Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI CỔ PHẦN PHưƠNG NAM _ CHI NHÁNH ĐẠI NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƢƠNG NAM
_ CHI NHÁNH ĐẠI NAM

LÊ THỊ BÍCH HẠNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƢƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN PHƢƠNG NAM _ CHI NHÁNH ĐẠI NAM” do Lê Thị Bích Hạnh, sinh
viên khóa 31, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ THƢƠNG MẠI, đã bảo vệ
thành công trƣớc hội đồng vào ngày ___________________ .

Thạc sỹ Trần Minh Huy
Ngƣời hƣớng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm 2009



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2009

Thƣ ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

ii

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trƣờng Đại Học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã trao dồi cho em vốn kiến thức quý giá giúp em có nhiều
thuận lợi hơn trong cuộc sống thực tế, và em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy Trần
Minh Huy – giáo viên hƣớng dẫn thực tập, đã hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cám ơn Ngân hàng Phƣơng Nam - chi
nhánh Đại Nam đã tạo điều kiện cho em đƣợc thực tập tại đơn vị, em cũng xin cảm ơn
các anh, chị phòng kinh doanh đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập vừa qua để
em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình, qua đó em có thể quan sát

hiểu biết thực tế hơn về nghiệp vụ chuyên môn.
Cuối cùng, em xin chúc các thầy cô trƣờng Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh và anh chị trong Ngân hàng Phƣơng Nam_chi nhánh Đại Nam thật dồi dào
sức khỏe.

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ BÍCH HẠNH. Tháng 7 năm 2009. “Phân Tích Tình Hình Huy Động
Vốn và Cho Vay của Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Phƣơng Nam_Chi Nhánh
Đại Nam”.
LE THI BICH HANH. July 2009 “The Mobilization of Capital and Lending
Activities of DAI NAM - a Subsidiary of The Southern Bank”.
Hiện nay các ngân hàng nƣớc ngoài đã thâm nhập vào nƣớc ta rất nhiều, đối với
họ những sản phẩm đƣa ra mang tính chất truyền thống nhƣng đối với các ngân hàng
trong nƣớc là những sản phẩm còn rất hiện đại và cũng là một sự thách thức mới. Bên
cạnh đó các ngân hàng trong nƣớc luôn đầu tƣ cạnh tranh mạnh mẽ trong việc mở rộng
hoạt động huy động vốn và cho vay.
Với tình hình biến động khá phức tạp của thị trƣờng tài chính nhƣ hiện nay tôi
đã tiến hành thực hiện đề tài “Phân Tích Tình Hình Huy Động Vốn và Cho Vay của
Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Phƣơng Nam_Chi Nhánh Đại Nam” để tìm hiểu tình
hình huy động vốn và cho vay của chi nhánh trong các năm 2006, 2007, 2008.
Quá trình nghiên cứu đã sủ dụng những số liệu của Ngân hàng Phƣơng
Nam_chi nhánh Đại Nam, thông tin từ sách, báo, internet.
Từ những kết quả nghiên cứu đƣợc rút ra những kết luận và đề xuất một số giải
pháp cho Ngân hàng.

iv



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Chƣơng 1: MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu

2

1.4.

Cấu trúc luận văn

2

Chƣơng 2: TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Phƣơng Nam

4

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


4

2.1.2. Sứ mệnh và chiến lƣợc của ngân hàng

5

2.1.3. Sơ đồ tổ chức

6

2.2. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng Phƣơng Nam - Chi nhánh Đại Nam 7
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

