005
18,8
4,59
14,21
184.900

2006


2007
2008
18
17,16
16,52
4,77
4,67
4,57
13,22
12,19
11,95
190.856
196.540
202.045
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện

Qua bảng 2.2, cho thấy tỷ lệ sinh trong 4 năm qua cao hơn nhiều so với
tỷ lệ tử. Do đó, đây là nguồn nhân lực dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
Lao động
Bảng 2.3 Tình hình lao động của huyện năm 2008
ĐVT

Số khẩu
Nam
Nữ

Người
%


100.012 102.033
49,5
50,5

Tổng số
132.279

Lao động
Trong độ tuổi Ngoài độ tuổi
121.513
10.766
91,86
8,14
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện

Tổng số hộ trong toàn huyện là 40.409 hộ với tổng số nhân khẩu
202.045 người. Trong đó số khẩu nam 100.012 người chiếm 49,5%, nữ
102.033 người chiếm 50,5%. Qua bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ
năm nhưng chênh lệch không nhiều, song vai trò của nam tại địa phương trong
quản lý sản xuất cũng rất quan trọng.
Tỷ lệ người ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao hơn ở độ tuổi ngoài độ
tuổi lao động, điều này cho thất tại địa phương dân số còn trẻ, nguồn lao động
dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Số người trong độ tuổi lao động hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp là chủ yếu, đây chính là lợi thế của huyện trong việc sử dụng đất và
phát triển kinh tế địa phương trong thời gian tới.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng
Giao thông


7


Tổng chiều dài các tuyến đường trong huyện là 959.5km, đường nhựa
là 384,5km, mặt rộng từ 4 – 9m, mật độ đường oto/km2 là 0,26km, mật độ
đường oto/1000 dân là 2,69km.
Trong đó bao gồm:
Đường TW quản lý: DT 741
Đường Tỉnh quản lý: tỉnh lộ 759 dài 50,5 km; tỉnh lộ 760 dài 9,5 km;
đường DT 308 dài 8 km và DT 757 dài 12,5 km
Đường huyện quản lý: các tuyến đường trung tâm thị trấn có 15 tuyến
với chiều dài 19,3 km; các tuyến đường liên xã có 23 tuyến với 157,4 km; các
tuyến đường xã và thị trấn quản lý với chiều dài 600,4 km.
Nguồn điện, lưới điện
Nguồn điện nhận điện lưới quốc gia. Hệ thống trung thế đã kéo đến
trung tâm 100% xã và các cơ quan, ngành, khu vực trên địa bàn với 429 km
đường dây trung thế và 315 km đường dây hạ thế. Tình hình sử dụng điện của
hộ dân toàn huyện đạt 97,62%.
Y tế - Giáo dục
Công tác giáo dục
Bảng 2.4 Tình hình giáo dục của huyện Phước Long năm 2008
Khoản mục

Số trường
học

Số
lớp
140


Số giáo
viên

Số học
sinh

290

3.787

Trường mầm non

18

Trường tiểu học
Trường trung học cơ sở
Trường trung học phổ thông

19
325
580
8.019
20
470
1.078 18.053
5
124
216
4.851
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện


Giáo dục mầm non: năm 2008 toàn huyện có 18 trường với 140 lớp,
phân bố khắp các xã, thị trấn. Đội ngũ giáo viên mầm non năm 2008 là 290
người, phụ trách 3.787 cháu. Tỷ lệ trẻ em nhập học mẫu giáo ngày càng tăng
qua đó làm tăng tỷ lệ trẻ em nhập học lớp 1 đúng độ tuổi góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục bậc tiểu học.
Giáo dục phổ thông: năm 2008 hệ thống giáo dục phổ thông trên địa
bàn có 44 trường với 915 lớp và 30.922 học sinh.

8


Trường tiểu học (cấp I) có 19 trường với 325 lớp, tổng số học sinh là
8.019 học sinh.
Trường Phổ thông cơ sở (cấp II) có 20 trường với 470 lớp, tổng số
học sinh là 18.053 học sinh.
Trường trung học phổ thông (cấp III) với 5 trường với 124 lớp, tổng
số học sinh là 4.851 học sinh.
Giáo viên tổng cộng là 2.164 giáo viên, trong đó giáo viên mầm non
290 người, giáo viên tiểu học 580, giáo viên phổ thông cơ sở 1.078 người và
giáo viên trung học phổ thông là 216 người.
Công tác y tế
Toàn bộ số xã đều có trạm y tế và cán bộ y tế, bảo đảm phòng dịch và
bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em. Toàn huyện có 2 bệnh viện đa khoa và 30 trạm
y tế, tổng số giường bệnh là 390 giường. Số cán bộ y tế là 314 người, trong đó
bác sỹ có 40 người.
Văn hóa thông tin
Thiết lập và xây dựng mạng lưới thông tin từ huyện, xã trong điều
kiện còn nhiều khó khăn. Năm 2008 có 1 nhà văn hóa huyện, 1 nhà truyền
thống huyện, đã có nhà văn hóa ở các xã.