7

2.2.2. Sơ đồ tổ chức

7

2.2.3. Chức năng các phòng ban

7

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 đến 2008

10

Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận


13
13

3.1.1. Khái niệm của tín dụng

13

3.1.2. Vai trò của tín dụng

13

3.1.3. Các loại hình tín dụng ngân hàng

14

3.1.4. Lãi suất tín dụng

16

3.1.5. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng

16

v


3.1.6. Rủi ro tín dụng

17


a. Khái niệm

17

b. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng

17

c. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra

18

3.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

19
20

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

20

3.2.2. Phƣơng pháp so sánh

20

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

22


4.1. Phân tích hoạt động huy động vốn của NHPN_Đại Nam từ năm 2006 –
2008

22
4.1.1. Phân tích nguồn vốn tự huy động theo thời hạn

23

4.1.2. Phân tích nguồn vốn tự huy động theo thành phần kinh tế

25

4.1.3. Phân tích nguồn vốn tự huy động theo loại nguồn vốn

28

4.1.4. Lãi suất huy động

30

4.2. Phân tích hoạt động cho vay của NHPN_Đại Nam từ năm 2006 2008

32
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay

32

a. Xét theo thời hạn vay


32

b. Xét theo thành phần kinh tế

35

4.2.2. Lãi suất cho vay bình quân của NHPN_Đại Nam từ năm
2006 đến 2008

37

4.2.3. Đánh giá doanh số cho vay so với nguồn vốn tự huy động

38

4.3. Phân tích rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay tại chi nhánh
4.3.1. Dƣ nợ

38
38

a. Tình hình dƣ nợ

39

b. Đánh giá dƣ nợ trên tổng nguồn vốn huy động

44

4.3.2. Nợ quá hạn


45

a. Tình hình nợ quá hạn

45

b. Đánh giá nợ quá hạn trên dƣ nợ

50

vi


4.4. Một số hạn chế cần khắc phục trong hoạt động huy động vốn và
cho vay tại NHPN_Đại Nam

51

4.4.1. Hoạt động huy động vốn

51

4.4.2. Hoạt động cho vay

52

4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động huy động
vốn và cho vay tại NHPN_Đại Nam


52

4.5.1. Nâng cao vị thế uy tín của chi nhánh

53

4.5.2. Đẩy mạnh chính sách khách hàng

54

4.5.3. Mở rộng hoạt động

54

4.5.4. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

55

4.5.5. Hạn chế nợ quá hạn

55

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56

5.1. Kết luận

56


5.2. Kiến nghị

56

5.2.1. Đối với NHNN

56

5.2.2. Đối với NHPN_Đại Nam

57

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM

Automated Teller Machine (máy giao dịch tự động)

HĐQT

Hội đồng quản trị

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHPN


Ngân hàng Phƣơng Nam

NHPN_Đại Nam

Ngân hàng Phƣơng Nam chi nhánh Đại Nam

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TTQT

Thanh toán quốc tế

USD

United States Dollar (

VNĐ

Việt Nam Đồng

WTO

World Trade Organization (


viii

)

)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Kết quả Kinh Doanh Của NHPN_Đại Nam Từ Năm 2006 - 2008

11

Bảng 4.1. Tổng Nguồn Vốn Huy Động Qua 3 Năm (2006 – 2008)

20

Bảng 4.2. Tình Hình Huy Động Vốn Theo Thời Hạn Từ Năm 2006 - 2008

23

Bảng 4.3. Tình Hình Nguồn Vốn Tự Huy Động Theo Thành Phần Kinh Tế Từ
Năm 2006 – 2008

25

Bảng 4.4. Tình Hình Nguồn Vốn Tự Huy Động Theo Loại Nguồn Vốn

28


Bảng 4.5. Tình Hình Nguồn Vốn Huy Động Của Tiền Gửi Tiết Kiệm Từ Năm
2006 – 2008

30

Bảng 4.6. Lãi Suất Tiền Gửi Bình Quân VNĐ Của NHPN_Đại Nam Qua Các
Năm 2006 - 2008

30

Bảng 4.7. Tổng Doanh Số Cho Vay Từ Năm 2006 – 2008

32

Bảng 4.8. Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn Qua Các Năm 2006 – 2008

33

Bảng 4.9. Doanh Số Cho Vay Theo Thành Phần kinh Tế Qua Các Năm 2006 –
2008

35

Bảng 4.10. Lãi Suất Cho Vay Bình Quân VNĐ Từ Năm 2006 – 2008

37

Bảng 4.11. So Sánh Doanh Số Cho Vay và Nguồn Vốn Tự Huy Động Từ Năm
2006 - 2008


38

Bảng 4.12. Tình Hình Dƣ Nợ Theo Thời Hạn Từ Năm 2006 - 2008

40

Bảng 4.13. Tình Hình Dƣ Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế Từ Năm 2006 2008

42

Bảng 4.14. Dƣ Nợ Cho Vay Trên Tổng Nguồn Vốn Huy Động

44

Bảng 4.15. Tình Hình Nợ Quá Hạn Từ Năm 2006 – 2008

45

Bảng 4.16. Tình Hình Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Vay Từ Năm 2006 2008

46

Bảng 4.17. Tình Hình Nợ Quá Hạn Theo Thành Phần Kinh Tế Từ Năm
2006 - 2008

48

Bảng 4.18. Nợ Quá Hạn Trên Tổng Dƣ Nợ Từ Năm 2006 - 2008

50


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Của Ngân hàng Phƣơng Nam

6

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Ban NHPN_Đại Nam

7

Hình 2.3. Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động Kinh doanh Từ Năm 2006 - 2008

11

Hình 4.1. Biểu Đồ Tình Hình Huy Động Vốn Theo Thời Hạn Từ Năm 2006
- 2008

24

Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Huy Động Vốn Theo Thời Hạn Từ Năm 2006 2008

24

Hình 4.3. Biểu đồ Tình Hình Nguồn Vốn Tự Huy Động Theo Thành Phần
Kinh Tế Từ Năm 2006 - 2008


26

Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Huy Động Vốn Theo Thành Phần Kinh Tế

26

Hình 4.5. Biểu đồ Tình Hình Nguồn Vốn Tự Huy Động Theo Loại Nguồn
Vốn

28

Hình 4.6. Biểu đồ Cơ Cấu Nguồn Vốn Tự Huy Động Theo Loại Nguồn
Vốn

29

Hình 4.7. Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay Theo Thời Hạn Qua Các Năm 2006
- 2008

33

Hình 4.8. Biểu Đồ Cơ Cấu Cho Vay Theo Thời Hạn Qua Các Năm 2006 2008

33

Hình 4.9. Biểu Đồ Doanh Số Cho Vay Theo Thành Phần kinh Tế Qua Các
Năm 2006 - 2008

36


Hình 4.10. Biểu Đồ Cơ Cấu Cho Vay Theo Thành Phần kinh Tế Qua Các
Năm 2006 – 2008

36

Hình 4.11. Biểu Đồ Tình Hình Dƣ Nợ Theo Thời Hạn Cho Vay Từ Năm
2006 – 2008

40

x


Hình 4.12. Biểu Đồ Cơ Cấu Dƣ Nợ Theo Thời Hạn Cho Vay Từ Năm 2006
– 2008

40

Hình 4.13. Biểu Đồ Tình Hình Dƣ Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế Từ Năm
2006 - 2008

42

Hình 4.14. Biểu Đồ Cơ Cấu Dƣ Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế Từ Năm
2006 – 2008

43

Hình 4.15. Dƣ Nợ Cho Vay Trên Tổng Nguồn Vốn Huy Động Từ Năm
2006 – 2008


45

Hình 4.16. Biểu Đồ Tình Hình Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Vay Từ Năm
2006 -2008

47

Hình 4.17. Biểu Đồ Cơ Cấu Nợ Quá Hạn Theo Thời Hạn Vay Từ Năm
2006 – 2008

47

Hình 4.18. Biểu Đồ Tình Nợ Quá Hạn Theo Thành Phần Kinh Tế Từ Năm
2006 – 2008

49

Hình 4.19. Biểu Đồ Cơ Cấu Quá Hạn Theo Thành Phần Kinh Tế Từ Năm
2006 – 2008

49

Hình 4.20. Biểu Đồ Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn Trên Tổng Dƣ Nợ Từ Năm 2006 2008

51

xi



CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và cá nhân là không nhỏ.

Theo các cuộc điều tra trƣớc đây, vốn vay ngân hàng có khi chiếm đến 70% vốn hoạt
động của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp trong nƣớc
đòi hỏi cần có nhiều vốn để đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; chuyển đổi
công nghệ và dây chuyền sản xuất; nâng cao tiềm lực tài chính, chất lƣợng sản phẩm –
dịch vụ, thƣơng hiệu, … để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài
nƣớc. Nhƣng nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp và cá nhân là không đủ vì vậy cần
phải huy động thêm vốn từ bên ngoài mà nhiều nhất là từ hệ thống ngân hàng.
Khi nền kinh tế phát triển, các thành phần kinh tế hoạt động sôi nỗi thì vai trò
của ngân hàng càng đƣợc phát huy, đặc biệt là quá trình huy động và phân phối vốn
cho nền kinh tế. Vì vậy công tác huy động vốn và cho vay luôn đóng vai trò quan
trọng và ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay, ngân hàng sẽ gián tiếp
kích thích tiết kiệm và đẩy mạnh đầu tƣ của các thành phần kinh tế, góp phần tăng
trƣởng kinh tế.
Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đã khẳng định
đƣợc vị trí của mình trong hệ thống các ngân hàng trong nƣớc. NHPN luôn đƣa ra mức
lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp với thị trƣờng để thu hút các nguồn vốn
nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng
có nhu cầu vay vốn.
Chi nhánh Đại Nam cũng góp phần rất lớn vào sự phát triển của Ngân hàng
TMCP Phƣơng Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để tìm hiểu hoạt động huy