Hệ thống truyền thanh cơ sở đã có 18/18 xã, nâng cao chất lượng
công tác trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến xã.
Công tác xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa đã đi vào nề
nếp, có 34.089 hộ được công nhận gia đình văn hóa đạt 84,4%.
2.2.3. Cơ cấu kinh tế của huyện
Cơ cấu kinh tế huyện về hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, trong
những năm vừa qua chỉ đứng sau ngành CN-XDCB-GTVT, đã giảm dân về tỷ
trọng không ngừng tăng lên về giá trị, cụ thể là năm 2008 tỷ trọng ngành nông
lâm nghiệp đã giảm từ 40% xuống còn 37%, trong khi đó giá trị tăng từ 269 tỷ
đồng lên 287 tỷ đồng, cũng trong năm 2008 ngành nông lâm nghiệp đã góp
gần 300 tỷ đồng vào ngân sách của huyện chiếm 37%. Trong cơ cấu tổng sản
phẩm quốc nội của huyện đóng góp vào ngân sách huyện từ các ngành thể
hiện qua bảng 2.5 dưới đây:

9


Bảng 2.5 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ tiêu

2006
Giá
trị (tỷ
đồng)

Ngành nông lâm nghiệp
Ngành CN-XDCB-GTVT
Thương mại – dịch vụ
Tổng cộng


252,6
285
65,7
603,3

Tỷ
trọng
(%)

2007
2008
Giá trị
Tỷ
Giá trị
Tỷ
(tỷ
trọng
(tỷ
trọng
đồng)
(%)
đồng)
(%)

42
269
40
287
37
47

331
49
387
50
11
69,2
11
93
13
100
669,2
100
767
100
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện

Qua bảng 2.5 cho thấy thế mạnh của ngành nông lâm nghiệp xếp thứ
2 sau ngành CN-XDCB-GTVT trong cơ cấu sản phẩm quốc nội, ngành
thương mại – dịch vụ cũng tăng về giá trị và tỷ trọng, cụ thể năm 2007 giá trị
69,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11% đến năm 2008 giá trị đạt 93 tỷ đồng chiếm
13%. Điều này cho thấy nền kinh tế của huyện trong những năm qua có bước
chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp chung vào nền kinh tế của Tỉnh nói riêng và
cho đất nước nói chung.
2.2.4. Đất đai và tình hình sử dụng đất năm 2008
Tình hình sản xuất đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn trình độ
thấp, chưa thoát khỏi độc canh và thuần nông, tiềm năng về đất đai, nhân lực,
hệ sinh thái và tiền vốn chưa sử dụng có hiệu quả.
Với chủ trương lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, huyện đã thực
hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu
cầu thị trường và nâng cao đời sống nhân dân. Trong thời gian qua đã đạt

được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể là diện tích, năng suất, sản lượng 1
số cây trồng tăng khá nhanh, đặc biệt là sự chuyển dịch khá rõ về cơ cấu cây
trồng theo hương giảm dần diện tích cây ngắn ngày và tăng diện tích cây công
nghiệp dài ngày và đặc biệt là cây cao su tăng nhanh.
Bảng 2.6 Cơ cấu đất đai huyện Phước Long năm 2008
Loại đất
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng

Diện tích (ha)
166.963
18.631
0.3

10

Tỷ lệ (%)
89,8
10
0,2


Nguồn tin: Phòng Kinh tế huyện
Theo thông tin Phòng kinh tế huyện đến năm 2008 tổng diện tích tự
nhiên của huyện là 185.894 ha, trong đó diện tích nông nghiệp 166.963 ha
chiếm 89,8%. Đất phi nông nghiệp 18.631 ha chiếm 10%, đất chưa sử dụng
0.3 ha chiếm 0,2%.
2.2.5. Các loại cây trồng chính
Cơ cấu ngành nông nghiệp các năm qua có nhiều chuyển biến tích

cực.
Cây công nghiệp dài ngày:
Cây cao su và cây điều đã được xác định là cây trồng mũi nhọn trong
cơ cấu nông nghiệp của huyện, trong đó cây cao su không ngừng tăng lên về
diện tích từ 21.860 ha năm 2005 lên 23.890 năm 2008. Cây cao su có tính ổn
định cao, năng suất càng tăng 1,5 tấn/ha mủ khô.
Cây điều là cây trồng phổ biến ở Phước Long với tổng diện tích
43.300 ha, năng suất bình quân là 1,7 tấn/ha.
Cây tiêu là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên nó đòi
hỏi đầu tư cao. Vì vậy người dân ít đầu tư trồng tiêu vì cây cần nhiều nước,
nhiều vốn và dễ sâu bệnh
2.2.6. Diện tích cao su trên địa bàn huyện
Bảng 2.7 Tổng diện tích cao su trên địa bàn huyện Phước Long năm
2005 – 2008
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