động vốn và cho vay của NHPN_Đại Nam, đƣợc sự đồng ý của Khoa Kinh Tế trƣờng
Đại Học Nông Lâm, của giáo viên hƣớng dẫn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân
tích tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng
Nam_chi nhánh Đại Nam” qua 3 năm 2006 - 2008.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, chắc chắn đề tài này sẽ không tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Trong tinh thần sẵn sàng lắng nghe và học hỏi, tôi xin
ghi nhận nghiêm túc những ý kiến đóng của quý thầy cô khoa kinh tế trƣờng Đại học
Nông Lâm TP.HCM, các anh chị trong Ngân hàng Phƣơng Nam_Chi nhánh Đại Nam.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng TMCP Phƣơng
Nam – Chi nhánh Đại Nam qua 3 năm 2006 - 2008, đƣa ra những hạn chế và từ đó đề
xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn và cho vay
của chi nhánh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích hoạt động huy động vốn.
Phân tích hoạt động cho vay
Phân tích rủi ro tín dụng của chi nhánh.
Đƣa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động huy động vốn và
cho vay tại chi nhánh.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: NHPN_Chi nhánh Đại Nam
Do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn, tôi xin nghiên cứu về hoạt động cho


vay và huy động vốn. Thu thập số liệu trong 3 năm 2006, 2007, 2008 thông qua thông
tin các phòng ban.
Về thời gian nghiên cứu: Từ 20/03/2009 đến 20/06/2009.
1.4.

Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: Mở đầu
Thông qua chƣơng này, tác giả muốn giới thiệu ý nghĩa của đề tài. Mục tiêu khi

thực hiện đề tài này cũng nhƣ những giới hạn về không gian và thời gian của đề tài.
Chƣơng 2: Tổng quan
2


Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam: Lịch sử hình thành và
phát triển, sứ mệnh và chiến lƣợc, sơ đồ tổ chức. Cũng nhƣ giới thiệu sơ lƣợc về chi
nhánh Đại Nam: quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng các
phòng ban, và kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2006 - 2008) .
Chƣơng 3: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Nêu lên một số khái niệm cơ bản liên quan đến tín dụng ngân hàng, các nghiệp
vụ chủ yếu của ngân hàng, các hình thức cho vay và phƣơng pháp phân tích để đƣa ra
kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả và thảo luận
Phân tích về phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của NHPN _ Đại
Nam, phân tích tình hình rủi ro tín dụng từ năm 2006 đến năm 2008. Đƣa ra một số
hạn chế và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động
vốn và cho vay.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Chƣơng này đƣa ra một số nhận xét khái quát về tình hình huy động vốn và cho

vay của ngân hàng trong 3 năm qua. Từ đó, nêu lên một số kiến nghị để giúp cho ngân
hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

3


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Giới thiệu tổng quan Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng Nam ra đời và hoạt động từ ngày
19/05/1993. Quá trình hình thành và phát triển của NHPN tính đến 2009 là 16 năm gắn
liền với tiến trình đổi mới kinh tế của đất nƣớc và tổ chức về hoạt động NHNN Việt
Nam. NHPN ngay từ đầu đã quán triệt những định hƣớng chỉ đạo từng thời kỳ của
NHNN Việt Nam. Vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện cụ thể về địa bàn và địa điểm của đơn vị mình theo cơ chế thị trƣờng
Xã Hội Chủ Nghĩa. Bên cạnh đó, hằng năm NHPN đều đạt tiêu chuẩn là một trong
những ngân hàng hoạt động tốt (loại A) trong bảng đánh giá hệ thống các ngân hàng
cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng nhƣ trong cả nƣớc.
Ngân hàng Phƣơng Nam năm đầu họat động với số vốn điều lệ là10 tỷ đồng,
tổng nguồn vốn hoạt động chỉ có 31,2 tỷ đồng; với mạng lƣới tổ chức hoạt động là 01
Hội sở và 01 chi nhánh.
Trƣớc những khó khăn của nền kinh tế thị trƣờng còn non trẻ và sự tác động
mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997), Ngân hàng Nhà nƣớc đã chủ
trƣơng tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng thƣơng mại vững mạnh, theo chủ
trƣơng đó, Hội đồng quản trị ngân hàng đã đề ra những chiến lƣợc tạo tiền để vững

chắc cho sự phát triển sau này của Ngân hàng Phƣơng Nam:
-

Phát triển năng lực tài chính lành mạnh, vững vàng đáp ứng mọi nhu cầu

hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế.
-

Xây dựng bộ máy quản lý điều hành có năng lực chuyên môn giỏi, đạo đức

tốt và trách nhiệm cao. Bảo đảm cho mỗi bƣớc đi của NHPN luôn đúng hƣớng, an toàn
và phát triển bền vững.


-

Trải rộng mạng lƣới hoạt động tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nƣớc,

góp phần tạo động lực tích cực cho phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của từng khu
vực, đƣa NHPN trở thành ngân hàng đa phần sở hữu lớn mạnh theo mô hình Ngân
hàng thơng mại cổ phần của Nhà nƣớc và nhân dân.
Theo chiến lƣợc đó, NHPN đã tiến hành sáp nhập các ngân hàng và các tổ chức
tín dụng trong giai đoạn 1997 – 2003:
Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đồng Tháp năm 1997.
Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam năm 1999.
Năm 2000 mua Qũy Tín Dụng Nhân Dân Định Công Thanh Trì Hà Nội.
Năm 2001 sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú.
Năm 2003 Sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ.
Bằng niềm tin vững chắc và lòng nhiệt huyết của Ban lãnh đạo cùng với đội
ngũ nhân viên năng động, NHPN đã có những bƣớc đi vững chắc và đầy ấn tƣợng.

Trải qua nhiều thăng trầm, đến năm 2008 NHPN đã có mạng lƣới hoạt động là 80 chi
nhánh, phòng giao dịch và công ty trực thuộc trên toàn quốc; vốn điều lệ tăng lên
1.434 tỷ 210 triệu đồng và dự tính năm 2010 là 3000 tỷ đồng.
2.1.2 Sứ mệnh và chiến lƣợc hoạt động của Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam
Sứ mệnh
NHPN luôn cam kết mang đến giá trị của chữ “Tín” trong chất lƣợng từng dịch
vụ, thủ tục nhanh chóng, lãi suất hấp dẫn với nhiều giá trị cộng thêm,… Cùng với tiêu
chí hoạt động của mình – “Tất cả vì sự thịnh vƣợng của khách hàng”, NHPN mang sứ
mệnh đem sự thịnh vƣợng đến với cộng đồng, xã hội và đến từng khách hàng.
Chiến lƣợc hoạt động
Phát triển thành tập đoàn tài chính đa năng và mạnh mẽ của khu vực bằng chiến
lƣợc phát triển phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực tài chính nhƣ: chứng khoán, bảo
hiểm, bất động sản,…
Tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lƣợc trong và ngoài nƣớc để trao đổi kinh
nghiệm và công nghệ, hoàn thiện các qui trình nội bộ (bao gồm quản trị doanh nghiệp
và quản trị rủi ro), liên kết cùng phát triển vì mục tiêu phát triển bền vững của ngân
hàng nói riêng và của cộng đồng nói chung.

5


Tối đa hoá giá trị đầu tƣ của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận
và năng lực tài chính lành mạnh.
Trải rộng hệ thống chi nhánh trên toàn quốc để mở rộng thị phần về các dịch vụ
tài chính, làm cầu nối đƣa hình ảnh ngân hàng đến gần hơn với khách hàng.
2.1.3 Sơ đồ tổ chức
Ngân hàng Phƣơng Nam đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với
các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thƣơng mại và các hƣớng dẫn
về các tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ngân
hàng TMCP Nhà nƣớc và nhân dân.

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Của Ngân hàng Phƣơng Nam
Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Ban Tổng Giám Đốc

Phòng kinh doanh

Phòng vi tính

Phòng thanh toán quốc
tế

Phòng kiểm toán nội bộ

Phòng kho vận

Phòng hành chính

Phòng tài vụ

Phòng pháp chế công nợ

Phòng nguồn vốn tiến
kiệm

Phòng kế hoạch tổng
hợp


Phòng ngân quỹ

Phòng kiều hối

Công ty quản lý nợ và
khai thác tài sản

Phòng phát triển nguồn
nhân lực

Các chi nhánh, phòng
giao dịch

Nguồn: Ngân hàng Phƣơng Nam
6


2.2.

Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng Phƣơng Nam - Chi nhánh Đại Nam
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Để mở rộng mạng lƣới hoạt động, Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam đã tiến hành

sáp nhập các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 1997 – 2003. Năm
1999 sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nay là chi
nhánh Đại Nam: địa chỉ 58 Võ Văn Tần quận 3. Chi nhánh cung cấp các sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cƣ không chỉ tại
quận 3 mà còn cho những vùng lân cận.
Ngân hàng Phƣơng Nam chi nhánh Đại Nam hoạt động với các chức năng sau:
-


Huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm dân cƣ, tiền gửi thanh toán.

-

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với đối tƣợng cá nhân và tổ chức

kinh tế.
-

Dịch vụ thẻ ATM.

-

Chuyển tiền nhanh Western Union.

-

Thanh toán quốc tế.

-

Kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc và các dịch vụ ngân hàng khác.

2.2.2. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Ban NHPN_Đại Nam

Nguồn: NHPN_Đại Nam
Bộ máy tổ chức của ngân hàng khá gọn nhẹ, bao gồm những phòng ban chủ yếu
để phục vụ tốt hoạt động cho ngân hàng, giúp dễ quản lý và giảm chi phí không cần

thiết.
2.2.3. Chức năng các phòng ban
7


Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám Đốc
Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc HĐQT.
Tổ chức, thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đƣợc HĐQT và Ban Tổng Giám
đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm kết quả kinh doanh này trƣớc HĐQT và Ban Tổng
Giám đốc.
Điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi
nhánh theo đúng pháp luật của nhà nƣớc, điều lệ của NHPN theo các quy chế, quy
định của HĐQT, Tổng Giám đốc và theo quy chế này.
Giám đốc chi nhánh đƣợc quyền ký các quyết định về các hoạt động nghiệp vụ
theo sự phân cấp, ủy quyền của HĐQT, Tổng Giám đốc NHPN.
Giám đốc chi nhánh đƣợc ban hành nội quy, quy định về quản lý điều hành nội
bộ chi nhánh nhƣng không trái với quy định của HĐQT, Tổng Giám đốc NHPN.
Giám đốc chi nhánh đƣợc đại diện Tổng Giám đốc NHPN trong việc khởi kiện
các tranh chấp, tố tụng về dân sự, hình sự liên quan đến hoạt động chi nhánh.
Giám đốc chi nhánh do HĐQT bổ nhiệm và bãi nhiệm.
Phòng tín dụng
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng, cho vay ủy thác, bảo lãnh trong nƣớc của
chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của NHPN.
Xây dựng và thực hiện kế họach, huy động nguồn vốn, kế hoạch kinh doanh,
phát triển mạng lƣới hoạt động, chính sách khách hàng cho chi nhánh và các đơn vị
trực thuộc.
Tham gia Hội đồng tín dụng của chi nhánh, tổ chức thực hiện đầy đủ công tác
thông tin tín dụng.
Tổ chức theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi nợ, trƣớc hạn, đến hạn, quá hạn, đề
xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp cầm cố, thu hồi nợ.

Tổ chức lƣu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng đầy đủ, cẩn thận kết hợp với kế toán,
kho quỹ quản lý, bảo quản tài sản và hồ sơ tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, …
Thực hiện công tác báo cáo thống kê theo quy định của NHNN và của NHPN.
Nghiên cứu đề xuất phƣơng pháp quản lý, bổ sung đào tạo nghiệp vụ, đề bạt,
khen thƣởng nhân viên và trang bị phƣơng tiện của phòng kinh doanh ...
Phòng thanh toán quốc tế
8


Tổ chức thực hiện và chỉ đạo nghiệp vụ TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp
vụ kinh doanh ngọai tệ, … theo đúng pháp luật và quy định của NHPN.
Xây dựng và thực hiện kế họach kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm của chi
nhánh và đơn vị trực thuộc.
Nghiên cứu đề xuất cho Giám đốc những cải tiến về quy trình, phƣơng án phát
triển nghiệp vụ TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu.
Tham gia Hội đồng tín dụng, thực hiện đầy đủ công tác thông tin tín dụng và
theo dõi đôn đốc thu hồi nợ.
Phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ của chi nhánh và Hội sở để thực
hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Thực hiện công tác báo cáo thống kê, công tác bảo quản, lƣu trữ hồ sơ, tài sản,
kịp thời, đầy đủ và an toàn theo quy định.
Đề xuất tuyển dụng, bố trí và đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho nhân viên trong
phòng.
Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.
Bộ phận kế toán
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc hạch toán kế toán của chi nhánh và các đơn
vị trực thuộc chính xác, đầy đủ và kịp thời theo chế độ quy định.
Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, và các dịch vụ thanh toán khác.
Theo dõi, phản ảnh tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và quản lý tài sản,
các loại vốn, ấn chỉ, chứng từ có giá của chi nhánh.