So sánh
2008/2005 (%)
9,27

Diện tích
Trong đó

- KTCB
- Khai thác

21.860

22.516

23.191

23.890

10.376
11.484

9.897
12.619

8.785
8.092
22,02
14.406 15.798
37,57
Nguồn tin: Phòng kinh tế huyện

Bảng 2.7 phản ánh diện tích cao su tăng lên qua các năm thể hiện rất
rõ. Cụ thể vào năm 2005 toàn huyện mới chỉ có 21.860 ha thì đến năm 2008
tổng diện tích trồng cao su lên đến 23.890 ha tăng 9,27% so với năm 2005.

11



Trong đó, cao su KTCB giảm 22,03% và cao su khai thác tăng 37,57% so với
năm 2005.
Hình 2.1 Diện tích cao su trên địa bàn huyện qua 4 năm 2005 – 2008
23.890

24.000
23.191

23.500
23.000

22.516

22.500
22.000

21.860

21.500
21.000
20.500

1

2

3

4


Bảng 2.8 Phân bố diện tích cao su trên địa bàn huyện Phước Long (2005
– 2008)
Năm
Toàn huyện
TT. Thác Mơ
TT. Phước Bình
Xã Sơn Giang
Xã Bình Tân
Xã Bù Nho
Xã Phú Riềng
Xã Đa Kia
Xã Long Tân
Xã Bình Thắng
Xã Long Hưng
Xã Đức Hạnh
Xã Phú Nghĩa
Xã Long Hà
Xã Phước Tín
Xã Đăk Ơ
Xã Long Bình
Xã Phú Trung
Xã Bù Gia Mập
Tổ chức khác

2005
21.860
807
894
740

1.253
1.102
2.813
463
615
705
576
498
509
678
847
734
856
770
815
6185

12

2006
2007
2008
22.516
23.191
23.890
805
976
997
933
968

1.012
764
777
815
1.326
1.365
1.424
1.109
1.163
1.288
3.275
3.738
4.172
466
519
604
659
712
765
724
738
773
605
618
639
532
554
572
544
563

596
703
735
784
867
896
907
766
785
806
845
876
902
789
803
826
798
821
867
6006
5584
5141
Nguồn tin: Phòng thống kê huyện


Trong một vài năm gần đây, diện tích cao su trong huyện đã tăng lên,
điều này cho thấy tầm quan trọng của cây cao su đối với người dân huyện
Phước Long và các huyện khác trong tỉnh Bình Phước nói chung.
Trong năm 2008 diện tích trồng cao su trong huyện tiếp tục tăng lên
là nhờ sự đầu tư, quan tâm của chính quyền địa phương, trạm khuyến nông,

trạm bảo vệ thực vật, chính sự quan tâm này đã tạo cho người dân yên tâm đầu
tư tái canh cây cao su cũng như chuyển đồi cây trồng khác sang cây cao su.
Bảng 2.9 Diện tích trồng mới trong năm 2008
Đơn vị

Tổng
tích

Toàn huyện
TT. Thác Mơ
TT. Phước Bình
Xã Sơn Giang
Xã Bình Tân
Xã Bù Nho
Xã Phú Riềng
Xã Đa Kia
Xã Long Tân
Xã Bình Thắng
Xã Long Hưng
Xã Đức Hạnh
Xã Phú Nghĩa
Xã Long Hà
Xã Phước Tín
Xã Đăk Ơ
Xã Long Bình
Xã Phú Trung
Xã Bù Gia Mập

diện Diện tích trồng mới (ha)
23.890

997
1.012
815
1.424
1.288
4.172
604
765
773
639
572
596
784
907
806
902
826
867

Tỷ lệ
(%)

717
100
31
4,32
44
6,14
38
5,3

69
9,62
25
3,49
119
16,6
27
3,77
33
4,6
24
3,35
29
4,05
26
3,63
43
5,6
54
7,53
34
4,74
19
2,65
32
4,46
30
4,18
40
5,58

Nguồn tin: Phòng thống kê huyện

Năm 2008 vừa qua toàn huyện trồng mới thêm được 717 ha cao su
chiếm 3% trong tổng diện tích cao su hiện có của toàn huyện, các xã có diện
tích trồng cao su nhiều là xã Phú Riềng, Bình Tân, Long Hà với tổng diện tích
là 242 ha, qua đó cho thấy diện tích cao su trong thời kì kiến thiết cơ bản còn
nhiều.

13


×