Lập kế họach và theo dõi việc thực hiện thu chi tài chính, chấp hành chế độ báo
cáo thống kê, quyết toán tài chính với Hội sở, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân
sách nhà nƣớc.
Phổ biến và hƣớng dẫn thủ tục giao dịch cho khách đủ, chu đáo, tuyệt đối chấp
hành quy chế bảo mật cho khách hàng của NHNN và NHPN.
Thực hiện kiểm tra nghiệp vụ thƣờng xuyên, lƣu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng từ
kế toán và các tài liệu của chi nhánh theo chế đố quy định.
Đề xuất những biện pháp cải tiến nghiệp vụ kế toán, chƣơng trình điện toán về
quản lý nhân sự, bố trí, bồi dƣỡng đào tạo nhân viên của phòng cho Giám đốc.
Thực hiện các nhiệm vụ khác cho Giám đốc giao.
9


Ngân quỹ
Tổ chức thực hiện thu chi, kiểm đếm tiền mặt, xuất nhập, định mức tồn quỹ
chính xác, an toàn theo đúng quy định.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về an tòan kho quỹ do NHNN và NHPN
ban hành, thực hiện kịp thời lệnh điều hòa tiền mặt trong hệ thồng và trong các đơn vị
trực thuộc.
Theo dõi xuất nhập ấn chỉ quan trọng, bảo quản ấn chỉ, hồ sơ, tài sản thế chấp,
cầm cố, bảo lãnh an toàn theo quy định.
Lập đầy đủ các sổ sách và báo cáo về kho quỹ theo đúng quy định của NHNN
và của NHPN.
Xây dựng và đề xuất với lãnh đạo về cải tiến nghiệp vụ, về hệ thống an toàn về
bố trí, đào tạo, tăng cƣờng nhân sự cho công tác kho quỹ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 - 2008
Ngân hàng trƣớc hết là một trung gian tài chính với chức năng cơ bản liên quan
đến hoạt động huy động vốn và cho vay, sau đó ngân hàng cũng là doanh nghiệp cung
cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính. Nó cũng nhƣ những doanh nghiệp sản xuất, kinh

doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận không những là chỉ
tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ
tiêu chung nhất áp dụng cho mỗi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng. Các
ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và
có mức độ rủi ro ở mức có thể chấp nhận đƣợc, đồng thời vẫn thực hiện đƣợc kế hoạch
kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của NHPN_Đại Nam trong
suốt quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Sau đây là những kết quả đạt đƣợc
của chi nhánh qua 3 năm.

10


Bảng 2.1 Kết quả Kinh Doanh Của NHPN_Đại Nam Từ Năm 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Tổng doanh thu

78.112

84.721

Tổng chi phí


63.414

Lợi nhuận trƣớc thuế

Chỉ tiêu

Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Lợi nhuận ròng

2007/2006

2008/2007

Tuyệt
đối

Tƣơng đối
(%)

Tuyệt
đối

Tƣơng đối
(%)

80.132

6.609


8,46

-4.589

-5,42

65.534

64.975

2.120

3,34

-559

-0,85

14.698

19.187

15.157

4.489

30,54

-4.030


-21,00

4.115

5.372

4.244

1.257

30,54

-1.128

-21,00

10.583

13.815

10.913

3.232

30,54

-2.902

-21,00


Nguồn: Phòng kinh doanh
Hình 2.3. Biểu Đồ Kết Quả Hoạt Động Kinh doanh Từ Năm 2006 - 2008

Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.3 cho thấy, nhìn chung trong 3 năm qua chi nhánh
hoạt động luôn có lợi nhuận mặc dù thị trƣờng có nhiều biến động và chịu sự cạnh
tranh gay gắt từ phía các tổ chức tín dụng khác. Cụ thể, năm 2006 với mức lợi nhuận
là 10.583 triệu đồng, đến năm 2007 mức lợi nhuận là 13.815 triệu đồng tăng 3.232
triệu đồng ứng với tỷ lệ 30,54 % so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 mức lợi
nhuận là 10.913 triệu đồng. Do vậy mức lợi nhuận của năm 2008 đã giảm so với năm
2007 là 2.902 triệu đồng ứng với tỷ lệ 21%. Nguyên nhân của sự giảm lợi nhuận này
là do chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát của chính phủ, vì vậy lãi suất cho
vay và huy động vốn đều tăng cao làm cho hoạt động cho vay trong thời gian này rất
khó khăn dẫn đến doanh thu trong năm 2008 chỉ đạt 80.132 triệu đồng giảm 4.589
11


triệu đồng ứng với tỷ lệ 5,42% so với năm 2007 (năm 2007 doanh thu đạt 84.721 triệu
đồng), nhƣng chi phí cho hoạt động huy động vốn lại cao dẫn đến chi phí hoạt động
năm 2008 là 64.975 triệu đồng giảm 559 triệu đồng ứng với tỷ lệ 0,85% so với năm
2007 (năm 2007 chi phí hoạt động là 65.534 triệu đồng); chính vì vậy làm cho lợi
nhuận của chi nhánh trong năm 2008 thấp hơn so với năm 2007.
Nhƣ vậy, kết quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua đều mang lại lợi
nhuận cao. Qua đó cho thấy, trong thời gian qua hoạt động huy động vốn và tín dụng
của chi nhánh không những đã góp phần vào sự phát triển kinh tế thông qua việc cung
ứng vốn đúng đối tƣợng, mà còn tạo ra đƣợc lợi nhuận cho chi nhánh. Tuy nhiên,
trong thời gian tới chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt
động cấp tín dụng để lợi nhuận đạt đƣợc luôn có sự tăng trƣởng cao.

12



CHƢƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về tín dụng
Có thể nói tín dụng là hoạt động kinh doanh đặc thù của ngân hàng. Tín dụng
xuất phát từ chữ Latinh “Creditium”, có nghĩa là tin tƣởng tín nhiệm. Trong tiếng Anh,
tín dụng là “credit” – “uy tín”. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng nhƣng
nếu chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế thì định nghĩa sau là phản ảnh đúng bản chất
của hoạt động này hơn cả:
“Tín dụng là quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể trong nền kinh tế với
nhau trong đó chủ thể này chuyển cho chủ thể khác quyền sử dụng một lƣợng giá trị
hay hiện vật nhất định trong khoảng thời gian nhất định với những điều kiện mà hai
bên thỏa thuận”.
Khái niệm tín dụng trên thể hiện 3 đặc điểm cơ bản:
- Trong tín dụng có sự chuyển giao quyền sử dụng một lƣợng giá trị hay hiện
vật từ chủ thể này sang chủ thể khác.
- Sự chuyển giao này chỉ mang tính tạm thời.
- Quan hệ hệ tín dụng chỉ đƣợc thực hiện khi hai bên đã thỏa thuận những điều
kiện về việc sử dụng và hoàn trả lƣợng giá trị, hay hiện vật nhƣ khối lƣợng, thời hạn,
tiền lãi, ...
3.1.2 Vai trò của tín dụng
Công cụ đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì mở rộng sản xuất kinh doanh
Tín dụng cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Nhờ thế mà các chủ thể này có thể đẩy nhanh tốc
độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.



Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức tín dụng sẽ tạo chủ động cho
các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mà không phụ
thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân. Điều này giúp cho các nhà doanh
nghiệp tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tƣ mới và nâng cao năng lực sản xuất.
Các nguồn vốn tín dụng đƣợc cung ứng luôn kèm theo các điều kiện tín dụng,
buộc ngƣời vay phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn nhằm hạn chế rủi ro trong
kinh doanh của mình.
Góp phần ổn định tiền tệ và ổn định giá cả
Với chức năng tập trung và phân phối những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội,
tín dụng đã trực tiếp làm giảm khối lƣợng tiền tồn đọng trong lƣu thông. Lƣợng tiền
dƣ thừa này nếu không đƣợc huy động và sử dụng kịp thời có thể gây ảnh hƣởng xấu
đến tình hình lƣu thông tiền tệ, và làm biến động giá cả.
Đối với xã hội
Tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hoá và dịch
vụ ngày càng gia tăng có thể thoả mãn nhu cầu đời sống của ngƣời lao động.Tín dụng
còn là công cụ để nhà nƣớc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thông qua
chƣơng trình cho vay ƣu đãi.
Tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ
kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lƣu quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng và phát
triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau
trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nƣớc, làm cho các nƣớc có điều kiện xích lại
gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
3.1.3 Các loại hình tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Cho vay ngắn hạn: Loại tín dụng này có thời hạn dƣới 1 năm. Mục đích là tài
trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Cho vay trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Mục
đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, mở
rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ.


14


×